1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐẢNG bộ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH đạo xây DỰNG NÔNG THÔN mới từ năm 2008 đến năm 2015

105 374 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 9,8 MB

Nội dung

Nước ta là một nước nông nghiệp, do lịch sử quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước nên phần lớn dân cư nước ta sống quần tụ theo từng dòng họ và theo phạm vi làng, xã. Đến nay, tuy quá trình đô thị hóa đã diễn ra khá mạnh mẽ nhưng vẫn còn hơn 70% dân số sinh sống và lao động ở nông thôn. Nông thôn nước ta luôn chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình dựng nước và giữ nước. Chính vì vậy trong thời kỳ nào Đảng ta cũng chăm lo đến phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn như (Chương trình 135) và đầu tư cho các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a2008NQCP, ngày 27122008 của Chính phủ…

Trang 1

“Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm

khóa X, Về Nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới (Quyết định số 491/Qđ-TTg ngày 16/4/2009) và Chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM tại Quyết định

số 800/Qđ-TTg ngày 06/4/2010 nhằm thống nhất chỉ đạo việc XDNTM trên

cả nước Tuy thời gian triển khai thực hiện chương trình XDNTM chưa lâunhưng các địa phương, nhất là cấp cơ sở đã bộc lộ nhiều lúng túng, vướngmắc trong quá trình chỉ đạo thực hiện

Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng, có vị tríquan trọng trong phát triển KT - XH và củng cố quốc phòng - an ninh; nằmtrong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội, HảiPhòng, Quảng Ninh; bên cạnh đó Thái Bình được chọn là một trong 05 tỉnhcủa cả nước làm điểm XDNTM Đây là điều kiện thuận lợi, thời cơ đồng thờicũng là trách nhiệm lớn đối với Tỉnh Từ đó trong những năm qua, Thái Bình

đã đẩy mạnh các chương trình phát triển KT - XH nông thôn như chươngtrình bê tông hóa kênh mương, làm đường, xây dựng trường học, trạm y tế vàcác thiết chế văn hóa, thể dục thể thao đạt chuẩn quốc gia, chuyển đổi cơ cấu

Trang 2

mùa vụ, cây trồng vật nuôi, phát triển làng nghề…theo hướng XDNTM Mặc dù đã

có nhiều cố gắng nhưng thực tế từ năm 2008 đến năm 2015 kết quả đạt đượcvẫn còn khiêm tốn, cơ sở hạ tầng của Tỉnh còn nhiều bất cập và xây dựngthiếu quy hoạch, Thái Bình vẫn là một tỉnh nghèo, kinh tế của Tỉnh vẫn làthuần nông, sản xuất hàng hóa chưa phát triển mạnh, đời sống của nhân dâncòn khó khăn Triển khai thực hiện Quyết định số 491/Qđ-TTg ngày16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nông thôn theo chuẩnnông thôn mới, tỉnh Thái Bình đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cầngiải quyết như xuất phát điểm của Tỉnh thấp, trình độ, năng lực của đội ngũcán bộ còn hạn chế, đời sống của nhân dân còn khó khăn

Việc tìm hiểu quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo XDNTM từ năm

2008 đến năm 2015, tổng kết những thành công, những khuyết điểm hạn chế

và rút ra những bài học có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn là việclàm cần thiết Nghiên cứu tốt vấn đề này sẽ giúp làm rõ lý luận và quan điểm

về XDNTM Về thực tiễn đề tài sẽ góp phần đánh giá thực trạng XDNTM trênđịa bàn tỉnh Thái Bình hiện nay và rút ra những kinh nghiệm làm cơ sở giúp choĐảng bộ tỉnh Thái Bình có thêm căn cứ đề ra những phương hướng, chủ trương

và giải pháp lãnh đạo XDNTM trên địa bàn của Tỉnh trong những năm tiếptheo

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

*Nhóm các công trình nghiên cứu chung về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên phạm vi cả nước, có nhiều công trình đã được công bố như:

GS Phan Đại Doãn (chủ biên), PGS,TS Nguyễn Quang Ngọc (1994), Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb CTQG, Hà Nội.

GS Phạm Xuân Nam (1997), Phát triển nông thôn, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội; PGS, TSKH Lê Đinh Thắng (1998), Chính sách nông nghiệp, nông thôn sau Nghị quyết X của Bộ Chính trị Nxb CTQG, Hà Nội; PGS, TS Hồng Vinh (1998), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - Một số

Trang 3

vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG, Hà Nội; Vũ Oanh (1998), Nông nghiệp và nông thôn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa, Nxb CTQG, Hà Nội; Hội thảo Khoa học kinh tế Việt Nam (2002), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội; Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đối mới, Nxb Thống kê, Hà Nội; Phạm Quốc

Doanh (2003) “Chính sách đất đai và vấn đề nông dân không đất để thực hiện

công nghiệp hóa nông thôn”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 6 tháng 6; Nguyễn Sinh Cúc (2004), “Tổng quan nông nghiệp năm 2003”, Tạp chí Nông thôn mới số 108+109 (kỳ 1+2 tháng 1); Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam, thực trạng và một số vấn đề đặt ra, Nxb Hà Nội; Tăng cường năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cho ngành nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng tổ chức Ausaid nghiên cứu đã đi sâu phân tích những quy định của WTO về thương mại nông sản; Hội nhập kinh tế quốc

tế và tác động của nó đến phát triển nông nghiệp Việt Nam là một dự án nghiên cứu tập thể do TS Nguyễn Từ, GS, TS Phùng Hữu Phú (2009), Vấn

đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc, Nxb CTQG, Hà Nội Đặng Kim Sơn (2011) Công nghiệp hóa

từ nông nghiệp - lý luận, thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp; Đỗ Kim Chung và Kim Thị Dung (2012), Chương trình nông thôn mới ở Việt Nam - Một số vấn đề đặt ra và kiến nghị, Tham luận khoa

học, Hà Nội; PGS, TS Vũ Văn Phúc (2012), XDNTM những vấn đề lý luận và

thực tiễn, Nxb CTQG, Hà Nội, gồm 33 bài viết, nêu lên những vấn đề lý luận

chung và kinh nghiệm quốc tế về XDNTM và thực tiễn XDNTM ở Việt Nam

*Nhóm các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các địa phương, cơ sở có: Nguyễn Vũ Bình (1999), “Gia Lâm trên

con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí

Trang 4

Cộng sản, tháng 12; Tô Văn Song (2002), “Hải Dương chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”,

Tạp chí Lịch sử Đảng, tháng 12; Đỗ Xuân (2003), “Đảng bộ huyện Tiên

Lãng - Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Lịch sử Đảng, tháng 8;

Nguyễn Văn Giầu (6/2006), “Ninh Thuận tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩynhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”;

Mai Thị Thanh Xuân (2003), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông thôn các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội; Lê Minh Tùng (2003), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh

An Giang, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lý học, Hà Nội; Vũ Thị Mười (2012), Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo XDNTM 2001 - 2010, Luận văn thạc sĩ Chính trị học, Hà Nội; Đặng Thị Hoa (2012), Tìm hiểu tình hình triển khai hoạt động XDNTM tại xã Hợp Đồng, Chương Mỹ, Hà Nội, Luận

văn tốt nghiệp khoa Kinh tế nông thôn, Đại học Nông nghiệp Hà Nội; Đỗ

Thị Hà (2012), Đánh giá tình hình thực hiện chủ trương XDNTM của nước nhà tại xã Phú Lâm, Tiên Du, Bắc Ninh, Luận văn tốt nghiệp, chuyên ngành

Kinh tế nông nghiệp, Hà Nội; Nguyễn Duy Cần, Trần Duy Phát (2012),

Đánh giá mức độ đáp ứng theo “Bộ tiêu chi quốc gia về xã nông thôn mới”

của xã Vĩnh Viễn - Long Mỹ - Hậu Giang, Tham luận khoa học, Đại học Cần Thơ; Nguyễn Quốc Trị (2012), Giải pháp đẩy mạnh XDNTM tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Hà Nội; Minh Phước (2013),

“XDNTM ở Cà Mau: cần những giải pháp mang tính đột phá”, Tạp chí Cộng sản, tháng 11; Nguyễn Quang Ngọc (2013), “Quảng Nam đẩy mạnh XDNTM”, Tạp chí Cộng sản, tháng 5; Hà Trang (2013), “XDNTM ở Đồng Bằng sông Cửu Long, tầm nhìn 2020”, Tạp chí Cộng sản, tháng 7; Huy Vũ

(2013), “Cần Thơ sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội Nghị Trung ương 7

khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Tạp chí Cộng sản, tháng 9;

Quang Minh (2013), “XDNTM ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Kết quả bước

Trang 5

đầu và một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Cộng sản, tháng 11; ThS Bùi Thanh

Tuấn (2014), “Bức tranh nông thôn tỉnh Tuyên Quang sau năm năm thực

hiện nghị quyết Trung ương 7 khóa X”, Tạp chí Cộng sản, tháng 3; Gia Bảo (2014), “Nam Định: XDNTM là một trong năm đột phá”, Tạp chí Cộng sản, tháng 4; Nguyễn Đăng Quang (2014), “XDNTM ở xã Chư Ă-Plây Cu”, Tạp chí Cộng sản, tháng 6; Trần Anh Tú (2015), Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo XDNTM từ năm 2006 đến năm 2014, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng, Hà Nội; Hoàng Công Vũ (2015), Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo XDNTM từ năm 2008 đến năm 2013, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng, Hà Nội.

*Nhóm các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông

thôn tỉnh Thái Bình có: TS Tạ Ngọc Giáo (2011), Nghiên cứu đề xuất giải

pháp nâng cao chất lượng công tác lập dự toán ngân sách để gắn chặt chẽ và

sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ tiến trình XDNTM ở tỉnh Thái Bình, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình; TS Nguyễn Đức Hạnh (2012), Nghiên cứu đề xuất giải pháp truyền thông cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn và Chương trình XDNTM của tỉnh Thái Bình, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình; Nguyễn Anh Tuấn

(2012), Xây dựng mô hình tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ phục vụ các xã XDNTM tỉnh Thái Bình giai đoạn từ 2012 - 2015, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình; PGS, TS Nguyễn Ngọc Thanh (2012), Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống góp phần XDNTM ở Thái Bình, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình; Bùi Đức Hạnh (2013), Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo cấp ủy cơ sở

và chất lượng sinh hoạt chi bộ phục vụ XDNTM huyện Kiến Xương Tỉnh Thái Bình, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình; Phạm Văn Tuệ (2013), Thực trạng giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện, sử dụng lực lượng dự bị động viên trong giữ vững an ninh chính trị ở cơ sở gắn với xây dựng mô hình nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình hiện nay, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình; Thạc

sĩ Nguyễn Văn Lượng (2014), Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng dạy

Trang 6

nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2012 - 2015, định hướng

2020, đáp ứng yêu cầu XDNTM ở tỉnh Thái Bình, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình; Lê Thị Hồng (2015), Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010, Luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng,

Hà Nội

Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2008 - 2015) 1.1 Những yếu tố tác động đến xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình (2008 - 2015)

1.1.1 Vị trí, vai trò của xây dựng nông thôn mới đối với phát triển của tỉnh Thái Bình

* Quan niệm, nguyên tắc về nông thôn mới và XDNTM.

Quan niệm về nông thôn mới: Đã có một số diễn giải và phân tích về khái

niệm thế nào là nông thôn mới Nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứkhông phải là thị tứ; đó là nông thôn mới chứ không phải nông thôn truyềnthống Nếu so sánh giữa nông thôn mới và nông thôn truyền thống, thì nông thônmới phải bao hàm cơ cấu và chức năng mới [30, tr.6]

Nông thôn mới là nông thôn có kinh tế phát triển, đời sống vật chất, vănhoá, tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được nâng cao, giảmdần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị Nông dân được đào tạo, tiếp thucác tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóngvai trò làm chủ nông thôn mới Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện,bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quyhoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị.Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái đượcbảo vệ Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững anninh chính trị và trật tự xã hội

Trang 7

Quan niệm về XDNTM: XDNTM là “cuộc cách mạng” và là “cuộc vận

động lớn” để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, giađình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện; có nếp sống vănhoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vậtchất, tinh thần của người dân được nâng cao XDNTM là sự nghiệp cáchmạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị Nông thôn mớikhông chỉ là vấn đề KT - XH, mà là vấn đề kinh tế, chính trị tổng hợp.XDNTM giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kếtgiúp đỡ nhau XDNTM phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh

Nguyên tắc XDNTM: XDNTM theo phương châm phát huy vai trò chủ

thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò địnhhướng các tiêu chí, quy chuẩn, xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ vàhướng dẫn Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, bảnbàn bạc dân chủ để quyết định tổ chức và thực hiện XDNTM được thực hiệntrên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình từ mục tiêu Quốc gia, chươngtrình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình dự án khác đang triển khai ở nôngthôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết, có cơ chế chính sáchmạnh mẽ khuyến khích đầu tư của các thành phần kinh tế, huy động đóng gópcủa các tầng lớp dân cư XDNTM được thực hiện gắn với các quy hoạch, kếhoạch phát triển KT - XH, đảm bảo an ninh, quốc phòng của mỗi địa phương, cóquy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêuchuẩn kinh tế, kỹ thuật do các bộ chuyên ngành ban hành)

Như vậy XDNTM là nhiệm vụ của của cả hệ thống chính trị và toàn thể

xã hội; cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trìnhxây dựng quy hoạch, kế hoạch tổ chức thực hiện Hình thức là cuộc vận động

“Toàn dân xây dựng nông thôn mới” do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổchức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủthể trong việc XDNTM

Trang 8

Ở nước ta hiện nay, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP còn lớn, hơn 70%dân số sinh sống và lao động ở nông thôn, thu nhập thấp, thiếu việc làm cònnhiều Để phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theohướng hiện đại, nhiệm vụ chiến lược là thực hiện CNH, HĐH đất nước.Trong đó nhiệm vụ CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn là nhiệm vụ quantrọng hàng đầu Do vậy, vai trò của XDNTM là rất quan trọng thể hiện trênmột số nội dung sau:

Sản xuất nông nghiệp hiện đại

Sản xuất nông nghiệp cần diện tích lớn, nhất là ngành trồng trọt như sản xuất lương thực, cây công nghiệp và trồng rừng Do đó, nông thôn là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp của các quốc gia

Có thể nói nông nghiệp là chức năng tự nhiên của nông thôn Chức năng cơbản của nông thôn là sản xuất dồi dào các sản phẩm nông nghiệp chất lượngcao Khác với nông thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp của nông thônmới bao gồm cơ cấu các ngành nghề mới, các điều kiện sản xuất nôngnghiệp hiện đại hoá, ứng dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xâydựng các tổ chức nông nghiệp hiện đại [30, tr.7]

Từ đó phát triển kinh tế nông thôn góp phần tăng thu nhập cho dân cưnông thôn ổn định KT - XH

Giữ gìn văn hóa truyền thống

Trải qua lịch sử phát triển hàng ngàn năm, các làng xóm ở nông thôn thường được hình thành dựa trên những cộng đồng có cùng phong tục, tập quán, họ tộc Người dân trong các làng xóm thường cư xử với nhau dựa trên quan hệ huyết thống và phong tục, tập quán Cũng chính văn hoá quê hương

đã sản sinh ra những sản phẩm văn hoá tinh thần quý báu như lòng kính già yêu trẻ, giúp nhau canh gác bảo vệ, giản dị tiết kiệm, thật thà đáng tin, yêu quý quê hương , tất cả được sản sinh trong hoàn cảnh xã hội nông thôn đặc thù Các truyền thống văn hoá quý báu này đòi hỏi phải được giữ gìn và

Trang 9

phát triển trong một hoàn cảnh đặc thù Môi trường thành thị là nơi có tính

mở cao, con người cũng có tính năng động cao, vì thế văn hoá quê hương ở đây sẽ không còn tính kế tục Do vậy, chỉ có nông thôn với đặc điểm sảnxuất nông nghiệp và tụ cư theo dân tộc, dòng tộc mới là môi trường thích hợpnhất để giữ gìn và kế tục văn hoá quê hương Ngoài ra, các cảnh quan nôngthôn với những đặc trưng riêng đã hình thành nên màu sắc văn hoá làng xãđặc thù, thể hiện các tư tưởng triết học như trời đất giao hoà, thuận theo tựnhiên với sự tôn trọng tự nhiên, mưu cầu phát triển hài hoà cũng như chútrọng sự kế tục phát triển của các dân tộc

Bảo vệ môi trường sinh thái

Nói đến nông nghiệp là nói đến cây trồng Cây trồng, một mặt cungcấp cho con người những nông sản cần thiết, một mặt có tác dụng cải tạomôi trường, làm đẹp cảnh quan… do đó, nông nghiệp nói riêng và nông thônnói chung có chức năng sinh thái Thuộc tính sản xuất nông nghiệp đã quyếtđịnh hệ thống sinh thái nông nghiệp mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái,đất đai canh tác nông nghiệp, hệ thống thuỷ lợi, các khu rừng, thảo nguyên phát huy các tác dụng sinh thái như điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm tiếng ồn, cảithiện nguồn nước, phòng chống xâm thực đất đai, làm sạch đất

* Vị trí, vai trò của XDNTM đối với sự phát triển KT - XH của tỉnh Thái Bình

Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của nông thôn trong sự phát triển KT - XHcủa Tỉnh, Đảng bộ tỉnh sớm có chủ trương lãnh đạo xây dựng phát triển nông thônThái Bình ngày càng giàu đẹp Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Thái Bình lần thứ

XVIII (2010) xác định: “Tập trung xây dựng nông thôn mới với mục tiêu: sản xuất phát triển; cuộc sống sung túc; diện mạo sạch sẽ; thôn, xã văn minh và quản

lý dân chủ” [2, tr.44] Thực hiện chủ trương của Đảng bộ, qua thực tiễn xây dựng

nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình những năm qua đã đạt nhiều kết quả quantrọng và có vai trò to lớn đối với sự phát triển KT - XH tỉnh Thái Bình

Trang 10

Thứ nhất, xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân

tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, đời sống nhândân ổn định và phát triển Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, có gần 90% số dânsống ở nông thôn và hơn 70% lao động làm nông nghiệp Vì vậy, việcXDNTM đang được thực hiện tích cực Từ cuối năm 2008, ở cả ba cấp tỉnh,huyện, xã của Thái Bình đều thành lập Ban chỉ đạo xây dựng thí điểm nôngthôn mới, do đồng chí bí thư cấp ủy làm trưởng ban Kế hoạch được thực hiện

từ quý 4 năm 2008 và các năm tiếp theo, tùy theo tính chất, quy mô của từng

dự án Nhưng trước hết là tập trung vào các nội dung như: quy hoạch vùngsản xuất, vùng dân cư, quy hoạch phát triển hạ tầng KT - XH theo hướng hiệnđại, tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt, phát triển văn hóa, giữ gìn môitrường và phát triển các làng nghề ở mỗi địa phương

Cùng với sự phát triển kinh tế, Thái Bình còn chú trọng đẩy mạnh pháttriển y tế, giáo dục, xây dựng các thiết chế văn hóa ở nông thôn gắn với nângcao dân chủ cơ sở, bảo đảm 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% sốtrường học ở tất cả các cấp học được xây dựng kiên cố…

Thứ hai, XDNTM đã tạo diện mạo mới về kết cấu hạ tầng KT - XH

hiện đại cho địa bàn nông thôn tỉnh Thái Bình, cơ cấu kinh tế và các hình thức

tổ chức sản xuất hợp lý Quy hoạch XDNTM được tập trung chỉ đạo; tuân thủquy trình, quy chuẩn; bảo đảm dân chủ công khai, thống nhất trong Đảng vànhân dân từ đó đã đạt được kết quả to lớn là 100% số xã đạt quy hoạch chungXDNTM; 100% số xã hoàn thành quy hoạch chi tiết giao thông thủy lợi nộiđồng; có 98% hoàn thành quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã: 100% số xã đãxây dựng đề án XDNTM được phê duyệt; 100% số xã hoàn thành dồn điền đổithửa đất nông nghiệp Kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn được tập trung đầu

tư xây dựng theo bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: tổng khối lượng đào đắp

bờ vùng, bờ thửa 17,6 triệu m3 đất; nạo vét hàng nghìn km kênh mương, sôngngòi; cứng hóa 1644,4 km kênh mương Xây mới nâng cấp 1808,6 km đường

Trang 11

giao thông nội đồng và giao thông nông thôn; 106 chợ nông thôn; 187 trườngtrung học cơ sở tiểu học và trường mầm non; 51 nhà văn hóa và khu thể thao

xã, 191 nhà văn hóa và khu thể thao thôn

Thứ ba, XDNTM tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát

triển, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ Nôngnghiệp, nông thôn và nông dân là ba lĩnh vực độc lập, nhưng luôn có sự tácđộng qua lại, chi phối và ảnh hưởng lẫn nhau.Phát triển nông nghiệp, nông thôn

và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh

tế thị trường, định hướng XHCN, phù hợp với điều kiện của Tỉnh, để giảiphóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực Chương trình Mục tiêu quốc giaXDNTM là chương trình mang tính tổng hợp, sâu, rộng, có nội dung toàn diện,bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh, quốcphòng Mục tiêu chung của Chương trình được xác định: XDNTM có kết cấu hạtầng KT - XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sảnxuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp và dịchvụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch Các vấn đề nông nghiệp,nông thôn, nông dân của Tỉnh luôn được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trìnhđẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển dịch vụ

Quán triệt tinh thần đó trong thời gian qua, phong trào XDNTM của tỉnhThái Bình đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trong tỉnh, thu hút sự tham giacủa cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của toàn tỉnh Quá trình XDNTM đãđạt được nhiều thành tựu Những thành tựu đó đã góp phần thay đổi toàn diện bộmặt nông thôn, tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, là cơ sởvững chắc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân

1.1.2 Những tiềm năng lợi, thế và thực trạng nông thôn tỉnh Thái Bình trước năm 2008

* Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc khu vực đồng bằngsông Hồng, nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng tam giác tăng

Trang 12

trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Thái Bình phía Bắc giápHưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng, phía Tây và phía Nam giáptỉnh Nam Định và Hà Nam, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ.

Đất đai, địa hình, khí hậu: Là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối

bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%, cao trình biến thiên phổ biến từ 1 - 2m sovới mực nước biển, thấp dần từ Bắc xuống Đông Nam Đất đai Thái Bình phì

nhiêu màu mỡ, nổi tiếng “bờ xôi ruộng mật” do được bồi tụ bởi hệ thống sông

Hồng và sông Thái Bình Hệ thống công trình thuỷ lợi tưới tiêu thuận lợi, gópphần làm nên cánh đồng 14 - 15 tấn/ha và đang thực hiện chuyển đổi cơ cấunông nghiệp để xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha trở lên

Tổng diện tích đất tự nhiên của Tỉnh là 154.654ha trong đó: diện tíchcấy trồng hàng năm có 92.075 ha, diện tích ao hồ đã đưa vào sử dụng là 6.176

ha Hầu hết đất đai đã được cải tạo hàng năm có thể cấy trồng được 3 - 4 vụ,diện tích có khả năng canh tác vào vụ đông khoảng 400.000ha Ngoài diệntích cấy lúa, đất đai Thái Bình rất thích hợp cho các loại cây thực phẩm (khoaitây, dưa chuột, hành, tỏi, lạc, đậu tương, ớt xuất khẩu…); cây công nghiệpngắn ngày (đay, dâu, cói…); cây ăn quả nhiệt đới (cam, táo, ổi bo, vải thiều,nhãn, chuối,…); trồng hoa, cây cảnh.…

Khí hậu Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mưanhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trước đếntháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình trong năm là 23oC - 24oC (thấp nhất là

4oC, cao nhất là 38oC) Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.400 mm - 1.800

mm Số giờ nắng trong năm là 1.600 - 1.800 giờ, lượng nước bốc hơi 728mm/năm Độ ẩm trung bình vào khoảng 85oC - 90oC

Tài nguyên khoáng sản: Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải (C) đã được

khai thác từ năm 1986, sản lượng khai thác bình quân mỗi năm đạt hàng chụctriệu mét khối khí thiên nhiên phục vụ cho sản xuất đồ sứ, thuỷ tinh, gạch ốplát, xi măng trắng…thuộc khu công nghiệp Tiền Hải Năm 2003, Tổng công

Trang 13

ty dầu khí Việt Nam tiến hành nổ địa chấn 3D lô 103/107 vịnh Bắc Bộ đểchuẩn bị cho việc khai thác khí ngoài khơi vịnh Bắc Bộ đưa vào phục vụ pháttriển công nghiệp của Tỉnh (trữ lượng ước tính ban đầu khoảng 7 tỷ m3) Mỏ

nước khoáng Tiền Hải ở độ sâu 450m có trữ lượng tĩnh khoảng 12 triệu m3,được khai thác từ năm 1992, sản lượng khai thác đạt 9,5 triệu lít/năm với các

nhãn hiệu nổi tiếng như nước khoáng Vital, nước khoáng Tiền Hải Gần đây,

vùng đất xã Duyên Hải huyện Hưng Hà đã thăm dò và phát hiện mỏ nướcnóng 57oC ở độ sâu 178 m Các mỏ nước này đang được đầu tư khai thác

phục vụ phát triển du lịch và chữa bệnh cho nhân dân

Tiềm năng về nguồn nhân lực: Dân số Thái Bình là 1.786 nghìn người

đứng thứ 9 cả nước, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,83%

Lao động trong độ tuổi 1.092 nghìn người Lao động đang làm việctrong các ngành kinh tế: Ngành nông nghiệp 640,2 nghìn người, chiếm64,4% ; ngành công nghiệp 178,7 nghìn người, xây dựng 30,6 nghìn người,công nghiệp và xây dựng chiếm 21% ; Dịch vụ 461,5 nghìn người chiếm14,6% Lao động có tri thức chiếm 6,5%, Lao động có nghề chiếm 30%, Laođộng phổ thông 63,5% Tỉnh có hơn 146.000 công nhân viên chức, 77.000 laođộng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Đơn vị hành chính: Thái Bình có 1 Thành phố, 7 huyện với 10 phường,

9 thị trấn và 267 xã (Tổng cộng 286 xã, phường, thị trấn) 1991 thôn làng, tổdân phố, 1200 cơ quan, đơn vị Hộ gia đình 559.634

Truyền thống con người Thái Bình: Cùng với những tiềm năng, lợi thế

về tự nhiên, kinh tế, xã hội thì yếu tố con người và những nét văn hóa truyềnthống cũng là một trong những nguồn động lực để tạo sức bật cho tỉnh vươnlên trong mỗi giai đoạn lịch sử Thái Bình là một tỉnh có bề dày truyền thốngyêu nước, nhân dân dũng cảm trong chiến đấu chống ngoại xâm, cần cù sángtạo trong lao động sản xuất Từ thế kỷ 18, Lê Quý Đôn - nhà bác học uyênbác và nhà ngoại giao nổi tiếng đã làm rạng danh trí tuệ Thái Bình và Việt

Trang 14

Nam Tiếng trống năm 1930 của nhân dân Tiền Hải cùng với tiếng trống XôViết - Nghệ Tĩnh báo hiệu bắt đầu cuộc đấu tranh bất khuất của nhân dân tadưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chống đế quốc và phong kiến.Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ biết bao người conthân yêu của Thái Bình đã lên đường nhập ngũ, và hi sinh vì Tổ quốc Tronglao động sản xuất Thái Bình còn nổi lên phong trào thâm canh, tăng năng suấtnông nghiệp Đặc biệt sản xuất lúa, là tỉnh đầu tiên đạt 5 tấn/ha của miền Bắc

XHCN Khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”

không chỉ là lời hiệu triệu của riêng quân dân Thái Bình mà là lời hiệu triệucủa cả miền Bắc XHCN để dốc sức người, sức của chi viện cho miền Namtrong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, Thái Bình tiếp tục phát huy truyềnthống tự hào đó, ra sức lao động sản xuất để xây dựng tỉnh giàu mạnh Nôngnghiệp vẫn là thế mạnh của Tỉnh Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, vớidiện tích mặt bằng 154.654ha, trong đó khoảng 106.000ha đất canh tác nôngnghiệp, dân số gần 1,8 triệu người với gần 90% dân số sống ở nông thôn vì vậyđây là thế mạnh của Tỉnh để Đảng bộ và nhân dân Thái Bình thực hiện thắng lợi

nghị quyết số 26, Hội nghị trung ương 7 khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; Quyết định số 491, số 800 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ

tiêu chí quốc gia về XDNTM và phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia vềXDNTM giai đoạn 2010 - 2020, làm cho bộ mặt nông thôn của Tỉnh thay đổi cónền nông nghiệp và công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại

* Thực trạng nông thôn tỉnh Thái Bình trước năm 2008

Thái Bình là một tỉnh có truyền thống cách mạng, với truyền thống đótrước năm 2008, Đảng bộ và nhân dân trong toàn tỉnh đã đoàn kết thống nhất

nỗ lực vượt qua mọi khó khăn và đạt được những thành tựu hết sức to lớn trênmọi lĩnh vực Trong đó, đặc biệt lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là thế mạnhluôn được Tỉnh đặc biệt quan tâm Nhờ đó mà khu vực nông thôn có bướcphát triển khá toàn diện Sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 5,1% năm, cơ

Trang 15

cấu nông thôn có bước chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nôngnghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Đời sống nhân dân khôngngừng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần

Bên cạnh những thành tựu đó, khu vực nông thôn của Tỉnh vẫn cònnhững tồn tại cơ bản: quy hoạch nông nghiệp nông thôn chắp vá, không đồng

bộ đặc biệt công tác dồn điền đổi thửa còn chậm, tính đến năm 2008 mới có 07trên 267 xã hoàn thành quy hoạch dồn điền đổi thửa đạt 2,6% Kênh mươngnội đồng, hệ thống thủy lợi kém hiệu quả, toàn tỉnh đến năm 2008 mới kiên cốđược 455km kênh mương chủ yếu là kênh cấp I còn lại là kênh đất từ đó đạthiệu quả thấp trong quá trình hoạt động; các trạm bơm điện do hợp tác xã quản

lý xuống cấp nặng (192 trạm bơm xuống cấp) [81, tr.1]

Hạ tầng KT - XH: Các trục đường giao thông xóm phần lớn không đạt bềrộng theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải, các trục liên xã do xây dựng từnhững năm cuối thập niên 90 nên phần lớn đã xuống cấp nặng, giao thông nôngthôn nội đồng phần lớn là đường đất, kết hợp làm bờ kênh mương nên chưa đápứng được yêu cầu cơ giới hóa Một số trường học các cấp do xây dựng lâu nên đãxuống cấp trầm trọng Trang thiết bị phục vụ cho học tập, giảng dạy nhiều trườngcòn thiếu chưa đáp ứng được với yêu cầu giáo dục, đào tạo đề ra

Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, chậm chuyểnsang sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn từ đó số hộ nghèo còn chiếm tỷ

lệ cao Tổng số hộ nghèo là 51.249 trên 559.634 hộ chiếm tỷ lệ 9,16%, trong

đó chủ yếu là ở vùng nông thôn; Hình thức tổ chức sản xuất đơn điệu, hiệuquả hoạt động thấp, quy mô sản xuất nông hộ nhỏ, đang cản trở tiến trình sảnxuất hàng hóa có sức cạnh tranh cao, thiếu động lực phát triển Có tới 266trên 267 xã có hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp nhưng chủ yếu chỉ cung ứngcác khâu dịch vụ cơ bản như làm đất, bảo vệ thực vật và thu hoạch; còn chếbiến, tín dụng chưa được quan tâm đúng mức Đặc biệt, hệ thống kinhdoanh thuốc bảo vệ thực vật còn nhiều bất cập, gây ô nhiễm môi trường

Trang 16

Chất lượng thuốc ở nhiều cửa hàng không đảm bảo Cơ cấu kinh tế nôngthôn lạc hậu, tỷ trọng nông nghiệp còn rất cao Cơ cấu kinh tế toàn tỉnhtrong đó nông nghiệp chiếm 42,7%, công nghiệp và xây dựng cơ bản là28,3%, dịch vụ thương mại 29%; kết cấu hạ tầng nông thôn không theokịp yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống Bản sắc văn hoá và đời sốngvăn hóa làng xã đang bị biến dạng Thu nhập của nông dân chậm được cảithiện so với thu nhập chung của xã hội [1, tr.30].

Tóm lại, hiện trạng chung khu vực nông thôn toàn tỉnh Thái Bình trướcnăm 2008, mặc dù đã có bước phát triển khá toàn diện, đời sống nhân dânkhông ngừng được nâng cao, nhưng vẫn thấp nhiều so với khu vực đô thị Cơ

sở vật chất, hạ tầng cơ sở được quan tâm đầu tư, nhưng thiếu tính đồng bộ vàchưa đạt chuẩn về quy mô, chất lượng, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu thúc đẩyphát triển sản xuất, đời sống Các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và tổ hợptác đều có ở các xã nông thôn nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao, thiếu tínhbền vững; đời sống văn hóa tinh thần của nông dân tuy có nhiều đổi mới,nhưng bản sắc văn hoá làng xã, nếp sống nông thôn có nhiều lai căng, biếndạng Tình hình an ninh trật tự tuy bảo đảm, hoạt động của các tổ chức đoànthể đều khắp, nhưng còn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định

1.1.3 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn khẳng định tầmquan trọng của vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân Trong quá trình lãnhđạo sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng tiếp tục khẳng định sự nghiệp CNH,HĐH nông thôn là một trong những nội dung, nhiệm vụ cơ bản của CNH, HĐHđất nước Nội dung này được thể hiện cụ thể trong các văn kiện Nghị quyết của

Đảng, đặc biệt là Đại hội X đã xác định: “Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Gắn phát triển kinh

tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông

Trang 17

thôn với thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội” Ngày 5 tháng 8 năm 2008, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung

ương khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26 - NQ/TW về Nông nghiệp, nôngdân, nông thôn Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đã đánh giá những thành tựutrong vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn sau hơn 20 năm đổi mới đó là:

Bộ mặt nông thôn thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần nhân dân ngày càng cảithiện Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường, dân chủ cơ sởđược phát huy An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững Vị thếchính trị của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao

Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềmnăng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng Nông nghiệp phát triển cònkém bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới sản xuất nông nghiệpcòn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán; năng suất, chất lượng,giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp Chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch

cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn Nông nghiệp và nông thôn pháttriển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng KT - XH còn yếu kém, môi trườngngày càng ô nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạnchế Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỷ lệ

hộ nghèo cao; chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, còn lớn

Trước thực trạng nêu trên, đặt ra yêu cầu phải tiếp tục xây dựng và pháttriển nông nghiệp, nông dân và nông thôn nhằm không ngừng nâng cao đờisống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn Xây dựng nền nông nghiệpphát triển toàn diện theo hướng hiện đại, xã hội nông thôn ổn định, giàu bảnsắc văn hóa dân tộc Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công,nông, trí vững mạnh, tạo nền tảng KT - XH và chính trị vững chắc cho sựnghiệp CNH, HĐH xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt NamXHCN Đồng thời, nghị quyết đã chỉ rõ những quan điểm về các vấn đề nôngnghiệp, nông dân và nông thôn đó là:

Trang 18

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệpCNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng đểphát triển KT - XH bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninhquốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trườngsinh thái của đất nước

Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giảiquyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Trong mốiquan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủthể của quá trình phát triển XDNTM

Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụcủa cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết phải khơi dậy tình thầnyêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân Xây dựng xã hộinông thôn ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm

đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và XDNTM,nâng cao đời sống nhân dân

Mục tiêu tổng quát: Xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện

đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; xã hội nông thôn ổnđịnh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao; hệ thống chính trị ởnông thôn được tăng cường Củng cố liên minh công - nông - trí vững mạnh, tạonền tảng phát triển KT - XH và chính trị vững chắc cho sự nghiệp CNH, HĐH,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [3, tr.2]

Mục tiêu đến năm 2020: Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản đạt

3,5 - 4%/năm; sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả; “nâng cao thu nhập của dân

cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay Lao động nông nghiệp cònkhoảng 30% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%” Phát triển đồng bộkết cấu hạ tầng nông thôn, như hệ thống thuỷ lợi, giao thông suốt bốn mùa tớihầu hết các xã và cơ bản có đường ôtô tới các thôn, đảm bảo cơ bản điều kiện

Trang 19

học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao ở hầu hết các vùngnông thôn Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; nâng caotrình độ và vị thế của giai cấp nông dân; nâng cao chất lượng môi trườngnông thôn [3, tr.2].

Một số nhiệm vụ giải pháp xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Thứ nhất, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại,

đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn

Thứ hai, xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn gắn với phát

triển các đô thị

Thứ ba, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn,

nhất là vùng khó khăn

Thứ tư, đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có

hiệu quả ở nông thôn

Thứ năm, phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa

học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hoá nôngnghiệp, công nghiệp hoá nông thôn

Thứ sáu, đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các

nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất,tinh thần của nông dân

Thứ bảy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy

sức mạnh của các đoàn thể chính trị, xã hội ở nông thôn, nhất là hội nông dân.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã thông qua Cươnglĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung,phát triển năm 2011), trong đó đã xác định những định hướng lớn về phát triểnkinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại là: “Coi trọng phát triểnnông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắnvới công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới” [27, tr.75] Chiến lược

Trang 20

phát triển KT - XH 2011 - 2020 đã xác định rõ định hướng trong XDNTM:Quy hoạch phát triển nông thôn gắn với phát triển đô thị và bố trí các điểmdân cư Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệmôi trường Triển khai chương trình nông thôn mới phù hợp với đặc điểmtừng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn vàphát huy những nét văn hóa đặc sắc của nông thôn Việt Nam Đẩy mạnh xâydựng kết cấu hạ tầng nông thôn Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọikhả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanhnghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động Triển khai có hiệu quả chươngtrình đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm Thực hiện tốt cácchương trình hỗ trợ nhà ở cho người nghèo và các đối tượng chính sách, chươngtrình nhà ở cho đồng bào vùng bão, lũ; bố trí hợp lý dân cư, bảo đảm an toàn ởnhững vùng ngập lũ, sạt lở núi, ven sông, ven biển [27, tr.123].

Thực hiện đường lối của Đảng, trong thời gian qua, phong trào XDNTM

đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của cả

cộng đồng, phát huy được sức mạnh của toàn xã hội

Trên cơ sở Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW xác định nhiệm vụ xây dựng “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới”giai đoạn 2010 - 2020, Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010

Mục tiêu chung của quyết định là: XDNTM có kết cấu hạ tầng KT - XHtừng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắnnông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thônvới đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc vănhóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững;đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa

Trang 21

Mục tiêu cụ thể:

Một là: Đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (theo Bộ

tiêu chí quốc gia về nông thôn mới)

Hai là: Đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (theo Bộ

tiêu chí quốc gia về nông thôn mới) [45, tr.1]

Như vậy, Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về XDNTMđến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI được thể hiện rõ nét, hoàn chỉnh vàthống nhất chỉ đạo trên phạm vi toàn quốc.Những chủ trương, quan điểm vềXDNTM trên đây của Đảng và Chính phủ là cơ sở quan trọng, tạo tiền đề trựctiếp, để Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo XDNTM đạt hiệu quả cao, phù hợpvới đặc điểm của địa phương

1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng nông thôn mới (2008 - 2015)

1.2.1 Phương hướng, mục tiêu

* Về phương hướng

Quán triệt nghiêm túc các chủ trương, quan điểm của Đảng và Chínhphủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đã ban hành các chương trình, chủtrương và nghị quyết nhằm lãnh đạo, chỉ đạo XDNTM của Tỉnh cụ thể: ngày01/9/2008 ban hành chủ trương xây dựng mô hình điểm nông thôn mới củaTỉnh, ngày 23/02/2009 Thường trực Tỉnh ủy đã chọn 08 xã làm điểm xâydựng mô hình nông thôn mới

Ngày 16/10/2008, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ra Chương trình hànhđộng số 23-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Chương trình xácđịnh phương hướng là: Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại vàXDNTM là hai nhiệm vụ trọng tâm Phải có bước đi, lộ trình thích hợp từ chỉđạo điểm đến toàn diện; đồng bộ từ chủ trương của cấp ủy đến thể chế hóathành đề án, cơ chế chính sách và chỉ đạo thực hiện của chính quyền; lồngghép, huy động tổng hợp các nguồn vốn từ ngân sách đồng thời phát độngphong trào thi đua sâu rộng trong toàn tỉnh, huy động sự đóng góp của toàn xã

Trang 22

hội cho XDNTM Tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp có tính đột phánhư: quy hoạch, dồn điền, đổi thửa, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học,công nghệ, cơ giới hóa và tổ chức sản xuất [52, tr.2].

Ngày 28/4/2011, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đã ra Nghị quyết số02-NQ/TU về XDNTM giai đoạn 2011 - 2015 định hướng đến năm 2020.Nghị quyết đã đề ra phương hướng: Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới,nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn Đảng bộ; xây dựng hệthống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàndân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; khai thác mọi nguồn lực; phát triểnkinh tế nhanh, bền vững; đẩy mạnh phát triển văn hóa - xã hội và nâng caođời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng đến năm 2020, TháiBình trở thành tỉnh nông thôn mới, có nền nông nghiệp và công nghiệp theohướng hiện đại [59, tr.2]

* Về mục tiêu

Mục tiêu tổng quát

XDNTM có nền sản xuất phát triển; kết cấu hạ tầng KT - XH đồng bộ,từng bước hiện đại; văn hóa - xã hội tiến bộ; dân chủ được phát huy; môitrường sinh thái được bảo vệ; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngàycàng được nâng cao; an ninh, trật tự được bảo đảm; hệ thống chính trị đượccủng cố vững chắc [59, tr.3]

Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2015, phấn đấu tất cả các xã đạt 10 tiêu chí nông thôn mới trởlên; trong đó, 70 xã trở lên hoàn thành XDNTM, (riêng 8 xã làm điểm củaTỉnh hoàn thành vào năm 2013)

Đến năm 2020, các xã còn lại đạt 15 tiêu chí nông thôn mới trở lên; 6huyện trở lên đạt tiêu chí nông thôn mới [59, tr.3]

1.2.2 Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu xây dựng nông thôn mới

* Tập trung tuyên truyền, vận động làm chuyển biến sâu sắc nhận thức, hành động của nhân dân tích cực XDNTM

Trang 23

Cấp uỷ, chính quyền, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể từ tỉnh đến

cơ sở tập trung tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân nhậnthức đầy đủ, sâu sắc các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; xác định XDNTM là

sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của

Đảng, có nhiều khó khăn, phức tạp, được thực hiện bền bỉ, lâu dài Từ đó, đề

cao ý thức trách nhiệm, thống nhất nhận thức và hành động, hăng hái đónggóp trí tuệ, công sức, tiền của XDNTM Kiên quyết khắc phục tư tưởng bảothủ, trì trệ, trông chờ, ỷ lại; tâm lý, tập quán sản xuất nhỏ; chống tập tục lạchậu và lối sống không lành mạnh [59, tr.3]

* Quy hoạch, quản lý quy hoạch XDNTM

Xây dựng quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã, vùngsản xuât nông nghiệp hàng hóa tập trung và hệ thống giao thông, thủy lợi nộiđồng cơ bản theo tiêu chuẩn của các bộ, ngành Trung ương và của Tỉnh trêntừng lĩnh vực, sát với thực tế của từng địa phương, có mối liên hệ chặt chẽgiữa các xã trong huyện, giữa các huyện, thành phố trong tỉnh và đáp ứng yêucầu cơ bản, lâu dài Quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết phải được thực hiệnđúng quy trình, có sự tham gia trực tiếp của nhân dân địa phương Xây dựng

và thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thực hiện công khai quyhoạch, tăng cường quản lý nhà nước và sự giám sát của nhân dân trong quátrình thực hiện quy hoạch Việc sửa đổi, bổ sung quy hoạch theo đúng quyđịnh của pháp luật Định kỳ kiểm tra việc thực hiện quy hoạch ở cơ sở Phấnđấu hoàn thành quy hoạch chung XDNTM; quy hoạch chi tiết khu trung tâm

xã, vùng sản xuầt hàng hóa tập trung và hệ thống giao thông, thủy lợi nộiđồng trong quý II năm 2011 [59, tr.3]

* Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn

Phát triển nông nghiệp, thủy sản

Trang 24

Thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp gắn với xây dựng, chỉnhtrang hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng theo quy hoạch XDNTM Phấnđấu có 30% số xã trở lên hoàn thành dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp trongnăm 2011; hoàn thành dồn điền, đổi thửa ở tất cả các xã trong năm 2013.

Tổ chức sản xuất trong các vùng tập trung để tạo ra khối lượng sảnphẩm lớn, ổn định, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu chế biến và nhu cầu thịtrường; đưa nhanh các cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quảcao, có ưu thế về thị trường vào sản xuất; chú trọng bảo vệ môi trường sinhthái Thực hiện tốt việc gắn kết “bốn nhà” (nhà nông, nhà khoa học, nhàdoanh nghiệp, Nhà nước); đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ

và cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp Xây dựng thí điểm các khu nôngnghiệp hiện đại trên cơ sở tích tụ ruộng đất, do các doanh nghiệp hoặc hợp tác

xã tổ chức sản xuẩt theo phương thức công nghiệp

Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản, coi trọng hình thức nuôi thâm canh,bán thâm canh; thực hiện có hiệu quả chủ trương phát triển nuôi ngao theo quyhoạch Mở rộng và nâng cao hiệu quả đánh bắt hải sản xa bờ [59, tr.4]

Phát triển công nghiệp, nghề và làng nghề

Duy trì và phát triển nghề, làng nghề truyền thống, phát triển ngành nghềtheo nhu cầu thị trường và thế mạnh của địa phương; chú trọng phát triển nghề,làng nghề mới có giá trị, hiệu quả sản xuất cao, tạo việc làm cho nhiều lao động.Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, khuyển khích, hỗ trợphát triển nghề, làng nghề và doanh nghiệp trong làng nghề

Xây dựng các cụm công nghiệp ở khu vực nông thôn theo quy hoạch được

duyệt; đồng thời, đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư, ưu tiên các dự án công nghiệp

chế biến nông sản, thực phẩm, giải quyết nhiều việc làm ổn định, lâu dài, bảo đảmthu nhập ngày càng cao và thực hiện các chế độ cho người lao động theo quy định,góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn [59, tr.4]

Phát triển dịch vụ

Trang 25

Đẩy mạnh phát triển dịch vụ theo hướng văn minh, từng bước hiện đại, đápứng nhu cầu ngày càng cao của sản xuất và đời sống Chú trọng xây dựng điểmthương mại, dịch vụ và thu hút đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống chợ ở khuvực nông thôn theo quy hoạch; ưu tiên chợ đầu mối, vùng có nhiều khó khăn.Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm nôngnghiệp, thuỷ sản Tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, thựcphẩm và sản phẩm nghề, làng nghề [59, tr.5].

Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất

Trên cơ sở phát triển các yếu tố của lực lượng sản xuất Vùng sản xuấttập trung với những thửa ruộng lớn, được áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất, tạođiều kiện và tích cực thúc đẩy hình thành các quan hệ sản xuất, hình thức tổ chứcsản xuất mới, phù hợp Đổi mới phương thức, nội dung hoạt động, phát huy vai

trò của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp; khuyến khích phát triển các hình thức tổ

chức: Tổ hợp tác, hợp tác xã tự nguyện, doanh nghiệp đầu tư, liên kết đầu tư trongsản xuất nông nghiệp, nghề, làng nghề [59, tr.5]

* Phát triển giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao và bảo vệ môi trường sinh thái

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chăm lo giáo dục mầm non,

củng cố vững chắc kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở,

tiếp tục thực hiện phổ cập trình độ trung học cho thanh niên Đẩy mạnh đàotạo nghề gắn với giải quyết việc làm theo nghề đào tạo cho lao động ở nôngthôn Tạo điều kiện và phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của các trung tâmhọc tập cộng đồng để nâng cao dân trí và chuyển giao tiến bộ khoa học - côngnghệ đến với nông dân

Tiếp tục nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân

và tăng cường công tác y tế dự phòng Đẩy mạnh công tác dân số, kế hoạchhóa gia đình; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và thực hiện tốt bình

Trang 26

đẳng giới, xây dựng gia đình văn hoá, tiến bộ, hạnh phúc, bảo vệ và chăm sócsức khỏe bà mẹ, trẻ em; giảm mạnh tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng.

Xây dựng lối sống, nếp sống văn hoá trong sạch, lành mạnh; bảo tồn,

kế thừa và phát huy các di sản văn hoá truyền thống, cách mạng; quản lý,khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử văn hoá gắn với phát triển du lịch

Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc

tang, lễ hội Đẩy mạnh hoạt động truyền thanh, văn hoá, nghệ thuật vàphong trào thể dục, thể thao quần chúng

Chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường;giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm của toàn xã hội về xây dựng, bảo vệ cảnhquan, môi trường xanh, sạch, đẹp từ gia đình đến nơi công cộng Đầu tư xâydựng các công trình xử lý rác thải, nước thải theo quy hoạch và củng cố, xâydựng các tổ chức tự quản bảo vệ môi trường trên địa bàn thôn, xã [59, tr.5]

* Tăng cường khai thác,sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH; ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư

Trên cơ sở quy hoạch, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đầu tưxây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH, được phân kỳ từng năm, ưu tiên đầu tư xâydựng các công trình phục vụ sản xuất Hằng năm, cấp tỉnh, huyện có kế hoạch

bố trí và công khai các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cho cơ sở, ưu tiên cho các xãđược tỉnh chọn để tập trung chỉ đạo hoàn thành XDNTM giai đoạn 2011 - 2015

Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mụctiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu Huy động các nguồnvốn khác như vốn tín dụng, các nguồn tài trợ, vốn của các doanh nghiệp, nhất làhuy động sự đóng góp bằng ngày công, vật chất của nhân dân để XDNTM

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách của Tỉnh liên quan đếnviệc tạo vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH, nhất là đối với các xã cònnhiều khó khăn; dồn điền, đổi thửa tiến tới tích tụ ruộng đất gắn với mô hình tổ

Trang 27

chức sản xuất mới; có cơ chế, chính sách ưu đãi doanh nghiệp đầu tư xây dựng kếtcấu hạ tầng kinh tế nông thôn và đào tạo nghề cho nông dân [59, tr.6].

* Giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội

Tiếp tục thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo;chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở Đa dạng hoá các nguồn lực và phươngthức giúp đỡ hộ nghèo phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, vươn lên thoát

nghèo; phát động và tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “mỗi gia đình, người nghèo có một địa chỉ giúp đỡ”; phấn đấu đạt mục tiêu Chương trình

giảm nghèo theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới [59, tr.6]

* Giữ vững an ninh, trật tự nông thôn

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, phát huy sứcmạnh của cả hệ thống chính trị cơ sở và toàn xã hội; chủ động tích cực tổchức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ công tác quân sự, quốc phòng, anninh địa phương; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nôngthôn Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục kiến thức quốc phòng, an ninh và thựchiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Xây dựng lực lượng cốt cán

ở các vùng xa, vùng có nhiều khó khăn và lực lượng công an, dân quân xãtrong sạch, vững mạnh, thực hiện tốt vai trò nòng cốt, tham mưu trong côngtác quốc phòng, giữ gìn an ninh trật tự ở nông thôn Thường xuyên nắm chắctình hình nhân dân; chủ động giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáothuộc thẩm quyền của cơ sở; không đùn đẩy lên cấp trên [59, tr.6]

* Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, quản

lý, điều hành của chính quyền, chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đáp ứng yêu cầu XDNTM.

Tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp uỷ và quản lý, điều hànhcủa chính quyền cơ sở; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặttrận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở, cấp uỷ lãnh đạo bằng hoạch địnhcác chủ trương, phân công cán bộ thực hiện, tăng cường kiểm tra, giám sát, định

Trang 28

kỳ nghe báo cáo kết quả và những khó khăn, vướng mắc trong quá trìnhXDNTM Chính quyền xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, đề

án, dự án, quy chế, quy định; phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận và huy động sựđóng góp của nhân dân để XDNTM

Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồidưỡng cán bộ Tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở có trình độ cao đẳng, đạihọc về chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ trung cấp về lý luận chính trị trở lên;chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chỉ đạo, điều hành và quản lý kinh tế, xãhội, lập kế hoạch, đề án, dự án để tổ chức thực hiện các nội dung XDNTM

Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của cấp uỷ cấp trên

đối với cấp uỷ, tổ chức cơ sở đảng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo XDNTM Đưa

nội dung kiến thức về XDNTM vào các khoá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã,thôn Ban hành chính sách ưu đãi thu hút cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, đủ

tiêu chuẩn về công tác ở xã, thực hiện chuẩn hoá cán bộ xã theo chức danh,

Trang 29

hội góp phần làm rõ hơn nhận thức, tư tưởng, mong muốn của người dântrong quá trình tổ chức thực hiện; kịp thời có kiến nghị, đề xuất với cấp ủy,chính quyền chỉ đạo, điều hành có hiệu quả chương trình XDNTM Đồngthời, chỉ đạo Ban Tuyên giáo các cấp chủ động xây dựng kế hoạch; tham mưu

tổ chức các hội nghị cán bộ chủ chốt của huyện, thành phố và cơ sở để quántriệt nội dung các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh; thường xuyêntuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, nhất là khu vực nông thôn khơidậy truyền thống cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, phát huy cao độ quyềnlàm chủ, tích cực đóng góp sức người, sức của và trí tuệ XDNTM

Đặc biệt, Ban Tuyên giáo các cấp đã chủ động xây dựng kế hoạchtuyên truyền XDNTM cụ thể hàng tháng; lựa chọn những gương điển hình

để biểu dương, khen thưởng Kết quả chỉ sau 3 năm làm điểm ở 8 xã, đãhuy động được 3.509 tỷ đồng, 2.190,94 ha đất và hàng triệu ngày côngđóng góp của nhân dân

Thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TW, ngày 17/3/2011 của Bộ Chính trị;Hướng dẫn số 04-HD/BTGTW, ngày 25/3/2011 của Ban Tuyên giáo Trungương về học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI củaĐảng; thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 28/4/2011 của BanChấp hành Đảng bộ tỉnh về XDNTM giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đếnnăm 2020 Đề án UBND tỉnh về XDNTM giai đoạn 2011 - 2015, Ban Thường

vụ Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch tổ chức quán triệt, tuyên truyền, ngày28/4/2011, Tiểu ban Tuyên truyền, xây dựng hệ thống chính trị an ninh trật tự

xã hội đã xây dựng Kế hoạch số 28-KH/TBTT, Về tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012 - 2015, đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ

quan, ban, ngành và cả hệ thống chính trị đẩy mạnh công tác học tập tuyêntruyền chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh về XDNTM

Từ việc chỉ đạo chặt chẽ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáoTỉnh ủy, Tiểu ban Tuyên truyền, xây dựng hệ thống chính trị, an ninh trật tự

Trang 30

xã hội, các cấp, các ngành, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân đã đồng tình, phấnkhởi về chủ trương XDNTM; xác định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện;góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển KT - XH của Tỉnh.Chương trình XDNTM đã tạo ra diện mạo mới cho vùng nông thôn với hệthống cơ sở hạ tầng giao thông, chợ, cơ quan, công sở, trường học, trạm xá phục vụ tích cực cho đời sống và sản xuất, kinh doanh của địa phương Sảnxuất nông nghiệp hàng hóa đã có bước phát triển nhanh, năng suất cây trồng,vật nuôi gia tăng đáng kể, giá trị sản xuất đạt ở mức cao Bộ mặt nông thôn cónhiều khởi sắc Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắnvới phong trào toàn dân chung sức XDNTM đã và đang trở thành phong tràothi đua sôi nổi, đem lại hiệu quả thiết thực ở nhiều cơ sở; xuất hiện một số tậpthể, cá nhân điển hình, tiên tiến trong XDNTM được rút kinh nghiệm, tuyêntruyền và nhân ra diện rộng [7, tr.5]

1.3.2 Chỉ đạo các ngành hướng dẫn lập quy hoạch và giám sát, thẩm định quy hoạch nông thôn mới của các xã

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung

ương, Khoá X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; Tỉnh ủy tỉnh Thái

Bình đã đề ra Chương trình hành động số 23-CTHĐ/TU, ngày 16/10/2008Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phốihợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng và triển khai thực hiện Đề

án thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới Thái Bình xác định công tácquy hoạch là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, làm tiền đề để đầu tư, xây dựngtrong thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở đã chủ động xây dựng kế hoạch, tậptrung lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, triển khai xây dựng các đề án,chính sách phát triển nông thôn mới, nâng cao đời sống của nông dân Để có

cơ sở tổng kết thực tiễn, xây dựng quy trình triển khai, các tiêu chuẩn kỹ thuật

và cơ chế chính sách phát triển XDNTM Ngay từ năm 2009, tỉnh Thái Bình

Trang 31

đã lựa chọn 8 xã thuộc 8 huyện, thành phố để xây dựng xã điểm mô hình nôngthôn mới Đồng thời nhanh chóng triển khai xây dựng mô hình điểm nôngthôn mới Cùng với đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có một số các văn bản chỉ

đạo về quy hoạch chung XDNTM ở các xã, các huyện như Thông báo số

490-TB/TU ngày 07/5/2009, Thông báo số 517-490-TB/TU ngày 14/7/2009, Thôngbáo số 533-TB/TU ngày 05/8/2009, Thông báo số 534-TB/TU ngày05/8/2009… TB/TU ngày 16/9/2009 UBND tỉnh đã có Quyết định số2285/QĐ - UBND về phê duyệt đề án, quy hoạch XDNTM, trên cơ sở đó các

cấp tỉnh, huyện, thành phố và các xã đã thành lập Ban chỉ đạo XDNTM.

UBND tỉnh đã xây dựng đề án, kế hoạch và ban hành các quy định XDNTM;

bố trí vốn xây dựng quy hoạch, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua máy

cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp; chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn đầu tưcho các xã điểm, chỉ đạo công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, xây dựngcác vùng sản xuất hàng hoá tập trung Với sự chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy,

HĐND, UBND tỉnh triển khai quy hoạch XDNTM tới các xã điểm của Tỉnh,

các xã đã tiến hành xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình

XDNTM Mặc dù trong thời gian ngắn thực hiện quy hoạch XDNTM nhưng sản

xuất nông nghiệp và bộ mặt nông thôn ở các xã điểm đã có bước chuyển biếntích cực, cụ thể:

Về công tác quy vùng và tổ chức sản xuất: 8/8 xã điểm đã quy vùng sản

xuất hàng hoá tập trung, bố trí cây trồng có chất lượng hiệu quả cao phù hợpvới điều kiện tự nhiên và lợi thế sẵn có Vì vậy, diện tích và năng suất cácloại cây trồng đều cao, có chất lượng tốt hơn, như: Xã Trọng Quan (huyệnĐông Hưng) bố trí vùng sản xuất khoai tây tập trung 100ha; xã Thanh Tân(huyện Kiến Xương) bố trí cây đậu tương, màu đông 100ha; xã Nguyên Xá(huyện Vũ Thư) bố trí vùng lúa chất lượng cao Bắc Thơm, T10 là 100ha;

xã Quỳnh Minh (huyện Quỳnh Phụ) bố trí 52ha ớt; xã Hồng Minh (huyệnHưng Hà) bố trí 4 vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tổng diện tích

Trang 32

533,6ha, vùng lớn nhất 175ha sản xuất 2 vụ lúa và một vụ Đông, vùng nhỏnhất diện tích 85ha Tại các vùng sản xuất hàng hoá, thu nhập của nông dâncao hơn so với những năm trước, trong đó vùng ớt, vùng khoai tây có thu

nhập cao hơn từ 2 - 3 lần [90, tr.2].

Về dồn điền đổi thửa: Bên cạnh việc quy vùng sản xuất, các xã làm

điểm nông thôn mới đã tập trung xây dựng và thực hiện phương án dồn điền,đổi thửa đất nông nghiệp, quy hoạch chỉnh trang lại ô, thửa trên đồng ruộng

Do có sự chỉ đạo quyết liệt, làm tốt công tác quy hoạch và tuyên truyền, vậnđộng nên nhân dân đồng thuận cao, nhiệt tình tham gia thực hiện, ủng hộ cả

về vật chất và tinh thần: Xã Thanh Tân (huyện Kiến Xương) điển hình về chỉnhtrang đồng ruộng, định hình bờ vùng bờ thửa, cắm hơn 1.000 cột mốc bê tông,xác định ranh giới bờ vùng, giao thông nội đồng và tiến hành đào đắp bờ vùngtheo quy hoạch Kết quả, bình quân toàn xã đạt 1,86 thửa/hộ, giảm 36,72% sốthửa, có 35% số hộ 01 thửa; 62% số hộ 02 thửa; 3% số hộ có 03 thửa Nhân dân

tự nguyện đóng góp 90.000m2 đất (18m2/khẩu) để xây dựng hạ tầng KT - XH.Kết quả dồn điền đổi thửa ở các xã đạt bình quân từ 1,15 đến 1,8 thửa/hộ; nhândân đóng góp hơn 1,2 triệu m2 đất để thực hiện chỉnh trang đồng ruộng xây dựng

hạ tầng ở 8 xã điểm, bình quân 24 m2/khẩu, cao nhất là xã Trọng Quan 48

m2/khẩu, thấp nhất là xã Hồng Minh 15m2/khẩu [90, tr.2].

Từ kết quả dồn điền đổi thửa của 8 xã điểm, UBND tỉnh đã ban hành Đề

án dồn điền đổi thửa phuc vụ XDNTM Các địa phương trong tỉnh đang tíchcực chỉ đạo công tác dồn điền đổi thửa

Về huy động vốn và xây dựng công trình hạ tầng :Để thực hiện quy

hoạch XDNTM, các cấp, các ngành đã lồng ghép các chương trình và huyđộng mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH Tổng vốn đầu tưcho 8 xã điểm là 144,6 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách tỉnh là 61,2 tỷ đồng,ngân sách cấp huyện là 5,4 tỷ đồng, ngân sách cấp xã là 22,94 tỷ đồng, vốnODA là 34,1 tỷ đồng, vốn trái phiếu chính phủ là 5,86 tỷ đồng, vốn vay tín

Trang 33

dụng ưu đãi là 15,1 tỷ đồng Đặc biệt, các xã điểm đã tạo được sự đồng thuận

và huy động đóng góp của nhân dân cùng các nguồn vốn khác để xây dựng cơ

sở hạ tầng nông thôn quy hoạch XDNTM với số vốn khoảng 120,5 tỷ đồng

trong đó dân xã Nguyên Xá (huyện Vũ Thư) đóng góp 1,05 tỷ đồng, xã ThanhTân (huyện kiến Xương) đóng góp 2,5 tỷ đồng và tự nguyện góp hơn 1,2 triệu

m2 đất và hàng nghìn ngày công để xây dựng công trình hạ tầng Tính chung 3

xã Quỳnh Minh; Thanh Tân; Trọng Quan, nhân dân đóng góp để XDNTM (kể

cả giá trị quyền sử dụng đất) chiếm 40 - 48% tổng vốn đầu tư xây dựng công

trình hạ tầng Từ các nguồn vốn trên, các xã tập trung xây dựng các công trình

giao thông, thủy lợi để tạo bước đột phá về sản xuất nông nghiệp và các côngtrình phúc lợi [90, tr.3]

Về tổ chức mua và sử dụng máy cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp:

Để hình thành phương thức tổ chức sản xuất tiên tiến theo hướng hợp tác,UBND tỉnh đã hỗ trợ mỗi xã 01 máy gặt đập liên hợp, 01 máy làm đất đanăng và 05 máy gieo sạ hàng từ vụ Mùa năm 2009, kết quả bước đầu đemlại hiệu quả khá cao Từ mô hình này, nhiều hợp tác xã và hộ nông dân đã

đầu tư mua máy phục vụ sản xuất, như: Xã Nguyên Xá (huyện Vũ Thư)

mua 3 máy cày, 2 máy gặt đập liên hợp: thành lập tổ dịch vụ quản lý máy

nông nghiệp của hợp tác xã Xã Quỳnh Minh (huyện Quỳnh Phụ) tập hợp

tất cả các chủ máy trong xã thành lập tổ dịch vụ làm đất do hợp tác xã dịch

vụ nông nghiệp điều hành chung Do vậy công tác quản lý sử dụng máy và

tổ chức loại hình dịch vụ bước đầu đã có hiệu quả tốt Giá làm đất rẻ hơn20.000 đồng/sào, gặt đập rẻ hơn 40.000 - 60.000 đồng/sào so với dịch vụ

máy nhỏ do tư nhân làm riêng [83, tr.4].

Về công tác chỉnh trang khu dân cư: Tất cả các xã điểm đều tổ chức thực

hiện việc chỉnh trang khu dân cư, phát quang đường làng, ngõ xóm như: xãHồng Minh (huyện Hưng Hà) vận động 28 hộ dân hiến đất làm đường thôn vớidiện tích là 1.270m2, phá dỡ 432m tường xây, 12 cổng nhà, 09 bể nước và một

Trang 34

số công trình vệ sinh khác Xã Thanh Tân (huyện Kiến Xương) đã phóng tuyếnphát quang lộ giới dài 27,6km đường thôn, Đảng uỷ xã ban hành Nghị quyếtchuyên đề phát động toàn dân hiến đất mở đường, xây dựng đường, ngõ đẹp,tổng diện tích đất do các hộ nông dân hiến là 2.160 m2, đào đắp 780m2, xây kè250m, làm 11 ngõ bê tông 3.529 m2 Tổng số tiền nhân dân đã góp là 445 triệuđồng Hầu hết các xã đều chỉ đạo mỗi thôn xây dựng một mô hình về tự quản vệsinh môi trường, xây dựng nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang; xâydựng đường, ngõ đẹp; ở vệ sinh, ngăn nắp; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuậttrong sản xuất nông nghiệp [83, tr.2].

Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM giai đoạn

2010 - 2020; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứXVIII ngày 21/10/2010, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành rà soát, điều tra, đánh giáthực trạng nông thôn tỉnh Thái Bình theo Bộ tiêu chí quốc gia để xác địnhđiểm xuất phát XDNTM Kết quả toàn tỉnh, các xã cơ bản đạt từ 5 - 6 tiêu chítrở lên, trong đó có 95 xã đạt từ 7 - 12 tiêu chí

Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá thực trạng nông thôn của Tỉnh vàtổng kết 2 năm XDNTM tại 8 xã điểm, ngày 28/4/2011 Ban Chấp hành Đảng

bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU về XDNTM Thái Bình giai đoạn

2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 Thực hiện Nghị quyết trên, ngày03/6/2011 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1004/QĐ-UBND phê duyệt Đề

án XDNTM tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020;

Đề án đề cập đến các nội dung chủ yếu như: Quan điểm, định hướng, mụctiêu, nhiệm vụ giải pháp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan tổ chứcthực hiện chương trình XDNTM; để thực hiện nhanh chóng công tác quyhoạch, yêu cầu các ngành khẩn trương tham mưu với UBND tỉnh để ban hành

cơ chế, chính sách, quy chế phân cấp quản lý đầu tư xây dựng, cơ chế quản lývốn, quy trình thủ tục cấp, phát, thanh quyết toán các nguồn vốn XDNTM, xây

Trang 35

dựng và triển khai thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch chi tiết theo từnglĩnh vực, từng chuyên ngành Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU về XDNTMThái Bình giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020, trước tiên để đảmbảo tiến độ công tác quy hoạch XDNTM trên từng lĩnh vực HĐND tỉnh đã ban

hành một số Nghị quyết cụ thể như: Nghị quyết số 30/2011 NQ/HĐND Về cơ chế quản lý, thực hiện quy hoạch khu chăn nuôi tập trung và cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn giai đoạn 2011 - 2015; Nghị quyết số 01/2012/NQ/HĐND Về phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 - 2020 tỉnh Thái Bình; Nghị quyết số 02/2012/NQ/HĐND Về phê duyệt quy hoạch hệ thống cấp nước sạch tập trung khu vực nông thôn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012 - 2020 Trên

cơ sở các nghị quyết của HĐND, UBND tỉnh đã phê duyệt một số quyết địnhquy hoạch trên một số lĩnh vực như: Quyết định số 241/QĐ-UBND, ngày

15/02/2011, Về việc ban hành “Đề án dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp thực hiện quy hoạch XDNTM”; Quyết định số 980/QĐ-UBND, ngày 02/6/2011 Về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển Thái Bình giai đoạn 2011

- 2015, tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 12/2012 QĐ-UB ngày 09/11/2012, Về việc quy hoạch khu chăn nuôi tập trung và cơ chế chính sách

hỗ trợ chăn nuôi trang trại quy mô lớn của Tỉnh giai đoạn 2012 - 2015 Việcxây dựng quy hoạch nông thôn mới, bảo đảm đúng quy trình, quy chuẩn,dân chủ, công khai, làm cơ sở cho việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện; đếntháng 10 năm 2011, 100% số xã đã hoàn thành quy hoạch chung, đếntháng 12 năm 2012, 100% số xã hoàn thành quy hoạch chi tiết giao thôngthuỷ lợi nội đồng, đề án XDNTM được phê duyệt, 100% số xã hoàn thànhquy hoạch chi tiết khu vực trung tâm xã, 100% số xã hoàn thành dồn điềnđổi thửa đất nông nghiệp…

Bên cạnh việc lập quy hoạch, việc thẩm định, kiểm tra, giám sát thực hiệnquy hoạch được Tỉnh ủy, UBND tỉnh coi là một nội dung hết sức quan trọng

Trang 36

trong quá trình XDNTM Nhận thức được vai trò, tầm quan trong đó Tỉnh ủy

Thái Bình đã có Thông báo số 277-TB/TU ngày 30/5/2012 Thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết quả kiểm tra thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Nghị quyết

số 02 của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 Thông báo đã đánh giá kết quả, hạn chế, nguyên nhân và 05 vấn đề

cần thực hiện trong quá trình XDNTM trong đó có nội dung “Tăng cường quản

lý, kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện quy hoạch và Đề án xây dựng nôngthôn mới; tăng cương kiểm tra việc thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng nôngthôn mới cả về danh mục, thời gian hoàn thành, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, chấtlượng công trình, thanh quyết toán…” [62, tr.5] Để thực hiện giám sát quá trìnhXDNTM, Tỉnh ủy Thái Bình đã ban hành Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 07/11/2013,

Về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Chỉ thị đã đề ra 05 nội dung trong đó có nội dung:

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể tiếp tục đổi mới, nâng caochất lượng, hiệu quả hoạt động; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên

và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thônmới Tăng cường công tác giám sát và phát huy vai trò giám sát của nhândân trong thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh

về hỗ trợ xi măng trả chậm xây dựng công trình nông thôn mới [68, tr.2].Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu: Đối với Tỉnh ủy, chỉ đạo HĐND,UBDN tỉnh thường xuyên quan tâm kiểm tra, giám sát chương trình XDNTMđối với các địa phương; ưu tiên bố trí nguồn lực cho việc thực hiện Chươngtrình XDNTM Đối với Đảng ủy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tiếptục chỉ đạo Văn phòng Điều phối làm công tác tham mưu cho Ban Chỉ đạo tỉnhtăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa Ban Chỉ đạo các cấp, thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền; Chỉ đạoVăn phòng Điều phối chỉ đạo UBND cấp huyện phối hợp rà soát xây dựng kếhoạch cụ thể thực hiện từng tiêu chí XDNTM trên địa bàn

Trang 37

Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình cũng có Quyết định số 09/QĐ-UBND

ngày 16/8/2011 Về việc ban hành quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ

và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015 Điều 12 của Quyết định này quy định về

công tác giám sát hoạt động xây dựng đó là:

Tất cả công trình xây dựng nông thôn mới phải thực hiện giám sát cộngđồng theo Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở và Quyết định số 80/2005/QĐ -TTg ngày 14/5/2002 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế giám sátcộng đồng; Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-KH&ĐT-

BTUMTTQVN-TC ngày 04/12/2006 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài chính Tổchức giám sát thi công công trình xây dựng bao gồm: Ban quản lý xâydựng nông thôn mới xã, tổ chức tư vấn giám sát, Ban giám sát cộngđồng ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã tổ chức giám sát, thicông và chịu trách nhiệm về quyết định của mình [87, tr.6]

Ngày 12/7/2013 UBND tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số1479/QĐ - UBND về quy định đánh giá kết quả thực hiện 19 tiêu chí trong

Bộ tiêu chí quốc gia về XDNTM, trong đó điều 24 công tác thẩm định củacấp tỉnh quy định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBNDtỉnh thành lập Đoàn thẩm định đối với các xã Đoàn thẩm định tổ chức việcthẩm định bảo đảm tính khách quan, chính xác, kiểm tra thực tế để xácđịnh, kết luận từng tiêu chí đạt chuẩn và chịu trách nhiệm về kết quả thẩmđịnh đó…

Thông qua quá trình chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về côngtác giám sát, thẩm định quy hoạch nông thôn mới của các xã đến nay 100%

số đã hoàn thành lập quy hoạch chung Đề án XDNTM, quy hoạch chi tiếtgiao thông thủy lợi nội đồng, quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã, cơ bảncác xã trong tỉnh hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa

1.3.3 Chỉ đạo phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển các hình thức sản xuất ở nông thôn

Trang 38

* Về chỉ đạo phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH

Chỉ đạo về phát triển điện: Nhận thức rõ vai trò hết sức quan trọng

của hệ thống lưới điện đối với đời sống xã hội đặc biệt là vai trò của nó đốivới phát triển KT - XH, UBND tỉnh đã giao Sở Công thương phối hợp với

Sở Điện lực tỉnh tích cực triển khai Dự án cải tạo nâng cấp, xây dựng hệ

thống lưới điện Đến năm 2015 có trên 80% số xã có hệ thống điện đảm

bảo yêu cầu kỹ thuật; hệ thống cung cấp điện đạt chuẩn và phục vụ sảnxuất, sinh hoạt đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và người dân sử dụng an toàn

“Tập trung quy hoạch phát triển điện lực các tuyến huyện, 100% số xã đãhoàn thành nâng cấp lưới điện nông thôn; cải tạo nâng cấp 400km đườngdây hạ thế; duy tu, bảo dưỡng và thay thế 815 trạm biến thế; tăng cườngcông tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao năng lực quản lý, đảm bảo 99%

số hộ sử dụng điện an toàn, tiết kiệm” [83, tr.2]

Chỉ đạo về phát triển giao thông nông thôn: Hệ thống giao thông nông

thôn có vai trò hết sức quan trọng đối vơi sự phát triển KT - XH đặc biệt ở cácvùng nông thôn xa trung tâm, đây là vấn đề hết sức cấp thiết và có tính chất

ổn định đối với quá trình phát triển KT - XH, để xóa bỏ rào cản giữa thành thị

và nông thôn, rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo và góp phần manglại cho nông thôn một bộ mặt mới, tiềm năng để phát triển, sớm hoàn thànhXDNTM Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 28/4/2011 của Ban Chấp

hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, HĐND tỉnh Thái Bình đã ra Quyết định số 13/2011/NQ/HĐND, Về phê duyệt cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh giai đoạn 2011 -

2015 Thực hiện Quyết định số 13/2011/NQ/HĐND, tiếp tục đầu tư cho giao

thông nông thôn theo đề án đã được phê duyệt, UBND đã ra Quyết định số

09/2011/QĐ - UBND, ngày 16/8/2011, Ban hành Quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý, đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 02/2013/QĐ- UBND ngày 07/2/2013 Về việc Quy định một số cơ chế chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Thái Bình

Trang 39

giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 424/QĐ - UBND ngày 28/2/2014 Về việc phê duyệt lượng xi măng hỗ trợ xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn cho các công trình nhóm I Ngân sách tỉnh hỗ trợ, nhân dân đóng

góp sức người, sức của làm đường giao thông nông thôn trên địa bàn, đếnnăm 2015: “98% số xã hoàn thành cứng hóa đường giao thông nông thôn và80% đường giao thông nội đồng đạt chuẩn, tại 70 xã điểm giai đoạn 2011 -

2015, tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng 4.713,8km đường giao thôngnội đồng và giao thông nông thôn” [101, tr.5]

Chỉ đạo về xây dựng thủy lợi: Thái Bình là một tỉnh có truyền thống phát triển kinh tế nông nghiêp, quê hương “chị Hai 5 tấn” Để đạt được năng

suất cao thì thủy lợi có vai trò hết sức quan trọng, vì vậy mà hệ thống thuỷ lợi

có vai trò tác động rất lớn đối với nền kinh tế của Tỉnh, góp phần vào việc ổnđịnh kinh tế, chính trị Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và gópphần vào việc đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH của Tỉnh Chính vì vậy,

UBND tỉnh đã đề ra Quyết định số 713/QĐ-UBND ngày 09/4/2009 Về Đề án Kiên cố hóa kênh mương giai đoạn 2009 - 2015; Quyết định số 02/QĐ- UBND ngày 07/2/2013 Về việc Quy định một số cơ chế chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 2746/QĐ-UBND Về việc điều chỉnh khối lượng xi măng hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng công trình nông thôn đối với nhóm cấp I và cấp II Tập trung duy tu cải tạo và xây dựng mới các công trình, trạm bơm, đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất Trong đó: “Đến hết năm

2015 kiên cố hóa xong kênh loại III; cải tạo, nâng cấp xong các trạm bơm, trên toàn tỉnh, hòa mạng hệ thống tưới, tiêu”

Chỉ đạo về phát triển nhà ở dân cư: Vận động nhân dân tích cực thực

hiện phong trào chỉnh trang vườn tược, nhà cửa gọn gàng, xanh, sạch, đẹpngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống trong mỗi gia đình Ưu tiên làmtrước việc cải tạo, nâng cấp 3 công trình sinh hoạt (nhà tắm, hố xí, bể nước)hợp vệ sinh, tiện ích và văn minh cho các hộ gia đình nông thôn, chỉ đạo tiếp

tục thực hiện Quyết định số 244/QĐ-UBND, ngày 18/01/2012, Về việc phê duyệt chương trình nhà ở tỉnh Thái Bình đến năm 2020 Các xã điểm chủ

Trang 40

động làm trước sớm đạt chuẩn Đến năm 2013 toàn tỉnh đã có 220 xã hoànthành tiêu chí về nhà ở theo Quyết định số 342/QĐ-TTg, ngày 20/3/2013 củaThủ tướng Chính phủ về sửa đổi một số tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.Đặc biệt đối với dự án nhà tiêu hợp vệ sinh đến năn 2013 tỉnh đã đầu tư ngânsách là 2.740 triệu đồng [69, tr.2].

* Về chỉ đạo phát triển kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất

Chỉ đạo về tăng thu nhập bình quân đầu người: Thực hiện tốt Nghị

quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVIII Đẩy mạnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triểnsản xuất hàng hóa có sức cạnh tranh và đạt hiệu quả kinh tế cao; nâng cao hiệuquả kinh tế hộ, kinh tế trang trại và mở rộng kinh tế hợp tác Tăng cường côngtác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹthuật vào sản xuất nông nghiệp, thủy sản Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp,giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản Phát triểnngành nghề theo thế mạnh của từng huyện; bảo tồn và phát triển làng nghềtruyền thống; thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắnvới đào tạo nghề trực tiếp tại nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến nôngsản Đến 2015: “GDP bình quân đầu người đạt 1.800 - 1.900USD Tốc độ tăngtrưởng GDP bình quân là 13,5%/năm” Tổng số vốn đầu tư phát triển xã hộitrong 5 năm (Giai đoạn 2011 - 2015) đạt 121.590 tỷ đồng Thực hiện mụctiêu XDNTM của Tỉnh, ngày 19/9/2012, UBND tỉnh có Quyết định số

2226/QĐ-UBND Về việc phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới [2, tr.41].

Chỉ đạo về giảm tỷ lệ hộ nghèo, theo Nghị quyết Đại hội đại biểu

Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVIII, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm

bình quân 1%/năm trở lên; Cơ cấu lao động: Nông, lâm, ngư nghiệp 48%; công nghiệp, xây dựng 32%; dịch vụ 20% Hằng năm, Tỉnh uỷ, HĐND,

UBND tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo Chương trình giảm nghèo, giải quyết việclàm trên địa bàn tỉnh, ưu tiên tập trung nguồn lực và tạo điều kiện để xãnghèo, hộ nghèo, người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản,

Ngày đăng: 01/05/2017, 22:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w