1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ - đảng bộ tỉnh đồng nai lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015

105 286 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 839 KB

Nội dung

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng chi bộ, đảng bộ cơ sở, đồng thời khẳng định vai trò to lớn của TCCSĐ, góp phần quyết định tới thắng lợi cách mạng. Người chỉ rõ: “Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt” 49, tr.113. Quán triệt tư tưởng của Người, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định “xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quantâm xây dựng chi bộ, đảng bộ cơ sở, đồng thời khẳng định vai trò to lớn củaTCCSĐ, góp phần quyết định tới thắng lợi cách mạng Người chỉ rõ: “Để lãnh đạocách mạng, Đảng phải mạnh Đảng mạnh là do chi bộ tốt Chi bộ tốt là do các đảngviên đều tốt” [49, tr.113] Quán triệt tư tưởng của Người, trong suốt quá trình lãnhđạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định “xây dựng Đảng là nhiệm

vụ then chốt” Trong đó, xây dựng TCCSĐ là một trụ cột quan trọng, có tính nềntảng Thước đo hiệu quả của công tác xây dựng TCCSĐ là chất lượng tổ chức cơ sở,tình hình đoàn kết ở cơ sở và mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương,đơn vị

Xuất phát từ tầm quan trọng đó, Trung ương Đảng đã có nhiều nghị quyết, chỉthị, qui định, hướng dẫn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của TCCSĐ - hạtnhân chính trị lãnh đạo ở cơ sở, nhất là đối với TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn, nơitrực tiếp cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên;đồng thời đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo chính quyền cơ sở, các tổ chức vàđoàn thể quần chúng thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước, góp phần thường xuyên nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiếnđấu của Đảng ở cơ sở

Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có dân số đông thứ nhì miềnNam (sau Thành phố Hồ Chí Minh), đứng thứ 5 sau cả nước; có diện tích lớn thứnhì ở miền Đông (sau tỉnh Bình Phước) và thứ 3 ở miền Nam (sau tỉnh Bình Phước

và tỉnh Kiên Giang) Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước; là một trong ba góc nhọn củatam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai Trong côngcuộc đổi mới, xây dựng và phát triển theo hướng CNH, HĐH, công tác xây dựngĐảng nói chung và công tác xây dựng TCCSĐ nói riêng luôn được Đảng bộ tỉnhđặc biệt quan tâm Từng bước xây dựng TCCSĐ thực sự là hạt nhân chính trị lãnh

Trang 2

-đạo ở cơ sở, nhất là đối với xã, phường, thị trấn, góp phần quyết định trong quátrình lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương

Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển mới, với nhiều tác động của nền kinh tế thịtrường, các TCCSĐ nói chung và TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn nói riêng trong Đảng

bộ tỉnh Đồng Nai cũng ngày càng bộc lộ những bất cập và hạn chế, ảnh hưởng chấtlượng và hiệu quả trong công tác xây dựng Đảng Một bộ phận trong TCCSĐ yếu kém,hoặc thiếu trong sạch vững mạnh đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình lãnh đạothực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của Đảng bộ và uy tín của Đảng trongnhân dân Vì thế, tác giả chọn đề tài: “ Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015” làm đề tàiluận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; nhằm đánhgiá một phần thực trạng, đúc kết những kinh nghiệm lịch sử trong công tác xây dựngĐảng ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, là vấn đề có tính cấp thiết trong công tácnghiên cứu Lịch sử Đảng hiện nay, nhất là đối với các Đảng bộ địa phương

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Xây dựng TCCSĐ nói chung, TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn nói riêng là vấn

đề rất quan trọng của công tác xây dựng Đảng Vì vậy, đã có nhiều công trình củacác đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các tổ chức, nhà khoa học quan tâmnghiên cứu về vấn đề này ở nhiều góc độ, trên nhiều bình diện khác nhau, vớinhiều giá trị khoa học cả về lý luận và thực tiễn, có thể chia thành các nhóm côngtrình sau:

* Nhóm công trình nghiên cứu những vấn đề chung về công tác xây dựng Đảng và tổ chức cơ sở đảng

Nhóm tác giả: Hồ Thanh Khôi, Phạm Thị Hiểu (1995), Để nâng cao năng lực

lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ; Lê Đức Bình (2003), Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Ngô Đức Tính (2003), Xây dựng Đảng về tổ chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nhóm tác giả Nguyễn Phú

Trọng, Tô Huy Rứa, Trần Khắc Việt (Đồng chủ biên) (2004), Nâng cao năng lực

lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Trang 3

Nội; Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của

Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Phú Trọng (2005), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội; Dương Trung Ý (2006), “Nâng cao chất lượng TCCSĐ và đảng

viên dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội X”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 8); Ngô

Kim Ngân (2006), “Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của

TCCSĐ”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 6); Nguyễn Ngọc Thịnh (2007), Nâng cao

năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đảng viên,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Cao Ngọc Hải (2007), “Nâng cao tính chiến đấu

của tổ chức cơ sở đảng”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 2); Trương Thị Thông (2008),

“Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ”,

Tạp chí Lý luận Chính trị, (số 4); Bùi Đức Lại (2009), “Về chức năng, nhiệm vụ của

tổ chức cơ sở đảng”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 7); Nguyễn Đức Hà (2010), Một

số vấn đề về xây dựng tổ chức cở sở đảng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

Trần Lưu Hải (2010), “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng đáp ứng yêu cầu và

nhiệm vụ mới”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 2); Vũ Văn Phúc (2011), “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng”, Tạp chí Cộng

sản Điện tử, ngày 01/7/2011; Ban Tuyên giáo Trung ương (2012), Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Trần Minh

Trưởng (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chi bộ đảng gắn với xây dựng

TCCSĐ trong sạch, vững mạnh, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

Các công trình khoa học trên đã nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống cácnguyên lý, quan điểm, nội dung chủ yếu về Đảng Cộng sản cầm quyền; về công tácxây dựng, chỉnh đốn Đảng trong thời kỳ đổi mới Các tác giả đã dành một phần quantrọng luận giải về vị trí, vai trò và thực trạng xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo

và sức chiến đấu của TCCSĐ; từ đó, đề xuất các giải pháp về chính trị, tư tưởng, tổchức nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và đội ngũ cán bộ,đảng viên nhằm đảm bảo cho các TCCSĐ luôn thực sự là nền tảng, hạt nhân lãnh đạocủa Đảng ở cơ sở trong tình hình mới

Trang 4

* Nhóm công trình nghiên cứu về thực tiễn xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở các vùng, miền và các địa phương trong cả nước

Đặng Đình Phú (1996), Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên và các TCCSĐ

phường và xã ven đô trong công cuộc đổi mới hiện nay, Luận án Phó tiến sĩ khoa học

Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Nguyễn Thị Minh Bích

(1998), Thực trạng và những yêu cầu xây dựng TCCSĐ ở nông thôn một số tỉnh miền

núi, vùng cao phía Bắc nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội; Nguyễn Văn

Biều (2001), Đổi mới phương thức lãnh đạo của các đảng bộ xã ở khu vực Đồng bằng

Bắc bộ trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Nguyễn Đức Ái (2001), Năng lực lãnh

đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ nông thôn vùng cao phía Bắc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Đỗ Ngọc Ninh (2004), Nâng cao chất lượng

TCCSĐ nông thôn (cấp xã) vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sĩ Lịch sử,

chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Nguyễn

Văn Nam (2006), “Xây dựng, củng cố TCCSĐ ở Quảng Nam, thực trạng và giải

pháp”, Tạp chí Cộng sản, (số 19); Nguyễn Khắc Hưng (2006), “Đảng bộ thành phố Nam Định xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên”, Tạp chí Cộng sản, (số 19); Hoàng Văn Đông (2006), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của

TCCSĐ đồn biên phòng tuyến biên giới đất liền Việt Nam trong thời kỳ mới, Luận án

tiến sĩ Chính trị học, Hà Nội; Võ Minh Chiến (2007), “Kinh nghiệm xây dựng TCCSĐ TSVM ở Sóc Trăng”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 4); Tường Thị Hồng Vân (2009),

“Đánh giá chất lượng TCCSĐ xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ Hà Nội”, Tạp chí Xây

dựng Đảng, (số 9); Trần Thị Thu Hằng (2012), Công tác xây dựng TCCSĐ của Đảng

bộ thành phố Hà Nội từ năm 1996 đến năm 2005, Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch

sử Đảng, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Đình Hùng (2014), Công tác xây dựng

TCCSĐ xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nam Định từ năm 2001 đến 2010, Luận

văn thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị, Hà Nội; Khuất Văn Hùng (2015), Công

tác xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ thị xã Sơn Tây (tỉnh Hà Tây) từ năm 2001 đến năm

2008, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị, Hà Nội; Khương Mạnh Sơn

Trang 5

(2016), Đảng bộ huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác xây dựng

TCCSĐ từ năm 2005 đến năm 2015, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính

trị, Hà Nội; Nguyễn Thanh Hải (2017), Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo xây dựng

TCCSĐ từ năm 2005 đến năm 2015; Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính

trị, Hà Nội; Nguyễn Tiến Đức (2017), Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng

TCCSĐ xã phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015, Luận văn thạc sĩ Lịch sử

Đảng, Học viện Chính trị, Hà Nội

Những công trình khoa học trên đã nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng vàlàm rõ sự cần thiết của công tác xây dựng TCCSĐ và xây dựng đội ngũ cán bộ, đảngviên ở các vùng, miền, địa phương, đơn vị trong cả nước; qua đó đề xuất một số giảipháp, đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiếnđấu của TCCSĐ, coi là nhân tố cơ bản là hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở, góp phần quantrọng vào thành công của sự nghiệp CNH, HĐH

* Nhóm công trình nghiên cứu về xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở tỉnh Đồng Nai

Ngô Đức Tính, Lê Hồng Phương (2001), Về xây dựng cơ sở đảng trong vùng

đồng bào theo đạo Thiên chúa: Qua thực tiễn tỉnh Đồng Nai, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội; Phan Thanh Kiều (2004), “Đồng Nai nâng cao vai trò TCCSĐ trong vùng

đồng bào theo đạo Thiên chúa”, Tạp chí Cộng sản, (số 21) ; Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đồng

Nai (2006), Đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy cơ sở đảng xã, phường, thị trấn

ở tỉnh Đồng Nai, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh; Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đồng Nai

(2007), Nâng cao chất lượng lãnh đạo chính trị của các tổ chức đảng trong vùng có

đông đồng bào theo đạo Công giáo ở Đồng Nai, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh;

Phạm Xuân Hà (2010), “Đồng Nai xây dựng tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài

quốc doanh”, Tạp chí Cộng sản Điện tử, ngày 11/5/2010; Đặng Minh Nguyệt (2011),

“Công tác cán bộ ở Đồng Nai”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 2); Đặng Minh Nguyệt (2012), “Nâng cao chất lượng công tác tổ chức xây dựng đảng ở Đồng Nai”, Tạp chí

Xây dựng Đảng, (số 4); Đặng Minh Nguyệt (2014), “Bốn kinh nghiệm trong công tác

qui hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Đồng Nai”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 10), Nguyễn Thị Thảo (2015), “Phát triển đảng viên là người có đạo ở Đồng Nai”, Tạp chí

Trang 6

Xây dựng Đảng điện tử, ngày 08/11/2015.

Các công trình trên đây đã đi sâu nghiên cứu, phân tích làm rõ thực trạngcông tác xây dựng Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của TCCSĐ xã,phường, thị trấn cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên vàcông tác phát triển đảng viên trên địa bàn Đồng Nai, từ đó rút ra một số kinhnghiệm, đồng thời đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo,sức chiến đấu của TCCSĐ ở cơ sở Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng quát thìđến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu có hệ thống, đầy đủ vấnđề: “Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn

từ năm 2005 đến năm 2015” Song, đây là nguồn tư liệu qúi về lý luận, thực tiễngiúp tác giả nghiên cứu, tiếp cận, vận dụng, kế thừa trong triển khai đề tàinghiên cứu của mình

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về xây dựng TCCSĐ ở

xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015; từ đó rút ra một số kinh nghiệm

có giá trị tham khảo cho hiện tại

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Nêu và phân tích làm rõ những yếu tố tác động đến công tác xây dựngTCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai trong những năm 2005 -2015

Hệ thống hóa và làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về xâydựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015

Nhận xét, đánh giá ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và đúc rút một sốkinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã,phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn củaĐảng bộ tỉnh Đồng Nai từ năm 2005 đến năm 2015

Trang 7

* Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng

Nai về xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn trên các mặt: Giáo dục chính trị tưtưởng, rèn luyện đạo đức tác phong công tác cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; nângcao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy TCCSĐ và khắc phục những hạnchế, yếu kém; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,đảng viên và công tác phát triển đảng; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thihành kỷ luật Đảng; đổi mới phương thức lãnh đạo của TCCSĐ ở xã, phường, thịtrấn

Về thời gian: Luận văn nghiên cứu trong khoảng thời gian 10 năm (2005

-2015) Tuy nhiên, để nghiên cứu có hệ thống, luận văn có đề cập đến một số nộidung liên quan trước và sau thời gian nói trên

Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng, xâydựng TCCSĐ

* Cơ sở thực tiễn

Luận văn thực hiện dựa trên cơ sở thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai

lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015,

thông qua các báo cáo, tổng kết

* Phương pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp chuyên ngành: Phương pháp lịch sử,phương pháp lôgíc Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp khác như: phươngpháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp để làm rõnội dung có liên quan

6 Ý nghĩa của luận văn

Luận văn góp phần vào việc tổng kết công tác xây dựng Đảng của Đảng bộtỉnh Đồng Nai trong những năm đổi mới đất nước

Trang 8

Luận văn góp phần cung cấp thêm những luận cứ giúp Đảng bộ tỉnh ĐồngNai trong hoạch định chủ trương và sự chỉ đạo về công tác xây dựng TCCSĐ ở xã,phường, thị trấn trong thời gian tới.

Luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ lãnh đạo, tổ chức thực tiễn công tác xâydựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của tỉnh Đồng Nai và các địa phương khác; đồngthời có thể là tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm: Mở đầu, 3 chương (6 tiết), Kết luận, Danh mục tài liệu thamkhảo và Phụ lục

Trang 9

Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ

TỈNH ĐỒNG NAI VỀ XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG

Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (2005 - 2010) 1.1 Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn (2005 - 2010)

1.1.1 Những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở

xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (2005 - 2010)

* Vị trí, vai trò của TCCSĐ và công tác xây dựng TCCSĐ

Trong xây dựng nền tảng lý luận cho chủ nghĩa xã hội khoa học, cũng như trongquá trình hoạt động thực tiễn của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen luôn quan tâm đến việcthành lập đảng cộng sản và các chi bộ cơ sở của đảng Các ông cho rằng, cần phảithành lập các chi bộ ở các địa phương, trong các hiệp hội công nhân, đồng thời nhấnmạnh về tầm quan trọng đặc biệt của các chi bộ cơ sở - TCCSĐ Sự quan tâm sâu sắccủa C.Mác, Ph.Ăngghen được thể hiện thông qua tổ chức “Liên đoàn những ngườicộng sản” (1847) Lúc đó, những chi bộ được thành lập dưới hình thức các hội bí mậttrong các hiệp hội công nhân và là nơi kết nạp, quản lý hội viên, nơi tuyên truyền lýtưởng cộng sản và lãnh đạo công nhân đấu tranh chống giai cấp tư sản C.Mác chorằng: Đảng Cộng sản đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân là một chỉnh thể

có kết cấu chặt chẽ trong một hệ thống tổ chức mà nền tảng là các chi bộ cơ sở, nếu cácchi bộ cơ sở buông lỏng và cắt đứt liên lạc với BCH Trung ương sẽ làm cho Đảng mấtchỗ dựa vững chắc và duy nhất Mặc dù chưa dùng khái niệm TCCSĐ, nhưng quanđiểm của C.Mác, Ph.Ăngghen về tầm quan trọng của TCCSĐ được thể hiện rất rõ:TCCSĐ là nền tảng của Đảng, là nơi kết nạp, sàng lọc đảng viên, nơi giáo dục, rènluyện quần chúng, nơi Đảng gắn bó với quần chúng và thông qua đó để tổ chức phátđộng phong trào cách mạng nhằm cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới theo mục tiêu

lý tưởng của Đảng

Kế thừa sự nghiệp của C.Mác, Ph.Ăngghen trong điều kiện lịch sử mới,V.I Lênin đã phát triển tư tưởng đó và chăm lo xây dựng nhằm xác lập vai tròlãnh đạo của các tiểu tổ công nhân dân chủ xã hội thành những chi bộ cơ sở trong

Trang 10

các nhà máy, công xưởng, những khu dân cư của Đảng Bônsêvíc Nga Trong bàiviết “Về việc cải tổ Đảng”, V.I Lênin lần đầu tiên đã chính thức sử dụng thuậtngữ “tổ chức cơ sở đảng” thay cho “các tiểu tổ công nhân” và chỉ rõ các chi bộ cơ

sở là các TCCSĐ V.I Lênin cho rằng: “Hình thức tổ chức mới, hay nói đúng hơnhình thức mới của tổ chức cơ sở của đảng công nhân phải giải quyết tuyệt đốirộng rãi hơn so với những tiểu tổ cũ” [40, tr.107] V.I Lênin còn chỉ ra rằng, mộttrong những nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng đó là phải xâydựng TCCSĐ luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức Vì vậy, Đảngphải có lý luận tiên phong dẫn đường đó là chủ nghĩa Mác, là vũ khí tư tưởngmạnh mẽ nhất để giai cấp vô sản thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình V.I Lêninchỉ rõ: “Chủ nghĩa Mác là lý luận của phong trào giải phóng của giai cấp vô sản”[41, tr.281] Mặt khác, theo V.I Lênin, Đảng là của giai cấp, Đảng gắn liền vàkhông tách rời giai cấp, nhưng Đảng không phải toàn bộ giai cấp Đảng là một tổchức chặt chẽ nhất, giác ngộ nhất của giai cấp công nhân V.I Lênin khẳng định:

“Những chi bộ ấy liên hệ chặt chẽ với nhau và với Trung ương Đảng, phải trao đổikinh nghiệm lẫn cho nhau, phải làm công tác cổ động, tuyên truyền, công tác tổchức, phải thích nghi với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với tất cả mọi loại vàmọi tầng lớp quần chúng lao động, những chi bộ ấy phải thông qua công tác muônhình muôn vẻ đó mà rèn luyện bản thân mình, rèn luyện đảng, giai cấp, quầnchúng một cách có hệ thống” [42, tr.232] Khi chuyển sang thực hiện “Chính sáchkinh tế mới”, V.I Lênin cho rằng, để giành thắng lợi trong việc chuyển biến chiếnlược này, các TCCSĐ có vai trò hết sức to lớn Chỉ bằng con đường thực hiệnnhiều biện pháp nâng cao vai trò tổ chức đảng, chăm lo xây dựng, phát huy caotính chủ động sáng tạo của cơ sở, thì những nhiệm vụ và mục tiêu của chính sáchkinh tế mới của Nhà nước Xô -Viết mới được thực hiện trong thực tiễn và giànhđược thắng lợi

V.I Lênin không những đã nêu lên vị trí, vai trò quan trọng của TCCSĐ trong sựnghiệp cách mạng nói chung mà còn khẳng định vai trò hết sức quan trọng của cácTCCSĐ ở địa phương, nơi mà các TCCSĐ có trách nhiệm tập hợp, lãnh đạo đông đảo

Trang 11

định: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, vì vậy, các TCCSĐ “phải đem hết sứclực, đem hết chú ý để tạo ra, để phát huy một tính chủ động lớn hơn ở cơ sở - trong cáctỉnh; nhất là trong các huyện; nhất là trong các tổng và các xã” [43, tr.279].

Thực tiễn đã chứng minh rằng, ngay từ khi các tổ chức cộng sản mới ra đời vàtrong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lêninluôn khẳng định TCCSĐ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình lãnh đạocách mạng, vì vậy, phải thường xuyên xây dựng TCCSĐ vững mạnh về chính trị, tưtưởng và tổ chức là tất yếu khách quan

Vận dụng sáng tạo và phát triển những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về Đảng Cộng sản và tầm quan trọng của TCCSĐ, trong quá trình hoạt độngcách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng chi bộ, đảng bộ cơ sở,đồng thời nhận rõ vai trò quan trọng quyết định thắng lợi cách mạng của TCCSĐ.Theo Người, TCCSĐ là nơi nắm vững và bảo đảm cho mọi hoạt động ở cơ sở theođúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Làm tốt công tác xây dựng tổchức đảng ở cơ sở là một yếu tố quan trọng để Đảng vững mạnh Hạt nhân củaTCCSĐ là chi bộ, nơi quán triệt và bàn các biện pháp chấp hành triệt để các nghịquyết của Đảng; nơi đấu tranh về quan điểm và rèn luyện đảng viên; nơi gắn liềnĐảng với quần chúng, nơi vận động quần chúng thực hiện tốt chính sách của Đảng.Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ rõ: “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốtthì mọi việc sẽ tốt”, “chi bộ là đồn lũy của Đảng chiến đấu ở trong quần chúng, là sợidây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng Chi bộ mạnh tức là Đảng mạnh” [45,tr.288] Theo Người, “Mỗi chi bộ của Đảng phải là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng

-ở cơ s-ở, đoàn kết chặt chẽ, liên hệ mật thiết với quần chúng, phát huy được trí tuệ vàlực lượng vĩ đại của quần chúng Mỗi cấp bộ của Đảng phải là một cơ quan lãnh đạovững chắc ở địa phương, theo đúng đường lối, chính sách của Trung ương” [48,tr.28]; “Chi bộ thật thà đoàn kết nhất trí thì lãnh đạo được nông thôn đoàn kết nhất trí.Chi bộ và nông thôn đoàn kết nhất trí thì công việc sửa sai cũng như công việc sảnxuất và mọi công việc khác tuy nhiều khó khăn phức tạp, cũng nhất định làm được

Trang 12

tốt” [46, tr.505] Theo Người, chăm lo xây dựng TCCSĐ vững mạnh về chính trị, tưtưởng và tổ chức có ý nghĩa mấu chốt quyết định thắng lợi đường lối cách mạng củaĐảng.

Nhận thức sâu sắc vai trò của TCCSĐ, nên trong quá trình lãnh đạo cáchmạng, Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm chăm lo xây dựng TCCSĐ, coiTCCSĐ là cấp tổ chức nền tảng, là những đơn vị chiến đấu cơ bản, những tế bàocủa Đảng; chất lượng của các đảng bộ, chi bộ cơ sở là nhân tố cơ bản tạo nên chấtlượng lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng Thực tiễn cách mạng ViệtNam cho thấy, những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng được khai thác,những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở

cơ sở, mà hạt nhân là tổ chức đảng Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam trong các kỳĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI, khẳng định: “Tổ chức cơ sở đảng (chi

bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở” Theo

đó, có thể khái quát vị trí, tầm quan trọng của TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn trênnhững vấn đề sau:

Thứ nhất, TCCSĐ ở xã là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối,

chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo phát triển kinh

tế - xã hội; xây dựng hệ thống chính trị ở xã vững mạnh, nông thôn giàu đẹp, vănminh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, độngviên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước

Thứ hai, TCCSĐ ở phường, thị trấn là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện

đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạothực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước và quản lý đô thị trên địa bàn;xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, phường, thị trấn giàu đẹp, vănminh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, độngviên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước

Như vậy, dù ở giai đoạn nào trên con đường phát triển của cách mạng ViệtNam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, thì TCCSĐ nói chung, TCCSĐ ở xã,

Trang 13

trị lãnh đạo của Đảng ở cơ sở, đảm bảo cho đường lối của Đảng đi vào cuộc sống;đồng thời là cấp tổ chức trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng Vìthế, củng cố, xây dựng TCCSĐ nói chung, TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn nói riêng,thực sự là hạt nhân chính trị lãnh đạo ở cơ sở, góp phần quyết định trong quá trìnhlãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương là yêu cầu có tính cấpthiết đối với Đảng bộ tỉnh Đồng Nai.

* Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai tác động đến công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn

Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích5.903,94km2, có dân số đông gần 3,1 triệu người, đứng thứ nhì miền Nam sau Thànhphố Hồ Chí Minh Với vị thế là một trung tâm kinh tế lớn của phía Nam và trong vùngtam giác kinh tế; có địa hình bằng phẳng, hệ thống giao thông thuận tiện với nhiềutuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; caotốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, tuyến đường sắt Bắc - Nam; gầncảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt độngphát triển kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước, đồng thời có vai trò kếtnối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam Bộ Đồng Nai cónhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm du lịch nổi tiếng: Văn miếu Trấn Biên, đềnthờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, chiếnkhu Đ, đàn đá Bình Đa, khu du lịch thác Giang Điền, khu du lịch Long Châu Viên, khu

du lịch Vườn Xoài, khu di tích cấp quốc gia núi Chứa Chan … Đây là cơ sở, điều kiệnthuận lợi để phát triển tốt công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ,…đẩy nhanh tốc

độ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, nhất làtrong xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn vững mạnh toàn diện

Toàn tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 01 thành phố, 01thị xã và 9 huyện, với 171 xã, phường, thị trấn (136 xã, 29 phường và 6 thị trấn, 963 ấp,khu phố) Là một tỉnh có cơ cấu dân cư đa dạng, nhiều tôn giáo, dân tộc; toàn tỉnh có

đủ 54 dân tộc cùng sinh sống, có 13 tôn giáo chính với trên 60% dân số toàn tỉnh(Công giáo, Phật giáo, Đạo Cao đài, Tin lành, Hồi giáo, Phật giáo Hòa hảo, Tịnh

Trang 14

độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Minh Sư Đạo, Baha'í,Bàlamôn, Minh Lý Đạo, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương), trong đó nhiều nhất là Cônggiáo có 797.702 người (chiếm hơn 35% dân số toàn tỉnh) Thực hiện Quy định số

123 -QĐ/TW ngày 28/9/2004 của Bộ Chính trị “Quy định một số điểm về kết nạpđảng viên đối với người có đạo và đảng viên tham gia sinh hoạt tôn giáo”; Hướng

dẫn số 40-HD/BTCTW ngày 08-4-2005 của Ban Tổ chức Trung ương về Kết nạp

đảng viên đối với người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo.

Tính đến giữa tháng 12 - 2010, toàn tỉnh có 1.600 đảng viên là người có đạo Một

số xã, phường, thị trấn có số lượng đảng viên theo đạo Công giáo chiếm tỷ lệ cao,như: Gia Kiệm (huyện Thống Nhất) với 72%; Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất) với66,6%; Thanh Sơn (huyện Tân Phú) với 60% [5, tr.3] Theo đó, nhiều địa phương

có đội ngũ cán bộ, đảng viên là người theo đạo Công giáo chiếm tỷ lệ cao, như xãGia Tân 3 (huyện Thống Nhất) với 95% cán bộ, đảng viên của xã là đồng bào Cônggiáo Ở phường Tam Hòa (thành phố Biên Hòa), 85% cấp ủy cơ sở là người theo đạoCông giáo, trong đó có Bí thư Đảng ủy phường [80, tr.6] Đây cũng là điều kiện thuậnlợi để góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong đồng bào tôn giáo nóiriêng và thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước nói chung Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng ở những vùng đông đồng bào cóđạo cũng gặp nhiều khó khăn, phức tạp do có sự tác động của giáo hội, đặc biệt sốgiáo dân miền Bắc bị các thế lực phản động, thù địch dụ dỗ và cưỡng ép vào miềnNam năm 1954, sống dưới chế độ Mỹ, ngụy trong nhiều thập niên, làm cho vấn đềcàng trở nên khó khăn, phức tạp hơn Vì thế, công tác xây dựng TCCSĐ ở xã,phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộtỉnh

* Thực trạng công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai trước năm 2005

Đảng bộ tỉnh Đồng Nai có 17 đảng bộ trực thuộc (09 huyện, 01 thị xã, 01thành phố và 06 đảng ủy trực thuộc), với 171 TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn (trong

Trang 15

đó có 136 đảng bộ xã, 29 đảng bộ phường và 6 đảng bộ thị trấn, 963 chi bộ ấp, khuphố; tổng số đảng viên ở xã, phường, thị trấn gần 30.000 đảng viên, chiếm gần80% so với đảng viên của toàn Đảng bộ tỉnh)[76, tr.5]

Đặc điểm của các TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Naitrước năm 2005, có số lượng cấp ủy đảng và đội ngũ đảng viên đông, phần lớn đảngviên là cán bộ, công chức, bộ đội đã nghỉ hưu và đảng viên là nông dân, đảng viên làngười theo đạo, dân tộc ít người Trình độ nhận thức không đồng đều, năng lực lãnhđạo có mặt hạn chế, một số ít đảng viên còn mang nặng tư tưởng phong kiến, cá nhân,cục bộ địa phương; đội ngũ cán bộ, đảng viên lãnh đạo, quản lý ở xã, phường, thị trấnchủ yếu là do nhân dân bầu lên, trình độ, năng lực chuyên môn còn hạn chế, bất cập,nên đã có tác động không nhỏ tới công tác xây dựng TCCSĐ ở cơ sở Tuy nhiên,Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn đạt đượcnhững kết quả quan trọng:

Một là, công tác giáo dục chính trị tư tưởng luôn được các cấp ủy, tổ chức

đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác xâydựng Đảng Các cấp ủy, tổ chức đảng đã chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức học tập quántriệt các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộtỉnh lần thứ VII, các nghị quyết, kết luận Hội nghị Trung ương Đảng (khóa IX) vàhọc tập tư tưởng Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 23-CT/TW của Ban Bí thưTrung ương Đảng (khóa IX) “Cán bộ, đảng viên ở các xã, phường, thị trấn tham giahọc tập với ý thức, trách nhiệm cao, với tỉ lệ thường xuyên tham gia học tập là trên94,16%” [71, tr.26]

Hai là, công tác xây dựng TCCSĐ nói chung, TCCSĐ xã, phường, thị trấn

nói riêng luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, then chốt củacác cấp ủy đảng; vì vậy, các cấp ủy đảng đã tập trung chỉ đạo sát, cụ thể, thườngxuyên làm tốt công tác quản lý, rèn luyện, giáo dục, đánh giá, phân loại và phát triểnđảng viên; xây dựng và hoàn thiện các quy chế hoạt động; nâng cao chất lượng sinhhoạt của cấp ủy đảng bộ cơ sở, chi bộ ấp, khu phố Tập trung xây dựng TCCSĐ xã,

Trang 16

phường, thị trấn TSVM; số TCCSĐ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn TSVM tăng

từ 75,7% năm 2001 lên 79,9% năm 2005 (số TCCSĐ xã, phường, thị trấn yếu kémnăm 2001 là 11 giảm xuống còn 06 năm 2005; không còn TCCSĐ yếu kém toàndiện, hầu hết số TCCSĐ xã, phường, thị trấn đạt TSVM luôn phát huy được vai tròcủa tổ chức đảng, thực sự là hạt nhân lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở địaphương) [71, tr.28]

Ba là, công tác phát triển đảng được đặc biệt quan tâm chỉ đạo Hàng năm,

căn cứ vào chỉ tiêu Nghị quyết của Tỉnh ủy, các cấp ủy đều có kế hoạch phát triểnđảng cụ thể, chỉ đạo chặt chẽ công tác tạo nguồn đội ngũ phát triển đảng Trongnhiệm kỳ 2001 - 2005, toàn Đảng bộ đã kết nạp 6.823 đảng viên (đạt chỉ tiêu nghịquyết; riêng số đảng viên được kết nạp ở các TCCSĐ xã, phường, thị trấn là 6.190chiếm 90,73%) Tỉ lệ đảng viên trẻ, nữ, trí thức, đảng viên là người dân tộc thiểu

số và người theo đạo tăng lên [76, tr.4]

Bốn là, công tác đào tạo, bồi dưỡng, qui hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ lãnh đạo,

quản lý ở cơ sở được các cấp ủy quan tâm chỉ đạo thường xuyên Số lượng nguồn cán

bộ đưa vào qui hoạch đạt từ 2,5 lần trở lên so với số lượng chức danh hiện có Kết quả

5 năm (2001 - 2005), Trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấphuyện đã bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho 143.508 lượt cán bộ,đảng viên là lãnh đạo xã, phường, thị trấn và các ấp, khu phố qua đó góp phần nâng caotrình độ, kiến thức, năng lực lãnh đạo của cán bộ, đảng viên ở cơ sở Phần lớn đội ngũcán bộ được bố trí, đề bạt đúng qui hoạch, phù hợp với trình độ năng lực; khắc phụcđược tình trạng chủ quan, tình cảm, nể nang, cục bộ, bè phái [71, tr.30]

Năm là, công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng đã quan tâm, chú trọng, góp

phần xây dựng Đảng bộ ngày càng TSVM Việc thực hiện công tác kiểm tra và thihành kỷ luật của Đảng đảm bảo dân chủ, công khai, tuân thủ nguyên tắc, quy địnhcủa Đảng, phục vụ cho việc kết luận chính xác Xử lý kỷ luật và thi hành kỷ luậtbảo đảm đúng quy trình, phương châm, nguyên tắc theo quy định của Điều lệĐảng Công tác kiểm tra và giữ gìn kỷ luật Đảng đã có tác dụng thiết thực, gópphần nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức đảng và củng cố lòng tin của nhân

Trang 17

Sáu là, phương thức lãnh đạo của cấp ủy cơ sở đảng từng bước được đổi

mới, đảm bảo được sự lãnh đạo toàn diện của các cấp ủy Đảng trên các lĩnh vực.Các cấp ủy cơ sở đều xây dựng được quy chế làm việc và làm việc theo quy chế,xây dựng kế hoạch công tác hàng năm, quý, tháng, phân công trách nhiệm cụ thể

cá nhân, tổ chức thực hiện; duy trì nghiêm nền nếp giao ban giữa Huyện ủy, Thị

ủy, Thành ủy với cấp ủy xã, phường, thị trấn; giữa đảng ủy xã, phường, thị trấn vớicấp ủy ấp, khu phố theo qui chế làm việc, chế độ kiểm tra của cấp trên đối với cấpdưới và cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện nghị quyết

Đạt được những ưu điểm trên có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhânchủ yếu là do cấp ủy các cấp đã quán triệt đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng,Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, nghị quyết BCH Trung ươngĐảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thường xuyên, trực tiếp là những chủ trương,quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy về công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thịtrấn; kịp thời cụ thể hóa nghị quyết của Đảng thành các kế hoạch, chương trình để

tổ chức thực hiện sát với đặc điểm nhiệm vụ của từng địa phương cơ sở

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thịtrấn của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai trước năm 2005 vẫn còn một số hạn chế:

Thứ nhất, việc triển khai học tập, quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, nghị quyết của Đảng, chất lượng chưa cao và chưa thật sự sâu rộng,chưa tích cực, thường xuyên ở các TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn Công tác xâydựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp ở cơ sởchưa thật sát hợp và cụ thể, còn dừng lại ở sao chép; một số chương trình hànhđộng có ban hành nhưng cấp ủy đảng thiếu đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện ở cấpmình Còn một số ít cán bộ, đảng viên ngại học tập, nghiên cứu nắm vững nghịquyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nên nhận thức chưa đầy đủ vàsâu sắc, dẫn đến có lúc, có nơi nói và làm chưa đúng với nghị quyết của Đảng

Thứ hai, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, khả năng nhận thức, vận dụng, cụ

thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước và của cấp ủy cấp trên ở một số TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn còn hạnchế, chưa kịp thời phát hiện, giải quyết những vấn đề phức tạp xảy ra ở địa phương

Trang 18

cơ sở Nội dung, hình thức, chất lượng sinh hoạt đảng bộ, chi bộ ấp, khu phố cònhạn chế, còn nghèo nàn, thiếu các biện pháp cụ thể, thiết thực trong tổ chức thựchiện, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình chưa cao Việc xây dựng và thựchiện quy chế dân chủ - quy chế hoạt động ở một số nơi hiệu quả còn thấp Nộidung và phương thức lãnh đạo của các TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn chậm đượcđổi mới.

Thứ ba, một bộ phận cán bộ, đảng viên trong đó có cấp ủy viên cấp xã,

phường, thị trấn còn hạn chế về năng lực quản lý và chuyên môn, chưa năng động,sáng tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, thiếu tu dưỡng, rèn luyện về phẩmchất đạo đức, suy thoái về tư tưởng chính trị, cố ý làm trái để vụ lợi, vi phạm phápluật làm ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo của Đảng bộ và sự điều hành của chính quyềnđịa phương Công tác phát triển đảng viên và tổ chức đảng ở vùng sâu, vùng xa vàvùng đồng bào theo đạo vẫn còn gặp nhiều khó khăn Số ấp, khu phố chưa có đảngviên hoặc chưa có chi bộ đảng còn nhiều, chiếm 11,74% [76, tr.6]. Công tác đàotạo, sử dụng cán bộ ở một số địa phương chưa gắn với quy hoạch và bố trí sử dụng,nên còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, hẫng hụt cán bộ, bị động, lúng túng khixem xét đề bạt, luân chuyển cán bộ

Thứ tư, công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng có mặt còn hạn chế, có việc, có trường

hợp xử lý chưa nghiêm, chưa dứt điểm hoặc để kéo dài, còn bỏ lọt đối tượng và nộidung vi phạm tạo nên không khí căng thẳng trong tổ chức đảng ở địa phương Tìnhhình vi phạm và xử lý kỷ luật còn nhiều, trong 5 năm (2001 - 2005), các cấp ủy đã xử

lý kỷ luật bằng các hình thức 11 TCCSĐ xã, phường, thị trấn, giảm 0,59% và 1.685đảng viên, tăng 0,26% so với nhiệm kỳ trước [71, tr.32]

Những khuyết điểm, hạn chế trên có cả nguyên nhân khách quan và chủquan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu Đó là, có một số cấp ủy nhậnthức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TCCSĐ ở

xã, phường, thị trấn trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ởđịa phương Chưa thực nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phêbình Phương thức lãnh đạo chậm đổi mới, trình độ năng lực của một số cấp ủy

Trang 19

hệ giữa tổ chức đảng với chính quyền và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị

ở cơ sở Nắm tình hình không chắc, thiếu kiểm tra đôn đốc, sự quan tâm chỉ đạocủa cấp ủy cấp trên cơ sở chưa được thường xuyên, liên tục, chưa kịp thời giúp cơ

sở tháo gỡ những khó khăn tồn tại, có nơi còn để vụ việc kéo dài chậm được giảiquyết dứt điểm

Công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh ĐồngNai trước năm 2005, tuy đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, song, bên cạnh

đó vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm, yếu kém, từ đó tác động không nhỏ đếnchất lượng, hiệu quả và năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các TCCSĐ ở xã,phường, thị trấn Điều đó đặt ra yêu cầu đối với Đảng bộ tỉnh phải tiếp tục tăngcường hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là xây dựng TCCSĐ

xã, phường, thị trấn nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới

* Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng TCCSĐ

Tổng kết 20 năm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đãkhẳng định: “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là khâu then chốt, là nhân tốquyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới” [20, tr.72] Với vị trí là nền tảng củaĐảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, vai trò của TCCSĐ rất quan trọng; theo đó, Đảngxác định phải: “Đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổchức cơ sở đảng; gắn xây dựng tổ chức cơ sở đảng với xây dựng hệ thống chính trị ở cơsở; nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng” [20, tr.280] Trọng tâm là: “Phải dồn sức xâydựng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, làm cho tổchức này thực sự trong sạch, vững mạnh; làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng,quản lý, giám sát đảng viên về năng lực hoàn thành nhiệm vụ và phẩm chất đạo đức, lốisống” [20, tr.298]

Để thực hiện tốt những phương hướng, mục tiêu nêu trên, Nghị quyết Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp về công tác xâydựng TCCSĐ, cụ thể là:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt các quy định về chức năng,

nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các loại hình TCCSĐ Tiếp tục đổi mới nộidung và phương pháp để đánh giá đúng chất lượng TCCSĐ và đảng viên

Trang 20

Thứ hai, thực hiện tốt nguyên tắc dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng từ cơ sở.

Có cơ chế để nhân dân tham gia ý kiến vào việc xây dựng các nghị quyết của đảng bộ,chi bộ, các quyết định của tổ chức đảng, chính quyền cơ sở trực tiếp liên quan đếnquyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân; vào việc bố trí cán bộ chủ chốt của hệ thốngchính trị cơ sở; để nhân dân tham gia giám sát tổ chức đảng, chính quyền và cán bộ,đảng viên

Thứ ba, thực hiện đồng bộ các biện pháp củng cố TCCSĐ, chú trọng những địa

bàn xung yếu, vùng sâu, vùng xa, ở các đảng bộ, chi bộ yếu kém; nâng cao tính chiếnđấu, tính giáo dục, đề cao tính tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng; kiện toànđội ngũ cấp ủy, bí thư chi bộ; bồi dưỡng, tạo nguồn, thực hiện việc tiêu chuẩn hóa cán

bộ, công chức cơ sở; đề cao trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát đảng viên của chibộ

Thứ tư, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các trường chính

trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện và các trường dân tộc nội trú đểđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở cơ sở

Thứ năm, nâng cao chất lượng đảng viên với các yêu cầu về chính trị tư tưởng,

trình độ năng lực, phẩm chất, đạo đức lối sống Chú trọng và tăng cường công tácphát triển đảng, sớm khắc phục tình trạng một số cơ sở, địa bàn chưa có đảng viên, tổchức đảng Việc kết nạp đảng viên phải coi trọng chất lượng, tiêu chuẩn Coi trọnggiáo dục, rèn luyện đảng viên dự bị, đảng viên trẻ Thường xuyên sàng lọc đảng viên,kiên quyết đưa những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi Đảng bằng các hình thứcthích hợp [20, tr 298 - 301]

Ðể cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Ðảng, Hộinghị lần thứ sáu BCH Trung ương Ðảng (khóa X), đã thảo luận và thông qua Nghị quyết

số 22-NQ/TW “Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng vàchất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên” Nghị quyết đã đề cập toàn diện các quan điểm,mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấucủa TCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụcủa cách mạng trong thời kỳ mới Ðó là ba quan điểm:

Trang 21

Một là, TCCSĐ là nền tảng của Ðảng, là cầu nối giữa Ðảng với dân, có vị trí

rất quan trọng trong hệ thống tổ chức của Ðảng Toàn Ðảng phải tập trung lãnh đạo,chỉ đạo để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ; bảo đảm sự lãnhđạo của Ðảng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội ở cơ sở, nhất là ởnhững địa bàn, lĩnh vực trọng yếu, có nhiều khó khăn Lấy hiệu quả hoạt động của hệthống chính trị ở cơ sở làm thước đo kết quả tổng hợp của công tác xây dựng Ðảng

Hai là, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Ðảng với nhân dân, dựa vào dân

để xây dựng Ðảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việctham gia xây dựng Ðảng Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tổ chứcđảng, cán bộ, đảng viên phải chịu sự giám sát của nhân dân

Ba là, thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức

chiến đấu của TCCSĐ Xây dựng TCCSĐ phải kết hợp chặt chẽ với thực hiện Cuộcvận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, với xây dựngchính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở vững mạnh, với nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là bí thư đảng bộ, chi bộ, người đứng đầu

và các cấp ủy viên [21, tr.93 - 94]

Nghị quyết đề ra ba mục tiêu phấn đấu để đạt được trong 5 năm tới là:

Thứ nhất, tập trung sức để xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo,

sức chiến đấu của TCCSĐ, tạo được sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng hoạtđộng của các loại hình TCCSĐ, làm cho tổ chức đảng ở cơ sở vững mạnh vềchính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân, lãnhđạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và kịp thời giải quyết những vấn đề xảy ra ở

cơ sở

Thứ hai, kiện toàn, sắp xếp tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, thống nhất,

bảo đảm sự lãnh đạo của Ðảng ở cơ sở Tập trung củng cố, xây dựng tổ chức đảng vàkết nạp đảng viên ở những nơi chưa có tổ chức đảng, có ít hoặc chưa có đảng viên.Bảo đảm các loại hình TCCSĐ đều có quy định về chức năng, nhiệm vụ và quy chếlàm việc phù hợp

Trang 22

Thứ ba, chăm lo xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, trước hết là bí thư cấp ủy và

cán bộ, đảng viên thật sự tiền phong gương mẫu, có phẩm chất đạo đức cách mạng,

có ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Kiên quyết thay thếnhững cán bộ yếu kém về phẩm chất, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, đồngthời đưa ra khỏi Ðảng những người không đủ tư cách đảng viên [21, tr.95-96]

Từ vị trí, vai trò, cũng như những yếu tố tác động và thực trạng của công tácxây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Đồng Nai trước năm 2005;những định hướng về xây dựng TCCSĐ ở Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X của Đảng và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng (khóa X) là

cơ sở lý luận, thực tiễn quan trọng để Đảng bộ tỉnh Đồng Nai quán triệt, đề ra chủtrương, tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấntoàn diện, đáp ứng với thực tiễn của địa phương

1.1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn (2005 - 2010)

Quán triệt quan điểm, chủ trương, mục tiêu của Đảng về xây dựng TCCSĐ

và đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH,HĐH, xây dựng Đồng Nai thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại Nghị quyếtĐại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VIII nhiệm kỳ 2005 - 2010, đã xácđịnh chủ trương, phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của côngtác xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn như sau:

Với chủ trương: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảngbộ Tiếp tục củng cố tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng của tổ chức cơ sởđảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên” [71, tr.48]

Phương hướng: Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức

cơ sở đảng; tập trung củng cố các tổ chức cơ sở đảng khó khăn, vùng sâu,vùng xa, yếu kém Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, thựchiện tốt công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện và phân công nhiệm vụ chođảng viên Làm tốt công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên mới Tăng

Trang 23

cường công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng, kiên quyếtđưa những đảng viên không đủ tư cách ra khỏi Đảng [71, tr.48].

Mục tiêu: “Phấn đấu hàng năm có trên 85% tổ chức cơ sở đảng đạt trong

sạch, vững mạnh và có trên 80% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ Hàng năm,kết nạp đảng đạt từ 7 - 8% so với tổng số đảng viên của Đảng bộ đầu năm; đếnnăm 2010, 100% ấp, khu phố đều có chi bộ đảng Tăng cường đào tạo về lý luậnchính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; phấn đấu đến năm 2010,tất cả cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn học qua chương trình trung, cao cấp

lý luận chính trị” [71, tr.51]

Nhiệm vụ và giải pháp: Ðể nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của

TCCSĐ xã, phường, thị trấn và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, Nghị quyếtĐại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

Một là, nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực cụ thể hóa đường lối của Đảng;

đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng và rèn luyện phẩm chất đạo đức cán

bộ [71, tr.87]

Tiếp tục coi trọng giáo dục nâng cao hơn nữa nhận thức và sự kiên định củacán bộ, công chức, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; gắn kết chặt chẽ việc nghiên cứu học tập nghịquyết với xây dựng và thực hiện hành động của địa phương Tiếp tục đổi mới hìnhthức, phương pháp học tập chính trị, quán triệt các nghị quyết của Đảng cho cán

bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhằm đạt kết quả tốt hơn, tạo nhất trí caotrong toàn Đảng bộ và sự đồng thuận trong xã hội

Thực hiện nghiêm chế độ học tập lý luận chính trị trong cán bộ, đảng viêntheo Quy định 54 - QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương (khóa VIII) và Qui định

612 - QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa VII) Tổ chức học tập, quán triệtsâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, các Nghị quyết Hội nghịTrung ương (khóa X), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII và các chươngtrình hành động của Đảng bộ tỉnh thực hiện các nghị quyết Trung ương (khóa X)

Trang 24

Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, đảng viên học tập và làm theo tư tưởng, tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh Phát động rộng rãi phong trào “sống, chiến đấu, laođộng, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” trong cán bộ, đảng viên và các đoàn thểquần chúng

Tăng cường giáo dục, rèn luyện cho cán bộ, đảng viên giữ vững phẩm chất,đạo đức cách mạng, xây dựng khối đại đoàn kết thống nhất trong Đảng Đồngthời làm cho cán bộ, đảng viên nhận thức đầy đủ, đúng đắn vị trí, vai trò củaTCCSĐ xã, phường, thị trấn đối với kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị củađịa phương Giáo dục nâng cao hơn nữa nhận thức, tinh thần cảnh giác cáchmạng, kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ, tệ tham nhũng, quanliêu, xa rời quần chúng, cơ hội, cục bộ địa phương và những biểu hiện suy thoáikhác trong cán bộ, đảng viên; phòng, chống có hiệu quả âm mưu “diễn biến hòabình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa theo Thông báo kết luận số 94 -TB/TWcủa Ban Bí thư Trung ương (khóa IX) [71, tr.87- 90]

Hai là, đổi mới kiện toàn tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ, nâng cao chất

lượng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn và đảng viên [71, tr.90].

Kiện toàn tổ chức đảng, hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn đồng bộ,thống nhất, hiệu quả, theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trungương (khoá IX) “Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã,phường, thị trấn”, bảo đảm sự lãnh đạo của Ðảng ở cơ sở, phục vụ tốt nhất cho yêucầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao nănglực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn, vai trò tiềnphong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, đồng thời gắn xây dựng TCCSĐ TSVMvới nâng cao chất lượng đảng viên Phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng đảng bộ,chi bộ TSVM, giảm đến mức thấp nhất TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn yếu kém,nhất là những địa phương vùng sâu, vùng xa khó khăn, vùng có đông đồng bào dân

Trang 25

tác quản lý, giáo dục, rèn luyện và phân công nhiệm vụ cho đảng viên Tiếp tụcthực hiện việc đổi mới nội dung, phương pháp đánh giá chất lượng đảng viên hàngnăm, nâng cao ý thức tự giác, thực hiện nghiêm nguyên tắc tự phê bình và phê bìnhtrong Đảng.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt cấp

xã, phường, thị trấn vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lốisống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, sâu sát và gắn bó với nhândân Chú ý quy hoạch phát triển cán bộ nữ, cán bộ các dân tộc thiểu số, cán bộ trẻ cótriển vọng

Ba là, phát huy dân chủ trong Đảng, nâng cao chất lượng và hiệu quả công

tác kiểm tra [71, tr.96]

Cải tiến nội dung, phương thức sinh hoạt của các tổ chức đảng, nhất là sinhhoạt đảng bộ cơ sở, chi bộ ấp, khu phố theo qui định chức năng, nhiệm vụ ở địaphương; nâng cao chất lượng xây dựng nghị quyết của cấp ủy cơ sở; thực hiện chế

độ tự phê bình và phê bình thành nhiệm vụ thường xuyên trong sinh hoạt Đảng,nhằm mở rộng dân chủ trong Đảng, phát huy trí tuệ của đảng viên trong công tácxây dựng Đảng

Các cấp ủy đảng phải nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của công táckiểm tra, xác định công tác kiểm tra là chức năng và thẩm quyền của các cấp ủy; “ngay

từ đầu nhiệm kỳ và hàng năm phải xây dựng kế hoạch cụ thể và bằng nhiều hình thứctiến hành kiểm tra được 100% các tổ chức đảng trực thuộc đảng bộ, các tổ chức cơ sởđảng ở xã, phường, thị trấn bằng nhiều hình thức chủ động kiểm tra 100% đảng viên vàcấp ủy viên trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên, nhiệm vụ được tổ chức phâncông, giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống, tư cách của người đảngviên, cấp ủy viên” [71, tr.97]

Phát hiện kịp thời và tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm minh những tổ chức đảng

và đảng viên vi phạm Tổ chức tiếp nhận và giải quyết nhanh gọn đơn, thư tố cáo, khiếunại đối với đảng viên và tổ chức đảng, phải giải quyết kịp thời theo đúng qui định, bảođảm công bằng, tránh oan sai, không để tồn đọng kéo dài

Trang 26

Bốn là, đổi mới phương thức và nâng cao năng lực lãnh đạo của các

TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn [71, tr.98]

Các TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn phải tiến hành rà soát, bổ sung quy chế vàlàm việc theo qui chế Trong sinh hoạt đảng, phải mở rộng dân chủ, khuyến khích thảoluận thẳng thắn, tôn trọng và tập hợp những ý kiến đúng đắn trước khi quyết nghị; nộidung nghị quyết phải rõ ràng, cụ thể những vấn đề cần tập trung lãnh đạo; công khaihóa các nghị quyết, chương trình hành động của cấp ủy, tổ chức đảng (không thuộc bímật của Đảng và Nhà nước) có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, nghĩa vụ vàquyền lợi của nhân dân, nhất là ở cơ sở, để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

Đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng cơ sở đối với chínhquyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; hoàn thiệncác qui chế về mối quan hệ làm việc giữa các cơ quan Đảng với chính quyền địaphương Tạo điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội hoạtđộng đúng định hướng chính trị, đúng pháp luật, đúng tôn chỉ, mục đích và có hiệuquả

1.2 Đảng bộ tỉnh Đồng Nai chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn (2005 - 2010)

1.2.1 Chỉ đạo công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức, tác phong công tác cho đội ngũ cán bộ, đảng viên

Từ năm 2006, bắt đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnhĐồng Nai lần thứ VIII, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức,tác phong công tác cho đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn được các cấp ủy xác định

là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng Bởi, người cán bộ, đảngviên có tác phong công tác tốt sẽ có tác động tích cực đến củng cố lập trường,quan điểm, tư tưởng, đạo đức cách mạng Phẩm chất đạo đức và tác phong côngtác tốt khi đã biến thành hành động sẽ trở thành sức mạnh vật chất, thành năng

Trang 27

lực để tổ chức thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao của từng cán bộ,đảng viên.

Trên cơ sở quán triệt chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ về công tác xâydựng TCCSĐ theo quan điểm Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứVIII, ngày 21/01/2006, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai đã ban hành Chỉ thị số 07-

CT/TU “Về tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức và cán bộ, nâng

cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, đáp ứng tình hình và nhiệm vụ phát triển của tỉnh giai đoạn 2005 - 2010” và Kế hoạch số 115-

KH/TU về cải tiến hình thức, nâng cao chất lượng học tập, sinh hoạt của các cấp ủyđảng và sinh hoạt chi bộ đảng Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạocủng cố, kiện toàn các cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục chínhtrị tư tưởng trong toàn tỉnh, nhất là tuyên giáo cấp cơ sở Chỉ đạo Ban Tuyêngiáo Tỉnh ủy và Ban Tuyên giáo các cấp tham mưu cho cấp ủy cấp mình xâydựng nội dung, kế hoạch tổ chức triển khai nghiên cứu, học tập, quán triệt, thựchiện các Nghị quyết Trung ương, của Tỉnh ủy, Huyện ủy và của cấp ủy cơ sở;đồng thời, tổ chức và tham gia làm tốt công tác tư tưởng, tuyên truyền rộng rãinhững nội dung cơ bản nghị quyết của Đảng các cấp đến đội ngũ, cán bộ, đảngviên và quần chúng nhân dân Các bước triển khai, quán triệt trong cán bộ, đảngviên đều được các cấp ủy đảng quan tâm, chỉ đạo sâu sát nên kết quả triển khai,quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng trong cán bộ, đảng viên cơ bản bảođảm được yêu cầu đề ra Bằng cách làm sáng tạo này, các chỉ thị, nghị quyết củaĐảng không chỉ được phổ biến trong cán bộ, đảng viên mà còn được phổ biếnrộng rãi trong nhân dân

Chỉ đạo các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở xã, phường, thị trấn tiếp tục thựchiện tốt chế độ học tập lý luận chính trị trong cán bộ, đảng viên theo Qui định 54 -QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương (khóa VIII) và Qui định 612-QĐ/TU của BanThường vụ Tỉnh ủy (khóa VII); tiến hành rà soát trình độ lý luận chính trị của cán

bộ ở địa phương, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cán bộ dự nguồn trongqui hoạch đã có kế hoạch chọn, cử đi đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, đảm

Trang 28

bảo đủ tiêu chuẩn theo qui định Trong nhiệm kỳ 2005 - 2010, Trường Chính trịtỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trong toàn tỉnh “đã mở được

597 lớp tập huấn, bồi dưỡng lý luận chính trị, với hơn 5.524 lượt học viên là cán

bộ, đảng viên cấp xã, phường, thị trấn, ấp, khu phố” [75, tr.5] Hầu hết cán bộ,đảng viên qua đào tạo, bồi dưỡng đã nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị vữngvàng, vận dụng được kiến thức vào thực tiễn công tác ở địa phương

Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị và cáchướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hànhThông tri số 19-TT/TU ngày 22/01/2007 về triển khai thực hiện Cuộc vận động “Họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng bộ và trong cáctầng lớp nhân dân Thực hiện các kế hoạch, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo tỉnh, của BanTuyên giáo Tỉnh ủy, các cấp ủy đã chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện Cuộc vận động

ở địa phương mình, thường xuyên gắn việc thực hiện các nhiệm vụ của Cuộc vận độngvới các chương trình, kế hoạch của cấp ủy, địa phương; luôn tạo điều kiện thuận lợi đểCuộc vận động được triển khai sâu rộng trong toàn đảng bộ, chính quyền, đoàn thể vàcác tầng lớp nhân dân trên địa bàn Các địa phương đã tổ chức cho cán bộ, đảng viên họctập các chuyên đề về tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tọađàm, giao lưu, kết hợp với tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng các bàiviết, bài báo và các mẫu chuyện kể về Bác Qua đó, tinh thần trách nhiệm, ý thức tudưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên đã tự giác và thường xuyênhơn với những kết quả cụ thể trong việc khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo tronglãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm của địa phương

Tập trung chỉ đạo các đảng bộ cấp trên cơ sở, đảng bộ cơ sở, chi bộ chủ độngphát hiện, khắc phục những biểu hiện phai nhạt lý tưởng trong cán bộ, đảng viên;chống chủ nghĩa cơ hội, thực dụng, vụ lợi, cá nhân, cục bộ địa phương Nâng caonhận thức, tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên quyết đấu tranh phòng, chống cácquan điểm sai trái, âm mưu “diễn biến hòa bình” với những luận điệu tuyên truyềnxuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch

Trang 29

1.2.2 Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp

ủy tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn và khắc phục những hạn chế, yếu kém

Trong nhiệm kỳ 2001 - 2005, công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thịtrấn của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, tuy đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.Song, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm, yếu kém: năng lực lãnh đạocủa một số cấp ủy chưa toàn diện; nhận thức và khả năng vận dụng cụ thể hóa cácchỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước có mặt còn hạn chế, bất cập; chấtlượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ ở một số nơi chưa cao, còn mang tính hình thức, cònxảy ra tình trạng vi phạm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng,… đã ảnh hưởngkhông nhỏ đến chất lượng lãnh đạo, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địaphương Từ thực tế đó, Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo, triển khai các chương trình,

kế hoạch công tác, hướng về cơ sở, giải quyết các vấn đề từ cơ sở, nhằm xây dựng,củng cố và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy TCCSĐ ở xã,phường, thị, trấn, đồng thời khắc phục những hạn chế, yếu kém Trong đó, tậptrung chỉ đạo các cấp ủy trên cơ sở và cơ sở tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiệnnghiêm túc Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương (khóa IX) “Về nângcao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”, Nghị quyết số 06của BCH Đảng bộ Tỉnh (khóa VIII) “Về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiếnđấu của tổ chức cơ cở đảng”; Đề án số 05 - ĐA/TU, ngày 10/05/2007 của BanThường vụ Tỉnh uỷ về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ

sở đảng và đảng viên giai đoạn 2006-2010”; Chương trình hành động số 25 - CTr/

TU về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (khóaX) về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chấtlượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”… sát với đặc điểm, tình hình nhiệm vụ cụ thểcủa từng địa phương Bên cạnh đó, Tỉnh ủy thường xuyên chỉ đạo các Huyện ủy,Thành ủy, Thị ủy tập trung giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các chi

bộ, đảng bộ cơ sở về vị trí, vai trò của việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiếnđấu cho cấp ủy TCCSĐ xã, phường, thị trấn đối với việc hoàn thành nhiệm vụ

Trang 30

chính trị của địa phương; chú trọng kiện toàn cấp ủy cơ sở về mặt tổ chức, nângcao chất lượng đội ngũ cấp ủy viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đồng thời, rà soát,kiên quyết điều chuyển, thay thế những cán bộ lãnh đạo, quản lý, cấp ủy viên cơ sở

sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt độngcủa hệ thống chính trị cơ sở

Quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 10 - CT/TW ngày 30/3/2007 của Ban Bí

thư Trung ương Đảng về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”; Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW, ngày 25/5/2007 của Ban Tổ chức Trung ương về “Hướng dẫn nội

dung sinh hoạt chi bộ trong các loại hình tổ chức cơ sở đảng, ngày 01/8/2007 Ban

Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 45 - CT/TU “về nâng cao chất lượng sinhhoạt chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở xã, phường, thị trấn”; chỉ đạo đổi mới nội dungsinh hoạt (sinh hoạt cấp ủy cơ sở, chi bộ hàng tháng gắn liền với triển khai chỉ thị,nghị quyết của Đảng thông qua truyền hình trực tiếp) và duy trì nền nếp sinh hoạtđảng theo đúng định kỳ vào ngày mùng 3 hàng tháng Chỉ đạo các cấp ủy cấp trên cơ

sở thường xuyên theo dõi, hướng dẫn cấp ủy cơ sở, chi bộ, về qui trình, hình thức, nộidung sinh hoạt cấp ủy, chi bộ ấp, khu phố; qua theo dõi, trực tiếp dự để kịp thờihướng dẫn bổ sung những điểm chưa hợp lý, những khâu chưa đúng quy định trongsinh hoạt cấp ủy, chi bộ, từ đó góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng ở cơ sở

Nhằm tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và thẩm định chặt chẽviệc đánh giá chất lượng cấp ủy TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn, cấp ủy chi bộ ấp,khu phố và đảng viên đảm bảo dân chủ, khách quan, góp phần nâng cao năng lựclãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn vàkhắc phục những hạn chế, yếu kém; đồng thời, để nâng cao ý thức trách nhiệm củaquần chúng trong việc tham gia xây dựng Đảng, phát huy vai trò giám sát của quầnchúng nhân dân đối với cấp ủy cơ sở, tổ chức đảng, đảng viên và khắc phục bệnhthành tích trong đánh giá chất lượng cấp ủy TCCSĐ xã, phường, thị trấn và đảngviên Từ năm 2006, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ có chủ trương và chỉ đạo Ban Tổ chứcTỉnh ủy nghiên cứu, xây dựng và ban hành hướng dẫn số 77-HD/BTCTU ngày20/5/2006 về “Thực hiện công khai lấy ý kiến của quần chúng góp ý về kết quả

Trang 31

đánh giá chất lượng cấp ủy TCCSĐ và đảng viên” Qua triển khai, nhân dân rấtđồng tình, ủng hộ chủ trương và thể hiện tinh thần trách nhiệm, ý thức cao trongviệc tham gia góp ý xây dựng tổ chức đảng, đảng viên

Trong nhiệm kỳ 2005 - 2010, nhờ chỉ đạo chặt chẽ của Ban Thường vụ Tỉnh

uỷ và các cấp uỷ đã trực tiếp quyết định đến việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sứcchiến đấu của các cấp ủy TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn và khắc khục những yếukém, hạn chế; “số TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn đạt TSVM được nâng lên mộtbước rõ rệt, bình quân đạt 80,47%; tỉ lệ TCCSĐ yếu kém giảm từ 3,5% đầu nhiệm

kỳ, xuống còn 1,75% cuối nhiệm kỳ” [78, tr.234]

1.2.3 Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên và công tác phát triển đảng

Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương (KhoáVIII) “về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đấtnước” và Nghị quyết số 42 - NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về “Công tácquy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai đã ban hành Chỉ thị số 36-CT/TU ngày22-3-2005 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH; Kế hoạch số 45-KH/TU ngày 21-12-2007 về công tác quy hoạch cán bộ nhiệm

kỳ 2005 2010 Riêng, đối với cán bộ cơ sở, Tỉnh ủy đã ban hành Quyết định số 140 QĐ/TU, ngày 21/3/2007 quy định về trợ cấp thu hút cán bộ có trình độ cao đẳng, đạihọc và trên đại học về công tác tại xã, phường, thị trấn Bên cạnh đó, Tỉnh ủy cònquan tâm chỉ đạo các cấp ủy xem xét tuyển chọn cán bộ, có chính sách hỗ trợ đối vớicon em các gia đình có công với cách mạng, con em cán bộ và đồng bào dân tộc thiểu

-số để đào tạo, chuẩn bị nguồn cán bộ lâu dài cho tỉnh và các địa phương

Nhờ chỉ đạo và việc triển khai đồng bộ ở các cấp tập trung vào TCCSĐ ở xã,phường, thị trấn, nên trong 5 năm (2005 - 2010), công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ luônđược thực hiện đồng bộ, chặt chẽ ở các cấp, dần đi vào nền nếp, có kế thừa, đồng thời

có bước phát triển, góp phần tạo nguồn cán bộ, cơ bản khắc phục dần tình trạng bịđộng, lúng túng trong công tác cán bộ và chuẩn bị nhân sự cấp ủy, HĐND, UBNDcấp xã, phường, thị trấn, đáp ứng được yêu cầu của công tác cán bộ trong tình hình

Trang 32

mới cũng như việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương Số lượng cán bộ đưavào quy hoạch có số dư từ 2 - 3 lần trở lên, bảo đảm được tính kế thừa Tỷ lệ cán bộtrẻ, độ tuổi từ 40 trở xuống đạt 35,5%, cán bộ nữ 29% Riêng đối với đội ngũ cán bộ

xã, phường, thị trấn đến hết năm 2010, đã “lựa chọn được 1.907 cán bộ đủ tiêu chuẩn

dự nguồn các chức danh chủ chốt, gồm bí thư đảng uỷ, phó bí thư thường trực đảng

uỷ, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND; chủ tịch và phó chủ tịch UBND” [79, tr 4]

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡngcán bộ theo hướng kết hợp giữa đào tạo gắn với quy hoạch Tỉnh ủy đã chỉ đạo xâydựng và triển khai Đề án 282 - ĐA/TU, ngày 21/5/2006 “Về phát triển nguồn nhânlực phục vụ kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến2020” gồm 6 chương trình đào tạo cán bộ tầm chiến lược, phù hợp yêu cầu chuẩnhóa cán bộ trong từng ngành, từng cấp Theo đó, Trường Chính trị tỉnh, các trungtâm bồi dưỡng chính trị thành phố, thị xã, huyện và các cơ sở đào tạo trong tỉnh đã

mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn vớinội dung, chương trình đào tạo phù hợp, thiết thực, như: quản lý kinh tế, văn hoá,

xã hội, kỹ thuật nông nghiệp, địa chính, luật, hành chính văn phòng, kế toán tàichính, tin học, kỹ năng giải quyết tình huống cụ thể xảy ra ở địa phương… Qua đó,

đã giúp cán bộ hoàn thiện kiến thức pháp luật, quản lý nhà nước và chuyên môn,nghiệp vụ trong hoạt động thực tiễn ở cơ sở Trong 5 năm (2005 - 2010) đã đàotạo, bồi dưỡng 3.264 lượt cán bộ, đảng viên cơ sở (số cấp ủy viên, cán bộ cấp xã,phường, thị trấn, ấp, khu phố có trình độ THPT chiếm 93,54%, tăng 8,15% so vớinhiệm kỳ trước; số có trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học 52,42%, tăng 0,04%

so với nhiệm kỳ trước” [78, tr.237] Gắn với công tác đào tạo, Tỉnh đã ban hành vàthực hiện chính sách đối với cán bộ đi học như: hỗ trợ chính sách cho cán bộ, côngchức sau khi bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ, Thạc sỹ; Bác sĩ, Dược sĩ chuyênkhoa cấp I, cấp II; trợ cấp thêm cho cán bộ, công chức được đưa đi đào tạo, bồidưỡng là nữ, cán bộ dân tộc thiểu số…; đồng thời trong bố trí, sắp xếp, đề bạt, bổnhiệm đã chú trọng đến cán bộ trẻ, cán bộ nữ được đào tạo cơ bản; cán bộ khoahọc kỹ thuật,… cũng đã tạo được động lực mới khuyến khích đội ngũ cán bộ vươnlên học tập, nghiên cứu và công tác Đội ngũ cán bộ từng bước được nâng cao chất

Trang 33

lượng, đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Tỉnh vàcủa từng địa phương, từ đó góp phần thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụchính trị mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII đề ra.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chínhtrị về công tác luân chuyển cán bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai đã ban hànhChương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 31-5-2006 và Kế hoạch số 82-KH/TUngày 04- 6- 2006, thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong toàn tỉnh.Các cấp ủy, các ngành tiến hành rà soát quy hoạch cán bộ của địa phương, ưu tiên

và hướng về cơ sở, lựa chọn cán bộ trẻ có triển vọng phát triển để luân chuyển, đàotạo, rèn luyện trong thực tiễn ở cơ sở; “Trong nhiệm kỳ đã luân chuyển 92 đồngchí được luân chuyển từ huyện, thị, thành phố về xã, phường, thị trấn và ngược lại,trong đó có 22 đồng chí là huyện ủy viên, còn lại là trưởng, phó phòng và tươngđương; luân chuyển ngang giữa các xã, phường thị trấn là 51 đồng chí” [78,tr.238]

Quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Thường

vụ Tỉnh uỷ Đồng Nai xác định lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế làm trung tâm, xâydựng Đảng là khâu then chốt; coi công tác phát triển đảng viên là một trong nhữngnhiệm vụ thường xuyên của các cấp uỷ, tổ chức đảng ở cơ sở Vì thế, công tác pháttriển Đảng được Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo, thực hiện theo đúng phương châm,phương hướng, điều kiện, tiêu chuẩn của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Ban Tổchức Trung ương Tỉnh ủy Đồng Nai đã xây dựng chương trình hành động, banhành Chỉ thị 07-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác xây dựng Đảngtrong nhiệm kỳ, coi trọng lựa chọn, bồi dưỡng, kết nạp đảng viên Hằng năm, BanThường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo các cấp ủy xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện,phân bổ chỉ tiêu phấn đấu cho từng chi bộ, đảng bộ, đồng thời giao trách nhiệmcho các ban đảng, các đồng chí uỷ viên ban chấp hành, ban thường vụ phụ trách cơ

sở kiểm tra, giám sát, đôn đốc cơ sở thực hiện, kịp thời giúp cơ sở khắc phục khókhăn, nhất là khâu xác minh hồ sơ, lý lịch quần chúng xin vào Đảng Trong 5 năm(2005 - 2010), các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện đã mở được 254 lớpbồi dưỡng nhận thức về Đảng cho trên 20.568 quần chúng ưu tú và 168 lớp bồi

Trang 34

dưỡng cho hơn 12.657 đảng viên mới về những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và về Đảng Cộng sản Việt Nam Các TCCSĐ xã,phường, thị trấn trong toàn Đảng bộ đã kết nạp được 7.877 đảng viên (tăng 1.054đảng viên so với nhiệm kỳ trước), trong đó đảng viên trẻ (dưới 30 tuổi) chiếm hơn50%, trình độ học vấn cấp 3 trên 90%, trình độ chuyên môn từ trung cấp đến đạihọc trên 34%, trên đại học 0,2%; đảng viên là nữ trên 40%; đảng viên là người cóđạo và người Hoa trên 10% Qua kết nạp đảng viên mới, đã có “100% ấp, khu phố

-có đảng viên, góp phần quan trọng xóa ấp, khu phố không -có đảng viên kéo dàitrong nhiều năm qua, 96,13 % ấp, khu phố có chi bộ đảng, tăng 7,87% so đầunhiệm kỳ” [78, tr.234]

1.2.4 Chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng

Từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2005 - 2010), Ban Thường

vụ Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc xâydựng kế hoạch và kịp thời tổ chức quán triệt, học tập đầy đủ, nghiêm túc các nghịquyết, quyết định, qui định và hướng dẫn thực hiện của Trung ương, của Tỉnh ủy vềcông tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng đến 100% TCCSĐ vớitrên 97% đảng viên tham gia học tập [77, tr.3]

Nhằm tăng cường và giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng, BCH, Ban Thường vụTỉnh uỷ đã ban hành nhiều văn bản về lãnh đạo, chỉ đạo liên quan đến công tác kiểmtra, giám sát như: thực hiện việc kê khai tài sản; thực hiện Cuộc vận động “Học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; việc “tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; “việc thực hiện chế độkiểm tra, giám sát công tác cán bộ”; về “trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan,đơn vị trong việc phòng, chống tham nhũng, lãng phí” Đặc biệt, BCH Đảng bộ tỉnh

đã xây dựng Kế hoạch số 49- KH/TU ngày 29/01/2008 nhằm triển khai thực hiệnNghị quyết số 14-NQ/TW ngày 30/7/2007 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá X)

“về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng” và Kế hoạch số 106-KH/TUngày 21/5/2009 thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín của BCH Trung ương(khoá X) về “phòng, chống tham nhũng, lãng phí đến năm 2010” Chỉ đạo Ủy ban

Trang 35

Kiểm tra Tỉnh ủy xây dựng các hướng dẫn nhằm tạo thuận lợi cho các cấp ủy, tổchức đảng triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, quy định củaTỉnh ủy Tỉnh ủy và các cấp ủy trực thuộc luôn quan tâm đến việc củng cố kiện toàn

tổ chức, hoạt động của ủy ban kiểm tra các cấp trong tỉnh có đủ biên chế và nângcao chất lượng hoạt động của công tác kiểm tra, giám sát; chỉ đạo bổ sung kịp thờinhững địa phương còn khuyết ủy viên ủy ban kiểm tra Đối với cấp cơ sở, “100%TCCSĐ xã, phường, thị trấn có đủ số lượng Ủy ban kiểm tra nhiệm kỳ 2005 - 2010,

có kế hoạch và thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cấp ủy và ủy bankiểm tra cấp ủy cơ sở sau đại hội” [77, tr.3]

Trên cơ sở chương trình, kế hoạch của cấp ủy cấp trên, các TCCSĐ xã, phường,thị trấn trong toàn Đảng bộ đã vận dụng, cụ thể hoá thành các chương trình và

kế hoạch thực hiện phù hợp với thực tiễn của địa phương Vì vậy, hoạt độngkiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng được thực hiện đúng quy trình,phương pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ, có trọng tâm, trọng điểm, tập trungvào kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên trên tất các các mặt, kiên quyết xử lýnghiêm những tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên vi phạm; đồng thời tập trung giảiquyết những vấn đề sai phạm, những tổ chức đảng yếu kém, những vấn đề nổicộm, phức tạp về quản lý đất đai, tình hình an ninh nông thôn, đơn thư tố cáocán bộ, đảng viên Kết qủa trong nhiệm kỳ 2005 - 2010, cấp ủy cấp trên và cáccấp ủy xã, phường, thị trấn đã tiến hành kiểm tra, giám sát 3.021 lượt tổ chứcđảng cấp dưới và kiểm tra, giám sát 17.124 lượt đảng viên, trong đó có 4.558lượt cấp ủy viên các cấp; thi hành kỷ luật 23 tổ chức đảng; thi hành kỷ luật2.094 đảng viên chiếm 3,76% so tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ, giảm1,52% so nhiệm kỳ trước [77, tr 6]

1.2.5 Chỉ đạo đổi mới phương thức lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở

xã, phường, thị trấn

Quán triệt sâu sắc, nghiêm túc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTrung ương (khóa X) về “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối vớihoạt động của hệ thống chính trị”; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu củaTCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, đội ngũ cấp ủy nói

Trang 36

riêng; phát huy vai trò năng động, sáng tạo của các tổ chức thành viên trong hệthống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn, giúp cho các cấp ủy nắm vững chứcnăng, nhiệm vụ và quy chế làm việc của TCCSĐ; đổi mới phương thức lãnh đạo củacấp ủy cơ sở đảng trong toàn Đảng bộ, nhất là các cấp ủy đảng ở xã, phường, thịtrấn Tỉnh uỷ đã chỉ đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy nghiên cứu triển khai đưa vào ứng

dụng Đề tài khoa học“Đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy cơ sở Đảng xã,

phường, thị trấn ở tỉnh Đồng Nai”, qua đó, giúp các cấp ủy cơ sở đảng ở xã,

phường, thị trấn vận dụng sát và thực tiễn nhiệm vụ của địa phương mình Đồng

thời, chỉ đạo cấp ủy các cấp thường xuyên cải tiến quy trình, cách thức ra nghị quyếtvới tinh thần “bám sát chỉ đạo của cấp trên và thực tiễn nhiệm vụ của từng địaphương, phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, trách nhiệm, nguồn lực của cán bộ, đảngviên, gắn với dân và phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng TCCSĐ ở xã,phường, thị trấn” Những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, nhiệm vụ khó khăn, phứctạp cấp ủy phải có nghị quyết chuyên đề để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịpthời, có hiệu quả Sau khi có nghị quyết, cấp ủy phải tổ chức phân công từng thànhviên phụ trách cụ thể trên từng mặt công tác để phát huy tính năng động, sáng tạo vàtinh thần quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của đội ngũ cán bộ,đảng viên trên từng cương vị công tác của mình, tránh tư tưởng dựa dẫm, ỷ lại vàotập thể Cùng với đổi mới nội dung, quy trình ra nghị quyết, công tác triển khai,kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết được thực hiện một cách thường xuyên,liên tục, có hiệu quả thiết thực, luôn bám sát diễn biến thực tiễn để kịp thời điềuchỉnh, cho ý kiến chỉ đạo khi có vấn đề mới phát sinh hoặc khi xuất hiện những bấthợp lý trong tổ chức thực hiện

Chỉ đạo các cấp ủy đảng xã, phường, thị trấn tiến hành rà soát, sửa đổi, bổsung hoàn thiện quy chế làm việc và chương trình công tác toàn khóa làm cơ sở

để lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của cấp ủy Chỉ đạo đổi mới, sửa đổi lốilàm việc của cấp ủy cơ sở theo phương châm “Đảng không buông lỏng lãnh đạo,không bao biện làm thay”; phân định và thực hiện đúng chức năng lãnh đạo củaTCCSĐ ở xã, phường, thị trấn đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với chứcnăng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện của chính quyền, tránh sự chồng chéo, lấn sân hoặc

Trang 37

buông lỏng lãnh đạo trên một số lĩnh vực của địa phương Quan tâm chỉ đạo cấp ủy

cơ sở xây dựng và thực hiện nghiêm túc chế độ làm việc theo đúng nguyên tắc, quichế, chương trình, kế hoạch, bám sát chức năng, nhiệm vụ của hệ thống chính trị ởtừng xã, phường, thị trấn; luôn giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ gắn với nêu caovai trò cá nhân, tinh thần trách nhiệm của cấp ủy viên, nói đi đôi với làm, bám sát cơ

sở, cùng cơ sở tháo gỡ những vướng mắc trong tổ chức thực hiện Đồng thời, lãnh đạochính quyền, các đoàn thể địa phương xây dựng quy chế, phối hợp tốt trong triển khaithực hiện nghị quyết của cấp ủy đảng các cấp

Chỉ đạo cấp ủy các cấp duy trì nghiêm chế độ thông tin, báo cáo, giao ban củacán bộ chủ chốt cấp huyện với các xã, phường, thị trấn, giao ban bí thư các chi bộ

ấp, khu phố theo từng quý Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng, chính quyền,kiên quyết chống bệnh quan liêu, giấy tờ, giảm bớt hội họp, thực hành tiết kiệm,chống phô trương hình thức, lãng phí; ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ sựlãnh đạo của Đảng và tổ chức điều hành của chính quyền cùng các ban, ngành củađịa phương

*

Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác xây TCCSĐ

ở xã, phường, thị trấn; trên cơ sở đánh giá khách quan, sát đúng thực trạng côngtác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn trước năm 2005 và quán triệt quanđiểm, chủ trương về xây dựng, củng cố TCCSĐ của Đảng, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai

đã kịp thời đề ra chủ trương chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng TCCSĐ ở xã,phường, thị trấn phù hợp, sát đúng với điều kiện của Tỉnh Đặc biệt, các cấp uỷĐảng từ tỉnh đến các cơ sở đã tổ chức chỉ đạo quyết liệt thực hiện công tácchính trị, tư tưởng; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủyTCCSĐ ở xã, phường, thị trấn, khắc phục những hạn chế, yếu kém; xây dựngđội ngũ cán bộ, đảng viên; công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng và đổi mớiphương thức lãnh đạo của TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn Từ đó đã đạt đượcnhững kết quả đáng kể trong công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn

Trang 38

Điều đó đã khẳng định những chủ trương, chỉ đạo xây dựng TCCSĐ nói chung,TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh là đúng đắn góp phần nâng caonăng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn và chấtlượng đảng viên đáp ứng yêu cầu, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị củatỉnh Đồng Nai và cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng Đây là cơ sở quantrọng để Đảng bộ tỉnh Đồng Nai tổng kết rút kinh nghiệm về lý luận và thực tiễntrong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn, từ đó, đề raphương hướng, giải pháp lãnh đạo xây dựng Đảng và xây dựng TCCSĐ ở xã,phường, thị trấn TSVM trong những nhiệm kỳ tiếp theo

Trang 39

Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (2011 - 2015) 2.1 Yếu tố mới tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về đẩy mạnh xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn (2011 - 2015)

2.1.1 Những yếu tố mới tác động tới sự lãnh đạo của Đảng

bộ tỉnh Đồng Nai về đẩy mạnh xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở

xã, phường, thị trấn (2011 - 2015)

* Tình hình thế giới, trong nước và một số yếu tố mới ở tỉnh Đồng Nai tác động tới sự lãnh đạo công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng

bộ tỉnh Đồng Nai.

Giai đoạn 2011 2015, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế

-xã hội ở tỉnh Đồng Nai theo hướng đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế Vớibối cảnh thế giới bước vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI đang tiếp tục diễn ra nhữngthay đổi nhanh, phức tạp và khó lường Hoà bình hợp tác và phát triển tiếp tục là xuthế lớn Kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nhưng vẫn cònnhiều khó khăn bất ổn Cạnh tranh về kinh tế - thương mại giữa các nước ngày cànggay gắt Đặc biệt, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực ĐôngNam Á sẽ là khu vực phát triển năng động và đang hình thành nhiều hình thức liênkết, hợp tác đa dạng hơn, song vẫn còn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định, nhất làtranh chấp lãnh thổ, biển đảo ngày càng gay gắt Đây là những yếu tố có tác độngquan trọng đến quá trình phát triển của cả nước nói chung và Đồng Nai nói riêngtrong những năm tới

Ở trong nước, hệ thống thể chế, cơ chế chính sách phát triển nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được hoàn thiện; những thành tựu,kinh nghiệm đạt được trên các mặt qua 25 năm đổi mới; tiềm lực, vị thế đất nướcđược nâng lên; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng; sự ổn định chính trị là những

Trang 40

điều kiện tiền đề quan trọng để đẩy mạnh công cuộc đổi mới của đất nước và tác độngđến tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn mới Thànhtựu to lớn đó đã chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo, đi lênCNXH là sự lựa chọn phù hợp với quy luật; là công sức của toàn Đảng, toàn dân, toànquân, trong đó vai trò lãnh đạo của Đảng có ý nghĩa quyết định, có sự đóng góp củađội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng

Cùng với thành tựu của 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, công tác xâydựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt được nhiều kết quả tích cực; năng lực lãnh đạo và sứcchiến đấu của Đảng không ngừng được nâng cao; phương thức lãnh đạo của Đảngtừng bước được đổi mới; vai trò lãnh đạo của Đảng được giữ vững; đội ngũ cán bộ,lãnh đạo, quản lý các cấp đã có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt Đa số cán

bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, có

ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng Tuy nhiên, bên cạnh những kếtquả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí

có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục.Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lốisống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng sa vào chủ nghĩa cánhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ,tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc, động cơ phấn đấu vào Đảng của một sốngười có biểu hiện lệch lạc, cơ hội Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của không ít

tổ chức đảng còn thấp; công tác quản lý đảng viên chưa chặt chẽ, sinh hoạt đảng chưanền nếp, nội dung sinh hoạt nghèo nàn, tự phê bình và phê bình yếu.…đã làm giảmsút niềm tin của nhân dân đối với Đảng

Đối với tỉnh Đồng Nai, những thành tựu trong 5 năm (2005 - 2010) và nhữngkinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, điều hành của Đảng bộ tỉnh, đặc biệt là sự

ổn định về chính trị xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại trong và ngoài nước lànhững tiền đề quan trọng cho sự phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.Tuy nhiên, Tỉnh cũng đối mặt với những khó khăn và thách thức lớn đó là: dịch

Ngày đăng: 04/01/2019, 21:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w