Hiện có nghiên cứu của Sử Đình Thành và cộng sự 2014 với bài viết “Chính sách tài khóa hướng tới tăng trưởng bền vững” nghiên cứu tác động của phân cấp tài khóa và thành phần chi tiêu cô
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế luôn là chủ đề mà các nhà nghiên cứu lựa chọn để liên tục nghiên cứu phát triển Tùy trường hợp mà việc tăng hay giảm chi tiêu công sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thành phần nào của chi tiêu công sẽ tác động lớn hơn đến nền kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với Chính phủ Trong khoản ngân sách hạn chế, chi tiêu hiệu quả (ưu tiên cho các thành phần quan trọng hơn đồng thời giảm bớt các thành phần kém quan trọng để giảm thiểu gánh nặng lên nền kinh tế) thì vẫn có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Nguyen,
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm của cả nước gồm các tỉnh: Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang với trung tâm vùng là TP.HCM Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nêu rõ, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng kinh tế năng động nhất của cả nước, tiếp tục khẳng định được vai trò đầu tàu kinh tế, chiếm 45,4% GDP của cả nước giai đoạn 2011-
2019 Từ sau năm 2019, GRDP vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có xu hướng giảm do chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Năm 2021, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tăng trưởng GRDP giảm 3,45% - mức tăng trưởng thấp nhất trong bốn vùng kinh tế trọng điểm Chi tiêu công có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phục hồi và phát triển kinh tế ở khu vực này với mục tiêu của chính phủ là đưa khu vực này trở thành động lực phát triển chính, kéo theo sự phát triển của cả khu vực Đông Nam Bộ Đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đánh giá tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam để làm cơ sở hoạch định và thực thi hiệu quả các chính sách Do đó, nhóm nghiên cứu xin phép được lựa chọn đề tài: "Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam."
Tính mới của vấn đề nghiên cứu
Thứ nhất, hiện nay có không nhiều bài nghiên cứu tại Việt Nam về tác động của thành phần chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế bởi đa số đều tập trung phân tích tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế; tổng chi tiêu công hoặc chi thường xuyên, chi đầu tư đến tăng trưởng kinh tế Ngoài ra, số lượng bài nghiên cứu dưới góc nhìn địa phương cũng không nhiều Hiện có nghiên cứu của Sử Đình Thành và cộng sự (2014) với bài viết “Chính sách tài khóa hướng tới tăng trưởng bền vững” nghiên cứu tác động của phân cấp tài khóa và thành phần chi tiêu công dưới góc nhìn địa phương, bài nghiên cứu của Nguyễn Văn Bốn (2021) “Tác động của chi tiêu công lên tăng trưởng kinh tế Đông Nam Bộ: Bằng chứng thực nghiệm” nghiên cứu tác động của tổng chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ, nghiên cứu “Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á của hai tác giả Nguyễn Quang Trung & Trần Phạm Khánh Toàn (2014) nghiên cứu tác động của tổng chi tiêu công, chi quốc phòng, chi y tế, chi giáo dục đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam Cuối cùng là nghiên cứu của Sử Đình Thành và cộng sự (2019)
“Public spending, public governance and economic growth at the Vietnamese provincial level: A disaggregate analysis” nghiên cứu tác động của chi tiêu công và quản trị công đến tăng trưởng kinh tế dưới góc nhìn địa phương Chính vì vậy, nhóm tin rằng nghiên cứu tác động của thành phần chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế địa phương sẽ giúp phân tích được tác động từng loại chi tiêu công một, qua đó nhận định được thực trạng cơ cấu chi tiêu công hiện nay, nhờ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp để chi tiêu công tác động hiệu quả hơn đến tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, về mô hình nghiên cứu Nhóm xây dựng mô hình dựa trên bài nghiên cứu của Sử Đình Thành và cộng sự (2019), nhóm biến kiểm soát bao gồm vốn đầu tư tư nhân, vốn đầu tư nhà nước, mức chuyển giao tài chính tỉnh và mức tự cấp vốn, các biến giải thích bao gồm chi đầu tư, chi thường xuyên, chi khoa học, chi giáo dục và chi sự nghiệp kinh tế Nhóm bổ sung vào mô hình biến chi môi trường và chi đảm bảo xã hội để tăng độ chắc chắn cho mô hình.
Thứ ba, về thời gian và không gian nghiên cứu Bài nghiên cứu của Sử Đình Thành và cộng sự (2019) nghiên cứu trên 63 tỉnh thành Việt Nam từ năm2006-2015, nghiên cứu của Nguyễn Văn Bốn (2014) nghiên cứu khu vực ĐôngNam Bộ 2005 - 2018, nghiên cứu của Nguyễn Quang Trung & Trần Phạm KhánhToàn (2014) trên khu vực Đông Nam Á từ năm 1995-2012 Qua đó, việc nghiên cứu trên không gian là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ năm 2011-2020 mang tính mới về không gian và thời gian nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Từ đó, nhóm đưa ra những hàm ý góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các doanh nghiệp thuộc khu vực thông qua điều chỉnh chi tiêu công Nhờ đó, thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển.
Mục tiêu nghiên cứu 1: Phân tích lý thuyết, nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế của khu vực trọng điểm phía Nam , xác định được các yếu tố chi tiêu công tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.
Mục tiêu nghiên cứu 2: Phân tích tác động của thành phần chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế khu vực trọng điểm phía Nam.
Mục tiêu nghiên cứu 3: Đề xuất, kiến nghị nhằm hạn chế sự tác động của các yếu tố chi tiêu công làm chậm sự tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả chi tiêu công.
Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Phân tích tác động của các thành phần chi tiêu công ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế khu vực trọng điểm phía Nam.
Câu hỏi 2: Những kiến nghị nào giúp hạn chế những ảnh hưởng của thành phần chi tiêu công làm chậm sự tăng trưởng kinh tế.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế của khu vực trọng điểm phía Nam, trong đó chi tiêu công gồm các thành phần: (1) chi đầu tư; (2) chi thường xuyên; (3) chi giáo dục; (4) chi khoa học; (5) chi môi trường; (6) chi sự nghiệp kinh tế; (7) chi bảo đảm xã hội.
Phạm vi không gian: khu vực trọng điểm phía Nam gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
Phạm vi thời gian : giai đoạn 2010-2021 sở dĩ chọn giai đoạn này vì sau
2010 nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009, bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng kinh tế, ổn định lại nền kinh tế vĩ mô,Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình do đó giai đoạn này sẽ phù hợp cho bài nghiên cứu về “Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế”.
Ý nghĩa nghiên cứu
1.6.1 Ý nghĩa về mặt lý thuyết
Nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng về tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế khu vực trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung.
1.6.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Nghiên cứu tập trung đề xuất những kiến nghị giải quyết tình trạng những thành phần chi tiêu công bị lãng phí, hàm ý liên quan đến các chính sách hạn chế những thành phần làm chậm sự tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu này làm sáng tỏ bản chất và tầm quan trọng của vai trò kinh tế quản trị nhà nước trong việc tác động đến hiệu quả của kết quả tăng trưởng gắn với chi tiêu công và đầu tư tư nhân Từ đó, kiến nghị tập trung vào những thành phần tiềm năng để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trên phạm vi tỉnh nói riêng và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung trong giai đoạn mới.
Cấu trúc nghiên cứu
Kết cấu bài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
Nội dung chương 1 gồm có: giới thiệu vấn đề nghiên cứu, tính mới của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, ý nghĩa về mặt lý thuyết và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu sẽ trình bày cơ sở lý thuyết và các lược khảo nghiên cứu liên quan, gồm các nội dung: cơ sở lý luận, thực trạng, nghiên cứu liên quan và các giả thuyết đề xuất cho nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trong chương 3, nhóm nghiên cứu sẽ giới thiệu về khung phân tích, phương pháp nghiên cứu, phương pháp ước lượng dữ liệu, nguồn dữ liệu, các biến sẽ được sử dụng cho đề tài và quy trình nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Nội dung chủ yếu là kết quả thu được dựa trên mô hình và phương pháp nghiên cứu ở chương 3 Ngoài ra, nhóm còn tiến hành thống kê mô tả dữ liệu gắn với thực trạng khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam trong sự tác động của các thành phần chi tiêu công đến sự tăng trưởng kinh tế nhằm đánh giá kết quả tác động của thành phần chi tiêu công đến sự tăng trưởng kinh tế.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Trong chương 5, nhóm tóm lược lại từ phương pháp nghiên cứu cho đến kết quả của nghiên cứu Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm sinh viên kiến nghị những giải pháp về mặt chính sách có liên quan đến đề tài Bên cạnh đó, nhóm nêu những hạn chế của đề tài, đồng thời đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
Trong chương này, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những giới thiệu cơ bản về đề tài thông qua tính cấp thiết của đề tài, tính mới của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài, hạn chế đề tài và kết cấu đề tài Đây là cơ sở quan trọng để nhóm triển khai và hoàn thiện đề tài ở những chương tiếp theo.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý thuyết về chi tiêu công
Chi tiêu công là khái niê œm thuộc phạm trù kinh tế có từ lâu và theo kết luận của Nelson và Plosser (1984) hay Khadka (2002), chi tiêu công là một công cụ quan trọng của nền kinh tế Trên thực tế, có nhiều cách hiểu về khái niệm chi tiêu công, có thể kể đến:
Theo PGS, TS Sử Đình Thành “Chi tiêu công phản ánh giá trị của các loại hàng hóa mà Chính phủ mua vào để qua đó cung cấp các loại hàng hóa công cho xã hội nhằm thực hiê œn các chức năng của nhà nước.”
Chi tiêu công còn được gọi là chi tiêu chính phủ, được coi là chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ do khu vực công (chính phủ) cung cấp và là một thành phần chính của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của bất kỳ quốc gia nào (Rajan & Bhanu Murthy, 2020).
Theo Torka (2015) chi tiêu công đề cập đến các chi phí mà một chính phủ phải gánh chịu để (i) duy trì hoạt động của chính mình (ii) xã hội và nền kinh tế, và (iii) giúp đỡ các quốc gia khác.
Trên toàn cầu, chi tiêu công được nhìn nhận từ hai góc độ: chi đầu tư và chi thường xuyên (Eze, O M và cộng sự,2018) Chi đầu tư là các khoản chi của chính phủ cho các dự án vốn điện, giáo dục, y tế, đường xá, sân bay, viễn thông, phát điện, cầu, đập, v.v Trong khi chi thường xuyên là những chi phí mà chính phủ phải chịu một cách thường xuyên, chẳng hạn như tiền lương, tiền công, trả lãi, các khoản vay, bảo trì, v.v (Okoro, 2013) Thế nhưng, theo Thon và cộng sự
(2010), trong quyết toán chi ngân sách, bên cạnh hai khoản chi đã đề cập thì chi ngân sách còn bao gồm các khoản chi khác (chi trả nợ, chi khác) Theo đó, Thon và cộng sự (2010) cho rằng chi đầu tư phát triển tạo thêm năng lực sản xuất cho nền kinh tế, có tác động dài hạn tới tăng trưởng kinh tế và có độ trễ về thời gian(việc thực hiện các hạng mục công trình của dự án cần thời gian dài).Chi thường xuyên là các khoản chi để duy trì hoạt động của bộ máy hành chính, hay các khoản chi xuất hiện hàng năm.
Trong tác phẩm được WB công bố, Public sector governance and accountability series: public expenditure analysis được chỉnh sửa bởi Anwar Shah, có đề cập bốn phương tiện chính chính phủ dùng để thực hiện chi tiêu công, cụ thể:
(a) chi tiêu trực tiếp thông qua các sở và cơ quan như được ghi trong giao dịch ngân sách
(b) chi tiêu trực tiếp thông qua các quỹ không nằm trong ngân sách (c) chi tiêu gián tiếp thông qua ngân sách các doanh nghiệp kinh doanh mà nó sở hữu hoặc kiểm soát
(d) các chương trình chi tiêu được thực hiện thông qua hệ thống thuế, thường được gọi là chi tiêu thuế Để phân tích tỷ lệ chi tiêu, chỉ hai danh mục đầu được đưa vào, một phần vì đó là những mục xác định khu vực chính phủ trong các ấn phẩm thống kê chính thức.
2.1.2 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát triển kinh tế (Hằng và cộng sự, 2020) Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của mỗi quốc gia
Theo định nghĩa trong giáo trình Kinh tế phát triển, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, là kết quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của một nền kinh tế tạo ra Sự tăng trưởng kinh tế được so sánh với các năm gốc kế tiếp nhau được gọi là tốc độ tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế biểu hiện bằng Tổng sản phẩm quốc dân (GNI), Sản phẩm quốc dân ròng (NNP), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI) theo quốc gia hay theo bình quân đầu người.
Theo Thảo (2019) tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP, hoặc tăng thu nhập bình quân đầu người
Dù theo định nghĩa nào thì tăng trưởng kinh tế cần phải được hiểu là một quá trình thay đổi về lượng của nền kinh tế, tạo ra sản lượng thực cao hơn Mặt khác, tăng trưởng kinh tế không chỉ là quá trình làm ra cùng một thứ nhiều hơn mà còn là quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng cả về số lượng lẫn chất lượng Sản lượng ở đây được hiểu một cách đầy đủ bao gồm hàng hóa và dịch vụ mà mọi cá nhân trong xã hội được thụ hưởng (Nguyễn Trọng Hoài, 2007).
2.1.3 Lý thuyết về mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh
Theo Nhà kinh tế học Richard Rahn (1986) đã cung cấp một đồ thị minh họa mối tương quan giữa khối lượng chi tiêu của chính phủ và tăng trưởng kinh tế Nó được gọi là “Đường cong Rahn” Theo Đường cong công cộng Rahn, phát triển kinh tế sẽ ở mức cao nhất khi chi tiêu của chính phủ vừa phải và hoàn toàn dành cho hàng hóa công cộng như cơ sở hạ tầng Nếu chi tiêu công vượt qua ngưỡng này, nghĩa là nằm ở phía đối diện của đường cong Rahn thì sẽ gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế.
Nguồn: WordPress.com Các nhà kinh tế theo trường phái Keynes cho rằng chi tiêu của chính phủ, đặc biệt là vay nợ, có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách nâng cao tổng cầu (hoặc sức mua) của nền kinh tế Tuy nhiên, lý thuyết Keynes bỏ qua thực tế là chính phủ không thể tăng sức mua của nền kinh tế trước khi thu hẹp nó thông qua thuế và nợ.
Các nhà kinh tế khác cho rằng việc cắt giảm thâm hụt ngân sách sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Họ lập luận rằng việc cắt giảm chi tiêu công sẽ dẫn đến việc cắt giảm thâm hụt ngân sách Điều này dẫn đến việc giảm lãi suất, tăng đầu tư và tăng năng suất Và cuối cùng, kết quả này sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Lập luận này sẽ đúng nếu như mối quan hệ giữa các biến số trên là chặt chẽ Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng giả thiết trên đã đề cao quá mức mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách, lãi suất, đầu tư và tăng trưởng kinh tế.
Thực trạng
2.2.1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế vùng trọng điểm phía Nam
Vùng KTTĐ phía Nam là một trong hai cực phát triển quan trọng của cả nước, trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò đầu tàu của cả vùng Vai trò này đã được Thành phố thể hiện ở chính sự tăng trưởng cao và ở nỗ lực trong liên kết, hợp tác với các địa phương khác để cùng phát triển Với vai trò và sự nỗ lực đó, GRDP của Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 44,5% đến 49,8% GRDP vùng KTTĐ phía Nam trong giai đoạn 2011-2017 Bình quân mỗi năm giai đoạn này, tăng trưởng của Thành phố Hồ Chí Minh đạt 7,26%, cao hơn tốc độ tăng GDP bình quân năm 0,07 điểm phần trăm Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tăng trưởng kinh tế khá cao trong thời gian qua nên sự đóng góp của Thành phố cho vùng KTTĐ phía Nam và cả nước ngày càng lớn, vai trò là động lực thu hút và lan tỏa của Thành phố ngày càng rõ nét Năm 2011, đóng góp của Thành phố vào tăng trưởng của cả vùng đạt 54,9%, đến năm 2017 mức đóng góp đạt 63,2%, trung bình mỗi năm đóng góp 53,5% vào mức tăng chung của cả vùng KTTĐ phía Nam Đóng góp vào tăng trưởng bình quân năm giai đoạn 2011-2017 tại vùng KTTĐ phía Nam của một số địa phương khác tương đối thấp, trong đó Đồng Nai đóng góp 12,7%; Bà Rịa - Vũng Tàu 5%; Long An 4,9% Đặc biệt ở vùng KTTĐ phía Nam, do những năm gần đây giá dầu thế giới liên tục giảm ảnh hưởng đến sản lượng dầu thô khai thác của vùng, làm giảm tốc độ tăng GRDP.
Cụ thể, GRDP của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2016 giảm 3,15% so với năm
2015 và năm 2017 giảm 4,02%, kéo GRDP bình quân năm trong giai đoạn 2011-
2017 của tỉnh chỉ tăng 1,94% Đây là nguyên nhân chính làm cho tốc độ tăng GRDP bình quân năm của vùng KTTĐ phía Nam đạt thấp hơn mức tăng GDP bình quân năm trong giai đoạn 2011-2017.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là nơi tập trung số lượng các khu công nghiệp lớn nhiều nhất trong cả nước Tại đây có Khu công nghệ cao, 2 khu chế xuất Tân Thuận và Linh Trung, Công viên phần mềm Quang Trung và hàng chục khu công nghiệp thu hút khác như Biên Hòa, Nhơn Trạch, Loteco, Amata (ĐồngNai), Sóng Thần, Việt Nam – Singapore, Việt Hương, Nam Tân Uyên, MỹPhước, Đồng An (Bình Dương), Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Tân Bình (thành phố Hồ ChíMinh)…
Ngoài ra còn có một số khu công nghiệp tập trung ở Long An (Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, Thủ Thừa, Đức Hòa); Mỹ Tho – Tiền Giang (Khu công nghiệp Mỹ Tho (79,14 ha), Khu công nghiệp Tân Hương (197 ha), Khu công nghiệp Long Giang (600 ha), Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu Khí (1.000 ha), Cụm Trung An (17 ha), Cụm Tân Mỹ Chánh (23,57 ha)…
Theo đó, nguồn vốn FDI mà các nhà đầu tư nước ngoài rót vào vùng chiếm gần một nửa tổng giá trị thu hút FDI của cả nước Tính tới cuối năm 2019, giá trị đăng ký các dự án FDI còn hiệu lực chiếm 48,1% cả nước với hơn 3.600 dự án đang hoạt động, vốn thực hiện hơn 41 tỷ USD Các tỉnh, thành phố như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu lần lượt đứng thứ 1, 3, 4, 5 cả nước về thu hút FDI Trong đó, dầu khí, dày da, dệt may, điện tử, cơ khí, hóa chất, phân bón, cán thép… là các ngành công nghiệp quan trọng nhất của vùng.
Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam là vùng kinh tế năng động nhất của cả nước, tiếp tục khẳng định được vai trò đầu tàu kinh tế, chiếm 45,4% GDP của cả nước Giai đoạn 2011-2019, GRDP Vùng tăng 6,81%, đặc biệt trong những năm gần đây, GRDP của các tỉnh, thành phố thuộc Vùng đều tăng ở mức cao Cơ cấu kinh tế của Vùng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ có lợi thế so sánh, tạo ra tỷ lệ giá trị gia tăng cao.
Trong 5 tháng đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế trong nước, không chỉ gây thiệt hại về kinh tế do các hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, mà còn ảnh hưởng mạnh đến tâm lý và đời sống nhân dân Vùng KTTĐ phía Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức kể từ khi bắt đầu giai đoạn đổi mới đến nay Tốc độ tăng trưởng GRDP cả Vùng và tất cả các địa phương trong Vùng đều giảm mạnh Hầu hết các chỉ số phát triển công nghiệp, xuất nhập khẩu, thu ngân sách, phát triển doanh nghiệp… đều tăng chậm lại hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước.
Hình 2: Quy mô GRDP của 4 vùng kinh tế trọng điểm 6 tháng đầu năm 2022
Nguồn: Tổng cục thống kê
2.2.2 Thực trạng chi tiêu công vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Trong năm 2021, mặc dù nhu cầu chi cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 là rất lớn, nhưng nhờ công tác đẩy mạnh tiêm chủng cùng các giải pháp chủ đô œng, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và người dân chịu ảnh hưởng đã tạo tiền đề hồi phục và tăng trưởng kinh tế mà không ảnh hưởng lớn đến các nhiệm vụ chi phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước Theo Niên giám thống kê các tỉnh năm 2020, tổng chi ngân sách vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là 291,85 nghìn tỷ đồng, tăng 1,699 nghìn tỷ đồng (+6,2%) so với năm 2019 và chiếm khoảng 16,7% so với tổng chi ngân sách cả nước Tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước tăng khoảng 1,005% so với năm 2019 thấp hơn so với giai đoạn 2018-2019 là 1,15% Trong đó:
Tổng chi đầu tư phát triển đạt 103,5 nghìn tỷ đồng, tăng 21,3% so với năm
2019 ; tỉ trọng đạt 35,5% so với tổng chi ngân sách của vùng và 20,06% so với tổng chi ngân sách cả nước Trong đó, TP Hồ Chí Minh luôn chiếm tỷ trọng chi đầu tư lớn nhất (39,4% trong năm 2020) nhưng lại giảm 3% so với năm 2019; Bình Phước chiếm tỷ trọng chi đầu tư nhỏ nhất là 5,2 % nhưng năm 2019 thì Tây Ninh là tỉnh chiếm tỷ trọng chi đầu tư nhỏ nhất là 3,9%
Tổng chi thường xuyên phát triển đạt 84,1 nghìn tỷ đồng, tăng 5,8% so với năm 2019 ; tỉ trọng đạt 28,8% so với tổng chi ngân sách của vùng và 8,9% so với tổng chi ngân sách cả nước Trong đó, Đồng Nai luôn chiếm tỷ trọng chi thường xuyên lớn nhất 20,4% trong năm 2020 tăng 6,8% so với năm 2019; Tây Ninh luôn chiếm tỷ trọng chi đầu tư nhỏ nhất là 7,1 % tăng 9% so với năm 2019.
Hình 3: Cơ cấu chi ngân sách vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Nguồn: Tổng cục thống kê
Là đầu tàu kinh tế khu vực Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được đẩy mạnh chi đầu tư phát triển để thực hiện vai trò của mình đảm bảo phát triển kinh tế khu vực nói riêng và kinh tế quốc gia ổn định, vững mạnh. GDP bình quân đầu người của vùng là 120,35 triệu đồng cao hơn GDP bình quân đầu người của cả nước khoảng 36 triệu đồng. chi 2018 là 250,98
Theo tổng cục thống kê, tổng chi ngân sách nhà nước năm 2021 đạt 1.854,9 nghìn tỷ đồng, tăng 167,9 nghìn tỷ đồng (+10%) so với dự toán là 1.687 nghìn tỷ đồng tỷ trọng chi NSNN so với GDP vẫn ở mức cao đạt khoảng 50,2% nhưng tốc độ tăng lại có xu hướng giảm.Tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước tăng khoảng 8.5% so với năm 2020 thấp hơn so với giai đoạn 2019-2020 là 1,9%.Theo báo cáo Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021,trong đó:
Chi đầu tư phát triển đạt 515,9 nghìn tỷ đồng , tăng 38,6 nghìn tỷ đồng (+8,1%) so với dự toán là 477,3 nghìn tỷ đồng; tỉ trọng đạt 27.81% giảm 5,91% so với tổng chi ngân sách nhà nước năm 2020 đạt mức mục tiêu 28% trong giai đoạn 2021 - 2025 Nhờ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh thực hiê œn và giải ngân vốn đầu tư công; tính đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách năm 2021 (31/01/2022), số vốn thực hiê œn giải ngân ước đạt 94,94% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước đạt 102,75% kế hoạch, vốn ngoài nước đạt 32,85% kế hoạch).
Chi trả nợ lãi đạt gần 102,6 nghìn tỷ đồng, giảm 7,5 nghìn tỷ đồng (-6,8%) so dự toán là 110 nghìn tỷ đồng Chủ yếu do công tác phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2020 phù hợp với tiến đô œ thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư, không để tồn đọng vốn vay; kết hợp với tranh thủ diễn biến thị trường thuận lợi, giảm lãi suất phát hành bình quân phải trả lãi trong năm 2021 thấp hơn khi xây dựng dự toán; đồng thời không phát sinh các khoản chênh lê œch tỷ giá.
Chi thường xuyên đạt 1.053,9 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1 nghìn tỷ đồng (+1,7%) so dự toán là 1.036,7 nghìn tỷ đồng; tỉ trọng đạt 56,8% so với tổng chi ngân sách nhà nước đạt mức mục tiêu khoảng 62-63% trong giai đoạn 2021 - 2025 Theo Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, ngân sách trung ương quyết định chi là 34,26 nghìn tỷ đồng, nguồn lực còn lại khoảng 16,96 nghìn tỷ đồ Trong khi đó, về ngân sách địa phương (không bao gồm hỗ trợ của ngân sách trung ương), các địa phương đã sử dụng 51,3 nghìn tỷ đồng Mục tiêu chủ yếu của cả hai ngân sách là để chi cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân trong đại dịch, theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và một số chính sách của địa phương ban hành.
Các nghiên cứu liên quan
Sử Đình Thành và cộng sự (2019) đã thực hiện nghiên cứu vai trò của điều hành kinh tế trong mối quan hệ giữa chi tiêu công, đầu tư tư nhân và tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh ở Việt Nam giai đoạn 2006-2015 Để đo lường tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế, nhóm tác giả đã sử dụng các biến kiểm soát là vốn tư nhân (provincial private capital stock), vốn đầu tư (central government investment spending), Mức tự chấp vốn (provincial self-financing level), chuyển giao tài chính tỉnh (central fiscal transfers local governments), chi đầu tư (provincial public investment); các biến độc lập là chi thường xuyên (provincial current spending), chi giáo dục (provincial education spending), chi kinh tế (provincial economic spending), chi khoa học công nghệ (provincial government spending on science and technology) Bằng cách ước lượng tuần tự (hai giai đoạn) Kiểm định AR và kiểm định Hansen-J cho ước lượng giai đoạn một và kiểm định Hansen-J cho ước lượng giai đoạn hai Kết quả nghiên cứu cho thấy, chi tiêu cho giáo dục, dịch vụ kinh doanh và hành chính công là không hiệu quả, do đó gây hạn chế cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh cùng với đó là nguồn vốn tư nhân cũng có tác động tiêu cực đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Thị trường và thể chế ở Việt Nam gây bất lợi cho đầu tư của khu vực tư nhân. Điều này chứng minh rằng các nhà hoạch định chính sách cần xây dựng các chiến lược để tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và sau đó tăng năng suất trong đầu tư tư nhân Đòi hỏi Chính phủ cần quản trị tốt hơn để giảm chi phí giao dịch và rủi ro.
Bổn (2020) đã đánh giá thực nghiệm tác động của chi tiêu công lên tăng trưởng kinh tế ở khu vực Đông Nam Bộ từ 2005 đến 2018 bằng phương pháp ước lượng GMM sai phân Nghiên cứu cho thấy chi tiêu công làm giảm tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Nam Bộ , trong đó chi thường xuyên chưa được sử dụng hiệu quả cho việc vận hành bộ máy nhà nước Đòi hỏi chính phủ cần phải có chiến lược cắt giảm các khoản chi này và tăng chi đầu tư cho khu vực Đông
Nam Bộ để thu hồi vốn Trong khi đó, yếu tố cơ sở hạ tầng và dân số lại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Nam Bộ Nguyên nhân là do Đông Nam Bộ một trong những khu vực là nơi tập trung nguồn lao động chất lượng cao và có cơ sở hạ tầng phát triển tốt.
Nguyen (2019) đã sử dụng kỹ thuật bình phương nhỏ nhất thông thường để kiểm định tác động của chi ngân sách nhà nước với hai cấu phần lớn là chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2017. Mặc dù chi tiêu thường xuyên có tác động tích cực đến kinh tế Việt Nam và chưa có bằng chứng khẳng định mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên về dài hạn chính phủ vẫn nên xem xét giảm chi tiêu thường xuyên, tập trung chi đầu tư cho cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế Trong đó, cần cơ cấu lại chi thường xuyên cho con người và xã hội, giảm chi hành chính công, bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các công trình trọng điểm, có tính lan tỏa, tránh đầu tư dàn trải, lấn át đầu tư tư nhân. Đánh giá chung nghiên cứu trong nước: Đối với nghiên cứu tại Việt
Nam trong thời gian qua, các tác giả tập trung nghiên cứu sự tác động của chi đầu tư và chi thường xuyên đến tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh với quy mô cả nước (Nguyen, 2019) và chỉ tiếp cận được chi khoa học công nghệ, chi kinh tế, chi giáo dục (Thành và cộng sự, 2019) Ở quy mô nhỏ hơn, tác giả chỉ mới nghiên cứu tác động của tổng chi tiêu công chứ chưa khai thác chi tiết các chi tiêu công thành phần của vùng (Nguyen, 2019) Nhóm nghiên cứu đã khảo lược và thấy rằng chi tiêu công nói chung đã được nghiên cứu trong các lý thuyết tăng trưởng kinh tế, cũng như trong nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nước Từ đó nhóm đã kế thừa và phát triển thêm về phạm vi nghiên cứu.
2.3.2 Nghiên cứu nước ngoài Đã có nhiều nghiên cứu nước ngoài thảo luận về tầm quan trọng của chi tiêu công với tăng trưởng kinh tế.
Agu và cộng sự (2015) “Fiscal Policy and Economic Growth in Nigeria:Emphasis on Various Components of Public Expenditure” đã sử dụng dữ liệu trong vòng 49 năm từ 1961-2002 tại Nigeria và phương pháp hồi quy OLS để nghiên cứu tác động của các thành phần khác nhau của chính sách tài khóa lên tăng trưởng kinh tế Cụ thể, bài viết đã sử dụng chi hành chính công (general administration), chi nông nghiệp (agriculture), chi xây dựng(construction), chi quốc phòng (defense), chi giáo dục (education), chi sức khỏe (health), chi giao thông và truyền thông ( Transport & Communication) Kết quả cho thầy các chi cho sự nghiệp kinh tế (nông nghiệp, xây dựng, giao thông, truyền thông) có tác động tích cực cùng chiều như mong đợi Cùng với đó, chi giáo dục có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong khi chi y tế và chi quốc phòng có tác động ngược chiều Tuy hệ số xác định chưa cao nhưng bài nghiên cứu đã khẳng định vai trò của chi ngân sách nhà nước trong việc nâng cao tăng trưởng kinh tế. Abbadi và cộng sự (2021) “The Impact of Fiscal Policy on Economic Growth in Palestine” đã thảo luận về tác động của chính sách tài khóa thông qua nhiều công cụ khác nhau như chi tiêu thường xuyên (current expenditure), chi đầu tư (capital expenditure), doanh thu từ thuế (tax revenues), doanh thu phi thuế (non-tax revenues), doanh thu từ bên ngoài (external revenues), gỡ bỏ doanh thu thuế (clearing revenues) từ dữ liệu của Palestine từ 1996 đến năm 2018 Sử dụng hồi quy OLS hồi quy đa biến, kết quả cho thấy 4 trong 6 biến có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế, trong đó chi thường xuyên và chi đầu tư đều có tác động cùng chiều, còn doanh thu từ thuế và doanh thu phi thuế có tác động ngược chiều Cùng với đó, doanh thu bên ngoài, cụ thể là viện trợ nước ngoài và gỡ bỏ doanh thu thuế không có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế Ngoại trừ gỡ bỏ doanh thu thuế, các biến còn lại đều có ý nghĩa thống kê Bài nghiên cứu đã chỉ ra có sự tương quan tích cực đáng kể giữa chi đầu tư và chi thường xuyên với tăng trưởng kinh tế Kết quả trên đúng với thuyết kinh tế Keynes
Fawwaz (2015) The Impact of Government Expenditures on Economic Growth in Jordan (1980-2013) đã sử dụng hồi quy OLS sử dụng dữ liệu của Jordan trong thời gian từ 1980-2013 để nghiên cứu tác động của chi tiêu công chính phủ đến tăng trưởng kinh tế Sử dụng 3 biến đại diện bao gồm tổng chi tiêu công (Total GE), chi đầu tư (Capital GE) và chi đầu tư (Current GE) Kết quả cho thấy cả 3 biến đều có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong đó tổng chi tiêu công và chi đầu tư có tác động đáng kể hơn.
Basuki và cộng sự (2019) The role of local government expenditure on economic growth: a review of panel data in indonesia thảo luận về tác động của thành phần chi tiêu công bao gồm chi giáo dục (education), chi y tế (health), chi ngư nghiệp (marine and fisheries), chi nông nghiệp (agriculture) và quỹ phân bổ chung (general allocation fund) đến tăng trưởng kinh tế Cùng với đó, nhóm tác giả cũng sử dụng biến đầu tư nước ngoài, dân số và thẩm định của cơ quan kiểm định tối cao thuộc tổ chức tài chính vùng để tăng độ chắc chắn cho mô hình Sử dụng dữ liệu bảng của 18 tỉnh thành ở Indonesia từ năm 2010 đến 2015, chọn lọc mô hình hồi quy phù hợp nhất từ 3 mô hình Pool, FEM và REM Kết quả cho thấy chi y tế, chi ngư nghiệp, nông nghiệp và quỹ phân bổ chung có ý nghĩa thống kê cao và có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Riêng chi giáo dục có tác động ngược chiều không đáng kể và không có ý nghĩa thông kê ở mức 10%
Theo Kutashi (2020) The long-term impact of public expenditures on GDP-growth phân tích mối quan hệ giữa các thành phần chi tiêu công tới tăng trưởng kinh tế Tác giả đã sử dụng dữ liệu của 25 nền kinh tế thuộc Liên minh châu Âu (EU) từ năm 1996-2017 Ứng dụng định lượng bởi 3 mô hình bao gồm phương pháp tổng quát của khoảnh khắc(GMM), mô hình tác động cố định (FEM) và bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS), thông qua việc sử dụng các biến bao gồm dịch vụ công (general public service), chi quốc phòng (defense), chi tiêu cho trật tự và an toàn công cộng (public order and safety), chi sự nghiệp kinh tế (economic affair), bảo vệ môi trường (environmental protection), nhà ở và tiện ích công cộng (Housing & community amenities), chi y tế (health), giải trí, văn hóa và tôn giáo (Recreation, culture, religion), chi giáo dục (education), chi bảo đảm xã hội (social protection) Và thêm vào đó các biến công cụ như tiêu dùng hộ gia đình (household consumption), đầu tư (investment), xuất khẩu ròng (net export), thay đổi dân số (population change), tổng năng suất nhân tố (total factor productivity) Kết quả cho thấy chi đảm bảo xã hội có tác động ngược chiều trong khi chi trật tự xã hội có tác động cùng chiều, cùng với đó các chi khác như chi giáo dục, y tế, sự nghiệp kinh tế có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế. Đánh giá chung nghiên cứu nước ngoài: Có rất nhiều nghiên cứu nước ngoài thảo luận vấn đề tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế,hầu hết tập trung vào tác động của phân cấp tài khóa Các bài nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế đều đi đến kết luận rằng chi thường xuyên và chi đầu tư có tác động tích cực đáng kể đến tăng trưởng kinh tế (Abbadi và cộng sự, 2021; Fawwaz, 2015) Không nhiều bài nghiên cứu về các thành phần chi tiêu công, tuy nhiên kết quả cho thấy các thành phần chi tiêu công có tác động khác nhau đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là chi giáo dục, chi khoa học, chi sự nghiệp kinh tế (Agu và cộng sự, 2015; Basuki và cộng sự, 2019), chi đảm bảo xã hội (Kutashi, 2020).
Giả thuyết đề xuất cho nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu của tác giả Sử Đình Thành và cộng sự (2014, 2019) sử dụng chi đầu tư và chi thường xuyên để đo lường đóng góp của 2 biến này đến tăng trưởng kinh tế địa phương, kết quả cho cho thấy cả 2 biến đều tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế Nguyễn Quang Trung & Trần Phạm Khánh Toàn
(2014) đo lường tác động Tổng chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia Đông Nam Á, kết quả cho thấy tổng chi tiêu công tác động cùng chiều nhưng không đáng kể Cũng trong bài nghiên của các nhóm tác giả Suleiman M Abbadi l và cộng sự (2021) đã nghiên cứu tác động của 6 nhân tố hình thành nên chính sách tài khóa bao gồm: chi thường xuyên, vốn ngân sách, doanh thu thuế, doanh thu phi thuế, doanh thu từ bên ngoài và quyết toán doanh thu đến tăng trưởng kinh tế tại Palestine từ năm 1996 - 2018 Kết quả cho thấy cả 6 nhân tố đều có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế trong đó chi thường xuyên và chi đầu tư có tác động cùng chiều Vì vậy, nhóm đề xuất giả thuyết:
H_1:Chi đầu tư có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế địa phương H_2: Chi thường xuyên có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế địa phương
Bài nghiên cứu gốc nhóm sử dụng của tác giả Sử Đình Thành và cộng sự (2019) cho thấy chi khoa học và chi sự nghiệp kinh tế có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế và chi giáo dục có tác động ngược chiều Đồng thời, ở những bài nghiên cứu liên quan khác vẫn khẳng định tác động của những chi này Vì thế nhóm đề xuất giả thuyết:
H_3: Chi khoa học, công nghệ ảnh hưởng cùng chiều tới phát triển kinh tế địa phương
H_4: Chi giáo dục, đào tạo và dạy nghề ảnh hưởng cùng chiều tới phát triển kinh tế địa phương
H_5: Chi sự nghiệp kinh tế ảnh hưởng cùng chiều tới phát triển kinh tế địa phương
Kutashi & Marton (2020) nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế, kết quả cho thấy trật tự xã hội (public order) và chi môi trường (enviroment) có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, còn chi bảo đảm xã hội (social protection) có tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế Nhóm đề xuất giả thuyết sau:
H_6: Chi bảo vệ môi trường ảnh hưởng cùng chiều tới phát triển kinh tế địa phương
H_7: Chi đảm bảo xã hội ảnh hưởng cùng chiều tới phát triển kinh tế địa phương
Trong chương 2, nhóm tiến hành phân tích cơ sở lý luận của bài nghiên cứu Trong đó, làm rõ các khái niệm về chi tiêu công, tăng trưởng kinh tế, đặt biệt là tăng trưởng kinh tế ở địa phương Ngoài ra, nhóm còn sơ lược về các lý thuyết về mối hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế ở địa phương để có cái nhìn tổng quan về những quan điểm của các nhà kinh tế Nhóm cũng làm rõ các lý thuyết về các loại chi trong chi tiêu công bao gồm chi y tế, chi đầu tư, chi thường xuyên…Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nói chung và kinh tế ở địa phương nói riêng.
Nhóm cũng tìm hiểu về thực trạng về tình hình tăng trưởng kinh tương ứng với thực trạng chi tiêu công ở các đại phương trong phạm vi thời gian nghiên cứu để thấy được tổng quan về tình hình thực tế về mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế Ngoài ra thông qua lược khảo các bài nghiên cứu trước, nhóm mong muốn đưa ra bức tranh toàn cảnh về tăng trưởng kinh tế ở địa phương ứng với mức độ chi tiêu công ở địa phương đó.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khung phân tích
Trên cơ sở thừa kế các nghiên cứu trước, cũng như để giải quyết, trả lời câu hỏi nghiên cứu, nhóm đưa ra khung phân tích như trong Hình 2 Trong đó, tăng trưởng kinh tế được đo lường dưới 2 góc độ, bên cạnh đó là nhóm biến kiểm soát được kế thừa từ các nghiên cứu đi trước Cụ thể: i Nhóm biến giải thích đại diện gồm 7 biến chi tiêu : chi đầu tư, chi thường xuyên, chi giáo dục, chi khoa học, chi môi trường, chi sự nghiệp kinh tế, chi bảo đảm xã hội. ii Nhóm biến kiểm soát gồm vốn tư nhân cấp tỉnh bình quân đầu người được điều chỉnh theo CPI, lạm phát cấp tỉnh, vốn đầu tư, mức tự chấp vốn, chuyển giao tài chính tỉnh
Hình 4: Khung phân tích của nghiên cứu
Nguồn: Nhóm tự tổng hợp
Mô hình thực nghiệm của nghiên cứu
Để đánh giá tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, nhóm đã xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên việc kế thừa các nghiên cứu có liên quan Thành và cộng sự (2019); Trung & Toàn (2014); Abbadi và cộng sự (2021); Kutashi & Marton (2020).
Nhóm đề xuất mô hình nghiên cứu có dạng phương trình sau:
Mô hình 1: ln_GDP = β0 + β1 ln_K + β2 ln_GINVn + β3 ln_SF + β4 ln_FT + β5 ln_PUBINV + β6 ln_ECO + β7 ln_ SCI + β8 ln_ENV + β9 ln_SOC + β10 inf+ it. ɛ
Mô hình 2: ln_GDP = β0 + β1 ln_K + β2 ln_GINVn + β3 ln_SF + β4 ln_FT + β5 ln_PUBINV + β6 ln_EDU + β7 ln_SCI + β8 ln_ENV + β9 ln_SOC + β10 inf+ it. ɛ
Mô hình 3: ln_GDP = β0 + β1 ln_K + β2 ln_GINVn + β3 ln_SF + β4 ln_FT + β5 ln_PUBINV + β6 ln_CUR + β7 inf + it.ɛ
Các nghiên cứu đi trước của Thành và cộng sự (2019); Trung & Toàn (2014); Abbadi và cộng sự (2021); Kutashi & Marton (2020) cũng đã chỉ ra rằng các yếu tố của chi tiêu công có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, bên cạnh đó các biến kiểm soát được kế thừa từ các nghiên cứu khác cũng có ảnh hưởng nhất định đến tăng trưởng kinh tế Vì thế các biến này được chọn đưa vào mô hình.
Chi tiết các biến được giải thích tại bảng 1:
Bảng 1: Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu
Biến Ký hiệu Đo lường Kỳ vọng dấu Biến phụ thuộc
Tăng trưởng kinh tế LnGDP Logarit tự nhiên Tăng trưởng kinh tế
Chi đầu tư LnPUBINVn Logarit tự nhiên Chi đầu tư
Chi thường xuyên LnCUR Logarit tự nhiên Chi thường xuyên
Chi khoa học LnSCI Logarit tự nhiên Chi khoa học
Chi giáo dục LnEDU Logarit tự nhiên
Chi môi trường LnENV Logarit tự nhiên
Chi sự nghiệp kinh tế LnECO Logarit tự nhiên
Chi bảo đảm xã hội LnSOC Logarit tự nhiên
Vốn đầu tư LnGINVn Logarit tự nhiên Vốn đầu tư
Vốn tư nhân LnK Logarit tự nhiên Vốn tư nhân
Mức tự chấp vốn LnSF Logarit tự nhiên Mức tự chấp vốn
Lạm phát cấp tỉnh inf Lạm phát cấp tỉnh +
Chuyển giao tài chính tỉnh
LnFT Logarit tự nhiên Chuyển giao tài chính tỉnh
Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu
Nguồn dữ liệu được sử dụng là nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ những nguồn có uy tín: i: Niên giám thống kê cấp tỉnh của 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ 2010 đến 2021 ii: Các chỉ số chính cho Châu Á và Thái Bình Dương 2017
Tên biến Kí hiệu Nguồn lấy dữ liệu
Tăng trưởng kinh tế Y Niên giám thống kê cấp tỉnh
Vốn tư nhân K Niên giám thống kê cấp tỉnh
Vốn đầu tư GINVn Niên giám thống kê cấp tỉnh
Các chỉ số chính cho Châu Á và Thái Bình Dương 2017
Chuyển giao tài chính tỉnh FT Niên giám thống kê cấp tỉnh
Lạm phát cấp tỉnh inf Niên giám thống kê cấp tình
Chi đầu tư PUBINVn Niên giám thống kê cấp tỉnh
Chi khoa học công nghệ SCI Niên giám thống kê cấp tỉnh
Chi sự nghiệp kinh tế ECO Niên giám thống kê cấp tỉnh
Chi giáo dục EDU Niên giám thống kê cấp tỉnh
Chi thường xuyên CUR Niên giám thống kê cấp tỉnh
Chi môi trường ENV Niên giám thống kê cấp tỉnh
Chi xã hội SOC Niên giám thống kê cấp tỉnh
3.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
Các dữ liệu thứ cấp sẵn có được nhập liệu trực tiếp từ các nguồn đáng tin cậy sau đó được tính toán cho phù hợp với mục đích phân tích Cụ thể dữ liệu biến lạm phát là chỉ số PCI được thu thập từ Niên giám thống kê cấp tỉnh của 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ 2011 đến 2020 Các biến còn lại, nhóm tính toán thông qua việc lấy Logarit tự nhiên của các biến với công thức ước lượng được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 3: Công thức ước lượng dữ liệu
Tên biến Công thức/phương thức ước lượng
Tăng trưởng kinh tế ln(GDP bình quân đầu người giá hiện hành)
Trong đó vốn đầu tư ngoài nhà nước =vốn đầu tư ngoài nhà nước năm nay+(1-0,05)*vốn đầu tư ngoài nhà nước năm trước; Tương tự với FDI
Chuyển giao tài chính tỉnh ln
Chi đầu tư ln(chi đầu tư cấp tỉnh trên bình quân đầu người)
Chi khoa học công nghệ ln(chi khoa học công nghệ cấp tỉnh trên bình quân đầu)
Chi sự nghiệp kinh tế ln(chi sự nghiệp kinh tế trên bình quân đầu người)
Chi giáo dục ln(chi giáo dục cấp tỉnh trên bình quân đầu người)
Chi thường xuyên ln(chi thường xuyên tỉnh trên bình quân đầu người)
Chi môi trường ln(chi bảo vệ môi trường tỉnh trên bình quân đầu người)
Chi xã hội ln(chi bảo về xã hội tỉnh trên bình quân đầu người)
Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả:
13 biến trong mô hình được mô tả và trình bày một mẫu nghiên cứu dưới dạng số hay biểu đồ trực quan, trình bày các chỉ số thống kê thông thường như số trung bình, số trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn cho 13 biến số trong mô hình
Trong bài nghiên cứu sử dụng tổng cộng 3 mô hình như đã trình bày ở trên Cả 3 mô hình sẽ trải qua quy trình theo từng bước như sau:
Bước 1: Hồi quy mô hình Pooled OLS
Trong đó với uit là đặc trưng riêng cá nhân và e là sai số ngẫu nhiên
Mô hình Pooled OLS: là mô hình đơn giản nhất, bỏ qua những khác biệt về thời gian và không gian của dữ liệu bảng, chỉ ước mô hình hồi quy bình phương bé nhất thông thường Mô hình Pooled OLS được dùng khi sự khác biệt giữa các đối tượng không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc và không xét tính tự tương quan của uit Vì thế mô hình sẽ dễ vi phạm các khuyết tật như phương sai sai số thay đổi, tự tương quan và làm các ước lượng bị lệch Phương sai, kiểm định và dự báo sẽ kém chính xác.
Bước 2 : Hồi quy mô hình FEM.
Mô hình tác động cố định (FEM) :là một trong các dạng phổ biến của mô hình dữ liệu bảng Mô hình FEM khắc phục được những thiếu sót của mô hình Pooled OLS để ước lượng được những ảnh hưởng giữa các biến của đối tượng quan sát Mô hình FEM cho nhận định đặc trưng riêng của cá nhân có mối quan hệ với các biến trong mô hình corr(ui ;xb)≠0
Mô hình FEM có thể tách ảnh hưởng của những đặc điểm riêng biệt của các đối tượng ra khỏi biến giải thích Sai số của mô hình FEM có tương quan với biến độc lập, sự thay đổi của khác biệt của các đối tượng là cố định theo thời gian.
Kiểm định F-test :dùng để ước lượng tác động cố định được kiểm chứng bằng kiểm định F với giả thuyết H0 cho rằng tất cả đặc trưng riêng cá nhân uit =0 (nghĩa là không có sự khác biệt giữa các đối tượng hoặc các thời điểm khác nhau) Bác bỏ giả thuyết H0 với mức ý nghĩa cho trước (mức ý nghĩa 5%) sẽ cho thấy ước lượng tác động cố định là phù hợp Chấp nhận H0 đồng nghĩa mô hình Pooled OLS phù hợp.
Bước 4: Hồi quy mô hình REM.
Mô hình tác động ngẫu nhiên được mở rộng từ mô hình hồi quy FEM, mô hình này giả định rằng corr(ui ;xb)=0
Bước 5: Kiểm định Hausman: kiểm định lựa chọn giữa FEM và REM
H0: Không có sự tương quan giữa thành phần ngẫu nhiên với các biến trong mô hình.
Chấp nhận H0: Chọn mô hình FEM hay REM đều phù hợp.
Bác bỏ H0: Mô hình FEM phù hợp hơn.
Bước 6: Kiểm định mô hình được lựa chọn
Nếu chọn mô hình FEM: thực hiện kiểm định kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
Nếu chọn mô hình REM: thực hiện kiểm định kiểm tra hiện tượng tương quan chuỗi.
Nếu mô hình FEM xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi: Thực hiện khắc phục bằng ước lượng vững.
Nếu mô hình REM xảy ra hiện tượng tương quan chuỗi: Thực hiện khắc phục bằng ước lượng vững.
Bước 8: Ước lượng DGMM mô hình bảng động
Nếu thực hiện ước lượng vững nhưng sai số mô hình quá lớn Hay cụ thể hơn là nhiều biến có ý nghĩa thống kê trở nên không có ý nghĩa thống kê Khả năng cao mô hình có hiện tượng nội sinh, một hoặc biến giải thích được giải thích bằng biến giải thích khác trong mô hình Để khắc phục vấn đề này, nhóm thực hiện ước lượng DGMM dữ liệu bảng động.
Bước 9: Kiểm định mô hình bảng động đã tốt chưa
Nếu không thực hiện ước lượng vững: Kiểm định sargan yêu cầu chấp nhận H0 ở mức ý nghĩa 5%
Nếu thực hiện ước lượng vững: Kiểm định Abond yêu cầu chấp nhận H_0 tự tương quan bậc 1, 2 đều phải chấp nhận H0 ở mức ý nghĩa 5%.
Nếu bác bỏ H0 thì phải thực hiện lại bằng cách thay đổi độ lag giữa mô hình đến khi có mô hình tối ưu.
Hình 5: Quy trình kiểm định mô hình phù hợp
Nguồn: Nhóm tự tổng hợp
Quy trình nghiên cứu
Các bước thực hiện đề tài:
Xây dựng khung phân tích dựa trên nghiên cứu tham khảo
Xử lý dữ liệu, hồi quy, kiểm định mô hình. Đưa ra bình luận cho kết quả nghiên cứu và đề xuất
Hình 6: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Nhóm tự tổng hợp
Nhóm đưa ra khung phân tích, mô hình nghiên cứu, giới thiệu về dữ liệu nghiên cứu, các biến số sử dụng trong mô hình cũng như kỳ vọng dấu của chúng.Bên cạnh đó, nhóm sinh viên cũng chỉ rõ phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thống kê mô tả dữ liệu
Kết quả thống kê mô tả các biến số thu thập được trình bày tại Bảng 4 dưới đây, cho biết số quan quan (Obs), giá trị trung bình (Mean), giá trị trung vị (Median), độ lệch chuẩn (Std.Dev), giá trị nhỏ nhất (Min), giá trị lớn nhất (Max).
Bảng 4: Kết quả thống kê mô tả
Biến Số quan Giá trị trung Độ lệch Giá trị nhỏ Giá trị lớn sát bình chuẩn nhất nhất
Kết quả thống kê mô tả cho thấy, biến tăng trưởng kinh tế (GDP) có giá trị trung bình là 98206.92 (nghìn VNĐ/nghìn người) Khoảng biến thiên rộng với giá trị nhỏ nhất là 28346 (nghìn VNĐ/nghìn người) và giá trị lớn nhất là 393890 (nghìn VNĐ/người), độ lệch chuẩn là 81441.7 (nghìn VNĐ/người) Qua đó thấy rằng tăng trưởng kinh tế không đồng đều giữa các tỉnh thành thuộc trọng điểm kinh tế phía Nam trong giai đoạn 2010-2020.
Biến số lạm phát cấp tỉnh (inf) có giá trị trung bình là 100.35 và có khoảng biến thiên nhỏ với giá trị nhỏ nhất là 99.45 và giá trị lớn nhất là 102.48, độ lệch chuẩn là 0.55 Điều này cho thấy, chỉ số giá qua các năm có sự thay đổi nhẹ, ổn định qua các năm từ 2010 đến 2020.
Biến số vốn tư nhân (K) có giá trị trung bình là 27702.58 (triệu đồng/nghìn người) Khoảng biến thiên rộng với giá trị nhỏ nhất là 13.64 (triệu đồng/nghìn người) và giá trị lớn nhất là 81045.55 (triệu đồng/nghìn người), độ lệch chuẩn là 21353.84 (triệu đồng/nghìn người) Kết quả cho thấy có sự khác biệt trong vốn đầu tư tư nhân giữa các tỉnh trong giai đoạn 2010-2021.
Biến số Vốn đầu tư (GINVn) có giá trị trung bình là 4063.67 (triệu đồng/nghìn người) Khoảng biến thiên rộng với giá trị nhỏ nhất là 2677.11 (triệu đồng/nghìn người) và giá trị lớn nhất là 5589.64 (triệu đồng/nghìn người), độ lệch chuẩn là 984.2 (triệu đồng/nghìn người)
Biến số Mức tự cấp vốn của tỉnh (SF) là biến số đại diện cho sự phân cấp ngân sách cấp tỉnh Biến số này có giá trị trung bình là 5.18 (triệu đồng/nghìn người) Khoảng biến thiên rộng với giá trị nhỏ nhất là 34.27 (triệu đồng/nghìn người) và giá trị lớn nhất là 303.29 (triệu đồng/nghìn người), độ lệch chuẩn là 34.27 (triệu đồng/nghìn người).
Biến số Chuyển giao ngân sách trung ương cho chính quyền địa phương
(FT) có giá trị trung bình là 0.2 (triệu đồng/nghìn người) Khoảng biến thiên rộng với giá trị nhỏ nhất là 0.0001315 (triệu đồng/nghìn người) và giá trị lớn nhất là0.44 (triệu đồng/nghìn người), độ lệch chuẩn là 0.62 (triệu đồng/nghìn người).
Biến số Chi đầu tư (PUBINV) là biến số thể hiện chi đầu tư cấp tỉnh trên bình quân đầu người điều chỉnh bởi lạm phát Biến số này có giá trị trung bình là 2354.55 (triệu đồng/nghìn người) Khoảng biến thiên rộng với giá trị nhỏ nhất là 0.46 (triệu đồng/nghìn người) và giá trị lớn nhất là 11275.92 (triệu đồng/nghìn người), độ lệch chuẩn là 2167.13 (triệu đồng/nghìn người).
Biến số Chi khoa học công nghệ (SCI) là biến số thể hiện chi đầu tư cấp tỉnh trên bình quân đầu người điều chỉnh bởi lạm phát Biến số này có giá trị trung bình là 32.14 (triệu đồng/nghìn người) Khoảng biến thiên rộng với giá trị nhỏ nhất là 0.01 (triệu đồng/nghìn người) và giá trị lớn nhất là 444.66 (triệu đồng/nghìn người), 75.58 độ lệch chuẩn là (triệu đồng/nghìn người) Có thể nhận thấy, chi tiêu công cho môi trường chiếm tỷ lệ thấp trong các khoản chi tiêu công của tỉnh cho các lĩnh vực
Biến số Chi sự nghiệp kinh tế (ECO) là biến số thể hiện chi KHCN trên bình quân đầu người điều chỉnh bởi lạm phát Biến số này có giá trị trung bình là 455.9 (triệu đồng/nghìn người) Khoảng biến thiên rộng với giá trị nhỏ nhất là 0.14 (triệu đồng/nghìn người) và giá trị lớn nhất là 1714.81 (triệu đồng/nghìn người), độ lệch chuẩn là 414.44 (triệu đồng/nghìn người).\
Biến số Chi giáo dục (EDU) là biến số thể hiện chi giáo dục cấp tỉnh trên bình quân đầu người điều chỉnh bởi lạm phát Biến số này có giá trị trung bình là 1189.4 (triệu đồng/nghìn người) tức là bình quân chi tiêu cho giáo dục ở mỗi tỉnh trong giai đoạn 2010-2021 là 1189.4 triệu đồng Khoảng biến thiên rộng với giá trị nhỏ nhất là 0.29 (triệu đồng/nghìn người) và giá trị lớn nhất là 2722.88 (triệu đồng/nghìn người), độ lệch chuẩn là 414.44 (triệu đồng/nghìn người) Điều này cho thấy các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tập trung ngân sách Nhà nước để phát triển lĩnh vực giáo dục, bởi giáo dục đem lại những tác động to lớn đến đời sống kinh tế-xã hội
Biến số Chi thường xuyên (CUR) có giá trị trung bình là 3377.42 (triệu đồng/nghìn người) Khoảng biến thiên rộng với giá trị nhỏ nhất là 0.63 (triệu đồng/nghìn người) và giá trị lớn nhất là 8891.13 (triệu đồng/nghìn người), độ lệch chuẩn là 2402.83 (triệu đồng/nghìn người).
Biến số Chi môi trường (ENV) có giá trị trung bình là 163.13 (triệu đồng/nghìn người) Khoảng biến thiên rộng với giá trị nhỏ nhất là 0.01 (triệu đồng/nghìn người) và giá trị lớn nhất là 803.65 (triệu đồng/nghìn người), độ lệch chuẩn là 202.1 (triệu đồng/nghìn người).
Biến Chi xã hội (SOC) có giá trị trung bình là 207.21 (triệu đồng/nghìn người) Khoảng biến thiên rộng với giá trị nhỏ nhất là 0.1 (triệu đồng/nghìn người) và giá trị lớn nhất là 589.09 (triệu đồng/nghìn người), độ lệch chuẩn là
Kết quả ước lượng tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế
Bộ dữ liệu thu thập từ Niên giám thống kê, Tổng cục thống kê của các tỉnh/ thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tại Việt Nam giai đoạn 2011 -
2020 được sử dụng để ước lượng theo các mô hình đã trình bày ở Chương 3 Các bảng dưới đây trình bày các kết quả ước lượng của các mô hình, lần lượt là
POOLED OLS, FEM, REM, FEM robust, DGMM.
Biến số Tên biến POOL REM FEM FEM_robust DGMM
Mức tự cấp vốn lnSF 0.73*** 0.73*** 0.36*** 0.36* .
Chuyển giao tài chính tỉnh lnFT -0.63*** -0.63*** -0.32*** -0.32* .
Chi sự nghiệp kinh tế lnECO 0.31** 0.31*** 0.16 0.16 0.71*
Ghi chú: *,**,*** lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%,5%,1%
Biến số Tên biến POOL REM FEM FEM_robust DGMM
Mức tự cấp vốn lnSF 0.76*** 0.76*** 0.39*** 0.39** .
Chuyển giao tài chính tỉnh lnFT -0.66*** -0.66*** -0.35*** -0.35** .
Ghi chú: *,**,*** lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%,5%,1%
Biến số Tên biến POOL REM FEM FEM_robust DGMM
Tăng trưởng kinh tế lnGDP .
Mức tự cấp vốn lnSF 0.75** 0.75*** 0.35*** 0.4** 0.4***
Chuyển giao tài chính tỉnh lnFT -0.66** -0.66*** -0.31*** -0.36** .
Sargan test chi2(39) = 49.84332 Prob > chi2 = 0.1144
Ghi chú: *,**,*** lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5%, 1%
Sau khi thu thập dữ liệu từ Niên giám thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 -
2020, nhóm tiến hành phân tích và đo lường kết quả bằng phần mềm Stata thông qua các mô hình đề cập ở Chương 3 gồm mô hình hồi quy dữ liệu bảng
POOLED-OLS, mô hình FEM, mô hình REM, mô hình FEM robust, mô hình DGMM (Phụ lục) Ở cả 3 mô hình, nhóm tiến hành chạy lần lượt mô hình POOLED-OLS và mô hình FEM Kết quả cho thấy, p_value ở mô hình FEM nhận giá trị 0 (< 0.05), bác bỏ H0 vậy nên FEM là mô hình phù hợp hơn Để tối ưu được mô hình, nhóm thực hiện ước lượng bằng mô hình REM Dùng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa 2 mô hình FEM và REM, ở 3 mô hình đều bác bỏ H0 vì vậy mô hình FEM là mô hình phù hợp
Nhìn chung, mô hình FEM chỉ giải thích được xấp xỉ 16 % sự biến động trong tăng trưởng kinh tế các tỉnh, nhưng mô hình đã giải thích sự biến động trong tăng trưởng trung bình mỗi tỉnh theo thời gian ở mức 75% Tại mô hình POOLED OLS và REM cũng có hệ số xác định cao trung bình ở mức 88% Điều này cho thấy mô hình nghiên cứu là tương đối tốt và có tính ổn định qua các tiếp cận ước lượng khác nhau.
Tiếp theo, nhằm đảo bảo tính hiệu quả của mô hình, nhóm tiến hành các kiểm định các khuyết tật như phương sai sai số thay đổi đối với mô hình FEM. Kết quả cho thấy, mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi với giá trị p_value = 0 (< 0.05) và bác bỏ giả thuyết H0 Để khắc phục vấn đề này, nhóm tiến hành thực hiện ước lượng vững robust nhưng sai số mô hình cho kết quả lớn, cụ thể một số biến trong mô hình robust đã mất ý nghĩa thống kê Nhóm khắc phục vấn đề bằng cách thực hiện ước lượng hồi quy DGMM (Phụ lục) Với mô hình (1) và (2), nhóm thực hiện ước lượng vững và kiểm định Abond chấp nhậnH0 ở hai bậc tự tương quan, chứng tỏ mô hình đủ tốt Ở mô hình (3) vì không thực hiện ước lượng vững nên nhóm thực hiện kiểm định Sargan, kết quả kiểm định Sargan mô hình DGMM cho thấy chấp nhận H0 ở mức ý nghĩa 5% Điều này mang ý nghĩa rằng mô hình DGMM mang tính hiệu quả và chắc chắn.Ngoài ra, các nhóm biến kiểm soát như: vốn tư nhân, mức tự cấp vốn,chuyển giao ngân sách và các biến chi sự nghiệp kinh tế, chi khoa học, chi môi trường, chi xã hội có ý nghĩa thống kê cao.
Bình luận kết quả nghiên cứu
4.3.1 Bình luận về tác động của nhóm biến kiểm soát đến tăng trưởng kinh tế
Vốn tư nhân đến tăng trưởng kinh tế địa phương (lnK):
Thông qua 3 mô hình thầy được biến vốn tư nhân có tác động không cố định và không có ý nghĩa thống kê đến tăng trưởng kinh tế Cụ thể, tại mô hình Pooled và REM, vốn tư nhân thường thể hiện xu hướng ngược chiều, trong khi ở
3 mô hình ngược lại vốn tư nhân có xu hướng tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế Có thể thấy, tác động của vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế là không cố định, theo mô hình DGMM của mô hình 1, khi các yếu tố khác không đổi, nếu tăng hoặc giảm 1% vốn tư nhân thì kinh tế địa phương giảm hoặc tăng 0.31% với mức ý nghĩa 1% Trong khi kết quả mô hình DGMM mô hình 1 và 2 lại thể hiện rằng, trung bình khi tăng hoặc giảm 1% vốn tư nhân thì kinh tế địa phương tăng hoặc giảm 0.29% Điều này khác với kết quả nghiên cứu của Sử Đình Thành, cụ thể vốn tư nhân trong mô hình có tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế địa phương, trung bình ở mức 0.06%.
Vốn đều tư đến tăng trưởng kinh tế địa phương (lnGINVn):
Kết quả ước lượng của ba mô hình cho thấy vốn đầu tư có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê ở mô hình 1 và 2 Cụ thể ở mô hình 1, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tăng hoặc giảm 1% vốn đầu tư thì tăng trưởng kinh tế tăng giảm 0,37% Trong khi ở mô hình 2, trung bình khi tăng hoặc giảm 1% vốn đầu tư thì kinh tế địa phương tăng hoặc giảm 0,50%
Kết quả này ủng hộ kết luận của Sử Đình Thành, cụ thể vốn đầu tư có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh
Mức tự chấp vốn đến tăng trưởng kinh tế địa phương (lnSF):
Thông qua 3 mô hình thấy được biến mức tự chấp vốn luôn có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê cao đến tăng trưởng kinh tế Theo mô hình FEM và FEM robust, khi các yếu tố khác không đổi, nếu tăng hoặc giảm 1% mức tự chấp vốn thì kinh tế địa phương tăng hoặc giảm trung bình 0.35% với mức ý nghĩa 1% và 5% Điều này đúng với kết quả nghiên cứu của Sử Đình Thành, cụ thể mức tự chấp vốn trong mô hình có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế địa phương và có ý nghĩa thống kê cao ở tất cả các mô hình (0.05) Tuy nhiên kết quả ở bài nghiên cứu của nhóm cho thấy tác động lớn hơn so với nghiên cứu gốc.
Có thể thấy, mức tự chấp vốn tỉnh có tác động lớn đến kinh tế các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hơn mức trung bình toàn quốc, việc một tỉnh có khả năng tài chính cao là nền tảng vững chắc có tăng trưởng kinh tế địa phương.
Chi chuyển giao tài chính tỉnh đến tăng trưởng kinh tế địa phương (lnFT):
Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy chi chuyển giao tài chính tỉnh có tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế địa phương và luôn có ý nghĩa thống kê cao Cụ thể, theo kết quả mô hình FEM và FEM robust, khi các yếu tố khác không đổi, nếu tăng hoặc giảm 1% chi chuyển giao tài chính thì trung bình kinh tế địa phương giảm hoặc tăng 0.35% Tuy nhiên, kết quả của chi chuyển giao tài chính tỉnh ở các mô hình DGMM thể hiện sự không nhất quán khi tác động cùng chiều hay ngược chiều thay đổi ở 3 mô hình và ý nghĩa thống kê không cao. Điều này là đúng với kết quả nghiên cứu gốc, khi chi chuyển giao tài chính tỉnh luôn có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê cao, trung bình hệ số là -0.05.
Có thể thấy, chi chuyển giao tài chính tỉnh ở cả nước nói chung và vùng kinh tế trọng điểm nói riêng có tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh, đặc biệt ở vùng kinh tế trọng điểm, cơ cấu chi chuyển giao chưa hiệu quả dẫn đến ảnh hưởng lớn đến kinh tế các tỉnh này.
4.3.2 Bình luận về tác động của thành phần chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế
4.3.2.1 Chi đầu tư đến tăng trưởng kinh tế
Kết quả thống kê cho thấy chi đầu tư không có ý nghĩa thống kê trên hầu hết các mô hình Đa số mô hình đều thể hiện chi đầu tư có xu hướng tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế, trong đó mô hình DGMM, chi đầu tư có xu hướng tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế địa phương Theo kết quả từ mô hình DGMM, khi các yếu tố khác không đổi, khi tăng hoặc giảm 1% thì nền kinh tế địa phương giảm hoặc tăng 0.03% nhưng không có ý nghĩa thống kê. Tương tự với tại độ lag 2, khi tăng hoặc giảm 1% thì nền kinh tế địa phương giảm hoặc tăng 0.02% vẫn không có ý nghĩa thống kê Nhưng tại độ lag 1, tăng 1% chi thường xuyên lại khiến cho nền kinh tế tăng 0.06%.
Kết quả này tương tự với nghiên cứu Nguyen (2019) cho rằng không đủ bằng chứng để kết luận rằng biến chi tiêu đầu tư phát triển có tác động lên nền kinh tế, cụ thể là biến GDP Sự kém hiệu quả của chi đầu tư công tại Việt Nam được giải thích là do: thất thoát, lãng phí gắn liền với tham nhũng, tạo môi trường gây bất lợi cho thực hiện mục tiêu của các dự án đầu tư công Nếu không khắc phục được những hạn chế đó, nhà nước chi đầu tư càng nhiều thì càng không hiệu quả.
Giống với kết quả của Nguyen-Vanetal (2018), điều này chỉ ra rằng tác động chi tiêu công của địa phương đối với tăng trưởng kinh tế của các tỉnh là không đáng kể Nghiên cứu cho kết quả hệ số chi đầu tư phát triển là dương, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của các tỉnh ở mức ý nghĩa 5% (Thành và cộng sự, 2019).
Giống với kết quả nghiên cứu của Abbadi và cộng sự, (2021) cho thấy cấu trúc của chính sách tài khóa bị bóp méo do chi thường xuyên chiếm nhiều hơn hơn 70% tổng chi cho chi tiêu phát triển Ngoài ra, một phần lớn viện trợ nước ngoài mà chính phủ nhận được là chỉ đạo hỗ trợ ngân sách trả lương, trả lương chứ không đi vào dự án phát triển Kết quả của nghiên cứu chỉ ra mối tương quan thuận đáng kể của chi phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế Điều này phù hợp với Lý thuyết kinh tế của Keynes.
Thực tế ai cũng có thể thấy được, chi tiêu đầu tư phát triển tạo điều kiện cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thúc đẩy thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Là đầu tàu kinh tế Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước rất lớn nhưng lại sử dụng chưa hiệu quả Khi các vấn đề liên quan đến lập, thẩm định các dự án đầu tư và các cơ quan ban ngành liên quan còn phức tạp, các dự án hiện nay thường luôn không thể hoàn thành đúng hạn Trong khi đó, nguồn chi đầu tư lại cứ liên tục đổ vào gây hao phí, giảm hiệu quả Điều này gây mất thâm hụt ngân sách, mất cân đối ngành, kéo theo trì trệ các hoạt động kinh tế - xã hội khác Đòi hỏi Nhà nước cần phải có các chính sách về quy hoạch, thẩm định dự án, trách nhiệm hóa cơ quan thực hiện và có các chế tài răn đe.
4.3.2.2 Chi thường xuyên đến tăng trưởng kinh tế.
Kết quả ước lượng cho thấy Chi thường xuyên có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế địa phương ở tất cả các mô hình ước lượng Cụ thể, chi thường xuyên có ý nghĩa thống kê ở mô hình Pooled, REM và DGMM, tuy nhiên lại không có ý nghĩa thống kê ở hai mô hình FEM và FEM robust Theo kết quả từ mô hình DGMM cho thấy khi các yếu tố khác không đổi, trung bình chi thường xuyên tăng hoặc giảm 1% thì nền kinh tế địa phương tăng hoặc giảm 0.3% Nhưng tại độ lag 1, tăng 1% chi thường xuyên lại khiến cho nền kinh tế giảm 0.23% Điều này đúng với nghiên cứu của Sử Đình Thành (2019) tuy nhiên ở đây tác động của chi thường xuyên đến tăng trưởng kinh tế mạnh hơn và có ý nghĩa thống kê so với nghiên cứu gốc (0.052%)
Kết quả thống kê ủng hộ nghiên cứu của Nguyen (2019) khi nghiên cứu chứng minh rằng chi thường xuyên có tác động đáng kể đến kinh tế Việt Nam với ý nghĩa thống kê 1%; nghiên cứu của Abbadi (2021) cho rằng chi thường xuyên tác động cùng chiều ở mức ý nghĩa 5%.