1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ ĐẢNG bộ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH đạo xây DỰNG NÔNG THÔN mới từ năm 2006 đến năm 2014

134 1,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 2,29 MB

Nội dung

Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn. Có tới 70,37% dân số sống trong khu vực nông thôn (theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009). Cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao thì sự khác biệt giữa thu nhập và mức sống dân cư sống ở khu vực thành thị với khu vực nông thôn ngày càng lớn, tốc độ phát triển không đồng đều cũng diễn ra giữa các khu vực ở nông thôn.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

VĨNH PHÚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2014

1.1 Yêu cầu khách quan của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo

1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về xây dựng nông

1.3 Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo xây dựng nông thôn mới

2.1 Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo xây

dựng nông thôn mới (2006 - 2014)

50

2.2 Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh

đạo xây dựng nông thôn mới (2006 - 2014) 68

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động tậptrung chủ yếu ở nông thôn Có tới 70,37% dân số sống trong khu vực nông thôn(theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009) Cùng với tốc độ đô thị hóa ngàycàng cao thì sự khác biệt giữa thu nhập và mức sống dân cư sống ở khu vựcthành thị với khu vực nông thôn ngày càng lớn, tốc độ phát triển không đồngđều cũng diễn ra giữa các khu vực ở nông thôn Đặc biệt, là khu vực miền núi córất nhiều khó khăn ảnh hưởng tới quá trình phát triển của NTM như: Tỷ lệnghèo đói, tỷ lệ thất nghiệp cao, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, diện tích đấtnông nghiệp giảm do quá trình công nghiệp hóa, dịch vụ nông thôn kém pháttriển kể cả y tế và giáo dục, đất đai nhỏ lẻ manh mún, phương thức sản xuất kémhiệu quả… là rào cản cho quá trình xây dựng NTM Trước yêu cầu của pháttriển và hội nhập, mục tiêu đẩy nhanh CNH, HĐH đất nước, đòi hỏi có nhiềuchính sách đột phá và đồng bộ nhằm giải quyết toàn bộ các vấn đề KT - XH,văn hóa, xây dựng NTM Giải quyết tốt vấn đề nông dân và xây dựng NTM có ýnghĩa chiến lược đối với sự ổn định và phát triển đất nước

Năm 1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập theo Nghị quyết Kỳ họp thứ 10Quốc hội khóa IX ngày 26/11/1996, địa giới hành chính, năm 2012 tỉnh VĩnhPhúc có tổng diện 1.236,5 km2, 09 đơn vị hành chính gồm: Thành phố VĩnhYên, thị xã Phúc Yên và 07 huyện gồm: Sông lô, Lập Thạch, Tam Dương,Tam Đảo, Bình Xuyên, Yên Lạc và Vĩnh Tường

Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, vùngthủ đô Hà Nội, kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, Đảng bộ, chính quyền và Nhândân các dân tộc trong Tỉnh đã tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế, nỗ lực vượtqua nhiều khó khăn, thách thức, giành được những thành tựu quan trọng trêntất cả các lĩnh vực như: Kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng (bình quân trong

16 năm giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2012 đạt trên 16,0%/năm) Năm 2012,

tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 53,4%, dịch vụ chiếm 33,1%,nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 13,5%; GDP bình quân đầu người (theogiá thực tế) đạt 47,4 triệu đồng/người/năm Thu ngân sách năm sau cao hơnnăm trước, năm 2011 đạt 16.739,969 tỷ đồng Từ năm 2004, Vĩnh Phúc là mộttrong những tỉnh đã tự cân đối được ngân sách

Trang 3

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ tiếp tục phát triển, từngbước kết hợp hài hòa với phát triển kinh tế Với những thành tựu đã đạt được,Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, VĩnhPhúc cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và trởthành thành phố Vĩnh Phúc trực thuộc Trung ương vào năm 2020.

Tuy nhiên, so với Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM của Chínhphủ, Vĩnh Phúc vẫn còn nhiều xã tiêu chí chưa đạt hoặc đạt ở mức độ trungbình Thực tế cho thấy, thực trạng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệpcòn manh mún nhỏ lẻ, không đồng bộ; sản xuất hàng hóa không tập trung, hiệuquả thấp; kết cấu hạ tầng nông thôn còn chắp vá; tận dụng giá trị trên 01 ha đấtcanh tác và thu nhập của người dân còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo cao; môi trườngsống còn bị ô nhiễm; sản xuất nông nghiệp còn nhiều bất cập chưa phát huyhết tiềm năng sẵn có… Do đó, việc nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnhVĩnh Phúc về xây dựng mô hình NTM, từ năm 2006 đến năm 2014 Qua đó,khẳng định những thành công, hạn chế, đúc kết kinh nghiệm lãnh đạo, gópphần khẳng định chủ trương của Đảng trong cuộc sống và phục vụ công táclãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề: “Đảng bộ tỉnh Vĩnh

Phúc lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2006 đến năm 2014” làm

đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nhóm các công trình nghiên cứu về nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới trong phạm vi cả nước

Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên 1994), Kinh nghiệm

tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Phạm Xuân Nam (Chủ biên 1997), Phát triển nông thôn, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội Đây là hai công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển nôngthôn, các tác giả đã phân tích khá sâu sắc một số nội dung về phát triển KT -

XH nông thôn nước ta như dân số, lao động, việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, vấn đề sử dụng và quản lý nguồn lực tài nguyên thiên nhiên và xoá đói

giảm nghèo Hồng Vinh (1998), CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG, Hà Nội; Lê Đình Thắng (Chủ biên

Trang 4

1998), Chính sách nông nghiệp, nông thôn sau Nghị quyết X của Bộ Chính trị,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Nguyễn Vũ Bình (1999), “Gia Lâm trên con

đường CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Cộng sản, tháng 12 Hội thảo Khoa học kinh tế Việt Nam (2002), Con đường CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Hội thảo Khoa học kinh

tế Việt Nam (2002), Con đường CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Thống kê, Hà Nội Phạm Quốc

Doanh (2003) “Chính sách đất đai và vấn đề nông dân không đất để thực hiện

công nghiệp hóa nông thôn”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, tháng 6 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn Việt Nam, thực trạng và một số vấn đề đặt ra, Nxb Hà Nội Tăng cường năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cho ngành nông nghiệp, do Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn cùng Tổ chức Ausaid nghiên cứu, đã đi sâu phân tíchnhững quy định của Tổ chức Thương mại thế giới về thương mại nông sản

Phùng Hữu Phú (Chủ biên 2009), Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Đặng Kim Sơn (2011), Công nghiệp hóa từ nông nghiệp lý luận, thực tiễn

-và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp; Vũ Văn Phúc (Chủ biên 2012), Xây dựng NTM những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội Gồm 33 bài viết nêu lên những vấn đề lý luận chung và kinhnghiệm quốc tế về xây dựng NTM và thực tiễn xây dựng NTM ở Việt Nam.Hội thảo khoa học (2013), “Xây dựng nông thôn mới - Những vấn đề lý luận

và thực tiễn”, Tạp chí Cộng sản, tháng 9 Với hơn 40 tham luận, các nhà khoa

học đã bàn luận về các vấn đề như: Đẩy mạnh triển khai Chương trình xâydựng NTM để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, thu hẹpkhoảng cách giữa nông thôn và thành thị; xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu

hạ tầng KT - XH nông thôn cả miền núi và ven biển; xây dựng nền nôngnghiệp toàn diện theo hướng hiện đại ở nông thôn; tiếp tục đổi mới và nângcao hiệu quả của các hình thức tổ chức sản xuất theo hướng chú trọng pháttriển HTX kiểu mới trong nông nghiệp, nông thôn

Trang 5

Những bài viết liên quan trên đã trình bày, luận giải có luận cứ, luậnchứng khoa học những dữ liệu rất quan trọng cho việc hoạch định chính sách pháttriển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới, về thực trạng xây dựng NTM ởcác địa phương trong cả nước, tập trung vào những vấn đề nổi cộm nảy sinh, từ

đó rút ra những kinh nghiệm có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn sâu sắc

Nhóm các công trình nghiên cứu về nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở các địa phương

Vũ Đức Trung (1996), Những định hướng cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Hà Bắc, Luận án khoa học Kinh tế, Hà Nội Tô Văn

Song (2002), “Hải Dương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

theo hướng CNH, HĐH”, Tạp chí Lịch sử Đảng, tháng 12 Mai Thị Thanh Xuân (2003), CNH, HĐH, nông thôn các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học, Hà Nội Lê Minh Tùng (2003), CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành

Địa lý học, Hà Nội Đỗ Xuân (2003), “Đảng bộ huyện Tiên Lãng - Hải Phònglãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH”,

Tạp chí Lịch sử Đảng, tháng 8 Nguyễn Sinh Cúc (2004), “Tổng quan nông nghiệp năm 2003”, Tạp chí nông thôn mới, số 108+109 (kỳ 1+2 tháng 1); Đỗ Đức Quân (Chủ biên, 2010), Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ, trong quá trình phát triển các khu công nghiệp

(qua khảo sát các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương, Ninh Bình), Nxb Chính trị quốcgia, Hà Nội Đây là công trình nghiên cứu nhằm phát triển bền vững, về sựphát triển 03 tiêu chí về KT - XH, môi trường Trong đó nội dung xây dựng

NTM là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững Vũ Thị Mười (2012), Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2001 đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trung tâm Đào tạo, bồi

dưỡng giảng viên lý luận chính trị Trình bày có hệ thống quan điểm, chủtrương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng NTM và của Đảng bộ tỉnhNinh Bình Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo xây dựng NTM

từ năm 2001 đến năm 2010 Khẳng định những thành tựu bước đầu và một sốkinh nghiệm xây dựng NTM ở tỉnh Ninh Bình Phan Ngọc Huy (2012), “Pháthuy vai trò công tác tư tưởng trong xây dựng NTM ở tỉnh Bến Tre”,

Trang 6

http://www.bentre.gov.vn/ Đề cập đến công tác tư tưởng có vai trò quan trọng

hàng đầu để quán triệt quan điểm, chủ trương xây dựng NTM, nâng cao nhậnthức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, cổ vũ quần chúng tích cực tham giathực hiện các tiêu chí xây dựng NTM ở tỉnh Bến Tre Hà Trang (2013), “Xây

dựng NTM ở Đồng Bằng sông Cửu Long, tầm nhìn 2020”, Tạp chí Cộng sản,

tháng 7 Minh Phước (2013), “Xây dựng NTM ở Cà Mau: Cần những giải

pháp mang tính đột phá”, Tạp chí Cộng sản, tháng 11; Quang Minh (2013),

“Xây dựng NTM ở các tỉnh miền núi phía Bắc” Nguyễn Đăng Quang (2014),

“Xây dựng NTM ở xã Chư Ă-Play Cu”, Tạp chí Cộng sản, tháng 6 Nguyễn

Thị Nha Trang (2014), Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phong trào xây

dựng NTM từ năm 2008 đến 2013, Luận văn thạc sỹ Lịch sử , Đại học Khoa

học xã hội và Nhân văn; Đỗ Thùy Dung, Đảng bộ huyện Sóc Sơn lãnh đạo xây

dựng NTM từ năm 2001 đến năm 2012 , Luận văn thạc sỹ Lịch sử, Đại học

Các bài viết của các tác giả có những nhận định đánh giá sâu sắc và cụthể về tình hình thực hiện xây dựng NTM ở từng địa phương trong cả nước,tập trung làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình chỉđạo xây dựng NTM, bước đầu đề xuất những vấn đề cần tập trung tháo gỡtrong thời gian tới Những nội dung đó là cơ sở lý luận và thực tiễn, kinhnghiệm quý báu cho tác giả nghiên cứu, làm rõ quá trình lãnh đạo xây dựngNTM ở tỉnh Vĩnh Phúc

Nhóm các công trình nghiên cứu về nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Vĩnh Phúc

Ngô Thị Cẩm Linh (2008), Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận án Kinh tế nông nghiệp.

Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (2011) Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm

2030, đề ra các mục tiêu, định hướng lớn cho cả thời kỳ phát triển dài của toàn

bộ ngành nông nghiệp Hoàng Thị Ngọc Lan (2012), Phát huy dân chủ ở cơ sở trong quá trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, (qua

khảo sát một số xã ở huyện Yên Lạc và huyện Lập Thạch), Luận văn thạc sĩchủ nghĩa xã hội khoa học Văn Châu (2014), “Thực trạng và giải pháp sau 3

Trang 7

năm xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, http://www.vinhphuc.gov.vn/ Đề cao công tác xây dựng NTM là một nhiệm vụ

chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng, tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, huyđộng cả hệ thống chính trị vào cuộc, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyềndưới nhiều hình thức để nâng cao nhận thức và các giải pháp xây dựng NTMtrên địa bàn Tỉnh

Những luận văn, luận án và bài viết trên đây mới chỉ trình bày nhữngđịnh hướng, lý luận và thực tiễn xây dựng NTM, dưới các góc độ khác nhau,một số kết quả trong việc chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, mà chưa làm rõđặc điểm tự nhiên, điều kiện KT - XH và những yêu cầu đặt ra để Đảng bộ tỉnhVĩnh Phúc lãnh đạo xây dựng NTM và quá trình chỉ đạo xây dựng NTM từ

2006 đến năm 2014 và chưa có công trình nào chuyên nghiên cứu về quá trìnhĐảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo xây dựng NTM một cách có hệ thống dướigóc độ khoa học Lịch sử Đảng Những kết quả nghiên cứu trên đã được tác giả

kế thừa, tiếp cận thông qua các tư liệu và những gợi mở cần thiết trong quátrình xây dựng luận văn

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo xâydựng NTM, qua đó rút ra một số kinh nghiệm vận dụng, và lãnh đạo xây dựngNTM ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ yêu cầu khách quan Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo xây dựngNTM

Phân tích, luận giải chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh VĩnhPhúc về xây dựng NTM từ năm 2006 đến năm 2014

Nhận xét và rút ra kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúclãnh đạo xây dựng NTM từ năm 2006 đến năm 2014

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc vềxây dựng NTM

Trang 8

* Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương, của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnhđạo xây dựng NTM

Về thời gian: Từ năm 2006 đến năm 2014

Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận

Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và phương pháp luận sử học

* Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp lịch sử và lôgic và

sự kết hợp hai phương pháp đó là chủ yếu Đồng thời, kết hợp sử dụng một sốphương pháp khác như: thống kê, so sánh, đối chiếu…

6 Ý nghĩa của đề tài

Đề tài góp phần tổng kết lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo xâydựng NTM Kết quả của luận văn góp phần cung cấp những căn cứ khoa học

để tiếp tục bổ sung, phát triển chủ trương, chính sách về phát triển NTM ở tỉnhVĩnh Phúc trong thời kỳ mới

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,giảng dạy, học tập các chuyên đề về Lịch sử Đảng trong các nhà trường

7 Kết cấu của đề tài

Gồm: Mở đầu, 2 chương (5 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo

và phụ lục

Trang 9

Khái niệm nông thôn, đến nay, khái niệm nông thôn được thống nhất với

quy định tại Thông tư số 54/2009/TT-BNN&PTNT ngày 21/8/2009 của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể: “Nông thôn là phần lãnh thổkhông thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởicấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã” [14, tr 1]

Quan niệm về NTM, là nông thôn có kinh tế phát triển, đời sống vật chất,

văn hoá, tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được nâng cao, giảmdần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị Nông dân được đào tạo, tiếp thucác tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vaitrò làm chủ NTM NTM có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầngđược xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữanông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị Nông thôn ổn định, giàu bảnsắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ Sức mạnh của hệ thốngchính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội

Quan niệm về xây dựng NTM: Xây dựng NTM là “cuộc cách mạng” và là

“cuộc vận động lớn” để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựngthôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện;

có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập,đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao Xây dựng NTM là sựnghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị NTMkhông chỉ là vấn đề KT - XH, mà là vấn đề kinh tế, chính trị tổng hợp Xâydựng NTM giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kếtgiúp đỡ nhau xây dựng NTM phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh

Trang 10

Nguyên tắc xây dựng NTM: Xây dựng NTM theo phương châm phát huy

vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vaitrò định hướng các tiêu chí, quy chuẩn, xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ

và hướng dẫn Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, bản

bàn bạc dân chủ để quyết định tổ chức và thực hiện Xây dựng NTM được thực

hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình từ mục tiêu Quốc gia,chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình dự án khác đang triển khai ởnông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết, có cơ chếchính sách mạnh mẽ khuyến khích đầu tư của các thành phần kinh tế, huy động

đóng góp của các tầng lớp dân cư Xây dựng NTM được thực hiện gắn với các

quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH, đảm bảo an ninh, quốc phòng của mỗiđịa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch(trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các bộ chuyên ngành ban hành)

Xây dựng NTM là nhiệm vụ của của cả hệ thống chính trị và toàn thể xãhội; cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xâydựng quy hoạch, kế hoạch tổ chức thực hiện Hình thức là cuộc vận động

“Toàn dân xây dựng nông thôn mới” do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ

chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp Nhân dân phát huy vai trò chủ thểtrong việc xây dựng NTM

Vị trí, vai trò của xây dựng NTM đối với sự phát triển KT - XH của tỉnh Vĩnh Phúc: Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhận thức sâu sắc vị trí, vai

trò của nông thôn trong sự phát triển KT - XH của Tỉnh, Đảng bộ Tỉnh sớm cóchủ trương lãnh đạo xây dựng phát triển nông thôn Vĩnh Phúc ngày càng giàuđẹp Ngay khi được tái lập (1997), Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân VĩnhPhúc, tích cực triển khai xây dựng phát triển nông thôn Nghị quyết Đại hội đạibiểu tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV (2005) xác định: “Quan tâm xây dựng NTM,theo hướng hiện đại, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, tạo sự phát triểnđồng đều giữa các vùng trong Tỉnh” [29, tr 43] Thực hiện chủ trương của Đảng

bộ, qua thực tiễn xây dựng nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc những nămđổi mới, quá trình xây NTM ở Vĩnh Phúc đã đạt nhiều kết quả quan trọng và cóvai trò to lớn đối với sự phát triển KT - XH tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 11

Thứ nhất, xây dựng NTM trực tiếp góp phần tạo diện mạo mới về KT - XH

cho địa bàn nông thôn, nơi tập trung đại đa số dân số Vĩnh Phúc Theo số liệu điềutra dân số năm 2009, dân số Vĩnh Phúc sinh sống trên địa bàn nông thôn là 778.163người chiếm 77,58 % dân số Vì vậy, xây dựng NTM là trực tiếp cải thiện môitrường sinh sống, làm việc của đại bộ phận dân số Vĩnh Phúc Đặc biệt nông thôn

là địa bàn sinh sống làm việc của nông dân, giai cấp cơ bản và đông đảo hiện nay

Do vậy, xây dựng NTM sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân, là sự cụ thể hóaquan điểm xây dựng và phát triển giai cấp nông dân trong điều kiện mới

Thứ hai, xây dựng NTM trực tiếp khắc phục tình trạng mất cân đối trong

phát triển vùng, lãnh thổ trên địa bàn Là một tỉnh trung du Bắc Bộ, trong côngcuộc đổi mới, Vĩnh Phúc có tốc độ công nghiệp hóa khá cao, là “điểm sáng”trong phát triển công nghiệp cả nước Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa ởVĩnh phúc cũng còn nhiều hạn chế, có tác động tiêu cực đến sự phát triển KT -

XH ở địa phương Sự tập trung cao công nghiệp hóa ở một số địa bàn đã tạo ra

sự mất cân đối trong phát triển vùng các địa phương, nhất là khoảng cách giữathành thị và nông thôn ngày càng lớn Do vậy, xây dựng NTM sẽ góp phần khắcphục tình trạng mất cân đối trong phát triển KT - XH của tỉnh Vĩnh Phúc

Thứ ba, xây dựng NTM tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

phát triển Tuy là ba lĩnh vực độc lập, nhưng nông nghiệp, nông thôn và nông dânluôn có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, chi phối và ảnh hưởng lẫnnhau Các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Tỉnh luôn được giảiquyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp Nông thôncủa tỉnh Vĩnh Phúc, còn là khu vực giàu tiềm năng cần khai thác một cách có hiệuquả quá trình xây dựng NTM Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đờisống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường, địnhhướng XHCN, phù hợp với điều kiện của tỉnh Vĩnh Phúc, để giải phóng và sửdụng có hiệu quả các nguồn lực Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựngNTM là chương trình mang tính tổng hợp, sâu, rộng, có nội dung toàn diện, baogồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng.Mục tiêu chung của Chương trình được xác định: “Xây dựng NTM có kết cấu hạtầng KT - XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản

Trang 12

xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp và dịchvụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch” [59, tr 1]

Thực hiện đường lối của Đảng, trong thời gian qua, phong trào xây dựngNTM đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trong Tỉnh, thu hút sự tham giacủa cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của toàn Tỉnh Quá trình xây dựngNTM đã đạt được nhiều thành tựu Những thành tựu đó đã góp phần thay đổitoàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ sở vững chắc nâng cao đời sống vật chất,tinh thần của Nhân dân

1.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến xây dựng nông thôn mới của tỉnh Vĩnh Phúc

* Điều kiện đặc điểm tự nhiên

Tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tái lập vào năm 1997, là tỉnh trung duphía Bắc, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trong khu vực châu thổ

Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội Tỉnh lỵ của Tỉnh làthành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm Hà Nội 50 km và cách sân bay quốc tếNội Bài 25 km Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2, đường sắt Hà Nội - Lào Cai

và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng miền núi phía Bắcvới Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài

Tính đến năm 2012, Vĩnh Phúc có diện tích 1.231,76 km2 với dân sốkhoảng 1.020.597 người, mật độ dân số khoảng 824 người/km2, trong đó dân sốnam khoảng 504.048 người chiếm 49,39%, dân số nữ 516.549 người chiếm50,61% Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,17% Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao độngchiếm 61%, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo chiếm 38,1%, tỷ lệdân số làm việc trong khu vực nhà nước chiếm 7,99%, làm việc ngoài nhà nướcchiếm 86,91%, làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 5,10%

Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùngđồng bằng châu thổ sông Hồng Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống ĐôngNam và chia làm 3 vùng sinh thái: Vùng núi có diện tích 655 km2; vùng trung du códiện tích 251 km2; vùng đồng bằng có diện tích 335 km2 Nằm trong vùng khí hậunhiệt đới gió mùa, nóng ẩm Nhiệt độ trung bình năm 23,20 C - 250 C, lượng mưa1.500 - 1.700 ml; độ ẩm trung bình 84 - 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 - 1.800

Trang 13

giờ Riêng vùng núi Tam Đảo có nhiệt độ trung bình 18o C Vĩnh Phúc có nhiều consông chảy qua, song chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào 2 sông chính chảy qua địa phậnTỉnh, với chiều dài chảy qua sông Hồng là 50 km và sông Lô là 35 km, đem lại lượngphù sa lớn, mang lại sự màu mỡ cho đất đai, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

Tài nguyên thiên nhiên của Vĩnh Phúc gồm có: Tài nguyên nước, tàinguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch Tàinguyên nước mặt và nước ngầm: Nguồn nước mặt của tỉnh khá phong phú nhờhai sông Hồng và sông Lô cùng hệ thống các sông nhỏ như: sông Phó Đáy,sông Phan, sông Cà Lồ và hàng loạt hồ chứa (Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục,Đầm Vạc ) dự trữ khối lượng nước khổng lồ, đủ để phục vụ cho sản xuất vàsinh hoạt của Nhân dân Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, đạt khoảng

01 triệu m3/ngày đêm Trên địa bàn Tỉnh có 2 nhóm đất chính là: Đất phù sa vàđất đồi núi, tính đến năm 2012: Tổng diện tích 1.231,76 km2; đất nông nghiệp865,17 km2 chiếm 69,85%; đất phi nông nghiệp 351,83 km2 chiếm 28,40%; đấtchưa sử dụng 21,61 km2 chiếm 1,75% Trong đó, tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng

324 km2 đất lâm nghiệp, trong đó rừng sản xuất là 132 km2, rừng phòng hộ là

40 km2 và rừng đặc dụng là 151 km2 Tài nguyên rừng là Vườn Quốc gia TamĐảo với trên 150 km2, còn có vai trò điều hoà nguồn nước, khí hậu Khoángsản trên địa bàn chỉ bao gồm một số loại như: Đá xây dựng, cao lanh, than bùn.Nhìn chung, tỉnh Vĩnh Phúc là Tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản

Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tự nhiên và dulịch nhân văn Bên cạnh đó Vĩnh Phúc còn có hệ thống sông ngòi, đầm hồtương đối phong phú, địa thế đẹp, có thể vừa phục vụ sản xuất, nhất là sản xuấtnông nghiệp, vừa có giá trị cho phát triển du lịch như: Đại Lải, Dị Nậu, VânTrục, Đầm Vạc, Đầm Dưng, Thanh Lanh… Tiềm năng tự nhiên cho phát triển

du lịch kết hợp với các giá trị văn hóa truyền thống sẽ là nguồn lực quan trọngcho phát triển KT - XH và phát triển văn hóa

Trang 14

Những lợi thế về vị trí địa lý kinh tế, đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thànhmột bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp, nông nghiệp cáctỉnh phía Bắc, đem lại cho Vĩnh Phúc những thuận lợi nhất định trong pháttriển KT - XH, hiện nay Vĩnh Phúc nằm trong quy hoạch Vùng kinh tế trọngđiểm Bắc Bộ và vùng Thủ đô Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số

20/QĐ-TTg, Về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Như vậy, trong tương lai Vĩnh Phúc sẽ

trở thành trung tâm kinh tế lớn của vùng Thủ đô

* Điều kiện kinh tế

Quá trình tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc từ năm 2006 đến năm 2014gắn liền với sự gia tăng mạnh mẽ của khu vực công nghiệp Cùng với tốc độ tăngtrưởng nhanh của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người trong Tỉnh cũng tăngkhá nhanh Năm 2007, GDP/người đạt 15,74 triệu đồng, cao hơn mức trung bìnhđồng bằng sông Hồng (14,5 triệu đồng) và mức bình quân cả nước (13,421 triệuđồng) Năm 2008 GDP/người (theo giá thực tế) đạt 22,2 triệu đồng (tương đươngkhoảng 1.300 USD), cao gấp 1,29 lần so với mức bình quân cả nước (17,2 triệuđồng) Như vậy, xét về GDP/người Vĩnh Phúc có điểm xuất phát khá thuận lợi sovới nhiều tỉnh trong cả nước, GDP/người của Tỉnh năm 2007 xếp thứ 11, năm

2008 xếp thứ 6 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố của cả nước (Chỉ thấp hơn thànhphố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và Cần Thơ) Vấn đềgiải quyết việc làm đạt kết quả cao (trước năm 2006 giải quyết việc làm đạtkhoảng 18.600 người/năm, đến năm 2011 đạt khoảng 23.500 người/năm)

* Điều kiện văn hoá, xã hội

Từ khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển vănhóa, xã hội Cùng sự phát triển không ngừng về kinh tế, chất lượng cuộc sống củangười dân Vĩnh Phúc cũng ngày càng được cải thiện Các mặt xã hội có nhiềuchuyển biến tích cực như: Chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm,xoá nhà dột nát…, nhất là giải quyết các vấn đề công bằng xã hội, được Nhân dânđồng tình Giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết quả quan trọng: Trường lớpđược củng cố và dần ổn định; cơ sở vật chất của nhà trường tiếp tục được tăngcường Chất lượng giáo dục có tiến bộ vượt bậc, tỉnh Vĩnh Phúc được công nhậnđạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở năm 2001 Trên địa bàn tỉnh có 76 cơ sở đào

Trang 15

tạo, trong đó: Có 4 trường đại học; 6 trường cao đẳng; 11 trường trung cấpchuyên nghiệp và 55 cơ sở có tổ chức dạy nghề (cao đẳng nghề, trung cấp nghề

và trung tâm dạy nghề); quy mô đào tạo hơn 37.000 học sinh, hàng năm có gần15.000 học sinh tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu lao động của các thành phần kinh tế.Cùng với tốc độ gia tăng dân số, dân số bước vào tuổi lao động ngày càng cao.Mỗi năm Tỉnh có trên một vạn người bước vào độ tuổi lao động, đây là nguồnnhân lực dồi dào cho phát triển KT - XH của Tỉnh, đây cũng là nguồn nhân lực bổsung cho chương trình xây dựng NTM của Tỉnh

Công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân được cải thiện, hệ thống mạng lưới

y tế từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được tăng cường cả về cơ sở vật chất và đội ngũ cán

bộ Hệ thống văn hóa thông tin và phát thanh, truyền hình từ tỉnh đến cơ sở ngàycàng được hoàn thiện và phát triển Công tác thông tin tuyên truyền trên cácphương tiện thông tin đại chúng được thực hiện tốt Các thiết chế văn hóa đượccủng cố, các công trình lịch sử, văn hóa được chú trọng

1.1.3 Thực trạng nông thôn của tỉnh Vĩnh Phúc trước năm 2006

Trước năm 2006, phát huy truyền thống đoàn kết và cách mạng, Đảng

bộ và Nhân dân các dân tộc trong Tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, phấn đấuđạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực Trong quá trìnhthực hiện các nhiệm vụ phát triển KT - XH, lĩnh vực nông nghiệp, nông thônluôn được Tỉnh đặc biệt quan tâm Nghị quyết Đại hội XIV (năm 2005) đã đề

ra 10 chương trình KT - XH, trong đó có 04 chương trình liên quan trực tiếpđến nông nghiệp, nông thôn Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khoá XIV, đã ban

hành Nghị quyết 10-NQ/TU, Về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, HĐND, UBND Tỉnh đã ban hành nhiều cơchế, chính sách, quan tâm đầu tư nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ sản xuất, xâydựng nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống nông dân Vì vậy, trong xâydựng, phát triển nông thôn, đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc

đã thu được một số kết quả bước đầu, trên những nội dung chủ yếu sau:

Trang 16

Thứ nhất, kinh tế nông thôn Vĩnh Phúc có sự phát triển, góp phần cải

thiện và nâng cao đời sống nông dân Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sảntrong những năm 2001 - 2005, đạt mức tăng trưởng bình quân 7,1%/năm, trong

đó chăn nuôi tăng 13,02%/năm, thuỷ sản tăng 19,95%/năm Cơ cấu kinh tếnông nghiệp chuyển dịch tích cực, tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 28,16% năm

2001 lên 43,1% năm 2006 An toàn lương thực được đảm bảo, tiểu thủ côngnghiệp và dịch vụ ở nông thôn khá phát triển

Thứ hai, kết cấu hạ tầng nông thôn được tăng cường, hệ thống chính trị ở

nông thôn được củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động.Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh, sự

nỗ lực, cố gắng của các địa phương và Nhân dân trong Tỉnh, cơ sở hạ tầng nôngthôn được tăng cường đầu tư nâng cấp và xây dựng mới, bộ mặt nông thôn VĩnhPhúc ngày càng khởi sắc Về điện, 100% hộ dân nông thôn có điện phục vụ sinhhoạt và sản xuất Về giao thông, trên địa bàn Tỉnh phân bố khá hợp lý, mật độđường cao, tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, giao lưu, trao đổi kinh tế, văn hoá.100% số xã đã có trường tiểu học và trung học cơ sở, 14,93% số xã có trườngtrung học phổ thông Riêng giáo dục mầm non ở nông thôn có 149 trường, trong

đó, còn lại 62 trường chưa có nơi đặt giường cho các cháu, lớp mầm non ở nôngthôn vẫn phải học nhờ, học tạm ở nhà dân, đình chùa, nhà văn hoá (11,6%).100% xã, phường, thị trấn đã có trạm y tế, trong đó 24% số trạm đã đạt chuẩnQuốc gia; 100% số trạm đã có nhà hộ sinh và y sỹ sản nhi; 100% thôn, làng cócán bộ y tế hoạt động Các trạm y tế đảm bảo phục vụ cấp cứu và khám chữabệnh cho Nhân dân Đến hết năm 2005, đã có 7/9 huyện, thành phố, thị xã có hệthống cung cấp nước sạch, 11 xã có công trình cấp nước sạch tập trung phục vụcho gần 2,4 ngàn hộ Đã có 63 xã có chợ, nhưng hầu hết chợ NTM được quyhoạch, kết cấu hạ tầng còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

Thứ ba, các lĩnh vực văn hóa, xã hội trên địa bàn nông thôn có nhiều chuyển

biến, nhiều đổi mới “Toàn tỉnh đã có 3 huyện được nâng cấp, xây dựng trung tâmvăn hoá, thể thao; xây dựng 56 nhà văn hoá xã (41,79%), 716 nhà văn hoá làng,thôn (52,11%); 5 thư viện huyện (55,56%), 22 thư viện xã (16,42%), 100% số xã

có tủ sách pháp luật và điểm bưu điện văn hoá xã” [66, tr 10]; “120 xã có hệ thống

Trang 17

loa truyền thanh đến thôn (89,55%); Có 2 nhà truyền thống huyện (22,22%), 3 nhàtruyền thống xã (2,2%) và 297/967 di tích được xếp hạng (92 di tích cấp Quốc gia,

205 di tích cấp tỉnh)” [66, tr 11] Đã quy hoạch và đầu tư xây dựng các di tíchtrọng điểm như Đền Hai Bà Trưng, di tích danh thắng Tây Thiên, Thiền viện TrúcLâm Tây Thiên, đền Thính, di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong xây dựng phát triển nôngthôn ở tỉnh Vĩnh Phúc trước năm 2006 còn bộc lộ nhiều hạn chế Cụ thể là:

Thứ nhất, kinh tế nông thôn chậm phát triển, chưa tương xứng với tiềm

năng, chất lượng và sức cạnh tranh của một số lĩnh vực còn thấp Công nghiệpchế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển chậm Hiệu quả sảnxuất nông nghiệp thấp, khối lượng hàng hoá ít, giá thành cao Thu nhập của ngườilao động khu vực nông nghiệp thấp hơn nhiều so với lao động ở các khu vực kinh

tế khác Nhu cầu đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn lớn song khả năngđáp ứng của các nguồn lực còn thấp Tư duy về kinh tế thị trường của đại bộ phậnnông dân còn nhiều hạn chế Khu vực nông nghiệp, nông thôn chịu nhiều tácđộng của thiên tai, dịch bệnh, rủi ro cao Đến hết năm 2005, “GDP/người (theogiá thực tế) toàn Tỉnh đạt 8,2 triệu đồng/người, nhưng 01 lao động nông lâmnghiệp, thuỷ sản chỉ đạt được 5,2 triệu đồng (tăng hơn 2 lần so với năm 2000), chỉbằng 11,85% so với lao động công nghiệp, xây dựng (01 lao động đạt được 43,9triệu đồng) và 30,23% so với lao động dịch vụ (01 lao động tạo ra 17,2 triệuđồng)” [66, tr 20] “Tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm 60% nhưngchỉ tạo ra 21,2% giá trị tăng thêm trên địa bàn Tỉnh Qua đó cho thấy sản xuấtnông lâm nghiệp, thủy sản có hiệu quả thấp hơn so với các ngành kinh tế khác”[66, tr 20] Do thu nhập thấp nên mức độ “tích luỹ để tái phát triển chỉ đạt 9,1%tổng nhu nhập GDP của hộ/năm (bằng 1/2 tích luỹ của nông dân vùng đồng bằngsông Hồng) Số hộ nông dân có mức tích luỹ từ 1 - 3 triệu đồng chiếm tỷ lệ 5,5%,mức tích luỹ từ 3,1 - 10 triệu đồng chiếm 15,5%” [66, tr 20]

Khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực nông thôn và thành thị ngày cànglớn, tại khu vực nông thôn, người giàu và người nghèo cũng ngày càng cao,qua khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004 cho thấy: “Mức thu nhập bìnhquân đầu người tỉnh Vĩnh Phúc là 423.000 đồng/người/tháng, thấp hơn bình

Trang 18

quân cả nước và khu vực đồng bằng sông Hồng (487,2 ngàn đồng/tháng)” [66,

tr 21] Tại nông thôn, bình quân thu nhập của những người nghèo nhất chỉ đạt

166 ngàn/tháng, bằng 81,37% so với thành thị; người giàu ở nông thôn có thunhập 786.000/ đồng/tháng, bằng 70% so với ở thành thị Mặt khác, người giàu

ở nông thôn có thu nhập cao hơn 4,73 lần so với người nghèo; số hộ nghèo cóthu nhập từ nông lâm nghiệp, thuỷ sản là chính chiếm 53,88%; số hộ giàu thunhập từ nông lâm nghiệp, thuỷ sản chỉ có 22,37%; Riêng đồng bào dân tộcthiểu số có sự thu nhập rất thấp, 80% từ sản xuất nông lâm nghiệp và chiếm41% số người nghèo của Tỉnh, chỉ đạt 2,4 triệu đồng/năm [66, tr 21]

Thứ hai, văn hoá, xã hội nông thôn chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng

kinh tế; chất lượng nguồn nhân lực còn rất thấp so với yêu cầu Tình trạng thừalao động, thiếu việc làm khá phổ biến Thực hiện nếp sống văn minh trong việccưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ ở nhiều nơi chưa tốt Khiếu nại, tố cáo củaNhân dân còn là vấn đề bức xúc Đời sống nông dân tuy được cải thiện nhưngcòn nhiều khó khăn Khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữanông dân và các nhóm xã hội khác, giữa miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số vàmiền xuôi có chiều hướng gia tăng Theo thống kê đến cuối năm 2005 “Tỉnhvẫn có gần 45,8 ngàn hộ nghèo (chiếm 18%) [66, tr 21], trong đó: Khu vựcnông thôn có trên 43,3 ngàn hộ, chiếm 19,67%, số hộ nông thôn và 94,64% tổng

số hộ nghèo; khu vực thành thị có 2,45 ngàn hộ, chiếm 7,16% số hộ thành thị;

số hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số là 3,33 ngàn hộ (chiếm 41% tổng số hộdân tộc thiểu số) Ngoài ra, còn rất nhiều hộ ở mức cận nghèo, nếu không nângcao năng lực sản xuất thì trong một vài năm tới sẽ tái nghèo Qua điều tra chothấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của các hộ là do “thiếu vốn sản xuất

là 41%; thiếu đất sản xuất là 15%; thiếu kiến thức, kinh nghiệm sản xuất là 14%;gia đình có người ốm đau, bệnh tật, già cả là 14%; thiếu lao động, đông người

ăn theo là 12%; tai nạn, rủi ro, thiên tai là 3%; gia đình có người mắc các tệ nạn

xã hội, lười lao động: 1%” [66, tr 20] Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng caonhận thức, dạy nghề cho nông dân; công tác thông tin, nhất là về luật pháp,chính sách, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chưa được coi trọng.Những giải pháp về giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân hiệu quảchưa cao Phát triển các lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục ở nông thôn, nhất là bậc

Trang 19

học mầm non, xây dựng thiết chế văn hoá làng, xã, bảo tồn và phát triển văn hoátruyền thống chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ ba, kết cấu hạ tầng KT - XH còn nhiều bất cập, hoạt động của hệ

thống chính trị có nơi chưa đáp ứng yêu cầu Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổchức thực hiện của hệ thống chính trị nói chung, nhất là ở cơ sở nhiều mặtchưa đáp ứng yêu cầu; khả năng tham mưu, đề xuất, cụ thể hoá chủ trương,chính sách của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh còn yếu Chất lượng đội ngũ cán

bộ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, đội ngũ doanh nhân còn nhiều hạn chế,chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Thực trạng trên, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh VĩnhPhúc tiếp tục quán triệt đường lối của Đảng, phát huy tối đa thế mạnh của địaphương Chính vì vậy, việc thực hiện các chương trình, nội dung lớn giải phápđồng bộ và sự vào cuộc thực sự của các cấp, các ngành về phát triển nôngnghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân và xây dựng NTM là nội dung,nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt trong chiến lược phát triển của Tỉnh, đáp ứngyêu cầu phát triển nhanh, bền vững

1.1.4 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn khẳng định tầmquan trọng của vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân Trong quá trìnhlãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta tiếp tục khẳng định sự nghiệpCNH, HĐH nông thôn là một trong những nội dung, nhiệm vụ cơ bản củaCNH, HĐH đất nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ có tầm nhìn sâu rộng, Người đã khẳngđịnh vị trí, vai trò hết sức to lớn của sản xuất nông nghiệp đối với sự nghiệp pháttriển kinh tế và cải thiện đời sống Nhân dân trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ởViệt Nam Ngay từ khi Cách mạng tháng Tám thành công, trong Thư gửi điềnchủ nông gia Việt Nam ngày 11/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: ViệtNam là một nước sống về nông nghiệp Nền kinh tế của ta lấy canh nông làmgốc Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ mong vào nông dân, trôngcậy vào nông nghiệp, một phần lớn Nông dân ta giàu thì nước ta giàu Nôngnghiệp ta thịnh, thì nước ta thịnh Từ đó, Người khẳng định: Muốn phát triển

Trang 20

công nghiệp phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp

làm gốc, làm chính Chính vì vậy, Người rất quan tâm, dành nhiều công sức để

nghiên cứu, chỉ đạo phát triển nông nghiệp

Tại Đại hội III (9/1960) Đảng đã khẳng định: Trong nền kinh tế quốc dânmiền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải đi từ nông nghiệp, phải dựa vào

lực lượng của nông dân lao động và phát huy tính tích cực cách mạng của họ.

Đến Đại hội IV (12/1976) Đảng đã xác định: Lấy phát triển nông nghiệp và côngnghiệp nhẹ, làm cơ sở để ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý.Tại Đại hội V (3/1982) Đảng khẳng định: Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu vàchỉ rõ quan điểm xây dựng và phát triển công nghiệp nặng phải phục vụ thiết thực

và có hiệu quả cho nông nghiệp và hàng tiêu dùng Tại Đại hội VI (12/1986), đây

là đại hội có bước ngoặt trong đổi mới tư duy của Đảng về CNXH nói chung, vềnông nghiệp, nông thôn nói riêng Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được cùngvới những bài học chưa thành công được rút ra trong suốt cả thời kỳ tập trung,quan liêu, bao cấp (1976 - 1986), đặc biệt, xuất phát từ lợi ích của Nhân dân lao

động lên hàng đầu, Đại hội xác định: Trong nhưng năm tới chúng ta thực sự lấy

nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng vàhàng xuất khẩu Công nghiệp nặng trong bước này, hướng trước hết vào phục vụ

nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, với quy mô và trình độ thích hợp Các Đại hội

VII, Đại hội VIII, Đại hội IX và Đại hội X cũng như nhiều nghị quyết, chỉ thị, hộinghị Trung ương trong các nhiệm kỳ, đều thể hiện rõ chủ trương chiến lược nhấtquán đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân, từng bước xác định ý nghĩa vàtầm quan trọng của việc phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp, tiến đến khẳngđịnh CNH, HĐH nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh tếnông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, cả trước mắt và lâudài Văn kiện Đại hội X (4/2006) của Đảng nhấn mạnh: Hiện nay và trong nhiềunăm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệtquan trọng, phải luôn coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hướng tớixây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền

vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao.

Cụ thể hóa quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X củaĐảng, tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành

Trang 21

Nghị quyết số 26-NQ/TW, Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đã tiếp tục

khẳng định những quan điểm, mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp xây dựng nềnnông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn,

có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao Nghị quyết số 26-NQ/TW đã đánh giákết quả “sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo củaĐang, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khátoàn diện và to lớn” [2, tr 1], bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi, đời sốngvật chất và tinh thần của Nhân dân ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càngđược cải thiện Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường,dân chủ cơ sở được phát huy An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữvững Vị thế chính trị của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao

Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng,lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng Nông nghiệp phát triển còn kém bềnvững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới sản xuất nông nghiệp còn chậm,phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăngnhiều mặt hàng thấp Chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế vàlao động ở nông thôn Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch,kết cấu hạ tầng KT - XH còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm; nănglực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế Đời sống vật chất vàtinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùngđồng bào dân tộc; chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa cácvùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc

Trước thực trạng nêu trên, đặt ra yêu cầu phải tiếp tục xây dựng và pháttriển nông nghiệp, nông dân và nông thôn nhằm không ngừng nâng cao đờisống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn Xây dựng nền nông nghiệp pháttriển toàn diện theo hướng hiện đại, xã hội nông thôn ổ định, giàu bản sắc vănhóa dân tộc Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công, nông, trívững mạnh, tạo nền tảng KT - XH và chính trị vững chắc cho sự nghiệp CNH,HĐH xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN

Nghị quyết chỉ rõ các quan điểm “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có

vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Các vấn đề nôngnghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình

Trang 22

đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” [2, tr 1] Xây dựng NTM gắn với xây dựngcác cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch Phát triểnnông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân.Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệthống chính trị và toàn xã hội.

Mục tiêu tổng quát: Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện

đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; “xã hội nông thôn

ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc” [2, tr 2]; dân trí được nâng cao; hệthống chính trị ở nông thôn được tăng cường Củng cố liên minh công - nông -trí vững mạnh, tạo nền tảng phát triển KT - XH và chính trị vững chắc cho sựnghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

Mục tiêu đến năm 2020: “Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản đạt 3,5

- 4%/năm” [2, tr 2]; sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả; “nâng cao thu nhập củadân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay Lao động nông nghiệp cònkhoảng 30% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%;

số xã đạt tiêu chuẩn NTM khoảng 50%” [2, tr 2] Phát triển đồng bộ kết cấu hạtầng nông thôn, như hệ thống thuỷ lợi, giao thông thông suốt bốn mùa tới hầuhết các xã và cơ bản có đường ôtô tới các thôn, đảm bảo cơ bản điều kiện họctập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao ở hầu hết các vùng nôngthôn Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; nâng cao trình độ

và vị thế của giai cấp nông dân; nâng cao chất lượng môi trường nông thôn

Một số nhiệm vụ giải pháp xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Thứ nhất, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại,

đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn

Thứ hai, xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn gắn với phát triển

các đô thị

Thứ ba, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất

là vùng khó khăn

Thứ tư, đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có

hiệu quả ở nông thôn

Trang 23

Thứ năm, phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa

học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hoá nôngnghiệp, công nghiệp hoá nông thôn

Thứ sáu, đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các

nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinhthần của nông dân

Thứ bảy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy

sức mạnh của các đoàn thể chính trị, xã hội ở nông thôn, nhất là hội nông dân

Những chủ trương, quan điểm về xây dựng NTM trên đây của Đảng là cơ sởquan trọng, tạo tiền đề trực tiếp, xuyên suốt để Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạoxây dựng NTM đúng hướng, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của địa phương

1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về xây dựng nông thôn mới (2006 – 2014)

1.2.1 Chủ trương, tư tưởng chỉ đạo xây dựng nông thôn mới

Tỉnh Vĩnh Phúc có truyền thống là tỉnh đi đầu trong đổi mới cơ chế phát

triển nông nghiệp như: Năm 1966, Tỉnh ủy có Nghị quyết số 68-NQ/TU, Về Khoán hộ do Bí thư Kim Ngọc khởi xướng; năm 1979 Về Khoán cây màu; năm

1983, có nghị quyết số 18-NQ/TU Về khoán đồi rừng; năm 1987, Về Khoán 10

và tại Đại hội lần thứ XIV năm 2005, trong phương hướng nhiệm vụ năm năm

2005 - 2010 đã đưa ra một số nhiệm vụ giải pháp, trong đó, “quan tâm xây dựngnông thôn mới, tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng, các địa phương trongtỉnh” [31, tr 45] là nội dung xây dựng NTM theo hướng hiện đại, văn minh, bảotồn các giá trị văn hóa truyền thống, nhằm tạo sự phát triển đồng đều giữa cácvùng, các địa phương trong Tỉnh, tăng thu nhập và điều kiện sống cho người dânnông thôn Tập trung xây dựng NTN như quy hoạch các trung tâm xã các cụm

KT - XH “Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, đặc biệt là giao thông, điện nước,công trình thủy lợi… bảo đảm các điều kiện để phát triển bền vững” [31, tr 45]

Tại Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc Khoá

XIV đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/12/2006, Về phát triển nông nghiệp, nông dân, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết đã chỉ rõ: Xây dựng, phát triển nông

thôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH của

Trang 24

Tỉnh Chủ trương trên đây đã khẳng định vị trí vai trò to lớn của sự nghiệp xâydựng, phát triển nông thôn của tỉnh Vĩnh Phúc; là sự cụ thể hóa quan điểm xâydựng nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X (4/2006) của Đảng Đồngthời, phản ánh đúng thực trạng nông thôn Vĩnh Phúc trong năm 2006 và nhữngnăm trước đó.

Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội,

“trước hết phải phát triển lực lượng sản xuất, trong đó chú trọng phát huynguồn lực con người” [67, tr 4], tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp,nông thôn; xây dựng NTM phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởngkinh tế với ổn định xã hội, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai; xây dựng xãhội nông thôn ổn định, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dântộc, “xây dựng NTM nhằm giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của nôngdân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị” [67, tr 4].Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng NTM với giữ vững an ninh chính trị, đảm bảotrật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng an ninh

Quá trình xây dựng NTM phải quán triệt tư tưởng chỉ đạo: “Giảm đóng góp, tăng đầu tư, phát triển nông thôn toàn diện” [67, tr 4] Xây dựng NTM là

công cuộc đổi mới toàn diện nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, nên cầnnhiều nguồn đầu tư, bao gồm nguồn đầu tư của Trung ương, địa phương vàtrong Nhân dân Trong điều kiện đầu tư của Trung ương còn hạn hẹp, tích lũy

từ nội bộ địa phương còn hạn chế, thì tất yếu phải huy động sự đóng góp củaNhân dân Tuy nhiên, sự đóng góp đó phải được tính toán, phù hợp với nănglực và có lộ trình hợp lý

1.2.2 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Mục tiêu: “Xây dựng NTM phải khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về vị

trí địa lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút trí tuệ của đội ngũ tríthức” [67, tr 5]; tinh thần cách mạng, tính cần cù, sáng tạo của nông dân trongphát triển KT - XH nông thôn theo hướng CNH, HĐH Tăng thu nhập từ sảnxuất nông nghiệp ở nông thôn “Xây dựng NTM giàu, đẹp, văn minh, có hệthống kết cấu hạ tầng KT - XH phát triển, hệ thống chính trị vững mạnh, xã hội

ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội, môi trường

Trang 25

được đảm bảo; đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân nông thônđược nâng cao” [67, tr 5]

“Tốc độ sản xuất nông nghiệp tăng trên 5,5%/năm; tỷ trọng nông lâmnghiệp, thuỷ sản trong cơ cấu kinh tế của tỉnh tăng 10 - 12%; tỷ trọng chăn nuôi,thuỷ sản trong cơ cấu nông lâm nghiệp, thuỷ sản tăng trên 50%; GDP bình quânđầu người đạt 1.300 - 1.500 USD, trong đó, khu vực nông thôn đạt trên 600USD Mỗi năm giải quyết việc làm 24 - 25 nghìn lao động” [67, tr 6] Tỷ lệ laođộng nông lâm nghiệp, thuỷ sản dưới 48% Tỷ lệ lao động qua đào tạo 40 -45%, trong đó, 30% trở lên lao động nông nghiệp, nông thôn được đào tạo Tỷ

lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm trở lên; đường giao thông nông thôn đượckiên cố hoá 80% trở lên; hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông;70% trường mầm non, 90% trường tiểu học, 70% trường trung học cơ sở,trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về ytế; 80% học sinh được khám sức khoẻ hàng năm, 90% người cao tuổi, tàn tậtđược quản lý sức khỏe 100% xã xây dựng quỹ sự nghiệp y tế và khám chữabệnh miễn phí cho đối tượng chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi; 85% gia đình đạttiêu chuẩn gia đình văn hoá, 80% làng đạt tiêu chuẩn văn hoá 100% các xã,thôn, bản có nhà văn hoá, khu hoạt động thể dục, thể thao và vui chơi giải trícho trẻ em Xây dựng 20 làng văn hoá trọng điểm Giữ vững an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng đạt danh hiệu trongsạch, vững mạnh đạt 80% trở lên; bộ máy chính quyền, các tổ chức chính trị,

xã hội hoạt động có chất lượng, hiệu quả

Mục tiêu đến năm 2020

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế gấp 1,5 lần bình quân chung cảnước; thúc đẩy hỗ trợ phát triển kinh tế các vùng khó khăn Phấn đấu đạt mụctiêu trở thành thành phố Vĩnh Phúc trực thuộc Trung ương vào năm 2020 Xâydựng nền nông nghiệp hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến; nâng cao chấtlượng, giá trị và sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản; tăng thu nhập cho nôngdân Phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội

và an toàn môi trường “Trong giai đoạn 2011 - 2020 phấn đấu đạt nhịp độtăng trưởng GDP trên 13%/năm; GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt3.000 USD; năm 2020 đạt 5.500 - 6.000 USD Đến năm 2020: lao động trong

Trang 26

nông nghiệp chiếm 20% trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; tỷ lệ dân sốsống ở nông thôn còn 45%” [67, tr 7].

1.2.3 Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Thứ nhất, đầu tư, hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân Đầu tư,

xây dựng hệ thống hạ tầng KT - XH cho nông nghiệp, nông thôn theo hướnghiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển Ngân sách Nhà nước ưu tiên đầu tư vàocác lĩnh vực, chương trình, công trình trọng điểm, một số vấn đề trọng tâm, cótính bức xúc nhất tác động đến đông đảo nông dân

Thứ hai, về quy hoạch, tập trung xây dựng các quy hoạch tổng thể, quy

hoạch ngành, vùng, quy hoạch nông thôn, từ đó xây dựng quy hoạch sử dụngđất có tầm nhìn đến năm 2020 và kế hoạch thực hiện quy hoạch Hoàn thiện, bổsung quy hoạch phát triển nông thôn gắn với quy hoạch chung theo hướng sinhthái, bền vững Vùng nông nghiệp trung du, miền núi (Lập Thạch, Tam Đảo,Bắc Tam Dương), phát triển chăn nuôi hàng hoá, nông lâm kết hợp; vùng nôngnghiệp đô thị (Mê Linh, Phúc Yên, Vĩnh Yên, vùng Quốc lộ 2 của Bình Xuyên,Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc) sản xuất theo hướng đa canh, giá trị, chấtlượng cao; vùng nông nghiệp đồng bằng (Vĩnh Tường, Yên Lạc), đẩy mạnhthâm canh cây trồng, phát triển chăn nuôi, thuỷ sản hàng hoá Tập trung xâydựng mô hình vùng sản xuất hàng hoá trong lĩnh vực trồng trọt và hỗ trợ theo cơchế khuyến nông Xây dựng xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân

Thứ ba, sử dụng đất đai, giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ

sản cho hộ nông dân có nhu cầu sử dụng ổn định; khuyến khích chuyển nhượng,chuyển đổi, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm sang đấtnông nghiệp khác để nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất hàng hoá, pháthuy tính tự chủ, năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, xây dựng cáckhu sản xuất hàng hoá tập trung, khu nông nghiệp công nghệ cao Tạo điều kiệncho nông dân có nhu cầu phát triển sản xuất được thuê đất

Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào

sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là công nghệ sinh học Có chính sách thu hút cácnhà khoa học trong hợp tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất Tăng dầnhàm lượng khoa học, công nghệ trong giá trị nông sản Thực hiện cơ khí hoá vàứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Trang 27

Thứ năm, đào tạo ngành nghề, khuyến khích và tạo điều kiện cho học

sinh nông thôn vào học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyênnghiệp và học nghề Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Mở các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tại chỗ cho nông dân về chủ trương,

cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh về nông nghiệp, nôngthôn, nông dân; xây dựng điểm tư vấn cho nông dân ở cấp xã Thiết lập hệthống giao lưu trực tuyến về cơ chế chính sách, thị trường, kỹ thuật giữanông dân với ngành nông nghiệp từ cơ sở đến Trung ương

Thứ sáu, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, xây

dựng cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nôngthôn, nhất là các doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp Mởrộng ngành nghề, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các làng nghềtruyền thống, các nghề mới Xây dựng và phát triển các tụ điểm dân cư tập trung ởkhu vực nông thôn Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút mạnh đầu tư vào Tỉnh,trong đó ưu tiên các dự án có công nghệ cao, đồng thời chú trọng thu hút các dự án

sử dụng nhiều lao động để tạo nhiều việc làm mới cho lao động khu vực nôngnghiệp, nông thôn Nghiên cứu thành lập cơ quan quản lý lao động ở nông thôn

Thứ bảy, các chính sách hỗ trợ, “đề nghị Chính phủ cho tỉnh thí điểm

miễn thuỷ lợi phí phục vụ sản xuất trồng trọt Có cơ chế đầu tư để giải quyếtnước tưới hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho vùng khó khăn về nước tưới”[67, tr 9] Thực hiện chuyển công tác quản lý và dịch vụ tưới của các HTX vềcác doanh nghiệp thủy nông quản lý “Hỗ trợ vacxin và kinh phí cho phòng,chống một số bệnh dịch gia súc, gia cầm” [67, tr 9] Nghiên cứu và xây dựng

cơ chế chính sách, từng bước giảm đóng góp cho nông dân Hỗ trợ cho hệthống giáo dục mầm non, từng bước miễn học phí cho các cháu mẫu giáo ởnông thôn Xây dựng một số chợ đầu mối giúp nông dân tiêu thụ sản phẩmnông nghiệp Từng bước xây dựng thương hiệu một số nông sản của tỉnh gắnvới quản lý chất lượng đầu mối và hệ thống tiêu thụ

Thứ tám, phát triển kinh tế hộ, kinh tế tập thể và doanh nghiệp trong

nông thôn, đổi mới hoạt động của các HTX, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tếtập thể và doanh nghiệp ở nông thôn phát triển Khuyến khích mở rộng cáchình thức hợp tác, liên doanh, liên kết phát triển sản xuất, phát triển liên hiệp

Trang 28

các HTX chuyên ngành, đa ngành Tạo điều kiện hình thành các hình thức hợptác mới Phát triển kinh tế hộ, trang trại, các ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn,phát huy vai trò tự chủ của nông dân trong sản xuất

Thứ chín, tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng các khu

sản xuất tập trung: Trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và hỗ trợ xâydựng kết cấu hạ tầng như đường giao thông, điện, xử lý chất thải Tiếp tục thựchiện cơ chế hỗ trợ để đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn Nghiên cứu để

có cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển giao thông nội đồng Đẩy mạnh chươngtrình kiên cố hoá trường học, đầu tư trang thiết bị dạy và học theo hướng hiện đại.Tập trung chỉ đạo xây dựng các trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia Đầu tư xây dựngcác thiết chế văn hoá, thể thao Tập trung xây dựng mới và cải tạo hồ, đập, trạmbơm để cấp nước phục vụ sản xuất Đến năm 2010, ưu tiên hoàn thành kiên cốhoá kênh loại I, loại II có lưu lượng lớn, các công trình trọng điểm, ở vùng miềnnúi và vùng khó khăn về nguồn nước, những công trình có hệ số mất nước cao.Tăng cường đầu tư xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trườngnông thôn Thực hiện tốt dự án nâng cấp lưới điện trung áp trên địa bàn

Thứ mười, phát triển y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội và an ninh, quốc

phòng: Tiếp tục củng cố tổ chức, mạng lưới y tế cơ sở, hoàn thiện và nâng caocác dịch vụ y tế phục vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ Nhân dân Có chính sách

ưu đãi đối với bác sỹ về công tác tại các trạm y tế xã, duy trì và phát triển lựclượng y tế thôn Đẩy mạnh thực hiện y tế học đường, bố trí đủ cán bộ y tếtrong các trường học ở nông thôn Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và đào tạo

Có cơ chế chính sách phát triển các loại hình giáo dục, đào tạo Chú trọng mởrộng qui mô và nâng cao chất lượng dạy nghề Khuyến khích và tạo điều kiệnphát triển quĩ khuyến học ở nông thôn

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khoá VIII, Về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Đẩy mạnh tuyên truyền và

xây dựng nếp sống văn hoá ở nông thôn Giữ vững ổn định chính trị và trật tự antoàn xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho pháttriển kinh tế Có cơ chế chính sách hỗ trợ để thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cácbiện pháp phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, kiềm chế, giảm tai nạn giao thông

và đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc

Trang 29

Thứ mười một, tổ chức và bộ máy: Tạo sự chuyển biến toàn diện, sâu

sắc về nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sứcchiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn, bảo đảm vai trò nền tảng,hạt nhân chính trị ở cơ sở, lãnh đạo toàn diện KT - XH, chính trị, an ninh, quốcphòng Xây dựng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trịvững mạnh, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả Thực hiện tốt qui chế dân chủ ở

cơ sở Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nướccủa ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

1.3 Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (2006 – 2014)

1.3.1 Chỉ đạo tuyên truyền, vận động, xây dựng phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

Để Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 27/12/2006, Về phát triển nông nghiệp, nông dân, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020 [67, tr 1], sớm đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận thống nhất cao, công

tác tuyên truyền là một nội dung quan trọng đến với các ban, ngành, đoàn thể vàtoàn thể cán bộ, đảng viên, quần chúng Nhân dân Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số

22-KH/TU ngày 12/7/2007, Về nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch số 2462/KH-UBND ngày 13/7/2007, Về tổ chức thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU.

Nhằm tổ chức thực hiện nghị quyết trong toàn Đảng bộ, tạo sự thống nhất caotrong nhận thức, tư tưởng và hành động của cán bộ, đảng viên, các ban, ngành,đoàn thể và các tầng lớp Nhân dân về các quan điểm, chủ trương, mục tiêu, nhiệm

vụ trong nghị quyết, trên cơ sở đó, xây dựng chương trình hành động thực hiệnnghị quyết phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị trong Tỉnh;tạo ra phong trào thi đua sôi nổi trong toàn Đảng bộ và trong Nhân dân, quyết tâmphấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ nghị quyết đã đề ra Việc tổchức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền nghị quyết, trên cơ sở làm rõ những nộidung cơ bản, những điểm mới của nghị quyết, nhằm nâng cao nhận thức, tạo sựthống nhất cao về tư tưởng, hành động trong toàn Đảng bộ và trong Nhân dân

Các cấp ủy đảng, trước hết là đồng chí bí thư, cấp ủy và lãnh đạo cáccấp, các ngành, Mặt trận Tố quốc và các đoàn thể quan chúng trực tiếp chỉ đạo

Trang 30

chặt chẽ, đảm bảo số đảng viên, đoàn viên, hội viên các đoàn thể quần chúngđược tham gia học tập, nghiên cứu đầy đủ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả vàđúng tiến độ thời gian Công tác tuyên truyền phải được tiến hành trong suốtquá trình học tập và triển khai thực hiện nghị quyết, quyết tâm phấn đấu, thiđua hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà nghị quyết đề ra Chỉ đạo mở các lớphọc tập nghị quyết gồm các lớp: Lớp cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện,thành ủy, thị ủy và lớp các đảng ủy trực thuộc, cán bộ, đảng viên; lớp toàn thểđoàn viên, hội viên của các đoàn thể quần chúng và quy định rõ nội dung, thờigian học cho từng đối tượng Ngoài ra, các cấp ủy tiếp tục chỉ đạo, kiểm traviệc học tập, quán triệt nghị quyết, trong đó, việc xây dựng chương trình hànhđộng ở từng đảng bộ được chú trọng, đảm bảo sát tình hình cụ thể của từng địaphương, tuyên truyền nghị quyết, bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phúnhư thông qua sinh hoạt của các tổ chức quần chúng, khu dân cư, các hoạtđộng tập thể và qua hệ thống truyền thanh, panô, áp phích trên địa bàn

Báo Vĩnh Phúc, Đài phát thanh - Truyền hình, Cổng thông tin điện tử,

Sở Văn hóa, Thể thao, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủychủ động xây dựng bản tin sinh hoạt chi bộ, kế hoạch, chương trình, nội dung,bằng nhiều hình thức phong phú, thích hợp Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thểquần chúng của Tỉnh xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức cho đoàn viên, hộiviên học tập, quán triệt nghị quyết Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có nhiệm vụ thammưu, giúp cấp ủy theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra việc học tập, quán triệt,tuyên truyền nghị quyết của Tỉnh ủy

Qua gần 2 năm thực hiện nghị quyết đã thu được các kết quả như: “BanTuyên giáo Tỉnh ủy đã in 15.000 cuốn tài liệu học tập đến tất cả các chi, đảng bộtrong đảng bộ tỉnh, đảng viên tham gia học tập nghị quyết đạt 95,1%” [70, tr 2],Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Phúc đã phát sóng hơn 30 chuyên mục định

kỳ tuyên truyền nghị quyết “Đầu năm 2008 Đài Phát thanh và Truyền hình đã

mở thêm chuyên mục, Về nông nghiệp, nông thôn, nông dân và đã phát sóng hơn

200 phóng sự, đài truyền thanh của các cơ sở đã ưu tiên dành thời lượng tuyêntruyền nghị quyết kịp thời đến bà con nông dân trong Tỉnh” [70, tr 3]

Thực hiện Kế hoạch số 30/KH-BCĐTW-VPĐP của Ban Chỉ đạo Trungương Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; Quyết định số 119/QĐ-TTg

Trang 31

của Thủ Tướng Chính phủ; Nghị quyết số 03/2011/NQ-HĐND của HĐND tỉnh;

Quyết định số 19/2011/QĐ-UBND, của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Về việc ban hành Chương trình xây dựng NTM tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011- 2020

UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 362/KH-UBND, Về tuyên tuyền xây dựng Chương trình xây dựng NTM tỉnh Vĩnh Phúc Nhằm tuyên truyền, giáo dục

làm cho các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dântrong Tỉnh, nhận thức rõ về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trìnhMục tiêu quốc gia xây dựng NTM trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn và nâng cao đời sống nông dân theo tinh thần Nghị quyết số 03-NQ/TU; Nghịquyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X Tuyên truyền sâurộng nội dung Chương trình xây dựng NTM tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2020

và các văn bản liên quan, đến đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dântrên địa bàn Tỉnh Thông qua các hoạt động tuyên truyền làm cho cán bộ, đảng viên

và các tầng lớp Nhân dân nhất là khu vực nông thôn, các đối tác đầu tư hiểu đầy đủhơn về Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, việc tuyên truyền Chươngtrình xây dựng NTM được tiến hành thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thứcgắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, gắn với cổ vũ, động viên các tập thể, cánhân điển hình tiên tiến, trong phong trào xây dựng NTM Công tác tuyên truyềnChương trình xây dựng NTM tỉnh Vĩnh Phúc được thông qua bằng nhiều hình thứcnhư: Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, hội nghị báo cáo viên, tuyên truyền viêncác cấp; trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo Vĩnh Phúc, Đài Phátthanh và Truyền hình, Cổng Thông tin và Giao tiếp điện tử, hệ thống Đài phátthanh và truyền thanh huyện và cơ sở; qua bản tin sinh hoạt chi bộ Biên soạn vàphát hành các tài liệu tuyên truyền về Chương trình xây dựng NTM tỉnh VĩnhPhúc; biên soạn và phát hành các tờ rơi, tờ bướm; tuyên truyền nội dung bằng thơ,ca về xây dựng NTM

Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM Tỉnh phối hợp với BanTuyên giáo Tỉnh ủy lập kế hoạch tuyên truyền, triển khai thực hiện; phối hợp vớicác cơ quan thông tin, truyền thông và các đoàn thể để tuyên truyền, phổ biến sâurộng Chương trình xây dựng NTM đến toàn thể đoàn viên, hội viên và Nhân dân.Giúp Ban Chỉ đạo tỉnh mở lớp tập huấn cho các sở, ban, ngành, đoàn thể; tổ chứchội nghị triển khai Chương trình xây dựng NTM, đồng thời tham mưu với UBND

Trang 32

tỉnh phát động phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, tạo ra không khí phấn khởi cho cán bộ, đảng viên, các cấp, các ngành hăng

hái thi đua lao động sản xuất, công tác hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra

Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh và Truyền hình Tỉnh tuyên truyền xây

dựng chuyên mục Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, từ tháng

9/2011 Đài Phát thanh và Truyền hình Tỉnh thường xuyên phát sóng hàng ngày,sau Chương trình Thời sự của Tỉnh, đăng tải các tin, bài, phóng sự tuyêntruyền về các hoạt động, các mô hình, điển hình tiên tiến, cách làm hay vềChương trình xây dựng NTM Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Cổng

Thông tin - Giao tiếp điện tử Tỉnh xây dựng chuyên mục Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới từ tháng 9/2011; đăng tải các văn bản của Trung ương,

của Tỉnh liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình xâydựng NTM, ở các địa phương trong Tỉnh Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉđạo các huyện thành, thị, các đơn vị trực thuộc và tổ chức các hoạt động tuyêntruyền về Chương trình xây dựng NTM như, băng rôn, khẩu hiệu, panô, ápphích Hội Văn học, Nghệ thuật tỉnh chỉ đạo Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc đăngtải tin, bài, tác phẩm văn học nghệ thuật về chủ đề nông nghiệp, nông dân, nôngthôn và xây dựng NTM; vận động các hội viên tích cực sáng tác các tác phẩmvăn học nghệ thuật, tranh cổ động về chủ đề xây dựng NTM

Để phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, của cả hệthống chính trị từ Tỉnh đến cơ sở trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức

và trực tiếp tham gia thực hiện thắng lợi các mục tiêu chương trình xây dựngNTM trên địa bàn toàn tỉnh, thì công tác thi đua phải thực sự là nhiệm vụ trọngtâm, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị nhằm huy động mọi nguồnlực cùng tham gia vào công cuộc xây dựng NTM, với nhiều nội dung, hìnhthức, đa dạng, thiết thực, sôi nổi phù hợp với tình hình của tỉnh Vĩnh Phúc

Thực hiện Quyết định số 1620/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã đưa

ra kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; Quyết định số 19/2011/QĐ-UBND Hưởng ứng phong trào thi

đua do Thủ tướng Chính phủ phát động Ngày 22/9/2011, UBND tỉnh Vĩnh Phúc

đã tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua xây dựng NTM với chủ đề “Vĩnh Phúc chung sức xây dựng nông thôn mới”, giai đoạn 2011 - 2020, tổ chức ký kết

Trang 33

giao ước thi đua giữa 9 huyện, thành phố, thị xã; đồng thời tổ chức hội nghị triểnkhai thực hiện Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2020, đến tất cả các

sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố, thị xã và các xã, phường, thị trấntrên địa bàn Tỉnh, tham gia lễ phát động có hơn 500 đại biểu, phóng viên báo, đàitham gia Để phong trào thi đua có hiệu quả và thực hiện đúng hướng, đạt kết quả

cao, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 4855/KH-UBND, Về tổ chức thực hiện phong trào thi đua xây dựng NTM tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2020, với chủ

đề “Vĩnh Phúc chung sức xây dựng nông thôn mới”, nhằm phát huy sức mạnh

của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sởtrong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức và trực tiếp tham gia thực hiện thắnglợi chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, phong trào thi đuaphấn đấu xây dựng NTM tỉnh Vĩnh Phúc giàu, đẹp, văn minh, có kết cấu hạ tầng

KT - XH phát triển theo hướng hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chứcsản xuất hợp lý; hệ thống chính trị vững mạnh, xã hội ổn định; trật tự xã hội, anninh quốc phòng được giữ vững; môi trường, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thầncủa người dân không ngừng được nâng cao

Phong trào thi đua “Vĩnh Phúc chung sức xây dựng nông thôn mới”

được triển khai sâu rộng từ Tỉnh đến cơ sở, với nội dung, hình thức phong phú,

thiết thực theo phương châm “phát huy nội lực là chính”, phù hợp với sự chỉ

đạo của cấp ủy, chính quyền ở địa phương Phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộngcác điển hình tiên tiến, các sáng kiến, kinh nghiệm hay trong xây dựng NTM

Phấn đấu đến năm 2015: “Toàn Tỉnh có 58/112 xã (51,8%) đạt chuẩnNTM Trong đó: Yên Lạc: 16/16 xã; thành phố Vĩnh Yên: 2/2 xã; thị xã PhúcYên: 4/4 xã; Vĩnh Tường: 13 xã; Lập Thạch: 7 xã; Bình Xuyên: 6 xã; TamDương: 5 xã; Sông Lô: 3 xã; Tam Đảo: 2 xã” [104, tr 1]; “100% số xã hoànthành cứng hóa đường giao thông nông thôn; 45% đường giao thông nội đồng;

tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn đạt 90%; tỷ lệ dân cư nông thôn dùng nướchợp vệ sinh đạt 100%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 26,7%” [104, tr 3]

Phấn đấu đến năm 2020: “Toàn Tỉnh có trên 104/112 xã (92%) đạt chuẩn NTM.Trong đó, Vĩnh Tường: 26/26 xã; Lập Thạch: 18/18 xã; Bình Xuyên: 9/10 xã; TamDương: 12/12 xã; Sông Lô: 11/16 xã; Tam Đảo: 6/8 xã; tỉnh đạt NTM” [104, tr 2]

Trang 34

Để thực hiện các mục tiêu trên của phong trào thi đua thực sự đi vào cuộcsống, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục chính trị tưtưởng, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chínhquyền và trong Nhân dân về Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM vàgắn với các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của từng địa phương Các cơ quan thôngtin đại chúng trên địa bàn Tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, biểu dương vànhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, phê phán những sai lệch về xâydựng NTM, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu xây dựng NTM đã đề ra

Ngoài ra, thực hiện Kế hoạch số 131/KH-CT ngày 07/02/2012 của Bộ Tư

lệnh Quân khu 2, Về thực hiện phong trào “Quân đội chung sức xây dựng NTM” trong lực lượng vũ trang Quân khu và Quyết định số 19/2011/QĐ-UBND Đảng

ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Vĩnh Phúc đã lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức quán triệtcho 100% cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang tỉnh về thực hiện kế hoạch hưởng

ứng phong trào thi đua“Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” trong lực

lượng vũ trang tỉnh, trên cơ sở đó thống nhất về nhận thức trong cấp ủy, chỉ huy,

và trong cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang tỉnh, coi đây là nhiệm vụ chính trịquan trọng của lực lượng vũ trang tỉnh, nhằm góp phần xây dựng NTM, tạo cho

cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương

Đảng ủy Quân sự tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng nghị quyết lãnh đạo xác địnhmỗi huyện, thành, thị chọn 01 đến 02 xã, mỗi xã chọn từ 5 - 6 nhóm nội dungtrong các tiêu chí để tham gia xây dựng NTM và thành lập Ban Chỉ đạo thực

hiện phong trào thi đua Trên cơ sở đó, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức phát

động và ký giao ước thi đua giữa các đơn vị trong lực lượng vũ trang tỉnh,đồng thời tổ chức hội nghị triển khai thực hiện cho cơ quan và đơn vị trựcthuộc, chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá, khảosát tình hình, xác định nội dung (tiêu chí) tham gia xây dựng NTM

1.3.2 Chỉ đạo quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và chương trìnhcông tác toàn khóa của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh

đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số2462/KH-UBND Nhằm đưa nội dung Nghị quyết vào cuộc sống đảm bảo kịp

Trang 35

thời, sâu rộng, phát huy được truyền thống cách mạng quý báu, tính năngđộng, sáng tạo của mọi tầng lớp Nhân dân Kế hoạch đã chỉ ra các nội dungthực hiện như: Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch ngành gắn với xâydựng NTM Giao Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục hoàn thiệnquy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản; phối hợp với các sở, ban,ngành liên quan khẩn trương xây dựng quy hoạch phát triển nông thôn VĩnhPhúc đến 2010, định hướng đến năm 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường phốihợp các sở, ban, ngành, các địa phương liên quan xây dựng, rà soát, bổ sung,hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai với tầm nhìn đến năm 2020.

Sở Xây dựng phối hợp các sở, ban, ngành liên quan xây dựng Đề án Quyhoạch xây dựng NTM tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007 - 2010, định hướng đếnnăm 2020, trên cơ sở phải làm mô hình điểm, rút kinh nghiệm để nhân rộng;các sở, ngành còn lại rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch phát triển ngànhđến 2010, định hướng đến năm 2020

Các cấp, các ngành trong tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện tốt các đề án,chương trình, dự án liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã đượcHĐND tỉnh thông qua Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu xây dựng các chươngtrình, đề án, dự án mới để phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng NTM, giữvững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại nông thôn Trước hết,giao các sở, ban, ngành triển khai thực hiện và xây dựng các chương trình, đề

án, dự án sau: Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợpcác sở, ngành liên quan triển khai thực hiện các chương trình, đề án [phụ lục 3].Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên

quan, triển khai thực hiện Đề án Tăng cường đầu tư phát triển giáo dục mẫu giáo và cơ sở vật chất trường học khu vực nông thôn Đối với Sở Tài chính theo

chức năng của mình, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham gia xâydựng các nội dung cụ thể hóa các nghị quyết HĐND tỉnh thực hiện Nghị quyết

số 03-NQ/TU Đối với Sở Nội vụ, xây dựng và triển khai Đề án Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy ngành nông nghiệp cấp huyện và cơ sở Đối với Sở Tài

nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch, hướng dẫn thực hiện và làm điểmviệc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất nông nghiệp khác nhằm

ổn định, lâu dài, kích thích sản xuất hàng hoá; tuyên truyền sâu rộng, nâng cao

Trang 36

nhận thức cho nông dân toàn Tỉnh nắm vững chủ trương giao đất ổn định, lâudài theo Luật Đất đai Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thiện Chương

trình Giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2007 - 2010; xây dựng Đề án Thành lập Chi cục quản lý lao động nông thôn Sở Thương mại hoàn thiện và chỉ đạo thực hiện Đề án Phát triển thương mại nông thôn Vĩnh Phúc đến năm

2010, định hướng đến năm 2020 Đối với Sở Văn hoá - Thông tin xây dựng và triển khai thực hiện Quy định, Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ, kỷ niệm ngày truyền thống Công an tỉnh chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Hỗ trợ xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và tổ chức hoạt động của tổ liên gia tự quản về an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Các chương trình, đề án trên hoàn thành, báo cáo Ban

Thường vụ Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo chức năng cân đối, bố trínguồn kinh phí đầu tư kịp thời cho các chương trình, đề án thực hiện Nghịquyết 03-NQ/TU đảm bảo hiệu quả Các sở, ban, ngành và các đoàn thể còn lạitiến hành rà soát, bổ sung các chương trình, đề án hiện có cho phù hợp, đồngthời tiếp tục đề xuất và hoàn thiện các chương trình, đề án mới phục vụ thựchiện Chương trình xây dựng NTM, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và UBNDtỉnh theo quy định

Các huyện, thành phố, thị xã, căn cứ nội dung Nghị quyết 03-NQ/TU và

Kế hoạch, xây dựng chương trình hành động và chỉ đạo thực hiện nghị quyếtphù hợp với tình hình thực tế của địa phương

Thực hiện các Văn bản của Trung ương về xây dựng NTM, Nghị quyết

03-NQ/TU, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1988/QĐ-CT, Về việc phê duyệt nhiệm vụ lập đề án, quy hoạch xây dựng mô hình NTM tỉnh Vĩnh Phúc đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 Quyết định chỉ ra mục tiêu là nghiên cứu quy

hoạch xây dựng NTM theo đặc điểm sinh thái, hình thái sinh hoạt sản xuất củadân cư các vùng miền núi, trung du và đồng bằng nhằm đáp ứng tiêu chí NTM, từ

đó nhân rộng, phát triển trên địa bàn Tỉnh HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số

03/NQ-HĐND, Về xây dựng NTM tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2020 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 19/2011/QĐ-UBND, Về việc ban hành Chương trình xây dựng NTM tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2020 Chương trình đã đưa

Trang 37

ra mục tiêu “Đến năm 2015 toàn tỉnh có 51,8% (58/112 xã) đạt chuẩn NTM; đếnnăm 2020 toàn tỉnh có trên 92% (104/112 xã) đạt chuẩn NTM” [95, tr 2] Quyếtđịnh cũng đề ra việc lập quy hoạch và đề án xây dựng NTM là tập trung rà soát,điều chỉnh, lập quy hoạch xây dựng NTM cho 112 xã theo 19 tiêu chí Sở Xâydựng chủ trì, phối hợp, tư vấn tổ chức rà soát, lập quy hoạch cho 112 xã, lập đề ánxây dựng NTM cấp xã, đảm bảo yêu cầu tiến độ (các xã điểm hoàn thành trướctháng 9/2011, các xã còn lại hoàn thành trước tháng 11 năm 2011) Về vốn: “tổng

số là 13,6 tỷ đồng, trong đó: vốn rà soát, hoàn thiện quy hoạch cho 64 xã là 6,4 tỷđồng, vốn lập quy hoạch cho 48 xã 7,2 tỷ đồng” [95, tr 2] Ngoài ra, thực hiện Kế

hoạch số 2421/QĐ-CT, Về phân bổ vốn quy hoạch năm 2011, hỗ trợ 150 triệu

đồng/xã quy hoạch mới, 100 triệu đồng/xã bổ sung quy hoạch; kế hoạch số

224/QĐ-CT, Về việc hỗ trợ bổ sung kinh phí cho các xã thực hiện quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn Tỉnh năm 2011, đối với 64 xã đã có quy hoạch mỗi xã 50

triệu; bổ sung kinh phí khảo sát quy hoạch khu trung tâm cho 112 xã, là 71,331triệu đồng/xã; bổ sung kinh phí quy hoạch xây dựng bảng công khai quy hoạchtấm lớn cho 112 xã là 5 triệu đồng/xã

Để triển khai, thực hiện chương trình xây dựng NTM có hiệu quả và đượctriển khai đồng bộ thống nhất UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 3617/KH-

UBND và Kế hoạch số 3018/KH-UBND Yêu cầu các cấp, các ngành, các tổ

chức chính trị, xã hội trong tỉnh chủ động thực hiện Chương trình “Trong quátrình triển khai lập quy hoạch và đề án xây dựng NTM cấp xã phải bảo đảm tínhkhoa học, thực tiễn, khách quan và dân chủ” [99, tr 1] Thực hiện nội dungChương trình phải có sự kế thừa, lồng ghép các chương trình, đề án, dự án vàkhai thác tối đa tiềm năng, lợi thế ở mỗi địa phương để xây dựng NTM bềnvững Kiện toàn bộ máy lãnh, chỉ đạo, quản lý thực hiện các cấp Đối với cấp

tỉnh: Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của Tỉnh Thành lập

Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM giúp Ban Chỉ đạo Tỉnh, tổchức, triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn Tỉnh Vị trí, chức năng,nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo, Văn phòng Điều phối, được quy định tại Quyết định

số 2126/QĐ-UBND, kèm theo quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Tỉnh

Thực hiện các văn bản của Trung ương, kế thừa kết quả của Nghị quyết

số 03-NQ/TU Nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, phát huy được truyền

Trang 38

thống cách mạng quý báu, tính năng động, sáng tạo của mọi tầng lớp Nhân dântrong Tỉnh Để triển khai, thực hiện Chương trình xây dựng NTM có hiệu quả

và được triển khai đúng hướng, thống nhất Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạoThành lập Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM ở từng cấp và quy định cụthể các thành viên cho từng cấp UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ Giúpviệc và giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cơ quan thườngtrực Ban Chỉ đạo để giám sát tham mưu đề xuất cho Tỉnh ủy, UBND về Chươngtrình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM

UBND tỉnh đã ban hành các quyết định cụ thể như: Quyết định số

1018-QĐ/TU, Về kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 3235/QĐ-CT, Về việc thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng NTM Quyết định số 2126/QĐ- UBND, Về việc thành lập Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh Vĩnh Phúc, trên cơ sở nâng cấp Văn phòng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU Quyết định số 2449/QĐ-UBND, Về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Vĩnh Phúc Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng, xây dựng Quy chế

phối hợp hoạt động, có tư cách pháp nhân con dấu riêng, được mở tài khoản tạiKho bạc Nhà nước và Ngân hàng, trụ sở làm việc văn phòng đặt tại Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Quyết định số 3305/QĐ-CT, Về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Vĩnh Phúc Để Văn phòng hoạt động có hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM, Ban Chỉ đạo đã ban hành Quyết định số 3567/QĐ-BCĐ, Về việc ban hành Quy chế phối hợp hoạt động của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh Vĩnh Phúc Gồm 3 chương 14 điều Chỉ thị số 07/2012/CT- UBND, Về tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng NTM Do tính chất, nhiệm

vụ và chức năng công việc của chương trình xây dựng NTM sau 01 năm hoạt

động, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2162/QĐ-UBND, Về việc Điều chuyển Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh Vĩnh Phúc,

trực thuộc Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM Tỉnh

về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý, nằm trong biênchế của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trang 39

Để công tác xây dựng NTM được thực hiện đồng bộ từ trên xuống dướithì công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên làm công tác xây dựngNTM cần được chú trọng Văn phòng Điều phối xây dựng kế hoạch, tài liệu,giảng viên và phối hợp với các ngành liên quan, UBND cấp huyện, xã tổ chứccác lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp.

Tổ chức chỉ đạo điểm các ngành, các tổ chức đoàn thể trong Tỉnh và đặcbiệt là cấp huyện tập trung chỉ đạo các xã được chọn làm điểm, huy động cácnguồn lực và ưu tiên đầu tư để triển khai thực hiện đầy đủ các bước trong quytrình xây dựng NTM ở xã (theo Sổ tay hướng dẫn xây dựng NTM cấp xã);thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm về phương pháp tổ chức triển khai, cáchthức quản lý, hình thức huy động các nguồn lực, đặc biệt là huy động sức dân đểrút kinh nghiệm cho triển khai trên diện rộng Mỗi xã điểm chọn 01 hạng mụccông trình để thực hiện ngay trong năm 2011, mức hỗ trợ là 2 tỷ đồng/xã

Về vốn thực hiện chương trình “Tổng kinh phí năm 2011 là 1.015,2127 tỷđồng” [99, tr 2] Trong đó: Vốn lồng ghép các chương trình, dự án đã được giao

là 956 tỷ đồng, gồm, vốn đầu tư phát triển 856 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 100 tỷđồng Vốn trực tiếp dự tính bổ sung là 59,2127 tỷ đồng, gồm, hỗ trợ quy hoạchxây dựng NTM cấp xã là 13,60 tỷ đồng; hỗ trợ lập đề án xây dựng NTM cấp xã là3,36 tỷ đồng; tổ chức tuyên truyền, vận động là 0,7 tỷ đồng, tập huấn, bồi dưỡngcán bộ các cấp là 1,2527 tỷ đồng; đầu tư xây dựng công trình ở 20 xã điểm là 40

tỷ đồng; hội nghị phát động phong trào thi đua là 0,3 tỷ đồng

Trong tháng 9 đến 10/2011 tập trung mở các lớp tập huấn ở cấp tỉnh, bồidưỡng đội ngũ giáo viên, Ban Chỉ đạo huyện và cán bộ ở 20 xã điểm

Việc kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch được Tỉnh ủy, UBND tỉnhcoi là một nội dung hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng NTM Thực

hiện thông báo của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc số 590-TB/TU ngày 05/6/2012, Về thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tại 20 xã điểm Thông báo đã đánh giá ưu

điểm, hạn chế, nguyên nhân và 06 giải pháp thực hiện trong quá trình xây dựngNTM trong đó có giải pháp “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quátrình xây dựng NTM; kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc để từ đó cócác biện pháp giải quyết phù hợp” [76, tr 3] Để thực hiện giám sát quá trình

Trang 40

xây dựng NTM, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành Kế hoạch giám sát số

70-KH/TU ngày 26/7/2013 Đã chỉ ra đối tượng giám sát là Ban Thường vụ

huyện ủy Lập Thạch và Đảng ủy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; nộidung giám sát là giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Thông báoKết luận số 590-TB/TU, kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xâydựng NTM; thời gian giám sát từ ngày 02/8 đến ngày 24/8/2013 và quy định cácbước tiến hành, thành phần đoàn, nội dung, đề cương báo cáo Qua quá trìnhgiám sát Tỉnh ủy đã ban hành Thông báo số 1426-TB/TU ngày 03/6/2014

Kết quả giám sát cụ thể đối với Đảng ủy Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn được thể hiện trên các nội dung sau:

Đảng ủy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thônTham mưu giúpUBND, HĐND tỉnh có cơ chế chính sách hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp,nông thôn và nông dân; hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn, giao thông nộiđồng; hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm; đầu tư lĩnh vực văn hóa, giáodục, y tế, bảo vệ môi trường; an ninh trật tự trên địa bàn nông thôn… Do vậy,sau hơn một năm thực hiện Thông báo Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy,nhiều xã đã hoàn thành thêm các tiêu chí, từ đó góp phần vào thay đổi bộ mặtnông thôn, đáp ứng được các yêu cầu xây dựng NTM

Về khuyết điểm: Tiến độ hoàn thành tiêu chí đối với 20 xã điểm còn chậm

đến thời điểm giám sát còn nhiều tiêu chí chưa đạt, cụ thể: “Xã Đồng Thịnh,Liên Châu, Ngũ Kiên còn 4 tiêu chí; xã Định Trung, Thái Hòa, Hợp Thịnh, VânHội, Tam Hợp, Thượng Trưng còn 5 tiêu chí; xã Đồng Quế, Đình Chu, TânPhong, Yên Đồng, Nguyệt Đức, Tam Phúc còn 6 tiêu chí; xã Tử Du, Đạo Túcòn 7 tiêu chí; xã Hồ Sơn còn 8 tiêu chí; xã Nam Viêm còn 9 tiêu chí” [81, tr.2] Qua phấn đấu, đến ngày 31/12/2013, 20 xã này đã hoàn thành 19 tiêu chí

Việc chỉ đạo Văn phòng Điều phối tham mưu giúp Ban Chỉ đạo tỉnh thựchiện công tác thông tin, tuyên truyền chưa được thường xuyên, liên tục nên có lúc,

có nơi công tác tuyên truyền chưa kịp thời, hình thức chưa đa dạng, phong phú Dovậy, một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa chủ động, sáng tạo, thiếu quyết liệttrong chỉ đạo thực hiện; còn có tư tưởng trông chờ vào đầu tư của Nhà nước, chưaphát huy vai trò nội lực của cộng đồng dân cư, thế mạnh của địa phương

Ngày đăng: 30/09/2016, 22:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w