Tiểu luận cơ sở văn hóa hầu đồng

29 0 0
Tiểu luận cơ sở văn hóa hầu đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quan đệ nhất:- Quan đệ nhất hay còn được gọi là quan lớn đệ nhất, Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên đứng đầu trong các hàng quan lớn.. - Quan đệ nhị là vị quan thường ngự đồng trong các nghi

Trang 1

KHOA QUAN HỆCÔNG CHÚNG

Trang 2

TP HỒ CHÍ MINH - 2023

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1.Lí do chọn đề tài: 4

2.Phương pháp nghiên cứu: 4

3.Nội dung nghiên cứu: 4

PHẦN 1: SƠ LƯỢC VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 5

PHẦN 2: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HẦU ĐỒNG 6

1.Khái niệm: 6

2.Những chuẩn bị khi Hầu đồng: 6

3.Giá trị Hầu đồng mang lại: 6

PHẦN 4: CÁCH THỨC TRUYỀN THÔNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA HẦU ĐỒNG 22

PHẦN 5: KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI KHI TRUYỀN THÔNG VỀ HẦU ĐỒNG 24

1.Thuận lợi khi làm về truyền thống văn hóa hầu đồng: 24

2.Khó khăn khi làm về truyền thống văn hóa hầu đồng: 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm 4 xin trân trọng cảm ơn cô Trần Thị Quỳnh Lưu - người đã trực tiếp giảng dạy cũng như anh trợ giảng Hưng Thịnh đã hướng dẫn và góp ý cho chúng em trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này.

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo trường Đại học Văn Lang, đặc biệt là các thầy, cô khoa Quan hệ công chúng – Truyền thông - những người đã truyền lửa và giảng dạy kiến thức cho em suốt thời gian qua.

Mặc dù đã có những đầu tư nhất định trong quá trình làm bài song cũng khó có thể tránh khỏi những sai sót, em kính mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 5

MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài:

Hầu đồng là một hình thức nghệ thuật tín ngưỡng dân gian có lịch sử lâu đời đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ, thể hiện đời sống tinh thần của người Việt và sự tài hoa, sáng tạo của nhân dân ta trong lĩnh vực nghệ thuật Thế nên qua bài báo cáo này nhóm 4 với mong muốn giữ gìn, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

2 Phương pháp nghiên cứu:

Chủ yếu kết hợp giữa hai phương pháp:

Phương pháp thu thập thông tin: Tìm kiếm các thông tin liên quan đến Hầu đồng qua các trang báo quốc gia hoặc các kênh truyền thông uy tín trên internet Và phương pháp phỏng vấn - trả lời: Tìm và đặt câu hỏi phỏng vấn những người có hiểu biết về văn hóa Hầu đồng.

3.Nội dung nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu về loại hình nghệ thuật tín ngưỡng dân gian Hầuđồng và giá trị mà nó mang lại cho chúng ta Đối tượng nghiên cứu: Các điệu múacủa Hầu đồng, ý nghĩa của trang phục Hầu đồng, ý nghĩa của các lễ vật trên bàn

loan, các giá trị mà Hầu đồng mang lại.

Trang 6

PHẦN 1: SƠ LƯỢC VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Đồng bằng sông Hồng (hay còn gọi là châu thổ sông Hồng) là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm 11 tỉnh và thành phố như: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh Gần như đồng nghĩa với đồng bằng sông Hồng là vùng trung châu, khác với vùng chân núi trung du và núi cao thượng du Không giống như vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng chỉ có 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên là không có núi, do đó khu vực này thường được gọi là châu thổ sông Hồng

Toàn vùng có diện tích: 23.336 km², chiếm 7,1 % diện tích của cả nước.

Đồng bằng sông Hồng là một trong những khu vực có nền văn hóa lâu đời của Việt Nam Một trong số những nét văn hóa đặc sắc đó là loại hình nghệ thuật tín ngưỡng dân gian Hầu Đồng.

Trang 7

PHẦN 2: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HẦU ĐỒNG

1.Khái niệm:

Hầu đồng là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của người Việt Là nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian và tôn giáo thờ nữ thần mẹ Đạo Mẫu dòng Shaman giáo của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

2.Những chuẩn bị khi Hầu đồng:

- Điện thờ

- Chọn ngày lành - Dàn nhạc hầu đồng

- Trang phục hầu đồng: Có 36 giá đồng Do đó, sẽ có 36 bộ trang phục được chuẩn bị Những thứ cơ bản gồm: khăn đỏ phủ diện, 5 chiếc áo dài màu khác nhau, 1 quần dài trắng, khăn tấu hương, thắt đai lưng màu Son phấn, thẻ ngà, kiềng bạc, vòng, hoa tai, chuỗi hạt, xuyến, quạt.

- Lễ vật hầu đồng: xôi, thịt, quả, hoa, trầu, cau, rượu, thuốc, vàng mã

3.Giá trị Hầu đồng mang lại:3.1 Giá trị văn hóa:

Hầu đồng có lịch sử lâu đời, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam Ngày nay, hầu đồng phát triển như một nét văn hóa cộng đồng, nhiều buổi hầu đồng được trình diễn tại các dịp lễ hội không chỉ là dịp để người dân về chiêm bái, mà còn để mọi người cùng được thưởng thức những màn diễn xướng tâm linh độc đáo Không chỉ thế, hầu đồng còn là một hình thức giáo dục nhân cách, đạo đức con người.

3.2 Giá trị tinh thần:

Hầu đồng cho ta thấy thấy sự đoàn kết , sự tôn trọng, sự kính trọng đối với tổ tiên Là một phần của nền văn hóa dân gian lâu đời, mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam, tôn vinh truyền thống yêu nước, tinh thần hướng về nguồn cội “uống nước nhớ nguồn”.

Trang 8

PHẦN 3: 36 GIÁ CHẦU

1.Tam tòa thánh Mẫu:

Hệ thống tam tòa thánh Mẫu hiện nay có 3 vị:

- Mẫu đệ nhất là Mẫu Thượng Thiên mặc trang phục màu đỏ - Mẫu đệ nhị là Mẫu Thượng Ngàn mặc trang phục màu xanh - Mẫu đệ tam là Mẫu Thoải mặc trang phục màu trắng.

Ý nghĩa:

- Thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian lâu đời của người Việt Mẫu là người mẹ, người phụ nữ trong cõi tâm linh của con người.

- Việc thờ Mẫu thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân tộc Nhờ công ơn của những vị thần cai quản tự nhiên mà được mưa thuận gió hòa con người an tâm chăm lo lao động sản xuất phục vụ cuộc sống.

- Trong quan niệm của nhiều người, việc thờ Tam Tòa Thánh Mẫu là cầu mong mưa thuận gió hòa đến cho mọi người Vì vậy rất được người dân tôn kính và thờ phụng một cách cẩn thận.

Việc thờ cúng thánh Mẫu trong các dịp lễ:

- Vào dịp lễ, các điện, am, cảnh sẽ lập bàn thờ trên các thuyền rồng, gọi là bằng Các bằng phải xếp thứ tự như sau: “đi đầu đoàn rước là thuyền đơn – thuyền giám sát Thượng Ngàn để mở đường, đi sau là bằng Thượng Sơn, Mẫu Thượng Ngàn, kế đến là bằng Quan Thánh dẹp đường Sau các bằng có chức năng mở đường này, mới đến bằng Mẫu và bằng Hội Đồng Đi sau bằng Mẫu là bằng Mẫu Thủy Cung, bằng hai vị phò Mẫu Thiên Y A Na và bằng rước Hội đồng Đức Chầu”.

2.Giá Trần Triều:

Hệ thống thờ tự Trần Triều bao gồm 6 vị: - Vương phụ - Vương Mẫu

- Vương phi Phu nhân - Tứ vị Vương Tử - Nhị vị Thánh Cô

- Lục Bộ Đức Thánh Ông Ý nghĩa:

Trang 9

- Hầu Trần Triều là một trong những hình thức đặc sắc, mang đậm dấu ấn cổ xưa nhất của người Việt.

- Nét đặc sắc khi hầu nhà Trần là phép lên đai thượng, xiên lình, lấy dấu mặn Dấu mặn dùng để chữa bệnh, trừ tà, chữa điên, trấn yểm

- Ý nghĩa thực sự của lên đai thượng là khi lên đai thượng mặt của người hầu sẽ thành mặt hổ phù thể hiện sự uy linh, thần oai của Thánh.

Trình tự khóa lễ thỉnh:

Trước khi vào một vấn hầu đồng Nhà Trần thường phải bày đàn cúng thỉnh Trình tự khóa lễ thỉnh như sau:

- Cúng phát tấu nghi

- Thỉnh Phật thỉnh Tam phủ - Tuyên kinh

- Cúng thỉnh Trần Triều - Trịch sai văn Trần Triều

- Khao các quan khao binh (cúng hạ ban) - Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ - Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai - Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh

3.1 Quan đệ nhất:

- Quan đệ nhất hay còn được gọi là quan lớn đệ nhất, Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên đứng đầu trong các hàng quan lớn Có tương truyền rằng ông là Tôn Quan Đại Thần trên Đế Đình Thiên Cung, được sắc phong ngôi Thượng Thiên Nhất Phẩm Công Hầu, cai quản tam giới đình thần văn võ Không chỉ thế, Ngài cũng trực tiếp hầu cận bên phải đền vua cha Bát Hải Động Đình, thay quyền và đại diện cõi nhân gian, thừa hành Tam giới, tâu đối tội phúc nhân danh cõi thượng thiên.

Trang 10

- Quan đệ nhất rất ít khi về ngự đồng mà Ngài chỉ về ngự đồng vào những dịp có đại sự như: mở phủ, tạ phủ, hầu xông đền, xông điện Khi ngự đồng, quan lớn đệ nhất sẽ mặc áo đỏ thêu rồng, hổ phù, cầm chùy, nét vẽ đỉ, lưới đỏ thắt lưng đỏ - Hằng năm, khánh tiệc đản nhật giáng sinh của Ngài vào ngày 10-1 (âm lịch), còn khánh tiệc đản nhật của Ngài vào ngày 24-8 (âm lịch).

3.2 Quan đệ nhị:

- Quan đệ nhị hay còn gọi là quan lớn đệ nhị, quan đệ nhị giám sát Ngài là vị quan lớn cai quản miền rừng núi thượng ngàn, giám sát tam giới và nắm giữ sổ sinh tử của trần gian Có tương truyền rằng Ngài vốn là con trai thứ hai của Vua Cha Bát Hải Động Đình, được giao quyền giám sát, cai quản Sơn Lâm, Thượng Ngàn Ngài đã từng hiển linh ban phúc, phù trợ cho nhân dân được có cuộc sống tốt lành, ấm no

- Quan đệ nhị là vị quan thường ngự đồng trong các nghi lễ hầu đồng của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ Khi ngự đồng, quan đệ nhị sẽ mặc áo xanh lá thêu rồng, hổ.

- Hằng năm, vào ngày 10/11 (âm lịch) được lấy là ngày tiệc chính của quan đệ nhị thượng ngàn

3.3 Quan đệ tam:

- Quan đệ tam hay còn gọi là Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ, Đệ Tam Tôn Quan Ngài là vị quan lớn văn võ toàn tài, quản cai miền sông nước Có tương truyền rằng Ngài vốn là con trai thứ ba của Vua Cha Bát Hải Động Đình, là người rất được vua cha yêu quý nên giao quyền cai quản chốn Long Giai Động Đình, cận bên cạnh phụ vương

- Quan đệ tam là vị quan thường ngự đồng khi có đại tiệc khai đàn mở phủ.Khi ngự đồng, quan đệ tam sẽ mặc áo màu trắng thêu rồng, đeo hổ phù, mạng trắng và đai trắng Sau đó, ông làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ điệp , tay múa đôi song kiếm

- Hằng năm, vào ngày 24/6 (âm lịch) được lấy là ngày tiệc quan lớn đệ tam.

3.4 Quan đệ tứ:

- Quan đệ tứ hay còn gọi là Quan Đệ Tứ Khâm Sai Ngài là vị quan cai quản và ghi sổ tử vi với Ngọc Hoàng Đại Đế Có Tương truyền rằng, ông là con trai thứ tư của

Trang 11

Vua Cha Bát Hải Động Đình sau Quan Lớn Tam Phẩm Vua Cha sai Quan Đệ Tứ Khâm Sai trấn giữ đồng bằng, làm sứ giả bốn cung.

- Quan đệ tứ khi ngự đồng thường mặc áo màu vàng thêu rồng, đeo đổ phù, mạng vàng, đai vàng.

- Hằng năm, vào ngày 24/4 (âm lịch) được lấy là ngày khánh tiệc của quan đệ tứ.

3.5 Quan đệ ngũ:

- Quan đệ ngũ hay còn gọi là quan đệ ngũ tuần chanh Ngài có vai trò là Thanh tra, giám sát nhân gian Ngọc Hoàng ban cho Ngài thống lĩnh thiên địa binh, thay quyền tam tử phủ đại diện cho con người, thu chấp kim ngân tài mã, giải oan nghiệp sở cho trần gian Có tương truyền rằng, ngài là con trai thứ năm của trong một gia đình lái đò trên dòng sông Vĩnh, phủ Ninh Giang (nay thuộc Hải Dương) thời Hùng Triều Thập Bát (Hùng Duệ vương).

- Quan đệ ngũ là vị quan thường ngự đồng trong các buổi lễ Mẫu – Tam tứ phủ Khi ngự đồng ông mặc áo lam thêu rồng, hổ phù, làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ tán đàn rồi múa thanh long đao Mỗi khi có đại đàn mở phủ hay bất cứ lễ tiệc nào, sau khi thỉnh các quan lớn về, đều phải đợi đến khi giá Quan Lớn Đệ Ngũ về chứng một lần hết tất cả các đàn mã sớ trạng rồi mới được đem đi hoá.

4.Các giá tứ phủ Quan Hoàng:

Gồm 10 vị, trong 10 vị này chỉ hầu 3 vị: - Ông Hoàng Bơ

- Ông Hoàng Bảy - Ông Hoàng Mười

4.1 Ông Hoàng Bơ:

Ông Hoàng Bơ hay còn được gọi là Quan Hoàng Bơ, Ông Bơ Thoải Ông là một trong mười vị Quan Hoàng Tứ Phủ thuộc hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Có tương truyền rằng, Ngài là con thứ ba của Vua cha Bát Hải Động Đình, ngự tại Thoải cung và nhận trọng trách cai quản Đền Vàng Thủy Phủ Không chỉ thế, có nhiều tích kể về ông khi thì ông hiện thành hoàng tử có vẻ ngoài mĩ miều, cưỡi cá chép màu vàng cưỡi sóng trên mặt nước, lúc thì biến hóa để ngao du bốn biển, thưởng rượu, chơi cờ cùng với bạn tiên… hưởng thụ các thú vui của các bậc cao nhân.

Trang 12

Hằng năm, vào 26/6 (âm lịch) là ngày tiệc chính của ông Hoàng Bơ.

Ông Hoàng Bơ khi về ngự đồng thường mặc trang phục màu trắng vì ông là vị thánh nơi Thoải cung Vì thế, mỗi khi dâng lễ lên ông, thường mang màu trắng làm chủ đạo để thể hiện lòng thành kính.

Lễ vật dâng lên Ông Hoàng Bơ gồm những vật phẩm sau: Một mâm hoa quả tươi và một lọ hoa thơm, một đĩa xôi, một con gà hoặc một khoanh thịt luộc, rượu trắng và tiền vàng, trầu cau, sớ dâng lễ, oản lễ màu trắng.

4.2 Ông Hoàng Bảy:

- Ông Hoàng Bảy hay còn gọi là Ông Bảy Bảo Hà Ông là vị thần quan trọng trong hệ tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam Có tương truyền rằng Ông là con của Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, vị vua đứng đầu ở Thuỷ Phủ Ông thuộc hệ thần linh Tứ Phủ và xếp hàng thứ 7 trong số Thập vị Quan Hoàng Ông lập nhiều công lớn nên được nhân dân kính trọng thờ tụng và lập đền thờ ở nhiều nơi.

- Hầu giá ông Hoàng Bảy: Ông thường mặc áo tím chàm hoặc lam có thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ, đầu đội khăn xếp có thắt lét lam, cài chiếc kim lệch màu ngọc thạch Ông ngự về tấu hương, khai quang rồi cầm đôi hèo, cưỡi ngựa đi chấm đồng.

- Đền ông Hoàng Bảy còn được gọi là đền Bảo Hà, là khu di tích được nằm ở ngọn núi Cấm thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

4.3 Ông Hoàng Mười:

- Ông Hoàng Mười hay còn gọi là Ông Mười Nghệ An Có tương truyền rằng, ông là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên Ông có rất nhiều dị bản ,trong dân gian sự tích Ông Hoàng Mười hóa thân trong vị tướng Nguyễn Xí, người con của mảnh đất Nghệ Tĩnh, đã tham gia chinh chiến anh dũng chống giặc Minh dưới thời vua Lý Thái Tổ Về sau ông được giao quản và cai trị Nhân dân tôn kính mà thờ phụng, trong tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam ông trở thành một trong những nhân vật quan trọng.

- Hai ngôi Đền ở quê hương ông là Nghệ An và Hà Tĩnh là nơi thờ tự nổi danh nhất với Đền Củi và Đền Ông Hoàng Mười

- Hằng năm, vào tháng 3 (âm lịch) là ngày tổ chức lễ hầu ông Hoàng Mười và vào mùng 10/10 (âm lịch) là ngày lễ giỗ của ông Hoàng Mười

Trang 13

- Khi ngự đồng, Quan Ông Hoàng Mười sẽ diện long phục màu vàng, bên trên thêu chữ “Thọ”, khăn xếp đội đầu, dây thắt lưng vàng và trâm cài tóc vàng Ngoài ra ông Hoàng Mười sẽ sử dụng quạt để làm sách, dùng bút làm trâm vì hình ảnh của ông là người thơ phú văn chương tài giỏi.

- Lễ vật để dâng lên đền Ông Hoàng Mười:

+ Một mâm xôi gà cùng 1 chai rượu ngon và 5 cái chén + Một chai nước, tiền dương thế và nhang hương + Một mâm vàng mã màu vàng gồm 5 dây.

+ Một mâm hoa quả trầu cau, tiền dương thế và nước lọc.

Chầu Đệ Nhất hay còn gọi Đệ nhất Thượng Thiên công chúa, Đệ nhất hoa nương công chúa Là người có năng lực và quyền lực trong triều đình mệnh danh là Đệ nhất thượng thiên công chúa Chầu bà đệ nhất được tôn vinh và tôn thờ như một vị thánh nữ hiện thân của Thánh Mẫu đệ nhất Trang phục đặc trưng là áo đỏ và khăn hồng (khăn buồm).

Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên được coi là hóa thân của Mẫu Đệ Nhất, là Thiên Cung Tiên Nữ, con vua Ngọc Hoàng, giáng hiện trong xứ Thanh giúp dân hộ quốc Với tư cách hàng Tứ Phủ Chầu Bà, bà là vị ở ngôi cao nhất, cai quản Thượng Thiên, nắm giữ sổ Tam Tòa.

Tôn sùng và tình cảm của người dân dành cho Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên, bà được coi là một hình mẫu phong phú về đức tính và tinh thần Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên không chỉ là một biểu tượng văn hóa của dân tộc, mà còn là người bảo vệ và hướng dẫn nhân loại trong cuộc sống Chầu Bà đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử dân tộc với những công trình, những việc làm đầy ý nghĩa và giá trị nhân văn

Trang 14

Chầu Đệ Nhất rất ít khi ngự đồng trong các thần điện Chầu Đệ Nhất chỉ giáng đồng trong những dịp quan trọng như khai đàn mở phủ hay lễ Tứ Phủ Chầu Bà Sơn Trang Khi được giá ngự, Chầu bà sẽ mặc áo màu đỏ thêu phượng và choàng khăn không tượng trưng cho Thiên Phủ.

Lễ vật dâng lên Cô Đệ Nhất gồm : + Một lọ hoa tươi, một đĩa quả ngọt

+ Một con gà luộc,một đĩa xôi, một chút rượu trắng + Trầu cau, vàng mã

+ Sớ dâng,văn khấn

+ Đặc biệt không nên thiếu Oản lễ làm lễ vật khi đi lễ Cô Sử dụng Oản lễ màu đỏ tượng trưng khi cô ngự trên đồng sẽ thể hiện được lòng thành kính nhất.

5.2 Chầu Đệ Nhị:

Đứng thứ hai trong hàng Thập Nhị Vị Chầu Bà Chầu Đệ Nhị hay còn có tên gọi là Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn được coi là người cai quản sơn lâm thượng ngàn, quyền hành khắp 81 cửa ngàn đất Việt.

Chầu Đệ Nhị thường hay ngự đồng vào những dịp lễ thường có nghi thức là “trình giầu" Khi ngự đồng Chầu Đệ Nhất mặc trang phục màu xanh lá, tay giấu hai ngón phía bên phải.

Đền Chầu Đệ Nhị nổi tiếng nhất ở đền Đông Cuông Đền Đông Cuông cũng chính là ngôi đền gắn liền với Chầu Đệ Nhị ở Yên Bái

5.3 Chầu Đệ Tam

Đứng thứ ba trong hệ thống Tứ Phủ Chầu Bà Chầu Đệ Tam hay còn gọi là Chầu Đệ Tam Thoải Phủ Có tương truyền rằng, Chầu Đệ Tam là hóa thân của Mẫu Đệ Tam Chầu bà vốn là công chúa Thủy Tinh Tiên Nữ, con gái vua Thủy Tề, ở Long Cung.

Đền thờ Chầu Đệ Tam :

Đền Mẫu Thoải Hàn Sơn ngụ tại huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá, đền Mẫu Thoải nằm ở thị xã Lạng Sơn, đền Dầm ở thôn Xâm Dương, xã Ninh Sơ, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội

5.4 Chầu Đệ Tứ:

Ngày đăng: 08/04/2024, 13:52

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan