1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ sở văn hóa cuối kì b nmtiểu luận học phần cơ sở văn hóa việt nam đặc điểm văn hóa làng việt truyền thống

25 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Điểm Văn Hóa Làng Việt Truyền Thống
Tác giả Nguyễn Hồng Hạnh
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Mỹ Linh
Trường học Học viện báo chí và tuyên truyền
Chuyên ngành Cơ sở văn hóa Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,34 MB

Nội dung

Đối với những thế hệ người Việt sinh ra và lớn nên tại vùng nông thôn, làng không chỉ là nơi chôn rau cắt rốn của họ; làng còn chứa đựng cả một bầu trời tuổi thơ.. Em nhận thấy rằng việc

Trang 1

HỌC VI N BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUY N Ệ Ề

-oOo -

TIỂU LU N

HỌC PHẦN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Đề tài:

ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA LÀNG VIỆT TRUYỀN THỐNG

Sinh viên: Nguy n H ng H ễ ồ ạnh

MSSV: 20570800 25

Lớp tín ch TT01002_K40.1 ỉ:

Lớp: Quan hệ công chúng chuyên nghiệp K40

Giả ng viên: Nguy n Thị Mỹ Linh ễ

Hà N ội, tháng 03 năm 2022.

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Tổng quan nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Mục tiêu nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Cấu trúc đề tài 6

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÀNG VIỆT 7

1.1 Khái niệm 7

1.2 Phân loại 7

1.3 Chức năng của làng 8

1.3.1 Chức năng giữ gìn trật tự, an ninh 8

1.3.2 Chức năng hành chính 8

1.3.3 Chức năng kinh tế 8

1.3.4 Chức năng văn hóa 9

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM LÀNG VIỆT TRUYỀN THỐNG 9

2.1 Cơ cấu hành chính và diện mạo văn hoá 9

2.1.1 Cơ cấu hành chính 9

2.1.1.1 Tầng lớp kỳ dịch 9

2.1.1.2 Tầng lớp kỳ mục 10

2.1.1.3 Dân cư 10

2.1.2 Đặc trưng văn hóa làng Việt truyền thống 11

2.1.2.1 Tính cộng đồng 11

2.1.2.2 Tính tự trị 13

2.2 Hoạt động kinh tế của làng 14

2.2.1 Tính cộng đồng trong hoạt động kinh tế làng 14

2.2.2 Tính chất trao đổi hàng hóa trong hoạt động kinh tế làng 15

Trang 3

2.3 Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng 16

2.3.1 Khái quát về tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng 16

2.3.2 Các nghi lễ thực hành 17

2.3.3 Giá trị của tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng 18

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG VIỆT TRUYỀN THỐNG 20

3.1 Tăng cường công tác tuyên truyền 20

3.2 Phát triển kinh tế du lịch của làng 21

3.3 Tu bổ, tôn tạo di tích làng 21

3.5 Nâng cao ý thức bản thân 22

KẾT LUẬN 23

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nhắc đến làng quê Việt Nam là nhắc đến cội nguồn của những nét đẹp lịch sử Đối với những thế hệ người Việt sinh ra và lớn nên tại vùng nông thôn, làng không chỉ là nơi chôn rau cắt rốn của họ; làng còn chứa đựng cả một bầu trời tuổi thơ Trong xã hội hiện đại ngày nay, quá trình đô thị hóa đang dần len lỏi vào từng ngóc ngách của vùng nông thôn thì bức tranh làng quê vẫn giữ nguyên vẹn nét đẹp cổ kính nên thơ vượt thời gian, giống như bản chất vốn có của nó từ ngàn đời Làng quê được coi là nơi yên bình, an toàn và ấm cúng Đó

là nơi mà mỗi chúng ta luôn muốn tìm về dù cho đi tru du thật xa nơi thiên hạ

xa xôi Bởi làng là nơi hình thành nhiều mối quan hệ có giá trị và dù thời gian

có trôi đi thì những mối quan hệ đó vẫn mãi tồn tại Đó chính là quan hệ gia đình, quan hệ hàng xóm láng giềng, Cũng vì lẽ đó mà chữ “làng” luôn gắn liền với chữ “quê”

Mỗi ngôi làng đều mang những bản sắc riêng Đó là đặc trưng trong diện mạo và cấu trúc của một làng để phân biệt làng này với làng khác Ngoài ra, đó còn là toàn bộ đời sống tinh thần của làng với những đặc điểm mang tính truyền thống từ ăn, ở, đi lại, mọi hoạt động, cách tổ chức, những quy ước, lối ứng xử, những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo cho đến cả tâm lý của mọi thành viên trong làng Khi Việt Nam đang trên đà hội nhập thì làng vẫn chứa đựng những giá trị văn hóa mang đầy tính sáng tạo và kế thừa trong suốt chiều dài lịch sử Tất cả những giá trị văn hóa đó tạo nên sức mạnh cho sự phát triển của làng ngày nay

Xuất phát từ mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của làng Việt,

em hy vọng những nét đẹp của làng từ ngàn năm sẽ không bị phai nhạt và lãng quên Em nhận thấy rằng việc nghiên cứu về đặc điểm của làng Việt là một điều cần thiết trong việc xây dựng tư tưởng yêu quê hương, làng xã cho người dân Việt Nam dù họ sinh ra ở vùng nông thôn hay thành thị Chính vì lí do đó em

đã lựa chọn đề tài “Đặc điểm của làng Việt truyền thống” là đề tài cho bài tiểu luận kết thúc học phần môn Cơ sở văn hóa này của mình

Trang 5

2 Tổng quan nghiên cứu

Trong những năm gần đây, đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về chủ đề làng quê Việt Nam Có thể kể đến một số nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài như sau:

Cuốn sách “Nếp Cũ Làng Xóm Việt Nam” - của tác giả Toan Ánh, xuất bản năm 2015 giới thiệu tới người đọc phần nào cuộc sống làng xóm Việt Nam thời xưa, nét sinh hoạt của làng xóm Việt Nam, các phong tục tế tự của người dân trong làng

Luận văn thạc sĩ “Tính tự quản của làng Việt Nam truyền thống đồng bằng sông Hồng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Vân (2015) đã trình bày đặc trưng của làng Việt Nam truyền thống, nêu lên khái niệm tự quản và cơ sở hình thành tính tự quản của làng đồng bằng sông Hồng, chỉ ra ưu điểm và hạn chế của tính tự quản của làng đồng bằng sông Hồng Trình bày khái quát về kinh tế thị trường ở Việt Nam Làm rõ nét đặc trưng tính tự quản của làng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

Đề tài “Yếu tố kinh tế văn hoá cổ truyền của một làng Việt Trung du

-Bắc Bộ (làng Phương Độ xã Xuân Phương huyện Phú Bình tỉnh Thái - -

-Nguyên)” của tác giả Trần Thị Thái Hà ( 2002) nghiên cứu thực trạng sản xuất nông nghiệp, nghề thủ công để nhấn mạnh yếu tố kinh tế truyền thống của làng

và quan hệ dòng họ, xóm ngõ và những phong tục tập quán đẹp đẽ của làng Phương Độ xưa và nay

Cuốn sách “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của tác giả Bùi Văn Vượng biên soạn (2002) nhằm mục đích giới thiệu tới bạn đọc về một

số làng nghề thủ công truyền thống ở nước ta như làng nghề Đúc đồng, làng nghề Kim hoàn, làng nghề Rèn, làng nghề Gốm, làng nghề Chạm khắc đá, làng nghề Dệt tơ, làng nghề Dệt chiếu, làng nghề Quạt giấy, làng nghề Mây tre đan, làng nghề làm trống, từ đó làm nổi bật nét đẹp lao động của làng quê, cũng như giữ gìn những giá trị văn hóa phi vật thể mà không một loại máy móc hiện đại nào có thể tạo ra

Đề tài “Hương ước làng xã người Việt từ truyền thống đến hiện đại” của tác giả Đinh Khắc Thuân (2013) so sánh hương ước cổ truyền và hương

Trang 6

ước hiện đại từ đó nêu lên vai trò của hương ước trong đời sống văn hóa của làng Việt Tác giả chỉ ra rằng hương ước xưa là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, quản lí làng xã trong khi đó hương ước mới ngày nay góp phần bảo lưu và phát huy truyền thống tốt đẹp vốn bị biến đổi bởi sự thay đổi làng

xã trước công cuộc công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn

Luận văn “Lệ làng truyền thống trong quá trình hình thành ý thức pháp luật của nông dân Việt Nam hiện nay” của tác giả Đặng Thị Mai Hương (2014) chỉ ra mối tương quan giữa lệ làng và pháp luật của nhà nước trong các vấn đề đời sống Nêu ra chức năng, tầm quan trọng của lệ làng trong thời kỳ đổi mới và tác động của nó trong việc hình thành ý thức pháp luật cho nông dân nước ta hiện nay Đề xuất một số phương hướng để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của lệ làng

Trên đây là tổng quan nghiên cứu về vấn đề liên quan đến chủ đề làng Việt Nam Các đề tài đã đưa ra một cái nhìn khách quan về đặc điểm làng Việt Nam, nêu lên những giá trị hết sức ý nghĩa từ làng cũng như đã nêu ra một số giải pháp nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa làng Việt

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

• Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm văn hóa làng Việt truyền thống

• Phạm vi nghiên cứu: Làng quê nói chung trong phạm vi không gian nước Việt Nam

4 Mục tiêu nghiên cứu

Tiểu luận cung cấp những hiểu biết nhất định về đặc điểm làng Việt truyền thống từ đó mang đến cho người đọc những góc nhìn mới mẻ về những giá trị văn hóa mà làng quê Việt Nam đem lại Trên nền tảng đó, bài tiểu luận này khơi gợi lòng yêu mến, tự hào về quê hương đất nước Việt Nam cũng như chính ngôi làng của mỗi người sinh ra Từ đó, thúc đẩy tinh thần trách nhiệm bảo vệ nét đẹp truyền thông của làng

Trang 7

5 Phương pháp nghiên cứu

• Phương pháp đọc và chắt lọc nguồn thông tin

• Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu có sẵn tại các trang thông tin chính thống như Google Scholar, thư viện số của các trường đại học, giáo trình, báo chí,

• Phương pháp thống kê, tổng hợp, đánh giá và đưa ra nhận định trên nền tảng là cơ sở thông tin thu thập được

6 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, bài tiểu luận gồm có ba chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Lý luận chung về làng Việt

Chương 2: Đặc điểm làng Việt truyền thống

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng Việt truyền thống

Trang 8

họ có cùng huyết thống hoặc không cùng huyết thống, có sở hữu chung về một

số tư liệu sản xuất cơ bản như: Ruộng đất, sông hồ, đồng cỏ, núi đổi đồng thời

cư dân cùng làng có phong tục, tập quán chung và vị thần thánh chung để tôn thờ Các thành viên trong làng có quan hệ gắn bó với nhau về vật chất cũng như tinh thần

Theo nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn: “Làng được hình thành, được tổ chức chủ yếu dựa vào hai nguyên lý cội nguồn và cùng chỗ”

1.2 Phân loại

Làng có nhiều cách phân loại và tên gọi khác nhau

• Nếu dựa vào tính chất của quá trình lao động người ta có thể phân chia làng thành làng nghề, làng thuần nông, làng thủ công, làng bán nông bán công, làng bán nông bán thương, làng vạn chài,

• Nếu căn cứ vào điều kiện địa lý, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và quy

mô của các cộng đồng dân cư ở các vùng văn hóa khác nhau, chúng ta cũng có thể phân chia làng xã thành những đơn vị xã hội khác nhau với những tên gọi như: làng, bản, buôn, phum sóc…

• Nếu dựa vào thế đất để phân loại thì có nhiều dạng như làng đất trũng, làng ven biển, làng trên đảo,

Trang 9

1.3 Chức năng của làng

Làng không chỉ là một đơn vị cư trú, làng còn là một tổ chức xã hội ở địa phương Chức năng của làng không tách rời đời sống và quyền lợi của nhân dân Bộ máy cai quản làng xã là đại diện của chính quyền trung ương ở địa phương, có chức năng tổ chức, quản lý mọi mặt hoạt động của làng xã

1.3.1 Chức năng giữ gìn trật tự, an ninh

Mỗi làng sẽ có một địa bàn quản lý Nó giống như ranh giới của mỗi làng Chức năng giữ gìn trật tự, an ninh của làng có nhiệm vụ hướng dẫn và buộc mọi thành viên làng xã hoặc những người từ nơi khác đến phải tuân thủ những quy định của làng để ra Việc này giúp cho làng luôn được coi là chốn an toàn

và yên bình

Làng là một trong những đơn vị xã hội cấu thành nên nhà Nước vì thế có thể coi làng là một nhà Nước thu nhỏ Nếu như nhà Nước có luật pháp thì làng cũng có những luật lệ riêng Khi nhắc đến luật lệ, quy tắc người ta thường liên tưởng đến sự sự khô khan, cứng nhắc, khó hiểu Thế nhưng, mỗi một luật lệ sinh ra đều có mục đích Nó được hình thành dựa trên lợi ích của người dân trong làng, cho sự phát triển chung của toàn xã hội Không chỉ vậy, nó còn biểu hiện của sự văn minh và trí tuệ của người dân

1.3.3 Chức năng kinh tế

Làng có tỉ lệ người lao động tự do cao Họ thường làm nghề thủ công, buôn bán hoặc làm nông nghiệp Vì làng gắn liền với vùng nông thôn nên chức năng chính trong hoạt động kinh tế ở làng là nông - lâm - ngư Hiện nay, do

Trang 10

ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá, làng còn có chức năng khác như công nghiệp, thủ công nghiệp, thể thao, du lịch,…Hoạt động kinh tế nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên chung của dân làng, hoặc phân chia lại ruộng đất công của làng xã theo qui định trong Hương ước và giữ gìn môi trường sản xuất, môi trường sống của người dân trong sạch, trật tự

1.3.4 Chức năng văn hóa

Làng chứa đựng nhiều nội dung văn hóa có giá trị từ kiến trúc, địa danh đến tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, và các phiên chợ, Đời sống tinh thần tại làng

có phong cách rất khác biệt so với nơi đô thị Có nhiều thứ chỉ có thể thực hiện được tại làng quê mà không thể tìm được nơi thành thị Ví dụ như các lễ hội dân gian Các lễ hội đều được diễn ra trong một không gian linh thiêng như đình, chùa, đền, miếu những địa danh này chỉ có ở làng quê

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM LÀNG VIỆT TRUYỀN THỐNG

2.1 Cơ cấu hành chính và diện mạo văn hoá

2.1.1 Cơ cấu hành chính

Cơ cấu hành chính của làng Việt truyền thống có sự thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử nhưng nhìn chung làng Việt truyền thống được tổ chức bởi 3 nhóm tầng lớp chính bao gồm tầng lớp kỳ dịch, tầng lớp kỳ mục và dân cư

2.1.1.1 Tầng lớp kỳ dịch

Tầng lớp kỳ dịch hay còn được gọi là lý dịch là diện mạo hành chính của làng Kỳ dịch do hội đồng kỳ mục cử ra, thực thi quyết định của hội đồng kỳ mục Bộ phận lý dịch bao gồm:

Lý trưởng (xã trưởng): là người có thứ bậc cao nhất nhóm kì dịch ở cấp

xã, đảm đương nhiều công việc của cấp xã Họ thay mặt làng xã để giao dịch với chính quyền phong kiến cấp trên Lý trưởng có con dấu quan trọng Mỗi văn bản hành chính đối nội , đối ngoại hay với cơ quan cấp trên phải có dấu lý trưởng mới có giá trị quản lý Lý trưởng nắm được tình hình chung các sự việc đang diễn ra trong làng, theo sát để đôn thúc, nhắc nhở nông dân trong làng xã làm tròn bổn phận của nhà Nước đưa ra, bao gồm nộp thuế, đi phu, đi lính Họ

sử hữu quyền lực cao nhưng kèm theo đó cũng là tinh thần trách nhiệm cao

Trang 11

Phó lý: là trợ thủ đắc lực của lý trưởng Số lượng lý trưởng chỉ có một

nhưng số lượng phó lý dựa vào số làng của xã đó Nhiệm vụ của phó lý là sẽ giám sát mọi hoạt động cụ thể của nông dân trong làng xã và cũng có thể thay mặt lý trưởng giải quyết các công việc của làng

Hương trưởng: là người phụ trách việc công ích của làng xã, có trách nhiệm cùng phó lý trực tiếp lấy phu và trực tiếp tổ chức, điều khiển công việc nơi công cộng

Khán thủ: hay còn gọi là xã tuần, trương tuần là người chuyên trách giữ gìn an ninh, trật tự của làng xã Đó là người trực tiếp tổ chức đội tuần định của làng

Cơ cấu trên của tầng lớp kỳ dịch là cơ cấu phổ biến trong bộ máy quản lý làng xã Tuy nhiên, cơ cấu đó cũng có những biển đổi nhất định theo yêu cầu của từng làng xã

2.1.1.2 Tầng lớp kỳ mục

Tầng lớp kỳ mục hay còn được gọi là Hội đồng kỳ mục là tầng lớp có quyền lực cao hơn cả kỳ dịch Bộ phận này có quyền bàn bạc và quyết định mọi công việc của làng như sửa đổi và bổ sung hương ước phân bổ thuế, sưu dịch, lính tráng, bầu cử tổng lý và thi hành khoán ước phân cấp công điền, sử dụng quỹ làng, bàn việc tu sửa, xây dựng đình chùa, trường học, tổ chức đình đám, khao vọng, quan hệ với các làng khác,.v.v

Tầng lớp kỳ mục do Tiên chỉ và Thứ chỉ đứng đầu Họ thường là người là người có phẩm hàm hay học vị, chức tước cao nhất trước khi về hưu Một số làng còn có nhóm Kỳ lão - những người cao tuổi nhất hay còn gọi là già làng, tuy không tham gia trực tiếp vào công việc nhưng họ giữ vai trò tư vấn cho hội đồng kỳ mục Bởi họ là các bậc cha chú, các bậc tiền bối, những người đi trước hiện thân cho sự trải đời, kinh nghiệm

2.1.1.3 Dân cư

Dân cư đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tạo dựng nên văn hóa làng Bởi nếu một ngôi làng không có dân cư thì ngôi làng đó sẽ không được đặt tên,

Trang 12

kiến tạo và phát triển Dân cư trong làng thường có hai loại là dân chính cư và dân ngụ cư

• Dân chính cư là dân sống lâu đời ở làng, được làng công nhận và được

hưởng nhiều quyền lợi (cư là ở, chính là chính thức)

• Dân ngụ cư là dân ở nơi khác đến (cư là ở, ngụ là nhờ)

Trong xã hội phong kiến cổ hủ thời xưa, dân ngụ cư chịu thiệt thòi hơn rất nhiều so với dân chính cư Họ không được tham gia bất kỳ hoạt động gì trong làng, cũng như không được hưởng quyền lợi như tham gia tế lễ, chia ruộng,…Những người ngụ cư này không được sống trong địa phận của làng

Họ phải sống ở những nơi đất chưa có chủ, thường là ở rìa sông, ven bãi, thậm chí bị dân chính cư khinh rẻ, coi thường Tuy nhiên, dân ngụ cư vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ như dân chính cư Dân ngụ cư muốn trở thành dân chính cư phải cư trú ở làng từ ba đời trở lên, phải có chút điền sản (ruộng đất ở làng)

Dân cư trở thành nhân tố chủ chốt, giữ vai trò không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của làng bởi họ vừa là lực lượng đông đảo nhất quyết định diện mạo văn hoá của làng, họ đồng thời vừa thế hiện sâu sắc nhất tâm lý và lối sống của người dân Việt Nam Trong làng xã Việt Nam xưa, người nông dân có sự trân trọng sâu đậm với làng xóm quê hương Họ yêu đất, yêu làng bằng một tình yêu máu thịt, thậm chí có người thà li nông chứ không thể li hương Nhưng chính họ cũng mang sẵn trong minh một định kiến nghiệt ngã đó là khi dân chính cư luôn nhìn dân ngụ cư bằng con mắt nghi ngờ, xoi mói Định kiến đó vốn phát triển từ góc nhìn phiến diện của người nông dân ở các làng quê Việt Nam Việc đối xử khắt khe với dân ngụ cư là một hình thức đảm bảo sự ổn định

cơ cấu dân cư của làng Tuy nhiên, cách cư xử này quá tiêu cực

2.1.2 Đặc trưng văn hóa làng Việt truyền thống

Ngày đăng: 20/04/2024, 08:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w