1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN THẠC SĨ - đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2005 đến năm 2015

106 165 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 820 KB

Nội dung

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một thuật ngữ xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX và được sử dụng phổ biến trong vài thập niên gần đây. Với tư cách là một hình thức quan trọng và chủ yếu của ĐTNN, FDI được hiểu là việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn (tiền hoặc tài sản) vào quốc gia khác để được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó với mục tiêu tăng cao các lợi ích của mình. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng trong bổ sung nguồn vốn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, khai thông thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp cho ngân sách nhà nước, phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm nhiều việc làm

Trang 1

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

(Foreign Direct Investment) FDI

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: CHỦ TRƯƠNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ

TỈNH BẮC NINH VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC

1.1 Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ

tỉnh Bắc Ninh về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2 Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo thu hút đầu tư trực

Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO ĐẨY

MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC

2.1 Những yếu tố mới tác động và chủ trương của Đảng

bộ tỉnh Bắc Ninh đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp

2.2 Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo đẩy mạnh thu hút đầu

tư trực tiếp nước ngoài (2011 - 2015) 52

3.1 Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về

thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (2005 - 2015) 693.2 Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh

đạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (2005 - 2015) 82

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một thuật ngữ xuất hiện vào cuốithế kỷ XIX và được sử dụng phổ biến trong vài thập niên gần đây Với tư cách

là một hình thức quan trọng và chủ yếu của ĐTNN, FDI được hiểu là việc nhàđầu tư ở một nước đưa vốn (tiền hoặc tài sản) vào quốc gia khác để đượcquyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốcgia đó với mục tiêu tăng cao các lợi ích của mình Đầu tư trực tiếp nước ngoài

có vai trò quan trọng trong bổ sung nguồn vốn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấukinh tế, tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, khai thông thị trườngquốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp cho ngân sách nhà nước,phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm nhiều việc làm Đến những năm 90 củathế kỷ XX, FDI đã trở thành một xu thế mạnh mẽ, mở ra cơ hội lớn cho nhiềunước trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển Nhận thức sâusắc tính tất yếu khách quan về mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoạinói chung, thu hút ĐTNN nói riêng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI(12/1986) chủ trương công bố chính sách ĐTNN vào Việt Nam dưới nhiềuhình thức Đầu tháng 12 năm 1987, lần đầu tiên Luật Đầu tư nước ngoài củaViệt Nam được công bố với nhiều chính sách ưu đãi Đó là cơ sở pháp lý quantrọng để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, đồng thờiĐTNN nhất là FDI cũng từng bước khẳng định vị trí, vai trò đối với sự pháttriển KT - XH trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương

Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có nhiềulợi thế về điều kiện tự nhiên - xã hội để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.Sau khi tái lập Tỉnh, đặc biệt là những năm đầu của thế kỷ XXI, dưới sự lãnhđạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, FDI vào Tỉnh phát triển nhanh về số lượng

và mang lại hiệu quả KT - XH cao, đưa Bắc Ninh trở thành điểm sáng và làmột trong những tỉnh đứng đầu cả nước về thu hút FDI Tuy nhiên, quá trìnhthu hút FDI ở tỉnh Bắc Ninh vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, môi trường đầu tưchậm được cải thiện, còn những yếu tố bất lợi và chưa theo kịp sự biến đổi

Trang 4

nhanh chóng của thực tiễn; tình trạng đầu tư nhỏ lẻ và thiếu vững chắc chưađược khắc phục triệt để Những hạn chế đó đã gây nên những tác động tiêucực, tạo ra trở ngại không nhỏ đối với sự phát triển nhanh và bền vững củatỉnh Bắc Ninh Thực trạng trên đặt ra yêu cầu đối với Đảng bộ tỉnh cần tiếptục đổi mới, kịp thời ban hành những chủ trương, chính sách mới để hoànthiện môi trường đầu tư, tháo gỡ những rào cản về cơ chế, chính sách, thủ tụchành chính, xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, củng cố niềm tin cho cácnhà ĐTNN, tạo điều kiện để khu vực FDI ngày càng phát triển, đóng gópnhiều hơn đối với quá trình phát triển KT - XH của địa phương.

Vì vậy, nghiên cứu thực tiễn quá trình lãnh đạo thu hút FDI của Đảng

bộ tỉnh Bắc Ninh trong những năm 2005 - 2015 là việc làm cần thiết, có ý

nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc Do đó, tác giả chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2005 đến năm 2015” làm luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng

sản Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Xuất phát từ tầm quan trọng của thu hút FDI với quá trình phát triển

KT - XH của cả nước và các địa phương nên đã có rất nhiều công trình nghiêncứu về vấn đề này ở phạm vi, góc độ khác nhau

* Nhóm công trình nghiên cứu về thu hút FDI trên phạm vi cả nước

Mai Ngọc Cường (2000), Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu

tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội; Lê Bộ Lĩnh (2002), Nguyễn Trần Quế, Đào Việt Hưng, Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội; Tống Quốc Đạt (2005), Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện CTQG Hồ Chí Minh; Nguyễn Văn Tuấn (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế

ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội; Lê Xuân Bá (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội; Nguyễn Đức Bình - Nguyễn Thường Lạng (2006), Những vấn

Trang 5

đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội; Nguyễn Thị Việt Hoa (2006), Xu hướng tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài: Cơ hội

và thách thức đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Luận

án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Ngoại thương, Hà Nội; Trần Thị Minh Châu

(2007), Về chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội; Đinh Văn Ân - Nguyễn Tuệ Anh (2008), Thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi gia nhập WTO, kết quả điều tra 140 doanh nghiệp, Nxb Lao động, Hà Nội; Đỗ Hoàng Long (2008), Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh

tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội; Nguyễn Thị Ái Liên (2011), Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội; Nguyễn Thị Thìn (2011), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội; Trần Thị Tuyết Lan (2014), Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc

Bộ, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện CTQG Hồ Chí Minh

Các công trình trên đây đều khẳng định vị trí, vai trò của FDI đối với sựphát triển KT - XH và tính tất yếu khách quan của việc thu hút FDI ở ViệtNam Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đã luận giải sâu sắc cơ sở

lý luận, thực tiễn, thực trạng và tác động của FDI đối với nền kinh tế ViệtNam trong hơn 30 năm qua Vì vậy, đây là nguồn tài liệu quý, trực tiếp cungcấp cho tác giả những tiền đề lý luận và cơ sở thực tiễn đúng đắn trong nhậnthức về FDI ở Việt Nam hiện nay Trên cơ sở đó, giúp tác giả phát triển tư duy

hệ thống, toàn diện và biện chứng trong quá trình nghiên cứu Đảng bộ tỉnhBắc Ninh lãnh đạo thu hút FDI trong những năm 2005 - 2015

* Nhóm công trình nghiên cứu về thu hút FDI ở các địa phương

Lê Thị Hương Quê (2008), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nghệ An,

Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội; Nguyễn Thị Ngọc

Trang 6

Mai (2010), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội; Nguyễn Thị Nga (2011), Những tác động trái chiều của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến đời sống kinh tế - xã hội ở Đồng Nai hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị, Hà Nội; Đặng Xuân Thùy (2011), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội; Nguyễn Quang Tạo (2013), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Dương, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị, Hà Nội; Nguyễn Thanh Tuấn (2014), Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Ninh Bình hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị, Hà Nội; Nguyễn Thị Thu Huyền (2014), Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ năm 1997 đến năm 2010, Luận văn thạc sĩ

Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà

Nội; Lê Hồng Nhung (2014), Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ năm 2001 đến năm 2013, Luận văn

thạc sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia

Hà Nội; Phạm Văn Thắng (2014), Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ năm 2001 đến năm

2010, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

-Đại học Quốc gia Hà Nội

Các công trình trên đây khẳng định tính tất yếu khách quan của việc thuhút FDI trên phạm vi cả nước cũng như ở các địa phương Đồng thời, đã đềcập một số nội dung trong chủ trương, chính sách của đảng bộ, chính quyềncác địa phương về thu hút FDI trong công cuộc đổi mới Nhìn nhận khá sâusắc và toàn diện về thực trạng và tác động của FDI ở các địa phương trong cảnước hiện nay Các tài liệu trên đã phản ánh hoạt động lãnh đạo của các đảng

bộ ở các địa phương về thu hút FDI, đây là nguồn tài liệu tham khảo rất bổích đối với tác giả, nhất là trong so sánh, đánh giá về chủ trương, chính sáchthu hút FDI của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh với các đảng bộ ở các địa phươngkhác trong cả nước

Trang 7

* Nhóm công trình nghiên cứu về thu hút FDI ở tỉnh Bắc Ninh

Phạm Duyên Minh (2009), Phát triển kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

ở Bắc Ninh hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị, Hà Nội; Đinh Văn Hùng (2011), Thu hút và thúc đẩy phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Nông nhiệp

I, Hà Nội; Trần Thị Ninh Hà (2013), Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại

học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên; Khổng Văn

Thắng (2013), “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, Số 2 (tr.28 - 34); Khổng Văn Thắng, Trịnh Bích

Toàn (2013), “Cải cách hành chính động lực thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài tại tỉnh Bắc Ninh”, Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ, Số 27

(tr.111 - 116); Khổng Văn Thắng (2016), “Thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh

Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế”, Tạp chí Thu hút đầu tư nước ngoài, Số 2 (tr.9 - 15); Khổng Văn Thắng (2017),

“Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tỉnh Bắc Ninh”,

Tạp chí Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội, Số 1 (tr.100 - 107).

Các công trình trên đã làm rõ quá trình phát triển của FDI trên địa bàntỉnh Bắc Ninh Các công trình chủ yếu đề cập đến thực trạng phát triển vànhững tác động của FDI đối với sự phát triển KT - XH của Tỉnh Trên cơ sở

đó đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh thu hút FDI trên địa bàn Tỉnh trongnhững năm tiếp theo Mặc dù chưa nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diệnhoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về thu hút FDI nhưng cáccông trình trên là nguồn tài liệu quý, trực tiếp cung cấp cho tác giả những sốliệu thực tiễn sinh động và phong phú về thực trạng thu hút FDI của tỉnh BắcNinh trong những năm qua

Trong hơn 30 năm đổi mới, FDI đã nhận được sự quan tâm nghiên cứucủa nhiều học giả thuộc nhiều ngành khoa học và dưới nhiều cấp độ khácnhau Bằng cơ sở lý luận và thực tiễn các công trình đã khẳng định vị trí, vaitrò của FDI đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam và tính tất yếu của việc

Trang 8

đẩy mạnh thu hút FDI trong bối cảnh hội nhập quốc tế Trên cơ sở đánh giáthực trạng, các công trình đã đề xuất nhiều giải pháp về thu hút FDI trênphạm vi cả nước cũng như ở một số địa phương Tuy nhiên, xét một cách tổngthể, dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng, cho đến nay chưa có công trình nàonghiên cứu toàn diện và hệ thống về chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh

Bắc Ninh trong thu hút FDI Do đó, đề tài: “Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2005 đến năm 2015” là một

công trình nghiên cứu độc lập, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu

về FDI đã được công bố

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu làm sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh BắcNinh về thu hút FDI trong những năm 2005 - 2015; đúc rút một số kinhnghiệm từ quá trình lãnh đạo thu hút FDI của Đảng bộ tỉnh để vận dụng trongthời gian tới

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận giải những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo thu hút FDI củaĐảng bộ tỉnh Bắc Ninh từ năm 2005 đến năm 2015

Phân tích, làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh vềthu hút FDI trong những năm 2005 - 2015

Đánh giá ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinhnghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo thu hút FDI giai đoạn

2005 - 2015

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về thu hút FDI từ năm

2005 đến năm 2015

* Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnhBắc Ninh trong thu hút FDI

Trang 9

Về thời gian: Từ năm 2005 đến năm 2015.

Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Lý luận Mác - Lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền và xuất khẩu tưbản, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềkinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế

* Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn hoạt động thu hút FDI của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh được thểhiện trong các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Tỉnh ủy; các quyết định, đề án,báo cáo tổng kết của UBND Tỉnh và các sở, ban, ngành có liên quan

* Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là chủyếu Đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống

kê, so sánh, chuyên gia…

6 Ý nghĩa của luận văn

Luận văn góp phần hệ thống hóa quan điểm của Đảng Cộng sản ViệtNam, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về thu hút FDItrong những năm 2005 - 2015

Luận văn là một nguồn tư liệu để các cấp ủy Đảng, chính quyền và các

tổ chức chính trị - xã hội ở Bắc Ninh có thể tham khảo, nghiên cứu, vận dụngtrong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thu hút FDI một cách tích cực, chủđộng và hiệu quả trong thời gian tiếp theo

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho lĩnh vực thu hútFDI ở các địa phương khác

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn kết cấu gồm: Mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mụctài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 10

Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH

VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (2005 - 2010)

1.1 Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (2005 - 2010)

1.1.1 Những yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bắc Ninh (2005 - 2010)

* Vị trí, vai trò của FDI đối với sự phát triển KT - XH của tỉnh Bắc Ninh Quan niệm về FDI:

Xuất phát từ nhiều khía cạnh, góc độ nghiên cứu khác nhau nên khi bàn

về FDI đã có rất nhiều quan niệm, định nghĩa được đưa ra, phổ biến và thôngdụng hơn cả là định nghĩa của các tổ chức tài chính và kinh tế quốc tế

Theo quan niệm của Quỹ Tiền tệ thế giới (International Moneytary Fund IMF): FDI là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác(nước nhận đầu tư), không phải nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước điđầu tư) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp [16, tr.235]

-Tại Việt Nam, Luật Đầu tư ban hành năm 1996 đưa ra khái niệm FDInhư sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vàoViệt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tưtheo quy định của Luật Đầu tư tại Việt Nam” [49, tr.1]

Mặc dù Luật Đầu tư 2005 và Luật Đầu tư 2014 không đưa ra khái niệm

về FDI, tuy nhiên theo tinh thần của các luật này có thể hiểu: FDI là hình thức

do nhà ĐTNN bỏ vốn đầu tư và tham gia kiểm soát hoạt động đầu tư ở ViệtNam theo quy định của luật và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Vị trí, vai trò của FDI đối với sự phát triển KT - XH tỉnh Bắc Ninh:

Thực tiễn quá trình đổi mới đất nước cũng như quá trình phát triển KT

-XH của tỉnh Bắc Ninh sau khi tái lập cho thấy, kinh tế có vốn ĐTNN nóichung, FDI nói riêng có vị trí, vai trò rất quan trọng, cụ thể như sau:

Một là, FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trang 11

Bắc Ninh vốn là một tỉnh thuần nông mới được tái lập, một trongnhững vấn đề khó khăn nhất cho phát triển KT - XH là thiếu vốn đầu tư.Trong điều kiện tích lũy nội bộ còn hạn chế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài làbước đi được coi là hiệu quả nhất đối với tỉnh Bắc Ninh Thực chất của việclàm này là tranh thủ ngoại lực để phát huy nội lực, đẩy nhanh tăng trưởngkinh tế Thông qua thu hút và sử dụng hiệu quả FDI sẽ thúc đẩy các ngànhkinh tế trên địa tỉnh Bắc Ninh phát triển nhanh hơn.

Hai là, FDI góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách

Việc thu hút và sử dụng FDI trước hết có vai trò thúc đẩy hoạt động sảnxuất, kinh doanh và tạo thu nhập Bản thân sự hiện diện của các doanh nghiệpFDI với tư cách là các chủ thể sản xuất - kinh doanh lớn cũng tạo nguồn thulớn cho ngân sách Tỉnh thông qua các loại thuế như: thuế thu nhập doanhnghiệp, tài nguyên, giá trị gia tăng Đồng thời, với hiệu ứng lan tỏa, FDIthúc đẩy sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh tế khác từ đó làm tăngnguồn thu cho ngân sách Tỉnh

Ba là, FDI góp phần mở rộng thị trường, nâng cao kim ngạch xuất khẩu

đồng thời thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Tỉnh

Khu vực FDI phát triển, Bắc Ninh có điều kiện thuận lợi để gắn kết quátrình sản xuất của Tỉnh với hệ thống sản xuất, phân phối, trao đổi quốc tế Đốitác đầu tư thường là những công ty, tập đoàn xuyên quốc gia với mạng lướichi nhánh toàn cầu Do vậy, từ thu hút FDI Bắc Ninh sẽ tiếp cận và mở rộngthị trường xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu đồng thời thúc đẩy quátrình hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương

Bốn là, FDI góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng CNH, HĐH

Xu thế của FDI vào các địa phương cấp tỉnh ở các nước đang phát triển

là tập trung vào công nghiệp chế biến Ở Bắc Ninh, FDI đã thúc đẩy côngnghiệp phát triển nhanh chóng, vượt trội so với các ngành nông nghiệp vàdịch vụ, chiếm tỷ trọng cao trong GRDP của Tỉnh Đồng thời, công nghiệpphát triển đã kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ và giảm tỷ trọng

Trang 12

của ngành nông nghiệp trong GRDP của Tỉnh, góp phần quan trọng vàochuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng CNH, HĐH.

Năm là, FDI góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật

Tìm kiếm lĩnh vực và địa bàn đầu tư có khả năng thu lợi nhuận cao làmục đích của các nhà ĐTNN, do đó để thu hút FDI, Bắc Ninh buộc phải tăngcường huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầngkinh tế - kỹ thuật: giao thông, điện, nước, các khu, CCN Bên cạnh đó, bảnthân FDI cũng tham gia đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹthuật, đặc biệt là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong các khu, CCN

Sáu là, FDI góp phần chuyển giao công nghệ theo hướng hiện đại, giải

quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Phần lớn các doanh nghiệp FDI có trình độ khoa học và công nghệ kháhiện đại, có đội ngũ chuyên gia quản lý tốt, giàu kinh nghiệm với mô hìnhquản lý tiên tiến, phương thức kinh doanh hiện đại Do đó, thu hút FDI vừa làquá trình tiếp thu, sử dụng công nghệ hiện đại của thế giới vừa thúc đẩy cácdoanh nghiệp trong nước đổi mới mô hình, phương thức quản lý hiện đại Cácdoanh nghiệp FDI góp phần tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho ngườilao động Đồng thời, chính hoạt động của các doanh nghiệp FDI cũng tạo ra

“áp lực” buộc đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động phải nâng cao nănglực và trình độ chuyên môn trong sản xuất, kinh doanh

* Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tác động đến thu hút FDI ở tỉnh Bắc Ninh Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sôngHồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác tăng trưởng kinh tế HàNội - Hải Phòng - Quảng Ninh Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và TâyNam giáp Thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnhHải Dương Trong quy hoạch, Bắc Ninh thuộc vùng Thủ đô, cách trung tâm HàNội 30km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45km, cách cảng biển Hải Phòng vàcảng biển Quảng Ninh 110 km, cách cửa khẩu Lạng Sơn - Trung Quốc 115km.Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà

Trang 13

Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Với vị trí địa kinh tế thuận lợi, Bắc Ninh có sứccuốn hút lớn đối với các nhà đầu tư trong đó có các nhà ĐTNN.

Địa hình của tỉnh Bắc Ninh khá bằng phẳng, phần lớn là đồng bằngchiếm tới 99,47% diện tích tự nhiên, địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rấtnhỏ khoảng 0,53% diện tích tự nhiên toàn Tỉnh Đây là điều kiện thuận lợi đểphát triển giao thông, một trong những yếu tố quan trọng cho phát triển KT -

XH nói chung và thu hút FDI nói riêng

Về khoáng sản: Bắc Ninh là tỉnh không giàu về tài nguyên khoáng sản

và cũng ít tài nguyên rừng, tập trung chủ yếu là vật liệu xây dựng như: đất sét,cát xây dựng và than bùn Đây không phải yếu tố lợi thế của Bắc Ninh so vớicác tỉnh khác trong khu vực, điều này đòi hỏi tỉnh Bắc Ninh phải có chủtrương và giải pháp thích hợp để thu hút các nhà ĐTNN

Các yếu tố trên tạo ra lợi thế so sánh cho Bắc Ninh trong quá trình CNH,HĐH nói chung và thu hút FDI nói riêng Tuy nhiên, cũng có những yếu tốkhông thuận lợi mà Tỉnh phải khắc phục để thu hút nhiều hơn các nhà ĐTNN

Điều kiện kinh tế - xã hội

Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính: thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn

và 6 huyện: Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Thuận Thành, Gia Bình và LươngTài Tổng cộng Bắc Ninh có 126 xã, phường và thị trấn Bắc Ninh là tỉnh cóđiều kiện thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật để thu hút FDI

Lợi thế nổi bật của tỉnh Bắc Ninh để thu hút FDI là có hệ thống giao thôngkhá hoàn chỉnh với mạng lưới giao thông bao gồm cả đường sắt, đường bộ, đườngthủy đã được hình thành từ lâu Hơn nữa, Bắc Ninh là cửa ngõ của Thủ đô HàNội, nằm trong khu vực tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - QuảngNinh nên được Chính phủ quan tâm đầu tư phát triển các tuyến đường huyếtmạch: Quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; Quốc lộ 18 nối sân bayQuốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương -Hải Phòng và tuyến đường sắt Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn Có mạng đườngthủy sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông

và cảng biển của vùng Hệ thống các tuyến đường trong nội tỉnh được nâng cấp và

Trang 14

xây dựng mới đã góp phần tích cực vào việc mở rộng thông thương, khai tháctiềm năng của Tỉnh, rút ngắn “khoảng cách” giữa Bắc Ninh với các tỉnh trongvùng, giữa thành thị và nông thôn Theo số liệu thống kê năm 2004, mạng lướigiao thông đường bộ toàn Tỉnh là 4.549 km, mật độ đường 5,529km/km2 [15,tr.23] Với hệ thống giao thông đa dạng, đang tiếp tục được nâng cấp, Bắc Ninh cónhiều thuận lợi trong phát triển KT - XH nói chung và thu hút FDI nói riêng.

Về dân số: Tỉnh Bắc Ninh có nguồn nhân lực khá dồi dào Theo số liệuthống kê năm 2005, dân số toàn Tỉnh khoảng 991.091 người, mật độ dân sốđông khoảng 1.200 người/km2, số người trong độ tuổi lao động khoảng563.219 người, chiếm trên 60% [15, tr.61] Trung bình mỗi năm số người bướcvào độ tuổi lao động tăng từ 10 nghìn đến 15 nghìn người Với quy mô dân số

và tỷ lệ lao động như trên, Bắc Ninh có nhiều tiềm năng phục vụ sự phát triển

KT - XH Đặc biệt, trình độ dân trí Bắc Ninh khá cao, lao động có trình độtrung học cơ sở đạt 45,5% (cao hơn mức bình quân cả nước 12,93%); lao động

có trình độ trung học phổ thông đạt 20,9% (cao hơn mức bình quân cả nước0,9%); tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp vàtrên đại học từ 6,3% đến 10%; có 55.780 lao động đã đào tạo nghề, tỷ lệ laođộng qua đào tạo ngày càng cao từ 21,6% (2001) lên 28% (2005) Như vậy,Bắc Ninh là tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào, với truyền thống hiếu học và khoabảng, người lao động Bắc Ninh có khả năng tiếp nhận nhanh các công nghệhiện đại và trình độ quản lý tiên tiến, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành mộtđội ngũ lao động có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư

Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển rộng khắp, có khả năng cungcấp những dịch vụ viễn thông, dịch vụ chuyển phát nhanh sang quốc tế vàtrong nước với nhiều hình thức khác nhau đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư

Nguồn điện được cung cấp đầy đủ cho quá trình CNH, HĐH trực tiếpqua mạng lưới điện quốc gia (tuyến Đông Anh - Phả Lại) Có nguồn nước dồidào từ các sông và dưới lòng đất, nhiều nhà máy nước đã và đang đầu tư xâydựng đảm bảo nước cho phát triển công nghiệp, đặc biệt tại các KCN, CCN

và các đô thị trong Tỉnh

Trang 15

Hệ thống ngân hàng nhà nước và ngân hàng liên doanh có chi nhánh ở BắcNinh đều có các dịch vụ ngân hàng thuận tiện như: Ngân hàng Thương mại, Ngânhàng Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…Nhiềuhãng bảo hiểm nổi tiếng như AIA, Prudentials, Bảo Việt, Bảo Minh… và nhiềucông ty tư vấn cũng có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Bắc Ninh.

Như vậy, với vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, cơ sở hạtầng từng bước được cải tạo, nâng cấp đồng bộ, Bắc Ninh sẽ có nhiều tiềmnăng, lợi thế để thu hút ĐTNN, góp phần thúc đẩy KT - XH phát triển

* Thực trạng lãnh đạo thu hút FDI của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh trước năm 2005

Quán triệt đường lối đổi mới toàn diện đất nước của Đảng, nhận thứcđúng vị trí, vai trò của FDI đối với sự phát triển KT - XH, ngay sau khi tái lập,Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã chủ động đề ra những quyết sách để thu hút FDI Đạihội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XV (10/1997) xác định 6 mục tiêu,nhiệm vụ lớn trong phát triển KT - XH, trong đó khẳng định: “Khai thác cácnguồn lực của các thành phần kinh tế, vận dụng các chính sách khuyến khích thuhút vốn đầu tư trong nước, nước ngoài” [17, tr.22] Đồng thời: “Phát triển hìnhthức liên doanh, liên kết trực tiếp giữa các doanh nghiệp nhà nước với kinh tếhợp tác, kinh tế tư bản, tư nhân, cá thể và các công ty nước ngoài” [17, tr.23].Quá trình tổ chức thực hiện, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh đã thường xuyênđưa ra các chỉ đạo kiên quyết, kịp thời, phù hợp với xu thế phát triển và thực tiễncủa địa phương Do đó, hoạt động thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đãđược triển khai tích cực và thu được một số kết quả quan trọng:

Về số lượng dự án và vốn đầu tư: Từ 1997 - 2000, là ba năm đầu hoạt động

thu hút FDI của Bắc Ninh, đúng vào thời điểm suy thoái của dòng vốn FDI vàocác nước đang phát triển, song Bắc Ninh có được ba tập đoàn lớn đầu tư là:Nippon Sheet Glass - Nhật Bản, ValBoc (Jersey) - Anh và Airliquide - Pháp (Dự

án kính nổi Việt - Nhật; Dự án khí công nghiệp Bắc Việt Nam) với tổng vốn đăng

ký 142,5 triệu USD, số vốn thực hiện là 142,7 triệu USD [15, tr.148] So với cáctỉnh lân cận, số lượng dự án FDI của Bắc Ninh là rất khiêm tốn (Hưng Yên: 5 dự

án, Vĩnh Phúc: 12 dự án, Hải Dương: 18 dự án, Bắc Giang: 31 dự án) Từ 2001

Trang 16

-2004, Bắc Ninh thu hút được thêm 7 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 19,6 triệuUSD, số vốn thực hiện 17,3 triệu USD [15, tr.148]; tuy nhiên số lượng dự án đóvẫn ít hơn rất nhiều so với Bắc Giang (136 dự án), Vĩnh Phúc (57 dự án), HảiDương (32 dự án).

Về quy mô vốn đầu tư: Vốn đầu tư trung bình cho một dự án trong

những năm 1997 - 2000 đạt 47,5 triệu USD/dự án (Riêng tập đoàn NipponSheet Glass - Nhật Bản, vốn đầu tư đăng ký 126.000.000 USD) Giai đoạn

2001 - 2004, vốn đầu tư trung bình đạt 2,47 triệu USD/dự án [15, tr.148].Điểm nổi bật trong thu hút FDI là nhiều dự án triển khai có hiệu quả đã tăngvốn đăng ký, mở rộng quy mô sản xuất Vốn bình quân của các dự án tăngthêm cũng cao hơn nhiều so với các dự án cấp mới

Khu vực FDI đã góp phần duy trì và đóng góp ngày càng lớn vào tăngtrưởng kinh tế của Tỉnh Năm 1997, đóng góp của khu vực FDI mới chỉ dừnglại ở mức khiêm tốn 0,3 tỷ đồng (chiếm 0,01% GRDP Tỉnh); đến năm 2000đóng góp 205,7 tỷ đồng (chiếm 6,11% GRDP Tỉnh); năm 2004 đóng góp351,6 tỷ đồng (chiếm 5,11% tổng GRDP toàn Tỉnh) [15, tr.109]

Khu vực FDI là nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tếcủa Tỉnh theo hướng hiện đại Năm 1997, cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh mangđặc thù nông nghiệp: Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 45,05%, công nghiệp

xây dựng 23,77% và dịch vụ 31,18%; năm 2004 tỉ lệ tương ứng là (28,22% 44,69% - 27,09%) [15, tr.105] Giá trị sản xuất khu vực FDI tăng nhanh quacác năm: Năm 1997 mới chỉ đạt 0,7 tỷ đồng (chiếm 0.02% giá trị sản xuất củaTỉnh); năm 2000 đạt 601,5 tỷ đồng (chiếm 9,02%); năm 2004 đạt 1.031,2 tỷđồng (chiếm 5,98%) [15, tr.90]

-Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh chủ yếu là do khu vực FDIđóng góp Giai đoạn 2001 - 2004, kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI đạt 18,1triệu USD, chiếm 9,33% kim ngạch xuất khẩu của cả Tỉnh Tỷ lệ kim ngạchxuất khẩu của khu vực FDI trong kim ngạch xuất khẩu của cả Tỉnh đã tăngvới tốc độ cao từ 0,26% (2001) lên 21,54% (2004) [15, tr.391]

Trang 17

Các dự án đầu tư FDI thu hút và tạo công ăn việc làm ổn định, năm 1997,

số lao động làm việc trong khu vực FDI mới chỉ chiếm 0,04% tổng số lao độngtoàn Tỉnh Trong những năm tiếp theo tỷ lệ này ngày càng tăng: các năm 1998 -

2002 là 0,1%; đến năm 2003 là 0,9%; năm 2004 là 0,8% [15, tr.69]

Khu vực FDI đã tác động lan tỏa đến các khu vực kinh tế và các lĩnhvực của đời sống xã hội một cách rõ nét, đã khơi dậy các nguồn lực đầu tư,thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, đồng thời thúc đẩy phát triểnnhanh các ngành dịch vụ, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin, tư vấn, vận tải,

Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động lãnh đạo thu hút FDI của Đảng

bộ tỉnh trước năm 2005 còn nhiều bất cập, hạn chế cả trong hoạch định chủtrương, chính sách và tổ chức thực hiện Chưa có nhiều chủ trương, giải pháptạo bước đột phá về thu hút FDI, quá trình chỉ đạo chưa thực sự quyết liệt,mạnh mẽ Quá trình tổ chức triển khai và thực hiện còn nhiều vướng mắc dẫnđến hiệu quả hoạt động thu hút FDI còn thấp

Thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực và theo địa bàn, khu vực còn mấtcân đối Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chếtạo chiếm tỷ trọng lớn, trong đó ngành công nghiệp điện tử chiếm tỷ trọngchủ yếu Tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuậtcòn hạn chế, kết cấu hạ tầng xã hội còn rất thấp Các dự án FDI chủ yếu tậptrung tại địa bàn phía Bắc sông Đuống Phía Nam sông Đuống, các huyện GiaBình, Thuận Thành và Lương Tài có số lượng dự án đầu tư không nhiều

Các dự án FDI giai đoạn này vẫn chủ yếu là các dự án gia công, lắpráp, trình độ công nghệ còn lạc hậu, việc chuyển giao công nghệ hiện đại cònhạn chế, chủ yếu là chuyển giao hàng dọc (từ công ty mẹ ở nước ngoài chocông ty con ở Việt Nam), không có hoạt động chuyển giao công nghệ hàngngang (giữa khu vực ĐTNN và khu vực trong nước)

Đóng góp vào ngân sách chưa tương xứng với quy mô vốn đầu tư, suấtđầu tư cũng như diện tích chiếm đất Một số dự án FDI hiệu quả đầu tư thấp, sửdụng nhiều lao động phổ thông và chưa tạo ra giá trị gia tăng cao Tỷ lệ nội địahóa giá trị sản phẩm của một số doanh nghiệp FDI sản xuất còn thấp Vấn đề

Trang 18

chấp hành chính sách pháp luật về đầu tư của một số chủ đầu tư còn nhiều hạnchế: Đã xuất hiện tình trạng chuyển giá nhằm trốn thuế tại một số doanh nghiệpĐTNN, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước.

Giải quyết vấn đề lao động, việc làm, đảm bảo an ninh trật tự trong khuvực có vốn FDI còn nhiều hạn chế như tình trạng đình công, tranh chấp laođộng gây mất ổn định trật tự trong một số KCN; công tác tuyển dụng và cungứng lao động cho các chủ đầu tư còn gặp nhiều khó khăn; vấn đề chậm, nợlương, sa thải lao động, đóng bảo hiểm xã hội, y tế, chế độ thai sản… chongười lao động của một số doanh nghiệp có vốn FDI chưa đúng quy định Ýthức chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của một số chủđầu tư chưa cao Một số chủ đầu tư chưa quan tâm và đầu tư thích đáng chocông tác bảo vệ môi trường và ngăn chặn tác động xấu đến môi trường

Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trên là trong những năm 1997

-2004, tốc độ phát triển KT - XH của Việt Nam nói chung, thu hút FDI nói riêngchịu nhiều tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu bắtđầu từ 1997 vẫn còn để lại những hậu quả chưa thể khắc phục Hệ thống phápluật và cơ chế, chính sách về đầu tư nói chung và ĐTNN nói riêng còn nhiều bấtcập Mặt khác, Bắc Ninh vốn là một tỉnh thuần nông, sau khi tái lập gặp rấtnhiều khó khăn: cơ sở hạ tầng yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhàđầu tư, trình độ lao động còn thấp, thiếu lao động có tay nghề và các chức danhquản lý Bên cạnh đó, nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền và nhân dân vềFDI chưa thật đầy đủ và đúng đắn Công tác giải phóng mặt bằng có nơi, có lúccòn chậm đã làm hạn chế kết quả thu hút đầu tư mới, các địa phương chưa pháthuy tính chủ động của mình Công tác xúc tiến đầu tư chưa đa dạng, nguồn kinhphí dành cho công tác xúc tiến đầu tư ít nên không đạt được kết quả như mongđợi Việc quảng bá hình ảnh của tỉnh Bắc Ninh nói chung và các KCN chưamạnh mẽ Lực lượng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về FDI còn mỏng,nhất là cán bộ chuyên trách làm công tác vận động, xúc tiến thu hút ĐTNN

Nhìn chung, trong những năm đầu mới tái lập, mặc dù đã đạt đượcnhiều kết quả quan trọng, song hoạt động thu hút FDI của tỉnh Bắc Ninh còn

Trang 19

rất nhiều bất cập, yếu kém Vì vậy, đòi hỏi phải có sự đổi mới mạnh mẽ, toàndiện hơn nữa cả trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, trong tổchức thực hiện thu hút FDI của các cơ quan có liên quan và sự đồng tình, ủng

hộ của nhân dân, tạo động lực cho khu vực FDI phát triển, góp phần thúc đẩykinh tế địa phương phát triển nhanh và bền vững hơn trong thời kỳ mới

* Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về thu hút FDI (2006 - 2010)

Bước vào thế kỷ XXI, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành

xu thế tất yếu lôi cuốn tất cả các quốc gia tham gia với các mức độ khác nhau;khoa học và công nghệ tiếp tục có những bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức cóvai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất Nhữngyếu tố trên đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế nước ta

Tháng 4/2001, Đại hội IX của Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển

KT - XH 10 năm (2001 - 2010) với quyết tâm: Phải bằng sức mạnh tổng hợpcủa đất nước, kết hợp các nguồn lực trong nước và ngoài nước, tập trung sứcphát triển kinh tế để xây dựng đồng bộ nền tảng cho một nước công nghiệptheo hướng hiện đại Trên cơ sở đó Đại hội xác định:

Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Khuyến khích đầu tưnước ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, côngnghiệp chế biến, các ngành công nghệ cao, vật liệu mới, điện tử, phát triểnkết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và các ngành Việt Nam có lợi thế, gắn vớicông nghệ hiện đại và tạo việc làm Tập trung thu hút vốn FDI vào cáckhu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao [25, tr.289 - 290] Chủ trương của Đảng về thu hút FDI giai đoạn 2006 - 2010 được thểhiện đậm nét tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4/2006) Từnhững đánh giá về thành tựu và hạn chế của việc thu hút FDI trong giai đoạn2001- 2005, Đại hội khẳng định tầm quan trọng của nguồn lực từ bên ngoài:

“Ngoại lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển Kết hợp tốt nội lực vàngoại lực sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp xây dựng đất nước” [27, tr.180]

Trên cơ sở phân tích những yêu cầu mới đặt ra, Đại hội đã đề ra chủtrương: “Phải tích cực mở rộng thị trường bên ngoài để đẩy mạnh xuất

Trang 20

khẩu, đồng thời phải chủ động mở cửa thị trường trong nước, kể cả thịtrường dịch vụ, để thu hút mạnh vốn đầu tư, công nghệ và kỹ năng quản lýtiên tiến , nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế” [27, tr.181].

Từ đó, Đại hội xác định mục tiêu: “Tăng cường thu hút vốn đầu tư nướcngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hộitrong 5 năm Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướngvào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thếgiới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quảnguồn FDI” [27, tr.204 - 205]

Để thực hiện được mục tiêu, phương hướng trên, Đại hội xác địnhnhững nhiệm vụ cần tập trung giải quyết:

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, chú trọng cải cách hành chính,đào tạo nguồn nhân lực, tạo lập những điều kiện thuận lợi hơn nữa để khaithác lợi thế của đất nước và khắc phục những vướng mắc ảnh hưởng đến việcthu hút các nguồn vốn quốc tế, vốn FDI dưới nhiều hình thức, tín dụngthương mại và các nguồn vốn quốc tế khác

Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN là một bộ phận quan trọng của nềnkinh tế Việt Nam được đối xử bình đẳng như doanh nghiệp Việt Nam trongkinh doanh Tạo điều kiện cho ĐTNN tham gia nhiều hơn vào phát triển cácngành, các vùng lãnh thổ phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta

Thực hiện đa dạng hóa hình thức và cơ chế đầu tư để thu hút mạnhnguồn lực của các nhà ĐTNN, gồm cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp, vào cácngành, các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, nhất là các lĩnh vực côngnghệ cao, công nghệ nguồn, xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH

Đổi mới chính sách và cải thiện môi trường đầu tư, xóa bỏ các hìnhthức phân biệt đối xử trong tiếp cận các cơ hội đầu tư để khai thác và sử dụng

có hiệu quả các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong nước và thu hútvốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo lợi thế so sánh để thu hútnhiều doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đầu tư cho sản

Trang 21

phẩm xuất khẩu và công nghệ cao, tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng,

số lượng và hiệu quả ĐTNN

Đơn giản hóa thủ tục cấp phép đầu tư đối với ĐTNN; thu hẹp các lĩnhvực không cho phép đầu tư và những lĩnh vực đầu tư có điều kiện, mở rộnglĩnh vực đăng ký đầu tư Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà ĐTNN đầu tưphát triển các lĩnh vực dịch vụ theo các cam kết quốc tế

Thực hiện nhất quán chủ trương về phát triển kinh tế đối ngoại, hộinhập kinh tế quốc tế, trong giai đoạn 2006 - 2010, Đảng Cộng sản Việt Nam

đã ngày càng đánh giá đúng tầm quan trọng của FDI và đã xác định nhữngquan điểm cụ thể định hướng cho việc thu hút FDI vào Việt Nam Nhữngquan điểm, định hướng trên là cơ sở quan trọng, tạo tiền đề trực tiếp để Đảng

bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo thu hút FDI đúng hướng và hiệu quả

1.1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (2005 - 2010)

Nhận thức sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của FDI với quá trình pháttriển KT - XH của địa phương, trong những năm 2005 - 2010, Đảng bộ tỉnhBắc Ninh đã ban hành nhiều chủ trương quan trọng về thu hút FDI Nhữngchủ trương đó được thể hiện ở Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh BắcNinh lần thứ XVII (12/2005); Nghị quyết số 02 - NQ/TU ngày 29/5/2006 của

BCH Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát triển các KCN, CCN gắn với phát triển đô thị theo hướng hiện đại hóa; Kết luận số

65 - KL/TU ngày 10/12/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Định hướng và các giải pháp phát triển các khu, CCN đến năm 2015.

* Quan điểm chỉ đạo

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVII(12/2005) nêu rõ:

Một là, khai thác triệt để các lợi thế so sánh, tiếp tục phát triển đồng bộ

các KCN, CCN, các khu đô thị - dân cư - dịch vụ tạo lập môi trường đầu tưhấp dẫn, môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi thu hút nhiều doanhnghiệp nước ngoài vào đầu tư

Trang 22

Là một tỉnh mới được tái lập nên các nguồn lực của tỉnh Bắc Ninh còn rấthạn chế, nền tảng công nghiệp còn mỏng yếu Muốn đẩy mạnh phát triển KT -

XH đòi hỏi phải có một nguồn lực rất lớn và ổn định, đặc biệt là nguồn vốn Thựchiện quan điểm trên sẽ cho phép tỉnh Bắc Ninh khai thác, phát huy tối đa các tiềmnăng, thế mạnh của địa phương về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực đểphát triển KT - XH Đồng thời, huy động được tiềm lực, khả năng của các thànhphần kinh tế, thu hút các nguồn vốn đầu tư nhất là FDI, tạo thành nguồn lực tổnghợp thúc đẩy kinh tế của địa phương phát triển nhanh và bền vững

Hai là, đổi mới mạnh mẽ chính sách thu hút ĐTNN theo hướng thông thoáng,

minh bạch, nâng cao chỉ số cạnh tranh, tạo sức hấp dẫn lớn với các nhà ĐTNN

Sau khi được tái lập, với nhiều chủ trương, quyết sách được đưa ra, thuhút ĐTNN nói chung, FDI nói riêng của Bắc Ninh đã từng bước phát triển.Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềmnăng, lợi thế của địa phương Vì vậy, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ chính sách thuhút ĐTNN, trọng tâm là cải cách hành chính, giảm bớt các khâu trung gian…tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch sẽ là bước đột phá trong hấpdẫn thu hút ĐTNN của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2005 - 2010

Ba là, tạo chuyển biến căn bản trong thu hút đầu tư, ưu tiên thu hút các

dự án FDI có trình độ công nghệ cao, công nghệ sạch, mang lại nguồn thungân sách cao, giải quyết nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động

Từ năm 1997 đến năm 2004, thu hút FDI của tỉnh Bắc Ninh đã đạt đượcnhiều kết quả quan trọng Tuy nhiên, số lượng dự án đầu tư ở giai đoạn nàychưa nhiều, chủ yếu là dự án nhỏ, trình độ công nghệ trung bình và lạc hậu,việc chuyển giao công nghệ hiện đại còn hạn chế; đóng góp vào ngân sáchchưa tương xứng với quy mô vốn đầu tư, suất đầu tư cũng như diện tích sửdụng đất Do đó, quan điểm của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2010

là tạo chuyển biến căn bản trong thu hút FDI, kiên quyết không chạy theo sốlượng dự án, thành tích lấp đầy diện tích đất quy hoạch mà chú trọng đến hiệuquả KT - XH và môi trường để phát triển nhanh nhưng phải bền vững

Trang 23

* Mục tiêu, phương hướng

Cùng với những thành tựu to lớn của đất nước sau 20 năm đổi mới, vớinhững quyết sách đúng đắn, sau 5 năm (2001 - 2005): “Kinh tế - xã hội của tỉnhBắc Ninh đã đạt được những kết quả quan trọng, kinh tế duy trì tăng trưởng vớinhịp độ cao và phát triển tương đối toàn diện, hầu hết đều thực hiện vượt mức cácchỉ tiêu đề ra ” [19, tr.13] Riêng năm 2005 đã cấp phép đầu tư cho 19 dự án FDIvới tổng vốn 132 triệu USD Đã thu hút được một số nhà đầu tư lớn, thương hiệumạnh như: Tập đoàn Canon với 2 dự án nhà máy sản xuất máy in Laze vốn đăng

ký 130 triệu USD; Tập đoàn Mitac với dự án công nghệ cao 15 triệu USD Đây làđộng lực quan trọng để Đảng bộ và nhân dân địa phương kiên định với mục tiêu,hướng đi đã xác định, đồng thời là cơ sở để hoạch định chủ trương, chính sáchtrong giai đoạn tiếp theo sát đúng, hiệu quả hơn với yêu cầu của thời kỳ mới

Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVII (12/2005) xác định mụctiêu tổng quát đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015:

Khai thác và phát huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huyđộng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tăng cường sức mạnh đoànkết toàn dân, đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm tăng trưởng kinh tế với tốc độcao và bền vững hơn Phấn đấu đến năm 2010, Bắc Ninh là tỉnh pháttriển khá trong cả nước, đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệptheo hướng hiện đại, tạo tiền đề để đến năm 2020 là một trong nhữngtỉnh dẫn đầu trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ [19, tr.39]

Từ nhiệm vụ, mục tiêu tổng quát trên, Đại hội xác định phương hướngthu hút FDI của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2010 như sau:

Tăng cường đầu tư xây dựng các KCN, CCN làng nghề hiện có… Chủđộng trong quy hoạch xây dựng hạ tầng, chuẩn bị mặt bằng để thu hút các nhàđầu tư có uy tín phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, côngnghệ hiện đại

Có chính sách kêu gọi thu hút ĐTNN, tạo môi trường kinh doanh thuậnlợi, thông thoáng, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Nâng cao năng lựcthẩm định, cấp phép đầu tư và dự án đầu tư đảm bảo sử dụng hiệu quả đấtcông nghiệp, phát triển sản xuất và giảm thiểu mức ô nhiễm môi trường

Trang 24

Tạo chuyển biến cơ bản trong thu hút ĐTNN Ưu tiên phát triển các ngànhcông nghệ cao, công nghiệp chế biến, cơ khí và công nghệ thông tin Chú trọngphát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ nhất là nguyên liệu

từ nông lâm nghiệp, các ngành nghề truyền thống như gốm mỹ nghệ, chế biếnlương thực thực phẩm Tăng cường thu hút ĐTNN sản xuất hàng xuất khẩu

Để cụ thể hóa chủ trương của Đảng bộ tỉnh, ngày 29/5/2006, BCH

Đảng bộ tỉnh đã ra Nghị quyết số 02 - NQ/TU về Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng

và phát triển các KCN, CCN gắn với phát triển đô thị theo hướng hiện đại hóa Nghị quyết khẳng định: “Khai thác triệt để các lợi thế so sánh, , đồng

thời tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi,thu hút lựa chọn các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài có công nghệ tiêntiến và đảm bảo vệ sinh môi trường” [65, tr.11 - 12]

Sau đó, ngày 10/12/2007, tại Kết luận số 65 - KL/TU của Ban Thường

vụ Tỉnh ủy về Định hướng và các giải pháp phát triển các khu, cụm công nghiệp đến năm 2015, tiếp tục khẳng định: “Có chính sách ưu tiên để thu hút

các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, hiện đại, giá trị sản xuất và giá trịxuất khẩu cao, thu nộp ngân sách lớn, giải quyết được nhiều lao động, suấtđầu tư trên đơn vị diện tích cao và đảm bảo môi trường sinh thái” [65, tr.272]

Với những phương hướng, mục tiêu đã xác định, giai đoạn 2005 - 2010

sẽ là bước tăng tốc quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH của tỉnhBắc Ninh, trong đó thu hút FDI sẽ là khâu đột phá để thúc đẩy tăng trưởngnhanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại

* Nhiệm vụ, giải pháp

Từ những yêu cầu đối với quá trình phát triển KT - XH nói chung vàthực tiễn thu hút FDI của địa phương, giai đoạn 2005 - 2010, Văn kiện Đạihội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVII (12/2005); Nghị quyết số 02

NQ/TU ngày 29/5/2006 của BCH Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh; Kết luận số 65 KL/TU ngày 10/12/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, xác định các nhiệm vụ

-cơ bản cần tập trung để đẩy mạnh thu hút FDI như sau:

Trang 25

Một là, tiếp tục xây dựng môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng,

Nghị quyết số 02 - NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh tiếp tụcxác định: Rà soát đánh giá việc thực hiện các chính sách khuyến khích, ưu đãiđầu tư đã ban hành, trên cơ sở đó nghiên cứu, điều chỉnh và xây dựng cácchính sách mới phù hợp, kịp thời tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, minh bạch

và khả thi đối với các nhà đầu tư như: chính sách đầu tư xây dựng hạ tầng kỹthuật, khu nhà ở, khu chung cư cho người lao động; chính sách thu hút các dự

án quy mô lớn, công nghệ cao, có nguồn thu ngân sách lớn, giải quyết nhiềuviệc làm và các dự án đầu tư vào các vùng khó khăn, vùng thuần nông

Kết luận số 65 - KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục xác định:Tập trung đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhất là các tuyến giao thôngtỉnh lộ (280, 281, 282, 295, ) kết nối với các tuyến quốc lộ trên địa bàn Tỉnh

và các tỉnh, thành phố lân cận, các tuyến giao thông huyết mạch trong Tỉnh

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2010

-2015, tầm nhìn đến năm 2020 Trước mắt, cần tranh thủ sự hỗ trợ của Tậpđoàn Điện lực Việt Nam ưu tiên đầu tư các công trình điện cho các KCN

Trang 26

VSIP Bắc Ninh, Yên Phong I, Yên Phong II, Thuận Thành II, Nam Sơn - HạpLĩnh Có cơ chế, chính sách ưu đãi linh hoạt để thu hút các dự án quy môlớn, công nghệ tiên tiến, hiện đại, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu cao, thunộp ngân sách lớn, giải quyết được nhiều lao động, đảm bảo môi trường sinhthái và các dự án đầu tư vào các vùng khó khăn, vùng thuần nông.

Hai là, tiếp tục rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện quy hoạch tổng thể các

dự án thu hút ĐTNN

Trên cơ sở quán triệt quan điểm của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh BắcNinh lần thứ XVII (12/2005) về tiếp tục rà soát và điều chỉnh quy hoạch pháttriển KT - XH, Nghị quyết số 02 - NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh

đã xác định: Tiếp tục xây dựng và phê duyệt quy hoạch các KCN - đô thị dọcQuốc lộ 18 phù hợp với quy hoạch phát triển KT - XH vùng kinh tế trọngđiểm Bắc Bộ; quy hoạch các khu, CCN, dân cư, dịch vụ dọc Quốc lộ 38, Tỉnh

lộ 282, 295 đồng bộ với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH Đầu tưxây dựng hạ tầng theo phương thức cuốn chiếu kết hợp với phương thức xâydựng trước hạ tầng kỹ thuật để thu hút đầu tư

Kết luận số 65 - KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục xác định:

Rà soát, điều chỉnh kịp thời quy hoạch phát triển KT - XH nói chung và cácquy hoạch chuyên ngành, có chiến lược phát triển các doanh nghiệp có quy

mô lớn, công nghệ tiên tiến, hiện đại, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu cao,thu nộp ngân sách lớn, suất đầu tư trên đơn vị diện tích cao, đảm bảo môitrường sinh thái

Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền xúc tiến, vận động thu hút ĐTNN

Nghị quyết số 02 - NQ/TU xác định: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổbiến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhất làLuật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các văn bảndưới luật, cùng với các chính sách ưu đãi, khuyến khích của Trung ương, địaphương Đồng thời công khai hóa công tác quy hoạch, chính sách thu hút và lộtrình đầu tư cho nhân dân biết và thực hiện

Trang 27

Kết luận số 65 - KL/TU một lần nữa nhấn mạnh: Tiếp tục đẩy mạnhcông tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước về CNH, HĐH Xây dựng trang website về các doanh nghiệp côngnghiệp Bắc Ninh để giới thiệu, quảng bá với thị trường quốc tế Mở rộng quan

hệ, hợp tác KT - XH với Hà Nội và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc

Bộ Tiếp tục kêu gọi các nhà ĐTNN vào đầu tư tại các khu, CCN Quan tâmthu hút các tập đoàn kinh tế mạnh của nước ngoài đăng ký làm chủ đầu tư kinhdoanh phát triển hạ tầng các KCN tập trung

Bốn là, tăng cường công tác quản lý nhà nước trong thu hút FDI

Thực hiện chủ trương của Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVII(12/2005) về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trước hết là thủ tục quan

hệ hành chính với công dân và doanh nghiệp, Nghị quyết số 02 - NQ/TU xácđịnh: Tiếp tục cải cách hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” tạo môitrường đầu tư thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn Thường xuyên thực hiện

sự phối, kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành liên quan thựchiện có hiệu quả công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển các KCN,CCN Nghiên cứu, kiện toàn Ban Quản lý các KCN, CCN của huyện, thànhphố Quy định rõ chức năng, quyền hạn, đảm bảo nâng cao công tác quản lýnhà nước tại các KCN vừa và nhỏ, CCN làng nghề Tăng cường xây dựng vàcủng cố hệ thống chính trị ở các khu, CCN, phát huy vai trò của tổ chức đảng,đoàn thể trong các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Kết luận số 65 - KL/TU tiếp tục nhấn mạnh: Tăng cường công tác phối,kết hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong chỉ đạo thực hiện, kiểm tra,giám sát việc quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển, tiến độ đầu tư xây dựng

và tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau cấp giấy phép đầutư; kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án chậm đầu tư theo đúng Luật Đấtđai Nghiên cứu, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, mô hình quản lý sau đầu tư,nhất là quản lý khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý an toàn vệsinh môi trường trong các KCN, CCN

Trang 28

Chủ trương thu hút FDI của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005

-2010 đã có sự điều chỉnh và được xây dựng một cách có hệ thống, toàn diện

và hấp dẫn hơn giai đoạn trước, trong đó đặc biệt chú trọng giải quyết hài hòa

cả về hiệu quả KT - XH và môi trường Đây là cơ sở quan trọng nâng caonăng lực cạnh tranh, tạo môi trường hấp dẫn thu hút mạnh các nhà ĐTNN,thúc đẩy KT - XH của địa phương phát triển

1.2 Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (2005 - 2010)

1.2.1 Chỉ đạo xây dựng quy hoạch tổng thể các dự án đầu tư nước ngoài

Việc quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH nói chung, các dự án FDI nóiriêng sẽ tạo ra môi trường hấp dẫn để thu hút các nhà ĐTNN Đồng thời, đây cũng

là một trong những công cụ quan trọng để Bắc Ninh làm tốt chức năng quản lýcủa mình Tuy nhiên, tính đến thời điểm năm 2005, Bắc Ninh vẫn bị đánh giá làđang thiếu một quy hoạch có tính dài hạn và định hướng lớn làm cơ sở cho côngtác thu hút FDI Vì vậy, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo UBND Tỉnh và các sở,ban, ngành liên quan tổ chức xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH,trong đó chú trọng đến xây dựng quy hoạch tổng thể các dự án FDI, đặt trọng tâmvào tiếp tục phát triển đồng bộ các khu, CCN cùng với quy hoạch các đô thị - dân

cư - dịch vụ Quán triệt chủ trương đó, Nghị quyết số 02 - NQ/TU ngày 29/5/2006của BCH Đảng bộ tỉnh đề ra mục tiêu đến năm 2010 xây dựng và phát triển 8KCN tập trung với tổng diện tích 3.154 ha (quy hoạch mới 1.600 ha) Tiếp tụcthực hiện quy hoạch, xây dựng các KCN tập trung: Nghĩa Đạo 200 ha, Quế Võ II

500 ha, Nam Sơn - Hạp Lĩnh 200 ha, Yên Phong II 300 ha, Đại Đồng - Hoàn Sơn(giai đoạn 2) 300 ha và KCN Tiên Sơn mở rộng (giai đoạn 3) 100 ha; thực hiệnquy hoạch, xây dựng 54 KCN vừa và nhỏ, CCN làng nghề, đa nghề với tổng diệntích 1.698 ha (trong đó phát triển thêm 29 khu, CCN với diện tích quy hoạch1.044 ha); phấn đấu đến năm 2010 lấp đầy 80% diện tích quy hoạch các KCN tậptrung, KCN vừa và nhỏ, CCN làng nghề Đồng thời, tiếp tục xây dựng và phêduyệt quy hoạch các KCN - đô thị dọc theo Quốc lộ 18 (gồm các KCN Yên

Trang 29

Phong II - thị trấn Chờ, KCN Quế Võ - thị trấn Phố Mới, KCN Quế Võ II); quyhoạch các khu, CCN, dân cư, dịch vụ dọc theo Quốc lộ 38, Tỉnh lộ 282, 259 đồng

bộ với quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH

Sau đó, Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 65 - KL/TU, tiếptục xác định đẩy mạnh công tác quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch và đầu tưxây dựng các KCN tập trung, KCN nhỏ và vừa Trong đó, xác định mục tiêuđến năm 2015 sẽ quy hoạch, xây dựng tổng số 17 KCN tập trung và khu đôthị với tổng diện tích quy hoạch khoảng 11.000 ha Trong đó: KCN, đô thị đãđược phê duyệt hoạch cho phép quy hoạch là 10 khu với tổng diện tích quyhoạch 6.840 ha (KCN là 5.656 ha, khu đô thị, dịch vụ là 1.184 ha); KCN, đôthị quy hoạch mới là 7 khu và mở rộng 2 khu với tổng diện tích 4.160 ha(KCN 3.480 ha, đô thị, dịch vụ 680 ha) Quy hoạch, xây dựng 43 KCN nhỏ vàvừa, CCN làng nghề với tổng diện tích khoảng 1.310 ha

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, ngày 18/7/2007, HĐND tỉnh Bắc

Ninh ra Nghị quyết số 80/2007/NQ - HĐND16 về Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung các KCN trên địa bàn Tỉnh, theo đó thống nhất điều chỉnh quy hoạch bổ

sung các KCN đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với tổng diện tíchKCN và đô thị khoảng 11.000 ha (Trong đó, diện tích KCN, đô thị đã đượcphê duyệt là 6.459 ha)

Để tiếp tục thúc đẩy phát triển KT - XH, thu hút nhiều hơn nữa các dự

án FDI, ngày 31/10/2007, UBND tỉnh Bắc Ninh ra Quyết định số 73/2007/QÐ

- UBND về việc phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2010 định hướng đến 2020 Chiến lược đã xác định những quan

điểm, nguyên tắc và chương trình hành động của tỉnh Bắc Ninh thực hiện pháttriển bền vững Theo đó, chương trình đẩy mạnh xây dựng và phát triển cáckhu, CCN gắn với phát triển đô thị - dịch vụ theo hướng hiện đại đồng thời cóchính sách ưu đãi với các dự án nước ngoài đầu tư và khu, CCN được đặc biệtnhấn mạnh

Cùng với việc chỉ đạo xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH,quy hoạch các dự án thu hút FDI thông qua xây dựng các KCN, CCN, Tỉnh ủy,

Trang 30

UBND tỉnh Bắc Ninh đã tăng cường chỉ đạo thiết lập các cơ chế, chính sáchriêng đối với các KCN, CCN nhằm tạo ra các điều kiện ưu đãi đặc biệt vềchính sách thu hút và môi trường đầu tư thông thoáng như ưu đãi về giá thuêđất, thuế, nguyên liệu, nguồn lao động, xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạtầng đồng bộ với các khu đô thị, khu dân cư, dịch vụ và các thiết chế hạ tầng xãhội khác theo hướng hiện đại Đó chính là những điều kiện thuận lợi để thu hútngày càng nhiều các dự án FDI vào địa bàn Tỉnh Đây chính là thành công nổibật của tỉnh Bắc Ninh trong chỉ đạo thu hút FDI những năm 2005 - 2010.

1.2.2 Chỉ đạo xây dựng môi trường đầu tư

Giai đoạn 2001 - 2005, tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều đổi mới trong hoạchđịnh cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư và đã đạt được nhiều kết quả quantrọng Bước sang giai đoạn 2005 - 2010, Đảng bộ tỉnh đặc biệt chú trọng cảithiện môi trường đầu tư - kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch,hấp dẫn các nhà đầu tư; trong đó tập trung vào các lĩnh vực sau:

* Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách thu hút FDI

Trước hết, Tỉnh ủy đã chỉ đạo tiếp tục thực hiện Quyết định số 60/2001/QĐ

- UBND ngày 26/6/2001 về Quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và Quyết định số 104/2002/QĐ - UBND ngày 30/8/2002bổ sungmột số điều của Quy định ưu đãi, khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh(ưu đãi, khuyến khích đầu tư đối với dự án đầu tư chế biến nông sản, thực phẩm

và dự án đầu tư vào vùng khó khăn) Theo đó, các nhà đầu tư trong và ngoài nướcđầu tư vào Bắc Ninh được tạo điều kiện thuê đất với mức giá thấp nhất theokhung giá đất do UBND Tỉnh quy định; được miễn tiền thuê đất 10 năm đầu vàgiảm 50% trong những năm còn lại của dự án Tùy theo quy mô, ngành nghề,trình độ công nghệ và số lượng lao động sử dụng, các nhà đầu tư được hỗ trợ từ10% đến 30% giá trị đền bù thiệt hại về đất; được hỗ trợ về vốn đầu tư bằng 30%

số thuế VAT thực nộp vào ngân sách Tỉnh trong 02 năm đầu kể từ khi sản xuất,kinh doanh; hỗ trợ vốn bằng 100% số thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp ngânsách cho 01 năm và hỗ trợ 50% cho 02 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịuthuế (ngoài thời hạn miễn giảm theo quy định của Nhà nước); được phép trả

Trang 31

chậm tiền thuê đất theo hình thức nhận nợ với ngân sách Nhà nước; hỗ trợdoanh nghiệp 50% kinh phí đào tạo nghề trong nước cho lao động tuyển dụngtại địa phương; hỗ trợ một phần kinh phí di dời doanh nghiệp từ địa phươngkhác vào các KCN Bắc Ninh.

Một số chính sách hỗ trợ khác như: tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi,xúc tiến thương mại, khai thác thị trường, ưu đãi trong trường hợp xây dựngnhà ở cho công nhân và các công trình hạ tầng ngoài hàng rào KCN Chínhsách khuyến khích tăng thu, thưởng nộp vượt dự toán thuế giao hằng năm:Mức thưởng bằng 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp và 20% thuế giá trị giatăng hàng sản xuất trong nước nộp ngân sách vượt dự toán được giao

Ngoài ra còn được miễn tiền thuê đất 07 năm đối với dự án kinh doanhdịch vụ trong KCN nếu trực tiếp nộp tiền thuê đất cho Nhà nước; được miễntiền thuê đất 11 năm đối với dự án kinh doanh phát triển hạ tầng KCN nếu chủđầu tư KCN trực tiếp nộp tiền thuê đất cho Nhà nước, dự án sản xuất kinhdoanh trong KCN (khi trực tiếp nộp tiền thuê đất cho Nhà nước)

Đối với thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, Tỉnh chỉ đạo thực hiện thuếsuất 0% Bên cạnh đó, thực hiện miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa, gồm:thiết bị, máy móc (phụ tùng đi kèm), phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trongdây chuyền công nghệ, vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được; dự án đặcbiệt khuyến khích đầu tư; dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng cơ khí, điện, điện tửđược miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu 5 năm đầu kể từ khi sản xuất kinh doanh;nguyên liệu, phụ tùng, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu Được miễnthuế VAT đối với trường hợp nhập khẩu thiết bị, máy móc, phương tiện chuyêndùng nằm trong dây chuyền công nghệ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được

Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI còn được hưởng ưu đãi từ chính cácKCN mà họ đặt địa điểm sản xuất Điển hình là dự án xây dựng nhà máy sảnxuất điện thoại di động của Nokia Ngoài những ưu đãi được hưởng như cácdoanh nghiệp khác, Nokia còn được hưởng những ưu đãi đặc biệt như được

hỗ trợ tiền thuê đất hằng năm cho phần diện tích 17,25 ha mà Nokia thuê lạicủa Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh trong toàn bộ thời gian hoạt động của nhà

Trang 32

máy (ngoài số năm được miễn tiền thuê đất đến năm 2018 theo ưu đãi màVSIP Bắc Ninh được) Dự án của tập đoàn Samsung Electronics Việt Nam tạiKCN Yên Phong I được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộpcho 03 năm tiếp theo kể từ khi hết thời hạn miễn giảm theo Luật Thuế thunhập doanh nghiệp (miễn 4 năm và giảm 50% cho 9 năm tiếp theo); hỗ trợtiền thuê hạ tầng 75 ha/100 ha cho Công ty Samsung và các công ty vệ tinhcủa Samsung, trong đó hỗ trợ 50% tiền thuê hạ tầng cho 40 ha đất của Công

ty Samsung là 106.253 triệu đồng và hỗ trợ 20% tiền thuê hạ tầng cho 35 hacủa các Công ty vệ tinh cho Samsung là 37.189 triệu đồng Tổng số tiền hỗtrợ: 143.442 triệu đồng

Để khắc phục những điểm bất cập trong môi trường kinh doanh, tiếptục duy trì thứ hạng là một trong 10 tỉnh dẫn đầu về năng lực cạnh tranh, tạođộng lực cho thu hút đầu tư, ngày 11/2/2010, Chủ tịch UBND Tỉnh đã ra Chỉ

thị số 04/CT - UBND về việc Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng

cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Chỉ thị đã góp phần nâng cao

nhận thức của các cấp, các ngành về nhiệm vụ cải thiện môi trường kinhdoanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư, phát triển KT - XH

* Cải cách thủ tục hành chính

Để thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao, trình độquản lý tiên tiến của các tập đoàn đa quốc gia, Tỉnh ủy, UBND Tỉnh đã chỉđạo và ban hành một loạt các cơ chế, chính sách thông thoáng, cởi mở tạothuận lợi cho các nhà đầu tư Triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” trong cấpphép đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư; các lĩnh vực đất đai, xây dựng, đánhgiá tác động môi trường… Ngày 23/5/2006, UBND Tỉnh ra Quyết định số

59/2006/QĐ - UBND Quy định thủ tục, trình tự, thời gian giải quyết đối với các lĩnh vực công việc áp dụng thực hiện cơ chế “một cửa” tại Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh Ngày 19/1/2007, UBND Tỉnh đã ra Quyết định số 07/2007/QĐ - UBND về việc ban hành Quy chế phối hợp trong việc áp dụng thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh Theo đó, thời gian thực hiện tất cả các thủ tục liên quan đến khởi

Trang 33

nghiệp doanh nghiệp; thủ tục cấp giấp chứng nhận đăng ký kinh doanh; thủtục khắc dấu và cấp mã số thuế sẽ được rút ngắn từ 28 ngày trước đây xuốngcòn tối đa không quá 10 ngày; số lần tổ chức và công dân đi lại cũng giảm từ

13 lần trước đây xuống còn tối đa không quá 3 lần Số các bước thực hiệntrong quy trình giải quyết công việc của tổ chức, công dân cũng giảm từ 24bước xuống còn 9 bước; cơ quan nhà nước từ 74 bước xuống còn 10bước/quy trình Đặc biệt công dân có yêu cầu giải quyết công việc chỉ phảiđến một nơi duy nhất đó là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Sở kế hoạch

và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh Đây là chủ trương hết sức có ý nghĩa của tỉnh BắcNinh trong nỗ lực cải cách hành chính nhằm nâng cao sức cạnh tranh, cảithiện môi trường đầu tư để thu hút ngày càng nhiều hơn các nhà đầu tư vàotỉnh Bắc Ninh

Ngoài ra, Bắc Ninh đã cụ thể hóa hệ thống các văn bản của Trung ương vềquy trình thủ tục đầu tư phù hợp với thực tiễn địa phương Cụ thể, UBND Tỉnh

đã tiến hành khảo sát, đánh giá toàn bộ quy trình thủ tục đầu tư xây dựng và ban

hành Quyết định số 165/2009/QĐ - UBND ngày 27/11/2009 về Trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng mới của các doanh nghiệp ngoài KCN Quyết định 165 lần đầu

tiên đã hình thành một quy trình tổng thể, nhất quán cho thủ tục hành chính vàcông khai, minh bạch về toàn bộ quy trình: Trình tự thực hiện; đầu mối tiếp xúc;trách nhiệm của các cơ quan tham gia giải quyết thủ tục hành chính; hồ sơ thủtục; thời gian giải quyết đã rút ngắn thời gian cho toàn bộ quy trình từ 111ngày đến 151 ngày trước đây xuống còn từ 83 đến 110 ngày

* Cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng

Để xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi, một trong những yếu tố quantrọng là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đồng bộ, hiện đại Cùng vớiviệc tích cực đề nghị Trung ương đầu tư, Tỉnh ủy, UBND Tỉnh đã chủ động chỉđạo phát huy tối đa nguồn lực của địa phương để phát triển hệ thống kết cấu hạtầng kinh tế - kỹ thuật Theo đó, Tỉnh đã tập trung chỉ đạo tiếp tục đầu tư nâng cấpcác tuyến tỉnh lộ 271, 280, 281, 282, 284, 286 và 295; các tuyến đường vào cácKCN, CCN; các nút giao thông 270, 271, Quốc lộ 38 Lập quy hoạch xây dựng

Trang 34

cầu Vạn Ninh liên thông đường 282 với Quốc lộ 18 và Quốc lộ 5, góp phần mởrộng liên kết giữa các huyện phía Nam và phía Bắc Tỉnh Xây dựng nút giaothông nối đường 18 với tuyến đường mới song song với đường sắt để mở rộng đôthị Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật ở các KCN Tiên Sơn, Quế Võ, Đại Đồng

- Hoàn Sơn và các CCN đã xây dựng Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường nhánh,đường gom, các nút giao thông kết nối các KCN, CCN với Quốc lộ 1A, Quốc lộ

18 và các tỉnh lộ Đồng thời, triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở các KCN đãđược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Tập trung chỉ đạo phát triển lưới điện đồng

bộ với nhu cầu phụ tải, ưu tiên các phụ tải dùng cho sản xuất công nghiệp, đảmbảo quốc phòng, an ninh Nâng cao chất lượng cung cấp điện, hạn chế các sự cố

về điện, giảm tổn thất điện năng, tăng hiệu quả khai thác lưới điện Khai thác hợp

lý, có hiệu quả công suất các nhà máy, trạm cấp nước hiện có và tăng cường đầu

tư mở rộng, đầu tư mới và đồng bộ hóa van, đồng hồ đo trên toàn mạng cấp nước

Tỉnh ủy, UBND Tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh phát triển các hoạt động dịchtài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, dịch vụ Logistic đáp ứng cácyêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhất là các nhà ĐTNN

* Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất là thu hút FDI, việc nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực là yếu tố có vai trò rất quan trọng Vì vậy, ngày

9/11/2006, BCH Đảng bộ tỉnh đã ra Nghị quyết số 04 - NQ/TU về Phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015, trong đó xác định rõ phương hướng, mục tiêu và các giải pháp

chủ yếu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH

Thực hiện chủ trương trên, Tỉnh ủy, UBND đã chỉ đạo quy hoạch hệthống các trung tâm, trường dạy nghề, đổi mới nội dung, chương trình, tổchức dạy nghề gắn với nhu cầu việc làm của xã hội, phát triển đào tạo nghềngắn hạn theo yêu cầu của doanh nghiệp, mở rộng hình thức dạy nghề theođơn đặt hàng của doanh nghiệp Khuyến khích các tổ chức trong và ngoàinước thành lập các trường, trung tâm đào tạo nghề mới nhằm cung cấp nguồnnhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh công tác

Trang 35

xúc tiến đầu tư thành lập và xây dựng các trường cao đẳng, đại học, dạy nghềtrên địa bàn Tỉnh Trong 5 năm (2005 - 2010), UBND Tỉnh đã ra quyết địnhthành lập thêm 15 trường và trung tâm dạy nghề trên địa bàn Tỉnh Bên cạnh

đó, Tỉnh ủy, UBND Tỉnh chỉ đạo tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết

bị, hỗ trợ kinh phí cho các trường, trung tâm dạy nghề để nâng cao chất lượngcác cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn Tập trung chỉ đạo nhanh chóng đào tạođội ngũ cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nước, đào tạo đội ngũ kỹ sư,công nhân kỹ thuật và các nhà doanh nghiệp giỏi, đội ngũ cán bộ hành chính

đủ sức thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế

1.2.3 Chỉ đạo công tác xúc tiến, vận động và thu hút đầu tư nước ngoài

Để đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH nói chung và công tác xúc tiếnđầu tư nói riêng, ngày 16/7/2007, UBND Tỉnh đã ra Quyết định số938/2007/QĐ - UBND về việc bổ sung chức năng nhiệm vụ và đổi tên Trungtâm Tư vấn đầu tư Bắc Ninh thành Trung tâm Thông tin tư vấn và Xúc tiến đầu

tư Bắc Ninh Tiếp đó, ngày 28/08/2008, UBND Tỉnh đã ra Quyết định số1130/QÐ - UBND về việc đổi tên Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Du lịchthành Trung tâm Xúc tiến Thương mại, trực thuộc Sở Công Thương Tỉnh ủy,UBND Tỉnh đã chỉ đạo 2 trung tâm tích cực, chủ động giúp các nhà đầu tư vềquy trình, thủ tục đầu tư, tư vấn, cung cấp thông tin liên quan đến thủ tục đầu

tư, kinh doanh, thuê đất, thuế, lao động, giải phóng mặt bằng, sở hữu trí tuệ,bản quyền, nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm Việc tăng cường chỉ đạo hoạt độngcủa hai trung tâm này góp phần tích cực vào việc thu hút các dự án ĐTNN

Tỉnh ủy, UBND Tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan tíchcực xây dựng tài liệu phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư Căn cứ vào Quyhoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Bắc Ninh đến 2010 định hướng 2015,

Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các sở chuyên ngành thường xuyênđiều chỉnh, bổ sung danh mục dự án gọi vốn FDI giai đoạn 2005 - 2010 trìnhUBND Tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê chuẩn và ban hành

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận và sử dụng laođộng địa phương hiệu quả, Quyết định 60/QĐ - UBND (26/6/2001) và Quyết định

Trang 36

104/QĐ - UBND (30/8/2002) của UBND Tỉnh đã ra những quy định ưu đãi về laođộng đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN Theo đó, khuyến khích các doanhnghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn Tỉnh sử dụng lao động tại địa phương; trườnghợp các doanh nghiệp có yêu cầu đào tạo riêng được ngân sách Tỉnh hỗ trợ 50%kinh phí đào tạo nghề trong nước cho người lao động của địa phương được tuyểndụng, mức tối đa không quá 01 triệu đồng/lao động; đối với dự án đầu tư vàovùng khó khăn được hỗ trợ 60% kinh phí đào tạo nghề trong nước cho người laođộng ở địa phương được tuyển dụng, nhưng mức tối đa không quá 01 triệuđồng/lao động Riêng đối với dự án đầu tư chế biến nông sản, thực phẩm, ngânsách Tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo nghề trong nước cho người lao động ở địaphương được tuyển dụng nhưng mức tối đa không quá 02 triệu đồng/lao động.

So với một số địa phương lân cận, Bắc Ninh đã có quy định cụ thể và

rõ ràng hơn về chính sách ưu tiên sử dụng lao động địa phương trong cácdoanh nghiệp có vốn ĐTNN Cùng thời điểm, tại tỉnh Hải Dương, theo Quyếtđịnh 3419/2002/QĐ - UBND (17/7/2002) của UBND Tỉnh chỉ nêu chungchung: ngân sách Tỉnh sẽ hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề trong nước chomột lao động địa phương; tại Vĩnh Phúc, UBND Tỉnh quy định chỉ hỗ trợkinh phí đào tạo là 500.000 đồng cho một lao động địa phương Do đó, đã gópphần quan trọng thu hút đầu tư vào Tỉnh

1.2.4 Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Để hoạt động thu hút ĐTNN nói chung và của doanh nghiệp FDI nóiriêng phát triển đúng định hướng và hiệu quả, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai tíchcực, đồng bộ nhiều giải pháp tăng cường sự phối hợp thống nhất giữa các cơquan trong quản lý hoạt động của các doanh nghiệp FDI Ngày 29/11/2001,UBND tỉnh Bắc Ninh đã ra Quyết định số 127/2001/QĐ - UBND ban hành

Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các KCN Bắc Ninh Sau đó, ngày

14/7/2009, UBND tỉnh Bắc Ninh tiếp tục ra Quyết định số 100/2009/QĐ UBND để sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quy chế trên cho phù hợp với

Trang 37

-tình hình thực tiễn Trên cơ sở Quy chế này, Ban Quản lý các KCN đã phốihợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên tất cả các lĩnh vực thực hiện tốtcông tác quản lý nhà nước và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Trong hoạt động quản lý đầu tư, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo BanQuản lý các KCN và các đơn vị liên quan thực hiện đúng quy trình đăng kýđầu tư: thẩm tra, cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự

án đầu tư vào địa bàn Đồng thời, giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện dự

án của nhà đầu tư theo đúng quy định Hằng năm xây dựng và thực hiện kếhoạch thanh tra, kiểm tra, rà soát các dự án về: tiến độ, vốn thực hiện, lao động,việc tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo hộ lao động, bảo vệ môitrường Kiên quyết xử lý những dự án có vi phạm hoặc không triển khai thựchiện theo đúng tiến độ đã cam kết với các hình thức: nhắc nhở cảnh cáo, raquyết định xử phạt hành chính theo Nghị định số 53/2007/NĐ - CP của Chínhphủ, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án có vi phạm nghiêm trọnghoặc không triển khai thực hiện dự án theo quy định Từ năm 1997 đến 2011,tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành thu hồi hơn 40 giấy chứng nhận đầu tư đối với các

dự án vi phạm, riêng năm 2011 đã thu hồi 16 dự án, với tổng vốn đầu tư 47,64triệu USD Bắc Ninh được đánh giá là địa phương rất kiên quyết, nghiêm khắctrong xử lý các nhà đầu tư, các doanh nghiệp vi phạm pháp luật

Một vấn đề rất quan trọng được tỉnh Bắc Ninh đặc biệt chú trọng thựchiện ngay từ bước xúc tiến thu hút đầu tư là công tác bảo vệ môi trường, thôngqua việc khuyến khích, ưu tiên thu hút các dự án sử dụng công nghệ cao, côngnghệ sạch, thân thiện với môi trường Đồng thời, thực hiện nghiêm việc đánhgiá tác động môi trường trong cấp giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện cam kết

về bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai dự án, kiên quyết không cấpgiấy chứng nhận đầu tư hoặc dừng triển khai dự án khi không đảm bảo các tiêuchuẩn về bảo vệ môi trường Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo các cácngành chức năng thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc độtxuất việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công ty, nhà

Trang 38

máy trong các KCN, CCN Phát hiện kịp thời và xử lý hoặc đề nghị cấp cóthẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Đối với công tác quản lý, bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ cho ngườilao động Đây là vấn đề rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến lợi ích củangười lao động, lợi nhuận của doanh nghiệp và thường xảy ra tranh chấp nếukhông được giải quyết thấu đáo Do đó, tỉnh Bắc Ninh đã chủ động hướngdẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với ngườilao động của các doanh nghiệp như việc thực hiện hợp đồng, thỏa ước laođộng, chế độ thai sản, ốm đau Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho doanhnghiệp và người lao động thực hiện chế độ chính sách về: Bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp Kịp thời giải quyết những mâu thuẫn,vướng mắc về quyền lợi và nghĩa vụ giữa người lao động và doanh nghiệpkhông để xảy ra xung đột, mâu thuẫn lớn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuấtkinh doanh Kiên quyết xử lý các doanh nghiệp không chấp hành đúng chínhsách, pháp luật đối với người lao động như xử lý kỷ luật, sa thải công nhânmột cách tùy tiện, trái pháp luật, nợ lương, không đóng bảo hiểm xã hội chongười lao động Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh phòng chống dịchbệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm của các doanh nghiệp, định kỳ tổ chức kiểmtra, tư vấn đảm bảo sức khỏe cho người lao động góp phần trực tiếp nângcao năng suất, hiệu quả lao động

Ngoài ra, tỉnh Bắc Ninh còn chỉ đạo các ban ngành phối hợp chặt chẽtrong theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chínhtheo quy định của pháp luật; tăng cường công tác bảo vệ an ninh trật tự,phòng chống cháy, nổ; siết chặt công tác quản lý thị trường, phòng chốnghàng giả, hàng lậu, gian lận thương mại, xây dựng môi trường sản xuất kinhdoanh lành mạnh, bình đẳng tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy KT - XH

*

* *Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của FDI đối với quá trình phát triển KT

- XH của địa phương, trên cơ sở đánh giá khách quan các yếu tố tác động và

Trang 39

thực trạng thu hút FDI trước năm 2005; đồng thời vận dụng sáng tạo đường lối,chủ trương của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã đề ra được nhữngquyết sách đúng đắn để thu hút FDI vào địa bàn Tỉnh Trọng tâm của chủ trương,chính sách thu hút FDI của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn này là khai tháctriệt để các lợi thế so sánh, tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn, môi trường sảnxuất kinh doanh thuận lợi; đổi mới mạnh mẽ chính sách thu hút ĐTNN, nângcao chỉ số cạnh tranh, tạo sức hấp dẫn lớn với các nhà ĐTNN; ưu tiên thu hútcác dự án FDI có trình độ công nghệ cao, công nghệ sạch, mang lại nguồn thungân sách cao, giải quyết nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Sau khi đưa ra được những chủ trương đúng đắn, sát hợp, Đảng bộ tỉnhBắc Ninh đã thực hiện chỉ đạo thu hút FDI một cách tích cực trên các nộidung: xây dựng quy hoạch tổng thể các dự án ĐTNN; xây dựng môi trườngđầu tư thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn; làm tốt công tác xúc tiến, vận động

và thu hút ĐTNN; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với doanhnghiệp FDI Với những chỉ đạo và cách thức tổ chức thực hiện kiên quyết,triệt để đã tạo ra bước đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh,đưa Bắc Ninh trở thành một trong những địa phương đứng đầu về năng lựccạnh tranh trong cả nước Do đó, sau 5 năm (2005 - 2010), thu hút FDI trênđịa bàn Tỉnh đã có những bước phát triển quan trọng, tạo sự chuyển biến tíchcực về số lượng, chất lượng và có những đóng góp quan trọng cho sự pháttriển KT - XH của địa phương

Những kết quả đạt được trong thu hút FDI giai đoạn 2005 - 2010 bướcđầu đã thể hiện được sự năng động, nhạy bén của Đảng bộ, chính quyền vànhân dân tỉnh Bắc Ninh Đó là những tiền đề thực tiễn quan trọng để Đảng bộtỉnh Bắc Ninh tiếp tục hoàn thiện chủ trương, chính sách thu hút ĐTNN, nhất

là thu hút FDI tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ, toàn diệnhơn trong những năm tiếp theo

Trang 40

Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH

THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (2011 - 2015)

2.1 Những yếu tố mới tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (2011 - 2015)

2.1.1 Những yếu tố mới tác động đến quá trình lãnh đạo đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (2011 - 2015)

* Tình hình thế giới, trong nước và địa phương

Tình hình thế giới và khu vực

Bước vào giai đoạn 2011 - 2015, kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệuphục hồi sau khủng hoảng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn; chủ nghĩabảo hộ phát triển dưới nhiều hình thức; cơ cấu lại thể chế, các ngành, lĩnh vựckinh tế diễn ra mạnh mẽ ở các nước; tương quan sức mạnh kinh tế giữa cácnước, nhất là giữa các nước lớn có quan hệ ảnh hưởng nhiều với nước ta, cónhiều thay đổi Sau khủng hoảng kinh tế (2008), dòng FDI toàn cầu đã vượtqua khỏi đáy của sự suy giảm bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng Các nước đangphát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi trong đó có Việt Nam tiếp tục làđiểm đến hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN Theo Điều tra triển vọng đầu tư thếgiới (WIPS) 2009 - 2011 của Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên hợpquốc (UNCTAD) cho thấy, Việt Nam vẫn được các công ty xuyên quốc gia(TNCs) đánh giá là 1 trong 15 nền kinh tế hấp dẫn cho đầu tư

Bên cạnh đó, những rủi ro do tập trung đầu tư quá lớn vào Trung Quốc

đã bộc lộ rõ trong giai đoạn trước làm cho các nhà ĐTNN, nhất là các tậpđoàn lớn điều chỉnh chiến lược đầu tư dài hạn, thực hiện việc phân bổ nguồnvốn đầu tư sang một số nước khác trong khu vực, trong đó Việt Nam là nướcđược nhiều tập đoàn lớn quan tâm Các tập đoàn của Nhật Bản đã thực hiệnchiến lược phân bổ nguồn vốn đầu tư theo mô hình Trung Quốc + 1 Điều này

sẽ tạo cơ hội mới cho Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng trongviệc tăng cường thu hút đầu tư của các tập đoàn Nhật Bản cũng như của cácnhà đầu tư từ các quốc gia khác

Ngày đăng: 15/09/2018, 20:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w