Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào quá trình kinh tế đối ngoại là một vấn đề cấp thiết, một vấn đề sống còn đối với các quốc gia trên thế giới. Nhiều vấn đề nảy sinh trên quy mô toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương. Xu thế toàn cầu hoá các quá trình kinh tế quốc tế, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và phân công lao động trên thế giới ngày càng diễn nhanh chóng và sôi động trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước phát triển và các nước đang phát triển, đã đạt được những thành tựu to lớn nhờ tham gia tích cực vào tiến trình hội nhập dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Trang 1MỞ ĐẦU
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào quá trình kinh tế đốingoại là một vấn đề cấp thiết, một vấn đề sống còn đối với các quốc gia trên thếgiới Nhiều vấn đề nảy sinh trên quy mô toàn cầu mà không một quốc gia riêng
lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương Xu thế toàn cầuhoá các quá trình kinh tế quốc tế, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại
và phân công lao động trên thế giới ngày càng diễn nhanh chóng và sôi độngtrên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội Nhiều quốc gia, bao gồm cả cácnước phát triển và các nước đang phát triển, đã đạt được những thành tựu to lớnnhờ tham gia tích cực vào tiến trình hội nhập dưới nhiều hình thức khác nhau,trong đó có hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Đây là một hoạt độngkinh tế đối ngoại có vị trí, vai trò ngày càng quan trọng và trở thành xu thế củathời đại Đó là kênh chuyển giao công nghệ, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm và nguồn thu cho ngân sách của các quốcgia trên thế giới…
Việt Nam là một nước đang phát triển, xuất phát từ một nước nông nghiệplạc hậu, trình độ phát triển, kinh tế xã hội ở mức thấp so với các nước phát triểntrên thế giới; đặc biệt, hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang chuẩn bị bước sanggiai đoạn tăng tốc, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn Do vậy, đốivới Việt Nam nguồn vốn FDI đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-
xã hội cũng như xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững
Nhận thức đúng vị trí, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài, với phươngchâm thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá hợp tác đầu tư nước ngoài trên cơ
sở hai bên cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau Đại hội X, Đảng Cộng sản ViệtNam nêu rõ “Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài… Mở rộnglĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI hướng vào những thị trường giàutiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn vốn FDI …”1 Chính phủ cũng đãban hành nhiều chính sách nhằm thu hút FDI vào Việt Nam; đồng thời tích cực
1 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006, tr.204 -
Trang 2cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhàđầu tư nước ngoài sản xuất kinh doanh ở Việt Nam theo đúng pháp luật
Trong những năm qua hoạt động kinh tế này đã đóng góp không nhỏ vào
sự phát triển chung của kinh tế xã hội đất nước Đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưmột mốc quan trọng đánh dấu quá trình mở cửa trong chính sách đổi mới củaĐảng Cộng sản Việt Nam được khởi sướng từ năm 1986 với nội dung cốt lõi làchuyển nền kinh tế với cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; từ nền kinh tế khép kín sang nền kinh tế
mở, chủ động hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế Những thành tựu phát triển nềnkinh tế trong giai đoạn qua đã khẳng định vai trò hoạt động thu hút và sử dụngvốn đầu tư trựu tiếp nước ngoài (FDI): góp phần vào quá trình chuyển đổi cơcấu kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư theo các ngành và vùng lãnh thổ… Đồngthời, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thúc đẩy quá trình hội nhập quốc
tế của Việt Nam, là cầu nối gắn kết nền kinh tế trong nước với khu vực và quốc
tế Tạo điều kiện cho quá trình đổi mới, cải cách cơ chế kinh tế diễn ra hiệu quả
và mạnh mẽ hơn Tuy nhiên quá trình triển khai thu hút FDI đã bộc lộ nhữnghạn chế, ảnh hưởng đến tính bền vững của nền kinh tế
Xuất phát từ ý tưởng nêu trên, tác giả lựa chọn vấn đề nghiên cứu cho bài
thu hoạch: “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gắn với phát triển bền vững nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay”.
Bố cục của bài thu hoạch gồm ba phần:
I Những quan niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nền kinh
tế phát triển bền vững
II Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gắn với phát triển bền vững nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay
III Giải pháp chủ yếu nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gắn với phát triển bền vững nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay
NỘI DUNG
Trang 3I NHỮNG QUAN NIỆM VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1 Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.1 Quan điểm của V.I.Lênin về xuất khẩu tư bản
Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác và Ph.Ăngghen đã
dự báo rằng: tự do cạnh tranh sinh ra tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tậptrung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền Vậndụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác vào điều kiện lịch sử mớicủa thế giới, V.I Lênin đã chứng minh rằng chủ nghĩa tư bản đã chuyển sangchủ nghĩa tư bản độc quyền, đồng thời nêu ra năm đặc điểm kinh tế cơ bản của
chủ nghĩa tư bản độc quyền trong đó có đặc điểm là: Xuất khẩu tư bản
V.I Lênin vạch ra rằng, xuất khẩu hàng hoá là đặc điểm của giai đoạn chủnghĩa tư bản tự do cạnh tranh, còn xuất khẩu tư bản là đặc điểm của chủ nghĩa tưbản độc quyền Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tưbản ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợinhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản
Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản trở thành tất yếuvì: trong những nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã tích luỹ được một khốilượng tư bản lớn và nảy sinh tình trạng "thừa tư bản" Tình trạng thừa này khôngphải là thừa tuyệt đối, mà là thừa tương đối, nghĩa là không tìm được nơi đầu tư
có lợi nhuận cao ở trong nước Tiến bộ kỹ thuật ở các nước này đã dẫn đến tăngcấu tạo hữu cơ của tư bản và hạ thấp tỷ suất lợi nhuận; trong khi đó, ở nhữngnước kém phát triển về kinh tế, nhất là ở các nước thuộc địa, dồi dào nguyênliệu và nhân công giá rẻ nhưng lại thiếu vốn và kỹ thuật Do đó, việc xuất khẩu
tư bản ra nước ngoài trở thành một nhu cầu tất yếu của các tổ chức độc quyềnnhằm thu được tỉ suất lội nhuận cao hơn so với ở trong nước
Xét về hình thức đầu tư, xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hai hìnhthức chủ yếu: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
Trang 4Đầu tư trực tiếp: là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí
nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư,biến nó thành một chi nhánh của công ty mẹ ở chính quốc
Đầu tư gián tiếp: là hình thức xuất khẩu tư bản dưới dạng cho vay thu lãi.
Đó là hình thức xuất khẩu tư bản cho vay Thực hiện các hình thức xuất khẩu tưbản trên, xét về chủ sở hữu tư bản, có thể phân chia thành xuất khẩu tư bản tưnhân và xuất khẩu tư bản nhà nước
Xuất khẩu tư bản vừa có tác dụng tích cực vừa có tác dụng tiêu cực, đặcbiệt là đối với các nước nhận đầu tư, có thể dẫn tới tình trạng lệ thuộc về kinh tế,dẫn tới lệ thuộc về chính trị Thực chất: việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộngquan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài, là công cụ chủ yếu để bànhtrướng sự thống trị của tư bản tài chính ra toàn thế giới Tuy nhiên, việc xuấtkhẩu tư bản, về khách quan có những tác động tích cực đến nền kinh tế các nướcnhập khẩu, như thúc đẩy quá trình chuyển kinh tế tự cung tự cấp thành kinh tếhàng hóa, thúc đẩy sự chuyển biến từ cơ cấu kinh tế thuần nông thành cơ cấukinh tế nông - công nghiệp, mặc dù cơ cấu này còn què quặt, lệ thuộc vào kinh
tế của chính quốc
1.2 Lý thuyết về lợi nhuận cận biên
Năm 1960 Mac Dougall đã đề xuất một mô hình lý thuyết, phát triển từnhững lý thuyết chuẩn của Hescher Ohlin - Samuaelson về sự vận động vốn.Ông cho rằng luồng vốn đầu tư sẽ chuyển từ nước lãi suất thấp sang nước có lãisuất cao cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng (lãi suất hai nước bằng nhau).Sau đầu tư, cả hai nước trên đều thu được lợi nhuận và làm cho sản lượng chungcủa thế giới tăng lên so với trước khi đầu tư
Lý thuyết này lúc đầu được thừa nhận nhưng sau đó, tình hình trở nênthiếu ổn định, tỷ suất đầu tư của Mỹ giảm đi đến mức thấp hơn tỷ suất trongnước, nhưng FDI của Mỹ ra nước ngoài vẫn tăng liên tục Mô hình trên khônggiải thích được hiện tượng vì sao một số nước đồng thời có dòng vốn chảy vào,
có dòng vốn chảy ra; không đưa ra được sự giải thích đầy đủ về FDI Do vậy, lý
Trang 51.3 Lý thuyết chu kỳ sản phẩm
Lý thuyết chu kỳ sản phẩm do nhà kinh tế học Vernon đề xuất vào năm
1966 Theo lý thuyết này thì bất kỳ một công nghệ sản phẩm mới nào đều tiếntriển theo 3 giai đoạn: (1) Giai đoạn phát minh và giới thiệu; (2) Giai đoạn pháttriển qui trình và đi tới chín muồi; (3) Giai đoạn chín muồi hay được tiêu chuẩnhoá Trong mỗi giai đoạn này các nền kinh tế khác nhau có lợi thế so sánh trongviệc sản xuất những thành phần khác nhau của sản phẩm Quá trình phát triểnkinh tế, nó được chuyển dịch từ nền kinh tế này sang nền kinh tế khác
Giả thuyết chu kỳ sản xuất giải thích sự tập trung công nghiệp hoá ở cácnước phát triển, đưa ra một lý luận về việc hợp nhất thương mại quốc tế và đầu
tư quốc tế giải thích sự gia tăng xuất khẩu hàng công nghiệp ở các nước côngnghiệp hoá Tuy nhiên, lý thuyết này chỉ còn quan trọng đối với việc giải thíchFDI của các công ty nhỏ vào các nước đang phát triển
1.4 Những lý thuyết dựa trên sự không hoàn hảo của thị trường
1.4.1 Lý thuyết tổ chức công nghiệp (hay thị trường độc quyền)
Lý thuyết tổ chức công nghiệp do Stephen Hymer và CharlesKindleberger nêu ra Theo lý thuyết này, sự phát triển và thành công của hìnhthức đầu tư liên kết theo chiều dọc phụ thuộc vào 3 yếu tố: (1) quá trình liên kếttheo chiều dọc các giai đoạn khác nhau của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằmgiảm bớt chi phí sản xuất; (2) việc sản xuất và khai thác kỹ thuật mới; (3) cơ hội
mở rộng hoạt động ra đầu tư nước ngoài có thể tiến hành được do những tiến bộtrong ngành giao thông và thông tin liên lạc Chiến lược liên kết chiều dọc củacác công ty đa quốc gia là đặt các công đoạn sản xuất ở những vị trí khác nhautrên phạm vi toàn cầu, nhằm tận dụng lợi thế so sánh ở các nền kinh tế khácnhau, hạ thấp giá thành sản phẩm thông qua sản xuất hàng loạt và chuyên mônhoá, tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường
Cách tiếp cận của Hymer đã được các nhà kinh tế Graham và Krugman sửdụng (1989) để giải thích cho sự tăng lên của FDI vào nước Mỹ trong nhữngnăm gần đây Giả thuyết này chưa phải là giả thuyết hoàn chỉnh về FDI Nókhông trả lời được câu hỏi: vì sao công ty lại sử dụng hình thức FDI chứ không
Trang 6phỉa là hình thức sản xuất trong nước rồi xuất khẩu sản phẩm hoặc hình thức cấpgiấy phép hay bán những kỹ năng đặc biệt của nó cho các công ty nước sở tại.
1.4.2 Giả thuyết nội hoá
Giả thuyết này giải thích sự tồn tại của FDI như là kết quả của các công tythay thế các giao dịch thị trường bằng các giao dịch trong nội bộ công ty đểtránh sự không hoàn hảo của các thị trường
1.5 Mô hình “đàn nhạn” của Akamatsu
Mô hình “đàn nhạn” của sự phát triển công nghiệp được Akamatsu đưa
ra vào những năm 1961 - 1962 Akamatsu chia quá trình phát triển thành 3 giaiđoạn: (1) sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu trongnước; (2) sản phẩm trong nước tăng lên để thay thế cho nhập khẩu; (3)sản xuất
để xuất khẩu, FDI sẽ thực hiện ở giai đoạn cuối để đối mặt với sự thay đổi về lợithế tương đối
Ozawa là người tiếp theo nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và mô hình
“đàn nhạn” Theo ông, một ngành công nghiệp của nước đang phát triển có lợi
thế tương đối về lao động, sẽ thu hút FDI vào để khai thác lợi thế này Tuy nhiênsau đó tiền lương lao động của ngành này dần dần tăng lên do lao động của địaphương đã khai thác hết và FDI vào sẽ giảm đi Khi đó các công ty trong nướcđầu tư ra nước ngoài (nơi có lao động rẻ hơn) để khai thác lợi thế tương đối củanước này Đó là quá trình liên tục của FDI Mô hình đã chỉ ra quá trình đuổi kịpcủa các nước đang phát triển: khi một nước đuổi kịp ở nấc thang cuối cùng củamột ngành công nghiệp từ kinh tế thấp sang kỹ thuật cao thì tỷ lệ FDI ra sẽ lớnhơn tỷ lệ FDI vào Một quốc gia đứng đầu trong đàn nhạn, đến một thời điểmnhất định sẽ trở nên lạc hậu và nước khác sẽ thay thế vị trí đó
Đóng góp đáng kể của mô hình này là sự tiếp cận “động” với FDI trong một thời gian dài, gắn với xu hướng và quá trình của sự phát triển, có thể áp dụng để trả lời câu hỏi: vì sao các công ty thực hiện FDI, đưa ra gợi ý đối với sự khác nhau về lợi thế so sánh tương đối giữa
các nước dẫn đến sự khác nhau về luồng vào FDI Tuy nhiên, mô hình “đàn nhạn” chưa thể
trả lời các câu hỏi vì sao các công ty lại thích thực hiện FDI hơn là xuất khẩu hoặc cung cấp
kỹ thuật của mình, và không dùng nó để giải thích vì sao FDI lại diễn ra giữa các nước tương
Trang 7vực kinh tế khác Vấn đề quan trọng hơn là mô hình này lờ đi vai trò của nhân tố cơ cấu kinh
tế và thể chế.
1.6 Lý thuyết chiết trung (hay mô hình O.L.I)
Theo Dunning, một công ty dự định tham gia vào các hoạt động FDI cần
có 3 lợi thế: (1) Lợi thế về sở hữu (Ownership advantages viết tắt là lợi thế O bao gồm lợi thế về tài sản, lợi thế về tối thiểu hoá chi phí giao dịch); (2) Lợi thế
-về khu vực (Locational advantages - viết tắt là lợi thế L - bao gồm: tài nguyêncủa đất nước, qui mô và sự tăng trưởng của thị trường, sự phát triển của cơ sở hạtầng, chính sách của Chính phủ) và (3) Lợi thế về nội hoá (Internalisationadvantages - viết tắt là lợi thế I - bao gồm: giảm chi phí ký kết, kiểm soát vàthực hiện hợp đồng; tránh được sự thiếu thông tin dẫn đến chi phí cao cho cáccông ty; tránh được chi phí thực hiện các bản quyền phát minh, sáng chế)
Theo lý thuyết chiết trung thì cả 3 điều kiện kể trên đều phải được thoảmãn trước khi có FDI Lý thuyết cho rằng: những nhân tố “đẩy” bắt nguồn từ lợithế O và I, còn lợi thế L tạo ra nhân tố “kéo” đối với FDI Những lợi thế nàykhông cố định mà biến đổi theo thời gian, không gian và sự phát triển nên luồngvào FDI ở từng nước, từng khu vực, từng thời kỳ khác nhau Sự khác nhau nàycòn bắt nguồn từ việc các nước này đang ở bước nào của quá trình phát triển
1.7 Quan niệm hiện nay và các hình thức của FDI
1.7.1 Quan niệm hiện nay về FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Invetsment) có thểhiểu khái quát là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vàonước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công tynước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lí cơ sở sản xuất kinh doanh này Có thể thấyrằng hiện nay ở trên nhiều loại sách báo, tạp chí của các tổ chức quốc tế cũngnhư Chính phủ các nước có tương đối nhiều cách quan niệm về FDI, như cách
khái quát của tổ chức Ngân hàng Thế giới thì: FDI là đầu tư trực tiếp nước
ngoài là đầu tư từ nước ngoài mà mang lại lãi suất từ 10% trở lên.
Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đưa ra quan niệm như sau về FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước
Trang 8chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hut đầu tư) cùng với quyền quản lí tài sản đó Phương diện quản lí là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản
mà người đó quản lí ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường được gọi là “ công ty mẹ” và các tài sản được gọi là
“công ty con” hay “chi nhánh công ty”
Theo giáo trình Kinh tế Đầu tư của trường Đại học Kinh tế Quốc dân do
PGS TS Nguyễn Ngọc Mai làm chủ biên thì: đầu tư trực tiếp của nước ngoài
(FDI) là vốn của các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia trực tiếp quản lý quá trình sử
dụng và thu hồi số vốn bỏ ra
Đến nay định nghĩa mà nhiều nước và các tổ chức hay dùng nhất là định
nghĩa của tổ chức Tiền tệ Thế giới (IMF) đưa ra như sau: “Đầu tư trực tiếp
nước ngoài là số vốn đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư Ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư còn mong muốn dành được chỗ đứng trong việc quản lý doanh nghiệp và mở rộng thị trường”.
Hiện nay FDI có tầm quan trọng không nhỏ đối với sự phát triển chungcủa nền kinh tế mỗi quốc gia nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung Tầmquan trọng tăng nhanh của FDI là nhờ nhận thức về những đóng góp to lớn củaFDI vào phát triển kinh tế, cung cấp cho các nước chủ nhà về vốn, công nghệ,
và kỹ năng quản lý hiện đại FDI chịu ảnh hưởng của các yếu tố cụ thể trongnước chủ nhà cũng như nước đầu tư Với nước chủ nhà, các yếu tố hấp dẫn FDI
là nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ… Để thu hút FDI, nhiều Chínhphủ đưa ra các biện pháp khuyến khích như miễn giảm thuế, khấu hao nhanh,giảm thuế nhập khẩu đầu vào sản xuất, đặc khu kinh tế, hay khuyến khích xuấtkhẩu đối với những người muốn đầu tư Dù có những khuyến khích đặc biệt nhưvậy nhưng người ta nhận thấy FDI trở nên hấp dẫn ở những nước có môi trườngkinh tế vĩ mô và môi trường chính trị tốt Chính sách bảo hộ - chống cạnh tranh
Trang 9sở sản xuất ngay tại nước chủ nhà FDI cũng phụ thuộc vào các yếu tố của cácnước đi đầu tư Các hãng đầu tư ra nước ngoài nhằm giành trước hay ngăn chặnnhững hoạt động tương tự của các đối thủ cạnh tranh Một số nước cho phép cácnhà đầu tư được nhập khẩu miễn thuế một số sản phẩm chế tạo tại các chi nhánhcủa họ tại nước ngoài Cuối cùng, phân tán rủi ro bằng cách đầu tư tại nhiều đặcđiểm khác nhau cũng là một động cơ của các nhà đầu tư
Từ những phân tích trên đây có thể rút ra một số nét đặc trưng của FDI:
Một là: FDI mặc dù vẫn chịu sự chi phối của Chính phủ, nhưng nó ít bị lệ
thuộc hơn vào quan hệ chính trị hai bên nếu so sánh với hình thức tín dụng quan
hệ quốc tế
Hai là: Bên nước ngoài trực tiếp tham gia quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp, nên họ trực tiếp kiểm soát sự hoạt động và đưa ra những quyết định cólợi nhất cho việc đầu tư Vì vậy mức độ khả thi của công cuộc đầu tư khá cao,đặc biệt trong việc tiếp cận thị trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu
Ba là: Do quyền lợi của chủ đầu tư nước ngoài gắn liền với lợi ích do đầu
tư đem lại cho nên có thể lựa chọn kỹ thuật, công nghệ thích hợp, nâng cao dầntrình độ quản lý, tay nghề cho công nhân ở nước tiếp nhận đầu tư
Bốn là: FDI liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa
quốc gia và sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế
1.7.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Hiện nay FDI có một số hình thức như: liên doanh, buôn bán đối ứng, cấpgiấy phép công nghệ hay quản lý; 100% sở hữu xí nghiệp của nước ngoài; vàcùng sản xuất Hình thức FDI nào của nước ngoài vào nước chủ nhà là tốt nhấtphụ thuộc vào đặc điểm của nền công nghiệp, trình độ phát triển của nước liênquan và bên đối tác
Liên doanh: Trong một số ngành công nghiệp, một chi nhánh công ty có
quốc gia hoạt động ở một nước, song không có mối quan hệ gần gũi với hệthống đa quốc gia liên kết Thí dụ, một khách sạn có thể hoạt động độc lập vớinhà đầu tư, trừ hệ thống giữ chỗ và đào tạo nhân viên kỹ thuật, trong khi đó đốitác trong nước hoạt động và bảo dưỡng khách sạn đó và thuê nhân viên Trong
Trang 10trường hợp đó, liên doanh có thể tạo được mối quan hệ bền vững và lâu dài.Nhưng trong các ngành công nghiệp khác, như dược phẩm chẳng han, duy trìđược mối quan hệ ổn định lại cực kỳ khó khăn, bởi vì có rất nhiều điểm xungđột giữa chi nhánh của nước chủ nhà và các chi nhánh khác trong cùng hệ thống.Liên doanh tất yếu dẫn đến chấm dứt và một bên đối tác sẽ phải nắm toàn bộ xínghiệp Do vậy, cần phải phân biệt rõ ràng đối với từng ngành công nghiệp.
Điều cần phân biệt thứ hai lại càng tinh tế hơn Bên đối tác của nước chủnhà làm gì trong một liên doanh? Liệu ngủ im lìm cả ngày hay cố gắng quan sátcông nghệ và kỹ thuật về thị trường mà bên đối tác nước ngoài sẽ dạy? Các đốitác trong nước ở một số quốc gia, trong nhiều trường hợp, đã đi ngủ Họ khôngthấy cần thiết phải hiểu về vấn đề thị trường vì đối tác nước ngoài đã làm điềuđó; đồng thời họ cũng không thấy cần phải nắm vững công nghệ vì nếu có trụctrặc, bên đối tác nước ngoài sẽ đến sửa chữa Nếu suy nghĩ như vậy thì đối táctrong nước sẽ đi ngủ, và sau đó hợp đồng liên doanh sẽ trở nên tồi tệ
Buôn bán đối ứng: Đây là hình thức phức tạp hơn so với liên doanh Bạn
hàng có thể là một nước có chính sách hạn chế nhập khẩu chặt chẽ và khôngmuốn buôn bán chút nào, trừ trường hợp trao đổi nguyên liệu hai chiều Thí dụnhư Brazil, đang gặp nhiều khó khăn trong cán cân thanh toán, có thể cho phépmột số giao dịch nhất định có trao đổi đối ứng hàng hoá Trong trường hợp nhưthế, biện pháp duy nhất có thể tiến hành buôn bán đối ứng Nhưng cũng cónhững trường hợp buôn bán đối ứng lại có hại Chẳng hạn Trung Quốc có chèxuất khẩu có thể bán ở các thị trường có ngoại tệ mạnh nếu chè đó được đónggói và chào hàng đúng, và như vậy buôn bán đối ứng lại có hại Chắc chắn, đingủ là một cách dễ dàng đối với nhà quản lý xuất khẩu chè, không phải lo lắngnghiên cứu gì về thị trường, cải tiến việc đóng gói và nghiên cứu giá cả Nhưngbằng việc giao dịch theo cách này với một nước khác, chè tốt - nhẽ ra có thể bánđược giá hời hơn ở nơi khác - bị trao đổi lấy máy móc với giá qui đổi thấp hơn.Theo quan điểm của các nhà mậu dịch, các giao dịch loại này thường phản sảnxuất vì làm giảm bớt sức ép đối với nhà xuất khẩu trong việc mở rộng thị trường
Trang 11có ngoại tệ mạnh Do vậy, các trường hợp rất khác nhau, nó phụ thuộc vào các
cơ hội có thể có ra sao
Thoả thuận cấp giấy phép (hợp đồng li xăng) và đầu tư 100% vốn nước ngoài: Đây là hai hình thức ổn định hơn so với hai hình thức trên Trong các
thoả thuận về giấy phép, bên nước ngoài chỉ thực hiện ít nhiệm vụ, chủ yếu làđưa công nghệ hay quản lý vào và đôi khi đảm nhận công tác thị trường cho mộtsản phẩm; thay vì chia xẻ lợi nhuận, bên nước ngoài sẽ nhận một khoản phí hoặcmột tỷ lệ phần trăm nào đó của gía trị hàng bán được cho các dịch vụ đó Đốivới đầu tư 100% vốn nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài giữ quyền kiểm soáttoàn bộ xí nghiệp đặt tại nước chủ nhà, và không chia sẻ việc quản lý với cácnhà đầu tư trong nước Trong hai trường hợp, trách nhiệm của các bên chủ chốt
là rõ ràng Trong trường hợp cấp giấy phép, bên chủ nhà phải nắm côngnghệ,học cách bán sản phẩm và không chia sẻ trách nhiệm với ai Trong trườnghợp 100% vốn nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài đảm nhận mọi trách nhiệm.Trong trường hợp có sự lựa chọn liên quan đến đối tác, nếu bên trong nước thụđộng, nước chủ nhà có thể sẽ không có được lợi nhuận lâu bền Nhiều nước do
đó đã thích lựa chọn theo cách thoả thuận cấp giấy phép và quyền sở hữu 100%hơn so với cách khác Nhật Bản chẳng hạn, trong nhiều thập kỷ qua chủ yếutheo cách thoả thuận cấp giấy phép và đạt kết quả rất tốt Nhằm theo đuổi chínhsách khuyến khích cách thoả thuận cấp giấy phép trong đầu tư trực tiếp, nướcchủ nhà phải chuẩn bị đầu tư mạnh vào giáo dục để đào tạo kỹ thuật viên và cán
bộ quản lý, thường họ gửi ra nước ngoài học tập dài hạn
Ngoài ra, còn có một loại hình nữa ít phổ biến hơn ba hình thức trên đó là
loại hình Hợp đồng Hợp tác kinh doanh
2 Quan niệm về nền kinh tế phát triển bền vững
2.1 Lịch sử xuất hiện
Vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX, các quốc gia trên thế giới, nhất làcác nước phát triển, thi nhau khai thác tài nguyên thiên nhiên, đẩy nhanh tốc độtăng trưởng và tìm kiếm thị trường để làm giàu Trước xu hướng đó, xã hội loàingười sẽ đương đầu với nhiều nguy cơ và thảm hoạ trong tương lai gần, đó là ô
Trang 12nhiễm môi trường sống, trái đất đang nóng dần lên do phát thải khí (từ sản xuấtcông nghiệp và giao thông) gây hiệu ứng nhà kính, đào sâu hố ngăn cách giữanhóm người giàu và nhóm người nghèo, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên (chẳnghạn, chỉ với hơn 6 tỉ dân trên toàn thế giới như hiện nay, nếu tất cả các quốc giađều phát triển, có mức sống và lối sống như người Mỹ, thì nguồn tài nguyên cầnthiết cho quá trình phát triển ấy sẽ lớn bằng 15 lần Trái đất của chúng ta đangcó) Trước nguy cơ đó, phản ứng đầu tiên là phải giảm sử dụng tài nguyên vàsản xuất Càng tăng trưởng thì môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiêncàng bị xâm hại ngày một nghiêm trọng, nguy cơ quả đất đang nóng dần do phátthải công nghiệp, lở đất do công nghệ trồng trọt lạc hậu và khai phá rừng, nguồnnước đang bị ô nhiễm ngày một tăng, bùng nổ dân số
Thế nhưng, tăng trưởng lại cũng là một nhu cầu không thể dừng lại được.Nước nghèo và chậm phát triển thì lo ngại mất cơ hội nâng cao mức sống vậtchất, nước giàu thì không thể giải quyết việc làm và bị hấp dẫn bởi các món lợinhuận khổng lồ đang hứa hẹn từ tăng trưởng kinh tế Đại thể, lý do của cácquốc gia đưa ra rất khác nhau, nhưng những cảnh báo có cơ sở khoa học đã trởthành một tiếng chuông cảnh tỉnh nhận thức chung của mọi người Trước nhữngcảnh báo về nguy cơ đối với sự sống trên trái đất do chính bàn tay con người gâynên, năm 1972, Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường tại Stockholm (ThụyĐiển) đã được triệu tập Khái niệm mới ra đời, đó là “phát triển tôn trọng môisinh” với nội hàm là bảo vệ môi trường, tôn trọng môi sinh, quản lý hữu hiệu tàinguyên thiên nhiên, thực hiện công bằng và ổn định xã hội Những cảnh báokhoa học nghiêm túc đã làm cho các quốc gia dần từng bước ý thức được mốiliên hệ nhân quả giữa lối sống của loài người với môi trường sinh thái, giữa pháttriển kinh tế-xã hội với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Đầu thập niên 80 của thế
kỷ XX, khái niệm phát triển bền vững xuất hiện Đến năm 1987, Uỷ ban Thếgiới về Môi trường và Phát triển mới tiếp thu và triển khai trong Bản phúc trình
mang tựa đề “Tương lai của chúng ta”, trong đó đã đưa ra định nghĩa: “Phát
triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại nhưng
Trang 13không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của chính họ”.
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio
de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triểnbền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định
“phát triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý vàhài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: Phát triển kinh tế; Phát triển xã hội;
và Bảo vệ môi trường Tiêu chí cơ bản để đánh giá sự phát triển bền vững là sựtăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai tháchợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chấtlượng môi trường sống
Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trìnhphát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế giới đồngthuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch
sử Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển được tổ chứcnăm 1992 ở Rio de Janeiro (Braxin), 179 nước tham gia Hội nghị đã thông quaTuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơbản và Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) về các giải pháp phát triển bềnvững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21 Hội nghị khuyến nghị từng nướccăn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể để xây dựng Chương trình nghị sự 21 ởcấp quốc gia, cấp ngành và địa phương Mười năm sau, tại Hội nghị Thượngđỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức năm 2002 ở Johannesburg (Cộnghoà Nam Phi), 166 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Bản Tuyên bốJohannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững Hội nghị đãkhẳng định lại các nguyên tắc đã đề ra trước đây và tiếp tục cam kết thực hiệnđầy đủ Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững
Từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển được
tổ chức tại Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 đến nay đã có 113 nước trên thếgiới xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự về phát triển bền vững cấpquốc gia và cấp địa phương, đồng thời tại các nước này đều đã thành lập các cơ
Trang 14quan độc lập để triển khai thực hiện chương trình này Các nước trong khu vựcnhư Trung Quốc, Việt Nam Thái Lan, Singapore, Malaysia đều đã xây dựng vàthực hiện Chương trình nghị sự về phát triển bền vững
2.2 Nội dung phát triển bền vững
Trong phát triển bền vững mà hiện nay các quốc gia đều theo đuổi, có banội dung cơ bản là:
Một là: Bảo đảm phát triển kinh tế nhanh, và duy trì tốc độ ấy trong một
thời gian dài
Hai là: Môi trường sinh thái được bảo vệ một cách tốt nhất
Ba là: Đời sống xã hội được bảo đảm hài hòa
2.3 Việt Nam với vấn đề phát triển bền vững nền kinh tế
Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm qua đã luôn nhận thức sâu sắc về tầmquan trọng của sự phát triển bền vững không chỉ riêng với Việt Nam mà còn có
cả trách nhiệm với sự phát triển bền vững chung của toàn cầu Quan điểm pháttriển bền vững đã được nhận thức rất sớm và thể hiện trong nhiều chủ trương,nghị quyết của Đảng Ngay từ Đại hội III năm 1960 và Đại hội IV năm 1976,
Đảng ta đã đặt mục tiêu “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa
xã hội” Đại hội VII thông qua Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 1991 –
2000, nhấn mạnh “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng
xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường” Đã ban hành "Kế hoạch quốc gia
về Môi trường và Phát triển bền vững giai đoạn 1991 - 2000" ngày 12/6/1991,
tạo tiền đề cho quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam Đại hội VIII nêu bài
học “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và
phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái”
Quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong Chỉ thị số 36 CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo
-vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, trong đó nhấn mạnh: "Bảo -vệ
môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là
Trang 15cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa"
Quan điểm phát triển bền vững đã được tái khẳng định trong các văn kiệncủa Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng Cộng sản Việt Nam
và trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 là: "Phát triển nhanh,
hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" 2 và "Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với
bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học"3
Đại hội X (2006) của Đảng cũng đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm lớn từthực tiễn phát triển hơn 20 năm đổi mới vừa qua và đó cũng là tư tưỏng chỉ đạo
về phát triển kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn 5 năm 2006 - 2010 và kể cảnhiều năm tiếp theo Trong đó, bài học đầu tiên đã được Đảng ta đặc biệt nhấnmạnh là “Bài học về phát triển nhanh và bền vững” và xác định mục tiêu tổng
quát của Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 là “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh
tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”.4
Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 được Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI nêu quan điểm phát triển “Phát triển nhanh gắn liền với
phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược” 5 , với các nội dung chủ yếu là “Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống của nhân dân Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn đi cùng với bảo vệ và cải thiện môi trường Nước ta có điều kiện phát triển nhanh và yêu cầu phát triển
2 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001, tr.162.
3. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001, tr.163
4 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006, tr.185.
Trang 16nhanh cũng đang đặt ra hết sức cấp thiết; phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch
và chính sách phát triển kinh tế - xã hội Phải đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững”.6
Như vậy, quan điểm phát triển bền vững đối với nền kinh tế đã sớm đượcĐảng và Nhà nước ta đặt ra với nội dung ngày càng hoàn thiện và đã trở thànhmột chủ trương nhất quán trong lãnh đạo, quản lý, điều hành tiến trình phát triểncủa đất nước trong nhiều thập kỷ qua Từ quan điểm chung của Đảng ta về pháttriển bền vững nền kinh tế có thể khái quát thành những nguyên tắc sau:
Một là: Con người là trung tâm của phát triển bền vững, đáp ứng ngày
càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân; xâydựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh là nguyên tắcnhất quán trong mọi giai đoạn phát triển
Hai là: Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn phát
triển sắp tới, bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng để phát triển bền vững,bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lý vàhài hòa phát triển kinh tế với phát triển xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiếtkiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinhthái và bảo vệ môi trường lâu bền Từng bước thực hiện nguyên tắc: "mọi mặt:kinh tế, xã hội và môi trường đều cùng có lợi"
Ba là: Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là một yếu
tố không thể tách rời của quá trình phát triển Coi yêu cầu về bảo vệ môi trường
là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá phát triển bền vững
Bốn là: Quá trình phát triển phải bảo đảm đáp ứng một cách công bằng
nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệtương lai Tạo lập điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ
Trang 17hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận với những nguồn lực chung và đượcphân phối công bằng những lợi ích công cộng; tạo ra những nền tảng vật chất, trithức và văn hóa tốt đẹp cho những thế hệ mai sau; sử dụng tiết kiệm những tàinguyên không thể tái tạo lại được; phát triển hệ thống sản xuất sạch và thânthiện với môi trường.
Năm là: Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho CNH- HĐH,
thúc đẩy sự phát triển của đất nước một cách bền vững, nhanh, mạnh
Sáu là: Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính
quyền, các bộ, ngành và địa phương, của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xãhội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân
Bảy là: Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững đất nước
Tám là: Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo
vệ môi trường với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội
Từ những vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và nền kinh tếphát triển bền vững thì vấn đề đặt ra trước mắt cũng như lâu dài đối với nước ta
là phải làm sao để vừa thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI để phục vụcho công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước; đồng thời lại phải quan tâm đếntính bền vững trong từng bước phát triển của nền kinh tế Câu hỏi đặt ra ở đây làliệu việc chúng ta đang “trải thảm đỏ” để thu hút nguồn vốn FDI có mâu thuẫn
gì tới mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế? Hay mối quan hệ giữa thuhút đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tính bền vững của nền kinh tế như thế nào?Tại sao phải gắn nó lại với nhau? Điều này tiếp tục được làm rõ trong phần II
Trang 18II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) GẮN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1 Xuất phát từ những lợi ích của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã tạo ra tiền đề vật chất quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững ở nước ta trong thời gian vừa qua
Thực tế trong những năm qua, nhu cầu về vốn của Việt Nam cho phát
triển kinh tế rất cao Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, dòng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm qua đã tăng lênđáng kể và có đóng góp nhất định cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước Chođến nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được nhìn nhận như là một trọngnhững “trụ cột” tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Vai trò của FDI được thểhiện rất rõ qua việc đóng góp vào các yếu tố quan trọng của tăng trưởng như bổsung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, phát triểnnguồn nhân lực và tạo việc làm,… Ngoài ra, FDI cũng đóng góp tích cực vàotạo nguồn thu ngân sách và thúc đẩy Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh
tế thế giới Nhờ có sự đóng góp quan trọng của FDI mà Việt Nam đã đạt đượctốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm qua và được biết đến là quốc giaphát triển năng động, đổi mới, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế
Có thể nói, trong bối cảnh khủng khoảng kinh tế toàn cầu và cạnh tranh gay gắtthì kết quả đạt được trong việc thu hút FDI của Việt Nam là một cố gắng nỗ lựclớn trong vận động xúc tiến đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư Những kếtquả trên đây đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam đã tạo ra một cơ sở kinh
tế quan trọng cho chúng ta có điều kiện để hướng tới mục tiêu xây dựng một nềnkinh tế phát triển bền vững Điều đó được cụ thể hóa ở những lợi ích trên cáclĩnh vực cả về kinh tế, xã hội sau:
1.1 Nhận được sự chuyển giao về vốn, công nghệ hiện đại và năng lực quản lý khoa học từ các đối tác đầu tư
Đối với một nước lạc hậu, trình độ sản xuất kém, năng lực sản xuất chưa
Trang 19một nguồn vốn lớn, công nghệ phù hợp để tăng năng suất và cải tiến chất lượngsản phẩm, trình độ quản lý chặt chẽ là một điều hết sức cần thiết Như ta đã biếtthì công nghệ chính là trung tâm của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoámột đất nước đang phát triển như nước ta Chúng ta cần có vốn và công nghệ để
có thể thực hiện được nó Thông qua các dự án đầu tư FDI, nhiều công nghệmới, hiện đại đã được đưa vào sử dụng ở nước ta trong các ngành tìm kiếm thăm
dò và khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, sản xuất vi mạch điện tử, sảnxuất máy tính, hoá chất, sản xuất ô tô, thiết kế phần mềm FDI còn kích thíchcác doanh nghiệp nội địa phải đầu tư đổi mới công nghệ để tạo được những sảnphẩm có khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn nướcngoài trên thị trường nội địa và xuất khẩu
Đối với Việt Nam, trong thời kỳ 1991 -1995 tỷ trọng đầu tư trực tiếp nướcngoài trong đầu tư xã hội chiếm 30%, là mức cao nhất cho đến nay Giai đoạn
1996 – 2000 chiếm 23,4% Giai đoạn 2001 – 2005 và hai năm 2006 – 2007chiếm khoảng 16,7% Tính đến nay đã có hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có
dự án đầu tư tại Việt Nam Tổng số dự án FDI được cấp phép từ năm 1988 đếnnăm 2008 đã lên tới 10.981 dự án, đạt tổng số vốn đăng ký là hơn 163,607 tỉUSD Riêng năm 2007, Việt Nam thu hút được 21,347 tỉ USD, trong đó giảingân được 8,030 tỉ USD; trong các năm 2008 và 2009 kết quả đạt được tronglĩnh vực này thứ tự là 64 tỉ USD (vốn thực hiện gần 12 tỉ USD) và 21,482 tỉUSD (thực hiện được 10 tỉ USD); vốn thực hiện năm 2010 đạt 11 tỷ USD tăng11% so năm 2009 Không chỉ đạt được kết quả đáng ghi nhận về tốc độ giảingân trong bối cảnh vốn thu hút mới và vốn tăng thêm sụt giảm mà chúng ta còntăng được số dự án, quy mô vốn của dự án Nếu quy mô vốn bình quân của 1 dự
án FDI năm 2007 chỉ là 12,12 triệu USD, thì đến năm 2008 quy mô đó đạt 51,47triệu USD, năm 2009 đạt 19,43 triệu USD
Các đối tác đầu tư cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực từ những quốcgia và vùng lãnh thổ Châu Á sang các nước châu Âu, Mỹ Hiện nhà đầu tư lớnnhất vào Việt Nam là Mỹ với tổng số vốn đăng ký là 9,8 tỉ USD (chiếm 45,6%tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam); tiếp theo là Quần đảo Cay-man:
Trang 202,02 tỉ USD (chiếm 9,4%); Samoa: 1,7 tỉ USD (chiếm 7,9%); Hàn Quốc: 1,66 tỉUSD (chiếm 7,7%) Ngoài ra đã có một số tập đoàn xuyên quốc gia lớn đầu tưvào Việt Nam với những dự án quy mô lớn Hiện trong số 96 tập đoàn của 16quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam có 81 tập đoàn trong danhsách Global 500 của Tạp chí Fortune (500 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thếgiới) Các tập đoàn đa quốc gia có 265 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng sốvốn pháp định trên 5 tỷ đô la Mỹ và tổng vốn đầu tư của các dự án có góp vốn là11,452 tỷ đô la Mỹ Với công nghệ cao, tiềm lực mạnh về tài chính, các dự ánđầu tư của các tập đoàn đa quốc gia tập trung trên các lĩnh vực quan trọngcủa nền kinh tế như công nghiệp dầu khí, ngân hàng, công nghiệp điện tử,công nghệ thông tin, viễn thông, sản xuất ô tô, hoá mỹ phẩm,
Có thể lý giải điều này do sự lớn mạnh của khu vực đầu tư tư nhân trongnước kể từ Quốc hội ban hành Luật Doanh nghiệp (năm 1999 và năm 2005).Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệtiên tiến vào Việt Nam, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nướcnhư viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử,tin học, ô tô, xe máy… Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực đầu tư trựctiếp nước ngoài (FDI) cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước
và tương đương các nước trong khu vực Hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kếtnối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ
1.2 Góp phần tăng năng suất lao động và thu nhập quốc dân
Do có công nghệ cùng với trình độ quản lý được nâng lên nên đối với cácngành sản xuất thì việc tăng năng suất là điều tất yếu Không những thế nhữngcông nghệ này còn cho ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, tính năng đadạng hơn, bền hơn và với những mẫu mã đa dạng, hàng hoá lúc này sẽ nhiều vàtất nhiên sẽ rẻ hơn so với trước Điều này chính là cung tăng lên nhưng thực ra
nó tăng lên để đáp ứng lại lượng cầu cũng tăng lên rất nhanh do quá trình đầu tư
có tác động vào Tốc độ quay của vòng vốn tăng lên nhanh hơn, do vậy sản
Trang 21thụ được tăng lên do vậy các ngành sản xuất, dịch vụ được tiếp thêm một luồngsức sống mới, nhân lực, máy móc và các nguyên vật liệu được đem ngay vàosản xuất, từ đó sức đóng góp của các ngành này vào GDP cũng đã tăng lên Việc
có được những công ty có hiệu quả với khả năng cạnh tranh trên thị trường thếgiới có thể đưa lại một sự khai thông quan trọng, tiềm tàng cho việc chuyển giaocác kỹ năng quản lý và công nghệ cho các nước chủ nhà Điều này có thể xảy ra
ở bên trong một ngành công nghiệp riêng rẽ, trong đó có những người cung ứngcác đầu vào cho các chi nhánh nước ngoài, những người tiêu dùng trong nướcđối với các sản phẩm của chi nhánh này và những đối thủ cạnh tranh của chúng,tất cả đều muốn lựa chọn những phương pháp kỹ thuật có hiệu quả hơn Nócũng có thể diễn ra một cách rộng rãi hơn trong nội bộ nền kinh tế thông qua sựtăng cường có kết quả công tác đào tạo và kinh nghiệm của lực lượng lao động
và thông qua sự khuyến khích có thể có đối với các ngành hỗ trợ tài chính và kỹthuật có khả năng dẫn tới sự hạ thấp toàn bộ chi phí công nghiệp
Trong thời gian vừa qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam
đã đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ mô: Cùng với sựphát triển các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, mức đóng góp của khu vực kinh
tế này vào ngân sách ngày càng tăng Thời kỳ 1996-2000, không kể thu từ dầuthô này đạt 1,49 tỷ USD, gấp 4,5 lần 5 năm trước Trong 5 năm (2001-2005),thu ngân sách trong khối doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt gần đạthơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm Các doanh nghiệp FDI đóng góp vàoGDP thời kỳ 2001-2005 là 14,5%, tăng lên 16,98% năm 2006, 17,96% năm
2007, 18,43% năm 2008 và 18,33% năm 2009
1.3 Tạo ra công ăn việc làm và cải thiện nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động
Trong thời gian vừa qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam
đã góp phần quan trọng trong tạo ra việc làm cho người lao động Các doanhnghiệp có vốn FDI còn đóng góp rất lớn trong việc giải quyết vấn đề công ănviệc làm tại Việt Nam, thu hút được 1,7 triệu lao động, tạo ra 17,5% GDP,43,4% giá trị sản xuất công nghiệp trong năm 2009 Năm 2010, các doanh