2.1. Xây dựng chiến lược thu hút FDI theo hướng phát triển bền vững Thập kỷ mới đang mở ra với những đòi hỏi và thử thách mới trên tất cả các phương diện và lĩnh vực của nền kinh tế. Riêng đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, một chiến lược mới cũng cần được hoạch định ngay từ bây giờ để có thể huy động và sử dụng tốt nhất nguồn vốn quan trọng này cho sự phát triển kinh tế theo hướng bền vững, coi trọng chất lượng. Nếu như 10 năm trước, khi Việt Nam có thể thu hút nhiều vốn đầu tư FDI bằng mọi giá, mọi cách, nhưng rõ ràng, không thể áp dụng chiến lược đó vào Việt Nam tại thời điểm này. Theo các chuyên gia, Việt Nam còn thiếu một chiến lược về đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc gia mang tính dài hạn và cụ thể. Các mục tiêu trong Luật đầu tư nước ngoài (trước đây) và Luật đầu tư chung hiện nay quá nhiều, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau, chẳng hạn vừa ưu tiên phát triển công nghệ cao, vừa ưu tiên những ngành sử dụng nhiều lao động…
Chiến lược thu hút các dự án FDI cần được xem xét dưới giác độ phù hợp với mục tiêu của Chiến lược kinh tế-xã hội của cả nước, của từng ngành, vùng lãnh thổ và địa phương. Trong chiến lược cần xác định rõ vai trò của FDI trong Kế hoạch năm năm 2011-2015, Chiến lược 10 năm 2011-2020 và dài hơn nữa;
phân tích, đánh giá tổng quan ưu, nhược điểm các chính sách thu hút FDI và môi trường kinh doanh, đầu tư của Việt Nam; xây dựng tiêu chí đối tác chiến lược trong thu hút FDI… Bên cạnh đó, cần chỉ ra xu hướng vận động FDI của các đối tác chiến lược và khả năng tiếp cận (phương pháp, điều kiện và cách tiếp cận) của Việt Nam trong việc tiếp nhận FDI từ các đối tác này, đồng thời duy trì và phát triển xu hướng đó theo định hướng của Chính phủ. Đồng thời điều chỉnh chính sách thu hút và xúc tiến đầu tư đối với các đối tác chiến lược của Việt Nam trong thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, qua đó tạo nền tảng cho việc nghiên cứu xây dựng chiến lược xúc tiến và thu hút vốn đầu tư nước
ngoài với tầm nhìn dài hạn. Phát triển kinh tế, giải quyết hài hòa các vấn đề chính trị- xã hội, bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển bền vững là yêu cầu cấp thiết trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.
Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Thắng, một chuyên gia về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của Bộ Kế hoạch và đầu tư, thì một trong những yếu tố khiến cho Việt Nam trở thành một trong những “thiên đường đầu tư” chính là các tiêu chuẩn quá thấp về môi trường. Trong khi đó, nhiều quốc gia khác có môi trường đầu tư tốt hơn Việt Nam nhiều nhưng không “hấp dẫn” bằng Việt Nam, đơn giản là vì tiêu chuẩn của họ cao hơn. Theo phân tích của ông, trong một nền kinh tế mà các tiêu chuẩn môi trường thấp, các chi phí cho xử lý nước thải, chất thải được giảm đi rất nhiều, khiến cho Việt Nam trở nên “cạnh tranh” hơn. Nhưng nếu kéo dài tình trạng này thì sẽ rất nguy hiểm cho tương lai.
2.2. Nhà nước đề ra định hướng thu hút FDI đối với ngành, lĩnh vực theo hướng phát triển bền vững
Trong vấn đề này Nhà nước cần: khuyến khích với các ưu đãi cao nhất đối với những dự án thân thiện môi trường, như năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, điện gió, xây dựng tòa cao ốc xanh và tiết kiệm năng lượng, công nghiệp hiện đại ít gây ô nhiễm môi trường, dịch vụ có chất lượng cao, tạo ra phương thức sản xuất và kinh doanh mới. Trong khâu cấp phép đầu tư, cần chú ý chỉ cấp phép cho các dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên nào có công nghệ cao, trình độ quản lý tốt và có uy tín, hạn chế tối đa việc cấp phép cho những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đầu tư vào Việt Nam như dự án sản xuất giấy, thép... , những dự án không phù hợp với quy hoạch phát triển của Việt Nam, tạo dư thừa công suất quá lớn mà khó có triển vọng khai thác sử dụng. Trong khâu quy hoạch đầu tư, cần phải quy hoạch theo tính toán tăng trưởng của thu nhập trong nước, sự phát triển FDI để tính ra dung lượng thị trường cho sản phẩm từ đó đưa ra một số lượng dự án hợp lý.
Thực tế cũng đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung luật pháp như Luật Lao động để điều chỉnh tốt hơn việc xung đột quyền lợi giữa chủ và thợ, vai trò của tổ
trường, nhất là các chế tài xử lý các vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kéo dài.
2.3. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với các dự án FDI Trên cơ sở tạo dựng một môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thông thoáng, hấp dẫn, vấn đề then chốt là việc quản lý, điều hành tập trung, thống nhất và kiên quyết của Nhà nước, việc nghiêm túc thực hiện của các Bộ, ngành và địa phương đối với doanh nghiệp FDI. Chúng ta cần xây dựng qui chế phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ tổng hợp, các Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý các dự án FDI theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm của từng Cơ quan quản lý Nhà nước, tránh sự chồng chéo và sự ra đời của các văn bản quản lý sai lệch nhau vi phạm luật:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư bảo đảm thực hiện đúng và đầy đủ vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài, giúp Chính phủ quản lý thống nhất hoạt động những vấn đề phát sinh trong hoạt động của các doanh nghiệp FDI.
Các Bộ, ngành và địa phương thực hiện quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đúng chức năng, thẩm quyền đã qui định theo Luật Đầu tư nước ngoài, các Nghị định của Chính phủ.
Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm về quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn, tập trung giải quyết các vấn đề phát sinh, giúp đỡ các doanh nghiệp giải quyết các khó khăn và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật; giám sát, kiểm tra các cán bộ thừa hành thực hiện nghiêm túc các qui định của luật pháp, chính sách, chủ trương của Nhà nước, kịp thời xử lý các cán bộ có hành vi tham nhũng, sách nhiễu, tiêu cực.
Cần qui định cụ thể chế độ kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước để chấm dứt sự kiểm tra tuỳ tiện, hết sức tránh hình sự hoá kinh tế của doanh nghiệp; đồng thời vẫn bảo đảm giám sát được các doanh nghiệp và áp dụng chế tài đối với sự vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp.
Cần triệt để và kiên quyết hơn trong việc qui định rõ ràng, minh bạch các thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi cấp; công khai các qui trình, thời hạn, trách
nhiệm xử lý các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư FDI; duy trì thường xuyên các cuộc gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư.
Có như vậy thì bộ máy quản lý Nhà nước về lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài mới trở nên bớt cồng kềnh và hoạt động có hiệu quả.
2.4. Chủ động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải đi đôi với việc sử dụng có hiệu quả từng đồng vốn đầu tư
Có thể nói rằng, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có một phần đáng kể, nếu không nói là quyết định, tùy thuộc vào các doanh nghiệp. Chừng nào các doanh nghiệp còn chưa có đầy đủ các quyền quyết định đối với việc sử dụng tài sản của mình, chừng nào Nhà nước còn can thiệp dưới nhiều hình thức để điều chuyển vốn, tài sản, can thiệp vào quyết định cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản doanh nghiệp, thì cơ chế trách nhiệm cá nhân, cơ chế tài chính chưa đủ chặt chẽ và nghiêm minh để hạn chế tiêu cực. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả (ước khoảng 31% số doanh nghiệp), nhưng vẫn được Nhà nước nâng đỡ cho tồn tại, thậm chí còn xóa nợ, khoanh nợ, đảo nợ, treo nợ hoặc tiếp tục cho hưởng nhiều hình thức bao cấp. Trên thực tế trách nhiệm trước việc sử dụng vốn vay là thuộc về doanh nghiệp, nhưng bằng nhiều cách, nhiều thủ thuật lại chuyển giao cho Nhà nước chịu trách nhiệm. Cho nên sự không công bằng cũng xuất hiện ngay trong số các doanh nghiệp nhà nước, giữa doanh nghiệp làm ăn giỏi với doanh nghiệp làm ăn kém và thua lỗ. Trong môi trường ấy động lực cho sự phát triển chẳng những không được nhân lên mà thậm chí còn có thể bị triệt tiêu.
2.5. Xây dựng các quy tắc, tiêu chuẩn môi trường, hướng dẫn doanh nghiệp FDI thực hiện đúng các quy định của nhà nước
Phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế thân thiện với môi trường đòi hỏi khắt khe hơn đối với FDI, bởi vì đã có hiện tượng một số nước lớn có ý đồ và trên thực tế đang tiến hành nhiều dự án khai thác tài nguyên, di dời sang nước ta các ngành công nghiệp không thân thiện với môi trường và phát thải nhiều khí các bon; nếu không cảnh giác thì “lợi bất cập hại”, khó lường trước hậu quả tiêu
quan nhà nước địa phương, không thể dễ dãi, tùy tiện, cả tin vào “những bánh vẽ” của một số nhà đầu tư, mà phải trên căn bản lợi ích lâu dài của đất nước.
Trong thời gian tới Việt Nam cần phải thực hiện giải pháp kiểm soát ô nhiễm dựa trên thị trường bằng cách ban hành hạn ngạch ô nhiễm, quy định lượng khí thải được thải ra môi trường đối với các doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này đòi hỏi Việt Nam cần có một đội ngũ chuyên gia về môi trường để có thể xác định được lượng khí thải nào và khối lượng bao nhiêu được phép thải ra môi trường. Bên cạnh đó là một tổ chức thực sự minh bạch để không xảy ra những tiêu cực trong vấn đề mua bán, cấp phép hạn ngạch.
Xây dựng được các quy tắc, tiêu chuẩn môi trường sẽ là cơ sở để thẩm định dự án FDI. Khi đó cần đòi hỏi nhà đầu tư phải bảo đảm các tiêu chuẩn môi trường, có đủ kinh phí đầu tư hệ thống xử lý chất thải, có công nghệ để phát thải ít khí các bon nhất theo mức tiên tiến của thế giới. Khi cấp phép các dự án FDI cần đòi hỏi khắt khe công nghệ giảm thiểu phát thải khí các bon, đối với các nhà máy đang hoạt động cần yêu cầu họ có lịch trình cam kết ứng dụng công nghệ mới giảm thiểu phát thải khí các bon. Các tòa nhà do nhà đầu tư nước ngoài xây dựng phải áp dụng công nghệ mới sử dụng ít năng lượng, tòa nhà xanh, thân thiện với môi trường. Cũng cần có chính sách khuyến khích mạnh mẽ hơn đối với các dự án năng lượng tái tạo, thay thế từ các nguồn rác thải, điện mặt trời, điện gió, bởi vì suất đầu tư vào những dự án này khá cao, giá thành vượt nhiều lần giá điện thương phẩm hiện nay, do vậy theo kinh nghiệm quốc tế, chỉ khi nào có sự hỗ trợ ban đầu của nhà nước và bằng cơ chế cạnh tranh, thông qua đấu thầu minh bạch thì mới có thể phát triển nhanh các nguồn năng lượng mới.
Những số liệu sau đây cho thấy tầm quan trọng của công nghệ. Nếu ứng dụng công nghệ mới thì sản xuất thép có thể tiết kiệm được 40% năng lượng và giảm phát thải 50% khí các bon; những con số tương ứng với xi măng là 35% và 25%, với giấy in và bột giấy là 80% và 60%. Các cam kết đó phải được thực hiện nghiêm túc và chỉ sau khi cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát thực địa, xác nhận đã đủ tiêu chuẩn thì mới được vận hành nhà máy. Đối với các dự án FDI
đang hoạt động thì phải có quy định thời hạn cụ thể phải thay đổi công nghệ để tiết kiệm năng lượng cũng như bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, cần có quy định thu phí hoặc thuế các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Để xây dựng một cơ chế phát triển bền vững, nhiều nghiên cứu đã đề nghị phải lồng ghép chi phí môi trường vào hệ thống tài khoản quốc gia, nghĩa là phải đánh giá bằng tiền tệ đối với sự suy thoái môi trường như gây ô nhiễm và làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Khi đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí, nước hoặc đất đai, chính phủ có một số lựa chọn để cân nhắc nhằm cân bằng giữa nhu cầu có một môi trường sạch hơn với các chi phí kinh tế của việc làm sạch môi trường.
2.6. Tạo lập môi trường đầu tư và có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư FDI
Trong quá trình hội nhập quốc tế về đầu tư, việc tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực đã giúp Việt Nam dần tiến tới những tiêu chuẩn của quốc tế trong lĩnh vực đầu tư như là về cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng, lao động... Tuy nhiên, hệ thống pháp luật để thực hiện quản lý hoạt động đầu tư cũng như chính sách khuyến khích thu hút FDI của Việt Nam còn một số hạn chế và chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực, vì vậy việc hoàn thiện khung pháp luật về FDI là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong tiến trình hội nhập quốc tế về đầu tư.
Trước hết, chúng ta phải xây dựng một mặt bằng pháp lý thống nhất cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có FDI thông qua xoá bỏ dần những hạn chế về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Thực hiện những cam kết về mở cửa ngành nghề cho các nhà đầu tư. Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tự do lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài theo hướng cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế mà pháp luật không hạn chế hoặc cấm.
Thực hiện đa dạng hoá các hình thức đầu tư, điều chỉnh lại quy định về tổ chức và quản lý doanh nghiệp liên doanh phù hợp với thông lệ quốc tế như
tập đoàn có nhiều dự án đầu tư ở Việt Nam được thành lập công ty quản lý, quỹ đầu tư để điều hành chung và hỗ trợ các dự án của họ; xử lý linh hoạt việc cho phép các doanh nghiệp liên doanh được chuyển đổi hình thức đầu tư sang doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc trong nước.
Xóa bỏ dần những hạn chế về vốn góp và huy động vốn của doanh nghiệp có vốn FDI như cho phép nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn bằng tiền Việt Nam có nguồn gốc hợp pháp tại Việt Nam thay vì chỉ được góp vốn bằng tiền Việt Nam có nguồn gốc từ đầu tư tại Việt Nam như hiện nay.
Từng bước thống nhất các quy định về ưu đãi đầu tư và chi phí hoạt động giữa đầu tư trong nước và nước ngoài như: Duy trì mức thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với đầu tư nước ngoài ưu đãi hơn so với trong nước, ưu đãi về thuế nhập khẩu cần được tiếp tục duy trì để khuyến khích đầu tư nước ngoài nhưng về lâu dài cần loại bỏ chính sách này để thay bằng cơ chế miễn giảm chung theo lịch trình giảm thuế mà Việt Nam cam kết trong khuôn khổ AFTA.
Cần nghiên cứu áp dụng thống nhất giá thuê đất, giải phóng mặt bằng, chi phí đền bù giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, tiến tới bỏ quy định góp vốn pháp định bằng giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp Việt Nam.
Hai là, định hướng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư.
Thực hiện đơn giản hơn nữa thủ tục đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước về FDI ở các ngành, cấp; giải quyết kịp thời các khó khăn, ách tắc của các dự án đang hoạt động tại Việt Nam làm cho các dự án này hoạt động có hiệu quả hơn, đây là sức thuyết phục nhất để thu hút đầu tư mới.
Đẩy mạnh công tác quy hoạch và xây dựng ban hành các danh mục dự án kêu gọi FDI. Chuẩn bị đầy đủ, chu đáo các thông tin về đối tác Việt Nam và dự án kêu gọi đầu tư; tổ chức các cuộc hội thảo về FDI giữa các ngành, cấp có liên quan và các nhà đầu tư nước ngoài nhằm tuyên truyền, giới thiệu về các dự án kêu gọi đầu tư, cũng như thông qua các phương tiện thông tin, tuyên truyền khác như đài, báo, Internet,... Đẩy mạnh vận động đầu tư một cách chủ động theo các chương trình, dự án, đối tượng trọng điểm, hướng mạnh vào các nước phát triển ở Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản, Bắc Mỹ và NICs. Bên cạnh đó, cần có hoạt động