Tiểu luận cơ sở văn hóa việt nam đề tài nét văn hóa việt nam qua lễ hội vía bà chúa xứ núi sam tỉnh an giang

38 0 0
Tiểu luận cơ sở văn hóa việt nam đề tài  nét văn hóa việt nam qua lễ hội vía bà chúa xứ núi sam tỉnh an giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bà Chúa Xứ núi Sam không chỉ là tín ngưỡng của người dân nơi đây mà còn từ đây tổ chức các lễ hội mang đậm nét văn hóa địa phương, vùng miền.. Trong thời kỳ nguyên thủy khi mà người phụ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM ĐỀ TÀI : NÉT VĂN HÓA VIỆT NAM QUA LỄ HỘI VÍA BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM TỈNH AN GIANG Nhóm sinh viên thực hiện: STT HỌ VÀ TÊN MSSV 48.01.608.030 1 BÙI THỊ NGỌC LAN 48.01.608.034 48.01.608.045 2 LÊ THÙY LINH 48.01.608.059 3 TRẦN NGUYỄN BẢO NGÂN 4 NGUYỄN HỮU PHƯỚC GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: HUỲNH VĂN MINH MÃ HỌC PHẦN: LITR191213 Thành phố Hồ Chí Minh – 2023 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TRONG NỀN VĂN HOÁ VIỆT NAM 3 1.1 Khái niệm tín ngưỡng 3 1.2 Khái niệm tín ngưỡng thờ Mẫu 4 1.2.1 Nguồn gốc hình thành 4 1.2.2 Lịch sử phát triển 5 1.2.3 Tục thờ Mẫu ở ba miền Việt Nam (Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ) 6 CHƯƠNG 2: LỄ HỘI VÍA BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM Ở NAM BỘ VÙNG CHÂU ĐỐC, AN GIANG 11 2.1 Tín ngưỡng Bà Chúa Xứ của người dân vùng Châu Đốc, An Giang 11 2.1.1 Nguồn gốc tục thờ Bà Chúa Xứ của người dân vùng Châu Đốc, An Giang 11 2.2 Các nghi lễ trong lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam 16 CHƯƠNG 3: GIỮ GÌN GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA LỄ HỘI VÍA BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM 20 3.1 Vai trò của lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam đến đời sống người dân ở vùng Châu Đốc, An Giang 20 3.1.1 Trong đời sống văn hóa - xã hội 21 3.1.2 Trong đời sống tinh thần và truyền thống đạo đức 21 3.1.3 Trong quá trình hội nhập kinh tế và văn hoá 23 3.2 Thực trạng và giải pháp để giữ gìn giá trị văn hoá của Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam 24 3.2.1 Thực trạng những vấn đề còn tồn đọng trong công tác tổ chức Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam 24 3.2.2 Một số giải pháp để giữ gìn giá trị văn hoá của Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam 26 KẾT LUẬN 31 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 LỜI MỞ ĐẦU Lịch sử phát triển của loài người cho thấy văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia Văn hóa là một từ có hàm nghĩa rất rộng, bao gồm lịch sử, giáo dục, xã hội và các lĩnh vực khác Văn hóa giúp lịch sử nhân loại nhận thức không gian và mọi sự vật xã hội hướng tới chân, thiện, mỹ Trải qua biết bao biến động của lịch sử, nếu có một điều mà nhân loại nói chung rất tự hào thì đó chính là những thành tựu về văn hóa Lịch sử trên thế giới đã chứng minh: lớp bụi thời gian sẽ làm phai mờ tất cả, trừ giá trị văn hóa vẫn mãi mãi lưu truyền Với sự phát triển của kinh tế và sự kết nối ngày càng chặt chẽ giữa các quốc gia trên thế giới, văn hóa dân tộc đã trở thành tâm điểm chú ý của mọi người Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần khẳng định tầm quan trọng của văn hóa trong xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, đồng thời nhấn mạnh mục tiêu “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, làm sâu sắc thêm bản sắc dân tộc” Mỗi quốc gia đều có một bản sắc văn hóa riêng, bản sắc của dân tộc ta gắn liền với những sắc thái văn hóa của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước đó Đối với mỗi đơn vị hành chính (tỉnh, huyện) của một quốc gia, ngoài những khác biệt văn hóa của các dân tộc hiện có, còn có một số địa danh, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống tạo nên bản sắc văn hóa rất bình dị và rất đặc sắc cho đơn vị hành chính này đơn vị Vì vậy, nếu biết phát huy và phát triển lành mạnh các giá trị văn hóa của mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi di tích lịch sử, mỗi lễ hội truyền thống thì chúng ta sẽ thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế và giải quyết tốt những vấn đề xã hội tiềm ẩn Việt Nam có 64 tỉnh, thành, từ Bắc vào Nam, hầu như nơi nào cũng có di tích, thắng cảnh riêng Mỗi di tích, thắng cảnh như một bông hoa rực rỡ trên cánh đồng hoa văn hóa, mang đậm bản sắc dân tộc An Giang thuộc miền Tây Nam Bộ, là vùng đất có lợi thế về thiên nhiên, vùng đồng bằng bỗng dưng có núi Đây 1 cũng là vùng đất giàu di sản lịch sử, văn hóa Vùng đất này đã trở thành trung tâm du lịch hành hương tiêu biểu và là biểu tượng của miền Tây An Giang có tục thờ Bà Chúa Xứ vì Bà được coi là vị nữ thần vô cùng linh thiêng, luôn ban phép màu cho con người và cứu dân độ thế, Bà luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lòng người dân An Giang Người ta kính trọng Bà không chỉ vì Bà là nữ thần linh thiêng mà còn vì hình ảnh của Bà mang nhiều ý nghĩa giáo dục cho con người Sự kết tinh của yếu tố thẩm mỹ dường như thể hiện hết những vẻ đẹp mà cô đã trải qua thông qua yếu tố giáo dục “đạo đức” trong tâm hồn, đức hạnh được thể hiện trong lòng người Trong cuộc sống, bạn phải biết cách đối xử với người khác, điều đó thể hiện ở việc kính trọng ông bà, cha mẹ ở nhà Đối với đất nước thì phải biết yêu quý đất nước cũng như cuộc sống này - cuộc sống đã mang chúng ta đến được với nhau để cùng nhau vượt qua những thứ khó khăn làm nên cái gọi là những giá trị bất hủ “chân - thiện- mỹ” Bà Chúa Xứ núi Sam không chỉ là tín ngưỡng của người dân nơi đây mà còn từ đây tổ chức các lễ hội mang đậm nét văn hóa địa phương, vùng miền Ngoài ra, người dân nơi đây còn tạo dựng cho mình một cuộc sống tươi đẹp xuất phát từ niềm tin vào nữ thần, hướng tới mưu cầu một cuộc sống thịnh vượng, sức khỏe, may mắn và giàu có Điều ấn tượng hơn cả là lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam còn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa di vật thể quốc gia năm 2014 Như chúng ta đã biết, thế giới đang trong quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ Vì vậy, xây dựng và phát triển nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc là yêu cầu cấp thiết trong thời kỳ hội nhập hiện nay Vì lý do này, nhóm chúng em muốn giới thiệu nét đẹp văn hóa của lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam tỉnh An Giang đến với các bạn, đặc biệt là các bạn trẻ Vì vậy, nhóm chúng em chọn “ Nét văn hóa Việt Nam qua lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam tỉnh An Giang” làm đề tài cho luận văn 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TRONG NỀN VĂN HOÁ VIỆT NAM 1.1 Khái niệm tín ngưỡng Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cuộc sống Tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian Tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì thường là không mang tính dân gian Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo Chủ nghĩa Mác - Lênin coi tín ngưỡng, tôn giáo là một loại hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan Một số nhà thần học xem tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin vào cái thiêng cái huyền bí, ở đó chứa đựng những yếu tố siêu nhiên, nó có một sức mạnh, một quyền lực to lớn có thể cứu giúp con người khỏi khổ đau và có được hạnh phúc và sự bình yên Theo Đào Văn Tập trong Tự điển Việt Nam phổ thông : “ Tín ngưỡng là lòng tin, ngưỡng mộ một tôn giáo hay một chủ nghĩa” Trong Hán - Việt tự điển, Đào Duy Anh đã giải thích: “Tín ngưỡng là lòng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hay một chủ nghĩa” Tín ngưỡng là sự tin tưởng, ngưỡng mộ và sùng bái những thần thánh, vật thiêng hoặc linh hồn người chết do con người tưởng tượng ra hoặc do con người 3 suy tôn, gán cho những phẩm chất siêu phàm Tín ngưỡng là một thành tố của văn hóa tổ chức cộng đồng, thuộc phạm vi đời sống cá nhân, được hình thành tự phát nhưng có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người Tín ngưỡng của người Việt thể hiện ở các mặt: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người Ra đời trên nền tảng xã hội nông nghiệp cổ truyền, tố chất nông dân mạnh về tư duy tổng hợp, thiếu tư duy phân tích nên tín ngưỡng của người Việt là tín ngưỡng dân dã đang ở giai đoạn hình thành mầm mống của tôn giáo sơ khai, nghĩa là tín ngưỡng Việt Nam chưa chuyển được tôn giáo 1.2 Khái niệm tín ngưỡng thờ Mẫu 1.2.1 Nguồn gốc hình thành Tín ngưỡng thờ hình tượng người phụ nữ (làm nền tảng đầu tiên cho tín ngưỡng thờ Mẫu) xuất hiện từ thời kỳ nguyên thủy sơ khai, khi con người có ý niệm về linh hồn người chết Đã có nhiều lời giải cho sự ra đời, nguồn gốc hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu Có ý kiến cho rằng: “nguyên nhân khởi phát tín ngưỡng thờ Mẫu là từ chế độ mẫu hệ Trong thời kỳ nguyên thủy khi mà người phụ nữ đóng vai trò là chủ gia đình, là người có quyền quyết định mọi vấn đề to lớn trong gia đình, bộ tộc thì họ cũng góp phần quyết định vào sự tồn tại của xã hội”.[2,tr.12] Tín ngưỡng thờ Mẫu là sản phẩm của xã hội nông nghiệp, ở đó còn những tàn dư của xã hội mẫu hệ, và vai trò của người phụ nữ được đề cao Tín ngưỡng thờ Mẫu tôn vinh các nhân vật như: Quốc Mẫu, Vương Mẫu, Thánh Mẫu… Tín ngưỡng thờ Mẫu còn được hiểu theo một nghĩa hẹp hơn, đó là tín ngưỡng Mẫu Tam phủ - Tứ phủ Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa cùng với những ảnh hưởng ngoại lai từ Đạo giáo, tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần 4 tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che chở cho con người Tín ngưỡng mà ở đó đã được giới tính hóa mang khung hình của người mẹ là nơi mà người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thoát của mình khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến Cho tới nay, người ta chưa biết chính xác tín ngưỡng thờ Mẫu có từ khi nào, nhưng nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ III hoặc thứ II trước Công nguyên Tín ngưỡng thờ Mẫu có nguồn gốc ở miền Bắc từ lúc người Việt khai thác đồng bằng Bắc Bộ Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu cho rằng, tín ngưỡng thờ Mẫu lưu giữ kho tàng văn hóa dân gian của nhiều dân tộc, trong kho tàng đó có nhiều truyện kể về nguồn gốc ra đời của các tộc người Ví dụ, có truyện kể rằng, “quả bầu mẹ” sinh ra các tộc người; có truyện kể về “đôi chim thần” đẻ trứng trăm, trứng nghìn, nở ra người Việt, người Mường, người Xá, người Thái, người Lư; có truyện kể về “bọc trăm trứng” nở trăm trai [3,tr.30] Trên cơ sở đó, họ cho rằng, huyền thoại noãn sinh chính là cội rễ của mọi tục thờ “Thần Nữ”, “Thần Mẫu”, “Thánh Mẫu”, “Mẹ Trời”, “Mẹ Đất”, “Mẹ Nước”, “Mẹ Lúa”, “Mẹ Rừng”, “Mẹ Núi” 1.2.2 Lịch sử phát triển Quá trình phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu đã trải qua 3 giai đoạn Ở giai đoạn thứ nhất, nhận thức được vai trò của người phụ nữ trong đời sống văn hóa của dân tộc, người Việt đã có một bước chuyển biến mang tính sáng tạo trong việc đưa những nữ thần sang một vị thế mới: Mẫu thần với danh xưng “Thánh Mẫu” Sự chuyển biến này là do dạng thức tín ngưỡng bản địa này đã tiếp nhận yếu tố của Đạo giáo (Phù thủy) Học giả Ngô Đức Thịnh cũng từng nhận định xác đáng: “Mẫu đều là Nữ thần nhưng không phải tất cả Nữ thần đều là Mẫu thần, mà chỉ một số Nữ thần được tôn vinh là Mẫu thần…” Bước thay đổi trong tư duy này đã giúp cho tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành một dạng tín ngưỡng độc nhất vô nhị trên thế giới, bởi lẽ trong văn hóa của nhiều quốc gia đều có tôn thờ 5 nữ thần, song đưa nữ thần lên tôn thờ như một người Mẹ (Mẫu) thì chỉ có ở Việt Nam Ở giai đoạn thứ hai, trên cơ sở tồn tại của tín ngưỡng thờ Mẫu, người Việt sau đó tiếp nhận sự du nhập của Phật giáo và sự giao lưu và tiếp biến văn hóa đã diễn ra như một quy luật Lúc ấy, tín ngưỡng thờ Mẫu lại bước gần hơn trên con đường biến chuyển thành một tôn giáo sơ khai, với sự xác lập một hệ thống thần linh và điện thờ có lớp lang rõ ràng Thờ Tứ pháp ở Bắc Bộ là một biểu hiện của sự giao lưu văn hóa giữa tín ngưỡng thờ Mẫu với văn hóa Phật giáo rất rõ nét Đó là dấu hiệu cho thấy việc tôn thờ tự nhiên, phụ nữ kết hợp với Phật giáo Các Mẫu thần lúc này chính là một sự hiện sinh cho tầm ảnh hưởng to lớn của người Mẹ Việt Nam mà theo Phạm Đức Mạnh, ông gọi đấy là sản phẩm của yếu tố nội sinh và ngoại sinh từ Phật giáo và Đạo giáo Vì vậy, có thể xem đây là một hệ thống phát triển cao hơn, trên cơ sở thờ nữ thần, Mẫu thần bản địa và tiếp nhận các hưởng về quan niệm vũ trụ luận và hệ thống thần linh của Đạo giáo Trung Hoa Giai đoạn thứ ba khởi phát từ những biến thiên của lịch sử Trên bước đường di cư, những lưu dân Việt từ Bắc Bộ – địa bàn phát tích của tín ngưỡng này đã đem theo hành trang là tâm thức tôn thờ các Mẫu để vào vùng đất mới Nam Bộ Trên bước đường di cư ấy, cộng đồng người Việt phải đi qua “một trạm trung chuyển”, đó là vùng (duyên hải) Nam Trung Bộ Tại đây, họ đã tìm thấy điểm chung với cộng đồng người Chăm trong tục thờ Mẫu Vì vậy mà một vị Mẫu mới đã xuất hiện – Thiên Yana Thánh Mẫu (Diễn Ngọc Phi) Đây là vị Mẫu thần của hai tộc người Việt – Chăm được hình thành trên cơ sở tích hợp hình tượng Yang Po Inư Nưgar (“Mẹ Xứ sở” của người Chăm) với tâm thức thờ Mẫu của người Việt 1.2.3 Tục thờ Mẫu ở ba miền Việt Nam (Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ) Tục thờ Mẫu ở Bắc Bộ 6 Về mặt nghi lễ, ở đồng bằng Bắc Bộ, nghi thức cúng tế trong các đền phủ thờ Mẫu diễn ra hết sức sôi động Hệ thống nghi thức thờ cúng ở đồng bằng Bắc Bộ được coi là đã được chuẩn hóa, trong đó, nổi bật nhất là nghi lễ hầu đồng nghi lễ chính của thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ Nghi lễ Hầu đồng chuẩn mực ở Bắc Bộ là hiện tượng nhập hồn nhiều lần của nhiều vị thần linh Mỗi lần một vị thần linh nhập hồn ( nhập đồng, giáng đồng), rồi làm việc quan ( thực hiện các nghi lễ, nhảy múa, ban lộc, phán truyền) và xuất hồn ( thăng đồng) được gọi là một giá đồng Một buổi hầu đồng nếu đầy đủ phải hầu 36 giá, tuy nhiên người ta thường không hầu đầy đủ các giá như vậy, chỉ một số vị thánh có thánh tích rõ ràng và có vai trò phù trợ của họ đối với người trần Đặc biệt hầu đồng đã sản sinh ra những giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ như âm nhạc và hát chầu văn Hầu đồng ở Đồng bằng Bắc Bộ gắn chặt với hệ thống lễ hội “tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ” Lễ hội thờ mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ thường được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu, tương ứng với lịch tiết xuân thu nhị kỳ vốn là thời điểm chuẩn để tổ chức lễ hội của cư dân nông nghiệp Lễ hội thờ Mẫu vốn không chỉ là lễ hội của một tín ngưỡng mà còn là hội làng, hội vùng và từ lâu đã trở thành những Quốc lễ tiêu biểu cho hệ thống lễ hội Việt Nam Ngày hội Mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ cũng là lúc những giá trị văn hóa dân gian độc đáo được phô diễn, các nghi lễ rước đa dạng (cả trên cạn và trên sông), các trò diễn, hội đua thuyền, hội Kéo chữ … tạo nên màu sắc độc đáo, rộn ràng cho các lễ hội thờ mẫu làng quê Bắc Bộ Đối với không gian thờ cúng, thờ mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ tương đối đa dạng, thường là trong các đền, phủ, cộng đồng hay tại điện thờ tư gia Các đền phủ thờ Mẫu nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ như Phủ Dày, Phủ Tây Hồ, đền Kiếp Bạc, đền Đồng Bằng, đền Bảo Lộc Không gian thờ mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ phân bố rộng khắp nhưng có một đặc trưng rất tiêu biểu là thường được đặt gần 7

Ngày đăng: 18/03/2024, 19:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan