Trong phạm vi một doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế, hay đơn giản là một đơn vị, hội nhóm tập thể, văn hoá cũng sẽ tồn tại Có nhiều khái niệm đưa ra về VHDN, chúng ta có thể hiểu như sau
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THỰC TRẠNG CÁC CẤP ĐỘ BIỂU HIỆN VĂN HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN LONG
Họ tên sinh viên: PHẠM THỊ NGÂN
Mã số sinh viên: 1953403010217 Lớp tín chỉ: Vhdn0522h-19kt-hkii-d2-lop2
Số báo danh: 102 Lớp: Đ19KT1
TP Hồ Chí Minh - 2021
Trang 2MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT II DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ III
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2
1.1 Các khái niệm cơ bản 2
1.1.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp 2
1.1.2 Các đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp 2
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp 2
1.2 Các yếu tố cấp độ của văn hóa doanh nghiệp 3
1.2.1 Cấp độ 1: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp 3
1.2.2 Cấp độ 2: Những giá trị được tuyên bố 4
1.2.3 Cấp độ 3: Những quan niệm chung 4
Chương 2 THỰC TRẠNG CÁC CẤP ĐỘ BIỂU HIỆN VĂN HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN LONG 5
2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long 5
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty 5
2.1.2 Các sản phẩm chính và dịch vụ chính của công ty 6
2.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của công ty 7
2.2 Thực trạng các cấp dộ biểu hiện văn hóa tại công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long 8
2.2.1 Cấp độ 1 8
2.2.2 Cấp độ 2 9
2.2.3 Cấp độ 3 10
2.3 Nhận xét và đánh giá chung 11
2.3.1 Ưu điểm 11
2.3.2 Nhược điểm 11
2.3.3 Nguyên nhân 11
Chương 3 MÔT SỐ GIẢI PHÁP 12
KẾT LUẬN 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP: Cổ phần
TP: Thành phố
TLG: Mã chứng khoán
KCN: Khu công nghiệp
VHDN: Văn hóa doanh nghiệp
TNHH SX – TM: Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất – Thương mại
CP SX – TM: Cổ phần Sản xuất – Thương mại
Trang 4DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
Hình 1.1.3.1 Người lãnh đạo – Yếu tố quan trọng quan trọng nhất ảnh hưởng tới VHDN Hình 2.1.1.1 Hình ảnh về Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long
Hình 2.1.2.1 Một số hình ảnh chính về nhãn hàng Thiên Long
Hình 2.2.1.1 Logo của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long
Trang 5
MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã được biết, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang hoạt động trong cơ chế thị trường với môi trường kinh doanh biến động Hơn thế nữa quá trình hội nhập của nền kinh tế nước ta với khu vực và trên thế giới đang tạo ra cho các doanh nghiệp những cơ hội và những thách thức mới Cách duy nhất để thích ứng với nhu cầu tiêu dùng trên thị trường thường xuyên biến dổi và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trên phạm
vi toàn cầu là cần phải thích ứng với thị trường, điều hành được hoạt động của doanh nghiệp theo định hướng của thị trường thật sự Để làm được điều đó, chúng ta phải nâng cao chất lượng để góp phần quan trọng việc duy trì và phát triển của doanh nghiệp, nếu được đào tạo cơ bản về kiến thức, giáo dục thường xuyên về đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động và làm việc có trách nhiệm để đem lại lợi ích lớn hơn giúp doanh nghiệp phát triển bề vững
Thiên Long là một công ty cổ phần chuyên sản xuất và mua bá văn phòng phẩm, dụng cụ hoc sinh, đồ dùng dạy học bàng nhựa, hàng nhựa gia gia dụng Tuy mới chỉ được thành lập vào năm 1981, trải qua nhiều giai đoạn và không ngừng lớn mạnh, công ty Thiên Long đã tạo cho mình một chổ đứng khá vững chắc tronng thị trường sãn xuất dụng cụ học tập tại Việt Nam – đúng đầu trên thị trường này và đạt tổng số vốn điều lệ khá cao trong nước Ngày nay mức độ cạnh tranh trong thị trường này rất gay gắt, các doanh nghiệp trong ngành luôn tìm cách để cải tiến chất để cải tiến chất lượng sản phẩm, mẫu mã Để tăng sức cạnh tranh Sản phẩm bút bi Thiên Long với chất lượng, giá cả và hệ thống phân phối tương đối phù hợp với mọi lứa tuổi nhất là học sinh, đã thu hút số lượng khách hàng rất lớn tạo nên thị trường lớn mạnh không ngừng
Vì vậy, qua những vấn đè trên em quyết định chọn đề tài “Thực trạng các cấp độ biểu hiện văn hóa tại công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long”
Trang 6Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Văn hoá là khái niệm rất rộng, hiểu đơn giản, văn hoá bao gồm tất cả những sản phẩm mà con người tạo ra trong đời sống Hay hiểu cách khác, Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất tinh thần mà loài người tạo ra trong quá trình lịch sử
Văn hoá thường tồn tại và gắn liền trong một phạm vi nhất định: Văn hoá dân tộc, Văn hoá gia đình… Trong phạm vi một doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế, hay đơn giản là một đơn vị, hội nhóm tập thể, văn hoá cũng sẽ tồn tại
Có nhiều khái niệm đưa ra về VHDN, chúng ta có thể hiểu như sau: VHDN là toàn
bộ các giá trị văn hoá (thóiquen, chuẩn mực, giá trị, triết lý, mục tiêu, bầu không khí tổ chức, quan niệm, tập quán, truyền thống ), được xây dựng trong suốt quá trình hình thành doanh nghiệp; trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp; chiphối suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp
1.1.2 Các đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp thì có ba đặc điểm lớn đó là
Văn hóa doanh nghiệp mang “tính nhân sinh”, tức là gắn liền với con người Tập hợp một nhóm người cùng làm việc với nhau trong tổ chúc sẽ hình thành nên những thói quen, đặc trưng của doanh nghiệp đó
Văn hóa doanh nghiệp mang “tính giá trị” không có văn hóa doanh nghiệp tốt hay xấu, chỉ có văn hóa phù hợp hay không phù hợp so với định hướng phát triển của doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp mang “tính ổn định” Cũng như cá tính của mỗi con người, văn hóa doanh nghiệp khi đã được định hình thì “khó thay đổi” Qua thời gian, các hoạt động khác nhau của các thành viên doanh nghiệp sẽ giúp các niềm tin, giá trị được tích lũy và tạo thành văn hóa Sự tích lũy các giá trị tạo nên tính ổn định của văn hóa
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp
Trang 7Trong VHDN chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố đó là yếu tố bên trong và yếu tố bên
ngoài Về yếu tố bên ngoài nó chịu ảnh hưởng bởi văn hóa, môi trường kinh doanh, thể chế
xã hội, khách hàng, đối tác, Các nhân tố bên trong xuất phát từ, phong cách của người
lãnh đạo, nhân viên, chế độ đãi ngộ của truyền thống doanh nghiệp
Anh hưởng bởi nhà lãnh đạo đối với doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng
góp phần hình thành nên văn hóa doanh nghiệp Vì họ là người tạo ra giá trị văn hóa của
doanh nghiệp góp phần hình thành nên văn hóa đặc trưng cho doanh nghiệp đó Đó là
những yếu tố góp phần quan trọng cho việc hình thành nên văn hóa doanh nghiệp
Hình 1.1.3.1 Người lãnh đạo – Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới VHDN
1.2 Các cấp độ biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp
Theo Edgar H Schein, văn hoá doanh nghiệp có thể chia thành ba cấp độ khác nhau
Thuật ngữ “cấp độ” dùng để chỉ mức độ có thể cảm nhận được của các giá trị văn hoá
doanh nghiệp hay nói cách khác là tính hữu hình của các giá trị văn hoá đó Đây là cách
tiếp cận độc đáo, đi từ hiện tượng đến bản chất của một nền văn hoá, giúp cho chúng ta
hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc những bộ phận cấu thành của nền văn hoá đó
Cấp độ 1: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp
Bao gồm tất cả những hiện tượng và sự vật mà một người có thể nhìn, nghe và cảm
thấy khi tiếp xúc với một tổ chức có nền văn hoá xa lạ như:
Kiến trúc, cách bài trí; công nghệ, sản phẩm
- Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp
- Các văn bản qui định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp
- Lễ nghi và lễ hội hàng năm
- Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp
Trang 8- Ngôn ngữ, cách ăn mặc, xe cộ, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, hành vi ứng xử thường thấy của các thành viên và các nhóm làm việc trong doanh nghiệp
- Những câu chuyện và những huyền thoại về tổ chức
- Hình thức, mẫu mã của sản phẩm
- Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên doanh nghiệp
Đây là cấp độ văn hoá có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên, nhất là với những yếu tố vật chất như: Kiến trúc, bài trí, đồng phục… Cấp độ văn hoá này có đặc điểm chung là chịu ảnh hưởng nhiều của tính chất công việc kinh doanh của công ty, quan điểm của người lãnh đạo… Tuy nhiên, cấp độ văn hoá này dễ thay đổi và ít khi thể hiện được những giá trị thực sự trong văn hóa doanh nghiệp
Cấp độ 2: Những giá trị được tuyên bố (bao gồm các chiến lược, mục tiêu, triết lí của
doanh nghiệp)
Doanh nghiệp nào cũng có những qui định, nguyên tắc, triết lí, chiến lược và mục tiêu riêng, là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên và thường được công bố rộng rãi ra công chúng Đây cũng chính là những giá trị được công bố, một bộ phận của nền văn hóa doanh nghiệp
“Những giá trị tuyên bố” cũng có tính hữu hình vì người ta có thể nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn cho các thành viên trong doanh nghiệp cách thức đối phó với một số tình thế cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các thành viên mới trong môi trường doanh nghiệp
Cấp độ 3: Những quan niệm chung (những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm
có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp)
Trong bất cứ cấp độ văn hoá nào (văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp…) cũng đều có các quan niệm chung, được hình thành và tồn tại trong một thời gian dài, chúng ăn sâu vào tâm lí của hầu hết các thành viên trong nền văn hoá đó và trở thành điều mặc nhiên được công nhận
Trang 9
Chương 2
THỰC TRẠNG CÁC CẤP ĐỘ BIỂU HIỆN VĂN HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN THIÊN LONG 2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Tập Đoàn Thiên Long
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Hình 2.1.1.1 Hình ảnh về Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long
Công ty CP Tập đoàn Thiên Long có cơ sở chính tại lô 6- 8-10-12, đường số 3, KCN Tân Tạo, Phường Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh Do ông Võ Văn Thành Nghĩa làm giám đốc và chủ tịch là ông Cô Gia Thọ Cơ sở Bút bi Thiên Long được thành lập năm
1981 Năm 1996, Cơ sở Bút bi Thiên Long chuyển đổi thành Công ty TNHH SX-TM Thiên Long Tháng 03/2005, Công ty TNHH SX-TM Thiên Long chính thức chuyển đổi thành Công ty CP SX-TM Thiên Long Năm 2008, công ty đổi tên thành Công ty CP Tập đoàn Thiên Long Ngày 26/03/2010, cổ phiếu TLG của Tập đoàn đã chính thức được niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh Trong giai đoạn 2012-2016, Thiên Long được đánh giá là công ty đứng đầu về ngành văn phòng phẩm tại Việt Nam, thị phần trong nước chiếm khoảng 60% và thị trường xuất khẩu đang ngày càng mở rộng Tập đoàn Thiên Long sản xuất và kinh doanh bốn nhóm sản phẩm chính: Nhóm Bút viết, Nhóm Dụng cụ văn phòng, Nhóm Dụng cụ học sinh, Nhóm Dụng cụ mỹ thuật Với mẫu mã phong phú, chất lượng cao, thương hiệu uy tín và giá cả phù hợp, các sản phẩm của Thiên Long sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng từ bậc mầm non, tiểu học, trung học, đại học đến nhân viên, cấp điều hành Thiên Long đã xây dựng và phát triển một hệ thống kênh phân phối sâu rộng tại thị trường nội địa Mạng lưới phân phối từ Bắc đến Nam, với hơn 60.000 điểm bán lẻ, đảm bảo đưa sản phẩm của Thiên Long đến với người tiêu dùng
Trang 10trên khắp 63 tỉnh thành trong cả nước Ngoài ra, Thiên Long còn xây dựng những kênh bán
hàng khác như kênh bán hàng trực tiếp cho trường học, các doanh nghiệp (B2B), siêu thị,
trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng, nhà sách và kênh bán hàng qua mạng nhằm đẩy
mạnh hoạt động bán hàng, đón đầu xu thế phân phối và tiêu dùng hiện đại Bên cạnh đó,
Thiên Long tiếp tục đầu tư phát triển thị trường xuất khẩu, đưa sản phẩm mang nhãn hiệu
FlexOffice và Colokit đến hơn 60 quốc gia ở khắp 6 châu lục Với ưu thế về thương hiệu
và công nghệ sản xuất tiên tiến tạo ra sản phẩm chất lượng cao, Thiên Long đã, đang và sẽ
duy trì mức tăng trưởng bình quân trên 15% hàng năm để xứng với tầm vóc là doanh nghiệp
số 1 tại Việt Nam trong lĩnh vực văn phòng phẩm
2.1.2 Các sản phẩm chính và dịch vụ của công ty
Hiện nay sản phẩm của Thiên Long có mặt rộng khắp trong các tỉnh, thành phố và
cả nước ngoài Với các mặt hàng chính đó là: bút bi, các sản phẩm văn phòng, dụng cụ học
tập …Trong mùa nhập học năm nay 2007, công ty đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm
mới như bút bi mực nước (Jane & J, My Dear, Jos &J), sáp 16 màu(colokit), bút xóa CP03,
bút dạ quang, keo khô … Tất cả các sản phẩm đều có chất lượng ổn định, mẫu mã phù hợp
với người tiêu dùng và giá cả hợp lý
Hình 2.1.2.1 Một số hình ảnh chính về nhãn hàng Thiên Long
Trang 11Công ty có bốn dòng sản phẩm chính là: bút viết, dụng cụ học tập, dụng cụ văn phòng và dụng cụ mỹ thuật
Tính đến năm 2019, công ty sở hữu các nhãn hiệu con là: Thiên Long (truyền thống), Bizner, Colokit, Điểm 10 và Flexoffice
• Thiên Long: Dòng sản phẩm truyền thống, bao gồm bút bi, bút dạ, bút đánh dấu, bút xóa, vở giấy, dụng cụ học sinh và văn phòng, v.v
• Bizner: Dòng sản phẩm hướng đến doanh nhân, bao gồm bút bi, bút mực, bút nước, bút chì, mực, v.v
• Colokit: Bút màu vẽ, sáp màu, bút chì, tẩy, v.v
• Điểm 10: Bộ sản phẩm Dụng cụ học sinh phục vụ đối tượng học sinh như: Bảng, phấn, thước kẻ, compa, bút chì, gôm tẩy, hồ dán, kéo, tập vở và các sản phẩm đặc biệt như bút rèn viết chữ nét thanh nét đậm, bút máy chuyên sử dụng ống mực, phấn không bụi
như: giấy, bút viết các loại, văn phòng phẩm, file bìa hồ sơ, băng keo, hồ dán, đồ dùng văn phòng khác
Chất lượng sản phẩm của Thiên Long đã được chứng minh qua sự lựa chọn và tin yêu của người tiêu dùng ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới Các sản phẩm Thiên Long hiện đã có mặt ở khắp 63/63 tỉnh, thành trong cả nước với hơn 145 nhà phân phối và hơn 100.000 điểm bán lẻ Hiện nay, Thiên Long đã xuất khẩu sản phẩm đến hơn 40 quốc gia trên thế giới với hệ thống văn phòng đại diện được thiết lập tại các nước Anh, Đức và khu vực Đông Nam Á Trong những năm qua, Tập đoàn Thiên Long có mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoản 20%, tổng doanh thu của Tập đoàn trong năm 2014 đạt 1.600 tỉ đồng
2.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của công ty
TẦM NHÌN
Đưa sản phẩm Thiên Long đến mọi miền đất nước và trên toàn thế giới
SỨ MỆNH
Trang 12Thiên Long cam kết mang đến những sản phẩm, văn phòng phẩm, dịch vụ chất
lượng tốt nhất phục vụ cho việc học tập, làm việc, sáng tạo góp phần chinh phục đỉnh cao
tri thức của nhân loại
GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Tiên phong: Tiên phong trong công nghệ, sáng tạo và đột phá để tạo ra những sản
phẩm, dịch vụ tốt nhất, thân thiện với môi trường, phục vụ nhu cầu cấp tiến của người tiêu
dùng
Tâm huyết: Nỗ lực không mệt mỏi và đầy tâm huyết trong mọi hoạt động để đưa
doanh nghiệp ngày càng phát triển
Công bằng: Công bằng với khách hàng, nhà cung cấp và các đối tác
Trung thực: Hành xử trung thực, minh bạch trong mọi hoạt động và giao dịch
Nhân văn: Xem con người là yếu tố then chốt, đồng sức đồng lòng xây dựng Cộng
đồng Thiên Long phát triển sức mạnh, đóng góp vào sự tiến bộ của xã hội với tinh thần
nhân ái, nhân văn
2.2 Thực trạng các cấp độ biểu hiện văn hóa tại công ty cổ phần Tập Đoàn Thiên
Long
2.2.1 Cấp độ 1
Ở cấp độ về quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp Biểu tượng cũng phản
ánh sâu sắc các định hướng chiến lược, và văn hóa doanh nghiệp mà Thiên Long đã lựa
chọn để đạt tới mục tiêu: ‘Trở thành người bạn tin cậy của của mọi khách hàng’ Logo có
ba màu chủ đạo đó là: xanh, đen, đỏ
Hình 2.2.1.1 Lo go của công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long
• Về kí hiệu: Chữ ‘T’ viết tắt của chữ ‘THIÊN’, chữ ‘L’ viết tắt của chữ ‘LONG’ Hình
ảnh cây bút tượng trưng cho ngành văn phòng phẩm