Bước vào thế kỷ XXI, thế giới đã và đang có những thay đổi quan trọng: sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức; xu thế toàn cầu hóa, hợp tác quốc tế nhưng cũng xuất hiện không ít những vấn đề gay gắt, mang tính toàn cầu. Một trong những vấn đề đó là đói, nghèo. Nó tồn tại như một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của các chế độ xã hội, của mỗi quốc gia, dân tộc.
Trang 1“Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo từ năm
2005 đến năm 2015”,
1 Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, thế giới đã và đang có những thay đổi quantrọng: sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức; xuthế toàn cầu hóa, hợp tác quốc tế nhưng cũng xuất hiện không ít những vấn đềgay gắt, mang tính toàn cầu Một trong những vấn đề đó là đói, nghèo Nó tồntại như một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của các chế độ xãhội, của mỗi quốc gia, dân tộc Cuộc chiến chống đói, nghèo luôn là vấn đề đượcquan tâm hàng đầu của các nước trên thế giới, đặc biệt là trong giai đoạn hiệnnay, khi toàn cầu hóa nền kinh tế đang là xu hướng chủ đạo, chi phối sự pháttriển của mỗi quốc gia, dân tộc Nghèo, đói không chỉ là vấn đề xã hội mà còn làvấn đề kinh tế, chính trị của đất nước Chính sách XĐ, GN đã trở thành một chủtrương lớn của Đảng và Nhà nước và là một trong ba mục tiêu thiên nhiên kỷ đãhoàn thành trước thời hạn năm 2015 Đây là kết quả Việt Nam thu được nhờnhững chính sách đúng đắn về phát triển kinh tế - xã hội và XĐ, GN trong thờigian qua Tuy nhiên, cuộc chiến chống đói, nghèo một cách bền vững đã và đangđặt ra nhiều thách thức đòi hỏi Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm giải quyếttrong thời gian tiếp theo
Trong xu thế đó, với quyết tâm xây dựng tỉnh Khánh Hòa ngày càngphát triển giàu mạnh từ những lợi thế sẵn có của mình, bằng những chủ trương
và giải pháp thiết thực, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Khánh Hòa đã tập trungmọi nỗ lực phát triển kinh tế đi đôi với XĐ, GN và đã thu được nhiều kết quảđáng khích lệ Đời sống của đại bộ phận người nghèo được cải thiện rõ nét,không chỉ đảm bảo nhu cầu về lương thực, thực phẩm mà còn đáp ứng đượccác nhu cầu cơ bản khác về đời sống và văn hóa Tỉnh Khánh Hòa đã nhận thức
rõ việc thực hiện tốt XĐ, GN là một trong những điểm mấu chốt, góp phần bảo
Trang 2đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấukinh tế và giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Tuy nhiên, thực tiễn công tác XĐ, GN của tỉnh Khánh Hòa vẫn còn gặpnhiều khó khăn do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, những nguồnlực sẵn có chưa phát huy hết hiệu quả; Tỉnh có các huyện miền núi, hải đảovới các xã đặc biệt khó khăn nên thành tựu đạt được còn khá khiêm tốn so vớitiềm năng hiện có Để lãnh đạo XĐ, GN trong những năm tới đạt kết quả caohơn, mang tính chất bền vững, một trong những vấn đề quan trọng hàng đầucần thực hiện tốt là tổng kết thực tiễn, rút ra những bài học kinh nghiệm đểcông tác XĐ, GN của Tỉnh đạt kết quả cao và bền vững hơn
Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÒA
VỀ XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO (2005 - 2010)
1.1 Những nhân tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa về xóa đói, giảm nghèo (2005
- 2010)
1.1.1 Những nhân tố tác động đến quá trình Đảng
bộ tỉnh Khánh Hòa lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo (2005
- 2010)
* Quan niệm về đói, nghèo và xóa đói, giảm nghèo
Ở Việt Nam đói và nghèo thường được chia ra làm hai quan niệm riêng biệt: Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãn một
phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấphơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện Tronghoàn cảnh nghèo thì người nghèo và hộ nghèo cũng chỉ vẫn vật lộn vớinhững mưu sinh hàng ngày và kinh tế vật chất, biểu hiện trực tiếp nhất ởbữa ăn Họ không thể vươn tới các nhu cầu về văn hóa - tinh thần hoặcnhững nhu cầu này phải cắt giảm tới mức tối thiểu, gần như không có
Trang 3Nghèo là khái niệm chỉ tình trạng mà thu nhập thực tế của người dân chỉdành hầu như toàn bộ cho nhu cầu ăn, thậm chí không đủ chi cho ăn, phầntích lũy hầu như không có.
Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối
thiểu, thu nhập không đủ đáp ứng nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống
Sự nghèo khổ, bần cùng được biểu hiện là đói, là tình trạng con người không
có cái ăn, ăn không đủ lượng dinh dưỡng tối thiểu cần thiết để duy trì sự sốnghàng ngày và không đủ sức để lao động, để tái sản xuất sức lao động
Đói và nghèo là hai khái niệm khác nhau, phản ánh cấp độ và mức độkhác nhau về tình trạng nghèo khổ của một bộ phận dân cư Tuy nhiên, giữađói và nghèo lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì đã đói thì đương nhiên
là nghèo, ngược lại nghèo là một dạng tiềm tàng của đói Nếu nghèo khôngđược giải quyết, cứ để kéo dài chỉ cần gặp phải rủi ro trong cuộc sống như:
ốm đau, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn sẽ lập tức rơi xuống đói; điều này cũngcho thấy việc phân biệt giữa đói và nghèo cũng chỉ là tương đối
Xóa đói là làm cho một bộ phận dân cư đói nâng cao mức thu nhập, nâng
cao mức sống, từ đó mà vượt qua tiêu chí đói Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và sốlượng người đói giảm xuống bằng không trong một khoảng thời gian xác định
Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao thu nhập, nâng
cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo Biểu hiện ở tỷ lệ phầntrăm và số lượng người nghèo giảm xuống theo thời gian
Đói và nghèo có quan hệ mật thiết với nhau, do đó XĐ, GN có quan hệvới nhau Góc độ chung nhất, XĐ, GN chính là quá trình Nhà nước, địaphương, cộng đồng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng đói, nghèovươn lên trong sản xuất, cuộc sống từ đó mà thoát khỏi đói, nghèo Nói mộtcách khác, XĐ, GN chính là quá trình chuyển một bộ phận dân cư đói, nghèolên một mức sống cao hơn
Trang 4* Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về XĐ, GN từ năm 2005 đến năm 2010
Nhiệm vụ XĐ, GN đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản
lý và điều hành của Nhà nước, sự vào cuộc của các đoàn thể chính trị, xã hội,
sự nỗ lực của toàn dân nhằm tăng giàu, bớt nghèo, hạn chế phân hóa giàunghèo, góp phần thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh Vì vậy, chủ trương XĐ, GN của Đảng từ năm 2005 đến năm
2010 có thể khái quát trên những nội dung cơ bản là:
Về phương hướng, mục tiêu XĐ, GN:
Trong giai đoạn 2005 - 2010, công tác XĐ, GN được xác định hướngmạnh tới thu hẹp khoảng cách giàu nghèo Đây là vấn đề có liên quan tớicông bằng, bình đẳng xã hội, ảnh hưởng tới sự ổn định chính trị Vấn đề nàyđược nhấn mạnh trong nhiều văn kiện của Đảng, trở thành hệ thống quanđiểm lãnh đạo, chỉ đạo trong quá trình phát triển KT - XH Đại hội Đại biểutoàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) đã thông qua phương hướng, nhiệm vụphát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, trong đó xác định phươnghướng XĐ, GN: “Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện xóađói, giảm nghèo theo hướng phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng cóhiệu quả sự trợ giúp của quốc tế nâng cao kiến thức để người nghèo, hộnghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cáchbền vững” [26, tr.217] Về mục tiêu cụ thể, Đại hội cũng đã xác định “ Phấnđấu tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm xuống còn 10 - 11% vào năm 2010”[26, tr.189] Phương hướng, mục tiêu XĐ, GN là đảm bảo cho người nghèo,
hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên và cải thiện mức, hỗ trợ để phát huy nộilực của chính người nghèo giúp họ thoát nghèo một cách bền vững
Phương hướng, mục tiêu, XĐ, GN của Đảng và Nhà nước là hướng vàophát triển con người, tạo ra động lực để tăng trưởng kinh tế, thực hiện côngbằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy bản sắc, truyền thống vănhóa tốt đẹp của dân tộc Thực hiện XĐ, GN chính là nhằm khắc phục mặt trái
Trang 5của nền kinh tế thị trường nhằm bảo đảm cho nền kinh tế thị trường theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Điều đó cho thấy vai trò to lớn của XĐ, GN đối vớitoàn xã hội, chiếm vị trí quan trọng trong chính sách của Đảng và Nhà nước.
XĐ, GN trở thành một trong những chương trình mục tiêu quốc gia được Thủtướng Chính phủ phê duyệt đã đi vào thực tiễn cuộc sống, từng bước tháo gỡnhững khó khăn cho người nghèo, tạo cho người nghèo có một động lực mới,niềm tin và ý chí quyết tâm vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cùng xã hội
Về nhiệm vụ, giải pháp:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) đã xác địnhnhững nhiệm vụ trọng tâm để XĐ, GN là: “Đẩy mạnh việc thực hiện chínhsách đặc biệt về trợ giúp đầu tư phát triển sản xuất, nhất là đất sản xuất; trợgiúp đất ở, nhà ở, nước sạch, đào tạo nghề và tạo việc làm phát huy hơn nữavai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tham giacông cuộc xóa đói, giảm nghèo” [26, tr.217] Nhiệm vụ XĐ, GN mà Đại hội
X xác định đã bảo đảm tính xã hội hóa cao làm cho người nghèo tiếp cậnđược đa dạng các nguồn lực để vươn lên thoát nghèo Tuy nhiên, công cuộc
XĐ, GN không chỉ đáp ứng ngay mục tiêu trước mắt, mà quan trọng là ngườinghèo phải thoát nghèo một cách bền vững
Giải pháp XĐ, GN:
Thứ nhất, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn và thực hiện lồng ghép các chương trình dự án KT - XH để XĐ, GN.Chủ trương của Đảng là đẩy mạnh việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng
ở nông thôn như trường học, trạm y tế, điện, nước sạch, chợ và đường giaothông cùng với các chương trình KT- XH khác như Chương trình việc làm,nước sạch và vệ sinh môi trường, chương trình giáo dục, y tế nhằm tập trungnguồn lực để CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh phát triển sản xuấthàng hóa, nâng cao mức thu nhập và chất lượng cuộc sống người dân
Trang 6Thứ hai, Thực hiện có hiệu quả chính sách cho người nghèo vay vốn
sản xuất; Chính sách xã hội cho hộ nghèo, người nghèo (giáo dục, y tế, nhà ở,
trợ cấp thường xuyên); Chính sách đất đai đối với hộ nghèo Vận động “Quỹ
vì người nghèo” Người nghèo thuộc nhóm yếu thế nhất trong xã hội, họ đangcần sự giúp đỡ của Nhà nước, của cộng động để có điều kiện hòa nhập cùng
xã hội Vì vậy việc trước tiên là phải hỗ trợ vật chất trực tiếp cho người nghèonhư cho vay vốn sản xuất, cấp thẻ BHYT, hỗ trợ xóa nhà dột nát Sự hỗ trợnày tạo cơ sở tiền đề để người nghèo phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo
Thứ ba, coi trọng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho người nghèo;
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hànghóa; chương trình khuyến nông - lâm - ngư; các hoạt động truyền thông vềgiảm nghèo Mọi vấn đề đều bắt nguồn từ nhận thức, nhưng nhận thức củacộng đồng và người nghèo về XĐ, GN không phải đã thống nhất Trên cơ sởhiểu rõ về mục đích, ý nghĩa, chủ trương, chính sách XĐ, GN của Đảng vàNhà nước thì mới phát huy được sức mạnh của cộng đồng, của mọi cá nhân
và tổ chức từ đó mới huy động được nguồn lực to lớn cho XĐ, GN Vì vậy,cùng với nhóm giải pháp gián tiếp và trực tiếp thì nhóm giải pháp về nhậnthức được Đảng ta rất coi trọng Để nâng cao nhận thức cho người nghèoĐảng chủ trương phải đẩy mạnh đào tạo nghề, tổ chức tập huấn kiến thức,thăm quan trình diễn các mô hình giảm nghèo và tuyên truyền cho nhân dânnắm được mục đích, ý nghĩa, các chủ trương, chính sách XĐ, GN của Đảng
và Nhà nước Khi người nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất, đây
là cơ sở cho họ tìm ra con đường thoát nghèo bền vững
Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp XĐ, GN của Đảng vàNhà nước là hướng vào phát triển con người, tạo ra động lực để tăng trưởng
kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy
bản sắc, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Thực hiện XĐ, GN chính
là nhằm khắc phục mặt trái của nền kinh tế thị trường nhằm bảo đảm cho nền
Trang 7kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Điều đó cho thấy vai trò
to lớn của XĐ, GN đối với toàn xã hội, chiếm vị trí quan trọng trong chính
sách của Đảng và Nhà nước
* Khái quát về điều kiện tự nhiên và KT - XH của tỉnh Khánh Hòa tác động đến công tác XĐ, GN
Về điều kiện tự nhiên
Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.217,6 km2, phần đất liền của Tỉnhnằm ở tọa độ địa lý từ vĩ độ11055’00’N đến vĩ độ 12054’00’B, có vùng biểnđảo rộng lớn với khoảng 200 đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô của huyệnđảo Trường Sa Điểm cực Đông trên đất liền của Khánh Hòa nằm tại Mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh Đây cũng là điểm cực Đông trên đấtliền của Việt Nam Bờ biển tỉnh Khánh Hòa kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuốivịnh Cam Ranh, có độ dài 385 km (tính theo mép nước) với nhiều cửa lạch,đầm vịnh Khánh Hòa có 2 thành phố trực thuộc tỉnh: Nha Trang, Cam Ranh;thị xã Ninh Hòa và 6 huyện: Cam Lâm, Diên Khánh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh,Vạn Ninh, Trường Sa Các huyện, thị xã, thành phố lại được chia thành 35phường 6 thị trấn và 99 xã Trong đó có hai huyện miền núi Khánh Sơn, KhánhVĩnh có các xã đặc biệt khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo đói cao Huyện đảo Trường Sanơi chịu nhiều điều kiện khắc nghiệt của thời tiết đồng thời vị trí địa lý cách xađất liền nên cũng có nhiều khó khăn trong công tác XĐ, GN của Tỉnh
Khánh Hòa có quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc theođịa phận tỉnh, nối Khánh Hòa với các tỉnh, thành phố trong cả nước Quốc lộ
26 nối Khánh Hòa với các tỉnh Tây Nguyên Nhiều cảng biển nước sâu như:cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, cảng Nha Trang, cảng Cam Ranh… cóvai trò vừa là cảng trung chuyển thương mại quốc tế, vừa là cảng du lịch đưađón khách quốc tế đến Nha Trang Đây cũng là một trong những điều kiệnthuận lợi giúp Khánh Hòa đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác
Trang 8XĐ, GN trong những năm qua Bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều khó khăn trongviệc hoạch định chính sách XĐ, GN đặc thù cho từng khu vực.
Về điều kiện kinh tế - xã hội
Khánh Hòa là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh củaViệt Nam Tổng sản phẩm nội địa tăng bình quân hàng năm gần 11% GDPbình quân đầu người năm 2015 đạt 2.650 USD/năm và là 1 trong 5 tỉnh, thànhphố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế đến năm 2015 tỷ trọng ngành cụng nghiệp - xây dựng chiếm 43,5%, dịch vụ
- du lịch chiếm 43,5%, nông - lâm - thuỷ sản chiếm 13%; thu ngân sách năm
2015 dự kiến đạt trên 15.700 tỷ đồng, huy động vốn đầu tư phát triển toàn xãhội đạt trên 47.000 tỷ đồng Các khu công nghiệp lớn trong tỉnh như Khu côngnghiệp Suối Dầu, khu công nghiệp Ninh Hòa, khu công nghiệp Bắc và NamNha Trang, cùng với những cảng biển lớn đang được đầu tư xây dựng, giúpcho Khánh Hòa trở thành một trong 10 tỉnh thành có tốc độ tăng trưởng kinh tếcao nhất nước Đây trở thành điều kiện thuận lợi để công tác XĐ, GN có nhữngbước phát triển mới, đồng thời cũng đặt ra cho tỉnh yêu cầu trong phát triểnkinh tế gắn liền với an sinh xã hội, XĐ, GN trên địa bàn tỉnh
Toàn tỉnh có 1,229,747 người (2015) Hiện nay có 32 dân tộc đang sinhsống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, trong đó dân tộc Kinh chiếm 95,3% sốngphân bố đều khắp huyện, thị, thành phố, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là cácvùng đồng bằng, thành phố, thị xã, thị trấn Dân tộc Raglay chiếm 3,4% sốngtập trung chủ yếu ở hai huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh trong các bản làng(palây) Dân tộc Hoa chiếm 0,86% sống chủ yếu ở Nha Trang, Diên Khánh vàNinh Hòa Các nhóm chính khác gồm Cơ-ho chiếm 0,34%, Ê-đê chiếm0,25% Ngoài ra, còn có các dân tộc Tày, Nùng, Mường, Chăm NgườiChăm là cư dân bản địa ở Khánh Hòa Tuy nhiên do những điều kiện lịch sử, từgiữa thế kỷ XVII về sau này, người Chăm ở Khánh Hòa lần lượt di chuyển vàocác tỉnh phía Nam Vì vậy mà ngày nay, người Chăm ở Khánh Hòa còn lại số
Trang 9lượng không đáng kể Dân số Khánh Hòa phân bố không đều Dân cư tập trungđông nhất ở thành phố Nha Trang (chiếm 1/3 dân số toàn tỉnh), trung tâm chínhtrị, kinh tế, văn hóa của Tỉnh Huyện Diên Khánh và thành phố Cam Ranh cũng
có mật độ dân số khá cao (Xấp xỉ 400 người/km²) Thị xã Ninh Hòa và cáchuyện còn lại ở đồng bằng có mật độ dân cư không chênh lệch lớn và gần bằngmức trung bình toàn tỉnh (khoảng 200 người/km²) Các huyện miền núi có mật
độ dân số tương đối thấp là Khánh Sơn (62 người/km²) và Khánh Vĩnh (29người/km²) Nơi có mật độ dân số thấp nhất tỉnh là huyện đảo Trường Sa (0.39người/km²) Đây cũng là một trong những huyện của Tỉnh có nhiều điều kiệnđặc biệt khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách phát triển KT - XH củaTỉnh
Với điều kiện tự nhiên, xã hội của một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ
có tiềm năng phong phú về hải sản, khoáng sản cùng với vị trí chiến lược vềhàng hải và quốc phòng - an ninh đang là lợi thế to lớn để phát triển KT - XHcủa tỉnh Khánh Hòa Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, Tỉnh cũng còn gặpnhiều khó khăn trong công tác XĐ, GN Đời sống của một bộ phận nhân dân,nhất là vùng miền núi, dân đi biển, dân tộc thiểu số, lao động thuần nông cónhiều khó khăn Số lao động không có việc làm và thiếu việc làm còn nhiều.Mức sống giữa thành thị và nông thôn còn chênh lệch lớn, tệ nạn xã hội pháttriển Khó khăn trên ảnh hưởng không nhỏ đến việc XĐ, GN của Tỉnh, đặt rayêu cầu Tỉnh phải đẩy nhanh việc XĐ, GN để phát triển KT - XH, nâng caođời sống nhân dân… Chính vì vậy công tác XĐ, GN của Tỉnh đòi hỏi phải cóchiến lược lâu dài và có những bước thực hiện phù hợp nhất để đảm bảo côngtác XĐ, GN đạt được kết quả cao và bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi
Trang 10khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc,nhóm dân cư Với Khánh Hòa, nhận thức rõ thực trạng của một Tỉnh đời sống
xã hội còn nhiều khó khăn, kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.Bên cạnh những thành tựu đạt được, chương trình XĐ, GN đã được Tỉnh xâydựng, triển khai từ năm 1995 cũng bộc lộ nhiều vấn đề cần giải quyết
Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV (2000) nhiệm kỳ 2000 - 2005 đã xácđịnh nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới là: “Cải thiện đờisống nhân dân, hạ thấp tỷ lệ nghèo, nâng cao một bước trình độ dân trí, chămsóc sức khỏe của nhân dân, làm lành mạnh đời sống xã hội, trong đó XĐ, GN
là một nhiệm vụ cấp bách của Tỉnh” [3, tr.39] Trong quá trình tổ chức thựchiện, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã triển khai việc lồng ghép các chươngtrình phát triển kinh tế - xã hội trên các địa bàn huyện, xã và xây dựng các dự
án, thu hút nguồn vốn tập trung cho công tác XĐ, GN kể cả các nguồn vốn củanước ngoài Chính vì vậy, công tác XĐ, GN của Tỉnh đã đạt được những kếtquả cụ thể trên một số nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống của người nghèo được cải thiện Từ năm 2001 đến năm 2005, toàn Tỉnh đã giảm được 15.501 hộ nghèo, tỷ
lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 11,14% đầu năm 2001 xuống còn 3,31% đầu năm
2005 Đời sống của những vùng nghèo, hộ nghèo được cải thiện bớt khó khănhơn, hạ tầng cơ sở các vùng đặc biệt khó khăn được đầu tư, đổi mới đáng kể
Thứ hai, tập trung huy động được nguồn vốn lớn cho các chương trình,
dự án liên quan đến mục tiêu Quốc gia XĐ, GN của Tỉnh Trong 5 năm (2000
- 2005) tổng nguồn vốn huy động cho các chương trình, dự án liên quan đếnmục tiêu Quốc gia XĐ, GN và giải quyết việc làm khoảng “trên 720 tỷ đồng,riêng trong 2 năm 2004 - 2005 là 392 tỷ đồng” [7, tr.4]; Các dự án thuộcChương trình mục tiêu Quốc gia XĐ, GN theo quyết định số 143/2001/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ: Dự án Đầu tư cơ sở
hạ tầng; Dự án tín dụng; Dự án Hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn; Dự
án Định canh, định cư, ổn định dân cư, kinh tế mới; Dự án Hướng dẫn cách
Trang 11làm ăn và khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho người nghèo đều đạtđược những kết quả quan trọng Đồng thời, qua thực hiện chương trình XĐ,
GN, sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, điều hành của chính quyền và vai tròcủa các tổ chức đoàn thể có sự đổi mới, gắn bó hơn với cơ sở, với nhân dân
Thứ ba, giải quyết tốt vấn đề việc làm góp phần tích cực trong công tác
XĐ, GN ở địa phương Về giải quyết việc làm, trong 5 năm (2000 - 2005) gần
“55.000 người được giải quyết việc làm mới và có thêm việc làm, đã đào tạonghề và dạy nghề gắn với việc làm cho gần 11.000 người, trong số đó có gần70% số người được đào tạo đã có việc làm, Trung tâm dịch vụ việc làm đã tưvấn giới thiệu việc làm cho 3.542 người” [7, tr.5], gửi học sinh đi học tại cáctrường công nhân kỹ thuật trung ương Những kết quả đó đã góp phần vàotăng trưởng kinh tế cao và thực hiện công bằng xã hội trên địa bàn của Tỉnh
Thứ tư, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, đoàn thể trong công tác XĐ, GN Được sự chỉ đạo và triển khai thực hiện tích cực của cấp
ủy, chính quyền các cấp và sự hỗ trợ của các đoàn thể, lực lượng vũ trang, phongtrào XĐ, GN của Khánh Hòa trong 5 năm (2000 - 2005) đã phát triển sâu rộng,động viên được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo nhân dân và giúp cho nhiều
hộ vượt qua đói nghèo, một số hộ vươn lên khá giả, có tác dụng thiết thực làmgiảm đáng kể số hộ đói và giúp cho các hộ còn nghèo, đói giảm bớt khó khăn Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, trong những năm trước 2005,
XĐ, GN tỉnh Khánh Hòa vẫn còn tồn tại một số những hạn chế:
Thứ nhất, huy động nguồn lực cho XĐ, GN còn phân tán do đó khó khăn
trong việc theo dõi và đánh giá hiệu quả Lồng ghép nguồn lực từ các chươngtrình kinh tế xã hội khác với mục tiêu XĐ, GN chưa đồng bộ
Thứ hai, tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng Một số xã ở
khu vực miền núi có tỷ lệ hộ nghèo cao Khoảng cách chênh lệch giữa ngườigiàu và người nghèo, giữa khu vực thành thị và khu vực miền núi còn cao
Thứ ba, tình trạng tái nghèo, phát sinh nghèo ở một số huyện, thị xã còn
lớn, kết quả thực hiện mục tiêu XĐ, GN chưa thực sự bền vững Trong 3 năm
Trang 12(2001 - 2003), thị xã Cam Ranh có 2.590 hộ thoát nghèo nhưng có đến 1.481 hộtái và phát sinh nghèo mới (57,185), huyện Vạn Ninh có 3.905 hộ thoát nghèonhưng có đến 1.688 hộ tái nghèo và phát sinh nghèo mới (43,2%) [7, tr.8].
Thứ tư, vấn đề giải quyết nhà ở cho các hộ nghèo ở khu vực đồng bằng còn
chậm Hiện nay, chủ yếu được thực hiện từ nguồn vận động đóng góp của cộngđồng (thông qua quỹ “Vì người nghèo”), ngân sách tỉnh chưa đầu tư đúng mứcnên kết quả đạt được còn hạn chế Theo số liệu báo cáo, đầu năm 2005 toàn tỉnhcòn 3.583 hộ nghèo ở khu vực đồng bằng ở nhà dột nát hoặc không có nhà ở
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này như:
Một là, công tác XĐ, GN chưa có sự bền vững, tình trạng tái nghèo và
phát sinh nghèo vẫn còn cao, đa số các hộ chỉ “thoát chuẩn nghèo” nhưngchưa thực sự thoát nghèo
Hai là, ý chí quyết tâm vượt đói nghèo của nhiều hộ chưa cao, còn tồn
tại tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của nhà nước và cộng đồng xã hội;chưa phát huy và khai thác được thế mạnh của địa phương, lực lượng laođộng nông nghiệp và phi nông nghiệp còn lớn nhưng lại thiếu kỹ thuật, thiếutrình độ tay nghề
Ba là, chương trình XĐ, GN là chương trình KT - XH tổng hợp, diễn ra
trên phạm vi rộng, đòi hỏi phải có một nguồn lực lớn cũng như một chính sáchđồng bộ linh hoạt thì quá trình triển khai mới được thuận lợi Tuy nhiên, trongthực tế nguồn lực đầu tư cho XĐ, GN và giải quyết việc làm còn hạn hẹp, tiến
độ giải ngân các nguồn vốn còn chậm bởi nhiều thủ tục rườm rà
Thực tế trên đã đặt ra yêu cầu ngày càng lớn đối với Đảng bộ tỉnh vàcác ban, ngành liên quan phải luôn chú ý quan tâm, rà soát để có chủ trương,chính sách XĐ, GN phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn Đặc biệt, cần cónhiều nỗ lực và giải pháp thiết thực, đúng đắn hơn nữa để đạt được nhữngthành quả lớn hơn trong công tác XĐ, GN những năm tiếp theo
1.1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa về xóa đói, giảm nghèo (2005 - 2010)
Trang 13Xuất phát từ đặc điểm, điều kiện tự nhiên, KT - XH của Tỉnh và yêucầu của tình hình phát triển của đất nước Quán triệt sâu sắc chủ trương củaĐảng và chính sách của Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa luôn coi việc lãnhđạo thực hiện XĐ, GN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng
bộ Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa về XĐ, GN giai đoạn 2005 - 2010được thể hiện trong các văn bản: Nghị quyết số 06/NQ-TU, ngày 23 tháng 3năm 2005, Về chương trình mục tiêu giảm nghèo tỉnh Khánh Hòa giai đoạn
2005 - 2010 Thông báo số 462/TB-TU ngày 27 tháng 4 năm 2005, Thông báoKết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy về công tác xóa đói giảm nghèo và dạynghề năm 2005 Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứXV(12/2005) Trong các văn bản trên đã thể hiện rõ quan điểm, chủ trương
XĐ, GN của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa
* Quan điểm chỉ đạo
Quá trình lãnh đạo công tác XĐ, GN tỉnh Khánh Hòa được thực hiệntheo quan điểm chỉ đạo thống nhất sau:
- Xóa đói, giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầunhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹpkhoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn
- Chương trình mục tiêu XĐ, GN trên địa bàn tỉnh cần phải phát huysức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức
xã hội và sự đồng thuận hưởng ứng tích cực của nhân dân để hướng tới côngbằng xã hội, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống củangười dân Cùng với sự đầu tư của Nhà nước và cộng đồng xã hội, cần đòi hỏi
sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người dân
- Công cuộc XĐ, GN là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu, đặtdưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự tham gia từ tất
cả các nguồn lực của toàn xã hội
Trang 14- Việc thực hiện các chương trình Nghị quyết Chính phủ về XĐ, GNphải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của từng địa phươngtheo nhằm đảm bảo cơ sở hạ tầng, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực,tăng thu nhập cho người dân để ổn định và nâng cao mức sống, được tiếp cận
và hưởng thụ các dịch vụ xã hội [60, tr.9]
* Mục tiêu XĐ, GN
Mục tiêu chung của chương trình giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2010 xácđịnh: “Tạo môi trường và cơ chế thuận lợi cho người nghèo tiếp cận với cácdịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội một cách toàn diện; nâng cao mức sống, tăngthu nhập, thu hẹp gia tăng khoảng cách giàu nghèo” [60, tr.10]
Mục tiêu cụ thể được xác định:
“Mục tiêu đến năm 2010 phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 15,32% xuốngcòn 2,4% theo chuẩn nghèo quốc gia và từ 17,83% xuống còn 4% theo chuẩnnghèo riêng của tỉnh” [4, tr.40] Trên cơ sở mục tiêu của Tỉnh đề ra, các vănkiện, nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND, HĐND xác định các mục tiêu cụ thể:
Về thu nhập, phát triển cơ sở hạ tầng: Đến cuối năm 2010, thu nhập củanhóm hộ nghèo tăng gấp 1,5 lần so với năm 2005; Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầngcho 31 xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo trọng điểm, đảm bảo đến năm 2010, các xãnày có hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh
Về vay vốn tín dụng và y tế: đảm bảo cho khoảng 104.000 lượt hộnghèo, cận nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi từ ngân hàng Chính sách xãhội; 876.000 lượt người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế để được khám chữabệnh miễn phí; 155.000 lượt học sinh nghèo, học sinh đồng bào dân tộc thiểu
số được miễn, giảm học phí và hỗ trợ đi học
Về chính sách nhà ở và dạy nghề: “Hỗ trợ ít nhất 8.000 nhà ở cho hộ
nghèo không có nhà hoặc ở nhà tạm (nhà tranh, tre, nứa, xiêu vẹo, dột nát, nhà ổchuột không đảm bảo an toàn trong khi mưa bão, lũ); Ít nhất 49.000 lượt ngườinghèo được tập huấn về khuyến nông - lâm - ngư, chuyển giao kỹ thuật, hướng
Trang 15dẫn cách làm ăn; Ít nhất 8.000 lượt người nghèo được hỗ trợ dạy nghề tạo việclàm” [60, tr.10] Dạy nghề phục vụ chuyển dịch cơ cấu lao động ở các khu vựcchuyển đổi mục đích sử dụng đất, dạy nghề phục vụ cho xuất khẩu lao động
Quan điểm, mục tiêu trên có tính chiến lược, vừa cơ bản, vừa lâu dài, có ýnghĩa chỉ đạo mọi hoạt động nhằm tháo gỡ khó khăn cho người nghèo, hộnghèo, hộ thuộc diện gia đình chính sách nhằm thực hiện mục tiêu chương trìnhquốc gia về XĐ, GN, đồng thời cũng để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế
và nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả; Đề án Hỗ trợ phát triển cơ sở hạtầng các xã đặc biệt khó khăn và các xã nghèo trọng điểm; Đề án Hỗ trợ pháttriển KT - XH hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh Xây dựng được ítnhất 03 mô hình XĐ, GN bền vững gắn với đặc thù của các vùng sinh thái:miền núi, đồng bằng và đô thị
Thứ hai, các chính sách tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ
xã hội: Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo; chính sách hỗ trợ về giáo dục
cho người nghèo; chính sách hỗ trợ về nhà ở, đất ở; chính sách an sinh xã hội
Thứ ba, các đề án, hoạt động nhằm nâng cao năng lực cán bộ làm công tác XĐ, GN và nhận thức của cộng đồng về XĐ, GN: Đề án Bố trí và
đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác XĐ, GN Bố trí và phụ cấpcho cán bộ phụ trách công tác XĐ, GN ở cả 3 cấp tỉnh, huyện và xã Tập huấn
Trang 16nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác XĐ, GN cấp xã, trưởng thôn,khóm, các ngành, các tổ chức đoàn thể có liên quan Hoạt động xây dựng hệthống thông tin theo dõi, giám sát và đánh giá Hoạt động truyền thông nângcao nhận thức về XĐ, GN
Như vậy, chủ trương XĐ, GN của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa chính là sự
cụ thể hóa quan điểm của Đảng và Chính phủ về vấn đề XĐ, GN thể hiện sựvận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng vào điều kiện thực tiễn ở địa phương.Chủ trương trên không chỉ có ý nghĩa định hướng, là cơ sở cho việc chỉ đạo tổchức thực hiện mà còn là nền tảng tạo nên sự thống nhất về ý chí và hànhđộng của toàn Đảng, toàn dân trên địa bàn Tỉnh nhằm thực hiện thắng lợinhững mục tiêu, nhiệm vụ XĐ, GN mà Đảng bộ Tỉnh đã đề ra
1.2 Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo
1.2.1 Chỉ đạo thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người nghèo
Khi đánh giá nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, các cơ quan chuyên trách
đã khẳng định ngoài những nguyên nhân cơ bản như điều kiện tự nhiên, thiếuvốn làm ăn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, còn những nguyên nhân bất thườngnhư gặp thiên tai, rủi ro, tai nạn… nên những hộ gia đình này thường gặpnhững khó khăn chồng chất trong việc khám, chữa bệnh, cho con đến trườnghay những nhu cầu cần thiết như: nhà ở, nước sạch sinh hoạt… họ bị đẩy vàocái vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo Việc thực hiện các chính sách hỗ trợngười nghèo những vấn đề trên, không chỉ thể hiện tấm lòng nhân ái, truyềnthống “lá lành đùm lá rách” mà còn là một trong những việc làm giúp ngườinghèo có được những nền tảng thuận lợi để vươn lên thoát nghèo Do vậy,Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa, HĐND, UBND và các cơ quan hữu quan đã rất chútrọng tập trung thực hiện những chính sách hỗ trợ người nghèo và đạt nhữngkết quả đáng kể, tập trung trên các nội dung:
Trang 17Về thực hiện chính sách hỗ trợ y tế: Chủ trương hỗ trợ về y tế đã được
xác định trong Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XV
(2005) với mục tiêu: “Trợ giúp người nghèo trong việc chăm sóc sức khỏe
ban đầu, đa dạng hóa các hình thức khám chữa bệnh cho người nghèo” [4,tr.51] Đảng bộ Tỉnh đã đề ra các giải pháp như: cấp thẻ BHYT, tăng cườngmạng lưới y tế cơ sở, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên y
tế thôn bản, xây dựng cơ sở vật chất và đưa bác sĩ về các trạm y tế cơ sở đểnâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại tuyến xã, phường, nhất là ở các xãnghèo Tiếp tục cụ thể hóa nội dung đó, Nghị quyết số 26/2009/ NQ-HĐND tỉnh, Về hỗ trợ mức đóng thẻ BHYT đối với người thuộc hộ gia
đình nghèo, cận nghèo theo chuẩn của Tỉnh xác định: “Tạo điều kiện thuận
lợi để mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ ytế; Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe đối với ngườithuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo” [36, tr.1]
Thực hiện chỉ đạo của Đảng bộ Tỉnh, với vai trò nòng cốt, ngành Y tếcủa Tỉnh đã hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ ngườinghèo về y tế, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tổ chức mua và cấp thẻ BHYT.Trong 05 năm đã cấp thẻ BHYT miễn phí cho 856.571 người nghèo, hỗ trợ33.059 người cận nghèo mua thẻ BHYT Tổng kinh phí hỗ trợ thẻ BHYT chongười nghèo, cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trong 5 năm là156,4 tỷ đồng Sức khỏe của đồng bào, nhất là bà mẹ, trẻ em được chăm sócngày càng tốt hơn [52, tr.7]
Về chính sách hỗ trợ trong giáo dục, đào tạo đối với các con em hộ nghèo Song song với chính sách hỗ trợ về y tế, quan điểm về giáo dục, đào
tạo cho con em hộ nghèo được Tỉnh xác định: “Bảo đảm con em các hộ nghèo
có các điều kiện cần thiết trong học tập, miễn giảm các khoản đóng góp xâydựng trường lớp, hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa cho học sinh thuộc diện nghèo,khuyến khích học sinh nghèo học khá, giỏi bằng các giải thưởng học bổng vàcác chế độ ưu đãi khác” [62, tr.5] Để thực hiện được mục tiêu đó, Nghị quyết
Trang 18số 11/2007/NQ-HĐND ngày 02/02/2007 của HĐND tỉnh thông qua chế độ họcbổng cho học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Khánh Sơn,Khánh Vĩnh, các xã miền núi, các thôn miền núi và con em đồng bào dân tộcthiểu số thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Tỉnh sống rải rác ở địa bàncác xã, phường, thị trấn không thuộc các xã miền núi trên địa bàn tỉnh KhánhHoà; Quyết định số 20/2007/QĐ-UBND ngày 03/6/2007 của UBND tỉnh vềviệc bổ sung, sửa đổi Quyết định số 83/2005/QĐ-UBND ngày 29/9/2005 củaUBND tỉnh, Quy định chế độ học bổng và khen thưởng học sinh Trong quátrình chỉ đạo thực hiện, Tỉnh đã thực hiện miễn giảm học phí; hỗ trợ vở, viết,sách giáo khoa, trợ cấp xã hội và học bổng Thực hiện hỗ trợ học bổng cho3.352 lượt học sinh đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo chính sách của Tỉnh
Về chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở
Thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày20/7/2004 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạtcho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn (nhà 134); Chỉ thị số29-CT/TU ngày 5 tháng 4 năm 2005, Về việc tập trung chỉ đạo xóa nhà tranh tre,nhà dột nát cho người nghèo trong tỉnh, HĐND đã thông qua Nghị quyết số12/2007/NQ-HĐND ngày 02/02/2007 chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, đờisống khó khăn cư trú lâu năm trên địa bàn miền núi giai đoạn 2007 - 2010; Quyết định số 15/2007/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo,đời sống khó khăn cư trú lâu năm trên địa bàn miền núi giai đoạn 2007 - 2010.Quan đó, tỉnh Khánh Hòa đã hỗ trợ nhà ở với tổng kinh phí là 66.765,4 triệuđồng (2005 - 2010)
Như vậy, trên cơ sở nắm bắt rõ nhu cầu, nguyện vọng của người nghèo,Đảng bộ Tỉnh đã triển khai chỉ đạo thực hiện các chính sách hỗ trợ trên nhiềuphương diện, thông qua đó, giải quyết được những vấn đề thiết yếu, cấp bách
để người nghèo ổn định cuộc sống, có điều kiện nhất định vươn lên thoátnghèo Đồng thời, với việc thực hiện những chính sách trên, Tỉnh ủy đã làm
Trang 19cho phong trào XĐ, GN thực sự mang tính xã hội hóa, làm chuyển biến sâu sắcnhận thức của cán bộ, nhân dân về công tác XĐ, GN.
1.2.2 Chỉ đạo đào tạo cán bộ làm công tác XĐ, GN, dạy nghề cho
người lao động, giải quyết công ăn việc làm
Về giải quyết việc làm: Từ thực tiễn của công tác XĐ, GN, Tỉnh ủy,
HĐND, UBND tỉnh đã nhận rõ để công tác XĐ, GN được triển khai toàn diện
và đạt hiệu quả cao nhất, một trong những nhiệm vụ quan trọng là cần tạo rađược công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là đối với người nghèo.Tăng việc làm có ý nghĩa nhằm phát huy nhân tố con người, ổn định và pháttriển kinh tế, lành mạnh xã hội, đáp ứng yêu cầu bức xúc về tăng thu nhập,
“cải thiện đời sống nhân dân nhanh chóng đi tới mục tiêu xóa đói, giảm nghèothiết thực và hiệu quả” [62, tr.6] Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướngChính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị toàn quốc về dạy nghề, việc làm vàxuất khẩu lao động năm 2007 và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa,Tỉnh đã đặt ra mục tiêu, yêu cầu: Phấn đấu đến năm 2010 đạt tổng chỉ tiêutuyển mới đào tạo nghề là 97.730 người; trong đó chỉ tiêu đào tạo hệ dài hạn(cao đẳng nghề, trung cấp nghề) là 25%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt35% Mỗi huyện đồng bằng có 01 trường Trung cấp nghề và các Trung tâmdạy nghề cụm xã; 30% học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở được phân luồnghọc nghề; góp phần phổ cập bậc Trung học phổ thông [76; tr.10]
Để đạt mục tiêu trên, trong các chương trình về dạy nghề cũng đã chỉ racác nội dung cần thực hiện: thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng
và Nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển KT - XH để tạo mở việc làm; tập trunggiải quyết việc làm và thu hút lao động tại chỗ; phát triển một nền sản xuấtnông - lâm - ngư nghiệp toàn diện thực hiện đổi mới cơ cấu kinh tế nôngnghiệp nông thôn; cho vay vốn với lãi xuất ưu đãi để phát triển ngành nghềtạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển và thu hút lao động; củng cốmạng lưới các cơ sở dạy nghề của Tỉnh Trong 5 năm từ 2005 - 2010, đã dạynghề miễn phí cho 969 người nghèo với kinh phí 2.448,2 triệu đồng Ngoài ra,
Trang 20các trường nghề, trung tâm dạy nghề thực hiện miễn 100% các khoản đónggóp và giảm 50% học phí cho học sinh nghèo Công tác hỗ trợ dạy nghề chongười nghèo đã trợ giúp cho người nghèo có tay nghề cần thiết để tự tạo việclàm hoặc tìm việc làm tại các doanh nghiệp giúp giảm nghèo nhanh, hiệu quả.
Về công tác cán bộ: Bên cạnh việc nhận thức được tầm quan trọng của
vấn đề nâng cao chất lượng lao động, giải quyết việc làm Tỉnh cũng đã rất chútrọng công tác đào tạo cán bộ làm công tác XĐ, GN: “Đào tạo cán bộ làm côngtác XĐ, GN; Bổ sung và hoàn thiện hệ thống tài liệu đào tạo cán bộ XĐ, GN,
tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ… hoạt động ngày càng chất lượng và hiệuquả hơn, tăng cường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cơ sở xã,phường” [72, tr.1] Từ năm 2006 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội củaTỉnh đã tiến hành tổ chức các đợt tập huấn, phát hành tài liệu nhằm đào tạo, bồidưỡng cán bộ làm công tác XĐ, GN ở tất cả các cấp tỉnh, huyện, xã với mụcđích là nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ này biết cách tổchức, quản lý triển khai thực hiện chương trình
Nhận thức rõ yêu cầu tăng cường cán bộ cho các cơ sở, ngày07/05/2007 Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã ra Quyết định số 1047/QĐ -
TC - UB giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, các công ty, xí nghiệp và lựclượng vũ trang đóng trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm huy động mọi nguồn lựccủa các ngành, đơn vị và tăng cường cán bộ xuống cơ sở để giúp xã nghèo,khó khăn thực hiện chương trình XĐ, GN Trách nhiệm của ngành, đơn vịđược phân công giúp đỡ xã nào, phối hợp với việc cùng địa phương hoànthành mục tiêu XĐ, GN ở xã đó trong từng năm
Để cụ thể hóa nhiệm vụ này, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số
2630/QĐ-TC-UB, Về việc giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị tăng cườngcán bộ tham gia chương trình XĐ, GN và chương trình phát triển KT - XHcác xã đặc biệt khó khăn, đồng thời ban hành quy chế hoạt động cụ thể đốivới lực lượng cán bộ tăng cường về các cơ sở kèm theo quyết định này Có
Trang 21chính sách ưu tiên, khuyến khích những cán bộ hoàn thành trở về như: nângbậc lương trước thời hạn, tạo cơ sở vật chất khi đi cơ sở Trong giai đoạn
2005 - 2010, Sở Nội vụ đã tham mưu cho UBND tỉnh luân chuyển, tăng cường
02 đợt cán bộ, công chức của các ngành, huyện, thị cho các xã đặc biệt khókhăn của tỉnh, cụ thể: Từ năm 2005 đến năm 2007, tăng cường 198 cán bộ,công chức; Từ năm 2008 đến năm 2010, tăng cường 180 cán bộ, công chức.Nhìn chung, cán bộ, công chức được luân chuyển, tăng cường cho các xã đặcbiệt khó khăn đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện, tiếp cận nhanh với môi trườngmới, phát huy tốt khả năng và vai trò, trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao Đội ngũ tăng cường đã biết tranh thủ và tổ chức và tham mưu cho cấp ủy,chính quyền cùng với ban chỉ đạo XĐ, GN xã điều tra, khảo sát nắm tình hìnhthực tế về kinh tế - xã hội, phân loại hộ đói nghèo và nguyên nhân…từ đó xâydựng đề án XĐ, GN một cách phù hợp với tình hình địa phương
1.2.3 Chỉ đạo huy động mọi nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã khó khăn
Thực trạng hộ nghèo phân theo khu vực của Khánh Hòa có sự chênhlệch giữa nông thôn và thành thị Khu vực nông thôn, miền núi, số lượng hộnghèo chiếm tỉ lệ cao (11,59% - năm 2005) [Phụ lục 03] tập trung chủ yếu là
ở các xã thuộc huyện miền núi vùng cao, vùng sâu, vùng bãi ngang ven biển,hải đảo Nét đặc trưng của các khu vực này là điều kiện tự nhiên phức tạp, địabàn phân tán, xa các trung tâm kinh tế, đặc biệt huyện đảo Trường Sa và các
xã hải đảo, phương tiện giao thông đi lại rất khó khăn, một số xã chưa cóđường ô tô tới trung tâm xã, trình độ văn hóa của nhân dân còn thấp, điềukiện sản xuất, canh tác còn nhiều khó khăn, thời tiết diễn biến bất thường,trồng trọt và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, còn phụ thuộc nhiều vào điềukiện thiên nhiên, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vàcòn mang nặng tính tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hóa và dịch vụ chưaphát triển, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc còn nhiều
Trang 22khó khăn, nhất là đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo,vùng đồng bào dân tộc ít người Ở những xã này cơ sở hạ tầng còn thiếu vàyếu cả về điện, đường, trường, trạm, nhiều hộ gia đình còn ở nhà tranhvách đất, nhà dột nát, xiêu vẹo, không đảm bảo an toàn cũng như nhữngnhu cầu tối thiểu về nhà ở Những xã khó khăn, chính quyền địa phươngkhông có đủ nguồn lực và điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầng cho địaphương mình, sự tham gia đóng góp của người dân cũng rất hạn chế.
Nhận thức rõ vấn đề này, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòalần thứ XV (2005) đã chỉ rõ: “Thu hút mọi nguồn vốn đầu tư cho phát triển.Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa
- hiện đại hóa, nhất là giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, bưu điện,
trường học” [4, tr.46] Đặc biệt, đối với các địa phương khó khăn, Đảng bộ
Tỉnh đã có chỉ đạo cụ thể: Huy động, bố trí nguồn lực tập trung cho địa bàntrọng điểm là các xã đặc biệt khó khăn khu vực, cần tập trung giải quyết cáccông trình phù hợp với nhu cầu thiết yếu của nhân dân để đảm bảo điều kiệnthuận lợi phát triển kinh tế và ổn định đời sống
Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Tỉnh đã huy động tập trung mọinguồn lực cho việc thực hiện chương trình XĐ, GN bao gồm từ ngân sáchnhà nước cấp, nguồn do nhân dân gây quỹ XĐ, GN, nguồn tài trợ của các
cơ quan, tổ chức đoàn thể trong và ngoài tỉnh, tài trợ quốc tế để thực hiệnchủ trương đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho vùng nghèo, xã nghèo, bảođảm sử dụng có hiệu quả Hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủyban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về cuộc vận động “Ngày vìngười nghèo”, ngày 07/10/2009 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2555/QĐ-UBND, Về việc thành lập Ban Vận động ủng hộ Quỹ “Vì ngườinghèo”, kêu gọi toàn dân ủng hộ quỹ vì người nghèo, mở ra một hướng đi,một nguồn lực mới trong công tác XĐ, GN ở Khánh Hòa Từ nguồn vốnnày, Ban vận động ủng hộ quỹ của Tỉnh đã trực tiếp hỗ trợ kịp thời cho các
Trang 23hộ đói nghèo, các hộ gặp rủi ro vay để phát triển sản xuất, thực hiện XĐ,
GN Đây là việc làm thiết thực giúp đỡ người nghèo có cơ hội vượt quakhó khăn, vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no
Trong 5 năm (2005 - 2010), Tỉnh đã huy động được trên 1.543 tỷ đồng
để đầu tư hỗ trợ giúp đỡ các hộ nghèo, xã nghèo có vốn để phát triển sản xuất,tạo việc làm, từng bước giải quyết khó khăn về đời sống vật chất, tinh thầntrên tất cả các lĩnh vực, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu XĐ, GN
và giải quyết việc làm đã đề ra Có 15 xã đặc biệt khó khăn được đầu tưnguồn vốn từ chương trình 135, hỗ trợ đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng nhưđường giao thông, trường học, nước sinh hoạt, điện thắp sáng, trạm xá, trungtâm cụm xã, đặc biệt là các công trình thủy lợi phục vụ cho ổn định và pháttriển sản xuất Ngoài ra, Tỉnh còn huy động ngân sách tại chỗ và vốn nhândân đóng góp để xây dựng các công trình giao thông, chợ, thủy lợi, nước sinhhoạt, các công trình nước ăn theo vùng cao, công tác khuyến nông, khuyếnlâm, khuyến ngư, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản,mua thẻ BHYT cho người nghèo, xây dựng trạm y tế, mua sắm trang thiết bị
y tế cho các xã nghèo, hỗ trợ học bổng, miễn giảm tiền học phí và tiền muasách giáo khoa cho học sinh nghèo Bộ mặt các xã đặc biệt khó khăn, vùngmiền núi, hải đảo đã có nhiều thay đổi, đời sống của nhân dân được cải thiện
rõ rệt, góp phần thực hiện XĐ, GN và phát triển theo hướng bền vững
1.2.4 Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và phát huy vai trò của các tổ chức xã hội cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo
Xây dựng nông thôn mới: Nhận thức được tầm quan trọng của phong
trào xây dựng nông thôn mới với công cuộc XĐ, GN; trên cơ sở Tỉnh Ủy quántriệt sâu sắc các Nghị quyết, chỉ thị của Trung ương; thực trạng công tác xâydựng nông thôn trong những năm trước đó, Tỉnh ủy Khánh Hòa đã ban hànhChương trình hành động số 26-Tr/TU ngày 31/10/2008 thực hiện Nghị quyết
Trang 24Hội nghị Trung ương 7 (Khoá X), Về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Để thực hiện chỉ đạo của Tỉnh, ngày 17 tháng 11 năm 2008, UBND tỉnh
Khánh Hòa đã ra công văn số 6994/UBND, Về triển khai thực hiện Nghị quyết
số 24/2008/NQ-CP của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong
đó giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, tham mưuvăn bản chỉ đạo của UBND giao nhiệm vụ cho các ngành, đơn vị liên quan xâydựng chương trình, đề án, dự án chuyên ngành cụ thể, hướng dẫn giúp đỡ nhândân phát triển sản xuất, tổ chức các loại hình sản xuất ở nông thôn có năngsuất và hiệu quả cao để tăng thu nhập - giảm nghèo, thông qua các hình thứcnhư: chuyển dịch cơ cấu ngành nghề ở nông thôn từ nông lâm ngư nghiệpthủy sản sang công nghiệp xây dựng dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng,vật nuôi, đẩy mạnh công tác khuyến nông, thông tin khoa học kỹ thuật, đàotạo nghề và tín chấp cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh,đồng thời giúp đỡ các hộ nghèo
Sau gần 2 năm (từ năm 2008) triển khai xây dựng nông thôn mới, bộmặt nông thôn của Tỉnh đã có sự thay đổi rõ rệt: cơ sở hạ tầng nông thôn ngàycàng khang trang, hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuấtphát triển phù hợp; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càngđược nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị đượctăng cường; an ninh trật tự được giữ vững; công tác XĐ, GN đạt nhiều kếtquả quan trọng Xây dựng nông thôn mới ngày càng có vị trí quan trọng trongphát triển KT - XH của Tỉnh, trực tiếp khắc phục tình trạng mất cân đối trongphát triển KT - XH vùng, lãnh thổ trên địa bàn, rút ngắn khoảng cách chênhlệch giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn, tạo cơ sở vững chắc nâng cao đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần quan trọng trong công tác
XĐ, GN của Tỉnh
Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội và sự sỗ trợ của cộng đồng để XĐ, GN Bên cạnh những nội dung tập trung chỉ đạo trong công tác
Trang 25XĐ, GN nêu trên, Tỉnh ủy và các cơ quan hữu quan tỉnh Khánh Hòa cũng chútrọng việc phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể quần chúng nhân dântrong công tác XĐ, GN Quan điểm của Tỉnh về vai trò của các tổ chức chínhtrị xã hội trong XĐ, GN khẳng định: “Chương trình mục tiêu giảm nghèo tỉnh
Khánh hòa giai đoạn 2005 - 2010 là một chương trình kinh tế - xã hội toàn
diện, được triển khai thực hiện thông qua hệ thống chính sách và các dự án cụthể Vì thế không một cấp, một ngành nào có thể đảm đương được mà đòi hỏiphải có sự phối kết hợp thực hiện chặt chẽ của các cấp, các ngành, các tổ chứcđoàn thể xã hội và sự tham gia của cộng đồng” [30; tr.1] Vì vậy, trongchương trình này, Tỉnh ủy Khánh Hòa phối hợp với UBND Tỉnh phân côngcác sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp của Tỉnh trực tiếp tham gia Căn
cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình, các sở, ban, ngành, đoàn thể đã xâydựng nhiệm vụ của mình để triển khai thực hiện chương trình XĐ, GN mộtcách phù hợp và phát huy được kết quả lớn Nhờ đó, các tổ chức quần chúng
đã chứng tỏ được vai trò to lớn của mình trong việc phát huy nguồn lực gópphần thực hiện mục tiêu XĐ, GN bền vững
Mặt trận Tổ quốc các cấp đã chủ trì và phối hợp với các đoàn thể thành
viên tổ chức, vận động nhân dân đẩy mạnh sản xuất, mạnh dạn ứng dụng các
thành tựu khoa học - kỹ thuật trong lao động sản xuất Hội Nông dân triển khai phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp
nhau XĐ, GN và làm giàu chính đáng” Các cấp hội còn tập trung tuyêntruyền, vận động hội viên, phối hợp với trạm Khuyến nông - khuyến lâm -khuyến ngư, trạm Bảo vệ thực vật, các ngân hàng hỗ trợ về giống, vốn, phânbón, chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt cho hội viên, tổchức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật thu hút nhiều hội viên
tham gia Hội Phụ nữ các cấp thực hiện tổ chức các lớp tập huấn khoa học
kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, hạch toán sử dụngvốn vay, tư vấn sản xuất kinh doanh sản phẩm phù hợp, tham gia các lớp
Trang 26dạy nghề ngắn hạn, nâng cao kiến thức cho phụ nữ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với phong trào thanh niên lập nghiệp đã tổ chức nhiều
hoạt động thiết thực có hiệu quả Phát huy tinh thần xung kích của đoàn
viên thanh niên tham gia phát triển KT - XH, góp phần XĐ, GN Liên đoàn lao động các cấp đã tích cực tham gia vào việc sắp xếp lại các doanh
nghiệp nhà nước, góp phần ổn định sản xuất, giải quyết việc làm, đảm bảođời sống bình thường cho công nhân… thể hiện được vai trò của công đoàn
đối với công nhân viên chức Hội Cựu chiến binh cũng tích cực tham gia
phong trào XĐ, GN của Tỉnh Các cấp hội đều xây dựng được quỹ hoạtđộng tạo điều kiện cho hội viên vay vốn để phát triển sản xuất, thực hiện
XĐ, GN có hiệu quả Việc phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân đãmang lại hiệu quả to lớn trong thực hiện XĐ, GN Đây cũng là hoạt độngquan trọng nhất nhằm làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, nhân dân,đặc biệt là người nghèo, làm cho công tác XĐ, GN thực sự mang tính xãhội hóa; là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần tạo nênnhững thành tựu của Tỉnh trong công tác XĐ, GN
Với bốn nhóm vấn đề tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong giai đoạn 2005
-2010, Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện vàsâu sắc trong công tác XĐ, GN Những nội dung Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạotrong thời gian này đã giải quyết được những vấn đề vừa mang tính chiếnlược, hướng tới xóa bỏ tận gốc những nguyên nhân cơ bản đẫn đến nghèo đói,vừa đáp ứng được những vấn đề mang tính cấp bách, thiết thực giúp ngườinghèo có điều kiện thuận lợi để vươn lên thoát nghèo hiệu quả
*
Khánh Hòa là tỉnh có nhiều điều kiện tự nhiên, KT- XH thuận lợi chocông tác XĐ, GN Quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm của Đảng, chínhsách của Nhà nước, đặc biệt Nghị quyết Đại hội X của Đảng, từ thực trạngcông tác XĐ, GN trước năm 2005, bên cạnh những thành tựu đạt được, còn có
Trang 27nhiều hạn chế, khuyết điểm trong công tác này Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã tậptrung xác định các chủ trương và sự chỉ đạo đúng đắn nhằm thực hiện tốt côngtác XĐ, GN trên địa bàn tỉnh từ năm 2005 đến năm 2010.Trên cơ sở xác địnhquan điểm, mục tiêu, cùng hệ thống giải pháp lãnh đạo thực hiện XĐ, GN(2005 - 2010) đúng đắn, Đảng bộ Tỉnh đã tập trung chỉ đạo trên các nội dung:Chỉ đạo thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người nghèo; Chỉ đạo đào tạo cán
bộ làm công tác XĐ, GN, dạy nghề cho người lao động, giải quyết công ănviệc làm; Chỉ đạo huy động mọi nguồn lực cho XĐ, GN, tập trung đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng ở các xã khó khăn; Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới vàphát huy vai trò của các tổ chức xã hội cho công cuộc XĐ, GN Những chủtrương của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa về thực hiện chương trình XĐ, GN giaiđoạn 2005 - 2010 đã nhanh chóng đi vào cuộc sống Những chủ trương củaĐảng bộ tỉnh Khánh Hòa về thực hiện chương trình XĐ, GN giai đoạn 2005 -
2010 đã nhanh chóng đi vào cuộc sống Đồng thời, tạo dựng một môi trườngchính trị - kinh tế - xã hội thuận lợi, là điều kiện hết sức quan trọng và cầnthiết đối với công tác XĐ, GN, là động lực bên ngoài để thúc đẩy các hộnghèo, xã nghèo vươn lên
Trang 28Chương 2
ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÒA LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH
XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO (2011 - 2015)
2.1 Những nhân tố tác động mới và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa về đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo (2011-2015)
2.1.1 Những nhân tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa về xóa đói, giảm nghèo (2011 - 2015)
* Một là, khủng hoảng kinh tế thế giới và các thách thức đối với việc giảm nghèo ở Việt Nam
Trong giai đoạn này, bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phứctạp, khó lường Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh nănglượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh sẽ tiếp tụcdiễn biến phức tạp Toàn cầu hoá và cách mạng khoa học - công nghệ pháttriển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế trithức Kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nhưngvẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn; quá trình cấu trúc lại nền kinh tế và điều chỉnhcác thể chế tài chính diễn ra mạnh mẽ ở các nước Cạnh tranh kinh tế thươngmại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, công nghệ,nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao giữa các nước ngày càng gay gắt.Tất cả những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, đặc biệt tình hình suythoái về kinh tế và khủng hoảng tài chính thế giới năm 2011 đã tác động tiêucực đến kinh tế trong nước, cũng như chính sách XĐ, GN ở nước ta
Cuộc khủng hoảng đã làm cho nhiều doanh nghiệp lâm nguy Hầu hết cácdoanh nghiệp của Việt Nam đều bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàncầu, không ít doanh nghiệp lớn bị lao đao, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa vànhỏ đã bị tổn thương và phá sản mạnh do tác động của cuộc khủng hoảng này.Trong khi đó các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chính là lực lượng quan trọngtrong giải quyết việc làm và XĐ, GN ở Việt Nam Theo báo cáo khảo sát của
Trang 29Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương công bố ngày 21 - 11 - 2012,trong số gần 2.500 doanh nghiệp nhỏ và vừa được phỏng vấn tại 10 tỉnh, thànhphố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng có tới 60% doanhnghiệp được khảo sát cho biết, trong năm 2011 họ vẫn còn chịu tác động tiêucực do khủng hoảng kinh tế toàn cầu Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với tỷ lệnăm 2009 (17%) Ở miền Nam, trong năm 2011 có tới 71% các doanh nghiệpgặp khó khăn nhiều hơn, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 64% của năm 2006
Nợ xấu của hệ thống ngân hàng gia tăng Tổ chức xếp hạng tín dụngquốc tế Moody đã đánh giá rằng, tại Việt Nam, do lãi suất tăng cao khiến việcvay vốn khó khăn hơn và nợ xấu tại các ngân hàng đang có xu hướng giatăng Theo Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody, báo cáo của các ngân hàngViệt Nam cho thấy, các khoản vay không có khả năng thu hồi hoặc mất vốnvào cuối năm 2010 đã tăng cao hơn so với cùng kỳ Tình hình này càng trầmtrọng hơn trong năm 2011 và 2012 Khi nền kinh tế khủng hoảng, hoạt độngkinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn thì nợ xấu gia tăng Trong khi
đó các doanh nghiệp đói vốn, sản xuất kinh doanh tiếp tục giảm sút, ảnhhưởng đến sự tăng trưởng kinh tế và đời sống người lao động
Lạm phát vốn tiềm ẩn trong nền kinh tế đã bùng phát mạnh trở lại Tronggiai đoạn 1996 - 2003, lạm phát ở mức dưới 4%, chỉ có năm 1998 tăng lên9,2% do tác động của khủng hoảng khu vực Từ năm 2004, lạm phát bắt đầu
có dấu hiệu tăng cao, đặc biệt năm 2008 tăng 19,89%, năm 2010 tăng11,75%; năm 2011 là 18,13% Hậu quả là giá cả tăng cao, mức lương giảmsút Mặc dù thu nhập bình quân đầu người gia tăng, song trên thực tế do lạmphát, mức thu nhập thực tế hầu như lại tăng không đáng kể Mức tăng thunhập thực tế bình quân đầu người năm 2011 so với năm 2007 chỉ bằng 1/5mức tăng thu nhập danh nghĩa Đối với người nghèo, kể từ “cú sốc” tăng giánăm 2008 đến nay, họ dường như nhanh chóng nghèo hơn so với chính mìnhvài năm về trước, khoảng cách về chi tiêu, chất lượng cuộc sống so với những
Trang 30nhóm người thu nhập cao ngày càng lớn hơn Không có dự trữ thu nhập, chỉcần có biến cố, như mất việc làm hay bệnh tật, gia đình sẽ lập tức bị ảnhhưởng và dễ bị tổn thương Những vấn đề trên đặt ra cho công tác XĐ, GNcủa Đảng nói chung và của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa nói riêng nhiều khókhăn thách thức trên con đường hội nhập và phát triển.
* Hai là, xuất phát từ chủ trương XĐ, GN của Đảng trong giai đoạn mới
Thực hiện chủ trương của Đảng về XĐ, GN trong giai đoạn 2011 - 2015,Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011, Về địnhhướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 - 2020; cùng với đó Thủ tướngChính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1200/QĐ-TTg ngày 31/8/2012,
Về việc Phê duyệt Khung kế hoạch triển khai Nghị quyết số 80/NQ-CP củaChính phủ và Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012, Phê duyệtChương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015.Những chủ trương XĐ, GN của Đảng từ năm 2011 đến năm 2015 được kháiquát trên những vấn đề cơ bản là:
Về phương hướng, mục tiêu XĐ, GN
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định: “Thực hiện
có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hoácác nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tạicác huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn” [27, tr.44] Khuyếnkhích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khátrở lên Có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hoá giàunghèo, giảm chênh lệch về mức sống giữa nông thôn với đô thị
Về mục tiêu: Giảm nghèo bền vững là một trong những trọng tâm của
Chiến lược phát triển KT - XH giai đoạn 2011 - 2015, trên cở sở phương hướngcủa Đảng, Chính phủ trong chương trình giảm nghèo bền vững đặt ra mục tiêu
là “Cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết ởkhu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ,
Trang 31toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị vànông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư” [21, tr.3].
Điểm phát triển so với Nghị quyết Đại hội X trong giai đoạn này, Đảng,Chính phủ nhấn mạnh phải thực hiện giảm nghèo bền vững, tập trung vào pháttriển KT - XH vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn
và thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng Đây là một mục tiêu và làtrọng tâm của chiến lược phát triển KT - XH, thể hiện tư duy chiến lược vàquyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta trong cuộc chiến chống đói nghèo
Mục tiêu cụ thể: “Thu nhập của hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ
nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/nămtheo chuẩn nghèo từng giai đoạn” [27, tr.191] Điều kiện sống của ngườinghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là vấn đề y tế, giáo dục, văn hóa, nướcsinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xãhội cơ bản; Cơ sở hạ tầng KT - XH ở các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bảnđặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới,trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt
Về nhiệm vụ, giải pháp:
- Tiếp tục thực hiện những chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo
đã và đang thực hiện: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, thựchiện Chương trình 135 giai đoạn 3, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30a củachính phủ và các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác Thực hiện tốtNghị quyết số 80/NQ-CP của Chính phủ ngày 19/5/2011, Về định hướng xóađói, giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 - 2020
- Nguồn lực để thực hiện công tác giảm nghèo sẽ được huy động tối đa,
không chỉ bằng Ngân sách Nhà nước mà còn huy động được sự tham gia vớitinh thần trách nhiệm cao của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước,Ngân hàng thương mại… và đặc biệt là từ chính bản thân người nghèo
Trang 32- Phối hợp nhiều phương thức hỗ trợ người nghèo như hỗ trợ ngườinghèo trong vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về cung cấp vàtạo điều kiện duy trì với các loại dịch vụ, hỗ trợ giao đất, giao rừng; về đàotạo nguồn nhân lực.
Như vậy, Đảng đã có cách tiếp cận ngày càng toàn diện và đưa ranhững chủ trương, biện pháp thiết thực để XĐ, GN, hạn chế phân hoá giàunghèo trên cơ sở tiến hành đồng bộ các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng gắnliền với phát triển văn hoá - xã hội; chú trọng đẩy mạnh việc thực hiện tiến
bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường trợ giúp với đốitượng yếu thế; tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình KT - XH,nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn Những chủ trương,chính sách trên của Đảng và Nhà nước đã tập trung giải quyết những vấn đề
cơ bản trong công tác XĐ, GN, đồng thời ngày càng tham gia một cách tíchcực với cộng đồng quốc tế cùng giải quyết những vấn đề đói, nghèo Nhữngquan điểm của Đảng và Nhà nước về XĐ, GN không chỉ bảo đảm tính hiệuquả của công tác XĐ, GN mà còn đảm bảo tính bền vững trước những nguy
cơ đói nghèo, tái đói nghèo đều có thể xảy ra trước những biến cố của môitrường thiên nhiên, của quá trình hội nhập và phát triển Đây cũng chính là cơ
sở để Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa quán triệt và vận dụng vào công tác XĐ, GNtrong tình hình mới
* Ba là, từ yêu cầu xóa đói, giảm nghèo đảm bảo tính bền vững của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2015.
Do huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội và sự chỉ đạo đúnghướng nên công tác giảm nghèo đã đạt được những kết quả tích cực, đến năm
2011, toàn Tỉnh không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,5% theochuẩn quốc gia và 11,12 % theo chuẩn của Tỉnh Tỉnh cũng đã quan tâm đầu
tư xây dựng mới gần 6000 căn nhà cho các hộ nghèo, tạo điều kiện có nơi ở
ổn định, thoát nghèo bền vững Nhiều chính sách hỗ trợ mang tính đặc thù của
Trang 33tỉnh đã được triển khai như: hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế, giáo dục cho đồngbào dân tộc thiểu số (DTTS), hộ cận nghèo; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo; trợcấp tiền Tết cho các hộ nghèo; nâng mức trợ cấp xã hội thường xuyên cho cácđối tượng bảo trợ xã hội Có thể nói, công tác giảm nghèo đã đạt mục tiêu
mà Tỉnh đề ra, đời sống hộ nghèo, người nghèo, đồng bào DTTS đã được cảithiện đáng kể Bên cạnh kết quả đạt được, công tác giảm nghèo còn có nhữngkhó khăn, thách thức đặt ra yêu cầu giảm nghèo trong tình hình mới: Công tácgiảm nghèo của Tỉnh vẫn chưa thật sự bền vững Một trong những nguyênnhân là do trong giai đoạn (2005 - 2010) tiếp cận nghèo theo thước đo chủyếu là mức thu nhập bình quân đầu người Từ đó, việc xây dựng và thực hiệncác chính sách giảm nghèo chủ yếu mang tính chất trực tiếp hỗ trợ hộ nghèo.Điều này dần dần tạo nên tâm lý không muốn thoát nghèo, xin vào hộ nghèo
để được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước Ngoài ra, chính việc hỗtrợ trực tiếp, như cho mỗi hộ nghèo một tháng, một quý bao nhiêu tiền để hỗtrợ tiền điện, tiền học, phần quà vào dịp lễ, Tết giống như để bù đắp chomột hiện tượng nghèo chứ không phải để họ thoát nghèo Bên cạnh đó, việcđánh giá hộ nghèo chỉ dựa trên tiêu chí thu nhập đã không đo lường được sựthiếu hụt của con người về: y tế, giáo dục, nước sạch, vệ sinh Nhiều hộ đãthoát nghèo (có thu nhập vượt trên chuẩn nghèo) nhưng vẫn gặp khó khăn vàkhông nằm trong diện được chính sách hỗ trợ nên giảm nghèo chưa bền vững
và có nguy cơ tái nghèo Trong giai đoạn 2011 - 2015 công tác giảm nghèo
của tỉnh Khánh Hòa đặt ra yêu cầu giảm nghèo phải mang tính bền vững.
Trên cơ sở, chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác XĐ, GN theo hướngbền vững Hộ nghèo không chỉ được xác định dựa trên mức thu nhập bìnhquân đầu người như trước đây mà còn phải đo lường theo 5 chiều khác, gồm:giáo dục; y tế; nhà ở; tiếp cận thông tin; bảo hiểm và trợ giúp xã hội Nhưvậy, giảm nghèo trong giai đoạn đến sẽ tiếp cận nhiều chiều hơn, sâu hơn, các
Trang 34chính sách giảm nghèo sẽ phải tính toán đảm bảo giúp các hộ nghèo, hộ cậnnghèo tiếp cận đầy đủ các nhu cầu và dịch vụ xã hội cơ bản.
2.1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa về đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo (2011 - 2015)
Quán triệt chủ trương XĐ, GN của Đảng trong thời kỳ mới, căn cứ vàotình hình thực tiễn công tác XĐ, GN của Tỉnh, Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đãxác định chủ trương đẩy mạnh công tác XĐ, GN trên địa bàn Tỉnh giai đoạn
2011 - 2015, trong đó nêu lên các vấn đề quan trọng như: Quan điểm, mụctiêu, nhiệm vụ cơ bản, các giải pháp và tổ chức thực hiện
* Quan điểm chỉ đạo:
Một là, công tác XĐ, GN được đặt trong “Chương trình tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội chung của Tỉnh và ở mỗi địa phương” [5, tr.48] Đây làquan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình XĐ, GN của Đảng bộ tỉnh KhánhHòa Việc thực hiện công tác giảm nghèo phải được kết hợp một cách chặt chẽ,đồng bộ giữa việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo với kế hoạch phát triển
KT - XH trên từng địa bàn dân cư của từng địa phương và toàn Tỉnh; đồng thời
có cơ chế, chính sách giảm nghèo phù hợp đối với từng khu vực
Hai là, công tác giảm nghèo “đảm bảo tính bền vững của chương trình,
tập trung hỗ trợ chăm lo để từng bước cải thiện và nâng dần điều kiện sống,mức sống và chất lượng cuộc sống của các hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo,tăng cường giải pháp chống tái nghèo” [67, tr.8] Trong đó, chú trọng nângcao mặt bằng dân trí, đào tạo nghề và giải quyết việc làm ổn định, nâng caonăng suất lao động để từ đó góp phần tăng thu nhập, có tích lũy tiến tới giảmnghèo và thoát nghèo bền vững
Ba là, ưu tiên tập trung đầu tư trọng điểm vào những vùng, địa bàn và
nhóm dân cư khó khăn nhất; khuyến khích sự tham gia trợ giúp của các đơn
vị, doanh nghiệp trên địa bàn đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo và số lượng hộ
Trang 35nghèo cao Đây là một trong những quan điểm nhấn mạnh vai trò xã hội hóa,cũng như đầu tư có trọng tâm trọng điểm trong XĐ, GN của Tỉnh.
* Mục tiêu
Mục tiêu chung: Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa xác định công tác XĐ, GN
trong thời giai đoạn 2011 - 2015 phải thực hiện cải thiện và từng bước nângcao điều kiện sống của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, ưu tiên các đối tượngnghèo thuộc vùng khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, đối tượngnghèo là đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện vềcông tác giảm nghèo ở vùng khó khăn, góp phần “thu hẹp khoảng cách chênhlệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc vàcác nhóm dân cư; tạo cơ hội để đối tượng nghèo ổn định và đa dạng hóa việclàm, tăng thu nhập; tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bảncho đối tượng nghèo” [67, tr.9]
* Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu với nhiều hình thức phong phú và đa dạng Cùng với việcxây dựng, triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo, Tỉnh cũng cần đẩymạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về giảm nghèo
Trang 36Nội dung công tác tuyên truyền, vận động của các cấp, các ngành tập trungvào việc triển khai, tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về giảm nghèonhanh và bền vững của cấp uỷ, chính quyền địa phương, trách nhiệm tham giacủa người dân, người nghèo trong các hoạt động giảm nghèo, các chế độ,chính sách về giảm nghèo, giới thiệu kinh nghiệm làm ăn, kiến thức khoa học
kỹ thuật, cách làm hay, mô hình giảm nghèo hiệu quả để nhân rộng
Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ nghèo, xã nghèo từng bước
ổn định đời sống phát triển sản xuất và vươn lên XĐ, GN một cách hiệu quả
và bền vững Nghiên cứu chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo không có khảnăng thoát nghèo (gồm: hộ nghèo thuần đối tượng bảo trợ xã hội; hộ nghèochỉ có người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa): ngoài mức trợ cấp xã hộihàng tháng theo quy định hiện hành, các hộ này được hỗ trợ thêm một khoảnkinh phí để tổng thu nhập bằng với mức chuẩn nghèo theo quy định củaChính phủ theo từng thời kỳ
Thứ ba, thực hiện đồng bộ các chính sách đối với người nghèo gồm:
chính sách hỗ trợ về y tế; chính sách hỗ trợ về giáo dục; chính sách hỗ trợđồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn ổn định đời sống, phát triển sản xuất;chính sách an sinh xã hội; chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở, phấn đấuxóa nhà dột nát, nhà lụp xụp
Thứ tư, thực hiện các dự án hỗ trợ trực tiếp XĐ, GN như: dự án tín
dụng cho hộ nghèo vay vốn để sản xuất kinh doanh; hướng dẫn người nghèocách làm ăn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; dự án xây dựng mô hình
XĐ, GN các xã nghèo; dự án xây dựng cơ sở hạ tầng các xã nghèo tập trungđầu tư những công trình trọng điểm; dự án hỗ trợ sản xuất và phát triển ngànhnghề ở các xã nghèo, xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới; dự án đào tạo,bồi dưỡng cán bộ làm công tác XĐ, GN; dự án ổn định dân cư và xây dựngvùng kinh tế ở các xã nghèo; dự án định canh, định cư ở các xã nghèo
Trang 37Thứ năm, xây dựng mối liên kết với các doanh nghiệp trong hỗ trợ đào
tạo nghề với giải quyết việc làm; đào tạo nghề cho lao động địa phương theonhu cầu lao động tại các doanh nghiệp trong và ngoài Tỉnh Khuyến khích, hỗtrợ các doanh nghiệp và các đơn vị thực hiện dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, thủysản cho đồng bào dân tộc và miền núi, ven biển, hải đảo trong thu mua nôngsản, cung ứng hàng hóa vật tư nông - lâm - ngư nghiệp Tăng cường liên kếtgiữa doanh nghiệp và người dân theo hình thức: doanh nghiệp hỗ trợ hàng hóa,vật tư nông nghiệp, thủy sản (giống, vốn, kỹ năng, thuốc ) và giải quyết đầu
ra hàng hóa nông sản, thủy hải sản cho người dân
Thứ sáu, tăng cường kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện đầy đủ,
nghiêm túc các chính sách giảm nghèo của Trung ương và của Tỉnh về hỗ trợcho hộ nghèo và hộ cận nghèo Nghiên cứu đề xuất chính sách thay đổiphương thức hỗ trợ từ cho không sang hỗ trợ các mô hình sản xuất, thực hiệncho vay ưu đãi, có chế độ khen thưởng nhằm kích thích, nâng cao trách nhiệmcủa người dân trong việc sử dụng vốn hỗ trợ thoát nghèo
Như vậy, công tác XĐ, GN của Tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2015 đã cóhướng tiếp cận nhiều chiều hơn, sâu hơn, các chính sách giảm nghèo sẽ phảitính toán đảm bảo giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận đầy đủ các nhu cầu
và dịch vụ xã hội cơ bản Đồng thời, Tỉnh ủy cũng đặt ra yêu cầu cao về việcgiảm nghèo nhanh và bền vững; XĐ, GN tập trung vào dạy nghề, giải quyếtviệc làm để tạo thực hiện XĐ, GN nhanh và bền vững, giải quyết được cănnguyên của tình trạng đói nghèo; tập trung XĐ, GN ở khu vực miền núi, hải đảo
có nhiều khó khăn; thực hiện phân công các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên
địa bàn trợ giúp các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao Đây vừa là điểm mới trong chủ
trương XĐ, GN của Tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2015, vừa là sự vận dụng sátđúng quan điểm của Đảng và chính phủ trong việc XĐ, GN Tất cả những chủtrương của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa về công tác XĐ, GN sẽ góp phần to lớnthực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Tỉnh nhiệm kỳ 2010 -
2015, tạo sự chuyển biến mới trong công tác XĐ, GN trong thời gian tới
Trang 382.2 Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo (2011 - 2015)
2.2.1 Chỉ đạo tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người nghèo giai đoạn (2011 - 2015)
Chính sách hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo
Từ thực tiễn khảo sát cho kết quả XĐ, GN tháng 01 năm 2011, toàn Tỉnhvẫn còn có tới 24.991 hộ nghèo với 100.953 người nghèo, chiếm tỉ lệ 9,40%
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghèo đó, trong đó nguyên nhân thiếuvốn sản xuất là một trong những nguyên nhân cơ bản kiềm chế khả năng thoát
nghèo Khắc phục tình trạng này, trong tổ chức chỉ đạo thực hiện Tỉnh ủy đã
giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Chính sách xã hội chủ trì phối Sở Lao độngThương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành có liên quan và các huyện, thị, thựchiện chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất.Mục đích của chính sách này là cung cấp tín dụng, tài chính cho các hộ nghèo
có sức lao động, có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất tăng thu nhập, gópphần tích cực trong giảm nghèo
Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy, ngày 21 tháng 7 năm 2011HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 12/2011/NQ-HĐND, Về chính sách chovay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số nghèo ở vùng khókhăn trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2011 - 2015 Trên cơ sở đó,Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh thường xuyên phối hợp với các tổ chức hộiđoàn thể tổ chức tập huấn đào tạo, đào tạo lại nghiệp vụ cho cán bộ hội và cán
bộ Tổ tiết kiệm và vay vốn 100% xã, phường trong toàn Tỉnh; tăng cườngcông tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông để nâng caonhận thức của các cấp, các ngành, của toàn thể nhân dân về mục tiêu XĐ, GN
cơ chế, chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước nhằm khơi dậy ý chí quyết tâm
XĐ, GN trên địa bàn dân cư xã, phường, thị trấn Trong quá trình thực hiện,hàng năm ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh đã tiến hành giải ngân các kỳ
Trang 39hạn: ngắn, trung, dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cảithiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XĐ, GN,
ổn định xã hội Định mức số vốn mỗi hộ nghèo được vay ngày càng tăng lên;thực hiện mức lãi suất ưu đãi đối với người nghèo; cơ chế, chính sách thôngthoáng, giúp người nghèo có điều kiện ngày càng thuận lợi trong việc tiếp cậnvới các nguồn vốn để vươn lên thoát nghèo Giai đoạn 2011 - 2015, Ngân hàngChính sách xã hội đã cho vay mới 58.812 lượt hộ nghèo với số tiền cho vay là959.004 triệu đồng Dư nợ tính đến cuối năm 2015 là 29.232 hộ với số tiền chovay là 405.959 triệu đồng [53, tr.8] Vốn cho vay được hộ nghèo sử dụng đúngmục đích, có hiệu quả, người nghèo được tiếp cận thuận lợi hơn và đã giúpnhiều hộ nghèo có vốn làm ăn, thoát nghèo bền vững Như vậy, vốn hỗ trợ củaNgân hàng chính sách đã trở thành một nguồn lực quan trọng giúp hàng ngàn
hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo,góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển KT - XH của Tỉnh
Đặc biệt từ các năm 2014 - 2015, thực hiện theo tinh thần của Quyếtđịnh số 32/2007/QĐ-TTG ngày 05 tháng 3 và Quyết định số 126/2008/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9, Về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dântộc thiểu số đặc biệt khó khăn, 100% hộ nghèo ở 26 xã vùng khó khăn đượcvay vốn theo Quyết định 32 (theo quy định của Trung ương hộ nghèo có thunhập bình quân bằng 50% chuẩn nghèo trợ xuống mới được cho vay) Năm
2014 - 2015, đã giải ngân cho 1.927 hộ vay với số tiền là 9.635 triệu đồng.Thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khókhăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướngChính phủ, trong 02 năm 2014 - 2015 đã hỗ trợ bằng tiền mặt cho 12.804người nghèo với số tiền là 1,83 tỷ đồng; Hỗ trợ bằng hiện vật cho 10.444 hộvới 46.548 khẩu, gồm: 88.252 kg lúa giống, 67.823 kg bắp giống, 885.030hom mỳ, 31.898 cây ăn quả các loại [53, tr.8] Những chính sách hỗ trợ trên
đã bước đầu đã giải quyết được một phần khó khăn cho một bộ phận hộ đồng
Trang 40bào dân tộc thiểu số nghèo có đời sống khó khăn được vay vốn để phát triểnkinh tế, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo Việc thực hiện những chính sáchnày đã góp phần đáng kể trong quá trình XĐ, GN thúc đẩy phát triển kinh tế,
xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Tỉnh, củng cố tăng cường đoàn kếtgiữa các dân tộc, an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc được đảm bảo
Về chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và của Đảng bộ tỉnh KhánhHòa về hỗ trợ người nghèo về nhà ở, UBND tỉnh Khánh Hòa ra Quyết định số2692/QĐ-UBND ngày 17/11/2011, Về điều chỉnh chỉ tiêu và kinh phí thực hiện
hỗ trợ người nghèo về nhà ở tại Quyết định 3450/QĐ-UBND và Quyết định số2996/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2015, Về phê duyệt Đề án Hỗ trợ vềnhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bànTỉnh Theo đó thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn, đảm bảo
có nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần XĐ, GN bềnvững Tính đến năm 2015 toàn Tỉnh đã xây dựng xong, bàn giao đưa vào sửdụng gần 6000 căn nhà hoàn thành 100% kế hoạch theo tinh thần “Nhà nước
hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, gia đình tham gia đóng góp để xây được một cănnhà” Tỉnh có chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở là 1,4 triệu đồng/hộ đốivới vùng đặc biệt khó khăn, 1,2 triệu đồng/hộ đối với các vùng còn lại, ngânsách Tỉnh hỗ trợ trả nợ 8 triệu đồng/hộ vay vốn của Ngân hàng Chính sách xãhội [53, tr.9] Các hộ nghèo đều xây dựng nhà ở đúng hoặc vượt hơn so vớitiêu chuẩn diện tích và yêu cầu ba cứng (nền cứng, khung cứng, mái cứng,đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 24m2, tuổi thọ từ 10 năm trở lên)
Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế
Thực hiện Nghị quyết Số 05/2011/NQ-HĐND ngày 07 tháng 4 năm
2011 của HĐND Tỉnh, Về chế độ hỗ trợ tiền đóng BHYT cho người thuộc hộgia đình cận nghèo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và Nghị quyết số28/2012/NQ-HĐND ngày 05/12/2012, Về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết