Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của DN trong nền KT thị trường là uy tín chất lượng sản phẩm đưa ra thị trường, nhưng đó chỉ là biểu hiện bên ngoài còn thực chất bên trong là các máy móc, thiết bị công nghệ chế biến có đáp ứng được yêu cầu SX của DN hay không? TSCĐHH là điều kiện quan trọng để tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế Quốc dân TSCĐHH được đổi mới và sử dụng có hiệu quả sẽ là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung TSCĐ hữu hình là tư liệu sản xuất và là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình Các loại TSCĐHH đều có giá trị lớn, thời hạn sử dụng dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Bên cạnh đó, việc quản lí chặt chẽ và sử dụng hiệu quả vốn cố định thông qua việc hạch toán chính xác TSCĐHH sao cho đúng quy định, chế độ, phù hợp với điều kiện của DN là vấn đề quan trọng Vì vậy, Doanh nghiệp cần đánh giá đúng tầm quan trọng của kế toán TSCĐ hữu hình; và đánh giá được thực trạng hạch toán quản lí TSCĐHH trong doanh nghiệp nhằm tìm ra những mặt mạnh, hạn chế còn tồn tại, từ đó xây dựng một chế độ quản lí khoa học, toàn diện để có thể đầu tư, sử dụng hợp lý và tận dụng được tối đa công suất của TSCĐHH
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân
Thời gian qua, có rất nhiều đóng góp, giải pháp đem lại hiệu quả nhất định cho vấn đề hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH, song vẫn tồn tại những vướng mắc đòi hỏi phải tiếp tục tìm ra phương hướng hiệu quả Chính vì vậy, Việc nghiên cứu
Kế toán TSCĐHH là vấn đề cấp thiết cần được xem xét.
Như chúng ta đã biết, TSCĐ hữu hình thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp đồng thời cũng quyết định đến nâng cao năng suất lao động Giá trị tài sản cố định càng lớn thì yêu cầu quản lý sử dụng ngày càng chặt chẽ và khoa học, hiệu quả hơn.
Mà TSCĐHH trong công ty CP hóa chất Sao Việt chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng giá trị tài sản của công ty.Nhu cầu sử dụng tài sản cố định tại công ty là lớn nhưng sau quá trình thực tập, tìm hiểu tại Công ty, Em thấy việc hạch toán TSCĐHH của Công ty còn tồn tại điểm hạn chế Điều này biểu hiện ở: Công ty chưa không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn cho TSCĐHH dẫn đến khi công ty cần sửa chữa lớn TSCĐHH thì phải mất thời gian để huy động nguồn Do đó, vấn đề cấp thiết là cần nghiên cứu Kế toán TSCĐHH tại công ty CP hóa chấtSao Việt để từ đó hiểu kĩ hơn về thưc trạng, đưa ra những đề xuất phù hợp giúp cho công tác kế toán TSCĐHH tại công ty đạt hiệu quả hơn.
Mục tiêu cụ thể cần giải quyết trong đề tài
Về mặt lý luận: Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về TSCĐHH; làm sáng tỏ phương pháp kế toán TSCĐHH theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán hiện hành; từ đó định hướng cho việc hoàn thiện kế toán TSCĐHH.
Về mặt thực tiễn: Thông qua nghiên cứu chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành,thực trạng kế toán TSCĐ hữu hình tại công ty CP hóa chất Sao Việt nhằm đánh giá
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp để hoàn thiện kế toán TSCĐHH tại công ty theo đúng chuẩn mực, chế độ.
Phương pháp (cách thức) thực hiện đề tài
a Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (phương pháp ăng két) là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó.
Các bước tiến hành điều tra
Bước 1: Chọn đối tượng điều tra
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân Đối tượng điều tra: Ban lãnh đạo công ty, Anh (chị) tại phòng tài chính-kế toán của Công ty.
Bước 2: Xây dựng mẫu phiếu điều tra.
Thiết lập các phiếu điều tra về câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi mở Nội dung câu hỏi liên quan đến công tác kế toán của Công ty.
Bước 3: Phát phiếu điều tra
Phát 5 phiếu (phụ lục số 01) Gửi phiếu điều tra đến các đối tượng cần điều tra: Giám đốc, Kế toán trưởng, kế toán tổng hợp.
Bước 4: Thu lại phiếu điều tra
Sau khi thu lại phiếu điều tra Em dùng các phương pháp phân tích, thông kê đơn giản để xử lí thông tin Kết quả điều tra thu được là các thông tin hữu ích về công tác kế toán TSCĐHH của Công ty, quy trình xử lí nghiệp vụ TSCĐHH của kế toán.
Trong thời gian thực tập, Em tiến hành quan sát trình tự hạch toán, trình tự luân chuyển chứng từ, xem hệ thống sổ trên máy tính, các hóa đơn chứng từ áp dụng tại Công ty.
Mục đích: nhằm tiếp cận trực tiếp, theo dõi các hoạt động, các hoạt động diễn ra hàng ngày, các thao tác và quá trình làm việc của phòng kế toán.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.
Khái niệm: Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là phương pháp mà người nghiên cứu tìm đọc những tài liệu liên quan đến bài viết của mình, sau đó chắt lọc
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân thông tin cần thiết và ghi chép lại theo trình tự logic để phục vụ bài viết của mình. Các dữ liệu thứ cấp thu thập được bao gồm:
Bộ tài chính (2009)-chế độ kế toán doanh nghiệp, quyển 1-Hệ thống tài khoản kế toán, NXB tài chính.
Bộ tài chính (2009)- chế độ kế toán doanh nghiệp, quyển 2-Báo cáo tài chính, chứng từ và sổ kế toán, sơ đồ kế toán, NXB tài chính.
Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán 2013-2014, các trang web Tapchiketoan.com; danketoan.com; webketoan.vn.
Tài liệu do Công ty CP hóa chất Sao Việt cung cấp: Báo cáo tài chính 2012, 2013; sổ kế toán; chứng từ kế toán.
Mục đích: Thông qua những thông tin thu thập được sẽ có những dẫn chứng tin cậy cho những lập luận và quan điểm của mình.
Kết quả: sau khi nghiên cứu tài liệu trên, các dữ liệu thu thập được gồm các thông tin về chế độ kế toán, thông tin về chứng từ, sổ sách kế toán, trình tự hạch toán… về công tác kế toán theo quy định nói chung và công tác kế toán tại doanh nghiệp đang áp dụng b Phương pháp xử lí và phân tích dữ liệu
Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp.
Những thông tin thu thập được thông qua phóng vấn nhà lãnh đạo, nhân viên kế toán thì sẽ được tổng hợp lại và phân tích theo nội dung về đặc điểm bộ máyCông ty và bộ máy kế toán doanh nghiệp, các chính sách kế toán chung và chính sách kế toán TSCĐHH của doanh nghiệp, nội dung tổ chức kế toán trong doanh nghiệp.
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân
Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp.
Với những dữ liệu thu thập được, Em chắt lọc những thông tin cần thiết để chứng minh cho những luận điểm của mình Cụ thể: với chế độ kế toán Việt Nam thì Em tham khảo những quy định về chứng từ, tài khoản, hạch toán tài khoản, sổ sách liên quan đến kế toán TSCĐHH Đồng thời, Em sử dụng kỹ thuật đối chiếu so sánh phân tích để so sánh những bài nghiên cứu cùng nội dung với mình, từ đó tìm ra những ưu nhược điểm của các tác phẩm để vận dụng vào luận văn của mình tốt hơn.
Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Chương 1: Lý luận chung về Kế toán TSCĐHH trong các doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trang công tác kế toán TSCĐHH tại Công ty CP Hóa chất Sao Việt.Chương 3: Các kết luận và đề xuất về kế toán TSCĐHH tại công ty CP hóa chất Sao Việt.
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TSCĐHH TRONG CÁC
Một số khái niệm và lý thuyết liên quan đến TSCĐHH
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Theo VAS 03 quy định: “Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH) là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình” Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:
(a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
(b) Nguyên giá tài sản phải được ghi nhận một cách đáng tin cậy;
(c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
(d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
Nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Khấu hao: Là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó
Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáo tài chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó
Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà TSCĐ hữu hình phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng: thời gian mà doanh nghiệp dự tính
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân sử dụng TSCĐ hữu hình, hoặc số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản.
Giá trị thanh lý: Là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính
Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá
Giá trị còn lại: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình sau khi trừ (-) số khấu hao luỹ kế của tài sản đó
Giá trị có thể thu hồi: Là giá trị ước tính thu được trong tương lai từ việc sử dụng tài sản, bao gồm cả giá trị thanh lý của chúng.
1.1.2 Một số lý thuyết liên quan đến TSCĐHH a Đặc điểm của TSCĐHH Đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất của TSCĐ là tồn tại trong nhiều chu kì kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với TSCĐ hữu hình có thêm các đặc điểm: Giữ nguyên hình thái hiện vật lúc ban đầu cho đến khi hư hỏng hoàn toàn; Trong quá trình tồn tại, TSCĐHH bị hao mòn; Do có kết cấu phức tạp gồm nhiều bộ phận với mức độ hao mòn không đồng đều nên trong quá trình sử dụng TSCĐHH có thể bị hư hỏng từng bộ phận. b Phân loại TSCĐHH
Các doanh nghiệp sử dụng nhiều loại TSCĐ hữu hình với những công dụng khác nhau Do đó để phục vụ cho yêu cầu quản lý và hạch toán thì cần thiết phải tiến hành phân loại Việc phân loại cũng nhằm mục đích để hạch toán chính xác
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân
TSCĐ hữu hình, phân bổ đúng số khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh để thu hồi đủ vốn TSCĐ đã sử dụng
Phân loại theo kết cấu, thì TSCĐ được chia thành:
Nhà cửa, vật kiến trúc: Bao gồm những TSCĐ được hình thành sau quá trình thi công, xây dựng như trụ sở làm việc, nhà xưởng, nhà kho, hàng rào,… phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Máy móc, thiết bị: là toàn bộ máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động của doanh nghiệp như máy móc thiết bị chuyên dùng, máy móc thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ…
Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Gồm các loại phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ, đường thuỷ… và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống điện, nước, băng truyền tải vật tư, hàng hoá…
Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính, thiết bị điện tử, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng…
Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như cà phê, chè, cao su, vườn cây ăn quả…; súc vật làm việc như trâu, bò…; súc vật chăn nuôi để lấy sản phẩm như bò sữa…
Ngoài cách phân loại TSCĐ hữu hình theo kết cấu thì TSCĐ hữu hình còn được phân loại theo quyền sở hữu; theo tình hình sử dụng; theo mục đích sử dụng.
Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán TSCĐHH trong các doanh nghiệp .8 1 Yêu cầu quản lý TSCĐHH
1.2.1 Yêu cầu quản lý TSCĐHH
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân
Xuất phát từ vai trò và đặc điểm của TSCĐHH yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý và tổ chức kế toán thì TSCĐHH khi đưa vào sử dụng phải được theo dõi chặt chẽ cả về mặt hiện vật, và mặt giá trị
Về mặt hiện vật: Doanh nghiệp cần theo dõi quản lý từng loại TSCĐHH gắn chặt với địa điểm bảo quản sử dụng, quản lý TSCĐHH Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐHH đều phải lập biên bản giao nhận TSCĐHH theo đúng thủ tục quy định.
Về mặt giá trị: Doanh nghiệp cần theo dõi và quản lý chặt chẽ về mặt nguyên giá cũng như giá trị còn lại của TSCĐHH, phải có phương pháp tính khấu hao thích hợp đối với từng loại TSCĐHH nhằm đảm bảo thu hồi đủ vốn cố định đã bỏ ra, đầu tư mới khôi phục năng lực sản xuất khi TSCĐHH cũ hỏng hóc hoặc hết thời gian sử dụng.
1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán TSCĐHH trong các doanh nghiệp
- Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu một cách chi tiết đầy đủ kịp thời về số lượng và giá trị tài sản hiện có tình hình tăng giảm, di chuyển TSCĐHH trong nội bộ doanh nghiệp.
- Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐHH trong quá trình sử dụng, phân bổ chính xác số khấu hao, các khoản dự phòng và chi phí tài chính.
- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐHH, phản ánh chính xác chi phí thực tế và sửa chữa TSCĐHH Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐHH.
- Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường về TSCĐHH, tham gia đánh giá lại TSCĐHH khi cần thiết Tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐHH của doanh nghiệp.
Nội dung kế toán TSCĐHH theo quy định chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán
1.3.1 Kế toán TSCĐHH theo quy định chuẩn mực kế toán a) Theo chuẩn mực kế toán số 01 (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC)
VAS 01 quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận của các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp nói chung và của TSCĐ hữu hình nói riêng, nhằm:
Làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất;
Giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý;
Giúp cho kiểm toán viên và người kiểm tra kế toán đưa ra ý kiến về sự phù hợp của báo cáo tài chính với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;
Giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin tài chính được lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán
Theo như VAS 01, Kế Toán TSCĐHH cần phải tuân thủ đúng với các nguyên tắc:
Giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận Giá gốc của tài sản không
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực cụ thể Đối với TSCĐ hữu hình, giá gốc là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng TSCĐ hữu hình có thể thay đổi nguyên giá trong trường hợp được phép đánh giá lại giá trị; đầu tư nâng cấp.
Nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán TSCĐHH đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính Cụ thể: phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ hữu hình mà Doanh nghiệp đã lựu chọn, phải thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý, và phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ hữu hình Trường hợp đặc biệt cần thay đổi, Doanh nghiệp cần phải giải trình rõ.
Thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn Với TSCĐ hữu hình thì không đánh giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản.
Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí chung phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.Các nghiệp vu liên quan đến TSCĐ hữu hình cần được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi Ví dụ: Công ty mua 1 máy
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân photo vào ngày 25/1/2015, có hóa đơn GTGT, biên bản giao nhận tài sản đầy đủ nhưng Công ty chưa thanh toán cho người bán Đến ngày 9/2/2015, Công ty mới trả tiền cho người bán Ở ví dụ này thì thời điểm Công ty cần ghi nhận TSCĐ hữu hình vào thời điểm ngày 25/1/2015 chứ không được ghi nhận vào ngày 9/2/2015.
Bên cạnh tuân thủ các nguyên tắc, kế toán TSCĐHH cần tuân theo đồng thời các yêu cầu kế toán:
Trung thực: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh Khi tiến hành ghi chép TSCĐ hữu hình, kế toán cần có đầy đủ bằng chứng, chứng từ hợp lệ, đúng với thực tế để làm căn cứ.
Khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo
Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót Các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐHH cần ghi chép đầy đủ.
Kịp thời: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ TSCĐ hữu hình cần ghi chép, trích khấu hao kịp thời, đúng với quy định. b) Theo chuẩn mực kế toán số 03: Tài Sản Cố Định Hữu Hình (Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC). chuẩn mực 03 là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, gồm: Tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình, thời điểm
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý TSCĐ hữu hình và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH:
Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:
Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó Đây cũng là điều kiện cơ bản để ghi nhận vào tài sản của doanh nghiệp.
Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán TSCĐHH của Công ty CP Hóa Chất Sao Việt
2.1.1 Tổng quan về tình hình Kế toán tại Công ty CP Hóa Chất Sao Việt a Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty CP Hóa Chất Sao Việt.
Công ty cổ phần hóa chất Sao Việt đã có một bộ máy quản lý tương đối hoàn thiện, gọn nhẹ, hoạt động tốt và đạt hiệu quả cao Bộ máy tổ chức của Công ty được hình thành và hoạt động tuân theo Luật Doanh Nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty được nhất trí thông qua Bộ máy tổ chức Công ty được tổ chức theo mô hình Công ty CP (Phụ Lục 08), bao gồm:
Hội Đồng Quản trị: Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty HĐQT có trách nhiệm giám sát hoạt động của Giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Công ty
Giám đốc: Trần Đăng Trung - là người đứng đầu công ty, Giám đốc có toàn quyền quyết định về mọi mặt hoạt động của Công ty, đại diện hợp pháp trước pháp luật và Bộ trưởng BTC.
Phòng kế hoạch kinh doanh: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, là nơi phát lệnh, giao việc, đồng thời có nhiệm vụ khai thác, nhận nguồn hàng…
Phòng kế toán tài chính: tham mưu, chịu trách nhiệm về tình hình tài chính
Công ty, tổ chức chặt chẽ công tác hạch toán.
Phòng tổ chức hành chính: kiểm soát công văn, kiểm soát nhân lực, kiểm soát môi trường làm việc, thông tin nội bộ.
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân
Phòng vật tư: chịu trách nhiệm mua và và bảo quản các loại vật tư, thiết bị thuộc phạm vi kinh doanh…
Khối quản lí sản xuất, khối phục vụ sản xuất, khối trực tiếp sản xuất, khối dich vụ, hỗ trợ: là khối trực tiếp tham gia vào việc sản xuất ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật, bảo dưỡng. b Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP Hóa Chất Sao Việt (Phụ Lục 08)
Bộ máy kế toán của Công ty được chia thành các bộ phận sau:
Kế toán trưởng đồng thời là trưởng phòng Tài chính - Kế toán : Là người chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo mọi công tác tài chính kế toán của công ty, lên báo cáo, tham mưu cho giám đốc.
Kế toán tổng hợp : Là người chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu kế toán, căn cứ vào số liệu phản ánh trên sổ chi tiết của kế toán phần hành, kế toán tổng hợp tiến hành tập hợp - phân bổ các số liệu liên quan để ghi sổ tổng hợp.
Kế toán thanh toán và kế toán thuế: Các kế toán viên này có trách nhiệm tính lương cho các bộ phận; lập bảng tổng hợp tiền lương và giá thành, tổng hợp chi phí Đồng thời chịu trách nhiệm tính thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước cũng như các khoản công nợ phải thu, phải trả của DN.
Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt quản lý lượng tiền trong quỹ, căn cứ phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ hợp lệ vào sổ sách theo quy định. c Chính sách kế toán áp dụng ở Công ty
Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006,các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do BTC ban
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo Chế độ kế toán được áp dụng tại Công ty như sau:
+ Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 1/1 kết thúc 31/12 theo Dương lịch
+ Đơn vị sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt nam (VNĐ).
+ Hình thức kế toán áp dụng: Nhật kí chung (Phụ Lục 09)
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi các sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Và các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ.
2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới kế toán TSCĐ hữu hình của Công ty a Nhân tố vĩ mô
Các chuẩn mực và chế độ kế toán về TSCĐHH, chính sách, cơ chế quản li của Nhà Nước.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế và sự hôi nhập quốc tế thì chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam, chính sách cơ chế quản li Nhà Nước
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân không ngừng được bổ sung và hoàn thiện Các doanh nghiệp cần hạch toán, phân bổ, trích khấu hao TSCĐHH cho phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán, chính sách pháp luật của nhà nước Cụ thể về kế toán TSCĐHH, Thông tư 45/2013/TT- BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định sẽ có hiệu lực từ 10/06/2013 thay thế cho thông tư 203/2009/TT-BTC Điểm c, khoản 1, điều 3 của Thông tư 45 quy định: “Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.”
Thực trạng về TSCĐ hữu hình tại Công ty CP hóa chất Sao Việt
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân 2.2.1 Tổng quan về tình hình TSCĐ hữu hình tại Công ty CP hóa chất Sao Việt
Sau khi nghiên cứu về công tác kế toán TSCĐHH của Công ty CP hóa chất Sao Việt, Em được biết TSCĐHH của công ty không có nhà cửa vật kiến trúc Tất cả trụ sở, nhà xưởng của công ty là đều đi thuê TSCĐHH tại Công ty chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu, một số ít được đầu tư bằng nguồn vốn đi vay dài hạn của ngân hàng TSCĐHH chủ yếu hình thành qua mua sắm.
Căn cứ vào đặc trưng kĩ thuật TSCĐHH của Công ty chia thành 4 nhóm:
Máy móc, thiết bị: bao gồm máy móc thiết bị sản xuất, dây truyền công nghệ.
Phương tiện vận tải, truyền dẫn: gồm các loại phương tiện vận tải như thiết bị truyền dẫn, đường ống, xe nâng hàng…
Thiết bị dụng cụ quản lí: bao gồm máy vi tính, máy điều hòa nhiệt độ, máy in, máy chiếu, máy phô tô, camera…
TSCĐHH khác: gồm toàn bộ các TSCĐHH khác chưa liệt kê vào danh sách nhóm TSCĐHH trên như dàn loa âm thanh.
Khoản mục Ng uyên giá
Hoa mòn lũy kế Giá trị còn lại
Máy móc,thiết bị 547,072,028 290,886,372 256,185,656 Phương tiện vận tải truyền dẫn 973,974,364 419,677,250 554,297,114
Thiết bị dụng cụ quản lí 188,943,636 100,900,085 88,043,551
TSCĐHH khác 80,970,360 38,750,367 42,219,993 Để tiến hành hạch toán và phân tích hiệu sử dụng TSCĐ hữu hình, Công ty cần thiết phải đánh giá TSCĐ hữu hình Công ty CP hoa chất Sao Việt tiến hành
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân đánh giá lại TSCĐ hữu hình khi: có quyết định của Ban Giám Đốc; Mua sắm mới hay cũ; Thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình.
Toàn bộ TSCĐHH của Công ty được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. Đánh giá theo nguyên giá: Đối với TSCĐHH mua ngoài: Nguyên giá = Giá mua chưa thuế + các chi phí liên quan
Ví dụ: Ngày 12/3/2015 Công ty mua 1 máy photo, giá mua chưa thuế là 35.950.000 (VNĐ), chi phí vận chuyển là 250.000 (VNĐ) Như vậy, Nguyên giá của TSCĐHH này là 36.200.000 (VNĐ) Đánh giá theo giá trị còn lại TSCĐ
Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn lũy kế.
Ví dụ: Năm 2010, Công ty có mua lại dây chuyền sản xuất hóa chất, nguyên giá là 650 triệu, đã sử dụng được 2 năm, đã khấu hao hết 150 triệu, theo Ban kiểm nghiệm dây truyền còn mới 70% Vậy trong trường hợp này Công ty tính TSCĐHH theo giá trị còn lại Giá trị còn lại = 650 (triệu) – 150 (triệu) = 500 (triệu) Công ty tiến hành ghi sổ TS này theo nguyên giá 500 (triệu).
2.2.2 Công tác kế toán tại TSCĐHH ở Công ty CP hóa chất Sao Việt
Tại Phòng kế toán Công ty sử dụng thẻ TSCĐHH, sổ đăng ký thẻ TSCĐHH và sổ TSCĐHH Thẻ TSCĐHH được mở cho từng TSCĐHH riêng biệt, trong đó có số hiệu của TSCĐHH đó, sổ đăng ký thẻ được mở đăng ký thẻ và theo dõiTSCĐHH nhằm tránh mất mát thẻ Sổ theo dõi TSCĐ được mở để theo dõi chi tiết tình hình biến động tăng giảm TSCĐHH của Công ty.
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân
Căn cứ để ghi các sổ trên là: biên bản giao nhận TSCĐHH, biên bản thanh lý TSCĐHH và những chứng từ có liên quan khác Ngoài ra, bộ phận kế toán Công ty còn mở sổ chi tiết tăng, giảm TSCĐHH để theo dõi chi tiết tình hình biến động TSCĐHH của Công ty
Khi có TSCĐHH giảm do thanh lý nhượng bán…Công ty lập ban kiểm định TSCĐHH cùng với bên nhận TSCĐHH ký tên xác nhận vào biên bản thanh lý, thuyên chuyển TSCĐHH Ban kiểm định sẽ tiến hành đánh giá TSCĐHH theo tình trạng kỹ thuật hiện hành sau đó lập biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐHH Kế toán Công ty lập các chứng từ ghi sổ có liên quan, căn cứ vào đó tiến hành ghi giảm TSCĐHH, xoá sổ TSCĐHH đó trên sổ TSCĐHH của Công ty và lưu giữ lại thẻ TSCĐ.
2.2.3 Kế toán tổng hợp TSCĐHH tại Công ty CP hóa chất Sao Việt a) Chứng từ sử dụng
Công ty sử dụng chưng từ TSCĐHH theo QĐ 48/2006/ QĐ- BTC Chứng từ Công ty sử dụng bao gồm:
Biên bản giao nhận TSCĐ, số hiệu 01-TSCĐ
Biên bản thanh lí TSCĐ, số hiệu 02-TSCĐ
Biên bản bàn giao sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, số hiệu 03-TSCĐ;
Biên bản đánh giá lại TSCĐ, số hiệu 04-TSCĐ
Biên bản kiểm kê TSCĐ, số hiệu 05-TSCĐ
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, số hiệu 06-TSCĐ b)Tài khoản sử dụng
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân Để hạch toán TSCĐ hữu hình, Công ty sử dụng TK 2111, chi tiết thành 4 tài khoản cấp 3:
TK 21111: Máy móc, thiết bị
TK 21112: Phương tiện vận tải truyền dẫn
TK 21113: Thiết bị, dụng cụ quản lý
TK 21114: TSCĐ hữu hình khác
Công ty sử dụng TK 2141 để hach toán khấu hao cho TSCĐHH TK 2141 được chi tiết thành 4 tài khoản cấp 3:
TK 21411: Khấu hao máy móc, thiết bị
TK 21412: Khấu hao thiết bị vận tải truyền dẫn
TK 21413: Khấu hao thiết bị, dụng cụ quản lý
TK 21414: Khấu hao TSCĐ hữu hình khác c) Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu tại Công ty.
Trong Quý I/2015 Công ty có một số nghiệp vụ liên quan đến tình hình tăng TSCĐHH của Công ty như: tăng do mua ngoài bằng vốn tự có, tăng do mua ngoài bằng nguồn vốn vay dài hạn từ ngân hàng
NV1: Ngày 9/1/2015 Công ty mua xe nâng hàng Toyota 5FD25 của Công ty
TNHH Vật Liệu Chịu Lửa Hưng Thịnh với giá mua 204.000.000(VAT 10%).
Căn cứ Hợp đồng kinh tế (Phụ lục 10), hóa đơn GTGT số 005313 (phụ lục
11) kế toán tiến hành lập biên bản giao nhận tài sản (Phụ lục 12), thẻ TSCĐ hữu hình (Phụ lục 13) và lập lên bộ hồ sơ, từ đó làm căn cứ ghi sổ.
Kế toán ghi tăng TSCĐ hữu hình trên sổ Nhật ký chung (phụ lục 14)
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân
Từ nhật ký chung, kế toán ghi lên sổ chi tiêt 21111 (Phụ lục 15) và sổ cái TK
Kế toán giảm TSCĐ hữu hình
Cũng giống như nhiều Doanh nghiệp khác, TSCĐ hữu hình của Công ty giảm do nhiều nguyên nhân: thanh lý, nhượng bán, điều chuyển…
Khi tài sản đã hỏng hoặc quá cũ không sử dụng được nữa cần thanh lý, Công ty tiến hành thành lập hội đồng để thanh lý TSCĐ hữu hình.
NV2: Ngày 12/1/2015 Công ty tiến hành thanh lý máy khuấy trộn hóa chất Lý do thanh lý vì máy đã cũ, hết khấu hao, đã hư hỏng nhiều
Trong đó: Nguyên giá máy khuấy trộn hóa chất: 58,670,800 (VNĐ)
Giá trị thu hồi: 17,290,000(VNĐ)
Chi phí thanh lý: 1,000,000 (vnđ) (VAT 10%)
Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ hữu hình (Phụ Lục 17), biên bản giao nhận TSCĐHH (Phụ Lục 18), Phiếu thu (Phụ Lục 19), Phiếu chi (Phụ Lục 20), biên bản đánh giá lại TSCĐHH, biên bản kiểm kê TSCĐHH, hóa đơn GTGT, kế toán tiến hành mở sổ và ghi chép nghiệp vụ vào sổ Nhật kí chung (Phụ Lục 21) sau đó ghi sang sổ chi tiết TK 21111 và sổ cái các TK liên quan.
- Phản ánh nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm:
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân
- Chi phí về thanh lý:
- Số thu về từ thanh lý:
Kế toán khấu hao TSCĐHH:
Trong quá trình đầu tư và sử dụng, dưới tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện làm việc cũng như tiến độ kỹ thuật mọi TSCĐHH đều bị hao mòn
Có hai hình thức hao mòn: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình Hao mòn hữu hình là do sự hao mòn do tính chất cơ lý hoá của TSCĐHH, còn hao mòn vô hình là sự giảm giá trị do tiến bộ khoa học kỹ thuật. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục và đảm bảo thu hồi vốn, công ty đã đề ra các quy định khi hạch toán khấu hao TSCĐHH như sau:
- Mọi TSCĐHH của Doanh nghiệp đều phải trích khấu hao cơ bản và thu hồi vốn trên cơ sở tính đúng, tính đủ nguyên giá TSCĐHH
CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT SAO VIỆT
Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
3.1.1 Các kết quả đã đạt được
1 Đánh giá khái quát về thực trạng tổ chức công tác kế toán của Công ty CP hóa chất Sao Việt.
Qua thời gian thực tập tại Công ty CP hóa chất Sao Việt, Em đã có cơ hội tìm hiểu công việc thực tế và học hỏi kinh nghiệm từ các Anh (chị) Qua đó, Em rút ra một số nhận định:
Công ty CP hóa chất Sao Việt là đơn vị còn non trẻ trong ngành hóa chất và thiết bị xử lí nước Sau 5 năm hoạt động, Công ty đã có sự phát triển đáng kể. Để có sự phát triển như vậy thì phần lớn phải nhờ đến sự đóng góp của bộ máy quản lý công ty và bộ máy kế toán Công tác kế toán của Công ty là một công cụ đắc lực phục vụ cho lãnh đạo Công ty trong việc kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình quản lý sử dụng tài sản, từ đó có những chủ trương, biện pháp tích cực trong công tác quản lý và điều hành mọi hoạt động. Trong năm qua, Công ty không ngần ngại bỏ vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các hạng mục công trình phục vụ cho việc cấp hàng hóa, dịch vụ Vì vậy, hiện nay Công ty đã có một số lượng TSCĐHH với giá trị lớn và không ngừng tăng lên trong các năm tới.
2 Những thành tích Công ty đã đạt được trong công tác kế toán TSCĐ hữu hình
+ Về công tác quản lý TSCĐ
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân
Công ty đã tổ chức công tác kế toán TSCĐHH tương đối chặt chẽ và có quy củ với hệ thống sổ sách chứng từ đầy đủ thống nhất, tạo điều kiện cho việc theo dõi, quản lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TSCĐHH một cách dễ dàng, chính xác kịp thời đầy đủ.
Tài sản cố định của công ty được quản lý chặt chẽ cả về mặt hiện vật và mặt giá trị Từ khi mua về cho tới khi đưa vào sử dụng, việc bảo quản TSCĐHH ở Công ty được duy trì thường xuyên và kiểm tra chặt chẽ Định kỳ hàng tháng, Công ty trích khấu hao TSCĐHH vào chi phí sản xuất theo đúng chế độ ban hành, do vậy mà vốn cố định được bảo toàn và thu hồi nhanh
Cuối năm, Giám Đốc có quyết định thành lập hội đồng kiểm kê đánh giá TSCĐHH Cụ thể, Hội đồng tiến hành kiểm tra thực tế tình hình sử dụng, kiểm kê về mặt số lượng, hiệu suất hoạt động, sau đó gửi lên phòng kế toán Căn cứ vào báo cáo của các bộ phận về máy móc thiết bị, phòng kế toán lên danh sách những tài sản cần sửa chữa và thanh lý lên Giám Đốc, để có quyết định cuối cùng.
+ Về công tác kế toán:
Công ty áp dụng và xây dựng hệ thống chứng từ, mẫu biểu kế toán theo đúng quy định khi hạch toán TSCĐHH, các trình tự, thủ tục luân chuyển chứng từ khi hạch toán TSCĐHH khá chặt chẽ và khoa học.
Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết TSCĐHH kết hợp chặt chẽ, cho phép cung cấp thông tin nhanh, chính xác cho nhà quản lý theo yêu cầu Mặt khác, Công ty áp dụng hình thức kế toán “nhật ký chung” khá phù hợp với Công ty cũng như trình độ của kế toán Công ty trong giai đoạn hiện nay Các loại sổ sách được
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân mở theo đúng quy định, ghi chép rõ ràng khoa học và nề nếp Hàng tháng,
Kế toán lập báo cáo TSCĐHH theo đúng quy định do Bộ tài chính ban hành.
+ Về bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán Công ty tổ chức theo kiểu tập trung, thực sự tinh giảm, trình độ nhân viên kế toán cao đẳng, Đại học đáp ứng tốt các yêu cầu quản lý hiện tại của Công ty.
3.1.2 Những mặt hạn chế, tồn tại Ở Công ty hiện nay chỉ có một người đảm nhiệm công tác kế toán TSCĐ và làm kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, dẫn đến khối lượng công việc nhiều làm cho hiệu quả công việc không cao
Các TSCĐHH cần được sửa chữa lớn thì Công ty không thực hiện việc lập dự toán chi phí cho sửa chữa lớn TSCĐHH, trong khi hoạt động nâng cấp TSCĐHH đa phần có kế hoạch từ đầu Do vậy, Doanh nghiệp không chủ động được về vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả nhất
Do việc giao TSCĐHH cho các phòng ban trực tiếp quản lý, sử dụng TSCĐHH Công ty không phân công nhiệm vụ rõ ràng người có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn TSCĐ nên việc quản lý theo dõi TSCĐ còn rất lỏng lẻo.Đến khi kiểm kê TSCĐHH phát hiện những TSCĐHH mất mát, hỏng hóc nhưng không quy được trách nhiệm cho ai nên Công ty tự phải gánh chịu tổn thất.
Công tác kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ của Công ty chỉ tiến hành vào thời điểm cuôi kỳ, vì vậy các thông tin không đáp ứng được tính kịp thời.
Về cách phân loại TSCĐ của Công ty: Công ty mới chỉ phân loại TSCĐ của mình theo đặc trưng kỹ thuật điều này hoàn toàn hợp lý nhưng với khối lượng
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân
TSCĐ tương đối lớn như vậy Công ty nên kết hợp với các cách phân loại TSCĐ khác
Các đề xuất, kiến nghị về kế toán TSCĐHH tại Công ty CP Hóa chất Sao Việt
Xuất phát từ những hạn chế trên trong công tác tổ chức kế toán, đồng thời căn cứ vào những quy định cụ thể về kế toán TSCĐHH của Nhà nước, Em xin phép đưa ra những ý kiến sau hy vọng phần nào khắc phục được những hạn chế, nâng cao được chất lượng cũng như hiệu quả sử dụng TSCĐHH của Công ty.
Giải pháp 1: Công ty nên tuyển dụng thêm nhân viên kế toán để san sẻ bớt công việc và tạo ra sự chuyên môn hóa nâng cao hiệu quả công tác kế toán Cụ thể, Với TSCĐ hữu hình, Công ty cần phân công riêng cho 1 nhân viên kế toán làm nhiệm vụ phân tích tình hình hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình để thấy rõ được tình hình sử dụng TSCĐ hữu hình từ đó có những giải pháp phù hợp.
Giải pháp 2: Khi giao TSCĐ hữu hình cho các phòng ban sử dụng Công ty cần phân công nhiệm vụ rõ ràng người có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn Điều này giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên, đồng thời khi phát hiện những TSCĐ hữu hình mất mát, hỏng hóc thì có thể quy được trách nhiệm, tránh trường hợp Công ty hoàn toàn phải chịu những phí tổn.
Giải pháp 3: Về sửa chữa lớn TSCĐHH, Công ty nên trích trước chi phí sửa chữa lớn để chủ động về vốn hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh, góp phần đảm bảo ổn định về chi phí sản xuất kinh doanh giữa các kì, tránh những biến động lớn về kết quả kinh doanh trong kì có hoạt động sửa chữa lớn TSCĐHH, đồng thời đảm bảo cho quá trình tính giá thành sản phẩm khi có máy móc tiến hành tham gia
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân sửa chữa lớn Để thực hiện việc trích trước chi phí sửa chữa lớn Công ty cần tiến hành các bước:
Bước 1: Yêu cầu bộ phận kỹ thuật thông báo khi có kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐHH, kết hợp với phòng kỹ thuật để lập dự toán chi phí sửa chữa lớn căn cứ vào đó để lập kế hoạch về số tháng trước về chi phí sửa chữa lớn.
Bước 2: Hàng tháng tiến hành trích trich trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình lên sổ NKC, Sổ cái các TK liên quan 335, TK 154, TK 642.
Nợ TK 642, 154: Chi phí sửa chữa lớn trích trước vào chi phí kinh doanh.
Có TK 335: Trích trước chi phí sửa chữa lớn.
Bước 3: Khi phát hiện TSCĐ hữu hình hỏng thì bộ phận sử dụng tài sản hỏng lập phiếu yêu cầu sửa chữa TSCĐHH (Phụ Lục 24) Sau đó, văn phòng hành chính Công ty tiến hành tiếp nhận phiếu yêu cầu và tiến hành kiểm tra thông tin trên phiếu yêu cầu, và xin ý kiến phê duyệt của Giám Đốc.
Nếu yêu cầu được duyệt thì phòng hành chính lên phương án sửa chữa và duyệt phương án sửa chữa.
Khi công trình sửa chữa hoàn thành, căn cứ vào giá trị quyết toán công trình, Biên bản bàn giao sửa chữa lớn hoàn thành (Phụ Lục 25), kế toán kết chuyển chi phí thực tế phát sinh đã được trích trước vào chi phí,, tiến hành hạch toán trên sổ nhật ký chung, sổ cái các TK liên quan 335, TK 2143.
Nợ TK 335: Số đã trích trước
Nợ 642, 154: chênh lệch số chi lớn hơn số trích trước.
Có 2413: Tổng chi phí thực tế phát sinh
Có 642, 154: Chênh lệch số chi nhỏ hơn số đã trich.
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân
Giải pháp 4: Đối với công tác kiểm kê và đánh giá lại TSCĐHH, Công ty cần tiến hành thường xuyên hoặc định kỳ theo từng quý để có thể nắm bắt chính xác số hiện có và tình hình biến động tăng giảm, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời về mặt giá trị TSCĐHH và có kế hoạch điều chỉnh kịp thời hợp lý mức khấu hao của từng loại TSCĐH tính vào giá thành cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo thu hồi đủ vốn cố định đã bỏ ra từ đó tăng cường hiệu quả công tác quản lý, sử dụng TSCĐHH đồng thời Công ty sử dụng biểu mẫu ở (phụ luc 26, 27) dùng cho kiểm kê, đánh giá lại tài sản.
Giải pháp 5: Với khối lượng TSCĐHH khá lớn, Công ty nên kết hợp cách phân loại TSCĐHH theo đặc trưng kĩ thuật với các cách phân loại TSCĐ khác như: phân loại theo nguồn hình thành, phân loại theo tình hình sử dụng để tiện theo dõi, bảo quản, lập kế hoạch trích khấu hao và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐHH.
Điều kiện thực hiện
3.3.1 Về phía nhà nước và các cơ quan chức năng
Hiện nay còn có nhiều điểm không thống trong khuôn khổ các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý và hạch toán TSCĐHH của Việt Nam nhất Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện, đồng thời cũng tạo lên những khó khăn cho cơ quan Nhà Nước trong việc kiểm tra, giám sát Cụ thể như:
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 quy định TSCĐHH được khấu hao trên cơ sở giá trị phải khấu hao, trong khi thông tư 45 lại quy định khấu haoTSCĐHH được tính trên nguyên giá TSCĐHH
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân
Hiện nay chưa có một quy định rõ ràng cho các loại chứng từ cần thiết đối với từng trường hợp hình thành TSCĐHH để tạo sự thống nhất giữa các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc xác định giá trị hợp lý của tài sản và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp Các giao dịch về TSCĐHH giữa các doanh nghiệp với cá nhân không thống nhất, đặc biệt là giao dịch mua lại TSCĐHH và nhận lại vốn góp bằng TSCĐHH, làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chứng minh nguồn gốc và xác định giá trị hợp lý của TSCĐHH khi quyết toán thuế thu nhập.
3.3.2 Về phía Công ty CP hóa chất Sao Việt
Các giải pháp đưa ra phải được sự xem xét đồng tình từ phía Công ty thì chúng mới có tính khả thi cao và áp dụng được trong thực tế.Một số nhà Quản lý cho rằng những thông tin họ có để phán đoán tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp không cần lấy từ kế toán, thậm chí có những nhà quản lý cho rằng những thông tin đó được làm và hạch toán theo chính yêu cầu của họ Vì thế, việc hạch toán kế toán chỉ để đáp ứng cho các cơ quan thuế, cơ quan chức năng mà không hề thiết thực với chính bản thân công ty Vì vậy, để thực hiện được giải pháp kế toán này các nhà quản lý phải thấy được tầm quan trọng của thông tin kế toán cho chính bản thân Công ty mình Bên cạnh đó, các nhà Quản lý nên bỏ chi phí để đào tạo kế toán viên chuyên về phân tích kinh tế và kế toán quản trị, để không những có những thông tin kế toán tĩnh mà còn có những thông tin động bám sát vào thị trường hơn trong tương lại.Có như vậy, mới có sự hợp tác để các giải pháp này đi vào thực tế.Thực tế, công việc kế toán tại Công ty CP hóa chất Sao Việt khá nhiều nhưng lực lượng kế toán còn hạn chế Vì vậy, để hoàn thiện chính sách quản lý, Công ty
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân phải đảm bảo không khiến nhân viên ôm đồm quá nhiều việc không liên quan đến chuyên môn của họ, tuyển thêm nhân sự để san sẻ bớt công việc, để giúp cho công tác kế toán đạt hiệu quả.
Tóm lại, tuy việc hoàn thiện công tác hạch toán còn gặp nhiều khó khăn nhưng việc cải thiện là tất yếu phải thực hiện để Công ty có thể đứng vững trên thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt.
GVHD: TS Hà Thị Thúy Vân