Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua năm hình thái kinh tế xã hội, tương ứng với mỗi hình thái kinh tế xã hội là một phương thức sản xuất nhất định gắn với điều kiện lịch sử cụ thể, cho nên trong quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng đã xuất hiện những tư tưởng kinh tế, học thuyết kinh tế khác nhau. Với mỗi trường phái kinh tế đều có những đặc điểm lý luận riêng, được quy định bởi phương pháp luận và bị chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử kinh tế từng giai đoạn. Khi phương thức sản xuất TBCN manh nha xuất hiện cùng với nó là sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất hàng hóa, các quan niệm về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường là sự tranh luận gay gắt của nhiều trường phái kinh tế, nhưng tựu trung lại có hai quan điểm cơ bản đó là; Nhà nước có can thiệp hay không can thiệp vào sự vận động và phát triển của nền kinh tế và nếu có can thiệp thì can thiệp mức độ nào. Phân tích, đánh giá các quan điểm kinh tế về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế từ đó rút ra những ưu điểm và hạn chế để vận dụng vào quá trình phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Trang 1VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua năm hình thái kinh tế xã hội,tương ứng với mỗi hình thái kinh tế xã hội là một phương thức sản xuất nhấtđịnh gắn với điều kiện lịch sử cụ thể, cho nên trong quá trình phát triển kinh tế
xã hội cũng đã xuất hiện những tư tưởng kinh tế, học thuyết kinh tế khác nhau.Với mỗi trường phái kinh tế đều có những đặc điểm lý luận riêng, được quyđịnh bởi phương pháp luận và bị chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử kinh tế từng giaiđoạn Khi phương thức sản xuất TBCN manh nha xuất hiện cùng với nó là sựphát triển mạnh mẽ của nền sản xuất hàng hóa, các quan niệm về vai trò của nhànước trong nền kinh tế thị trường là sự tranh luận gay gắt của nhiều trường pháikinh tế, nhưng tựu trung lại có hai quan điểm cơ bản đó là; Nhà nước có canthiệp hay không can thiệp vào sự vận động và phát triển của nền kinh tế và nếu
có can thiệp thì can thiệp mức độ nào Phân tích, đánh giá các quan điểm kinh tế
về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế từ đó rút ra những ưu điểm và hạn chế
để vận dụng vào quá trình phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay có ý nghĩa vôcùng to lớn
là giai đoạn tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản Với họ việc tích lũy tiền
tệ có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng, coi tiền là thước đo của sự giàu có và
để tích lũy tiền phải thông qua thương mại mà trước hết là ngoại thương cho nên
họ rất đề cao vai trò can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế nhằmthúc đẩy quá trình tích lũy tiền cho quốc gia mà trực tiếp hơn là cho các nhà tư
Trang 2bản thương nghiệp Theo trường phái trọng thương muốn có nhiều tiền phải dựavào ngoại thương và trong ngoại thương phải bảo đảm nguyên tắc xuất siêu, tiềnbán hàng hóa ra nước ngoài phải nhiều hơn tiền mua hàng hóa ở nước ngoài và
để có xuất siêu thì nhà nước phải sử dụng các công cụ can thiệp vào nền kinh tế
để khuyến khích xuất khẩu đồng thời hạn chế và thậm chí cấm nhập khẩu cácbiện pháp can thiệp của Nhà nước như; thực hành chế độ thuế quan bảo hộ nhằmkiểm soát nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu và bảo vệ hàng hóa sản xuất trongnước, bảo hộ sự phát triển của các xí nghiệp công trường thủ công; sử dụngcông cụ pháp luật để ngăn cấm dùng tiền vàng chảy ra nước ngoài, quy định khitàu buôn khi tàu buôn đi bán hàng ở nước ngoài thì chỉ mang tiền về, khôngđược mang hành về còn tàu của nước ngoài tới bán hàng thì không được mangtiền về mà chỉ mang hàng về; đưa ra chính sách hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợicho tư bản thương nghiệp hoạt động
Các quan điểm của chủ nghĩa trọng thương đã được các quốc gia phongkiến Tây Âu vận dụng theo điều kiện lịch sử riêng của các nước Ví dụ, ở TâyBan Nha nhà nước tích trữ nhiều vàng bạc trong kho, cấm xuất khẩu vàng bạc,cắt xén vàng bạc trong tiền đúc để hạn chế xuất tiền vàng ra nước ngoài, phongtỏa oàn bộ kim loại quý từ nước ngoài về…tại Pháp nhà nước can thiệp vào nềnkinh tế bằng việc đưa ra hệ thống các chính sách; thuế nhập khẩu cao, cấm xuấtkhẩu nguyên liệu
Tóm lại: Chủ nghĩa trọng thương ra đời trong thời kì tích lũy nguyên thủy,
sản xuất chưa phát triển, chủ nghĩa tư bản cũng đang trong quá trình phôi thai rấtcần tới vai trò bà đỡ của nhà nước phong kiến, chính vì thế các nhà trọng thươngđặc biết đề cao và khuyến khích sự can thiệp vào nền kinh tế của nhà nước phongkiến Sự can thiệp của nhà nước trong giai đoạn này đã gíp rút ngắn quá trình tíchlũy nguyên thủy tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển Tuynhiên, khi lực lượng sản xuất phát triển tới một trình độ cao, những quan điểmcủa chủ nghĩa trọng thương và sự can thiệp thô bạo, phi kinh tế của nhà nướckhông còn phù hợp
1.2 Quan niệm về vai trò của nhà nước của trường phái Cổ điển
Các đại biểu Cổ điển không phủ nhận sự tồn tại khách quan của nhà nướctrong nền kinh tế thị trường, họ chỉ chống lại sự can thiệp sâu, cứng nhắc, quá
Trang 3mức của nhà nước Họ đề cao quan điểm về tự do kinh tế, được thể hiện rõ nhấttrong lí thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith Theo Adam Smith, xã hội làliên minh những quan hệ trào đổi, trao đổi là đặc tính vốn có của con người.Thông qua trao đổi nhu cầu của con người được thoả mãn Trao đổi là một thiênhướng phổ biến của mọi xã hội, nó tồn tại vĩnh viễn cùng với sự tồn tại của xãhội loài người Khi trao đổi sản phẩm lao động cho nhau người ta bị chi phối bởilợi ích cá nhân, mỗi người chỉ biết chạy theo tư lợi, lợi ích cá nhân là động lựctrực tiếp chi phối người ta hoạt động trao đổi (khi bán muốn bán đắt, mua thìmuốn rẻ), nhưng khi chạy theo tư lợi thì con người còn chịu tác động của “bàntay vô hình” Với tác động này, con người kinh tế vừa chạy theo tư lợi, lại vừaphải đáp ứng lợi ích chung của xã hội Từ phân tích trên, ông chỉ ra: Bàn tay vôhình đó là sự hoạt động của các qui luật kinh tế khách quan Các qui luật kinh tếkhách quan được ông coi là một trật tự tự nhiên
Theo Smith, để có hoạt động của trật tự tự nhiên (tức là để hoạt động củacác qui luật kinh tế) cần phải có những điều kiện nhất định, đó là: Sự tồn tại vàphát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá; Nền kinh tế phải được phát triểntrên cơ sở tự do kinh tế (tự do sản xuất, liên doanh, liên kết), trên cơ sở đó, hìnhthành mối quan hệ giữa người với người Thực chất là muốn kinh tế hàng hoáphát triển hàng hoá phải được tự do lưu thông trên thị trường
Smith cho rằng; cần phải tôn trọng trật tự tự nhiên, sản xuất và lưu thônghàng hoá phải được phát triển theo sự điều tiết của bàn tay vô hình Nhà nướckhông nên can thiệp vào kinh tế, nhà nước chỉ có chức năng bảo vệ quyền sởhữu của các nhà tư bản, đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài và trừng phạtnhững kẻ phạm pháp Vai trò kinh tế của nhà nước chỉ được thể hiện khi nhữngnhiệm vụ kinh tế vượt quá sức của các doanh nghiệp như xây dựng đường xá,đào sông, đắp đê hay những công trình kinh tế lớn Theo A.Smith, đó chính là 3chức năng cơ bản của nhà nước: bảo đảm môi trường hoà bình, không để xảy ranội chiến, ngoại xâm; tạo ra môi trường thể chế cho phát triển kinh tế thông qua
hệ thống pháp luật; và cung cấp hàng hoá công cộng
Ngoài ba chức năng cơ bản đó, tất cả các vấn đề còn lại đều có thể đượcgiải quyết một cách ổn thoả và nhịp nhàng bởi “bàn tay vô hình” Smith kếtluận: qui luật kinh tế là vô địch, mặc dù chính sách kinh tế của nhà nước có thể
Trang 4kìm hãm hoặc thúc đẩy sự hoạt động của qui luật kinh tế Tư tưởng về “bàn tay
vô hình” đã thống trị trong các học thuyết kinh tế phương Tây đến đầu thế kỷ
XX trong các trào lưu của học thuyết Tân cổ điển
1.3 Quan điểm về vai trò nhà nước của trường phái Tân cổ điển
Cách nhìn của trường phái Tân cổ điển cũng giống như các nhà kinh tế Cổđiển, trường phái Tân cổ điển không xem xét vai trò của nhà nước một cách biệtlập mà đặt nó trong một hệ thống lý thuyết chung Họ đưa ra một quan niệmtổng quát về nền kinh tế thị trường để từ đó đánh giá vai trò của nhà nước, phânbiệt rõ chỗ nào để thị trường hoạt động, chỗ nào cần nhà nước can thiệp
Theo phái Tân cổ điển, nền kinh tế thị trường là một hệ thống mang tính ổnđịnh, mà sự ổn định bên trong là thuộc tính vốn có chứ không phải là kết quả sựsắp đặt của nhà nước Khả năng đó được quyết định bởi một cơ chế đặc biệt - “cơchế cạnh tranh tự do.” Cạnh tranh tự do thường xuyên bảo đảm sự cân bằng chungcủa nền kinh tế Chính cơ chế này cho phép phân bổ các nguồn lực một cách hợp
lý, tận dụng triệt để mọi nguồn lực và dẫn đến quan hệ phân phối mang tính côngbằng giữa các bộ phận xã hội Công bằng ở đây theo nghĩa, những bộ phận nào cókhả năng thích ứng tốt nhất với những diễn biến và những nhu cầu thị trường thì sẽ
có thu nhập và thu nhập chính đáng Nếu như trên thực tế xảy ra những hiện tượngkhông bình thường thì phải tìm nguyên nhân của những hiện tượng đó từ chínhsách can thiệp của nhà nước
Theo quan niệm phổ biến của phái Tân cổ điển, để lựa chọn được cách canthiệp hợp lý, nhà nước phải hiểu được cấu trúc của nền kinh tế thị trường, cơ chếvận hành của nó và tôn trọng những quy luật khách quan liên quan đến cung -cầu Muốn xác định chính xác ngưỡng can thiệp thì phải hiểu những nhân tố ảnhhưởng tới cung - cầu và những điều kiện cho sự cân bằng cung và cầu Cũngtheo các nhà kinh tế Tân cổ điển, cạnh tranh tự do không bao giờ nảy sinh mộtcách tự nhiên, nó chỉ xuất hiện và phát huy tác dụng khi được đảm bảo bởinguyên tắc số một: sở hữu tư nhân Đây là cơ sở để nền kinh tế thị trường thíchứng với mọi sự thay đổi của giá cả Chính chế độ sở hữu tư nhân là nhân tố cơbản làm cho nền kinh tế thị trường luôn khôi phục được sự cân bằng chung Dovậy, khi nhà nước thu hẹp không gian kinh tế của khu vực tư nhân chắc chắndẫn tới sự bất ổn Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, quyền tự do kinh doanh
Trang 5của các nhà sản xuất và quyền tự do lựa chọn của người tiêu dùng là những lựclượng chế ngự, chi phối; chế độ tư hữu là cơ sở bảo đảm cho sự hòa hợp tựnhiên, do vậy không cần sự điều chỉnh nào của chính phủ hay các cơ quan điềutiết khác.Với những quan niệm trên đây, trường phái Tân cổ điển khuyến nghịnhà nước nên dừng ở những chức năng chính là: Duy trì ổn định chính trị; Tạomôi trường pháp luật ổn định và chính sách thuế khóa hợp lý, khuyến khíchngười tiêu dùng; Sử dụng hợp lý ngân sách quốc gia, hướng chi tiêu ngân sáchcho mục tiêu phát triển kinh tế như đào tạo nhân lực, nghiên cứu cơ bản để đổimới công nghệ, hỗ trợ cho những ngành sản xuất có triển vọng cạnh tranh caotrên thị trường thế giới
1.4 Quan điểm của J.M.Keynes về vai trò của nhà nước
Keynes cho rằng, cần phải tổ chức lại toàn bộ hệ thống kinh tế TBCN theonguyên tắc lý thuyết mới Chính ông đã làm một cuộc cách mạng về lý thuyếtkinh tế trong đó nhấn mạnh vai trò của “bàn tay hữu hình” điều tiết nền kinh tế.Theo Keynes cho rằng trong nền kinh tế vấn đề cân bằng kinh tế, khủng hoảng
và thất nghiệp chịu tác động bởi tổng lượng lớn đó là: Đại lượng xuất phát baogồm các nguồn vật chất như tư liệu sản xuất, sức lao động, trình độ trang thiết bị
kỹ thuật, trình độ chuyên môn sản xuất… Đây là đại lượng không thay đổi; Đạilượng khả biến độc lập bao gồm: các khuynh hướng tâm lý tiêu dùng (C), tiếtkiệm (S), đầu tư (I), sở thích chi tiêu Đây là cơ sở hoạt động của mô hình, đònbẩy đảm bảo sự hoạt động của các tổ chức kinh tế tư bản chủ nghĩa; Đại lượngkhả biến phụ thuộc bao gồm sản lượng (Q) và thu nhập (R) Nó thay đổi theocác tác động của đại lượng khả biến độc lập
Giữa đại lượng khả biến độc lập và đại lượng khả biến phụ thuộc có quan
hệ với nhau Trong nền kinh tế Q = C + I Trong nền kinh tế quốc dân sản lượngbằng thu nhập (Q = R), mỗi người nhận được thu nhập sẽ dành cho tiêu dùng vàtiết kiệm (R = C + S) Trong đó, khuynh hướng gia tăng tiết kiệm (dS) thườnglớn hơn gia tăng thu nhập (dR), làm cho gia tăng tiêu dùng (dC) chậm hơn giatăng thu nhập (dR), làm cho tổng cầu suy giảm, khủng hoảng kinh tế và thấtnghiệp nổ ra
Từ phân tích trên, Keynes mất lòng tin vào cơ chế thị trường Ông phêphán lý luận truyền thống cho rằng chế độ tư bản chủ nghĩa là tốt đẹp, cơ chế thị
Trang 6trường tự do tự nó đi đến cân bằng và đạt được sự phân bổ tối ưu về tài nguyên
và đầy đủ việc làm Từ đó, ông khẳng định, để có cân bằng nền kinh tế, khắcphục khủng hoảng và thất nghiệp, thì không thể dựa vào cơ chế thị trường tựđiều tiết, mà phải có sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế
Theo Keynes, muốn có cân bằng kinh tế, nhà nước phải can thiệp vào kinh
tế, qua đó khuyến khích các khuynh hướng tâm lý của con người như khuynhhướng tiêu dùng, khuynh hướng đầu tư nhằm bảo đảm kích thích được tổng cầu(bao gồm cả cầu đầu tư và cầu tiêu dùng), thực hiện toàn dụng nhân công, tạo racân đối kinh tế ổn định và bảo đảm tăng trưởng kinh tế, trên cơ sở đó, sẽ khắcphục được khủng hoảng, thất nghiệp và tạo nên sự ổn định chính trị - xã hội Từ
đó, ông đưa ra các kiến nghị, cụ thể là: Nhà nước phải thực hiện các biện pháptăng cầu có hiệu quả bằng cách sử dụng ngân sách để kinh thích đầu tư của tưnhân Nhà nước phải tăng thêm đơn đặt hàng của mình đối với các sản phẩm vàdịch vụ của các tổ hợp công nghiệp, các hãng lớn về hàng không vũ trụ, xây dựngkết cấu hạ tầng, sản xuất hàng tiêu dùng Keynes cho rằng, đây là biện pháp chủđộng tăng cầu về tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng và cầu về sức lao động nhằmtăng khối lượng việc làm
Nhà nước sử dụng hệ thống tín dụng và tiền tệ để kích thích lòng tin, tínhlạc quan và tích cực của nhà kinh doanh bằng cách: Giảm lãi suất, tăng lợinhuận, để làm được việc đó thì nhà nước phải thực hiện trợ cấp về tài chính, tíndụng thông qua ngân sách nhà nước để bảo đảm sự đầu tư và sự ổn định về lợinhuận cho tư bản độc quyền Thực hiện “lạm phát có kiểm soát” để làm tăng giá
cả hàng hoá một cách vừa phải, từ đó hiệu quả giới hạn của tư bản sẽ tăng lên,các nhà kinh doanh sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn Keynes cho rằng, việc thựchiện “lạm phát có kiểm soát” là biện pháp hữu hiệu để kích thích thị trường màkhông gây ra sự nguy hiểm Nâng cao tổng cầu và việc làm bằng cách mở rộngnhiều hình thức đầu tư, kể cả đầu tư vào các hoạt động ăn bám nhằm giải quyếtviệc làm, có thêm thu nhập, khắc phục được khủng hoảng và thất nghiệp.Khuyến khích tiêu dùng của cá nhân của người giàu cũng như người nghèo Nhưvậy, so sánh cách nhìn của Keynes và cách nhìn của Tân cổ điển, có thể thấy sựkhác nhau căn bản trong quan niệm về vai trò của nhà nước Nếu Tân cổ điểncho rằng nhà nước không nên điều tiết trực tiếp mà chỉ dừng lại ở chức năng tạo
Trang 7môi trường thì Keynes khẳng định, muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp
và suy thoái, nhà nước phải trực tiếp điều tiết kinh tế
Lý thuyết kinh tế của J.M Keynes đã giữ vị trí thống trị trong hệ thống tưtưởng kinh tế tư sản những năm cuối của thế kỷ XIX và ba thập kỷ đầu của thế
kỷ XX, nó là cơ sở tiền đề và thể hiện lợi ích của chủ nghĩa tư bản độc quyềnnhà nước Lý thuyết J.M Keynes đã được vận dụng vào điều chỉnh nền kinh tế ởhầu hết các nước tư bản phát triển và đã mang lại hiệu quả không nhỏ Tuynhiên, lý thuyết kinh tế của J.M Keynes quá đề cao vai trò kinh tế của nhà nước,xem nhẹ các quy luật kinh tế khách quan; các biện pháp can thiệt của nhà nước,nhất là chính sách thuế còn bộ lộ nhiều mâu thuẫn, vì khi đã tăng thuế thu nhậpđối với dân cư thì sẽ hạn chế cầu tiêu dùng Vì vậy, khi nền kinh tế tư bản chủnghĩa đã phát triển đến mức độ nhất định, thì các giải pháp dựa trên lý thuyếtJ.M Keynes tỏ ra không còn hiệu quả, không khắc phục được những căn bệnhmới nảy sinh trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa như trì trệ và lạm phát
Dựa trên cơ sở lý thuyết của Keynes, các nhà kinh tế học tiếp tục xây dựngthành trường phái Keynes Trường phái này phát triển các lý thuyết Keynestrong điều kiện mới trên cơ sở thừa nhận các nguyên nhân của khủng hoảng, thấtnghiệp, tác động của tiêu dùng, đầu tư tư nhân đến tổng cầu và tiếp tục ủng hộ
sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế thông qua các chính sách khuyến khíchđầu tư, tiêu dùng Trường phái Keynes đã phát triển việc phân tích nền kinh tế từtrạng thái tĩnh, ngắn hạn sang phân tích động, dài hạn; đưa ra các lý thuyết giaođộng kinh tế và tăng trưởng kinh tế, cụ thể hóa các chính sách kinh tế và hoànthiện cơ chế điều chỉnh nền kinh tế TBCN
1.5 Quan điểm của Chủ nghĩa tự do mới
Chủ nghĩa tự do mới là một trong những trào lưu tư tưởng kinh tế lớn xuấthiện từ những năm 1930 và phát triển cho tới nay Lý luận kinh tế của chủ nghĩa
tự do mới một mặt kế thừa quan điểm truyền thống của phái Cổ điển, đề cao tưtưởng tự do kinh tế, nhấn mạnh bản năng tự điều tiết của các quan hệ thị trườngnhư một thuộc tính tự nhiên Mặt khác, trường phái này lại muốn xây dựng một
hệ thống lý thuyết mới nhằm điều tiết nền kinh tế thị trường hiện đại một cách
có hiệu quả hơn trên cơ sở khai thác những luận điểm của các phái phi cổ điển Theo Chủ nghĩa tự do mới, nền kinh tế thị trường hiện đại có khả năng tự
Trang 8điều tiết cao, do vậy sự can thiệp của chính phủ vào tiến trình hoạt động của thịtrường là cần thiết nhưng cũng chỉ nên giới hạn theo phương châm “thị trườngnhiều hơn, nhà nước can thiệp ít hơn.” Trào lưu Tự do mới xuất hiện ở nhiềunước tư bản với các tên gọi khác nhau, trong đó điển hình là các khuynh hướng
ở Mỹ và ở Đức
Lý thuyết tự do kinh tế ở Mỹ biểu hiện thành nhiều trào lưu cụ thể vớinhững tên gọi khác nhau Trong đó nổi bật là phái Trọng tiền, phái Trọng cung,
và phái Kinh tế vĩ mô mong đợi hợp lý
Phái Trọng tiền (còn gọi là phái Chicago) đứng đầu là Milton Friedman đã
cổ vũ nhiệt tình cho một nền kinh tế thị trường tự do không có sự can thiệp củachính phủ Theo phái Trọng tiền, sự can thiệp của nhà nước thường phá vỡnhững cân bằng tự nhiên của thị trường - do vậy có hại cho nền kinh tế MiltonFriedman chủ trương để cho nền kinh tế thị trường tự do điều tiết, nhà nước canthiệp chỉ làm xấu thêm tình hình của thị trường, vì nếu thị trường có khuyết tậtthì bản thân nhà nước cũng có khuyết tật của nó Một số đại biểu khác thì khẳngđịnh trong nền kinh tế thị trường hiện đại, không thể bác bỏ nhà nước, nhưng họđòi hỏi nhà nước phải điều tiết, điều chỉnh nền kinh tế theo những qui tắc có tínhchuẩn mực đồng thời kiên quyết phản đối cách điều tiết theo kiểu tuỳ hứng củacác chủ thể quản lý Họ cho rằng, đó là một khuynh hướng khó tránh khỏi, vìtheo kinh nghiệm, khi ban hành các quyết định quản lý, chính phủ thường thiên
về lợi ích của bản thân mình hơn là lợi ích của dân chúng Chính vì vậy cần xáclập một hệ thống nguyên tắc của chính sách và những nguyên tắc này phải mangtính khách quan, độc lập với ý muốn chủ quan tuỳ tiện của chính phủ Trong hệthống chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách cơ bản và quan trọng nhất chính làchính sách tiền tệ
Phái Trọng cung thì cho rằng, nguyên nhân làm nền kinh tế Mỹ suy yếu cả
ở trong nước và cả trên thị trường quốc tế những năm 1970 nằm ngay trongchính sách kinh tế của nhà nước Mỹ M Feldstein4 khẳng định “…việc nhànước sử dụng sai chính sách tiền tệ - tín dụng đã làm toàn bộ nền sản xuất bất ổnđịnh và nạn lạm phát phát triển nhanh chóng.” Các nhà Trọng cung phủ nhậntính hiệu quả của chính sách tài khoá và hiệu lực khuyếch đại vào sản lượng của
“lý thuyết số nhân” của J.M Keynes Họ đề cao một chính sách kinh tế giảm bớt
Trang 9sự can thiệp trực tiếp của nhà nước bằng cách kết hợp giữa giảm thuế và bãi bỏcác qui định hạn chế gây cản trở cho sức cung Hơn nữa, họ còn cho rằng nhànước cần phải từ bỏ chính sách phân phối lại, vì “nhà nước càng ra tay can thiệp
để chữa trị bệnh nghèo túng thì số người nghèo túng càng tăng lên”
Phái Kinh tế vĩ mô mong đợi hợp lý cũng cho rằng, đa số chính sách củanhà nước ít có tính hiệu quả, hoặc chỉ đạt hiệu quả ở mức rất thấp Xuất phát từgiả định trong nền kinh tế thị trường hiện đại, ứng xử kinh tế của mọi người đềudựa trên những dự liệu hợp lý, dân chúng có thể hiểu biết về tình trạng của nềnkinh tế không kém gì nhà nước và các nhà kinh tế học chuyên nghiệp Cùng vớikinh nghiệm của mình, dân chúng có thể dự liệu một cách hợp lý những tìnhhuống kinh tế có thể xảy ra trong tương lai gần, và từ đó sẽ điều chỉnh hoạt độngkinh tế Vì vậy, chính sách kinh tế của nhà nước chỉ có hiệu quả nhất định đốivới mức sản lượng và việc làm khi sự điều chỉnh này gây ra sự bất ngờ đối vớidân chúng, khiến cho dân chúng hiểu sai tình hình kinh tế Tuy nhiên, hiệu quảcủa các chính sách điều tiết của chính phủ cũng chỉ là nhất thời vì trong điềukiện thiết chế tự do dân chủ được xác lập vững chắc, dân chúng hoàn toàn có thểchủ động trong việc tự điều chỉnh cách ứng xử, và cách gây bất ngờ của chínhphủ ở những lần ra chính sách khác sẽ không có hiệu quả.Tựu chung lại, cácphái của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ về cơ bản đều cho rằng, chính sách can thiệpkinh tế của nhà nước có hại nhiều hơn có lợi và nên giảm thiểu sự can thiệp củanhà nước vào kinh tế
Cũng là một khuynh hướng của chủ nghĩa tự do mới, ở Đức, khuynh hướngnày có tên là Chủ nghĩa thị trường xã hội Cách nhìn nhận của phái Kinh tế thịtrường xã hội về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế có sự khác biệt so vớicác phái tự do mới của Mỹ Trong nền kinh tế thị trường xã hội, các quá trìnhkinh tế - xã hội vận hành trên nguyên tắc cạnh tranh có hiệu quả và phát huy cao
độ tính chủ động và sáng kiến của các cá nhân, do đó chính phủ chỉ can thiệpvào nơi nào cạnh tranh không có hiệu quả, ở nơi cần phải bảo vệ và thúc đẩycạnh tranh có hiệu quả Nền kinh tế thị trường xã hội đòi hỏi nhà nước phảimạnh Song chỉ can thiệp với mức độ và tốc độ cần thiết và phải dựa trên hainguyên tắc hỗ trợ và tương hợp Nếu nguyên tắc hỗ trợ liên quan tới câu hỏi liệunhà nước có nên can thiệp hay không, thì nguyên tắc tương hợp lại đề cập tới
Trang 10việc sự can thiệp đó nên được thực hiện như thế nào Nguyên tắc hỗ trợ xác địnhchức năng của nhà nước phải khơi dậy và bảo vệ các nhân tố của thị trường, ổnđịnh hệ thống tài chính - tiền tệ, duy trì chế độ sở hữu tư nhân và giữ gìn trật tự anninh và công bằng xã hội Nguyên tắc tương hợp làm cơ sở để nhà nước hoạchđịnh các chính sách kinh tế phù hợp với sự vận động của các qui luật trong nềnkinh tế thị trường đồng thời phải đảm bảo được các mục tiêu kinh tế - xã hội củamình, trong đó bao gồm các chính sách: toàn dụng nhân lực, tăng trưởng, chốngchu kỳ, thương mại và chính sách đối với các ngành và các vùng lãnh thổ.
Như vậy, trong nền kinh tế thị trường xã hội, nhà nước phải đề ra nhữngchính sách kinh tế tích cực, tức là nhà nước phải là người bảo vệ sở hữu tư nhân,phải có trách nhiệm không để cho các nguyên tắc cạnh tranh bị phá vỡ, phải đưa
ra những khuôn khổ và qui tắc, “luật chơi” trong cạnh tranh, đồng thời với việctạo lập những bộ máy kiểm soát thực hiện các luật chơi đó Nhà nước có thể canthiệp tự do - thông qua các chính sách tín dụng, tiền tệ, thuế nhưng khôngđược can thiệp vào hoạt động kinh tế của bản thân các xí nghiệp, ngay cả những
xí nghiệp nằm trong các tập đoàn, các tổ chức có tính chất độc quyền
Mặt khác, nhà nước phải làm cho nền kinh tế thị trường càng ngày càngmang tính xã hội, làm dịu các mâu thuẫn xã hội thông qua phân phối lại thunhập quốc dân Theo hướng đó, hệ thống thuế của nhà nước là vô cùng quantrọng Theo phái này, tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá chính sách cũng như vaitrò kinh tế của nhà nước và khu vực tư nhân trước sau vẫn là hiệu quả kinh tế.Cho nên khả năng giải quyết các vấn đề xã hội của nhà nước về căn bản phụthuộc vào tính hiệu quả của nền kinh tế Khu vực tư nhân là chỗ dựa để nhànước có thể thực hiện những chính sách phúc lợi xã hội, đặc biệt là đối vớinhững lĩnh vực quan trọng có liên quan tới chất lượng của nguồn nhân lực, hayviệc cung ứng những dịch vụ bảo hiểm, kể cả trách nhiệm của nhà nước trongviệc giải quyết những rủi ro kinh tế, rủi ro xã hội, trong đó có cả trợ cấp đối vớingười thất nghiệp - theo hướng tăng tính xã hội của nền kinh tế
Với các quan điểm nêu trên, những đại biểu của học thuyết nền kinh tế thịtrường xã hội ở Đức đã đưa nhà nước lên tầm cao hơn hẳn chủ nghĩa tự do cũ.Trong mô hình nền kinh tế thị trường xã hội, về nguyên tắc, nguyên lý nhà nướctối thiểu vẫn có giá trị với việc duy trì hiệu năng và tạo ra những cân bằng xã hội
Trang 11bên ngoài nền kinh tế; trong nền kinh tế đó mọi hoạt động của nhà nước phảichịu sự kiểm soát của các công cụ pháp lý, đồng thời nhà nước phải đưa ra đượccác chính sách thống nhất, không đối đầu, không đi ngược lại thị trường nhưng
có trách nhiệm sửa chữa được các sai lệch thị trường và đảm bảo không thay thếcác sai lệch thị trường bằng các sai lệch của nhà nước
1.6 Lý thuyết của P.A Samuelson về vai trò kinh tế của nhà nước
Từ những thành công và hạn chế trong quá trình vận dụng lý thuyết củatrường phái cổ điển và tân cổ điển với việc tuyệt đối hoá vai trò tự điều tiết của
cơ chế thị trường (bàn tay vô hình) và trường phái Keynes đề cao vai trò điềutiết kinh tế của nhà nước (bàn tay hữu hình), P.A.Samuelson đã đưa ra lý thuyếtkết hợp cả hai bàn tay, tức là sử dụng cả cơ chế thị trường và vai trò điều tiếtnhà nước để phát triển kinh tế Ông cho rằng “cả thị trường và chính phủ đềucần thiết cho một nền kinh tế vận hành lành mạnh”
Khi phân tích cơ chế thị trường, các đại biểu của trường phái chính hiệnđại cho rằng, "bàn tay vô hình" cũng đưa nền kinh tế đến những thất bại Đó
là những khuyết tật có tính khách quan của hệ thống thị trường và nó gây ranhững tác động bên ngoài như: ô nhiễm nguồn nước, không khí mà doanhnghiệp không phải trả giá cho sự ô nhiễm này Hoặc là các tệ nạn khủnghoảng, thất nghiệp, sự phân phối thu nhập bất bình đẳng do hệ thống thịtrường sinh ra Từ đó, P.A.Samuelson cho rằng, không nên quá "say mê vẻ đẹp"của cơ chế thị trường Và để khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường,theo ông cần có sự can thiệp của “bàn tay hữu hình”, đó chính là vai trò kinh tếcủa nhà nước
Theo P.A.Samuelson, vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trườngđược thể hiện thông qua bốn chức năng chính:
Thứ nhất: Xây dựng khuôn khổ pháp luật
Chức năng này vượt ra khỏi khuôn khổ của kinh tế học Thực hiện chứcnăng này, Chính phủ phải đề ra những thể chế kinh tế mà các doanh nghiệp,người tiêu dùng và bản thân Chính phủ cũng phải tuân thủ Thể chế kinh tếbao gồm: các quy định về tài sản, các quy tắc về hợp đồng và hoạt động kinh