Việt Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống gắn liền với lịch sử dân tộc. Các làng nghề hình thành, tồn tại, trải qua nhiều thăng trầm và phát triển, đã chứng tỏ được sức sống bền bỉ của mình góp phần gìn giữ nét đẹp truyền thống văn hóa của cha ông. Không những thế, ngày nay sự phát triển của các làng nghề truyền thống sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, sử dụng và phát huy các nguồn lực về lao động, vốn và các nguồn lực khác của từng địa phương để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập,
Trang 1MỤC LỤC
Trang
Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
HUYỆN THẠCH THẤT VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1 Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ huyện
Thạch Thất về phát triển kinh tế làng nghề (2008 - 2010) 121.2 Đảng bộ huyện Thạch Thất chỉ đạo phát triển kinh tế
Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
623.1 Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thạch Thất
về phát triển kinh tế làng nghề (2008 - 2015) 623.2 Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ huyện Thạch Thất
lãnh đạo phát triển kinh tế làng nghề (2008 - 2015) 70
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống gắn liềnvới lịch sử dân tộc Các làng nghề hình thành, tồn tại, trải qua nhiều thăngtrầm và phát triển, đã chứng tỏ được sức sống bền bỉ của mình góp phần gìngiữ nét đẹp truyền thống văn hóa của cha ông Không những thế, ngày nay sựphát triển của các làng nghề truyền thống sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, sử dụng và phát huy các nguồnlực về lao động, vốn và các nguồn lực khác của từng địa phương để phát triểnsản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập,thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, xây dựng nông thôn mới.Chính vì thế, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương,biện pháp khuyến khích tạo điều kiện để các làng nghề được khôi phục vàphát triển Thực hiện chủ trương đó, tổ chức đảng ở các địa phương đã lãnhđạo, chỉ đạo và tích cực tìm kiếm hướng đi mới nhằm phát huy những lợi thếcủa làng nghề trong sự phát triển nền kinh tế của đất nước
Huyện Thạch Thất là một vùng đất cổ được hình thành từ rất sớmtrong lịch sử, nằm trong vùng văn hóa xứ Đoài, có vị trí quan trọng về pháttriển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh cửa ngõ phía Tây của Thủ đô HàNội Thạch Thất được biết đến là một miền quê với nhiều nghề thủ công nổitiếng với những sản phẩm như: nghề mộc Chàng Sơn, nghề làm bánh chèlam Thạch Xá, nghề mây tre giang đan Bình Phú, nghề cơ kim khí PhùngXá… Quán triệt và thực hiện chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn nói chung, phát triển làng nghề nói riêng của Đảng; Đảng bộ huyệnThạch Thất qua các kỳ đại hội đã từng bước cụ thể hóa và vận dụng sáng tạovào điều kiện cụ thể của từng địa phương để phát huy tiềm năng, lợi thế, nộilực nhằm phát triển kinh tế làng nghề một cách có hiệu quả
Trang 3Đặc biệt từ khi sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội (2008), Đảng bộ huyệnThạch Thất xác định nội dung trọng tâm của CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn ở địa phương là phát triển công nghiệp nông thôn, khôi phục và pháttriển làng nghề Trên cơ sở khôi phục và phát triển làng nghề sẽ mang lại hiệuquả kinh tế cao đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ phân công lao động tại chỗ củacác địa phương; tích cực phát triển các ngành nghề mới, góp phần thu hút laođộng dôi dư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng thunhập cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo và thực hiệncông bằng xã hội… Kết quả đó thể hiện ở sự phát triển của các làng nghềhuyện Thạch Thất về cả quy mô và chiều sâu đã góp phần làm cho nền kinh tếcủa huyện có những chuyển biến tích cực Tuy nhiên, bên cạnh đó, phát triểnkinh tế làng nghề ở huyện Thạch Thất cũng còn một số hạn chế nổi lên là:phát triển chưa ổn định, thiếu vững chắc, đứng trước nhiều thách thức về cạnhtranh sản phẩm, mẫu mã thương hiệu, có nhiều khó khăn về giải quyết mâuthuẫn giữa bảo tồn những giá trị truyền thống của làng nghề với việc pháttriển kinh tế cho phù hợp điều kiện đổi mới, hội nhập quốc tế
Để nghiên cứu làm rõ sự lãnh đạo phát triển kinh tế làng nghề của Đảng
bộ huyện Thạch Thất, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và đúcrút kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ huyệnThạch Thất về phát triển kinh tế làng nghề trong thời gian tiếp theo, tác giả lựa
chọn vấn đề: “Đảng bộ huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội lãnh đạo phát
triển kinh tế làng nghề từ năm 2008 đến năm 2015” làm đề tài luận văn thạc
sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Phát triển kinh tế làng nghề là một trong những hướng đi đúng vàquan trọng nhằm phát triển công nghiệp nông thôn, xây dựng mô hình nôngthôn mới và xóa đói giảm nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệpCNH, HĐH nông thôn ở nước ta Vì vậy, cho đến nay đã có nhiều công trình
Trang 4nghiên cứu xung quanh vấn đề này, dưới nhiều góc độ khác nhau được phânthành các nhóm sau:
* Nhóm công trình nghiên cứu những vấn đề chung về làng nghề ở Việt Nam
Công trình của Bùi Văn Vượng (2002), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội đã giới thiệu về lịch sử, kinh
tế, văn hóa, nghệ thuật, tư tưởng, kỹ thuật, các bí quyết nghề, thủ pháp nghệthuật, kỹ thuật của các nghệ nhân và các làng nghề thủ công truyền thống ViệtNam Từ đó giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan nhất về sự hình thành
và phát triển của làng nghề Cùng hướng này có các công trình: Phạm Côn
Sơn (2004), Làng nghề truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội; Viện nghiên cứu văn hóa (2012), Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Huỳnh Đức Thiện (2015), “Tìm
hiểu về làng nghề và vai trò của làng nghề ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Làng nghề và phát triển du lịch”, Trường
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội…
Công trình của Dương Bá Phượng (2001), Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội đề cập
khá đầy đủ từ lý luận đến thực trạng của làng nghề Trong đó tác giả tập trungvào một số làng nghề ở các tỉnh với nhiều quan điểm, giải pháp và phươnghướng nhằm phát triển các làng nghề trong thời kỳ CNH, HĐH; Công trình
của Vũ Quốc Tuấn (2011), Làng nghề trong công cuộc phát triển đất nước,
Nxb Tri Thức, Hà Nội tuyển tập chọn lọc nhiều bài viết, chuyên đề đã đăngbáo và kỷ yếu hội thảo của tác giả về làng nghề có liên quan đến giải pháp đổimới về thể chế kinh tế, cải cách hành chính… Đó là những nhận thức, giảipháp tâm huyết của tác giả sau nhiều năm nghiên cứu về làng nghề trên cơ sởkhảo sát thực tế và tiếp thu nhiều ý kiến có giá trị của những chuyên gia, nhàquản lý, nghệ nhân có kinh nghiệm mà tác giả đã tiếp xúc
Trang 5Các công trình nêu trên đã nghiên cứu, làm rõ quan niệm, vị trí, vai tròcủa làng nghề trong quá trình hình thành phát triển kinh tế đất nước trong lịch
sử cũng như trong giai đoạn hiện nay Đặc biệt các tác giả đã nhấn mạnh khíacạnh lưu giữ các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc cũng như từngvùng miền, địa phương thông qua việc bảo tồn và phát triển các làng nghề
* Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển làng nghề, kinh tế làng nghề ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Công trình của Nguyễn Thị Lịch (2008), Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo khôi phục và phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp từ năm 1996 đến năm 2006, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội đã
phân tích những chủ trương và giải pháp của Đảng bộ tỉnh Hà Tây về quyhoạch ngành nghề, đất đai; bảo đảm vốn cho các làng nghề; về đầu tư đổi mớicông nghệ, thiết bị mới, sản phẩm mới; về bảo đảm môi trường sinh thái.Luận văn cũng rút ra một số kinh nghiệm: trong phát triển làng nghề cần phảixây dựng định hướng nghề phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương đểgiúp dân tự chọn lấy nghề, duy trì phát triển nghề, nhân cấy nghề, du nhậpthêm nghề mới vào làng; quan tâm từ khâu quản lý, hợp tác sản xuất, thiết bịcông nghệ, thay đổi mẫu mã phù hợp đến các khâu tiếp thị và tiêu thụ sảnphẩm; làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của các tầnglớp nhân dân trong việc giữ gìn, phát triển làng nghề
Công trình của Hồ Bá Tú (2014), Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 , Luận
văn thạc sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội đã phân tích nhữngchủ trương chỉ đạo phát triển làng nghề ở Bắc Ninh gồm: chỉ đạo củng cố,bảo tồn làng nghề truyền thống, phát triển, nhân cấy nghề mới, áp dụngkhoa học công nghệ hiện đại vào làng nghề; chỉ đạo nhiệm vụ đào tạonguồn nhân lực cho làng nghề; chỉ đạo quy hoạch, xây dựng các khu, cụmcông nghiệp làng nghề; chỉ đạo hỗ trợ về vốn và phát triển thị trường tiêu
Trang 6thụ sản phẩm, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở làng nghề Qua phântích, nhận xét thực trạng phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh, tác giả đãrút ra một số kinh nghiệm: quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển làng nghề vào điềukiện cụ thể của địa phương; thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền,nâng cao nhận thức cho nhân dân địa phương về tầm quan trọng giữ gìn,bảo tồn và phát triển làng nghề; chú trọng công tác duy trì, bảo tồn làngnghề truyền thống, nhân cấy phát triển thêm nghề mới; thực hiện tốt việcphát huy nguồn lực của địa phương đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ củaTrung ương và các nguồn lực bên ngoài.
Công trình của Trần Thị Khánh Ly (2015), Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm
2014, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội đã phân
tích quá trình chỉ đạo phát triển làng nghề ở Hà Nam trên các mặt: thực hiệncông tác tuyên truyền; thực hiện chính sách hỗ trợ vốn, đa dạng các hình thức
tổ chức kinh doanh trong các làng nghề; hướng dẫn đào tạo nghề; khuyếnkhích áp dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất Tác giả đã rút ra một
số bài học kinh nghiệm qua quá trình lãnh đạo việc khôi phục và phát triểnlàng nghề của Hà Nam: thường xuyên quán triệt và nắm vững các chủ trương,chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển làng nghề, vận dụng sáng tạovào thực tiễn và đề ra những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể cho từng thời kỳ; xâydựng các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển ngành nghề thích hợp để phát huynguồn nội lực đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của cấp trên để khai thácmọi tiềm năng, lợi thế của địa phương; thường xuyên đổi mới trang thiết bị vàcông nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; cần có kế hoạch duytrì phát triển làng nghề theo hướng CNH, HĐH; khôi phục và phát triển làngnghề phải kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái
Trang 7Các công trình nêu trên đã tiếp cận nghiên cứu phát triển kinh tế làngnghề ở các địa phương cụ thể cấp tỉnh, thành phố với các sắc thái riêng củatừng đề tài nghiên cứu và đều khẳng định sự đóng góp to lớn của các làngnghề vào sự phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương.Các tác giả nhấn mạnh yêu cầu đặt ra và các giải pháp lãnh đạo trong pháttriển các làng nghề trong bối cảnh đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới,CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
* Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế làng nghề ở các địa phương thuộc thành phố Hà Nội
Công trình của Lê Tuấn Tú (2014), Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị, Hà Nội sau
khi đánh giá thực trạng, tác giả đã đề xuất những nhóm giải pháp cơ bản pháttriển làng nghề ở huyện: một là, nhóm giải pháp đối với nội tại các làng nghề(nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng người lao động,
mở rộng thị trường tiêu thụ, về tổ chức sản xuất, phát triển cụm làng nghề,giải pháp về nguyên vật liệu, giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ); hai
là, nhóm giải pháp hỗ trợ của cơ quan quản lý (chính sách hỗ trợ về vốn vaycho các làng nghề và miễn giảm thuế, chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng,chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, hoàn thiện môi trường thể chế, tăngcường hiệu lực quản lý nhà nước, hình thành các hiệp hội hỗ trợ sản xuất kinhdoanh của làng nghề)
Cùng hướng này có các công trình Nguyễn Thị Hồng Nhung (2014),
Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị, Hà Nội; Phạm Thúy Hòa (2014), Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị, Hà Nội; Nguyễn Quang Huy (2016), Vai trò của làng nghề trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị, Hà Nội… Các công
trình nêu trên đã phân tích sự phát triển các làng nghề ở Thủ đô với nét đặc
Trang 8trưng của văn hóa Thăng Long ngàn năm văn hiến Làng nghề ở các địaphương thuộc thành phố Hà Nội đã góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệphóa của nền kinh tế đầu tàu của cả nước, đồng thời tạo nên sự độc đáo, khácbiệt của nét văn hóa thanh lịch của đất Tràng An Các công trình cũng đặt ranhững vấn đề cụ thể khi phát triển làng nghề ở các địa phương quận, huyện,thị xã thuộc thành phố Hà Nội như về qui hoạch tổng thể, đầu tư xây dựng hạtầng sản xuất, đầu tư vốn, công nghệ, giải quyết việc làm, tìm đầu ra cho sảnphẩm, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề…
Từ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể nhận thấy đây lànhững tư liệu quý về phát triển kinh tế làng nghề để tác giả tham khảo trongxây dựng luận văn của mình Đồng thời qua đây cũng khẳng định chưa cócông trình nào đề cập một cách toàn diện, đồng bộ và cụ thể đối với phát triểnkinh tế làng nghề ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội Vì vậy, Luận vănkhông trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào đã công bố
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ Đảng bộ huyện Thạch Thất lãnh đạo phát triển kinh
tế làng nghề từ năm 2008 đến năm 2015; nhận xét và rút ra kinh nghiệm cóthể vận dụng vào việc xây dựng làng nghề ở cấp huyện hiện nay
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận giải làm rõ những yếu tố tác động tới sự lãnh đạo của Đảng bộhuyện Thạch Thất về phát triển kinh tế làng nghề
Hệ thống, luận giải chủ trương và sự chỉ đạo phát triển kinh tế làngnghề của Đảng bộ huyện Thạch Thất từ năm 2008 đến năm 2015
Nhận xét và rút ra những kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo phát triểnkinh tế làng nghề của Đảng bộ huyện Thạch Thất
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Trang 9Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thạch Thất về phát triển kinh
tế làng nghề
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện
Thạch Thất về phát triển kinh tế làng nghề
Về thời gian: Từ năm 2008 (năm tỉnh Hà Tây trong đó có huyện Thạch
Thất sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội) đến năm 2015 (năm kết thúc nhiệm kỳlãnh đạo của Đảng bộ huyện Thạch Thất 2010-2015) Tuy nhiên, trong quátrình thực hiện luận văn tác giả có sử dụng một số tư liệu có liên quan trướcnăm 2008 và sau năm 2015
Về không gian: Trên địa bàn huyện Thạch Thất.
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam vềphát triển kinh tế làng nghề trong xây dựng chủ nghĩa xã hội
* Cơ sở thực tiễn
Trên cơ sở khảo sát thực tiễn lãnh đạo phát triển kinh tế làng nghề củaĐảng bộ huyện Thạch Thất và các báo cáo, tổng kết của các cơ quan lãnh đạo,chỉ đạo phát triển kinh tế làng nghề cùng những kết quả thực tiễn phát triểnkinh tế làng nghề của Đảng bộ huyện Thạch Thất từ năm 2008 đến năm 2015
* Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và kết hợp haiphương pháp đó là chủ yếu Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác:
so sánh, đồng đại, lịch đại, thống kê, điền dã, chuyên gia
6 Ý nghĩa của luận văn
Trang 10Luận văn hệ thống hóa những chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộhuyện Thạch Thất về phát triển kinh tế làng nghề từ năm 2008 đến năm
2015 Khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ huyện Thạch Thấttrong lãnh đạo phát triển kinh tế, trong đó có lãnh đạo thực hiện phát triểnkinh tế làng nghề Qua đó, góp phần tổng kết hoạt động lãnh đạo của Đảng
bộ huyện về phát triển kinh tế nói chung, làng nghề nói riêng, rút ra kinhnghiệm để vận dụng trong những năm tiếp theo
Luận văn là tài liệu để Đảng bộ và các cơ quan, ban ngành của huyệnThạch Thất có thể tham khảo vận dụng vào lãnh đạo phát triển kinh tế làng nghềtrên địa bàn huyện hiện nay
Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảngdạy, học tập các chuyên đề về Lịch sử Đảng nói chung và lịch sử đảng bộ địaphương nói riêng
7 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục
Trang 11Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN THẠCH THẤT
* Vai trò, vị trí của kinh tế làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội
Có nhiều quan niệm khác nhau về làng nghề, mỗi một khái niệm đềuchỉ ra được một hoặc một số đặc điểm liên quan đến “làng”, “nghề” theo cảnghĩa là đơn vị tổ chức hành chính và đơn vị kinh tế Song tựu trung lại có thểthấy làng nghề vừa là một thực thể vật chất vừa mang ý nghĩa tinh thần được
cấu thành bởi hai yếu tố “làng” và “nghề” Làng là một khu vực địa lý, không
gian lãnh thổ nhất định mà ở đó tồn tại những tập hợp cư dân sinh sống, sản
xuất và giữa họ có mối quan hệ khăng khít với nhau Nghề là khái niệm chỉ
các hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp diễn ra tại khu vực nôngthôn mà lao động trong các nghề này thường được tách ra từ nông nghiệp vớimục tiêu tăng thu nhập phát triển kinh tế tại địa phương Như vậy làng nghề làmột địa danh gắn với một cộng đồng dân cư có một nghề truyền thống lâu đờiđược lưu truyền và có sức lan toả mạnh mẽ Có một đội ngũ nghệ nhân và thợ
có tay nghề cao, có bí quyết nghề nghiệp được lưu truyền lại cho con cháuhoặc các thế hệ sau Sản phẩm vừa có ý nghĩa kinh tế để nuôi sống một bộphận dân cư và quan trọng hơn là nó mang những giá trị vật thể và phi vật thểphản ánh được lịch sử, văn hoá và xã hội liên quan tới chính họ Như vậy, có
thể hiểu: làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được tạo bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong
đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nguồn thu chủ yếu từ nghề thủ công, giữa họ có mối lên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa
Trang 12Ngày nay trong quá trình CNH, HĐH làng nghề không còn bó hẹptrong khuôn khổ công nghệ hay thủ công, tuy thủ công vẫn là chính song một
số công đoạn đã được cơ khí hóa hoặc bán cơ khí hóa và sản phẩm được sảnxuất ra vẫn giữ được nét truyền thống và tính mỹ thuật của sản phẩm mangđậm khí chất thuần Việt Vì thế làng nghề đã thực sự trở thành đơn vị kinh tếtiểu thủ công nghiệp, có vai trò tác dụng tích cực rất lớn đối với đời sống tiểuthủ công nghiệp nói riêng và với đời sống xã hội nói chung
Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tếnước ta chuyển đổi cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi lĩnh vực hoạt động được khơi dậy và
có đóng góp tích cực vào mức tăng trưởng của nền kinh tế Trong dòng chảychung đó có sự phát triển của hoạt động ngành nghề ở khu vực nông thôn, nơi
có gần 80% dân số đang sinh sống Chính vì sự phát triển nhanh và sinh độngcủa các ngành nghề, nên nhiều cấp chính quyền và quản lý đã quan tâm đầu tưnghiên cứu phát triển kinh tế làng nghề Đưa ra chủ trương và thực hiện mụctiêu phát triển kinh tế làng nghề trong quá trình CNH, HĐH
Một là, phát triển kinh tế làng nghề đã tạo việc làm cho người lao động
và tận dụng thời gian nông nhàn ở nông thôn Làng nghề có đóng góp tích
cực về tạo việc làm ở nhiều địa phương Trên thực tế, tại các làng nghề diễn
ra song song hai hoạt động kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp Làmnông nghiệp vất vả, thu nhập thấp, mang tính thời vụ cao thời gian nông nhànhầu như không có việc làm Trong khi đó đặc điểm chủ yếu của làng nghề làsản xuất thủ công và sử dụng nhiều sức lao động Ngày nay, trong khi các khucông nghiệp thu hút một bộ phận lao động trẻ có trình độ nhất định không giảiquyết hết số lao động dư thừa ở nông thôn thì làng nghề lại rất linh hoạt, tạoviệc làm và mang lại thu nhập cho nhiều loại lao động khác nhau như laođộng lớn tuổi, lao động trình độ thấp, đặc biệt là lao động nông nhàn khôngthể rời bỏ nông nghiệp ở nông thôn Tại các làng nghề, tỷ lệ lao động trong
Trang 13công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm từ 75 - 85% trong tổng sốlao động, lao động thuần nông chỉ còn 15 - 25% Đồng thời giải quyết các laođộng dôi dư trong quá trình đô thị hóa, từ đó góp phần phân công lại lựclượng lao động [36, tr.40] Vì vậy, sự phát triển kinh tế của các làng nghề tậndụng nguồn lao động tại chỗ, tạo việc làm cho lao động lớn tuổi, lao độngtrình độ văn hóa thấp hay lao động có hoàn cảnh gia đình khó khăn Nhữnglao động này nếu không tham gia sản xuất phi nông nghiệp thì sẽ rất khó tìmđược việc làm ở các khu công nghiệp hay những việc làm khác Như vậy cóthể thấy rất rõ phát triển kinh tế làng nghề có tác dụng to lớn trong vấn đề tạocông ăn việc làm cho người lao động đồng thời tận dụng tối đa thời gian nôngnhàn của nông dân.
Hai là, phát triển kinh tế làng nghề góp phần tăng thu nhập cho cơ sở sản xuất và người lao động Hầu hết các cơ sở sản xuất ở các làng nghề sống
và có thu nhập chính từ nghề phi nông nghiệp Ở những nơi có làng nghề pháttriển thì tỷ lệ hộ khá và giàu thường cao hơn, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn hẳn sovới những vùng thuần túy sản xuất nông nghiệp Ví dụ, thời điểm năm 2008 ởcác quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội nếu như thu nhập bình quân của mộtlao động trong hộ chuyên nghề nông nghiệp khoảng 7 triệu đồng/năm thì thunhập bình quân của lao động trong các làng nghề đạt khoảng 21- 43 triệuđồng/năm (gấp khoảng 03 lần) [18, tr 21] Ở nước ta, năng suất lao độngtrong nông nghiệp thấp nên thu nhập từ nông nghiệp không cao, thu nhập ởkhu vực đô thị cao hơn 3,7 lần so với nông thôn, tạo ra sự chênh lệch lớn.Phát triển kinh tế làng nghề ở các địa phương sẽ góp phần làm cho thu nhập
và đời sống của cư dân sống ở nông thôn tăng lên, góp phần làm giảm sựchênh lệch đó Không chỉ có vậy, làng nghề còn tạo ra cơ hội phát triển chonhiều ngành nghề có liên quan khác như vận tải, kinh doanh hàng hóa, phục
vụ ăn uống, cung ứng nguyên liệu hay tiêu thụ sản phẩm làng nghề thúc đẩyquá trình hiện đại hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới Làng nghề góp
Trang 14phần tăng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu củanhiều địa phương.
Ba là, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhàn rỗi và nguyên vật liệu tại địa phương Nguồn vốn trong dân cư được hiểu là toàn bộ
những nguồn tài chính nhàn rỗi, được dành dụm trong dân cư và được biểuhiện thông qua các hình thức như tiền mặt để dành tại nhà, gửi tiết kiệm, vàngbạc Số lượng vốn nhàn rỗi trong nhân dân tương đối lớn tồn tại dưới nhiềuhình thức, nhưng chủ yếu dùng để tích trữ và dự phòng Phát triển kinh tếlàng nghề là một biện pháp hữu hiệu nhằm huy động tốt nguồn vốn này vàosản xuất Việc khai thác tốt những nguồn vốn này sẽ tránh được tình trạnglãng phí một nguồn lực được coi là khan hiếm bậc nhất của nền kinh tế Thực
tế nhiều cơ sở sản xuất ở các làng nghề có quy mô nhỏ, không cần đầu tưnhiều vốn và lao động cho sản xuất nên phù hợp với năng lực của các hộ giađình nghèo ở nông thôn và ngoại thành Vốn kinh doanh của các cơ sở ở làngnghề đa dạng, tùy thuộc vào các ngành nghề và quy mô của các cơ sở sảnxuất Đặc biệt vấn đề nguồn lực nhàn rỗi và nguyên vật liệu tại địa phươngtạo điều kiện thuận lợi để hạ giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranhtrong xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay
Bốn là, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Hiện nay phát triển kinh tế làng nghề đã đóng góp
vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương Pháttriển thủ công nghiệp; công nghiệp chế biến và dịch vụ đã tạo việc làm chongười lao động tăng hiệu quả kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống dân cư Từ
đó thu hút lao động chuyển sang làm các ngành nghề của làng nghề hoặc làmcác ngành nghề có liên quan đến làng nghề như thương mại, dịch vụ, vận tải Khi đó cơ cấu lao động nông thôn sẽ có sự thay đổi, tỉ trọng lao động nôngnghiệp giảm, tỷ trọng lao động trong các ngành nghề nông thôn tăng Gópphần phân công lại lao động một cách hợp lý theo hướng CNH, HĐH
Trang 15Sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH đã và sẽ đáp ứng yêucầu một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn liền với sự nghiệp CNH,HĐH Khi đó khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống là chiến lượchàng đầu của các làng nghề Bởi lẽ các làng nghề sẽ là cầu nối giữa côngnghiệp lớn hiện đại, là trung gian chuyển từ nông thôn thuần nông, nhỏ lẻ, phântán lên công nghiệp lớn hiện đại và đô thị hóa Tuy còn thấp so với nhiềungành công nghiệp lớn, các làng nghề gồm các cơ sở sản xuất nhỏ là chínhnhưng làng nghề lại là điểm thực hiện tốt phân công lao động tại chỗ, là nơi tạo
ra sự kết hợp nông - công nghiệp - dịch vụ có hiệu quả Sự phát triển kinh tếlàng nghề là một trong những hướng đi quan trọng để thực hiện chuyển dịch cơcấu kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH
Năm là, phát triển kinh tế làng nghề còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương và phát triển du lịch Làng nghề với phương thức
sản xuất truyền thống, có bề dày lịch sử lâu đời, là nơi hội tụ và kết tinhnhững nét văn hóa truyền thống đặc trưng của Việt Nam Mỗi làng nghề cómột lịch sử về nguồn gốc hình thành và phát triển tạo nên bản sắc văn hóariêng của từng làng nghề Nhiều làng nghề đã nổi bật lên trong lịch sử vănhóa, văn minh của Việt Nam Gắn liền với làng nghề là những sản phẩm cótính nghệ thuật cao cùng với đội ngũ người làm nghề có độ khéo léo, tinhxảo và những bí quyết nghề quý giá Chính vì vậy, làng nghề có quan hệvới ngành du lịch ở nhiều mặt và có triển vọng du lịch rất lớn Làng nghềlàm đa dạng sản phẩm và tăng nguồn thu của ngành du lịch Ngược lại dulịch góp phần quảng bá và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề Ở nước
ta có nhiều làng nghề nổi tiếng, với lịch sử phát triển lâu đời sản phẩm đadạng nên có tiềm năng phát triển du lịch không chỉ trong nước mà cả quốc
tế, nhất là trong xu thế hội nhập và mở cửa, sự phát triển của làng nghềđang dần khẳng định vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa xãhội của đất nước Thực tế cho thấy việc phát triển du lịch làng nghề là con
Trang 16đường hữu hiệu để xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, bảo tồngiá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời cũng là một phươngthức giới thiệu lịch sử văn hóa truyền thống của vùng, miền, địa phươngđến với mọi người Vì vậy, phát triển kinh tế làng nghề có ý nghĩa tích cực
để bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống Mặt khác nếu được quantâm đầu tư, làng nghề còn góp phần phát triển du lịch của nhiều địa phươngViệt Nam và giới thiệu những nét văn hóa độc đáo đến bạn bè quốc tế
Từ vị trí, vai trò của kinh tế làng nghề đối với phát triển kinh tế - xã hộiđặt ra cho Đảng bộ huyện Thạch Thất cần nhận thức đúng và chú trọng lãnhđạo phát triển kinh tế làng nghề trên địa bàn của huyện
* Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa của huyện Thạch Thất
Về điều kiện tự nhiên: Huyện Thạch Thất có diện tích 20.250,85 ha
thuộc vùng trung du đồng bằng Bắc Bộ, nằm ở phía Tây Bắc thành phố HàNội, phía Đông giáp huyện Phúc Thọ, huyện Quốc Oai, phía Tây giáp thị
xã Sơn Tây, huyện Ba Vì, huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình), phía Nam giáphuyện Quốc Oai, huyện Lương Sơn, huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình), phíaBắc giáp huyện Phúc Thọ Thạch Thất có hệ thống đường giao thông đadạng cả đường bộ và đường sông Tuyến đại lộ Thăng Long từ trung tâmThủ đô đi qua nhiều xã trong huyện, đường 21B (tỉnh lộ 419) nối với quốc
lộ 32 đi thị xã Sơn Tây, lên phía Bắc sang các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ,tuyến đường 21A ở phía Tây của huyện nối tuyến Xuân Mai, lên phía TâyBắc đi các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, tuyến đường nối tiếp tỉnh lộ 419 đi HàĐông về phía Nam để đi về tỉnh Hà Nam, Ninh Bình Bên cạnh đó, giaothông ở Thạch Thất còn thông qua các con sông như sông Tích, sông Đáy
Hệ thống giao thông đa dạng, nhiều tầng đã góp phần tích cực vào quátrình sản xuất, lưu thông hàng hóa, khai thác vật liệu phục vụ tốt cho pháttriển kinh tế làng nghề
Địa hình huyện Thạch Thất là kết quả đan xen của nhiều quá trình địachất mà tạo thành nên rất phức tạp, có cả vùng đồi gò và vùng đồng bằng phù
Trang 17sa, có một số nhánh sông lớn và kênh rạch; có rừng và hồ nước lớn như hồTân Xã, hồ Linh Khiêu Vùng đồi gò chiếm diện tích lớn của Huyện, là điềukiện để tạo mặt bằng cho qui hoạch, tạo nên chuỗi đô thị, các khu tập trungsản xuất nghề của địa phương Vùng đồng bằng phù sa được tạo thành từ sựbồi đắp phù sa sông Hồng và sông Đáy từ cổ xưa nên thuộc hệ đất cát pha sét,phù hợp với các loại hình sản xuất và tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ cho một
số làng nghề truyền thống
Tài nguyên, khoáng sản là yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tếlàng nghề ở địa phương Tài nguyên, khoáng sản trong huyện Thạch Thấtchưa được khảo sát, đánh giá một cách khoa học đầy đủ về trữ lượng, chấtlượng, khả năng khai thác, nhưng nhìn chung không nhiều, đơn giản và trữlượng ít Những tài nguyên tiêu biểu của Huyện là đá ong, than bùn, vàngcám, đất sét… Mặc dù phải nhập phần lớn nguyên liệu sản xuất từ các địaphương khác cho các làng nghề nhưng nguồn nguyên liệu tại chỗ của ThạchThất cũng có ý nghĩa quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất và phát triểnkinh tế làng nghề của địa phương
Giống như nhiều địa phương thuộc phía Tây của Hà Nội, Thạch Thấtnằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm Lượng mưa trung bình,
độ ẩm khoảng 85%, tập trung nhiều vào tháng 5 đến tháng 10 Những đặcđiểm này là điều kiện thuận lợi cho phát triển các làng nghề nhất là nhữnglàng nghề gắn với sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, với độ ẩm không khí cao,lượng mưa lớn, tập trung nên việc bảo quản các loại sản phẩm hàng hóa làngnghề gặp nhiều khó khăn, nếu công tác vệ sinh môi trường không đảm bảo dễphát sinh nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm
Thạch Thất còn được biết đến là một huyện có tiềm năng du lịch lớncủa các địa phương phía Tây Thủ đô Hà Nội Điều kiện tự nhiên và địa hình
có nhiều nét độc đáo của một huyện bán sơn địa đã tạo cho Thạch Thất cónhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thuận lợi cho phát triển du lịch như: Suối
Trang 18Ngọc Vua Bà (xã Tiến Xuân), hồ Tân Xã (xã Tân Xã), núi Câu Lậu (xã ThạchXá), núi Nưa (xã Cần Kiệm)… Thạch Thất còn có các công trình kiến trúcvăn hóa nổi tiếng như chùa Tây Phương với nét điêu khắc đặc sắc các vị LaHán đã đi vào thi ca Việt Nam, quán Nghinh Hương (xã Hương Ngải), đềnthờ Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (xã Phùng Xá), nhà thờ Bác Hồ (xã CầnKiệm)… Đây là những điều kiện thuận lợi để Thạch Thất phát triển du lịchvăn hóa, quảng bá hình ảnh cũng như giới thiệu, buôn bán các sản phẩm làngnghề, tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương.
Về điều kiện kinh tế - xã hội: Trong suốt thời kỳ phong kiến, Thạch
Thất là một huyện thuần nông, kinh tế mang nặng tính tiểu nông Với bàn taykhéo léo, từ sản phẩm nông nghiệp; nhân dân Thạch Thất chế biến nhiều sảnphẩm nổi tiếng Bên cạnh kinh tế nông nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ côngnghiệp ở Thạch Thất cũng phát triển từ rất sớm Với sự cần cù, sáng tạo, tinhanh trong lao động sản xuất, nhân dân Thạch Thất tự hào là vùng đất vớinhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng xứ Đoài, lưu truyền các sản phẩm thủcông chứa đựng các giá trị vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú
Từ năm 2008, Thạch Thất được sáp nhập về Hà Nội theo quyết định số15/2008/2008/NQ-QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam khóa XII về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Huyệnđón nhận thêm 3 xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình của huyện Lương Sơn,tỉnh Hòa Bình Với vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xãhội của Thủ đô Hà Nội, huyện Thạch Thất được Chính phủ quy hoạch một số
dự án trọng điểm như: Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, trường Đại học Quốc gia
Hà Nội và đô thị vệ tinh Hòa Lạc Thạch Thất đang trên đà hội nhập và pháttriển, với nền kinh tế đạt tốc độ phát triển cao của Thủ đô (bình quân đạt trên11%, có giai đoạn đạt trên 20%) và phấn đấu trở thành huyện công nghiệp,mục tiêu đến năm 2020, Thạch Thất là trung tâm kinh tế phát triển có sức hútmạnh của vùng phía Tây Thủ đô Cơ cấu kinh tế của Huyện có chuyển dịch
Trang 19tích cực; tỉ trọng giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm67,7%, nông - lâm - thủy sản chiếm 11,6%, thương mại - dịch vụ chiếm20,7% Kết quả trên đây có tác động tích cực đến phát triển kinh tế ở các làngnghề trong Huyện.
Hệ thống giao thông, quy hoạch của huyện Thạch Thất thuận lợi chophát triển kinh tế làng nghề cũng như giao lưu với các địa phương khác Hệthống giao thông huyết mạch như tỉnh lộ 419, 420, 446 được đầu tư cơ bảnhoàn chỉnh Hạ tầng cơ sở cho sản xuất, lưu thông hàng hóa cho các làng nghềđược đầu tư xây dựng phát triển, hầu hết các tuyến đường và mặt bằng chocác làng nghề trong Huyện đã được cải tạo, sửa chữa hoặc làm mới đáp ứngyêu cầu cơ bản cho sự phát triển của địa phương Nằm sát kề trung tâm Thủ
đô Hà Nội nên Thạch Thất sẽ dễ dàng hơn trong tiêu thụ sản phẩm của làngnghề nhất là các sản phẩm thủ công truyền thống Sự phát triển của hệ thốngchợ đã giúp cho các hộ sản xuất kinh doanh có điều kiện thuận lợi phát triểnsản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Quy mô dân số của Huyện hiện nay khoảng 186.809 nhân khẩu (trong
đó chủ yếu là người Kinh, người Mường chiếm tỷ lệ 5,2%), tốc độ tăng dân
số khoảng 1,14% (giai đoạn 2005 - 2010) Mật độ dân số trung bình khoảng
1942 người/km2, có vùng cao hơn như xã Hữu Bằng 7000 người/km2 Dân sốtrong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, chiếm 62,8% lao động của Huyện,trong đó nguồn nhân lực trẻ đang được thu hút vào các làng nghề tăng Nhữnglợi thế về điều kiện dân số với truyền thống cần cù, chịu khó, ham học hỏi, cókhả năng tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo nênnguồn nhân công dồi dào cho phát triển kinh tế làng nghề Tuy nhiên, trình độchuyên môn kỹ thuật của người lao động cơ bản còn hạn chế, tỷ lệ qua đàotạo nghề thấp cùng với quá trình tốc độ đô thị hóa dẫn tới việc người dân bịthu hẹp đất nông nghiệp phải chuyển sang các ngành nghề khác cũng đặt ra
Trang 20những sức ép về giải quyết công ăn, việc làm cũng như dễ phát sinh các vấn
đề xã hội khác ở địa phương
Về văn hóa, truyền thống: Truyền thống văn hóa Thạch Thất có từ
lâu đời, mang bản sắc văn hóa xứ Đoài, chịu ảnh hưởng trung tâm văn hóalớn Thăng Long - Hà Nội, hiện nay có cả sự đan xen văn hóa của ngườiKinh và người Mường nên đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân tronghuyện vô cùng phong phú, đa dạng, nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc
và địa phương được lưu truyền, bảo tồn, trong đó có các làng nghề, ngànhnghề nổi tiếng
Một số nơi trong huyện Thạch Thất như Chàng Sơn, Yên Thôn (xãThạch Xá), thôn Phú Hòa (xã Bình Phú) vẫn còn lưu giữ, bảo tồn được nghệthuật dân gian “Múa rối nước” (trong đó phường rối Làng Ra Phú Hòa đãvinh dự được đi biểu diễn ở nhiều quốc gia trên thế giới) Bên cạnh đó các lễhội thường niên được tổ chức trong năm như Lễ hội chùa Tây Phương, hội vậtlàng Bùng (xã Phùng Xá), hội thi hát chèo xã Canh Nậu, lễ hội Cồng Chiêngcủa người Mường là dịp để các làng nghề Thạch Thất có dịp quảng bá, giớithiệu và buôn bán các sản phẩm làng nghề truyền thống đặc sắc của mình Lễhội cũng là dịp để các làng nghề có điều kiện giao lưu, trao đổi thông tin kinhnghiệm, tạo mối liên kết trong sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sảnphẩm, hàng hóa, phát triển kinh tế làng nghề
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xãhội có những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế làng nghề như:khí hậu khắc nghiệt và địa hình phức tạp có ảnh hưởng không tốt tới sản xuấtnông nghiệp làm cho thu nhập của dân cư địa phương thấp, sức mua và tíchlũy hạn chế Tâm lý tiểu nông còn nặng kìm hãm việc du nhập những nghềmới và thay đổi cơ cấu sản phẩm của làng nghề
Trang 21Với những thuận lợi và khó khăn trên đây thì Đảng bộ huyện ThạchThất phải có những chính sách phù hợp để thúc đẩy quá trình phát triển kinh
tế làng nghề, hạn chế những yếu tố kìm hãm, để kinh tế làng nghề phát triểntheo hướng bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
* Thực trạng phát triển kinh tế làng nghề ở huyện Thạch Thất trước năm 2008
Sản xuất, kinh doanh và hiệu quả kinh tế của các làng nghề ổn định và phát triển Toàn Huyện có 50 làng có nghề, trong đó đến năm 2008 có 7
làng được tỉnh Hà Tây công nhận làng nghề bao gồm: Cơ kim khí PhùngXá; Mộc - may Hữu Bằng; Mây tre giang đan thôn Thái Hòa xã Bình Phú;Mộc Chàng Sơn, Mộc - xây dựng Canh Nậu, Mộc - xây dựng Dị Nậu; Bánhchè lam thôn Thạch xã Thạch Xá Các làng nghề ngày càng phát triểnmạnh, khai thác tốt những tiềm năng, lợi thế của làng tạo nên nhịp độ sảnxuất sôi động và có xu hướng phát triển Ngoài những làng nghề phát triểngắn bó tại Huyện hàng trăm năm nay nhưng cũng xuất hiện một số nghềthủ công mới phát triển mạnh trong mấy chục năm trở lại đây như thêu ren,
đồ mộc công nghiệp, trang trí nội thất ở Hữu Bằng, chế biến lâm sản qui
mô lớn ở Thạch Xá và có hướng tới khả năng hiện đại hóa như cơ kim khíPhùng Xá, nghề trồng sinh vật cảnh ở Canh Nậu, Bình Phú… Thu nhập củanhân dân làm nghề ở các làng nghề ngày càng được nâng cao, đạt bình quânđầu người năm 2007 là 3,8 triệu đồng/ tháng [47, tr.3]
Giá trị sản xuất của làng nghề chiếm trên 70% giá trị sản xuất công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Huyện, sự phát triển về tỷ trọng đó đã đónggóp rất lớn vào việc nâng cao đời sống nhân dân Theo thống kê tính đến cuốinăm 2007, trong các làng nghề thì tổng số hộ sản xuất nghề là 10.125 hộ, 104doanh nghiệp tư nhân và 499 cơ sở sản xuất [47, tr.2] Huyện đã tiến hànhquy hoạch nhiều cụm công nghiệp làng nghề, mở rộng mặt bằng sản xuất chocác làng nghề góp phần phát triển nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH Vì
Trang 22được quy hoạch tập trung nên mặt bằng sản xuất nhìn chung là rộng rãi, nhàxưởng xây dựng khang trang, từ đó quy mô hoạt động cũng lớn hơn, và có sựđầu tư, ứng dụng công nghệ kỹ thuật, máy móc thiết bị tại các nhà xưởng.
Làng nghề ở huyện Thạch Thất hình thành và phát triển từ lâu đời vìthế có một đội ngũ lao động là các nghệ nhân có trình độ tay nghề cao cũngkhá lớn Quy mô làng nghề phát triển, mở rộng kéo theo số hộ tham gia sảnxuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tăng, số hộ thuần nông giảmdần Không chỉ góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập, làngnghề còn tạo nên một dấu ấn văn hóa rất đặc trưng của Thạch Thất Với mụctiêu bảo tồn các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của làng xã, phát triểnnghề và làng nghề một cách bền vững gắn với du lịch - văn hóa - lễ hội
Về ứng dụng khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất: đối với các
làng nghề sản xuất trước đây chỉ sử dụng các công cụ đơn giản có thể tự chế,nhưng ngày nay do yêu cầu về năng suất lao động và mẫu mã sản phẩm caonên bắt đầu có sự đầu tư mua sắm các loại máy móc hiện đại, chủ yếu thaythế các công việc nặng nhọc, tiêu biểu như làng nghề cơ kim khí Phùng Xá,Mộc - may Hữu Bằng Tuy nhiên, nhiều công đoạn vẫn phải thực hiện mộtcách thủ công do chưa thể thay thế hoàn toàn bằng máy móc
Sản phẩm ở các làng nghề Thạch Thất đa dạng về mẫu mã, mặt hàng
và chủng loại, được tiêu thụ ở thị trường nội địa rộng lớn và bước đầu vươn ramột số nước trên thế giới Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ nềnsản xuất hàng hóa không ngừng phát triển, mức sống con người ngày càngđược cải thiện thì nhu cầu về hàng hóa ngày càng trở nên đa dạng, phong phú.Trong điều kiện giá cả không còn là mối quan tâm duy nhất của người tiêudùng thì chất lượng ngày nay đang là công cụ cạnh tranh hữu hiệu Sản phẩmlàng nghề ở Thạch Thất từ những thị trường truyền thống trước đây như Liên
Xô, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã vươn tới những thị trường rộng
Trang 23lớn hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), các nướclàng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia…
Cơ sở làng nghề từ các hộ gia đình đến các thành phần kinh tế trong
làng nghề ở Huyện phát triển đã thu hút một số lượng lao động lớn, hạn chếtình trạng lao động nông thôn ra thành thị tìm việc làm Ngành nghề đã thuhút 30 - 70% số hộ, 50 - 90% số lao động tham gia sản xuất nghề với trên61,6 % lao động thường xuyên Các làng nghề ở Thạch Thất còn thu hút hàngnghìn lao động nơi khác đến làm như làng nghề Cơ kim khí Phùng Xá, Mộc -may Hữu Bằng, Mộc - xây dựng xã Canh Nậu… Ngoài ra các làng nghề còngóp phần giải quyết việc làm cho các lao động dôi dư trong quá trình đô thịhóa, từ đó đã phân công lại lực lượng lao động
Bên cạnh những thành tựu của huyện Thạch Thất về phát triển kinh tếlàng nghề và đời sống của nhân dân trước năm 2008 thì vẫn còn tồn tại nhiềuhạn chế, sự phát triển của kinh tế làng nghề chưa tương xứng với tiềm năng,thế mạnh của địa phương, nổi lên là:
Thứ nhất, các làng nghề phát triển còn thiếu tính bền vững Sản xuất ở
các làng nghề còn phân tán, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chủ yếu là quy mô
hộ gia đình nên đầu tư, cải tiến và áp dựng khoa học và công nghệ còn gặpnhiều khó khăn Lao động ở các làng nghề đa số không qua đào tạo cơ bảnnên gặp khó khăn khi tiếp thu công nghệ mới, mặt khác phần đông người laođộng ở làng nghề chưa tách rời hẳn nông nghiệp nên tác phong sản xuất và ýthức hoạt động nghề còn mang tính thời vụ Đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏitruyền thống ở một số lĩnh vực đang giảm dần Nguồn lực hỗ trợ của Nhànước cho phát triển công nghiệp làng nghề chưa đáp ứng được yêu cầu Việcbảo tồn các sản phẩm truyền thống làng nghề chưa được chú trọng và quantâm, nhiều cơ sở sản xuất còn chạy theo lợi nhuận, chạy theo thị hiếu thịtrường mà ít chú trọng tới nâng cao độ tinh xảo của sản phẩm và phát huy giátrị truyền thống của sản phẩm làng nghề
Trang 24Thứ hai, sự phát triển của kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được với sự phát triển kinh tế làng nghề Mặc dù huyện Thạch Thất đã có nhiều chính
sách, chương trình dự án đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và đạtđược những kết quả quan trọng Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều bấtcập đối với phát triển kinh tế - xã hội ở các làng nghề, chưa theo kịp sự pháttriển các ngành nghề Hệ thống giao thông nông thôn ở làng nghề đã đượccứng hóa song còn chật hẹp mà không có khả năng để giải tỏa, mở rộng được
vì chi phí lớn nên tình trạng ùn tắc giao thông ở các làng nghề là khá phổ biến;đặc biệt là ở các trục đường huyết mạch của thôn, xã, gây cản trở cho việc vậnchuyển nguyên vật liệu và sản phẩm (điển hình như làng nghề Mộc - may HữuBằng, làng Mộc Chàng Sơn) Hệ thống điện, nước cũng chưa được đồng bộ,chưa có hệ thống nước sạch đến các làng nghề, hệ thống điện còn chưa đượcnâng cấp lớn dễ gây hiện tượng hỏa hoạn thiệt hại kinh tế làng nghề
Thứ ba, trình độ kỹ thuật công nghệ thấp, sự đổi mới công nghệ và mẫu
mã sản phẩm diễn ra chậm Nhiều cơ sở sản xuất ở các làng nghề trên địa bàn
huyện Thạch Thất đã tích cực đổi mới thiết bị công nghệ, song về cơ bản trình
độ kỹ thuật công nghệ ở các làng nghề còn thấp kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ,chưa hệ thống, chưa cơ bản Vấn đề thương hiệu, mẫu mã sản phẩm cũng còntồn tại nhiều hạn chế (điển hình như sản phẩm chè lam Thạch Xá, mây giangđan ở xã Bình Phú), một số sản phẩm đã mất hẳn trên thị trường do khôngphù hợp với nhu cầu, quá trình cải tiến diễn ra chậm chạp và mang tính tựphát ở một số cơ sở (như nghề đan vó ở Phú Ổ xã Bình Phú) Hầu hết các sảnphẩm đều không có thương hiệu rõ ràng, có rất ít cơ sở sản xuất kinh doanhđăng ký bảo hộ thương hiệu cũng như bị động trong việc tìm hiểu nhu cầukhách hàng và thị hiếu của họ Đa số sản phẩm làng nghề chủ yếu là sản xuấtgia công theo mẫu có sẵn, chưa đa dạng, phong phú
Thứ tư, thị trường sản phẩm và thị trường nguyên liệu của làng nghề chậm được mở rộng, chưa ổn định Tình trạng chung của các hoạt động sản
Trang 25xuất kinh doanh ở các làng nghề trên địa bàn huyện Thạch Thất là khả năngtiếp thị - bán hàng thấp, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn nhỏ bé, chưa ổnđịnh, chưa được mở rộng, nhất là thị trường xuất khẩu Ngay cả thị trườngtrong nước, trong nội bộ Thành phố và địa phương cũng gặp phải sự cạnhtranh gay gắt của các sản phẩm nhập khẩu cùng loại với sản phẩm làng nghềcủa địa phương khác, nước khác, đặc biệt các nhóm hàng như sắt, thép, mộc,may… Do còn lúng túng trong việc tiếp cận thị trường cả nguyên liệu và tiêuthụ sản phẩm nên sản phẩm của không ít làng nghề còn bị ế đọng hoặc tiêuthụ với giá rẻ, thua lỗ.
Thứ năm, phát triển kinh tế làng nghề chưa kết hợp tốt với bảo vệ môi trường Do phát triển quá nhanh, lại thiếu quy hoạch đồng bộ, cơ sở vật chất
yếu, quản lý kém… dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
ở huyện Thạch Thất hết sức trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân
cư Với tốc độ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, quy mô sản xuất,kinh doanh không ngừng được mở rộng, đã khiến lượng chất thải gây ô nhiễmphát sinh ngày càng nhiều tại các cụm công nghiệp và tại các làng nghề, việcquản lý môi trường tại các làng nghề còn nhiều bất cập, với đặc thù là sảnxuất các ngành nghề mộc, cơ kim khí, mây giang đan, lượng rác thải làngnghề phát sinh lớn Đây là mặt trái của sản xuất, nó vừa là hậu quả, vừa lànguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế làngnghề, cần được các cơ quan quản lý, giám sát xử lý
Từ những thành tựu, hạn chế trên đây đòi hỏi Đảng bộ huyện Thạch Thấtcần phải tập trung hoạch định chủ trương phù hợp và chỉ đạo kịp thời để phát triểnkinh tế làng nghề đáp ứng với yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế
* Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ thành phố
Hà Nội về phát triển kinh tế làng nghề:
Trong công cuộc đổi mới phát triển đất nước, CNH, HĐH là mục tiêuquan trọng hàng đầu Một trong những nội dung quan trọng của công cuộc
Trang 26CNH, HĐH đất nước là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Phát triển cácngành nghề tiểu thủ công nghiệp nói chung, phát triển kinh tế làng nghề nóiriêng là con đường ngắn nhất để hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đồngthời mang lại kết quả cao và phù hợp với xu thế của nền kinh tế thế giới, tậndụng được những thành tựu cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ củanhân loại Nhận thức và nắm bắt được tính chất đó nên trong toàn bộ hệ thốngchủ trương của Đảng, vấn đề lãnh đạo phát triển kinh tế làng nghề luôn chiếmmột vị trí quan trọng Ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, những chủtrương, chính sách đã có những bổ sung, điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàncảnh lịch sử cụ thể.
Bước vào thế kỷ XXI, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng4/2001) khẳng định phát triển kinh tế, CNH, HĐH là nhiệm vụ trọng tâm.Phát triển kinh tế nhiều thành phần gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể,kinh tế cá thể và tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước,kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Trong đó, kinh tế cá thể, tiểu chủ ở cả nôngthôn và thành thị có vị trí quan trọng và lâu dài, do đó, Nhà nước tạo điềukiện giúp đỡ để phát triển Đối với kinh tế làng nghề, Đảng đưa ra định hướng
phát triển đó là: “… mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đưa công nghiệp sơ chế
và chế biến về nông thôn và vùng nguyên liệu; phát triển lĩnh vực dịch vụcung ứng vật tư kỹ thuật, trao đổi nông sản hàng hoá ở nông thôn… tăngnhanh việc làm cho khu vực phi nông nghiệp” [8, tr.279]
Nhằm phát huy năng lực của các thành phần kinh tế, tháng 2/2002,Hội nghị lần thứ Năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã
ra Nghị quyết về “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,nông thôn thời kỳ 2001 - 2010”, trong đó Hội nghị khẳng định vai trò quantrọng của các làng nghề thủ công với sự phát triển kinh tế của đất nước,gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn Vì vậy, việc khôi phục và phát
Trang 27triển kinh tế làng nghề có tác động tích cực đến quá trình CNH, HĐH nôngnghiệp, nông thôn, đồng thời tạo thêm những điều kiện cho CNH, HĐHnông nghiệp, nông thôn như phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, văn hoá, giáodục, nâng cao đời sống cư dân nông thôn.
Kế thừa quan điểm của các đại hội trước, với quan điểm đổi mới, Đại hội
X (2006) chủ trương: “… phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùngtrồng trọt và chăn nuôi tập trung, doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn vớihình thành các ngành nghề, làng nghề, hợp tác xã, trang trại, tạo ra những sảnphẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao” [11, tr.89] Trên cơ sở mục tiêuphương hướng nhiệm vụ chung, Đảng đã chỉ ra một số nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, phát triển đa dạng công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp
ở nông thôn, thị tứ, thị trấn, liên kết với công nghiệp ở đô thị lớn và khu côngnghiệp tập trung, phát triển các làng nghề làm hàng xuất khẩu
Hai là, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, các làng
nghề gắn với thị trường xuất khẩu
Ba là, phát triển mạnh về tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, mạng
lưới công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và dịch vụ
Cụ thể hóa quan điểm của Đại hội X, trong Nghị định số
66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển làng nghề, tạo mặt bằng sảnxuất, ưu đãi về đầu tư tín dụng, xúc tiến thương mại, hỗ trợ về khoa học côngnghệ, đào tạo nguồn nhân lực đã khẳng định: “Nhà nước xây dựng quy hoạchtổng thể và định hướng phát triển ngành nghề nông thôn dài hạn của cả nước
và từng vùng kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện CNH, HĐHnông nghiệp, nông thôn Khuyến khích các tổ chức, cá nhân và cơ sở ngànhnghề nông thôn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề, cụm cơ sở ngànhnghề nông thôn Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề và ngoài hàng ràocác cụm cơ sở ngành nghề nông thôn…” [5, tr.51 - 53]
Trang 28Như vậy, từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới, các quan điểm chủ trươngcủa Đảng về phát triển các ngành, nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp đượcnhìn nhận một cách đầy đủ hơn, phù hợp hơn với lý luận, thực tiễn phát triểnđất nước Những chủ trương của Đảng, Nhà nước đã giúp cho Đảng bộ HàNội nhận thức rõ thêm vị trí, vai trò của phát triển kinh tế làng nghề đối vớiquá trình phát triển Thành phố nói chung, phát triển nông nghiệp và kinh tếnông thôn nói riêng Đó cũng chính là cơ sở quan trọng để Đảng bộ Hà Nộihoạch định về chính sách phát triển kinh tế làng nghề của Thành phố.
Sau khi thực hiện quyết định về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô
Hà Nội năm 2008, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã nhanh chóng đề ra các chủtrương lãnh đạo mọi mặt để toàn Thành phố đi vào hoạt động ổn định, hiệuquả Trên lĩnh vực kinh tế làng nghề, theo thống kê năm 2008, toàn Hà Nội
có 1.264 làng nghề, là nơi tập trung làng nghề đông đúc bậc nhất Việt Nam
Do vậy, trong các nội dung lãnh đạo, chỉ đạo Đảng bộ Thành phố đã đề racác nội dung cơ bản chỉ đạo phát triển kinh tế làng nghề Để tiếp sức chonghề, làng nghề, Thành ủy yêu cầu rà soát, xây dựng và hoàn thiện quyhoạch phát triển kinh tế ngoại thành nói chung, làng nghề nói riêng: “Bổsung các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nghề truyền thống, nghềmới hình thành các phố nghề, cụm làng nghề gắn với du lịch sinh thái Mỗinăm, làng nghề thu hút từ 8 nghìn đến 10 nghìn lao động, giá trị sản xuấttiểu thủ công nghiệp ngoại thành chiếm 20 - 25% giá trị sản xuất côngnghiệp của Thành phố Phấn đấu đến 2010, phát triển nghề, làng nghề HàNội dẫn đầu cả nước” [38, tr.12]
Úy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã xây dựng Chương trình hành
động “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2008 - 2010” trong đó nhấn mạnh việc mở rộng sản xuất
trong các khu, cụm, điểm công nghiệp làng nghề nông thôn để thúc đẩychuyển dịch lao động nông thôn, tăng cường hỗ trợ, tập huấn hướng dẫn lao
Trang 29động làng nghề trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, liên kết đầu tư phát triểnkinh tế làng nghề Tạo thành chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ - du lịch, thamquan làng nghề giữa các địa phương thuộc Hà Tây trước đây với các làngnghề, phố nghề của khu vực trung tâm nội thành Hà Nội Hỗ trợ các cơ chế,chính sách phát triển hệ thống hạ tầng, dịch vụ làng nghề, xây dựng các khucụm, trung tâm thương mại, bảo quản sản phẩm làng nghề.
Từ chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và chủ trương củaĐảng bộ thành phố Hà Nội đặt ra cho Đảng bộ huyện Thạch Thất cần xácđịnh các chủ trương và chỉ đạo phát triển kinh tế làng nghề cho phù hợp vớiđiều kiện của huyện
1.1.2 Chủ trương của Đảng bộ huyện Thạch Thất về phát triển kinh
tế làng nghề (2008 - 2010)
Trong những năm từ 2005 đến 2008 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Hà Tây, Đảng bộ huyện Thạch Thất lãnh đạo thực hiện đẩy mạnh công cuộcđổi mới, tiến hành CNH,HĐH Do có nhận thức đúng đắn, tiếp thu và vậndụng nhanh nhạy quan điểm và đường lối đổi mới của Đảng vào điều kiệnthực tế của huyện, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tếlàng nghề đạt những kết quả quan trọng, góp phần tích cực thực hiện thắng lợicác nhiệm vụ chính trị của địa phương Tuy nhiên, mặc dù tốc độ phát triểnkinh tế làng nghề nhanh nhưng chưa tương xứng với tiềm năng về lao động,ngành nghề của huyện, một số nghề truyền thống chưa được khai thác và pháttriển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương
Năm 2008 là thời điểm Thạch Thất sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội, đâyvừa là niềm vinh dự của toàn Đảng bộ và nhân dân Thạch Thất trước thời kỳhội nhập quốc tế, vừa là trách nhiệm lớn lao để huyện phát huy truyền thốngĐảng bộ và quê hương anh hùng trong giai đoạn mới Trong bối cảnh đó,Đảng bộ huyện Thạch Thất đã dự báo đúng tình hình, tập trung chỉ đạo, trong
đó xác định đúng tiềm năng, lợi thế của địa phương để đẩy mạnh phát triển
Trang 30kinh tế, trong đó có kinh tế làng nghề Chủ trương của Đảng bộ huyện ThạchThất là: “Khắc phục khó khăn, phát huy lợi thế về vị trí địa lý, đất đai, giaothông, nguồn nhân lực, huyện Thạch Thất tập trung phát triển kinh tế toàndiện, trong đó chú trọng các ngành kinh tế có lợi thế như công nghiệp, đặc
biệt là các làng nghề truyền thống”, “Duy trì và phát triển các ngành nghề
hiện có, tập trung đầu tư nâng cao chất lượng những ngành có sản lượng hànghóa lớn, có thị trường rộng như mộc, cơ kim khí, mây, tre, giang đan….Khuyến khích việc đầu tư, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm,đổi mới công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, khuyến khíchđưa nghề mới vào các địa phương” [1, tr.477]
Để tạo điều kiện cho kinh tế các làng nghề phát triển trong xu thế hội
nhập kinh tế quốc tế, mở rộng xuất khẩu các mặt hàng truyền thống theo Đề
án phát triển làng nghề năm 2008 của Thành ủy Hà Nội, Đảng bộ huyện Thạch Thất đã cụ thể hóa bằng “Chương trình hành động về bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2008 - 2010” trong đó nêu rõ:
Về quan điểm phát triển: Bảo tồn và phát triển làng nghề, ngành nghề
truyền thống và nhân cấy nghề là một trong các giải pháp quan trọng để khaithác và phát huy nhân tố nội lực đang còn tiềm ẩn ở nông thôn các làng nghềthích ứng với điều kiện kinh tế của nền kinh tế thị trường Chính sách củaNhà nước, của Thành phố ban hành đã khuyến khích hỗ trợ các làng nghềphát triển, là những điều kiện thuận lợi để các làng nghề truyền thống pháttriển, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọngkinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp [47, tr.2]
Về phương hướng, mục tiêu: Xây dựng huyện Thạch Thất trở thành
huyện công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ là nhiệm vụ đột phá thenchốt làm động lực cho mục tiêu phát triển kinh tế toàn huyện với nòng cốt là đẩymạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làng nghề, tranh thủ nhữngđiều kiện thuận lợi và những tiềm năng sẵn có để thúc đẩy phát triển kinh tế với
Trang 31tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, phấn đấu đến năm 2010 giá trị sản xuấtngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp xây dựng đạt 1.778.112 triệu đồng, đạtmức tăng trưởng bình quân 21%/năm, cơ cấu kinh tế công nghiệp - tiểu thủ côngnghiệp chiếm tỷ trọng 68,4% cơ cấu kinh tế toàn huyện, phát triển mạnh kinh tếtheo hướng công nghiệp hoá, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề đáp ứng nhucầu phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện Trong những nămtới tiếp tục triển khai phát triển các cụm, điểm công nghiệp gắn với làng nghề,tạo mặt bằng sản xuất thuận lợi cho các doanh nghiệp và các hộ ở các làng nghềphát triển, bảo đảm sự phát triển bền vững của các làng nghề Vận dụng tối đanội lực, cộng đồng trong làng nghề [47, tr.2 - 3].
Về nhiệm vụ và giải pháp:
Một là, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống: Bảo tồn và phát
triển các làng nghề truyền thống: Làng nghề chè lam thôn Thạch - xã ThạchXá; làng nghề mộc Chàng Sơn xã Chàng Sơn, làng nghề mây giang đan xãBình Phú, làng nghề Cơ kim khí xã Phùng Xá, làng nghề mộc, xây dựng xã DịNậu, làng nghề mộc, xây dựng xã Canh Nậu, làng nghề mộc, may xã Hữu
Bằng Bảo tồn, phát triển ngành nghề truyền thống: Nghề cơ kim khí, mây tre
giang đan, sản xuất mộc và chế biến lâm sản, chè lam, thêu, dệt mành…
Hai là, phát triển kinh tế làng nghề gắn với kinh tế du lịch: Kết hợp
phát triển làng nghề gắn với du lịch, xây dựng các điểm du lịch theo các cơcấu ngành nghề
Ba là, phát triển kinh tế làng nghề mới: Phát triển ngành nghề sản xuất
vật liệu xây dựng; Phát triển ngành nghề xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục
vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; Phát triển ngành nghề sản xuất hàng thủcông mỹ nghệ; Phát triển ngành nghề xây dựng và các dịch vụ khác phục vụsản xuất, đời sống của nông thôn [47, tr.4]
Trang 32Bốn là, tích cực thu hút vốn từ nhiều nguồn đa dạng để phát triển kinh
tế làng nghề trên địa bàn, đầu tư cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng vàsức cạnh tranh của sản phẩm
Những quan điểm, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải phápphát triển kinh tế làng nghề của Đảng bộ huyện Thạch Thất giai đoạn 2008 -
2010 xác định mang tính toàn diện và phù hợp với yêu cầu sự phát triển củakinh tế làng nghề trong tình hình mới, cho thấy sự chuyển biến rõ rệt trongnhận thức và sự phát triển trong chủ trương lãnh đạo phát triển kinh tế làngnghề của Đảng bộ huyện so với giai đoạn trước Đây cũng là cơ sở để Đảng
bộ Huyện và các cơ quan, ban phòng chức năng trong Huyện chỉ đạo pháttriển kinh tế làng nghề (2008 - 2010)
1.2 Đảng bộ huyện Thạch Thất chỉ đạo phát triển kinh tế làng nghề (2008 - 2010)
1.2.1 Chỉ đạo thực hiện quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng
Được xác định là khâu đột phá quan trọng về phát triển kinh tế làng
nghề, trong những năm 2008 - 2010, Huyện ủy Thạch Thất đã tích cực chỉđạo công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệplàng nghề phù hợp các loại hình sản xuất Cụ thể hóa chỉ đạo của Huyện ủy,UBND huyện Thạch Thất đã giao nhiệm vụ cho phòng Kinh tế chủ trì tham
mưu, đề xuất và ban hành Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn
2008 - 2010, làm cơ sở để các ngành, các xã triển khai thực hiện phù hợp với
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các xã có làng nghề truyền thống,chú trọng gắn với bảo vệ môi trường
Huyện Thạch Thất xác định quy hoạch phát triển làng nghề phải đặttrong mối quan hệ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch vềngành nghề, quy hoạch đất đai Từ đó, Huyện đã có hướng xây dựng quyhoạch nghề trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Huyện và dựbáo khả năng phát triển nghề Sau thời gian dài phát triển mang tính tự phát,
Trang 33các ngành nghề ở Thạch Thất sẽ phấn đấu có quy hoạch cụ thể để phát triểncác nhóm nghề như: nhóm cơ kim khí, nhóm chế biến và sản xuất đồ mộc,nhóm vật liệu xây dựng và xây dựng, nhóm mây tre đan, nhóm may, nhómbánh kẹo truyền thống
Về quy hoạch đất đai và đầu tư cơ sở hạ tầng: Huyện đã chỉ đạo cácban, phòng chức năng và các địa phương lựa chọn vị trí quy hoạch xây dựngđiểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, trong đó xác định rõnguồn đất quy hoạch và mục đích quy hoạch, nội dung quy hoạch chi tiết cụmđiểm, công khai cơ chế sử dụng đất, cơ chế cho thuê đất… Tiếp tục đầu tưxây dựng các hạng mục công trình hạ tầng, xét duyệt hộ đúng đối tượng, đúngchính sách để tiếp tục giao đất cho các hộ lấp đầy các cụm công nghiệp, quản
lý tốt công tác đầu tư xây dựng tạo điều kiện để phát triển sản xuất Đầu tưxây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật làng nghề,nâng cấp cải thiện hệ thống điện, hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoátnước, hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường để nâng cao hiệu quả phát triển kinh
tế làng nghề nhằm đảm bảo sự lưu thông hàng hóa giữa các làng nghề Kếthợp chặt chẽ xây dựng mới với việc cải tạo, duy trì và bảo dưỡng hệ thốngđường xá hiện có, cứng hóa hệ thống đường trong những làng nghề để đảmbảo yêu cầu giao thông
Kết quả bước đầu đạt được, đến năm 2010, đã thực hiện quy hoạchđược 09 làng nghề truyền thống (làng đã được công nhận làng nghề) Thựchiện quy hoạch được 05 cụm công nghiệp ở các xã Hữu Bằng, Bình Phú,Phùng Xá, Thạch Xá, Kim Quan với diện tích 120 ha Đầu tư làm mới 27 kmđường nhựa và bê tông ở các làng nghề, góp phần liên thông các làng nghề vàlưu thông sản phẩm, hàng hóa ở các làng nghề đi tiêu thụ ở các địa phươngtrong Thành phố Hà Nội và các tỉnh khác [49, tr.17-18]
Bằng sự chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, UBND huyện Thạch Thất vàban, phòng chức năng với những biện pháp chủ động, tích cực, các nghề
Trang 34truyền thống có bước phát triển mạnh như nghề mộc ở Chàng Sơn, Hữu Bằng,Canh Nậu, nghề cơ kim khí ở Phùng Xá, nghề mây tre đan ở Bình Phú Đồngthời huyện còn nhân cấy một số nghề mới như may xuất khẩu, thêu ren, điện
tử, hàn… ở các xã Đồng Trúc, Cẩm Yên, Lại Thượng, Tân Xã, Thạch Hòa…bước đầu đưa lại hiệu quả kinh tế, tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn laođộng nông thôn Năm 2008, Làng nghề mộc Chàng Sơn được Hội làng nghề
Việt Nam phong tặng “Làng nghề tiêu biểu Việt Nam”, ghi nhận bước phát
triển mới của làng nghề và nâng cao thương hiệu làng nghề trên địa bànhuyện Thạch Thất Đến năm 2010, giữ vững ổn định 50 làng nghề và tăngthêm số làng nghề mới, có 09 làng nghề được Thành phố công nhận làng nghề(tăng so với thời điểm 2008 là 02 làng nghề: gồm làng nghề mây giang đanthôn Phú Hòa và làng nghề mây giang đan thôn Bình Xá đều thuộc xã BìnhPhú) [49, tr.9 - 10]
1.2.2 Giải quyết vấn đề nhân lực, vốn đầu tư, công nghệ sản xuất, mẫu mã và thương hiệu sản phẩm
Huyện ủy và UBND huyện Thạch Thất đã chỉ đạo các ban, phòng chứcnăng và các xã trong địa bàn huyện xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, dạynghề cho lao động ở các xã, đáp ứng cho nhu cầu thu hút lao động của cácdoanh nghiệp và hộ làng nghề Phòng Kinh tế phối hợp với phòng Lao động -Thương binh - Xã hội huyện thực hiện tốt công tác đào tạo ưu tiên hỗ trợchuyển đổi nghề cho lao động nông nghiệp có đất bị thu hồi cho phát triểncông nghiệp, đào tạo theo hình thức dạy nghề, truyền nghề tại chỗ để tạo việclàm mới cho người lao động theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ và nguồn kinh phí khuyến công được phân bổ hàng năm củahuyện UBND huyện giao các phòng chức năng (phòng Kinh tế, phòng Laođộng - Thương binh - Xã hội, phòng Giáo dục) phối hợp với các doanhnghiệp, các cơ sở sản xuất tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề,đáp ứng số lượng và chất lượng lao động cho doanh nghiệp và hộ sản xuất,
Trang 35mở các lớp đào tạo ngắn hạn với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và hộlàng nghề, tạo điều kiện ổn định đời sống, việc làm cho nhân dân.
Có một thực tế là các nghề thủ công truyền thống nào cũng có những bíquyết riêng, tạo ra tính độc đáo cho sản phẩm, tính vượt trội so với các sảnphẩm khác nhưng các bí quyết đó lại do số ít nghệ nhân trong làng nắm giữ.Nếu không có chính sách khuyến khích động viên tốt, tại các lớp đào tạo đạitrà, các bí quyết của các nghệ nhân không bao giờ được phổ biến Đội ngũnghệ nhân ngày càng cao tuổi, sẽ là thiệt hại cho các nghề thủ công truyềnthống nếu các bí quyết đó không được lưu truyền lại cho thế hệ sau Do vậy,Huyện đã chỉ đạo có cơ chế hỗ trợ để khuyến khích các cơ sở ở các làng nghềmời các chuyên gia, nghệ nhân giỏi, thợ giỏi ở địa phương và ngoài địaphương tham gia dạy nghề, chú trọng đến các nghề truyền thống và phát triển
cả những nghề mới Phát triển và thành lập Chi hội Nghệ nhân thợ giỏi ở cáclàng nghề Tổ chức cho các chủ cơ sở, cá nhân có tâm huyết với nghề nghiệp
đi tham quan học tập kinh nghiệm phát triển làng nghề ở các địa phương khác
để học tập, du nhập phát triển làng nghề mới, cải tiến mẫu mã cho các sảnphẩm truyền thống ngày càng phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng
Kết quả công tác khuyến công dạy nghề, nhân cấy nghề: năm 2008 mởđược 05 lớp, năm 2009 mở được 8 lớp, năm 2010 mở được 8 lớp cho 2.700học viên với các nghề đào tạo như song mây, mây tre giang đan, mộc dândụng, may công nghiệp, đan cói, thêu tranh ở các xã và các doanh nghiệp trênđịa bàn huyện [49, tr.10] Bổ sung lao động làm việc ở lĩnh vực công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp qua đào tạo tập trung nhiều ở các xã làng nghề như CanhNậu, Dị Nậu, Bình Phú, Hương Ngải và các xã thu hồi nhiều đất như Tân xã,Bình Yên, Thạch Hòa, Hạ Bằng, nhân cấy nghề mới ở các xã Cẩm Yên, LạiThượng, Đồng Trúc, Cần Kiệm, nhiều lao động có tay nghề cao đã sản xuất racác sản phẩm như đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp, chạm khắc, làm nhà kẻ truyền,trùng tu các công trình văn hóa
Trang 36Huy động tối đa nguồn vốn để thực hiện Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2008 - 2010 trên địa bàn huyện cho các nhiệm vụ cụ
thể: bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống; xây dựng, phát triển làngnghề mới thông qua các chương trình đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấynghề mới; xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư xây dựng hệ thống xử lý ônhiễm môi trường làng nghề Kết quả, trong giai đoạn 2008 - 2010, đã huyđộng tổng số 254.340 triệu đồng cho phát triển kinh tế làng nghề, trong đóvốn Thành phố là 12.340 triệu đồng; vốn ngân sách Huyện là 119.000 triệuđồng (gồm hỗ trợ đầu tư hạ tầng các làng nghề theo chương trình lồng ghépvới đề án xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ đầu tư hệ thống nước thải tại cáccụm công nghiệp và hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, hỗ trợkinh phí bảo tồn nghề, dạy nghề, truyền nghề, hỗ trợ kinh phí xây dựngtrung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề, xúc tiến thương mại, tham gia hộichợ nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ kinh phí áp dụng khoa học
và công nghệ mới vào sản xuất, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị thay thếthiết bị cũ lạc hậu) và nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp, hộ làngnghề, xã hội hóa là 123.000 triệu đồng [49, tr.12]
Xác định việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất ở cáclàng nghề là một giải pháp quan trọng giúp nâng cao năng suất, hiệu quả,Đảng bộ huyện Thạch Thất đã tích cực chỉ đạo các cơ quan chức năng tạođiều kiện, tư vấn giúp các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp ở các làng nghề xâydựng dự án, chuyển giao công nghệ và đầu tư chiều sâu để sản xuất theo côngnghệ mới, sản phẩm mới Tuy nhiên, quá trình triển khai, Huyện đã từng bướckhắc phục những khó khăn vì không thể đưa nhanh và đồng bộ thiết bị, côngnghệ hiện đại ngay vào sản xuất vì khó khăn về vốn, bên cạnh đó có nguy cơsản phẩm làng nghề truyền thống mất đi những nét độc đáo, tinh xảo, mangbản sắc văn hóa từng làng nghề Đối với các ngành mà mẫu mã sản phẩmquyết định khả năng tiêu thụ như ngành mây tre giang đan, mộc, may, thêu…
Trang 37thì Huyện đã chú trọng đến việc đào tạo thợ thiết kế mẫu, sáng tạo mẫu mớicho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
1.2.3 Giải quyết vấn đề về thị trường tiêu thụ
Để giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ, Huyện ủy Thạch Thất đã nhấnmạnh: Phát huy các thị trường hiện có, tích cực xúc tiến tìm kiếm thị trườngmới, tạo mọi điều kiện nâng cao khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp, hộgia đình sản xuất nghề trong tiêu thụ sản phẩm Tăng cường phổ biến và ứngdụng công nghệ thông tin về thị trường cho các cụm làng nghề Tổ chức cáchội nghị tập huấn, hội thảo về chiến lược kinh doanh, phát triển công nghiệplàng nghề Tổ chức các hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp làng nghề đểquảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường cũng như nắm bắt kịp thời xu hướngtiêu dùng đối với các sản phẩm chủ yếu có thế mạnh của từng làng nghề.Nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường để các sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứngđược nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuấtxây dựng website riêng để quảng bá giới thiệu sản phẩm của đơn vị mình, tạođiều kiện để các doanh nghiệp cơ sở sản xuất làng nghề quảng bá giới thiệu
sản phẩm trên Website Làng nghề truyền thống huyện Thạch Thất.
Có kế hoạch thúc đẩy, phát triển mạnh du lịch gắn liền với làng nghề,tập trung vào việc bảo tồn các công trình kiến trúc cổ, nhà cổ, cải tạo, sắp xếplại sản xuất của các hộ gia đình, xây dựng, mở rộng, cải tạo các tuyến đườnggiao thông, xây dựng các công trình công cộng, xây dựng khu trưng bày giớithiệu sản phẩm, khu sản xuất tập trung, bãi đỗ xe và các công trình phụ trợkhác liên quan đến phát triển du lịch Huyện đã chỉ đạo và phối hợp với cácđịa phương bạn hình thành các tuyến du lịch di tích lịch sử, văn hóa kết hợplàng nghề truyền thống như: Tuyến làng mộc cổ Chàng Sơn -> làng bánh chèlam Thạch Xá -> Chùa Tây Phương -> Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh xãCần Kiệm, Tuyến du lịch tâm linh chùa Thầy (huyện Quốc Oai) -> làng Mộc
Trang 38- may Hữu Bằng -> chùa Tây Phương (Thạch Thất) -> Đình Trúc Động (nơithờ Hai Bà Trưng ở xã Đồng Trúc)
Kết quả cho thấy, các sản phẩm của làng nghề đã được tiêu thụ rộngrãi ở cả 3 khu vực: tại thị trường địa phương, thị trường trong nước và thịtrường quốc tế Tiêu dùng tại thị trường trong nước và địa phương chủ yếu lànhóm hàng đồ gỗ, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng sắt, thép,bánh kẹo, chè lam… Các mặt hàng xuất khẩu đi các nước trên thế giới nhưNga, Liên minh châu Âu (EU), Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước lánggiềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia… gồm nhóm sản phẩm chủ yếu là đồmay mặc, thêu ren, mây giang đan Huyện đã tổ chức tham gia gian trưng bàycủa trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội Tổ chứcHội chợ triển lãm các sản phẩm thủ công nghiệp làng nghề huyện Thạch Thấtnăm 2010 nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tạo điều kiện để cácdoanh nghiệp, hộ làng nghề trưng bày và giới thiệu sản phẩm [49, tr.13]
1.2.4 Chỉ đạo phát triển bền vững, xử lý ô nhiễm môi trường
Trong phát triển kinh tế nói chung, phát triển kinh tế làng nghề nóiriêng phải quán triệt quan điểm của Đảng về phát triển bền vững Thạch Thất
là huyện có nhiều làng nghề nổi tiếng, có từ lâu đời nhưng hiện phải đối mặtvới nhiều thách thức của cuộc sống, của nền kinh tế thị trường Để quản lý,khai thác và phát triển kinh tế làng nghề theo hướng bền vững, phù hợp vớiyêu cầu xây dựng nông thôn mới, cần phải coi làng nghề là di sản để bảo tồn
và phát triển Quán triệt quan điểm đó, Huyện ủy Thạch Thất đã đề ra nhiềuchủ trương, giải pháp để vừa đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các làngnghề đồng thời lại phải đáp ứng với yêu cầu phát triển bền vững Mô hìnhlàng nghề ở các địa phương của huyện Thạch Thất thường là sản xuất tậptrung ở khu vực gần làng xã, thuận tiện cho việc quy hoạch tổng thể mà vẫngiữ được những lợi thế đặc trưng của sản xuất tại các làng nghề Do vậy,huyện Thạch Thất thường xuyên chỉ đạo các làng nghề được tổ chức có hệ
Trang 39thống, trật tự và phát triển bền vững, tạo nhiều sản phẩm cho xã hội và tránhgây ô nhiễm môi trường.
Đảng bộ huyện Thạch Thất chỉ đạo các ban, phòng chức năng và các xã
có làng nghề thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ môi trường Từ khi lập quyhoạch và trong quá trình hoạt động phải có sự quản lý và hướng dẫn củachính quyền và các ngành chức năng Huy động mọi khả năng, biện pháp tậptrung giải quyết có hiệu quả việc xử lý ô nhiễm đã và đang tồn tại ở một sốđịa phương - xây dựng những dự án có tính khả thi về xử lý các chất thải, cácchất khí có hại, phòng chống cháy nổ Từng bước đưa các khâu sản xuất gây ônhiễm vào các cụm, điểm sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theoquy hoạch của làng để có điều kiện xử lý chất thải Phát triển làng nghềtruyền thống trong quá trình CNH, HĐH phải đảm bảo mục tiêu tăng trưởngkinh tế, chuyển dịch cơ cấu, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhândân, tiến tới xây dựng một nông thôn mới văn minh, tiến bộ, an toàn về sinhthái Phải có kế hoạch phát triển làng nghề kết hợp bảo vệ môi trường sinhthái, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, phá vỡ cảnh quan sinh tháitrong khu vực Việc đề ra các giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái cho cáclàng nghề truyền thống phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, điều kiện
cụ thể của từng làng nghề
UBND huyện đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường xây dựng và
ban hành Đề án Thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải làng nghề trên địa bàn huyện năm 2008 và những năm tiếp theo Đây là
cơ sở để thực hiện vệ sinh môi trường ở các làng nghề Từ mô hình xử lý rácthải ở xã Dị Nậu, huyện đã triển khai nhân rộng trên địa bàn, bước đầu pháthuy hiệu quả Huyện chỉ đạo hoàn thiện quy hoạch khu xử lý rác thải tại thônHoàng Xá (xã Lại Thượng) sớm đưa vào sử dụng, nhiểu xã ký hiệp đồng vớiHợp tác xã Thành Công thu gom, vận chuyển rác thải đi xử lý hàng ngày vớilưu lượng khoảng 70 tấn một ngày Đồng thời, Huyện chỉ đạo xây dựng mô
Trang 40hình vệ sinh môi trường theo hướng mở rộng xã hội hóa, áp dụng hình thứcgiao khoán tiến tới đấu thầu bảo đảm thu gom và xử lý vệ sinh các làng nghề,bảo vệ môi trường [49, tr.14].
*
* *Với điều kiện đặc thù về tự nhiên, địa lý, dân số, kinh tế - xã hội, truyềnthống văn hóa xứ Đoài là những cơ sở để Đảng bộ huyện Thạch Thất tăngcường công tác lãnh đạo phát triển kinh tế làng nghề trong giai đoạn mới sápnhập về Thủ đô Hà Nội từ 2008 đến 2010 Sự lãnh đạo của Đảng bộ huyệnThạch Thất đã đạt được những kết quả quan trọng trên các mặt chỉ đạo thựchiện quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng; giải quyết vấn đề nhân lực, vốn đầu
tư, công nghệ sản xuất, mẫu mã sản phẩm; giải quyết vấn đề về thị trường tiêuthụ; chỉ đạo phát triển bền vững, xử lý ô nhiễm môi trường Kinh tế làng nghềbước đầu có sự khởi sắc, phát triển, thu nhập của các tầng lớp lao động làmnghề được cải thiện đáng kể Tuy nhiên, quá trình lãnh đạo phát triển kinh tếlàng nghề ở Thạch Thất giai đoạn 2008 - 2010 cũng còn nhiều hạn chế, bất cậpnhất định, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của của Huyện
Từ những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế trong giai đoạn 2008
-2010 là cơ sở để Đảng bộ huyện Thạch Thất đề ra những chủ trương, giảipháp mới trong giai đoạn tiếp theo đạt kết quả cao hơn, đáp ứng với yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội của Huyện phù hợp với yêu cầu mới