1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN KINH tế CHÍNH TRỊ VAI TRÒ và bài học KINH NGHIỆM của CÔNG NGHIỆP TRONG CHUYỂN DỊCH cơ cấu KINH tế, PHÁT TRIỂN KINH tế ở VIỆT NAM

22 319 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 152,5 KB

Nội dung

Trong quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp là ngành có vai trò quan trọng đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra thu nhập cho kinh tế quốc dân, đồng thời công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất rất quan trọng trong các ngành sản xuất vật chất. “Công nghiệp trở thành một ngành sản xuất vật chất to lớn và độc lập. Đó là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội”.

Trang 1

Trang

1 Vị trí và vai trò của công nghiệp trong chuyển dịch cơ cấu

1.1 Vị trí của công nghiệp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát

1.2 Vai trò của công nghiệp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát

2 Quan điểm của Đảng ta về phát triển công nghiệp qua các

3 Thực trạng công nghiệp Việt Nam trong những năm qua 9

3.1 Thực trạng công nghiệp Việt Nam trong những năm qua 93.2 Những nguyên nhân chủ yếu gây nên hạn chế về phát triển

4 Những bài học kinh nghiệm và Phương hướng giải pháp

phát huy vai trò công nghiệp trong chuyển dịch cơ cấu

kinh tế, phát triển kinh tế ở Việt nam

14

4.1 Những bài học kinh nghiệm của quá trình xây dựng và phát

4.2 Phương hướng phát triển công nghiệp trong chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, phát triển kinh tế ở Việt Nam giai đoạn hiện nay 15

Trang 2

xuất vật chất to lớn và độc lập Đó là kết quả của sự phát triển lực lượng sảnxuất và phân công lao động xã hội”.

Trong nền kinh tế hàng hoá nước ta hiện nay với nhiều thành phần kinh tếcùng nhau tham gia hoạt động đan xen nhau theo cơ chế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước thì công nghiệp ở nước ta được đánh giá là ngành chủ đạo của nềnkinh tế, một tất yếu khách quan của phát triển kinh tế Quá trình này diễn ra trongđiều kiện nước ta là một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển,tụt hậu khá xa so với các nước phát triển, thua kém nhiều đối với các nước trongkhu vực về trình độ, khó khăn về vấn đề vốn, thị trường tiêu thụ, kinh nghiệm vậnhành theo nền kinh tế thị trường và quản lý sản xuất kinh doanh theo cơ chế mới.Trong điều kiện như vậy cần nghiên cứu vấn đề công nghiệp ở nước ta để có thểlàm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cho nước ta trở thành một nước phát triểnnhờ con đường công nghiệp hoá, hiện đại hóa dựa trên cơ sở phát triển ngànhcông nghiệp được hay không đó là vấn đề rất cần thiết

Thực tế đã chứng minh, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa (CNH,HĐH) nền sản xuất là điều kiện tiên quyết đối với hầu hết các nước đang pháttriển muốn vươn lên hàng các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao.Tuy nhiên đây không phải là một quá trình đơn giản, nó không đơn thuần là sựchuyển tiếp kinh tế, cơ cấu ngành sản xuất theo hướng tăng tỷ lệ công nghiệptrên nông nghiệp trong phạm vi toàn quốc, mà là một quá trình phức tạp, lâu dài.Đây là một quá trình chuyển đổi tổng thể, bao quát nhiều vấn đề quan trọng củanền kinh tế vĩ mô mà sự thành công hay không của quá trình này có tính quyếtđịnh đến mục tiêu CNH, HĐH nền kinh tế của đất nước Với lý do trên em xinđược chọn chủ đề “Vai trò và bài học kinh nghiệm của công nghiệp trongchuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế ở Việt Nam” làm bài thu hoạchcủa môn kinh tế phát triển

1 Vị trí và Vai trò của công nghiệp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế

1.1 Vị trí của công nghiệp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế

Trang 3

Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốcdân bao gồm tất cả các ngành công nghiệp chuyên môn hóa, các xí nghiệp côngnghiệp thực hiện chức năng khai thác, chế biến, sửa chữa Sản phẩm của côngnghiệp là toàn bộ công cụ lao động phần lớn đối tượng lao động và vật phẩmtiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của xã hội.

Công nghiệp trở thành một ngành sản xuất vật chất to lớn và độc lập, là mộttrong hai ngành sản xuất vât chất cơ bản của nền kinh tế quốc dân, trình độ pháttriển của công nghiệp là một trong những tiêu chuẩn đánh giá trình độ phát triểnkinh tế của một quốc gia Đó chính là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất

và phân công lao động xã hội Trong nền kinh tế hàng hóa phát triển, sản xuấtcông nghiệp hoạt động theo nhu cầu của các quan hệ sản xuất hàng hóa như quyluật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh

Nghiên cứu lịch sử phát triển công nghiệp cho thấy công nghiệp không chỉtái sản xuất cơ sở vật chất cho xã hội mà còn tái sản xuất ra các quan hệ sản xuấtkhác nhau trên bước đường phát triển của mình

1.2 Vai trò của công nghiệp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế

Công nghiệp có vai trò quan trọng quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấukinh tế, phát triển kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất của các ngành kinh tếquốc dân đồng thời công nghiệp có khả năng tạo ra những hình mẫu để cácngành kinh tế khác phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa vì:Công nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế,công nghiệp là ngành tạo ra sản phẩm làm chức năng tư liệu sản xuất, trình độphát triển công nghiệp càng cao thì tư liệu sản xuất càng hiện đại, tạo điều kiệnnâng cao năng suất lao động xã hội

Công nghiệp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, đây được coi là nhiệm vụ cơbản trong giai đoạn đầu nền kinh tế nhằm giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩmcho đời sống nhân dân và nông sản cho xuất khẩu Công nghiệp vừa là ngành

Trang 4

cung cấp cho sản xuất các yếu tố đầu vào vừa có vai trò quan trọng trong việc xâydựng cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Công nghiệp cung cấp hàng tiêu dùng cho đời sống nhân dân Khác vớinông nghiệp chỉ cung cấp những sản phẩm tiêu dùng tất yếu đáp ứng nhu cầu cơbản nhất cho con người, còn công nghiệp cung cấp mọi sản phẩm tiêu dùng chosinh hoạt của con người từ ăn mặc, đi lại, vui chơi, giải trí…Công nghiệp càngphát triển thì các sản phẩm hàng hóa càng đa dạng, phong phú về chủng loại,mẫu mã, càng nâng cao về chất lượng

Công nghiệp thu hút lao động nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làmcho xã hội Công nghiệp tác động vào nông nghiệp làm nâng cao năng suất laođộng nông nghiệp, tạo khả năng giải phóng sức lao động, nâng cao trình độchuyên môn và tăng thu nhập cho người lao động

Công nghiệp tạo ra hình mẫu ngày càng hoàn thiện hơn về tổ chức sảnxuất Lực lượng lao động trong ngành công nghiệp có trình độ cao hơn cácngành khác đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp Đối tượng lao động của côngnghiệp rất phong phú và đa dạng (cả tự nhiên và nhân tạo) Mặt khác, sản xuấtcông nghiệp là sản xuất chuyên môn hóa phân công lao động và hợp tác laođộng chặt chẽ và hình thức tổ chức quản lý ở trình độ cao nên hình thành cácnhà máy, các xí nghiệp, các khu công nghiệp tập trung

Như vậy, sức mạnh của công nghiệp không chỉ có tác dụng củng cố vàhoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong bản thân công nghiệp mà còn

có vị trí và vai trò to lớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển kinh tế

2 Quan điểm của Đảng về phát triển công nghiệp qua các kỳ đại hội

Thực tiễn lịch sử đã chỉ ra con đường để đạt được thành công nhanh nhấtthủ tiêu tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, khai thác tối ưu các nguồn lực và các lợithế, bảo đảm nhịp độ tăng trưởng nhanh và ổn định, giải quyết cơ bản các vấn đềkinh tế - xã hội cấp bách là công nghiệp hóa (CNH) Sự nghiệp CNH ở nước tađược bắt đầu từ năm l960, từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960) Đảng đãkhẳng định: “Nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ ở miền Bắc nước ta là

Trang 5

CNH XHCN mà mấu chốt là phát triển nền công nghiệp nặng”(1), chủ trươngCNH là “Xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại, kết hợp côngnghiệp với nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm nền tảng, ưu tiên phát triển côngnghiệp nặng một cách hợp lý đồng thời ra sức phát triển công nghiệp và côngnghiệp nhẹ”(2) Chiến lược này được củng cố và bổ sung qua các thời kỳ đại hộiIV(1976), V(1981) và các hội nghị trung ương, đại hội Đảng Để thực hiện chiếnlược này, chúng ta đã tập trung mọi nguồn lực trong nước và nước ngoài, tranhthủ sự viện trợ và giúp đỡ của các nước bạn XHCN, có khoảng thời gian chúng

ta đã hình thành được một nền kinh tế đa ngành, có các ngành quan trọng như cơkhí, luyện kim, điện năng, khai thác than

Đại hội đảng toàn quốc lần thứ IV (1976) đề ra đường lối: “Xây dựng kinhtế XHCN, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, đưa nền kinh tế từ sảnxuất nhỏ lên sản xuất lớn; ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý,xây dựng công nghiệp với nông nghiệp cả nước thành cơ cấu kinh tế công -nông nghiệp…”(3)

Sau năm 1975 đất nước thống nhất do đòi hỏi phải có chiến lược CNH thíchhợp hơn Nhưng thực tế, đường lối CNH do Đảng đề ra vẫn giữ nguyên Do chủtrương nôn nóng chủ quan duy ý chí dẫn tới một số sai lầm trong công tác chỉđạo, trong cơ chế và chính sách nền thời kỳ đầu 1976-1980 nền kinh tế lâm vàotình trạng suy thoái, khủng hoảng, cơ cấu kinh tế ngày càng trở nên bất hợp lý vàmất cân đối nghiêm trọng Nông nghiệp kém phát triển không đáp ứng được nhucầu trong nước, công nghiệp nặng không phát huy được tác dụng Thời kỳ 1976-

1980 tổng sản phẩm xã hội chỉ tăng 1,4%; thu nhập quốc dân chỉ tăng 0,6%.Trong khi đó dân số tăng 2,24%/năm, sản xuất công nghiệp bình quân chỉ tăng0,6%, trong đó công nghiệp quốc doanh giảm 2,6%; sản xuất nông nghiệp tăngbình quân 1,9% Quá trình CNH diễn ra có nhiều khó khăn và chậm chạp vì thiếunhững tiền đề kinh tế cơ bản Hiệu quả kinh tế rất thấp so với nguồn vốn và côngsức bỏ ra Nguồn lực bị lãng phí nhiều, chưa có tích lũy nội bộ

(1) Đảng Lao động Việt Nam Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần III, 1960.

(2) Đảng Lao động Việt Nam Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần III, 1960.

(3) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976)

Trang 6

Trước tình hình đó Đại hội Đảng toàn quồc lần thứ V(1982) đã xác định:

“Nội dung chính của CNH XHCN trong những năm tới là tập trung sự phát triểnmạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu đưa nông nghiệp lênsản xuất lớn XHCN, ra sức đẩy mạnh hàng tiêu dùng, tiếp tục xây dựng một sốngành công nghiệp nặng quan trọng” (4) Sự thay đổi đó bước đầu đã có tác dụngđến phát triển kinh tế - xã hội và CNH Bình quân hàng năm sản xuất côngnghiệp tăng 0,5%; Thu nhập quốc dân tăng từ 20,5% năm 1980 lên 30% năm

1985 Tại Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa V của Đảng cộng sảnViệt Nam đã coi “Công nghiệp hóa không chỉ đơn giản là tăng thêm tốc độ và tỷtrọng của công nghiệp trong nền kinh tế mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắnvới đổi mới căn bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng nhanh hiệu quả cao

và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân" (KTQD) và đến Đại hội Đại biểutoàn quốc lần thứ VI Đảng ta đã quán triệt tư tưởng CNH: "Đẩy mạnh côngnghiệp hóa với nhịp độ tăng trưởng cao, bền vững và có hiệu quả" Đại hội Đảng

VI đã khẳng định: "Tiếp tục nắm vững hai chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xãhội và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa"(5)

Từ năm 1986, đây là thời kỳ đổi mới toàn diện và đồng bộ cả về nhận thứcquan điểm và tổ chức chỉ đạo thực hiện Đại hội lần thứ VI đã xác định rõ quanđiểm và chủ trương, phương hướng đổi mới kinh tế - xã hội ở nước ta trong chặngđường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH, Đại hội khẳng định: “Tiếp tục xâydựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN trongchặng đường tiếp theo”(6) và “Trước mắt là kế hoạch 5 năm 1986-1990, phải thật

sự tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được 3 chương trình mụctiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”(7) Từ quanđiểm và chủ trương mới trên Đảng và Nhà nước ta đã cụ thể hóa bằng cơ chế vàbằng các chính sách biện pháp thực hiện cụ thể là: chính sách kinh tế nhiều thànhphần, chính sách kinh tế đối ngoại và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính sách

(4) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V (1982)

(5) Trang 33- Văn kiện Đại hội Đảng VI.

(6) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI.

(7) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI.

Trang 7

tài chính tiền tệ kiềm chế lạm phát, chuyển cơ chế kế hoạch hóa tập trung quanliêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Nhờ vậy nềnkinh tế đã vượt qua trạng thái suy giảm lạm phát đáng kể, điều chỉnh cơ cấu kinhtế hợp lý hơn, tiếp tục công nghiệp hóa Lạm phát từ mức 3 con số năm 1986:588,72%; năm 1987:417,6% ; năm 1988: 410,9%; giảm xuống còn hai con sốnăm 1989: 30%; năm 1990: 52,8% Tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng sảnphẩm xã hội là 4,8% Thu nhập quốc dân: 3,9%; giá trị tổng sản lượng côngnghiệp 5,2%, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp 3,5%; giá trị xuất khẩu 28%; giátrị nhập khẩu 8% Một số mặt hàng xuất khẩu cơ bản được hình thành như dầu

mỏ, than đá, lâm hải sản, gạo Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tất cả các lĩnh vựctăng nhanh Thu nhập quốc dân năm 1991 tăng 2,4% so với năm 1990, năm 1992tăng 5,4% so với 1991 Sản lượng công nghiệp tăng 5,3% (1991) và 15,5%(1992) Cơ cấu công nghiệp bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng thích hợp và

có hiệu quả hơn Năm 1986 cơ cấu tổng sản lượng công nghiệp, ngành điện lựcchiếm 3,66%; cơ khí 9,65%; hóa chất phân bón cao su 8,26% thì năm 1990 tỷtrọng tương ứng các ngành đó là 5,1% - 15,9% - 9,4% Giữa các ngành côngnghiệp nhóm A và công nghiệp nhóm B đã bước đầu có sự điều chỉnh trong sựphát triển theo hướng chú trọng thích đáng hơn đến các ngành công nghiệp nhóm

B để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước và để sử dụng tốt hơncác nguồn lực với kỹ thuật truyền thống lao động Công nghiệp ngoài quốc doanh

đã được phát triển chiếm 31,4% (1976) và 43% (1989) còn công nghiệp quốcdoanh năm 1989 chiếm 57%

Để tiếp tục những quan điểm, chủ trương chính sách đổi mới, Đại hội Đảnglần thứ VII(1991) đã chỉ rõ: “Để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh theocon đường XHCN điều quan trọng nhất là phải cải tiến căn bản tình trạng kinhtế - xã hội kém phát triển, phát triển lực lượng sản xuất CNH theo hướng hiệnđại gắn liền với việc phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trungtâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của XHCN không ngừngnâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân”(8) Đại hội

(8) Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

Trang 8

Đảng VII cũng xác định mục tiêu kinh tế của kế hoạch 5 năm (1991-1995):

“Đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát, ổn định phát triển và nâng cao hiệu quảnền sản xuất xã hội, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân và bắt đầu

có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế” (9)

Quá trình đổi mới đã tạo nên được những thành tựu phát triển kinh tế - xãhội, thành tựu CNH trong những năm 1991,1992,1993 cao hơn, có chất lượnghơn, đi vào thực tế hơn so với nhiều năm trước đây - lạm phát được kiềm chế,tốc độ tăng giá trị xuất khẩu lớn hơn tổng sản phẩm xã hội Cán cân thanh toánchuyển từ thiếu hụt 9% GDP giữa năm 1980 sang thặng dư 2%GDP Tổng sảnphẩm trong nước năm 1991 tăng 6,1% so với năm 1990 Trong đó giá trị tổngsản lượng công nghiệp tăng 10,4%; nông nghiệp tăng 1,9%; xuất khẩu tăng13,2% Sự phát triển công nghiệp trong những năm đổi mới không chỉ thể hiện ởtốc độ tăng trưởng mà quan trọng hơn là ở sự chú trọng đổi mới công nghệ, tăngkhả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp và ở sự chuyển dịch cơ cấu theohướng sản xuất gắn với thị trường trong và ngoài nước, phát triển nhanh cácngành có lợi thế so sánh, các ngành có tác động đến sự phát triển chung của nềnkinh tế đất nước và đa dạng hóa các loại hình tổ chức kinh doanh

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994) của Đảng đãcoi Công nghiệp hóa không chỉ đơn giản là tăng thêm tốc độ và tỷ trọng củacông nghiệp trong nền kinh tế mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn với đổimới căn bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng nhanh hiệu quả cao và lâubền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Đến đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) Đảng ta đã quán triệt tưtưởng CNH: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa với nhịp độ tăng trưởng cao, bền vững

và có hiệu quả”(10) và Đại hội VIII xác định mục tiêu của cách mạng Việt Namđến năm 2020 và năm 2010 là: “Tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xâydựng CNXH và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Mụctiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công

(9) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII.

(10) Văn kiện Đại hội Đảng VIII Trang 33

Trang 9

nghiệp có cơ sở vật chất- kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sảnxuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vậtchất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xãhội công bằng, văn minh Từ nay đến năm 2020, ra sức đưa nước ta cơ bản trởthành một nước công nghiệp” (11) Đại hội xác định giai đoạn từ nay đến năm

2020 là bước rất quan trọng của thời kì phát triển- đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X của Đảng đã xác định: “Đẩy mạnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước tatrở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển sản xuất, đồng thời xây dựngquan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN…”(12)

Đại hội lần thứ XI của Đảng đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng Đây là

“Đại hội của trí tuệ, dân chủ, đoàn, kết, đổi mới, thể hiện ý chí kiên cường vàniềm hy vọng lớn lao của dân tộc” Thực tiễn sau gần 30 năm thực hiện côngcuộc đổi mới nước ta đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta

cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại

3 Thực trạng công nghiệp Việt Nam trong phát triển kinh tế

3.1 Thực trạng công nghiệp Việt Nam trong những năm qua.

Trong những năm gần đây, nhất là trong quá trình đổi mới, khu vực côngnghiệp phải đương đầu với những khó khăn khá gay gắt Do những khuyết điểm,sai lầm trong quá khứ về chính sách cơ cấu và chính sách đầu tư, đến nay côngnghiệp nước ta ước khoảng 4.584 xí nghiệp nhưng trình độ công nghệ chỉ đạt từ60%-70% mức trung bình của thế giới Thậm chí có loại chỉ bằng 15-20%.Nhiều loại thiết bị sử dụng đã làm cho mức hao phí nguyên liệu gấp 2 đến 3 lầnmức trung bình của thế giới Nét nổi bật là thiết bị cũ, thiếu phụ tùng thay thế,thiếu bảo dưỡng và sửa chữa nên thiết bị ngày càng xuống cấp nghiêm trọng

(11) Giáo trình Lịch sử Đảng Trang 174

(12) Trang 182 – Giáo trình Lịch sử Đảng.

Trang 10

Phần lớn các xí nghiệp chỉ mới hoạt động 50%-60% công suất máy Trình độ sửdụng tài sản thấp phổ biến là làm việc 1 ca (36%).

Do chưa ý thức đầy đủ về giá thành và chất lượng, nhất là chưa có quanđiểm rõ ràng việc nâng cao đặc tính kỹ thuật của sản phẩm và quy trình sản xuấtnên giá thành sản phẩm sản xuất thường cao, chất lượng kém, mẫu mã xấu, vìthế sản phẩm khó tiêu thụ trên thị trường Nhiều xí nghiệp đòi hỏi được hiện đạihóa nhưng lại gặp phải khó khăn về nguồn vốn đầu tư

Sự phát triển quá lớn về lượng của các xí nghiệp công nghiệp địa phươngcàng làm tình trạng mất cân đối của nền kinh tế gay gắt thêm và gây lãng phí lớntrong sử dụng vốn đầu tư, tài nguyên, nguyên vật liệu Hiện nay bình quân mỗitỉnh, thành phố có 60%-70% xí nghiệp công nghiệp, quá khả năng cho phép củamột địa phương

Tuy nhiên cùng với chính sách chuyển dịch cơ cấu, chuyển đổi cơ chế quản

lý kinh tế theo đường lối Đại hội lần thứ V của Đảng đề ra, nhiều cơ sở kinh tế,nhất là các doanh nghiệp nhà nước đang thích ứng dần với môi trường kinhdoanh mới, bước đầu duy trì, ổn định và phát triển sản xuất Điểm nổi bật là hầuhết các doanh nghiệp dần dần gắn sản xuất với thị trường, chú ý đầu tư chiềusâu, đổi mới mặt hàng, quan tâm đến chi phí giá thành Một số xí nghiệp bắt đầulàm ăn có lãi thực sự và tăng nhanh khoản nộp cho ngân sách Nhà nước (nhưliên hiệp xí nghiệp xi măng năm 2000 nộp ngân sách gấp 19 lần năm 1991) Đây

là những chuyển biến bước đầu trong công nghiệp và có thể xem xét đánh giáthực trạng cơ cấu công nghiệp Việt Nam trong phát triển kinh tế đất nước:

Thời kỳ từ năm 1955-1975

Đây là thời kỳ phát triển sôi động nhất của nền công nghiệp nước ta Sauhòa bình lập lại ở miền Bắc chúng ta đã nhanh chóng hàn gắn vết thương chiếntranh Cho đến nay hầu hết nhà máy lớn còn tồn tại và phát huy tác dụng đềuđược xây dựng trong thời kỳ này như: cơ khí Hà Nội, cơ khí Trần Hưng Đạo, cơkhí Trung tâm (Cẩm Phả), Khu Gang thép Thái Nguyên, phân đạm Hà Bắc,phân lân Văn Điển, Apatít Lào Cai Hàng loạt nhà máy điện được xây dựngmới: điện Vinh, Lao Cai, Uông Bí, Ninh Bình, Quảng Ninh, được khôi phụccải tạo và phát triển Trong công nghiệp nhẹ, chúng ta đã xây dựng một số cơ sởtương đối lớn như khôi phục và mở rộng nhà máy liên hiệp dệt Nam Định, xây

Trang 11

dựng nhà máy dệt kim 8/3… Do những nỗ lực trên giá trị tổng sản lượng côngnghiệp đã tăng lên với nhịp điệu nhanh Đó là thời kỳ công nghiệp phát triểncông nghiệp theo chiều rộng với số vốn đầu tư khá lớn và cũng nhanh chóngphát huy tác dụng, mức huy động công suất máy móc, thiết bị khá cao Với cơcấu công nghiệp như vậy góp phần vào việc phát triển các ngành kinh tế khác,trước hết là nông nghiệp có tác động trực tiếp vào nâng cao mức sống toàn dân Thời kỳ 1976 – 1985.

Sau khi thống nhất đất nước, công nghiệp đã có thay đổi nhất định

Đây là thời kỳ cả nước có nhiều biến động Vừa qua khỏi cuộc chiến tranhkéo dài mấy thập kỷ lại bước vào cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và phía TâyNam của Tổ quốc Nền kinh tế bị bao vây, Trung Quốc cắt viện trợ, các nướcphương Tây tẩy chay chúng ta chỉ còn lại Liên Xô là đang giúp đỡ Trong thời kỳnày nhiều dự án đầu tư với số vốn lớn đã không thực hiện được hoặc đang thựchiện bỏ dở dang Nhiều máy móc thiết bị toàn bộ nhập về không lắp ráp đượchoặc xây dựng xong phải đóng cửa vì thiếu nguyên vật liệu v.v

Thành quả lớn nhất của thời kỳ này là đã cố gắng duy trì năng lực sản xuấtcủa công nghiệp nhẹ và thực phẩm đồng thời xây dựng một số cơ sở như giấyBãi Bằng, điện Phả Lại, điện Hòa Bình, Trị An, xi măng Bỉm Sơn và HoàngThạch v.v Kết quả đã làm cho tài sản cố định tăng 2,5 lần, số lượng xí nghiệpquốc doanh tăng 1,4 lần, số lượng công nhân tăng 1,3 lần, khối lượng sản phẩmtăng gấp 2 lần so với trước năm 1975

Thời kỳ từ 1986 cho đến nay

Nét nổi bật là hầu hết các cơ sở công nghiệp cấp huyện và một số cấp tỉnh,thành quản lý đều đứng bên bờ vực của phá sản Đối với ngành cơ khí chế tạomáy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, mặt hàng không thích hợp với yêu cầu củangười tiêu dùng Các cơ sở sửa chữa cơ khí hầu hết đều không có việc làm, rơivào tình trạng bế tắc Một số ít cơ sở công nghiệp tìm đường ra bằng cách đadạng hóa sản phẩm, chuyển mạnh sang sản xuất theo đơn đặt hàng của cácngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, xây dựng, giao thông vận tảiv.v…Ngành luyện kim cả kim loại màu và kim loại đen cũng gặp không ít khókhăn, chỉ sản xuất cầm chừng

Ngày đăng: 11/04/2018, 08:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w