Lí do chọn đề tài: Hầu đồng là một hình thức nghệ thuật tín ngưỡng dân gian có lịch sử lâu đời đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ, thể hiện đời sống tinh thần của người Việt và sự tài
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG - TRUYỀN THÔNG
TIỂU LUẬN CƠ SỞ VĂN HÓA
HẦU ĐỒNG
Giảng viên : Trần Thị Quỳnh Lưu
TP HỒ CHÍ MINH - 2023
Trang 2MỤC LỤC
Lời cảm ơn 3
Mở đầu 4 Phần 1: Sơ lược về đồng bằng Sông Hồng 5 Phần 2 : Khái niệm Hầu đồng, ý nghĩa trang phục Hầu đồng và các
lễ vật trên bàn loan 5, 6 Phần 3: Giá trị của Hầu đồng 6, 7 Phần 4: Cách thức truyền thông giá trị văn hóa nghệ thuật của Hầu đồng 8, 9 Phần 5: Thuận lợi, khó khăn khi làm truyền thông về văn hóa Hầu đồng 9, 10
Tài liệu tham khảo 11
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm 4 xin trân trọng cảm ơn cô Trần Thị Quỳnh Lưu - người đã trực tiếp giảng dạy cũng như anh trợ giảng Hưng Thịnh đã hướng dẫn và góp ý cho chúng em trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo trường Đại học Văn Lang, đặc biệt là các thầy, cô khoa Quan hệ công chúng – Truyền thông - những người đã truyền lửa và giảng dạy kiến thức cho em suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có những đầu tư nhất định trong quá trình làm bài song cũng khó có thể tránh khỏi những sai sót,
em kính mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 4Mở đầu
1 Lí do chọn đề tài:
Hầu đồng là một hình thức nghệ thuật tín ngưỡng dân gian có lịch sử lâu đời đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ, thể hiện đời sống tinh thần của người Việt và sự tài hoa, sáng tạo của nhân dân ta trong lĩnh vực nghệ thuật Thế nên qua bài báo cáo này nhóm 4 với mong muốn giữ gìn, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
2. Phương pháp nghiên cứu: Chủ yếu kết hợp giữa hai phương pháp:
Phương pháp thu thập thông tin: Tìm kiếm các thông tin liên quan đến Hầu đồng qua các trang báo quốc gia hoặc các kênh truyền thông
uy tín trên internet Và phương pháp phỏng vấn - trả lời: Tìm và đặt câu hỏi phỏng vấn những người có hiểu biết về văn hóa Hầu đồng
3 Nội dung nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu về loại hình nghệ thuật tín ngưỡng dân gian Hầu đồng và giá trị mà nó mang lại cho chúng ta Đối tượng nghiên cứu: Các điệu múa của Hầu đồng, ý nghĩa của trang phục Hầu
đồng, ý nghĩa của các lễ vật trên bàn loan, các giá trị mà Hầu đồng mang lại
Phần 1: Sơ lược về đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng là một trong những khu vực có nền văn hóa lâu đời của Việt Nam Một trong số những nét văn hóa đặc sắc đó là loại hình nghệ thuật tín ngưỡng dân gian Hầu Đồng
Phần 2: Khái niệm Hầu đồng, ý nghĩa trang phục Hầu đồng và các lễ vật trên bàn loan
1 Khái niệm:
Hầu đồng là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của người Việt Là nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian và tôn giáo thờ nữ thần mẹ Đạo Mẫu dòng Shaman giáo của nhiều dân tộc, trong
đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam
2 Ý nghĩa trang phục Hầu đồng:
Mũ áo, xiêm y hay còn gọi là khăn chầu, áo ngự mà các thanh đồng
sử dụng khi thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu rất đa dạng, phong phú Trong khi hầu đồng, trang phục của các vị Thánh chủ yếu phân biệt qua màu sắc của đai, của mạn hay của khăn Sau này, dư giả hơn thì người ta có sắm thêm bốn chiếc áo với bốn màu tượng trưng cho bốn
Trang 5phủ Các màu này bao gồm: Màu đỏ tượng trưng cho Thiên phủ, màu vàng tượng trưng cho Địa phủ, màu trắng tượng trưng cho Thủy phủ, màu xanh tượng trưng cho Nhạc phủ Bốn màu này kết hợp với cách lên khăn, đai mạn sẽ hầu được các giá Trang phục, trang sức đẹp góp phần làm cho người thể nhập “bóng Thánh” những người tham
dự nghi lễ phấn khích, hào hứng hơn Nhìn vào các trang phục và trang sức trong nghi lễ Hầu đồng người xem có thể thấy được sự phong phú của trang phục người Việt qua nhiều tộc người, và nhiều thời kỳ khác nhau Có thể thấy, trang phục Hầu đồng là yếu tố không thể thiếu góp phần dẫn đến thành công cho một buổi Hầu đồng Những bộ trang phục này không chỉ để giới thiệu cho người xem biết
về giá đồng mà còn là hình tượng văn hóa được đúc kết từ nhiều thế
hệ của người Việt
3 Ý nghĩa lễ vật trên bàn loan:
Một đĩa hoa, biểu thị sự tôn kính và tươi đẹp của cô đồng Một đĩa quả gồm nhiều loại quả, biểu thị sự sung túc và phong phú của cô đồng Một cơi trầu, quả cau, biểu thị sự trao đổi và giao tiếp với cô đồng Một cút rượu, biểu thị sự mừng rỡ và vui vẻ của cô đồng Xôi thịt, biểu thị sự no đủ và ấm áp của cô đồng Một tập giấy tiền, biểu thị sự cầu mong sự giàu có và may mắn của cô đồng Thẻ hương, biểu thị sự kết nối và cầu nguyện với cô đồng Một cánh sớ trình cô, biểu thị sự thỉnh cầu và cảm ơn cô đồng Cái gương trên bàn cúng cô đồng có ý nghĩa là một biểu tượng của sự phản chiếu và tự nhận thức Cái gương giúp người hầu đồng nhìn thấy bóng thánh của cô đồng khi nhập thần, và cũng giúp người cúng dường nhìn thấy chính mình, nhận ra những sai lầm và cải thiện đạo đức Cái gương cũng thể hiện sự kết nối và giao tiếp với cô đồng, là một cách thể hiện lòng thành kính và tôn trọng vị thần nữ
Phần 3: Giá trị của Hầu đồng
1 Hầu đồng có phải là mê tín dị đoan ?
Lên đồng và Hầu đồng là hoàn toàn khác nhau Và việc hầu đồng hoàn toàn không phải là một hình thức dị đoan Hầu đồng bị xem là
mê tín dị đoan vì: Lên đồng dựa trên niềm tin vào sự nhập đồng của các vị thánh, thần, tiên, ông hoàng, bà chúa Niềm tin này không có căn cứ khoa học, là sự mê muội, ảo tưởng của con người Lên đồng
có nhiều nghi thức phức tạp, tốn kém, gây lãng phí Lên đồng có thể gây ra những hậu quả xấu, như: mê muội, hoang tưởng, thậm chí là tai nạn, thương tích Quan điểm này cho rằng hầu đồng là một hình thức nghệ thuật tín ngưỡng dân gian, không phải là mê tín dị đoan,
Trang 6bởi vì: Hầu đồng có lịch sử lâu đời, đã được lưu truyền qua nhiều thế
hệ Hầu đồng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam Hầu đồng có ý nghĩa cả về mặt tín ngưỡng và nghệ thuật Nhóm 4 cho rằng hầu đồng là một loại hình nghệ thuật tín ngưỡng dân gian, có cả mặt tích cực và tiêu cực: Về mặt tích cực, hầu đồng là một loại hình nghệ thuật đặc sắc của vùng đồng bằng sông Hồng Hầu đồng thể hiện sự tài hoa, sáng tạo của người dân Việt trong lĩnh vực nghệ thuật Hầu đồng cũng là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng của người dân, giúp họ thể hiện niềm tin, tín ngưỡng của mình đối với các vị thánh, thần, tiên, ông hoàng, bà chúa Về mặt tiêu cực, hầu đồng có thể gây ra những hậu quả xấu, như: mê muội, hoang tưởng, thậm chí là tai nạn, thương tích Vì vậy, cần phải có sự quản lý, định hướng của các cơ quan chức năng để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của hầu đồng
2 Giá trị Hầu đồng mang lại:
2.1 Giá trị văn hóa:
Hầu đồng tại Việt Nam ngày càng phát triển như một nét văn hóa cộng đồng Ngày nay, nhiều buổi hầu đồng được trình diễn tại các dịp lễ hội không chỉ là dịp để người dân về chiêm bái,
mà còn để mọi người cùng được thưởng thức những màn diễn xướng tâm linh độc đáo
2.2 Giá trị tinh thần:
Thờ Mẫu như là biểu tượng của người mẹ thiên nhiên luôn chở che và mang đến cho dân phước lành Cho ta thấy thấy sự đoàn kết , sự tôn trọng, sự kính trọng đối với tổ tiên Là một phần của nền văn hóa dân gian lâu đời, mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam, tôn vinh truyền thống yêu nước, tinh thần hướng
về nguồn cội “uống nước nhớ nguồn”
Phần 4: Cách thức truyền thông giá trị văn hóa nghệ thuật của Hầu đồng
1 Sử dụng phương tiện truyền thông: Sử dụng các phương tiện
như truyền hình, radio, báo chí, và trang web để chia sẻ thông tin, câu chuyện, và hình ảnh liên quan đến hầu đồng Các tài liệu tương tác trực tuyến, như video và podcast, cũng có thể giúp tạo ra trải nghiệm học hỏi sâu sắc về chủ đề
2 Tổ chức triển lãm và sự kiện nghệ thuật: Tổ chức triển lãm,
buổi biểu diễn, và sự kiện nghệ thuật liên quan đến hầu đồng để
Trang 7cho người xem trải nghiệm trực tiếp và hòa mình vào văn hóa này Các buổi biểu diễn của hầu đồng có thể là cơ hội để mọi người tìm hiểu và tận hưởng nghệ thuật và truyền thống này
3 Thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ, tọa đàm giữ các thanh đồng - những người thực hành nghi lễ với người quản lý, người
trông coi di tích để tìm một tiếng nói chung thống nhất, tìm những
bộ trang phục phù hợp và chuẩn nhất cho việc thực hành nghi lễ; nghiên cứu và đưa ra bộ tài liệu với những thông tin tri thức chuẩn mực nhất về tín ngưỡng thờ Mẫu, về Đạo Mẫu, cách thực hành nghi lễ
4 Tạo tài liệu học thuật: Xuất bản sách, bài viết, và tài liệu nghiên
cứu về hầu đồng để cung cấp thông tin chi tiết và chính xác về nó Những tài liệu này có thể hướng dẫn người đọc qua lịch sử, nghệ thuật, và ý nghĩa văn hóa của hầu đồng
5 Sử dụng mạng xã hội: Sử dụng mạng xã hội để tạo sự tương tác
và chia sẻ thông tin về hầu đồng Các hình ảnh, video, và câu chuyện có thể được đăng tải để tạo sự quan tâm và thảo luận
6 Hợp tác với các nhà nghiên cứu và chuyên gia về văn hóa: Hợp
tác với các chuyên gia và nhà nghiên cứu về hầu đồng để tạo ra nội dung đáng tin cậy và phân tích sâu về chủ đề
7 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục: Cần đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, giáo dục về giá trị văn hóa hầu đồng đến đông đảo người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các hoạt động văn hóa, giáo dục, cần giới thiệu, quảng bá về lịch sử, ý nghĩa, các giá trị văn hóa của hầu đồng
8 Phát triển các sản phẩm văn hóa từ hầu đồng: Cần phát triển
các sản phẩm văn hóa từ hầu đồng, như sách, phim ảnh, chương trình biểu diễn, nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa của hầu đồng
9 Kết hợp hầu đồng với các loại hình nghệ thuật khác: Đây là
một cách làm mới, giúp hầu đồng trở nên hấp dẫn hơn đối với khán giả
10 Kết hợp với du lịch: Hầu đồng là một di sản văn hóa đặc sắc của
Việt Nam, có thể thu hút du khách trong và ngoài nước Các cơ quan chức năng cần phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành tổ
Trang 8chức các tour du lịch văn hóa hầu đồng, giúp du khách hiểu rõ hơn
về giá trị văn hóa của nghi lễ này
Phần 5: Khó khăn, thuận lợi khi làm truyền thông về văn hóa Hầu đồng
1 Thuận lợi khi làm về truyền thống văn hóa hầu đồng:
Giúp cho nền văn hóa này sản sinh ra những giá trị văn hóa mới, một mặt nó lại được nền văn hóa mới đó làm phong phú lên qua việc
thích ứng, chọn lọc và hội nhập với nền văn hóa mà nó hiện diện
Không chỉ dừng lại ở đó tôn giáo, tín ngưỡng trong quá trình tồn tại
và phát triển củ mình, bằng cách nào đó đã bảo tồn cũng như truyền tải những giá trị văn hóa của một dân tộc, một cộng đồng trong quá
khứ vào xã hội hiện đại và hướng đến xã hội trong tương lại Tín
ngưỡng thờ Mẫu có thể được hiểu là một loại hình tín ngưỡng dân gian được tích hợp bởi các lớp tín ngưỡng thờ Nữ thần, thờ Mẫu thần
và thờ Tam phủ - Tứ phủ với niềm tin thiêng liêng vào quyền năng
của Mẫu Đấng sáng tạo, bảo trợ cho sự sinh thành, tồn tại và phát triển của tự nhiên, xã hội và con người Nghi lễ trong tín ngưỡng thờ
Mẫu bên cạnh mục đích mong cho cuộc sống của bản thân, gia đình
và cộng đồng được hạnh phúc, bình an và sung túc hơn, thì họ còn coi đây là một phương thức để họ thực hành và di dưỡng đạo đức
luân lý, truyền thống văn hóa của dân tộc mình, cộng đồng, gia đình
mình như: truyền thống uống nước nhớ nguồn, truyền thống yêu nước, truyền thống trọng nữ giới,…Hiện, “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã chính thức được bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia, đồng thời đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để trình hoàn thiện hồ sơ để trình UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của
nhận loại vào năm 2015 Việc di sản của dân tộc được đánh giá đúng
mực là điều đáng mừng, tuy vậy, quan trọng nhất vẫn là nhận thức của cộng đồng đối với di sản, cần có một cái nhìn khách quan và công bằng đối với tín ngưỡng thờ Mẫu, để nó thực sự là niềm tự hào của dân tộc Việt, hơn thể là trở thành Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại
Trang 92 Khó khăn khi làm về truyền thống văn hóa hầu đồng:
Hầu đồng đã bị biến tướng ít nhiều bị biến tướng thành mê tín dị
đoan, nặng về vật chất Một số người dân thiếu hiểu biết hoặc hiểu
chưa đúng về tín ngưỡng thờ Mẫu và giá trị đích thực của nghi lê hầu
đồng nên bị lợi dụng Nhiều người tổ chức các sinh hoạt tín ngưỡng
để hoạt động mê tín, dị đoan hòng trục lợi dẫn đến những đánh giá thiếu thiện chí, làm sai lệch những giá trị văn hóa tốt đẹp của tín
ngưỡng Từ khi UNESCO ghi danh tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ
của người Việt là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, bên cạnh mặt tích cực cũng có nhiều hiện tượng tiêu cực, thương mại hóa, lợi dụng ăn theo, làm mất đi bản sắc tốt đẹp vốn có của di sản
Tài liệu tham khảo
(2021) <
https://tamlinh.org/trang-phuc-hau-dong-ve-dep-va-y- nghia.html?fbclid=IwAR37xLRBymgrEB_pPw-Pz4agZnvTNkGO-ZWUjprCVI4NRsoYrbUBPu3Y8_c >
PV (2022), Việt Nam đa sắc: Ý nghĩa phục trang diễn xướng Hầu đồng
< https://vtv.vn/doi-song/viet-nam-da-sac-y-nghia-phuc-trang-dien- xuong-hau-dong-20220930153452199.htm?fbclid=IwAR0BMlV482-lUtRmqUFVP9mxLw7fwNRbxn5uepFfjmPlOeOeX7jdgduTVb4 >
Theo tổng cục du lịch (2017) Tìm hiểu trang phục Hầu đồng đặc sắc của văn hóa người Việt (6/11/2023) < https://hanamtv.vn/tim-hieu-trang-phuc-hau-dong-dac-sac-cua-van-hoa-nguoi-viet-13904.html >
Thanh Hoa (2019), Nét đẹp văn hóa Hầu đồng (6/11/2023) <
https://baonamdinh.vn/channel/5087/201910/net-dep-van-hoa-hau-dong-2533625/ >
Hiền Triệu (2017) Bảo tồn và phát triển nghi lễ hầu đồng cổ truyền (6/11/2023) < https://thuonghieucongluan.com.vn/bao-ton-va-phat-trien-nghi-le-hau-dong-co-truyen-a32772.html >
Trần Xuân – Văn Tùy (2016) Giá trị văn hóa trong nghi lễ Hầu đồng <
https://vtv.vn/viet-nam-va-the-gioi/gia-tri-van-hoa-trong-nghi-le-hau-dong-20160509111256998.htm >