Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian qua cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng chăm lo củng cố, tăng cường xây dựng hệ thống chính trị, trong đó xây dựng hệ thống chí
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGÔ MINH VƯƠNG
ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGÔ MINH VƯƠNG
ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Kim Đỉnh
Hà Nội -2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này, trước hết, tác giả xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS Trần Kim Đỉnh – Thầy đã trực tiếp hướng dẫn hết sức chu đáo và chỉ bảo tận tình cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong thời gian học tập
và nghiên cứu để hoàn thành chương trình học
Xin trân trọng cảm ơn
Tác giả luận văn
Ngô Minh Vương
Trang 4
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam của tôi
mang tên “Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị cơ
Trang 5MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
6 Những đóng góp của luận văn Error! Bookmark not defined
7 Kết cấu của luận văn Error! Bookmark not defined NỘI DUNG Error! Bookmark not defined
Chương 1 ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ 2000– 2005 Error! Bookmark not defined 1.1.Khái niệm,vị trí vai trò hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cơ sở
Error! Bookmark not defined
1.1.1.Hệ thống chính trị Error! Bookmark not defined 1.1.2 Hệ thống chính trị cơ sở Error! Bookmark not defined
1.2 Thực trạng và những yêu cầu đặt ra đối với công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai trước năm 2000 Error! Bookmark not defined
1.2.1 Những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng hệ thống chính trị cơ sở
tỉnh Đồng Nai Error! Bookmark not defined
1.2.2 Thực trạng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở của Đảng bộ tỉnh Đồng
Nai trước năm 2000 Error! Bookmark not defined
1.3 Chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng hệ thống chính trị cơ sở của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai từ năm 2000 đến năm 2005 Error! Bookmark not defined
Trang 61.3.1 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai Error! Bookmark not defined
1.3.2 Kết quả công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở của Đảng bộ tỉnh
Đồng Nai trong những năm 2000-2005 Error! Bookmark not defined
Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ
SỞ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010 Error! Bookmark not defined 2.1 Điều kiện lịch sử mới và chủ trương đẩy mạnh xây dựng hệ thống chính trị cơ sở của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai Error! Bookmark not defined
2.1.1 Điều kiện lịch sử mới Error! Bookmark not defined
2.1.2 Chủ trương đẩy mạnh xây dựng và phát huy vai trò của hệ thống chính
trị cơ sở của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai từ 2005 đến 2010 Error! Bookmark not
defined
2.2 Quá trình lãnh đạo và kết quảxây dựng hệ thống chính trị cơ sở của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005 – 2010 Error! Bookmark not defined
2.2.1 Đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy cơ sở Error! Bookmark not
2.2.4Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể chính trị - xã hội Error! Bookmark not defined
Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM Error! Bookmark not defined
3.1 Nhận xét Error! Bookmark not defined
3.1.1 Thành tựu Error! Bookmark not defined 3.1.2 Những tồn tại, hạn chế Error! Bookmark not defined
3.2 Một số kinh nghiệm chủ yếu Error! Bookmark not defined
Trang 73.2.1.Nắm vững,quán triệt quan điểm,đường lối của Đảng,xây dựng chủ
trương sáng tạo,phù hợp với thực tiễn địa phương về xây dựng hệ thống chính
trị ở cơ sở Error! Bookmark not defined 3.2.3.Xây dựng hệ thống chính trị gắn với phát huy dân chủ cơ sở Error!
Bookmark not defined
3.2.4.Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có năng lực và phù hợp với đặc
điểm từng địa phương Error! Bookmark not defined
KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined TÀI LIỆU THAM KHẢO 8 PHỤ LỤC
Trang 8BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CNH: Công nghiệp hóa
HĐH: Hiện đại hóa
UBND: Ủy ban nhân dân
HĐND: Hội đồng nhân dân
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng chăm lo củng cố, tăng cường xây dựng hệ thống chính trị, trong đó xây dựng hệ thống chính trị cấp cơ sở vững mạnh được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu Hoàn thiện hệ thống chính trị cấp cơ sở được xác định là khâu then chốt của toàn bộ quá trình dân chủ hóa đời sống chính trị - xã hội; tăng thêm sự gắn kết chặt chẽ giữa Đảng, Nhà nước và nhhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình xây dựng và bảovệ Tổ quốc
Cùng với việc nhận thức vai trò quan trọng của đổi mới kinh tế với quá trình phát triển của đất nước, nhận thức về vai trò to lớn của hệ thống chính trị cơ sở ngày càng rõ hơn Các cấp ủy Đảng và chính quyền luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, từng bước hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở Tuy nhiên, trước những yêu cầu đặt ra của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ đổi mới thì hệ thống chính trị ở cơ sở đã bộc lộ những hạn chế và bất cập mà nguyên nhân chủ yếu là trong một thời gian chúng ta chưa quan tâm đúng mức tớihệ thống chính trị ở cấp cơ sở, về vai trò cũng như vị trí của cơ sở trong hệ thống chính trị nước ta nói chung Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban
chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) “Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống
chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn” chỉ rõ: những yếu kém bất cập đó có phần trách
nhiệm của bản thân hệ thống chính trị Một nguyên nhân quan trọng là từ Trung ương đến các cấp, các ngành chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí của cơ sở; quan liêu, không sát cơ sở, sát nhân dân, không kịp thời bàn định các chủ trương, chính sách để củng cố, tăng cường các tổ chức và đội ngũ cán bộ cơ sở Do đó, đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển của đất nước trong thời kỳ mới đồng hành với việc xây dựng chính quyền các cấp trong sạch vững mạnh đang là yêu
cầu cấp thiết vàbức bách Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách
về xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay” đã khẳng định tăng cường vai trò lãnh đạo của
Trang 10Đảng, nâng cao hiệu quả điều hành của bộ máy Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là một giải pháp cấp thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay
Đồng Nai là tỉnh công nghiệp trọng điểm ở phía Nam, trong vùng phát triển chiến lược Đồng Nai – Bình Dương – Thành phố Hồ Chí Minh với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh theo hướng công nghiệp – dịch vụ Cùng với đó là sự bùng nổ của lực lượng lao động nhập cư, số công nhân ngày một tăng, phân hóa giàu nghèo làm thay đổi kết cấu dân cư của tỉnh Đồng thời, Đồng Nai là tỉnh có số lượng đồng bào theo đạo Thiên chúa giáo đông (thứ hai cả nước) và có nhiều dân tộc sinh sống (Kinh, Hoa, Tày, Nùng )các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động, lôi kéo các phần tử xấu, giáo dân, nhân dân có bất bình với chính quyền địa phương để chống phá, gây nên những điểm nóng xã hội, điểm nóng chính – trị xã hội ảnh hưởng đến trất tự an ninh trên địa bàn, tác động đến sự phát triển kinh tế và sự đồng thuận của nhân dân ở cơ ở
Để khắc phục được tình trạng trên phải kết hợp nhiều giải pháp, trong đó đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở ở xã, phường thị trấn được xem là nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai Chính vì vậy, trong những năm qua hệ thống chính trị cấp cơ sở trên địa bàn Đồng Nai đã và đang được củng cố, hoàn thiện nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân và thực hiện quy chế dân chủ ở
cơ sở một cách thực sự Tuy nhiên cùng với đặc thù chung của cả nước, hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn Tỉnh còn bộc lộ nhiều yếu kém như: tổ chức vẫn chưa ổn định; vai trò hạt nhân chính trị của nhiều tổ chức Đảng cơ sở còn hạn chế, phương thức lãnh đạo của Đảng chậm được đổi mới, quản lý Nhà nước nhiều nơi còn lỏng lẽo, công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo ở nhiều địa phương còn hạn chế; đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở còn nhiều bất cập;các tổ chức còn lúng túng trong hình thức tổ chức
và phương thức hoạt động, chưa ngang tầm với yêu cầu thực tiễn đặt ra, công tác vận
Trang 11cơ sở chưa được phát huy đúng mức…Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đến năm 2015 Đồng Nai trở thành tỉnh công nghiệp, tình hình đó phải được khắc phục và giải quyết kịp thời Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh vì vậy là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết
Với những lí do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Đảng bộ tỉnh Đồng Nai
lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở từ năm 2000 đến năm 2010” để làm luận
văn Thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Đảng
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam hệ thống chính trị nói chung và hệ thống chính trị cơ sở nói riêng được đẩy mạnh nghiên cứu bắt từ sau khi Đảng tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, nhất là
từ Hội nghị Trung ương 6 khóa VI ( 3/1989) khi lần đầu tiên Đảng ta sử dụng khái niệm
“Hệ thống chính trị” thay cho khái niệm “chuyên chính vô sản” vẫn được dùng trước đó
Đặc biệt sau khi Đảng ra Nghị quyết về “ Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống
chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 5 khóa
IX (2002)thì vấn đề “Hệ thống chính trị”được nhiều nhà lý luận, nhà khoa học, nhà quản
lý, các cơ quan, tổ chức nghiên cứu cho đến nay
Nhóm nghiên cứu hệ thống chính trị nói chung có các công trình tiêu biểu:
Lê Minh Thông (2007)“Cơ sở lý luận tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội Tác giả đã đưa ra những quan điểm cơ bản của chủ Nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về hệ thống chính trị làm cơ sở lý luận cho quá trình xây dựng hệ thống chính trị ở Việt Nam; từ quá trình nghiên cứu tác giả đã đưa ra khái niệm, cấu trúc của
hệ thống chính trị; các cơ sở về chính trị, kinh tế, xã hội hình thành, phát triển hệ thống chính trị; về vị trí, vai trò của các tổ chức cũng như mối quan hệ giữa các tổ chức đó trong hệ thống chính trị nước ta
Trang 12Trần Đình Hoan (2008)“Quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị Việt
Nam giai đoạn 2005 – 2020”,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Công trình gồm 3
chương đã nêu lên những kết quả bước đầu đạt được cũng như những hạn chế yếu kém trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị nước ta Từ thành tựu và hạn chế tác giả phân tích tính tất yếu khách quan, chủ quan tác động đến đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta thời kỳ đổi mới; nêu rõmục tiêu tổng quát, được cụ thể hóa thành 4 mục tiêu cụ thể, 7 quan điểm và 4 nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị; từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất phương hướng và các giải pháp đổi mới hệ thống chính trị trong giai đoạn 2006 –
2020 là tiếp tục đổi mới chỉnh đốn Đảng, nâng cao trình độ, tầm nhìn và tư duy của Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng; đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phù hợp với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của mặt trận
Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Từ những phương hướng trên tác giả đề xuất 6 giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị trong thời gian tới
Vũ Minh Giang (2008) “Những đặc trưng cơ bản của bộ máy quản lý đất nước và
hệ thống chính trị nước ta trước thời kỳ đổi mới”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
Công trình đã đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống sự hình thành và phát triển của các Thiết chế chính trị Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử với những đặc trưng cơ bản Tác giả nhấn mạnh nét nổi bật trong quá trình đó là thiết chế chính trị luôn bị chi phối bởi quan hệ làng xã và tính dân tộc Các thiết chế chính trị tiến bộ thời cổ trung đại thực chất là người đại diện cho dân tộc “nhà nước Trung đại Việt Nam, một đặc điểm gần như có tính quy luật là quyền lực của tập đoàn thống trị chỉ có thể vững mạnh khi nhà nước trong tay tập đoàn đó làm tốt chức năng xã hội, nhà nước phải gắn với sức mạnh cộng đồng dân tộc và được dân tộc thừa nhận là người đại diện của họ”
Công trình có ý nghĩa lớn đối với quá trình xây dựng hệ thống chính trị cơ sở Việt Nam hiện đại
Trang 13Phạm Ngọc Trâm (2011),“Quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam 1986
-2011”, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội Điểm nổi bật của công trình nghiên cứu là tác
giả đã đi sâu vào quá trình đổi mới hệ thống chính trị nước ta từ 1986 đến 2011; phân chia công trình theo hai giai đoạn lớn từ 1986 đến 1996 và từ 1996 đến 2011, mỗi giai đoạn gắn với mỗi nhiệm vụ trọng tâm gắn với từng tổ chức trong hệ thống chính trị Theo tác giả nghiên cứu từ 1996 đến 2011 là giai đoạn Đảng ta đẩy mạnh xây dựng hệ thống chính trị cơ sở cũng như đẩy mạnh đổi mới xây dựng hệ thống chính trị Trong
đó, tác giả đã đi sâu nghiên cứu quá trình đổi mới của từng tổ chức trong hệ thống chính trị nước ta đó là tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, tăng cường vai trò của mặt trận và các đoàn thể trong việc phát huy dân chủ, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc Công trình có ý nghĩa cho việc nghiên cứu quá trình đổi mới hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ mới
Nhóm nghiên cứu về hệ thống chính trị cơ sở có các công trình:
Nguyễn Quốc Phẩm (1999) “Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hóa đời sống
xã hội, nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
Công trình đã phân tích thực trạng hệ thống chính trị cấp cơ sở vùng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, tác giả đánh giá các thành tựu, hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân của nó; đồng thời đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm đổi mới hệ thống chính trị của khu vực này
Vũ Hoàng Công (2002) “Hệ thống chính trị cơ sở - Đặc điểm, xu hướng và giải
pháp”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Công trình bao gồm 2
chương; Chương 1: Hệ thống chính trị Việt Nam, tác giả khái quát những quan niệm cơ bản về hệ thống chính trị, giới thiệu cách phân loại và một số mô hình hệ thống chính trị trên thế giới, chỉ ra nguyên nhân khách quan, chủ quan hình thành hệ thống chính trị của một quốc gia, từ đó khái quát những đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam; Chương 2: Hệ thống chính trị cấp xã – đặc điểm xu hướng và giải pháp, tác giả đi sâu nghiên cứu
về hệ thống chính trị cấp xã, chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò quyền hạn của từng bộ