1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN tâm lý học học THUYẾT mác xít về CON NGƯỜI, HOẠT ĐỘNG, ý THỨC là cơ sở lý LUẬN – PHƯƠNG PHÁP LUẬN xây DỰNG và PHÁT TRIỂN nền tâm lý học ở VIỆT NAM HIỆN NAY

25 118 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 136 KB

Nội dung

Trải qua quá trình lâu dài, Tâm lý học đã xây dựng cho mình hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận khoa học dựa trên cơ sở vững chắc của một lý luận khoa học, cách mạng triệt để nhất đó là học thuyết MácLênin, mà cụ thể đó là lý luận của học thuyết mácxít về vấn đề bản chất con người, về vấn đề hoạt động, về ý thức con người. Năm 1879 Tâm lý học ra đời ở Đức với tư cách là một khoa học độc lập gắn liền với vai trò của W.Wundt khi ông tổ chức ra phòng thực nghiệm tâm lý đầu tiên trên thế giới. Nhưng do những hạn chế về thế giới quan và phương pháp luận trong việc nghiên cứu tâm lý người nên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tâm lý học rơi vào tình trạng khủng hoảng trên con đường xây dựng tâm lý học trở thành một khoa học thực sự khách quan phục vụ cho cuộc sống của con người. Trong hoàn cảnh đó, một loạt các trường phái tâm lý học khách quan ra đời như: Tâm lý học Gestalt; Tâm lý học hành vi; Phân tâm học… với nguyện vọng chung là đưa tâm lý học thế giới thoát khỏi cuộc khủng hoảng đó

Trang 1

Nội dung: 4

1 Sự khủng hoảng về phương pháp luận 4 của tâm lý học thế giới sau năm 1879.

2 Học thuyết Mác-xít về con người, về hoạt động, 9

ý thức của con người là cơ sở lý luận-phương pháp luận

xây dựng nền tâm lý học mác-xit.

2.1 Tính tất yếu ra đời của nền tâm lý học mác-xít 9

2.2 Học thuyết mác-xít về con người, về hoạt động, ý thức 12

3 Vận dụng trong xây dựng và phát triển nền 21 tâm lý học ở Việt Nam hiện nay.

Kết luận: 25 Danh mục tài liệu tham khảo 26

Trang 2

Trải qua quá trình lâu dài, Tâm lý học đã xây dựng cho mình hệ thốngcác nguyên tắc phương pháp luận khoa học dựa trên cơ sở vững chắc của một

lý luận khoa học, cách mạng triệt để nhất đó là học thuyết Mác-Lênin, mà cụthể đó là lý luận của học thuyết mác-xít về vấn đề bản chất con người, về vấn

đề hoạt động, về ý thức con người

Năm 1879 Tâm lý học ra đời ở Đức với tư cách là một khoa học độc lậpgắn liền với vai trò của W.Wundt khi ông tổ chức ra phòng thực nghiệm tâm lýđầu tiên trên thế giới Nhưng do những hạn chế về thế giới quan và phươngpháp luận trong việc nghiên cứu tâm lý người nên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ

XX tâm lý học rơi vào tình trạng khủng hoảng trên con đường xây dựng tâm lýhọc trở thành một khoa học thực sự khách quan phục vụ cho cuộc sống của conngười Trong hoàn cảnh đó, một loạt các trường phái tâm lý học khách quan rađời như: Tâm lý học Gestalt; Tâm lý học hành vi; Phân tâm học… với nguyệnvọng chung là đưa tâm lý học thế giới thoát khỏi cuộc khủng hoảng đó Tuynhiên, các trường phái tâm lý học đó đều không dựa trên một cơ sở lý luận vàphương pháp luận đúng đắn nên không có cách nhìn biện chứng về con người,

về hoạt động của con người, về ý thức con người, từ đó dẫn đến quan niệmkhông đúng về đối tượng và sử dụng các phương pháp nghiên cứu theo tư duysiêu hình, cơ học của chủ nghĩa thực chứng Do đó, các trường phái này cũngkhông đảm nhiệm được sứ mệnh đưa tâm lý học thoát khỏi cuộc khủng hoảng,trở thành một khoa học thực sự khách quan, đáp ứng được những đòi hỏi củathực tiễn cuộc sống Từ hoàn cảnh lịch sử đó, nhu cầu xây dựng lại tâm lý học

từ cơ sở nền tảng của nó là một đòi hỏi tất yếu Chính từ tình hình đó đã tạođiều kiện cho sự ra đời của Tâm lý học Mác xít – nền tâm lý học dựa trên cơ sở

lý luận và phương pháp luận của triết học Mác Trong đó học thuyết Mác vềcon người, về hoạt động của con người và về ý thức được coi là ba tiền đề tưtưởng quan trọng nhất để xây dựng nền tâm lý học Mác xít Việc nghiên cứulàm sáng tỏ vấn đề này có giá trị to lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp phầnlàm rõ tính khách quan, khoa học, chiều hướng phát triển của tâm lý học Mác -xít; là cơ sở vận dụng, xây dựng và phát triển nền tâm lý học Việt Nam nóichung, nền tâm lý học quân sự nói riêng

Trang 3

1 Sự khủng hoảng về phương pháp luận của tâm lý học thế giới sau năm 1879.

Sau khi ra đời với tư cách là khoa học độc lập vào năm 1879, tâm lý họcthế giới đi vào cuộc khủng hoảng Đó là cuộc khủng hoảng về phương phápluận W Wundt đã đóng góp công lao to lớn cho sự ra đời của Tâm lý học với

tư cách là một khoa học độc lập, nhưng tâm lý học của Wundt thực chất làtâm lý học duy tâm Bằng phương pháp nội quan trong việc nghiên cứu tâm

lý, nền tâm lý học này cũng đã đi vào bế tắc Từ đó xuất hiện nhiều dòng pháitâm lý học chống lại tâm lý học nội quan của Wundt và đề xuất những conđường phát triển mới cho tâm lý học Tiêu biểu phải kể đến các trường pháitâm lý học khách quan như: tâm lý học hành vi, tâm lý học Gestalt, phân tâmhọc Những thành tựu mà các trường phái tâm lý học này đạt được đã để lạidấu ấn to lớn trong lịch sử phát triển của khoa học tâm lý

Tâm lý học hành vi ra đời vào năm 1913 ở Mĩ từ một bài báo có tínhchất cương lĩnh do J.Watson (1878-1958) viết với tiêu đề “Tâm lý học từnhững quan điểm của nhà hành vi” Tâm lý học hành vi tuyên bố không quantâm đến việc mô tả giảng giải các trạng thái tâm lý của ý thức mà chỉ quantâm đến hành vi của tồn tại người Đối tượng của tâm lý học hành vi là hành

vi Hành vi được xem như là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các kíchthích của môi trường bên ngoài Quan sát cũng như giải thích hành vi đềuphải tuân theo công thức S - R (Stimulant: Kích thích; Reaction: Phản ứng).Điều đó có nghĩa là bất kỳ một hành vi nào của người và động vật đều có thểquan sát, nghiên cứu, phân tích một cách khách quan Có thể nhận thấy, côngthức S - R của tâm lý học hành vi cổ điển do J.Watson đưa ra rõ ràng có mộtkhiếm khuyết bởi có thể cùng một kích thích S như nhau nhưng lại có thể thu

về các R khác nhau ở các con người hoặc ở cùng một con người trong nhữngđiều kiện hoàn cảnh khác nhau Điều này liên quan đến yếu tố thuộc về chủthể phản ứng Vì vậy, dẫn đến sự phân hóa của dòng phái tâm lý học này.Những nhà tâm lý học chủ trương đưa vào công thức cổ điển S - R một biến

số trung gian gọi là những nhà hành vi mới mà tiêu biểu là C.Hall 1952), E.Tolman (1886-1959), E.Garơđi (1886-1959) Nổi bật trong các tác

Trang 4

(1884-giả của thuyết hành vi mới là E.Tolman E.Tolman và các cộng sự của ông đãđưa vào giữa S và R yếu tố trung gian liên quan đến điều kiện môi trường.Khi kích thích S tác động đến cơ thể thì điều kiện môi trường ra sao Đồngthời, tại thời điểm kích thích S phát huy tác dụng thì trạng thái, nhu cầu cơ thểdiễn ra như thế nào? Tuy nhiên, việc bổ sung này của E.Tolman và nhữngcộng sự của ông đã không thay đổi và khắc phục được thiếu sót căn bản củatâm lý học hành vi là loại bỏ ý thức, xem hành vi với tư cách là tổng các phảnứng của cơ thể trước các kích thích bên ngoài là đối tượng nghiên cứu củatâm lý học Trong những người kế tục những quan điểm tư tưởng của thuyếthành vi do J.Watson đề xướng từ những năm 1913 một cách trung thành nhất,phải kể đến B.F.Skinner Skinner công khai chủ trương tuân thủ nghiêm ngặtcác nguyên lý của thuyết hành vi cổ điển đồng thời gia công, phát triển thêmtạo nên chủ nghĩa hành vi bảo thủ, đặc biệt phải kể đến các luận điểm về hành

vi xã hội và tạo tác của ông

Như vậy, luận điểm cơ bản của thuyết hành vi coi con người chỉ là cơ thểriêng lẻ chỉ có khả năng phản ứng Vì vậy, cơ thể này hoàn toàn phụ thuộc vàocác kích thích tác động vào cơ thể Mục đích của con người chỉ còn lại là làmsao sống còn được, mà muốn vậy thì chỉ cần thụ động thích nghi với môitrường xung quanh Vấn đề hình thành và phát triển hành vi trong lý thuyết nàychỉ còn là vấn đề tạo ra một hệ thống kích thích để tạo ra các phản ứng theo ýmuốn của một ai đó Đó là một hình thái hành vi thấp kém Điều đó chứng tỏrằng trong lý thuyết này không còn phạm trù hành vi nữa chỉ còn lại phạm trùphản ứng Con người trong thuyết hành vi là con người không có ý thức, chỉnhư một cái máy Đây là quan điểm tự nhiên chủ nghĩa, quan điểm thực dụng,phi lịch sử về con người Vì vậy, toàn bộ sự phấn đấu trong suốt gần bảy mươinăm qua của Watson và những người kế nghiệp ông đã không hoàn thành sứmệnh lịch sử, không làm được cuộc cách mạng vứt bỏ xiềng gông của tâm lýhọc truyền thống Nhiều lắm là họ mới chỉ làm được một cuộc khởi nghĩa mởđầu cuộc đấu tranh mãnh liệt vì một nền tâm lý học khách quan Đó là sự đónggóp to lớn của các nhà nhà vi Mỹ vào sự nghiệp xây dựng tâm lý học

Trang 5

Tâm lý học Gestalt ra đời vào năm 1913, thời kỳ khủng hoảng của tâm lýhọc thế giới, do các nhà tâm lý học cấu trúc người Đức là M Wertheimer(1880-1943), V.Kohler ( 1887-1967), K Koffka (1886-1941) lập ra Đây làmột trường phái chuyên nghiên cứu về tri giác, ít nhiều nghiên cứu về tư duycon người nhằm chống lại tâm lý học nội quan, đồng thời chống lại cả tâm lýhọc liên tưởng, tham vọng xây dựng một nền tâm lý học khách quan theo kiểumẫu của vật lý học Tâm lý học Gestalt phát triển chủ yếu trong những năm 20của thế kỷ XX, hiện nay nó không còn tồn tại là một trường phái độc lập, cóquan điểm, phương pháp luận và hệ phương pháp nghiên cứu riêng Tuy vậytâm lý học Gestalt đã có những đóng góp tích cực, có vị trí nhất định trong việcphát hiện và xây dựng nền tâm lý học khách quan Các qui luật mà các nhàGestalt tìm ra hiện nay vẫn được tiếp tục nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễncuộc sống Sự xuất hiện của tâm lý học Gestalt đã đáp ứng đòi hỏi khách quancủa khoa học tâm lý học: phải trở thành một khoa học khách quan thực sự.Trường phái Gestalt cũng để lại nhiều hiện tượng khoa học và một số qui luậtcho đến nay vẫn được nhắc tới và được vận dụng trong thực tiễn cuộc sống,nhất là trong lĩnh vực hội hoạ, nghệ thuật, sân khấu, điện ảnh, thời trang.

Phân tâm học là một dòng phái tâm lý học đi sâu vào nghiên cứu hiệntượng vô thức trong con người, coi vô thức là mặt chủ đạo của đời sống tâm lýngười, là đối tượng thực sự của tâm lý học Người sáng lập ra Phân tâm học lànhà tâm lý học, bác sỹ thần kinh và tâm thần người Áo gốc Do Thái S.Freud(1856-1939) Học thuyết phân tâm của Freud được xây dựng trên khái niệm vôthức Freud quan niệm, tất cả các hiện tượng tâm thần người về bản chất là hiệntượng vô thức Vô thức là phạm trù chủ yếu trong đời sống tâm lý con người.Mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt nguồn trong vô thức và tuỳ theo tươngquan của những lực lượng thôi thúc và ngăn cản được biểu hiện ra theo nhữngqui luật khác hẳn với ý thức Trong các loại vô thức thì đam mê tính dục cómột vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ đời sống tâm lý con người Đam mêtính dục rạo ra nguồn năng lực cực kỳ mạnh mẽ gọi là libiđô, đó là cội nguồncủa mọi cội nguồn tinh thần, là nguyên nhân của mọi bệnh tâm thần cũng như

Trang 6

các khả năng lao động sáng tạo ở con người Vai trò quan trọng của cái vô thứctrong đời sống tâm lý người được S.Freud làm rõ trong các công trình nghiêncứu về bệnh Hystêri, về giấc mơ và về lý thuyết tính dục cũng như về nhiềuvấn đề khác trong các nghiên cứu cụ thể của ông Trên cơ sở của chữa trị bệnhHystêri, phân tích lý giải các giấc mơ Freud đã đi đến xác định bộ máy tâmthần con người bao gồm: cái nó, cái tôi và cái siêu tôi Trên cơ sở đó, ông xâydựng lý thuyết tổng quát về các chứng nhiễu tâm và đề xuất phương pháp trịliệu bệnh tâm thần bằng “tự do liên tưởng” nhằm “giải toả tâm lý” Có thể thấyrằng, do quá nhấn mạnh đến mặt vô thức trong con người, Freud đã không thấyđược mặt bản chất ý thức của con người, không thấy được bản chất xã hội -lịch sử của các hiện tượng tâm lý người Luận điểm, động lực của mọi hoạtđộng tâm lý người là cái vô thức gắn liền với các đam mê tính dục là một luậnđiểm không đúng Quan niệm về con người và nhân cách con người trong phântâm học Freud cũng bộc lộ những khía cạnh không đúng đắn Con người tronghọc thuyết phân tâm là con người cơ thể, con người sinh vật bị phân ly ra nhiềumảng, con người với những mong muốn chủ yếu là thoả mãn các đam mê tính

dục, con người đối lập với xã hội

Do những quan niệm sai lầm như ở trên, một số học giả kế tục Freud đã

cố gắng tìm cách khắc phục các hạn chế của phân tâm học, mong muốn xâydựng một phân tâm học mới Đó là một trào lưu triết học và tâm lý học tư sảnhiện đại xuất hiện vào cuối những năm 30 của thế kỷ XX do các đồ đệ củaFreud thực hiện như Jung (1897-1961) - người có công phát triển học thuyếtFreud, người tuyên truyền phổ biến Freud; Adler (1870-1937); K.Horney vàngười nổi bật trong số này là Erich Fromm (1900-1980) nhằm khắc phục một

số hạn chế của phân tâm học của Freud Họ định đem những yếu tố xã hội cộngmột cách máy móc với các yếu tố bản năng để lý giải thế giới tinh thần, tâm lýcủa con người Nhưng trong phép cộng máy móc ấy, các yếu tố bản năng vẫngiữ vai trò chủ đạo Do đó, họ không vượt qua được giới hạn, bế tắc của tâm lýhọc Freud Như vậy, mặc dù còn có những hạn chế nhất đinh song sự xuất hiện

Trang 7

của phân tâm học một cách khách quan đã làm cho tâm lý học phát triển.Những thành tựu mà Freud mang đến cho khoa học loài người nói chung, tâm

lý học nói riêng là một khám phá vô cùng lớn về một mảng hiện tượng vô thức

ở con người mà cho đến nay trên lĩnh vực này chưa có ai vượt qua được Freud

Tóm lại, các trường phái tâm lý học khách quan đã có đóng góp không nhỏ

trong việc tìm kiếm con đường phát triển mới cho tâm lý học Những thành tựu

mà các trường phái này đạt được có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triểncủa khoa học tâm lý Tuy nhiên, do điều kiện xã hội lịch sử, do thiếu những cơ sở

lý luận và phương pháp luận đúng đắn, các dòng phái tâm lý học này còn cónhững hạn chế nhất định, không thực hiện được cuộc cách mạng để đưa tâm lýhọc trở thành một khoa học thực sự khách quan, đúng như GS, VS Phạm MinhHạc đã viết trong tác phẩm “Hành vi và hoạt động”: “tâm lý học phân tâm mớibước lên đường xây dựng tâm lý học khách quan, nhưng với các quan điểm cơbản về con người và tâm lý người còn chưa thoát khỏi phạm vi của thuyết sinh vậthóa con người và tâm lý người, chưa thấy được bản chất xã hội – lịch sử của conngười và tâm lý người Cho nên tâm lý học phân tâm, cũng như tâm lý học hành

vi và tâm lý học Gestalt đều không đạt tới đích thực sự nghiên cứu thế giới tâm lýtrong cuộc sống thực của con người” Chính vì vậy đã dẫn đến cuộc khủng hoảnglần thứ hai trong tâm lý học thế giới hay còn gọi là cuộc khủng hoảng của tâm học

tư sản hiện đại mà thực chất là sự bế tắc trong việc xác định phương hướng cho sựphát triển tâm lý học cụ thể là là bế tắc trong việc xác định cơ sở phương phápluận, phương pháp tiếp cận để nghiên cứu tâm lý và quan niệm về bản chất tâm lýcũng như đối tượng nghiên cứu của tâm lý học Chính trong hoàn cảnh đó, tâm lýhọc Xô Viết hay còn gọi là nền tâm lý học Mác-xít ra đời Tâm lý học mác xít rađời dựa trên cơ sở vững chắc là lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về con người, vềhoạt động và về ý thức của con người

2 Học thuyết Mác-xít về con người, về hoạt động, ý thức của con người

là cơ sở lý luận-phương pháp luận xây dựng nền tâm lý học mác-xit.

Trang 8

2.1 Tính tất yếu ra đời của nền tâm lý học mác-xít.

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tâm lý học rơi vào tình trạng bế tắc,không đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống Từ hoàn cảnhlịch sử đó, nhu cầu xây dựng một nền tâm lý học thực sự khách quan khoahọc là một đòi hỏi tất yếu Các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) thời kỳ này nhưK.N.Coocnhilôp, L.X Vưgôtxki, P.P Bơlônxki…nhận thấy các dòng pháitâm lý học trước đó có nhiều khiếm khuyết và đã cố gắng cải tổ nền Tâm lýhọc Liên xô trên cơ sở triết học Mác - xít Năm 1920, trong tác phẩm “Cảicách khoa học”, P.P.Blônxki đã viết: Tâm lý học phải hướng theo chủ nghĩaMác Tiếp thu chiều hướng suy nghĩ đó, năm 1923, trong Báo cáo “Chủ nghĩaMác và Tâm lý học” đọc tại hội nghị toàn quốc về Tâm lý học thần kinh,K.N.Coocnhilôp đưa ra tuyên bố: Tâm lý học phải đoạn tuyệt với triết học nhịnguyên, phải đoạn tuyệt với Tâm lý học kinh nghiệm chủ nghĩa, phải từ bỏkhoa học tư biện, siêu hình Muốn trở thành một khoa học thực sự kháchquan, tâm lý học phải là tâm lý học Mác - xít Tư tưởng đó đã trở thành ngọn

cờ tập hợp những nhà tâm lý học Liên Xô tập trung nghiên cứu xây dựng mộtnền Tâm lý học kiểu mới - nền tâm lý học Mác - xít

Sự ra đời của tâm lý học Mác xít là một tất yếu khách quan của lịch sử,gắn liền với tên tuổi của nhà tâm lý học người Nga L.X Vưgốtxki Năm 1925,

ông đã viết bài báo “Ý thức như một vấn đề của tâm lý học hành vi” trong đó,

ông đã phân tích sự khủng hoảng của tâm lý học và đưa ra khuyến cáo nhằmxây dựng một nền tâm lý học kiểu mới: tâm lý học theo chủ nghĩa Mác Đâyđược coi là cương lĩnh mở đầu xây dựng nền tâm lý học Mác xít TheoVưgốtxki, tất cả các dòng phái tâm lý học cũ, các dòng phái tâm lý học kháchquan đều không thể dùng làm khởi điểm xây dựng nền tâm lý học kiểu mớinhằm giải quyết cuộc khủng hoảng trong tâm lý học Muốn xây dựng một nềntâm lý học kiểu mới thực sự khách quan khoa học thì phải bắt tay xây dựng lại

từ những cơ sở nền tảng của nó Bằng các lập luận sắc sảo thuyết phụcVưgốtski đã đưa ra các nhận xét, đánh giá và đề xuất cách tháo gỡ tình trạngkhủng hoảng trong tâm lý học hiện thời, khẳng định sự cần thiết phải xây dựng

Trang 9

một nền tâm lý học thực sự khách quan khoa học, trong đó: Nền tâm lý học

mới phải nghiên cứu cả hành vi lẫn ý thức Nhưng cả hành vi lẫn ý thức đều là

vấn đề vô cùng phức tạp Ý thức và hành vi đều cùng tồn tại một cách khách

quan có thực, đều có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người Muốn

hiểu được ý thức thì phải hiểu hành vi và ngược lại khi xét đến hành vi, không thể không xét đến ý thức Với phạm trù hành vi, không được hiểu như tâm lý

học hành vi đã hiểu trong đó quan niệm hành vi là tổ hợp của các phản xạ, làphản ứng máy móc nhằm giúp cơ thể thích nghi với môi trường Hành vi theoông đó là “cuộc sống”, là “lao động”, là “thực tiễn” Hành vi chính là hoạtđộng thực tiễn của con người Cần phải nghiên cứu hành vi ở chỗ làm rõ cơchế, thành phần và cấu trúc của nó Phạm trù phản xạ là cần thiết nhưng khôngthể lấy phản xạ là khái niệm cơ bản của tâm lý học Với con người, ông quanniệm không thể nghiên cứu hoàn toàn bằng chìa khoá phản xạ có điều kiện.Tâm lý học không được loại bỏ ý thức trong nghiên cứu tâm lý mà cần phải vậtchất hoá nó, không được coi ý thức là một loại hiện tượng thứ yếu Muốnnghiên cứu ý thức thì phải nghiên cứu cấu trúc của hành vi “Ý thức là một vấn

đề của cấu trúc hành vi” Hành vi của con người khác hành vi của con vật ởchỗ trong hành vi của con người có sự kế thừa các kinh nghiệm: kinh nghiệmlịch sử, kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm đã được tăng cường Thông qua bàibáo đã nêu trên và qua nhiều công trình nghiên cứu khác Vưgốtxki xác định

phương pháp nghiên cứu tâm lý: Nghiên cứu tâm lý người bằng phương pháp

hoạt động Tâm lý con người được tồn tại thể hiện trong hoạt động.

Đến năm 1934, X.L Rubinstêin (1889 –1960) viết tác phẩm “ Những

vấn đề Tâm lý học trong các tác phẩm của C.Mác” Tác phẩm này có ý

nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận và tạo tiền đề xây dựng nền tâm

lý học mới đáp ứng nhu cầu lý luận và thực tiễn phát triển của nền Tâm lýhọc Liên Xô lúc đó Ông viết: “Trong toàn tập của C.Mác không thấy có bàinào bàn về tâm lý học Nhưng trong nhiều tác phẩm khác nhau của Ông,dường như là đồng thời trí tuệ thiên tài ấy đã nêu ra một loạt những nhận

Trang 10

định về các vấn đề tâm lý học khác nhau”1 Trên cơ sở phân tích sâu sắcnhững ý kiến của C.Mác về các vấn đề tâm lý học, các nhà tâm lý học XôViết nhận thấy nhiệm vụ hàng đầu trong khi cải tổ tâm lý học là nhiệm vụxây dựng cơ sở triết học mới cho khoa học tâm lý theo lập trường Mác – xít.Triết học Mác chính là cơ sở lý luận và phương pháp luận để xây dựng mộtnền tâm lý học mới khách quan khoa học Trong đó những quan điểm, tưtưởng của Học thuyết Mác về con người, về hoạt động của con người, về ýthức con người được coi là ba tiền đề tư tưởng nền tảng quan trọng nhất đểxây dựng nền tâm lý học Mác – xít

2.2 Học thuyết mác-xít về con người, hoạt động, ý thức.

* Học thuyết mác-xít về bản chất con người là cơ sở nền tảng để tìm hiểu tâm lý con người.

Các trường phái triết học và tâm lý học phi mác xít đều quan niệm vềcon người một cách trừu tượng, phiến diện và siêu hình Chỉ đến khi triết họcMác ra đời mới cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc, chính xác và toàn diện

về con người Học thuyết Mác xít về con người được thể hiện ở các luận điểm

cơ bản sau: Con người vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội Con

người tồn tại trong xã hội, tồn tại trong lịch sử, con người là sản phẩm của

sự phát triển xã hội - lịch sử Các Mác viết: “Con người trực tiếp là thực thể

tự nhiên”(1), “Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người… Con người sốngdựa vào tự nhiên Như thế nghĩa là tự nhiên là thân thể của con người, để khỏichết, con người phải ở trong quá trình giao dịch thường xuyên với thân thể

đó Sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần của con người liên hệ khăng khítvới tự nhiên, điều đó chẳng qua chỉ có nghĩa là tự nhiên liên hệ khăng khít vớibản thân tự nhiên, vì con người là một bộ phận của tự nhiên(2)

Con người vừa là thực thể tự nhiên, đồng thời lại là thực thể xã hội Conngười từ khi mới sinh ra, sự tồn tại của con người gắn với sự tồn tại của cảloài người, sự tồn tại của xã hội, của lịch sử Sự phát triển của xã hội, nhữngđiều kiện thuận lợi của lịch sử đã đem đến những điều kiện thuận lợi cho sự

1 X.L Rubinstêin, Những vấn đề Tâm lý học trong các tác phẩm của C.Mác,Học viện CTQS, 1984, tr 25.

1 C.Mác, Bản thảo kinh tế - triết học năm1844, Nxb Sự thật, Hà nội, 1962, Tr 200.

2 SĐD, Tr 92.

Trang 11

phát triển của con người Trên ý nghĩa đó, chúng ta khẳng định con người làsản phẩm của sự phát triển xã hội - lịch sử.

Quan niệm con người được hiểu là những con người cụ thể, có thực.Con người là con người hoạt động gắn liền với những điều kiện sinh hoạt vậtchất cụ thể Đây là điều khác biệt căn bản giữa triết học duy vật lịch sử mácxít với các trào lưu triết học khác Các Mác viết: “Những tiền đề xuất phát củachúng tôi không phải là những tiền đề tuỳ tiện, không phải là giáo điều Đó lànhững tiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ qua trong trí tưởng tượngthôi Đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiệnsinh hoạt vật chất của họ(3)

Học thuyết Mác xít về con người khẳng định con người gắn với tính tích

cực hoạt động cải tạo hiện thực Con người khác động vật ở chỗ, động vật

trực tiếp đồng nhất nó với tự nhiên Động vật lệ thuộc vào tự nhiên, lệ thuộcvào hoàn cảnh mà nó có mặt trong đó, động vật với tự nhiên là một và không

có năng lực tự tách mình ra khỏi tự nhiên để nhận thức tự nhiên Còn con

người với tự nhiên là không đồng nhất Con người có năng lực tự tách mình

ra khỏi tự nhiên để nhận thức tự nhiên Trong mối quan hệ với tự nhiên, conngười là chủ thể tích cực cải tạo tự nhiên và quá trình đó cũng là quá trình conngười cải tạo chính bản thân mình Các Mác đã viết: “Hoàn cảnh được biếnđổi bởi chính con người”(1) “Con người tác động vào tự nhiên bên ngoài vàthay đổi tự nhiên, đồng thời cũng thay đổi bản tính của chính mình và pháttriển những năng khiếu tiềm tàng trong bản thân mình”(2) Còn khi phân tích

về khía cạnh này, Ph.Ăngghen, trong Biện chứng của tự nhiên, viết: “Loàiđộng vật chỉ lợi dụng tự nhiên bên ngoài và chỉ gây ra những biến đổi trong tựnhiên đơn thuần bằng sự có mặt của chúng; còn con người thì do đã tạo ranhững biến đổi trong tự nhiên, và bắt tự nhiên phải phục vụ cho những mụcđích của mình và thống trị tự nhiên(3)

* Học thuyết mác-xít về hoạt động của con người đã đặt nền móng khoa học cho tâm lý học.

Kế thừa có chọn lọc thành tựu của triết học trong lịch sử mà trực tiếp làtriết học của Hêghen, C.Mác đã xây dựng học thuyết duy vật biện chứng về

Trang 12

hoạt động của con người Học thuyết này được tóm tắt vào một trong các luậncương của C.Mác về Phơbách (1804 -1872) C.Mác phê phán toàn bộ triết họctrước đó, kể cả Phơbách, nhà triết học lớn nhất thời ấy là chỉ thấy sự vật nhưmột khách thể, như cái có thể quan sát được mà không thấy chính trong sự vật

có hoạt động thực tiễn của con người Các vật thể, hay nói rộng ra cả thế giớiđối tượng là sản phẩm của lao động của cả loài người, đó chính là hoạt độngcủa con người ở thể tĩnh Tức là vật thể, thế giới đối tượng chứa đựng nănglực của con người bao gồm suy nghĩ về công dụng, tri thức về vật liệu, về quátrình công nghệ… Và ở đó có cả khiếu thẩm mỹ nữa Nói cách khác, việc làm

ra sản phẩm là quá trình con người vật chất hoá (đối tượng hoá) các suy nghĩ,

tri thức, quan niệm của mình Về vấn đề này C.Mác viết: “Sự vĩ đại của “hiệntượng học” của Hêghen và của kết quả cuối cùng của nó - phép biện chứngcủa tính phủ định coi như nguyên lý đang vận động và đang sản sinh là ở chỗHêghen xem xét sự tự sản sinh của con người như là một quá trình, xem xét

sự đối tượng hoá như là sự đối lập hoá và sự tước bỏ sự tự tha hoá ấy, do đóÔng ta nắm lấy bản chất của lao động và lý giải con người đã được đối tượnghoá, con người chân chính, do đó có tính chất hiện thực, như là kết quả của

lao động của bản thân con người”2 Luận điểm này của C.Mác có ý nghĩa tolớn cho tâm lý học ở chỗ cần phải nhìn thấy sự vật, hiện tượng xung quanhcon người chính là kết quả hoạt động thực tiễn của con người, chứa đựng lựclượng bản chất người Đối với C.Mác, toàn bộ hoạt động của con người là sựđối tượng hoá của bản thân con người, hay nói cách khác, là quá trình bộc lộ

ra khách quan của những lực lượng bản chất của con người Trong tác phẩm

Tư bản, khi phân tích lao động C.Mác đã nói giản đơn rằng, trong lao động

“chủ thể di chuyển vào khách thể” Như vậy hoạt động của con người không

phải là phản ứng của cơ thể đối với kích thích bên ngoài như tâm lý học hành

vi quan niệm, cũng không phải là một việc làm theo lối thao tác bên ngoài củachủ thể đối với khách thể, mà nó là sự di chuyển của chủ thể vào khách thể.Bản thân quan niệm về hoạt động như là sự đối tượng hoá đã chứa đựng tưtưởng đó Đồng thời C.Mác cũng có ý tưởng về chủ thể C.Mác nhấn mạnh:

2 C.Mác, Bản thảo Kinh tế – Triết học năm 1844, Nxb Sự Thật, H.1962, tr194.

Ngày đăng: 09/02/2022, 13:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w