1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn tmu) nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của nhóm mặt hàng hóa chất từ thị trường trung quốc tại công ty cổ phần hóa chất và thiết bị phong

67 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề (Luận văn tmu) Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Nhập Khẩu Của Nhóm Mặt Hàng Hóa Chất Từ Thị Trường Trung Quốc Tại Công Ty Cổ Phần Hóa Chất Và Thiết Bị Phong
Tác giả Nguyễn Hà My
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Duy Đạt
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 99,96 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (7)
    • 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu (7)
    • 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu (8)
    • 1.3. Mục đích nghiên cứu (10)
    • 1.4. Đối tượng nghiên cứu (10)
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (10)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (11)
    • 1.7. Kết cấu của khóa luận (12)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU (13)
    • 2.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh nhập khẩu hang hóa (13)
      • 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm kinh doanh nhập khẩu hàng hóa (0)
      • 2.1.2. Các hình thức kinh doanh nhập khẩu (15)
      • 2.1.3. Vai trò kinh doanh nhập khẩu hàng hóa trong nền kinh tế (0)
    • 2.2. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp (20)
      • 2.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu (20)
      • 2.2.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu (20)
      • 2.2.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu (22)
    • 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu và hiệu quả kinh (26)
      • 2.3.1. Các yếu tố bên ngoài (26)
      • 2.3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp (30)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU HÓA CHẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ (33)
    • 3.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty CP Hóa chất và thiết bị Phong Vân (33)
      • 3.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty (33)
      • 3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh (33)
      • 3.1.3. Cơ cấu tổ chức công ty (0)
      • 3.1.4. Nhân lực của đơn vị (36)
      • 3.1.5. Cơ sở vật chất kĩ thuật (37)
      • 3.1.6. Tình hình tài chính (38)
    • 3.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty CP Hóa chất và Phong Vân (38)
      • 3.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty (0)
      • 3.3.1 Thực trạng lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu (40)
      • 3.3.2 Thực trạng tỷ suất lợi nhuận trong KDNK (42)
      • 3.3.3 Thực trạng sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả (46)
      • 3.3.4 Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động (47)
    • 3.4 Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hóa chất dệt nhuộm của Công ty CP Hóa chất và Phong Vân (49)
      • 3.4.1 Các kết quả đạt được (49)
      • 3.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân (52)
  • CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU HÓA CHẤT CỦA CÔNG TY CP HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ PHONG VÂN (55)
    • 4.1 Định hướng phát triển (55)
      • 4.1.1 Dự báo nhu cầu nhập khẩu kinh doanh hóa chất (0)
      • 4.1.2 Mục tiêu của công ty (55)
    • 4.2. Các đề xuất với vấn đề nghiên cứu (57)
      • 4.2.1. Giải pháp tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận (57)
      • 4.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn (64)

Nội dung

TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Trong xu thế toàn cầu hóa hiên nay, kinh doanh quốc tế ngày càng được mở rộng và giữ vai trò quan trọng hơn bao giờ hết, nhờ đó mà nhiều doanh nghiệp, ngành nghề trong nền kinh tế của nhiều quốc gia có cơ hội phá triển Hoạt động nhập khẩu đã và đang giúp cho người tiêu dùng trong nước có điều kiện được tiếp cận với các chủng loại sản phẩm đa dạng, hiện đại với giá cả thấp Do đó, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là trong điều kiện sự bảo hộ của nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nước đang giảm dần Mặt khác, thị trường âm thanh ánh sáng của Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ khi mà dịch vụ giải trí, sự kiện, hội trường… đang phát theo đà phát triển chung của xã hội

Công ty Cổ Phần Hóa chất và thiết bị Phong Vân là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu hàng hóa Là một công ty thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu, công ty phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các công ty quốc doanh hay công ty liên doanh với nước ngoài cũng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu với số vốn lớn và nguồn tài trợ từ bên ngoài Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu cách thức hoạt động của công ty, và thấy được một thực tế về sự sụt giảm lợi nhuận cũng như doanh số của việc kinh doanh nhập khẩu đối với mặt hàng âm thanh nhập khẩu từ thị trường Anh của công ty Sao Mai trong bối cảnh kinh tế thế giới chuyển biến theo hướng xấu đi.Vì vậy, em xin đề xuất hướng đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình:

“Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của nhóm mặt hàng hóa chất từ thị trường Trung Quốc tại công ty Cổ Phần Hóa chất và thiết bị Phong Vân”.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng trong thương mại quốc tế, luôn chịu sự tác động chi phối từ nhiều yếu tố môi trường vi mô và vĩ mô Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu luôn là vấn đề mà các Doanh nghiệp và Nhà nước quan tâm.

Do vậy mà đã thu hút rất nhiều những công trình nghiên cứu và đề tài luận văn khác nhau tiêu biểu như: Đề tài: “ Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu máy vi tính và phụ kiện máy vi tính từ thị trường Đông Nam Á của Công ty Cổ phần hệ thống thông tinFPT” – của Lê Thị Huyền Trang, sinh viên khóa 44E, Đại học Thương Mại Đề tài nghiên cứu về hoạt động nhập khẩu mặt hàng của công ty và đã tìm ra được những hạn chế và tìm cách khắc phục để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu vật tư và máy móc của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Masimex” – sinh viên Nguyễn Hoàng Lương, K43E Đại học Thương Mại Đề tài nghiên cứu về việc nhập khẩu và quá trình nhập khẩu mặt hàng vật tư, máy móc nhưng không giới hạn cụ thể về thị trường nên phạm vi nghiên cứu là rất rộng. Đề tài: “ Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng linh kiện điện tử của Công ty TNHH Sông Lô” của sinh viên Nguyễn Thị Thùy Linh, K45E Đại học Thương Mại nghiên cứu rõ và cụ thể hơn về nhập khẩu một mặt hàng, tuy nhiên về thị trường vẫn rất rộng Đề tài nghiên cứu về việc nhập khẩu và quy trình kinh doanh nhập khẩu linh kiện điện tử, tìm ra hạn chế và cách khắc phục đạt hiệu quả cao nhất. Đề tài: “ Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu vật tư y tế từ thị trường Châu Âu của công ty TNHH Việt Phan –sinh viên Đỗ Khánh Linh, K45E5 đã có sự giới hạn về thị trường và mặt hàng cụ thể.

Nhìn chung thì tất cả những công trình nghiên cứu ở trên đều đề cập đến cơ sở lý luận chung là hoạt động nhập khẩu Hầu hết các đề tài đều chỉ tập trung đến khía cạnh nâng cao hiệu quả nhập khẩu mà chưa nghiên cứu sâu vào những vướng mắc và hạn chế còn tồn tại Lĩnh vực nhập khẩu hóa chất được đánh giá là khá tiềm năng trong những năm gần đây Em đã tìm hiểu và nhận thấy có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng vật tư, y tế từ các thị trường khác nhau của nhiều doanh nghiệp Tuy nhiên, so với các đề tài trước đã nghiên cứu, đề tài của em thực hiện có một số khác biệt về phạm vi nghiên cứu Mỗi công ty khác nhau có những đặc điểm riêng khác nhau trong hoạt động kinh doanh của mình nên họ gặp phải những khó khăn khác nhau Từ đó, đề tài của em cũng nêu ra được những phương hướng và các giải pháp riêng cho công ty của mình.

Mục đích nghiên cứu

-Hoàn thiện lý luận về nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.

-Phân tích thực trạng nhập khẩu mặt hàng hóa chất từ thị trường Trung Quốc của công ty trong 3 năm (2014-2017) Tìm ra những hạn chế và nguyên nhân.

-Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng hóa chất từ thị trường Trung Quốc của Công ty CP Hóa chất và thiết bị PhongVân.

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu hiệu quả nhập khẩu mặt hàng hóa chất dệt nhuộm từ thị trường Trung Quốc của công ty CP Hóa chất và thiết bị Phong Vân.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian:

Nội dung của đề tài nghiên cứu của đề tài chỉ mang tính vi mô, hướng tới một doanh nghiệp cụ thể - Công ty CP Hóa chất và thiết bị Phong Vân, được đặt trong bối cảnh nền kinh tế với sự xu hướng toàn cầu hóa.

Phạm vi về thời gian: Để có thể đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty CPHóa chất và thiết bị Phong Vân, quá trình nghiên cứu sẽ được thực hiện dựa trên tình hình hoạt động của công ty trong năm năm gần đây (từ 2014 đến 2017).

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các mục tiêu cụ thể đã đặt ra của đề tài nghiên cứu, một số phương pháp đã được sử dụng như sau:

Phương pháp thu thập thông tin: Đề tài đã sử dụng nhiều cách để thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Thông tin được thu thập qua các công cụ chính là sách, báo, mạng Internet …Thông qua các giáo trình về Kinh tế quốc tế, thì bài báo cáo đã thu lượm được rất nhiều thông tin liên quan đến các hoạt động xuất nhập khẩu, đến vấn đề kinh doanh quốc tế, hoạt động ngoại thương của các doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước.

Phương pháp phân tích, khảo sát công ty.

Từ những thông tin đã thu thập được từ ban đầu với rất nhiều nguồn khác nhau thì tôi tiến hành chọn lọc thông tin để tổng hợp và phân tích Với việc có được những thông tin về thực trạng và tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty thì tôi tiến hành tổng hợp rồi phân tích tình hình liên quan của các công ty cụ thể sau đó đưa ra các luận cứ dựa trên kết quả phân tích được.

Phương pháp tổng hợp và đánh giá.

Sau khi đã thu thập và phân tích các thông tin có được thì tôi tiến hành tổng hợp và đánh giá lại thông tin Từ các kết quả phân tích thì tôi tiến hành tổng hợp lại tất cả những thông tin mà mình có được sau đó tiến hành đánh giá, đưa ra các kết luận, các phát hiện cho báo cáo.

Kết cấu của khóa luận

Báo cáo khóa luận tốt nghiệp được chia làm 4 phần Cụ thể:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý luận của hoạt động kinh doanh nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.

Chương 3 : Phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuât với vấn đề nghiên cứu cho công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của mặt hàng hóa chất dệt nhuộm từ thị trường Trung Quốc của công ty CP Hóa chất và thiết bị Phong Vân.

CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU

Tổng quan về hoạt động kinh doanh nhập khẩu hang hóa

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm kinh doanh nhập khẩu hàng hóa

2.1.1.1 Khái niệm kinh doanh nhập khẩu hàng hóa.

Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi Tiến hành bất cứ một hoạt động kinh doanh nào cũng có nghĩa là tập hợp các phương tiện, con người… và đưa họ vào hoạt động sinh lợi cho doanh nghiệp.

Kinh doanh thương mại là một lĩnh vực của hoạt động kinh doanh, đó chính là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lưu thông Theo nghĩa rộng, kinh doanh thương mại là sự đầu tư tiền của, công sức của một cá nhân hay tổ chức kinh tế vào lĩnh vực mua bán hàng hóa nhằm tìm kiếm lợi nhuận Theo nghĩa hẹp, kinh doanh thương mại là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa

Nhập khẩu là khâu cơ bản của hoạt động ngoại thương Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán diễn ra trên phạm vi toàn thế giới Nhập khẩu không chỉ là hoạt động buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có tổ chức bên trong và bên ngoài Mặt khác thông qua thị trường nhập khẩu đảm bảo sự phát triển ổn định những ngành kinh tế mũi nhọn của mỗi nước mà khả năng sản xuất trong nước chưa đảm bảo nguyên liệu cho chúng, tạo những năng lực mới cho sản xuất, khai thác thế mạnh của quốc gia mình, kết hợp hài hòa có hiệu quả nhập khẩu và cán cân thanh toán.

Kinh doanh thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ tlhuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa riêng biệt của các quốc gia khác nhau trên thế giới.

2.1.1.2 Đặc điểm kinh doanh nhập khẩu.

Chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu chính là các thương nhân ở các nước khác nhau, có quốc tịch khác nhau Mục đích của hoạt động kinh doanh nhập khẩu là thực hiện nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài để tiêu thụ tại thị trường trong nước.

Hàng hoá có sự di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia Chủng loại hàng hóa trong kinh doanh nhập khẩu đa dạng, với các danh mục hàng hóa chịu quota hoặc đánh thuế cao để hạn chế nhập khẩu như oto, thuốc lá, rượu,… hay các danh mục khuyến khích nhập khẩu,… hoặc bị quản lý bằng các chính sách thuế, hạn ngạch, giấy phép, chính sách quản lý tỷ giá như các danh mục hàng rủi ro về giá… chịu sự chi phối của các chính sách Nhà nước

2.1.2 Các hình thức kinh doanh nhập khẩu

2.1.2.1 Theo phương thức nhập khẩu.

Theo tiêu chí này thì kinh doanh nhập khẩu được chia thành:

Kinh doanh hàng nhập khẩu trực tiếp :

Hoạt động nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước, tính toán đầy đủ các chi phí đảm bảo kinh doanh có lãi, đúng phương hướng, chính sách luật pháp của Nhà nước cũng như quốc tế.

Trong hoạt động nhập khẩu trực tiếp, doanh nghiệp hoàn toàn nắm quyền chủ động và phải tự tiến hành các nghiệp vụ của hoạt động nhập khẩu từ nghiên cứu thị trường, lựa chọn bạn hàng, lựa chọn phương thức giao dịch, đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng Doanh nghiệp phải tự bỏ vốn để chi trả các chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh và được hưởng toàn bộ phần lãi thu được cũng như phải tự chịu trách nhiệm nếu hoạt động đó thua lỗ.

Khi nhập khẩu tự doanh thì doanh nghiệp được trích kim ngạch nhập khẩu, khi tiêu thụ hàng nhập khẩu doanh nghiệp phải chịu thuế doanh thu, thuế lợi tức.

Tuy nhiên vẫn còn hạn chế: o Khả năng rủi ro lớn. o Dễ mắc sai lầm, bị động nếu người không có đủ trình độ và kinh nghiệm tham gia kí kết hợp đồng ở một thị trường mới. o Khối lượng hàng hóa tham gia giao dịch thường phải lớn thì mới có thể bù đắp được chi phí trong giao dịch.

Khi tham giao dịch trực tiếp phải chuẩn bị tốt một số công việc : Nghiên cứu kỹ về bạn hàng, loại hàng hóa định mua bán, các điều kiện giao dịch đã trao đổi, lựa chọn người có đủ năng lực tham gia giao dịch, cân nhắc khối lượng hàng hóa cần thiết để giao dịch có hiệu quả.

Kinh doanh hàng nhập khẩu ủy thác.

Nhập khẩu ủy thác là hoạt động hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và nhu cầu nhập khẩu một số lại hàng hóa nhưng lại không có quyền tham gia hoặc không có khả năng tham gia hoặc tham gia không đạt hiệu quả, khi đó sẽ ủy nhiệm cho các doanh nghiệp khác làm nhiệm vụ giao dịch trực tiếp và tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình Ưu, nhược điểm:

Là độrủi ro thấp hơn nhập khẩu trực tiếp, doanh nghiệp không mất nhiều chi phí Song lợi nhuận từ hình thứcnhậpkhẩunàylại không cao vì doanh nghiệp nhận ủythác không được tính giá trị lô hàng giao cho bên ủy thác vào doanh thu của công ty mà chỉ được tính vào kim ngạch nhập khẩu Khi hạch toán doanh thu, doanh nghiệp chỉ hạch toán phần phí ủy thác mà thôi.

Kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất.

Tạm nhập tái xuất là hình thức doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nhưng không phải để tiêu thụ tại thị trường trong nước mà là để xuất khẩu sang một nước khác nhằm thu lợi nhuận Những mặt hàng này không được gia công hay chế biến tại nơi tái xuất.

Hàng hóa vừa phải làm thủ tục nhập khẩu vừa phải làm thủ tục xuất khẩu sau đó.Người kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất thu lơi nhuận từ khoản chênh lệch cước.

2.1.2.2 Theo mặt hàng nhập khẩu kinh doanh.

Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp

2.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong điều kiện nhất định.

Tương tự, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là một đại lượng so sánh giữa kết quả thu được từ kinh doanh nhập khẩu và toàn bộ chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó (bao gồm cả chi phí bằng vật chất và sức lao động).

2.2.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

2.2.2.1 Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội.

Hiệu quả kinh tế cá biệt là hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp nhập khẩu Biểu hiện chung của hiệu quả cá biệt là doanh lợi mà mỗi doanh nghiệp đạt được.

Hiệu quả kinh tế xã hội: đem lại cho nền kinh tế quốc dân là sự đóng góp của họat động thương mại quốc tế vào việc sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích lũy ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm,cải thiện đời sống nhân dân…

2.2.2.2 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh.

Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được tính toán cho từng phương án cụ thể bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra Chẳng hạn, tính toán mức lợi nhuận thu được từ một đồng chi phí sản xuất (giá thành) hoặc từ một đồng vốn bỏ ra…

Tổng lợi nhuận = Tổng kết quả - Tổng chi phí.

Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án với nhau Nói cách khác, hiệu quả so sánh chính là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án.

Giữa hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh mặc dù độc lập với nhau song chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và làm căn cứ cho nhau. Trên cơ sở của hiệu quả tuyệt đối, người ta sẽ xác định được hiệu quả so sánh, từ hiệu quả so sánh xác định được phương án tối ưu.

2.2.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

2.2.3.1 Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu.

Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh Nó là tiền đề duy trì và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp.

Về mặt lượng, lợi nhuận là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí cần thiết cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu.

P: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.

R: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.

C: Tổng chi phí kinh doanh nhập khẩu.

C = Tổng chi phí nhập khẩu hàng hóa + Chi phí lưu thông, bán hàng + Thuế

2.2.3.2 Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu.

Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu.

Là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận đạt được và doanh thu thu về.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = 100% x Lợi nhuận kinhdoanh nhập khẩu

Doanh thu kinh doanh nhập khẩu

Tỷ số này cho biết trong một đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu có bao nhiêu đồng lợi nhuận Qua chỉ tiêu này, có thể thấy xu hướng biến đổi của lợi nhuận khi doanh thu tăng lên, trên cơ sở đó có những biện pháp phù hợp để nâng cao mức doanh lợi nhằm làm tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu.

Phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận đạt được với chi phí bỏ ra.

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = 100% x Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu

Chi phí kinh doanh nhập khẩu Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Cũng như tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, tỷ suất lợi nhuận theo chi phí cao thì hiệu quả kinh doanh nhập khẩu càng cao.

2.2.3.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu:

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = Lợi nhuận KDNK

Vốn lưu động nhập khẩu Vốn lưu động nhập khẩu được tính bằng đơn vị tiền tệ như: triệu đồng, tỷ đồng,… là các khoản sử dụng cho nhập hàng, các khoản vay, các khoản tạm ứng, các chi phí trả trước… cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu.

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ khả năng sử dụng vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu càng hiệu quả.

Tốc độ quay vòng vốn kinh doanh nhập khẩu:

Số vòng quay vốn lưu động = Tổng doanh nhập khẩu

Vốn lưu động nhập khẩu bình quân trong kỳ

Số vòng quay vốn lưu động cho biết vốn lưu động nhập khẩu quay được bao nhiêu vòng trong kỳ Nếu số vòng quay càng nhiều càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại.

Kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động:

Kỳ luôn chuyển bình quân vốn lưu động = Số ngày trong kỳ

Số vòng quay của vốn lưu động (Số ngày trong kỳ: nếu tính 1 năm là 360 ngày)

Kỳ luân chuyển bình quân của vốn lưu động là số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một vòng quay trong kỳ Thời gian một vòng quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu và hiệu quả kinh

2.3.1 Các yếu tố bên ngoài

2.3.1.1 Chế độ, chính sách và pháp luật của Nhà nước về nhập khẩu. Đối với hoạt động nhập khẩu Nhà nước luôn có những chính sách, luật lệ nghiêm ngặt đối với hàng hóa nhập khẩu và cách thức thực hiện hoạt động nhập khẩu Theo nghị định số 57/1998/NĐ - CP của chính phủ quy định ba nhóm hàng nhập khẩu cho thời kỳ 2001 – 2005:

Một là, hàng hóa cấm nhập khẩu: danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu bao gồm

11 nhóm hàng chính, như vũ khí, đạn dược, các loại ma túy, hóa chất độc, sản phẩm văn hóa đồi trụy, pháo các loại…

Hai là, hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại: đối với loại hàng hóa này các doanh nghiệp muốn thực hiện kinh doanh nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu của Bộ thương mại

Ba là, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên nghành: nhóm hàng hóa này chịu sự quản lý của các cơ quan chuyên nghành về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn vệ sinh … Một loại hàng hóa có thể chịu sự quản lý của hai hay nhiều bộ, cơ quan chuyên ngành khác nhau

2.3.1.2 Luật pháp, môi trường kinh doanh của nước xuất khẩu và quốc tế.

Sự khác biệt lớn nhất giữa kinh doanh nội địa và kinh doanh thương mại quốc tế nói chung, kinh doanh nhập khẩu nói riêng là sự tác động của luật pháp nước ngoài, các công ước quốc tế Hợp đồng kinh doanh nhập khẩu và các hoạt động nhập khẩu phải tuân theo luật pháp của nước xuất khẩu, luật pháp của nước thứ ba (nếu được quy định trong hợp đồng nhập khẩu), tập quán kinh doanh quốc tế và các công ước, hiệp ước quốc tế mà nước ta tham gia Luật pháp và các yếu tố về chính sách của nước xuất khẩu làm cho quá trình nhập khẩu của doanh nghiệp có thể đơn giản hoặc phức tạp hơn nhiều, điều này ảnh hưởng đến chi phí cho hoạt động nhập khẩu và do đó, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu.

2.3.1.3 Biến động của thị trường trong nước và quốc tế.

Cũng như các loại hình kinh doanh khác, kinh doanh nhập khẩu chịu sự chi phối của thị trường hàng hóa đầu vào và thị trường hàng hóa đầu ra Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, thị trường đầu vào là thị trường quốc tế, tức là chịu sự chi phối của những biến động xảy ra trên thị trường thế giới như sự biến động về giá cả, sản lượng hàng hóa bán ra, chất lượng sản phẩm có trên thị trường… Khi giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới tăng thì giá thành của hàng nhập khẩu cũng tăng lên tương đối làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa Mặt khác, có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa đó trên thị trường trong nước, giảm sản lượng tiêu thụ và từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.

2.3.1.4 Biến động của tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đoái là một yếu tố quan trọng tác động đến giá cả nhập khẩu hay giá thành sản phẩm nhập khẩu, và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, giá thành của một đơn vị hàng hóa nhập khẩu cũng tăng lên tương đối và do đó làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm về giá, đồng thời giảm khả năng tiêu thụ và giảm hiệu quả kinh doanh Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, giá thành của một đơn vị hàng hóa nhập khẩu giảm đi tương đối, và do đó làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, tăng sản lượng tiêu thụ và tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa.

2.3.1.5 Hệ thống ngân hàng – tài chính, giao thông vận tải.

Hệ thống ngân hàng – tài chính, giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoại thương ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Trước hết, sự phát triển của hệ thống ngân hàng – tài chính ảnh hưởng đến an toàn, sự đảm bảo cho hoạt động thanh toán của doanh nghiệp, và khả năng hưởng các khoản tín dụng. Giao thông vận tải là một khâu trong quá trình kinh doanh nhập khẩu, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, khả năng vận chuyển hàng hóa trong hoạt động nhập khẩu và trong phân phối trên thị trường trong nước

2.3.1.6 Các đối thủ cạnh tranh. Đối với một doanh nghiệp kinh doanh, đối thủ cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm đối thủ hiện tại và đối thủ tiềm năng (những đối thủ cạnh tranh sẽ xuất hiện trong tương lai) Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu hàng hóa, đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng bao gồm các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu khác, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng hóa nội địa có tính chất tương tự hoặc thay thế Doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ về các đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng như tiềm năng để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh Từ đó, tìm cho mình cách thức thực hiện kinh doanh, đặc biệt là các chương trình marketing phù hợp, có tính cạnh tranh và tạo những nét riêng của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh

2.3.1.7 Các nhân tố môi trường khác.

Các nhân tố môi trường khác ở trong nước và quốc tế như các yếu tố nhân khẩu, văn hóa, phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên… Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến tập quán sản xuất và tập quán tiêu dùng của từng quốc gia. Đối với yếu tố này, doanh nghiệp phải tuân theo và có những biện pháp điều chỉnh hoạt động, cơ cấu tổ chức để phù hợp với quy luật hoạt động của chúng.

2.3.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

2.3.2.1 Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.

Thể hiện ở tiềm năng tài chính và doanh thu hàng năm của doanh nghiệp Hoạt động kinh doanh nhập khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn lực tài chính mạnh hơn so với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong nước Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp là cơ sở để xem xét việc kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là có thể thực hiện được hay không và kinh doanh có hiệu quả hay không.

2.3.2.2 Nguồn lực con người trong doanh nghiệp. Được thể hiện ở số lượng lao động, trình độ và khả năng làm việc của từng cán bộ nhân viên, trình độ quản lý có phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp hay không Nguồn lực con người là nhân tố quyết định trong mọi quá trình kinh doanh, trình độ và năng lực của nguồn nhân lực phải phù hợp với loại hình kinh doanh và mức độ kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn thì mới đem lại hiệu quả.

2.3.2.3 Đối tượng khách hàng. Đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp lựa chọn là đối tượng chính để phục vụ, thông thường doanh nghiệp thường tiến hành lựa chọn khách hàng của mình theo mức thu nhập Tùy theo đối tượng khách hàng và chủng loại hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh, cầu đối với sản phẩm của công ty sẽ có mức biến động khác nhau khi có sự thay đổi trên thị trường Ví dụ, khi giá cả leo thang, thì cầu đối với các loại hàng hóa không thiết yếu của nhóm khách hàng có thu nhập cao sẽ giảm ít hơn so với nhóm khách hàng có thu nhập trung bình và thấp

Các khu vực thị trường khác nhau với cung cầu hàng hóa khác nhau quyết định quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, cơ cấu hàng hóa và chủng loại hàng hóa phải phù hợp với tập quán tiêu dùng của khu vực thị trường đó Mặt khác, quy mô thị trường phải đủ lớn để mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Các yếu tố thuộc về tiềm lực của doanh nghiệp là những yếu tố mà doanh nghiệp có thể thay đổi điều chỉnh sao cho phù hợp với các quy luật khách quan khác và phù hợp với mục đích hoạt động của mỗi doanh nghiệp.

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU HÓA CHẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ

Giới thiệu tổng quan về Công ty CP Hóa chất và thiết bị Phong Vân

3.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty

1.Tên công ty: Công ty cổ phần hóa chất và thiết bị Phong Vân

2.Tên giao dịch: PHONG VAN CHEMICAL AND EQUIPMENT CORPORATION

3.Địa chỉ: Số nhà 32, ngách 30, ngõ 109, phố Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

4.Giấy phép kinh doanh: 0105972764 – ngày cấp: 17/08/2012

Là một trong những công ty hoạt động uy tín trong lĩnh vực hóa chất tại Việt Nam Phong Van chemical Chuyên nhập khẩu và cung cấp hóa chất trong các nghành: Nông nghiệp, công nghiệp, NLSX thức ăn thủy Sản, NLSX Phân Bón, Hóa Chất Xử

Lý Nước, Thủy Sản, Chuyên nhập khẩu và cung ứng hóa chất trên toàn quốc.

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh ngành

2829 Sản xuất máy chuyên dụng khác

29200 Sản xuất thân xe có động cơ, rơ moóc và bán rơ moóc

29300 Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ

32900 Sản xuất khác chưa được phân vào đâu

33110 Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn

33150 Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)

33200 Lắp đặt máy móc và công nghiệp

36000 Khai thác, xử lý và cung cấp nước

3700 Thoát nước và xử lý nước thải

38110 Thu gom rác thải không độc hại

3812 Thu gom rác thải độc hại

38210 Xử lý và tiêu huỷ rác thải không độc hại

3822 Xử lý và tiêu huỷ rác thải độc hại

41000 Xây dựng nhà các loại

4210 Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ

42200 Xây dựng công trình công ích

42900 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác

43210 Lắp đặt hệ thống điện

4322 Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí

43290 Lắp đặt hệ thống xây dựng khác

43300 Hoàn thiện công trình xây dựng

4610 Đại lý, môi giới, đấu giá

4620 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa); và động vật sống

4649 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

46510 Bán buôn máy vi tính, ngoại vi và phần mềm

46520 Bán buôn và linh kiện điện tử, viễn thông

4659 Bán buôn máy móc, và phụ tùng máy khác

4661 Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan

4662 Bán buôn kim loại và quặng kim loại

4663 Bán buôn vật liệu, lắp đặt khác trong xây dựng

4669 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu

4931 Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)

4932 Vận tải hành khách đường bộ khác

4933 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

5221 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ

5229 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

5610 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động

56210 Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới )

56290 Dịch vụ ăn uống khác

5630 Dịch vụ phục vụ đồ uống

4752 Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh

47530 Bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn trong các cửa hàng chuyên doanh

4759 Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh

1104 Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng

20110 Sản xuất hoá chất cơ bản

20120 Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ

2013 Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh

3.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty

Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Hóa chất và thiết bị Phong Vân

Nguồn: Phòng Hành chính Tổng hợp Công ty CP Hóa chất và thiết bị Phong Vân.

Với sơ đồ cơ cấu công ty trên ta có thể thấy được cấp bậc và chức năng của từng bộ phận trong công ty.

3.1.4 Nhân lực của đơn vị

Các phòng chức năng Các phòng kinh doanh

Phòng tài chính-kế toán

Công ty cổ phần hóa chất và thiết bị Phong Vân hiện đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ nhân sự giàu kinh nghiệm Số lượng cán bộ nhân viên chính thức:

120 nhân viên (12/2017) có hợp đồng lao động, hưởng lương, BHXH, BHYT theo hệ thống lương của Nhà nước và theo quy chế khoán của công ty Trong đó, 100 người có trình độ Đại học và trên Đại học và 14 người có trình độ trung cấp, cao đẳng; 6 người lao động phổ thông.

Các thành viên thuộc cấp quản lý của công ty như giám đốc, phó giám đốc, các trưởng phòng đều là những người tốt nghiện đại học chuyên ngành phù hợp với các vị trí đảm nhiệm, có các bằng cấp, giấy chứng nhận liên quan khác: chứng nhận của các khóa học nghiệp vụ chuyên sâu

3.1.5 Cơ sở vật chất kĩ thuật

Văn phòng trụ sở chính của công ty cổ phần hóa chất và thiết bị Phong Vân nằm tại số Số 32/30, Ngõ 109, Phố Quan Nhân, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội Văn phòng của công ty được xây dựng khang trang, có các phòng ban riêng rẽ, đảm bảo các hoạt động của các phòng ban không bị ảnh hưởng lẫn nhau mà vẫn giữ được mối liên kết khi cần.

100m2 Showroom trưng bày các Khoa học kỹ thuật và hóa chất tinh khiết o 100m2 kho trữ hoá chất tinh khiết o 800m2 kho và téc trữ hoá chất công nghiệp

Bảng 1.1 Năng lực tài chính của công ty cổ phần hóa chất và thiết bị Phong Vân giai đoạn 2014-2016 ( tỉ đồng)

Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty CP Hóa chất và Phong Vân

3.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty

Nhận thấy nhu cầu sử dụng các loại hóa chất và đặc biệt là hóa chất dệt nhuộm của thị trường Việt Nam, Phong Vân đã không ngừng nghiên cứu và phát triển về số lượng cũng như chất lượng của các mặt hàng.Với việc phát triển về số lượng, mẫu mã đang dạng và giá cả hợp lý, Phong Vân đang dần chiếm chỗ đứng trong tập khách hàng có nhu cầu.

Hiện nay thị trường nhập khẩu của Công ty Phong Vân chủ yếu ở thị trường Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kì.

Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta có thể nhận thấy rằng, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đều tăng trưởng qua từng năm Về doanh thu, công ty đã có mức doanh thu rất cao năm 2014 là 130.345 Tỷ VND và năm 2015 là 145.676

Tỷ VND) cho thấy được khả năng phát triển của công ty là rất tốt Năm 2016 doanh thu của công ty đã có bước nhảy vọt đáng kể tăng 35% so với năm 2015 lên mức 175.549 Tỷ VND Với khả năng tăng trưởng như vậy, công ty đã tạo dựng cho mình một vị thế vững chắc hơn trong thị trường nội địa và quốc tế Năm 2017 vừa qua, doanh thu tăng 63,4% so với năm 2016 công ty đang có những sự chuyển dịch nhất định về ngành nghề và sự canh tranh cường độ cao của các công ty trong và ngoài nước khác.

Về lợi nhuận, có thể thấy rằng 2 năm trở lại đây, khi tình trạng suy thoái chung của đất nước có sự ổn định, cũng như đổi mới được các quy trình, dây chuyền sản xuất, và chuyển dịch lĩnh vực kinh doanh, lợi nhuận của công ty đều tăng vọt Năm 2016 đạt 165.754 Tỷ VND tăng 34,78% so với năm 2015 và Năm

2017 đạt 215.674 Tỷ VND, tăng 63,2% so với năm trước Đây có thể coi là tín hiệu đáng mừng cho công ty trên con đường phát triển trong tương lai.

3.3 Thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hóa chất dệt nhuộm của Công ty CP Hóa chất và thiết bị Phong Vân

3.3.1 Thực trạng lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu

Dưới đây là bảng thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm

Bảng 3.3: Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu của Công ty CP Hóa chất và thiết bị Phong Vân từ năm 2015 đến năm 2017 Đơn vị: Tỉ VNĐ

Nguồn: Báo cáo kinh doanh nhập khẩu của Công ty CP Hóa chất và thiết bị

Qua bảng kết quả kinh doanh của Công ty trong các năm qua cho thấy doanh thu, lợi nhuận của Công ty liên tục tăng trong từng năm Về doanh thuKDNK: Năm 2016 tăng 29.841 Tỉ VNĐ so với 2015; năm 2017 tăng 95.204 TỉVNĐ so với năm 2016 Về chi phí KDNK: Năm 2016 tăng 28.822 Tỉ VNĐ so với năm 2015; năm 2017 tăng 93.569 Tỉ VNĐ Về lợi nhuận KDNK: Năm 2016 tăng hơn 0.992 Tỉ VNĐ so với 2015; năm 2017 tăng 1.635 Tỉ VNĐ so với năm 2016. Điều này cho thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty đang ngày càng đi lên; góp phần vào việc xây dựng phát triển bền vững của công ty.

Từ bảng lợi nhuận kinh doanh, ta tính được bảng sau:

Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng doanh thu, chi phí, lợi nhuận KDNK hóa chất dệt nhuộm của Công ty CP Hóa chất và thiết bị Phong Vân từ năm 2015 đến năm 2017

Biến động 2016/2015 Biến động 2017/2016 Chênh lệch

Nguồn: Báo cáo tài chính KDNK + Số liệu tác giả tính toán

Nhận xét: Dựa vào bảng trên ta có thể thấy được tốc độ tăng doanh thu, chi phí và lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu của Công ty Biến động doanh thu KDNK năm

2016 so với năm 2015 là 16.94% và năm 2017 so với năm 2016 tăng lên đến 46.26% cho thấy doanh thu qua các năm tăng lên một cách rõ đáng kể Tương tự như vậy, biến động chi phí KDNK của năm 2016/2015 so với 2017/2016 cũng tăng lên từ 16.67% lên đến 46.38% Như vậy, công ty tăng được lợi nhuận KDNK năm

2016 là 0.992 Tỉ VNĐ và năm 2016 là 1.635 Tỉ VNĐ so với những năm liền kề trước đó Biến động lợi nhuận KDNK của năm 2016/2015 từ 31.91% lên 39.87% của năm 2017/2016 cho thấy doanh nghiệp làm ăn ngày càng có lãi và tăng lên Đây là hiệu quả rõ rệt của việc chiến dịch nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

3.3.2 Thực trạng tỷ suất lợi nhuận trong KDNK

Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.Tùy vào từng loại hình công ty để đưa ra những chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận khác nhau Dưới đây là bảng kết quả tỷ suất lợi nhuận của công ty từ năm 2015 đến năm 2017:

Bảng 3.5: Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu hóa chất dệt nhuộm của Công ty CP Hóa chất và thiết bị Phong Vân giai đoạn năm 2015 đến 2017 Đơn vị: Tỉ VNĐ

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Doanh thu KDNK Tỉ VNĐ 145 676 175 549 257 898

3 Chi phí KDNK Tỉ VNĐ 142 547 171 449 252 163

4 Lợi nhuận KDNK Tỉ VNĐ 3 108 4 100 5 735

Tỷ suất theo doanh thu NK

Tỷ suất theo chi phí NK

Tỷ suất theo vốn NK

Nguồn: Báo cáo kinh doanh nhập khẩu công ty + Số liệu tác giả tính toán a Với tỷ suất theo kinh doanh nhập khẩu:

Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh theo doanh thu nhập khẩu tăng giảm không đều qua các năm Cụ thể là năm 2015 chỉ đạt 1.76%; tăng lên 1.99% vào năm 2016 và lại sụt xuống 1.9% trong năm 2017 Điều này cho thấy biến động kinh doanh của Công ty qua các năm Nguyên nhân gây ra biến động này là do thị trường kinh doanh hàng hóa ngày càng cạnh tranh gay gắt cũng như kiểm định nhập khẩu chặt chẽ.

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu phản ánh một đồng từ doanh thu thì thu đuợc bao nhiêu đồng lợi nhuận từ nhập khẩu Như vậy, ta có thể thấy rõ được hiệu quả kinh doanh qua các năm của doanh nghiệp Năm 2015, thị trường hóa chất dệt nhuộm phát triển mạnh, máy móc bán được giá thành cao Nhờ vậy, công ty thu được lợi nhuận cao, cụ thể là cứ bỏ ra 100 đồng doanh thu thì thu được 1,76 đồng lợi nhuận Đến năm 2016, ta thấy rõ được đây là thời kỳ thị trường nhập khẩu thiết hóa chất dệt nhuộm phát triển nhất trong 3 năm qua Công ty đã tăng cường thêm nguồn hàng, mở rộng các nhãn hiệu cũng như nâng cao khả năng bán hàng và giảm thiểu chi phí tối đa.nhờ vậy, công ty đã tăng được 0.23% tỷ suất lợi nhuận; đây là con số tăng khá lớn so với những năm trước đây của công ty Đến năm 2017 vừa qua, dường như việc kinh doanh của công ty đi xuống vì thị trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt cũng như các nhà sản xuất đòi hỏi về giá thành cao. Như vậy, năm 2017 cứ bỏ 100 đồng doanh thu thì thu được 1.9 đồng lợi nhuận, giảm 0.9 đồng so với 2016. b Với tỷ suất theo chi phí nhập khẩu:

Tương tự tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu thì tỷ suất lợi nhuận theo chi phí cũng đánh giá kết quả kinh doanh của công ty qua các năm một cách tương tự Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu sẽ phản ánh 1 đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu lợi nhuận Tỷ suất theo chi phí nhập khẩu cũng biến động tăng giảm qua các năm Năm 2015, khi Công ty bỏ 100 đồng chi phí thì sẽ tu được 1.79 đồng lợi nhuận Đến năm 2016, cũng với 100 đồng chi phí công ty đã thu được 2 đồng lợi nhuận Như vậy từ năm 2015 đến năm 2016, doanh nghiệp thu thêm 0.21 đồng lợi nhuận Điều này cho thấy trong thời kì này công ty đã đưa ra các chính sách mua hàng đặc biệt để được tăng ưu đãi; đồng thời, việc nâng cao hìn thức quảng cáo phát triển kinh doanh trong thời kì này đã có hiệu quả Tuy nhiên, khoảng thời gian 2016 đến 2017, doanh nghiệp với 100 đồng chi phí bỏ ra thì giảm mất 0.06 đồng lợi nhuận Điều này thể hiện thị trường cạnh tranh khắc nghiệt về hóa chất dệt nhuộm trong nước; đây cũng là một lời nhắc nhở cho công ty về nghiên cứu chiến thuật kinh doanh để giảm hoặc giữ nguyên chi phí nhưng lợi nhuận được tăng cao. c Với tỷ suất theo vốn nhập khẩu: Để các đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty so với nguồn vốn bỏ ra ta có chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận kinh doanh phản ánh một đồng vốn bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Cũng như tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và chi phí, tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh nhập khẩu hóa chất dệt nhuộm của Phong Vân có sự biến đổi rõ rệt trong giai đoạn 2015-2017 Cụ thể là: Năm 2015, cứ 100 đồng vốn bỏ ra thu được 2.33 đồng lợi nhuận Sang tới năm 2016, Phong Vân thu được 2.57 đồng lợi nhuận khi bỏ ra 100 đồng vốn Đến năm 2017, doanh nghiệp thu được phần lợi nhuận nhưng bị giảm xuống còn 2.2 đồng với 100 đồng vốn Sở dĩ xảy ra việc suất giảm tỷ suất lợi nhuận năm 2017 một phần do hiệu quả kinh doanh của công ty giảm, một phần do công ty dùng vốn để đầu tư vào mục đích kinh doanh nhập khẩu khác như dự trữ, xây dựng kho chứa hàng

3.3.3 Thực trạng sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả

Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hóa chất dệt nhuộm của Công ty CP Hóa chất và Phong Vân

3.4.1 Các kết quả đạt được

- Về cở sở vật chất: Công ty có hệ thống cơ sở vật chất tốt, phục vụ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần thiết choa toàn bộ công ty cũng như từng nhân viên nói riêng. Đặc biệt là Công ty đã trang bị được kho đựng đồ rộng, tân tiến phù hợp cho việc chứa các máy móc nhập khẩu; Bên cạnh đó, xe tải luôn được chuẩn bị sẵn để chở hàng hòa nhập khẩu về kho.

- Về kết quả kinh doanh: Hoạt động kinh doanh của công ty ổn định, có hiệu quả trước sự cạnh tranh gay gắt của doanh nghiệp trong ngành Điều này được thể hiện rõ qua lợi nhuận tăng đều các năm, tạo dựng được uy tín trên thị trường Bên cạnh đó, công ty đã đề ra nhiều chiến lược kinh doanh hiệu quả như: giới thiệu sản phẩm qua triển lãm, đưa ra các chính sách xúc tiến qua mạng internet hiệu quả,

+ Về lợi nhuận KDNK: Lợi nhuận tăng đều qua các năm 2015 đến năm 2017. Đây là kết quả thành công của việc nâng cao kết quả kinh doanh, chứng tỏ việc kinh doanh tạo ra lãi và lãi ngày càng tăng.

+ Về tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, chi phí và vốn lớn hơn 1 cho thấy cứ bỏ 100 đồng doanh thu, vốn và chi phí sẽ thu lại được trên 1 đồng lợi nhuận Đây là hiệu quả của việc mở rộng nguồn hàng, nâng cao việc hiệu quả bán hàng, tối thiệu chi phí.

+ Về hiệu quả sử dụng vốn: Nguồn vốn của công ty đã hoạt động hiệu quả và mang lại lợi nhuận cho công ty.

+ Về hiệu quả sử dụng lao động: Tuy số lượng nhân viên của công ty rất thấp nhưng công ty đã tạo ra được doanh thu lớn cho công ty Nhân viên ngày càng thực hiện hạot động kinh doanh hiệu quả tốt hơn.

- Về hệ thống phân phối: Phong Vân bao gồm rất nhiều kênh phân phối khác nhau Đặc biệt Công ty được các bạn hàng tin tưởng về kinh nghiệm phân phối, được các đối tác chủ động liên hệ hợp tác.Các kênh phân phối rải đều từ Bắc vào Nam nhằm khẳng định uy tín của Công ty.

- Về công tác nghiệp vụ: Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ có trình độ cao, năng động sáng tạo và tận tâm với công việc, dưới sự điều hành quản lý đúng đắn khoa học của ban giám đốc và lãnh đạo công ty nên hoạt động kinh doanh của công ty tương đối thuận lợi và hiệu quả cao Đặc biệt, bộ phận nghiệp vụ luôn được chú trọng đào tạo nhằm đạt đủ tiêu chuẩn: chính xác, tỉ mỉ, cần cù Việc thực hiện hợp đồng quốc tế khá tốt Phong Vân đã giảm thiểu tối đa sai sót, vi phạm và hạn chế các rủi ro và tránh được các tranh chấp, khiếu nại xảy ra trong quy trình thực hiện hợp đồng.

- Về thị trường nhập khẩu: Phong Vân đang ngày càng mở rộng và phát triển thị trường chất lượng về giá cũng như sản phẩm Phong Vân đề cao thị trường có hàng hóa có tiếng.Với hai thị trường Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kì, Phong Vân đang tìm hiểu để kinh doanh với nhiều đối tác có tiếng tăm, đồng thời nâng cao khả năng đàm phán về chất lượng sản phẩm và giá.

- Về công tác tổ chức: Phong Vân đề cao việc tổ chức bộ máy công tin đơn giản nhưng bao quát hết nhiệm vụ của từng nhân viên Công ty tổ chức các buổi họp bàn về vấn đề nhân sự hàng quý nhằm đánh giá được cá nhân, phòng ban sinh hoạt và làm việc tốt, đúng quy định.

3.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân

Bảng 3.8: Bảng tóm gọn những tồn tại và nguyên nhân của Công ty CP Hóa chất và Phong Vân

STT Tồn tại Nguyên nhân

Lợi nhuận kinh doanh tăng châm, không đều, chiếm phần nhỏ.

Sự cạnh tranh gay gắt; chính sách nhà nước.

Tỷ suất lợi nhuận không ổn định, giảm Chưa tập trung thị trường nhập khẩu, thủ tục hành chính chậm.

Hiệu quả lao động thấp; nhân viên nghiệp vụ còn kém.

Nhân viên chưa được phân định rõ ràng trách nhiệm, nhân viên chưa thực sự am hiểu về TBĐL.

4 Khai thác tối đa hiệu quả thị trường thấp Quánhiều thị trường, biến động giá.

- Về lợi nhuận kinh doanh: Phong Vân có lợi nhuận kinh doanh tăng tuy nhiên tăng còn chậm và không đồng đều Lợi nhuận kinh doanh chiếm một phần rất nhỏ so với chi phí và vốn bỏ ra.

+ Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều công ty xuất nhập khẩu tư nhân,công ty xuất nhập khẩu nước ngoài khác Nhu cầu xuất nhập khẩu tuy đa dạng,phong phú nhưng không phải vô hạn dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty với nhau.

+ Công tác quản lý của nhà nước về nhập khẩu vào thị trường còn nhiều bất cập. + Chính sách chính phủ về việc giảm nhập khẩu tăng xuất khẩu làm cho Công ty gặp khó khăn trong việc khác với nhà nước về quan điểm, phương hướng và chính sách.

- Về tỷ suất lợi nhuận: tỷ suất lợi nhuận chưa ổn định qua các năm Đặc biệt, tỷ suất lợi nhuận theo ba chỉ tiêu doanh thu, chi phí và vốn đã bị giảm sút vào năm

+ Tiến trình cải cách thủ tục hành chính còn chậm; thủ tục nhập khẩu còn khá phức tạp, phải trải qua nhiều bước, nhiều khâu làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty.

- Về hiệu quả lao động: Công ty chưa nhận định rõ khả năng của thành viên trong công ty Các khóa đào tạo nhân viên chất lượng cao còn ít Hiệu quả nhân viên bị sụt giảm vào năm 2017 gây ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của công ty.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU HÓA CHẤT CỦA CÔNG TY CP HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ PHONG VÂN

Định hướng phát triển

4.1.1 Dự báo nhu cầu nhập khẩu kinh doanh hóa chất

- Việt Nam là quốc gia đang phát triển, tuy đang quá trình toàn cầu hóa hội nhập nhưng vẫn còn hạn chế về trình độ công nghệ Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng hóa chất làm tang năng suất lao động ngày càng lớn Nhận thấy nhu cầu và tiềm năng lớn của kinh doanh hóa chất tại nước ta, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành kinh doanh nhập khẩu sang lĩnh vực này Các doanh nghiệp đưa ra nhiều thương hiệu hóa chất khác nhau với mức giá khác nhau tạo nên thị trường hóa chất phong phú về mẫu mã và giá cả Điều này đưa ra thách thức cho chính Phong Vân phải đưa ra mục tiêu và phương hướng cụ thể để phát triển công ty.

4.1.2 Mục tiêu của công ty a.Mục tiêu ngắn hạn của công ty

- Tăng kim ngạch nhập khẩu thiết bị hóa chất: Kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng qua các năm nhưng tôc độ tăng còn chậm; bở vậy công ty đã vạch ra cụ thể kim ngạch nhập khẩu công ty từ năm 2018-2020 là khoảng từ 50 000 Tỉ Đồng cho đến trên 70 000 Tỉ đồng Công ty sẽ tăng số lượng mặt hàng đồng thời không cắt giảm kim ngạch mặt hàng cũ mà mở kim ngạch cho mặt hàng mới.

- Hiện nay, công ty có 2 thị trường nhập khẩu chính là Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kì Nhận thấy, ngày càng có nhiều nhãn hiệu thiết bị hóa chất nổi tiếng về chất lượng và giá cả trên thế giới Công ty đưa ra mục tiêu mở rộng thị trường, tăng thị trường vì chất chứ không phải vì lượng Ngoài những thị trường chính, công ty hướng tới mở rộng kim ngạch trong thị trường Nhật Bản, Singapore, nơi có khoa học tiên tiến để nhằm đảm bảo chất lượng máy móc tốt phục vụ nhu cầu khách hàng. b Mục tiêu dài hạn của công ty

- Phong Vân tiếp tục duy trì thế vị của công ty trong thị trường nhập khẩu kinh doanh hóa chất Với mục tiêu này, công ty cũng cố gắng tăng kênh phân phối cũng như tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.Công ty đã mở rộng kênh phân phối từ bắc vào nam với đủ mặt hàng nhằm cung ứng đủ chất lượng và mẫu mã cho khách hàng.

- Công ty ngày càng xây dựng hình ảnh đẹp cho mình về cả chất lượng lẫn dịch vụ Qua đó, công ty tăng cường đáp ứng đủ cho khách hàng, với lực lượng nhân viên kĩ thuật kiểm tra chặt chẽ tiêu chuẩn máy móc trước khi đưa đến tay khách hàng, bên cạnh đó là dịch vụ bảo hành tốt, đảm bảo khách hàng sẽ luôn hài lòng Công ty còn tăng cường quảng cáo, xúc tiến qua mạng internet cũng như tham gia các hội chợ triển lãm máy móc, mang hình ảnh đẹp đến cho khách hàng hiện tại và tiềm năng.

- Phong Vân thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp,giỏi về nghiệp vụ, thông thạo, hiểu biết về các lợi thế để phát huy cũng như khắc phục những bất lợi Phong Vân đưa ra mực tiêu tối đa 1 lỗi trong 1 quý đối với một nhân viên; công ty cũng đưa ra quy chế nghiêm khắc nhằm rèn luyện cho nhân viên tính tự lập cao, hoàn thành tốt nhiệm chung và riêng của bản thân.

Các đề xuất với vấn đề nghiên cứu

4.2.1 Giải pháp tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

4.2.1.1 Giải pháp tăng doanh thu, không tăng chi phí.

Doanh thu kinh doanh nhập khẩu chủ yếu là từ hoạt động tiêu thụ hàng nhập khẩu Để tăng doanh thu kinh doanh nhập khẩu thì có hai phương án để đạt được là: tăng số lượng hàng tiêu thụ hoặc tăng giá bán Tuy nhiên, phương án tăng giá bán về lâu dài sẽ gây bất lợi cho cạnh tranh, làm giảm cầu, vì thế mà phương án tối ưu cho Phong Vân để tăng doanh thu là tăng lượng bán ra thị trường.

Giá bán là công cụ hữu hiệu cho cạnh tranh Việc tăng giá bán sản phẩm sẽ tăng doanh thu trên một đơn vị sản phẩm, tuy nhiên nó sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm, bởi đặc thù của mặt hàng thiết bị hóa chất nhập khẩu từ Trung Quốc không phải là sản phẩm mang đặc trựng công nghệ độc đáo, sản phẩm công nghệ cao như Apple, nên rất khó có thể áp giá cao để thực hiện chính sách “hớt váng sữa”, khả năng cạnh tranh của nó nằm ở chất lượng sản phẩm, chất lượng máy, độ bền Vì thế tăng giá bán không phù hợp đối với sản phẩm này.

Tăng số lượng hàng tiêu thụ sẽ phù hợp cho công ty để tăng doanh thu Muốn thế thì cần có chính sách tăng chất lượng hàng, tăng mức độ bao phủ thị trường, các biện pháp kích thích tăng cầu về sản phẩm Hóa chất nhập khẩu từ Trung Quốc là các hãng nổi tiếng, chất lượng rất đảm bảo, nên cần sử dụng các biện pháp marketing, dịch vụ khách hàng để tăng mức độ bao phủ thị trường.

 Nội dung của giải pháp Đặc trưng của sản phẩm hóa chất nhập khẩu từ Trung Quốc của công ty là sản phẩm được nhập kinh doanh, tiêu thụ hàng trong nước, chất lượng sản phẩm cao,không phải là sản phẩm mang đặc trưng công nghệ cao, đột phá, nhưng có giá trị tương đối cao Điều kiện vận chuyển, bảo quản không quá phức tạp, nhưng yêu cầu cao về dịch vụ lắp đặt, bảo hành, sửa chữa trong và sau bán vì là sản phẩm mang đặc tính kỹ thuật, không phải mặt hàng tiêu dùng phổ thông, thường việc bán hàng không tách rời với việc cung cấp dịch vụ lắp đặt, chạy thử, bảo trì, Khách hàng thường là hộ gia đình và một số điểm kinh doanh nhỏ lẻ, vì thế nên phương pháp tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất là bán hàng cá nhân, trực tiếp.

Kênh phân phối của công ty cho mặt hàng này còn khá hẹp, chủ yếu là phân phối trực tiếp không qua đại lý, siêu thị điện máy, ngoài ra thì công ty cũng phối hợp với các đối tác để phân phối sản phẩm nhưng vẫn còn rất hạn chế, với phương thực bán hàng trực tiếp do đặc thù của sản phẩm hóa chất của Trung Quốc là dòng sản phẩm với các hộ gia đình.Với các đặc trưng của sản phẩm và kênh phân phối hẹp mà công ty đang áp dụng là chưa bao phủ được thị trường, hiệu quả phân phối của công ty là chưa tối ưu Để hoàn thiện hệ thống phân phối, nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, tăng số lượng bán công ty nên tăng cường hợp tác với các đối tác để phân phối sản phẩm Công ty cũng có thể sử dụng kênh đại lý dưới sự giám sát chặt chẽ của mình để phân phối sản phẩm rộng hơn ra các tỉnh miền Trung, miền Nam.

Công ty nên thực hiện giải pháp từng bước một sao cho phù hợp với điều kiện của công ty và diễn biến tình hình kinh tế Từng bước thực hiện trong thời gian dài và theo lộ trình Như thế thì công ty có thể tiếp cận thị trường rộng hơn, liên kết khách hàng chặt chẽ hơn Làm tăng cầu sản phẩm, tăng doanh thu hàng nhập khẩu và tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của mặt hàng này cho doanh nghiệp trong khi vẫn duy trì được chi chí không bị tăng theo.

4.2.1.2 Giảm chi phí cho hoạt động nhập khẩu và doanh thu không tăng hoặc tăng chậm.

Chi phí cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa chất từ Trung Quốc của công ty bao gồm : các chi phí nhập khẩu hang hóa chất, cước biển do công ty nhập khẩu theo điều kiện FOB, chi phí lưu kho vận chuyển nội địa, bảo quản hàng, chi phí làm thủ tục nhập khẩu, chi phí cho nhân viên, chi phí bán hàng, dịch vụ lắp đặt, bảo hành,… chi phí bán hàng, các chi phí khác liên quan đến tiêu thụ hàng nhập. Chi phí giảm, doanh thu không giảm sẽ làm cho lợi nhuận thu được là cao hơn, đây là một giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu nhưng khó khăn hơn để thực hiện so với việc tăng doanh thu kinh doanh nhập khẩu.

 Giải pháp giảm đơn giá hàng nhập

 Cơ sở giải pháp Đơn giá hàng nhập là mức giá mà công ty phải trả cho nhà cung cấp Đơn giá hàng nhập là một phần chi phí lớn bỏ ra, ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu thu được của công ty Vì thế mà giải pháp để giảm đơn giá nhập khẩu là rất hợp lý để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị âm thanh từ Anh cho công ty.

Do công ty nhập khẩu theo điều kiện FOB, công ty có thể chủ động trong việc vận chuyển, tiết kiệm được một khoản ngoại tệ, hạn chế rủi ro tỷ giá.Tuy nhiên, công ty có thể tính toán, cân nhắc lựa chọn phương thức, điều kiện mua hàng sao cho phù hợp nhất, tiết kiệm nhất Cùng với việc thương lượng giảm giá thành với các nhà cung cấp, hoặc lựa chọn nhà cung cấp tốt hơn để có thể giảm đơn giá nhập khẩu hợp lý hơn Từ đó làm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

 Giải pháp phân công nguồn nhân lực

 Cơ sở của giải pháp

Nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định thành công thất bại của doanh nghiệp Sự bố trí, sắp xếp, phân công chức năng nhiệm vụ giữa các phòng ban và giữa các nhân viên trong phòng một cách hợp lý là rất quan trọng Làm sao để không chồng chéo hoạt động, nhiệm vụ.

 Nội dung của giải pháp

Hiện nay, đảm nhiệm công tác nhập khẩu hàng hóa của công ty vẫn do một bộ phận của phòng kinh doanh phụ trách, thanh toán quốc tế lại do phòng kế toán phụ trách Sự phân chia công việc này nảy sinh nhiều bất cập, cản trở hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp Vì vậy công ty nên có phòng xuất nhập khẩu riêng, phụ trách toàn bộ mảng nhập khẩu hàng hóa của công ty, để tránh tình trạng không chú trọng, tâm huyết với nhiệm vụ, ví dụ như phòng kế toán có thể sao nhãng việc thanh toán cho các đơn đặt hàng cho nhà cung cấp, làm cho chậm giao hàng, giảm uy tín doanh nghiệp. Để có thể phân công nhân lực thành công, lãnh đạo công ty cần có năng lực tổ chức, năng lực quản lý phù hợp Cần cải thiện trình độ nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên và nâng cao năng lực quản lý của lãnh đạo.

4.2.1.3 Tăng doanh thu lớn hơn mức tăng chi phí. Đây là biện pháp làm tăng doanh thu nhưng đòi hỏi phải tăng chi phí đầu tư: giải pháp xúc tiến bán hàng, nâng cao trình độ nguồn nhân lực thông qua đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, nghiên cứu mở rộng thị trường.

 Giải pháp thiết lập các biện pháp xúc tiến bán

 Cơ sở giải pháp Để khách hàng có thể biết đến sản phẩm của mình, hay để khơi dậy nhu cầu trong họ, công ty cần tiến hành các chiến dịch marketing xúc tiến: quảng cáo, giảm giá, bán hàng trực tiếp,

 Nội dung Để tăng hiệu quả tiêu thụ mặt hàng âm thanh nhập khẩu từ Anh, công ty cần đảm bảo là sản phẩm cung cấp luôn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu khách hàng cũng như cam kết của công ty Điều này đòi hỏi công ty phải luôn duy trì nguồn hàng ổn định Bên cạnh đó, cần duy trì, cải tiến hệ thống phân phối đạt hiệu quả cao, luôn luôn bám sát nhu cầu của thị trường.

Các biện pháp cần thực hiện một cách logic, thống nhất Công ty cần đầu tư chi phí cho các hoạt động đó, có thể nó chưa thu được hiệu quả tức thì nhưng sẽ là biện pháp dài hạn, hiệu quả về sau.

 Giải pháp mở rộng thị trường kinh doanh

 Cơ sở của giải pháp

Ngày đăng: 15/11/2023, 05:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Hóa chất và thiết bị  Phong Vân - (Luận văn tmu) nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của nhóm mặt hàng hóa chất từ thị trường trung quốc tại công ty cổ phần hóa chất và thiết bị phong
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Hóa chất và thiết bị Phong Vân (Trang 36)
Bảng 1.1 Năng lực tài chính của công ty cổ phần hóa chất và thiết bị Phong Vân - (Luận văn tmu) nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của nhóm mặt hàng hóa chất từ thị trường trung quốc tại công ty cổ phần hóa chất và thiết bị phong
Bảng 1.1 Năng lực tài chính của công ty cổ phần hóa chất và thiết bị Phong Vân (Trang 38)
Bảng 3.3: Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu của Công ty CP Hóa chất và thiết bị  Phong Vân từ năm 2015 đến năm 2017 - (Luận văn tmu) nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của nhóm mặt hàng hóa chất từ thị trường trung quốc tại công ty cổ phần hóa chất và thiết bị phong
Bảng 3.3 Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu của Công ty CP Hóa chất và thiết bị Phong Vân từ năm 2015 đến năm 2017 (Trang 40)
Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng doanh thu, chi phí, lợi nhuận KDNK   hóa chất dệt nhuộm của Công ty CP Hóa chất và thiết bị  Phong Vân từ năm 2015 đến - (Luận văn tmu) nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của nhóm mặt hàng hóa chất từ thị trường trung quốc tại công ty cổ phần hóa chất và thiết bị phong
Bảng 3.4 Tốc độ tăng trưởng doanh thu, chi phí, lợi nhuận KDNK hóa chất dệt nhuộm của Công ty CP Hóa chất và thiết bị Phong Vân từ năm 2015 đến (Trang 41)
Bảng kết quả dưới đây đã phản ánh tình hình sử dụng vốn của công ty Phong Vân trong những năm gần đây: - (Luận văn tmu) nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của nhóm mặt hàng hóa chất từ thị trường trung quốc tại công ty cổ phần hóa chất và thiết bị phong
Bảng k ết quả dưới đây đã phản ánh tình hình sử dụng vốn của công ty Phong Vân trong những năm gần đây: (Trang 46)
Bảng 3.7: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty CP Hóa chất và   Phong Vân - (Luận văn tmu) nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của nhóm mặt hàng hóa chất từ thị trường trung quốc tại công ty cổ phần hóa chất và thiết bị phong
Bảng 3.7 Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty CP Hóa chất và Phong Vân (Trang 47)
Bảng 3.8: Bảng tóm gọn những tồn tại và nguyên nhân của Công ty CP Hóa chất và   Phong Vân - (Luận văn tmu) nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của nhóm mặt hàng hóa chất từ thị trường trung quốc tại công ty cổ phần hóa chất và thiết bị phong
Bảng 3.8 Bảng tóm gọn những tồn tại và nguyên nhân của Công ty CP Hóa chất và Phong Vân (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w