1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài phương pháp nghiên cứu kinh tế ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đến phát triển bền vững ở việt nam giai đoạn 2001-2014

17 634 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 137 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KINH TẾ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ Đề tài ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TỪ NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

Đề tài ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TỪ NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG Ở VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN 2001-2014

GVHD TS Trần Thị Lan Hương

Nhóm 6

Nguyễn Thị Phương

Hoàng Thị Thu Hồng

Dương Đức Hoàn

Đỗ Thái Hằng

Nguyễn Thị Hương Lan

Nguyễn Anh Thiết

Lưu Văn Anh

Trang 2

ĐỀ CƯƠNG

I Phần mở đầu

1 Lý do lựa chọn đề tài

2 Tổng quan nghiên cứu

3 Mục tiêu nghiên cứu

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

5 Nhiệm vụ nghiên cứu (câu hỏi, giả thuyết)

6 Phương pháp nghiên cứu

7 Dự kiến đóng góp của đề tài

II Phần nội dung

1 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

2 Chương 2: Ảnh hưởng của vốn đầu tư nước ngoài tới phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam

3 Chương 3: Dự báo, giải pháp

III Phần kết luận

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chon đề tài

Đất nước ta đang trải qua quá trình công nghiêp hóa hiện đại hóa vươn mình hội nhập quốc tế một cách mạnh mẽ Việc mở rộng hợ tác quốc tế, thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tận dụng khai thác những lợi thế to lớn của đất nước góp phần bảo đảm các yêu cầu cần thiết tham gia vào nền kinh tế thị trường Với các nước đang phát triển như Việt Nam thì nguồn vốn FDI là vô cùng quan trọng Tuy nhiên, việc sử dụng vốn FDI cần phải phù hợp để không chỉ phát triển kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường và sự phát triển đồng đều về mọi mặt xã hội.

Phát triển bền vững (PTKTBV) là 1 chiến lược tiến bộ Nó đảm bảo các quốc gia tang trưởng kinh tế cao, ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống cho thế hệ hiện tại

và cả mai sau

Nguồn vốn FDI vào Việt Nam ngày càng tang mạnh tuy nhiên có những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội như mất cân bằng giữa các ngành nghề và gây

ô nhiễm môi trường Khai thác tài nguyên thiên nhiên lãng phí.

=> Vì vậy, việc thu hút FDI gắn với PTKTBV là nhiệm vụ lâu dài và cấp thiết.

Đó là lí do vì sao tôi chọn đề tài “ Ảnh hưởng của FDI đến phát triển bền vững ở Việt Nam”.

2 Tổng quan nghiên cứu

- “Doanh nghiệp FDI vẫn là điểm sáng trong xuất khẩu của Việt Nam”, 04/06/2014, Bộ Công Thương đã nêu ra những ưu điểm và ảnh hưởng tích cực của nguồn vốn FDI tới việc xuất khẩu hàng hóa ở Việt Nam FDI giúp thúc đẩy sản xuất, tăng nguồn vốn đầu tư cho các ngành sản xuất Cùng với nguồn vốn đầu tư trong nước thì nguồn FDI đang đóng góp một phần quan trong vào việc tăng cường sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

- Theo Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lenin, 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ

ra khái niệm nguồn vốn đầu tư nước ngoài là gì, ảnh hưởng và tác động của vốn đầu tư nước ngoài tới tình hình phát triển kinh tế trong nước và ngoài nước Cùng đó giáo trình cũng nêu ra cách sử dụng nguồn vốn đầu tư nước cho các nước nhận được nguồn vốn này.

- Báo cáo tổng hợp “Hỗ trợ nghiên cứu cơ chế chính sách thu hút vốn FDI vào đầu

tư bảo vệ môi trường góp phần thay thế vốn ODA sau này” của Bộ kế hoạch và

Trang 4

đầu tư và Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2000-2013, 07//7/2014 của Tổng cục thống kê đưa ra

những số liệu và thống kê về số vốn đầu tư nước ngoài cho từng vùng từng ngành sản xuất ở Việt Nam Bên cạnh là những báo cáo về số vốn đầu tư của các quốc gia tại Việt Nam Nêu ra những ảnh hưởng tới môi trường của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.

-Đặng Thị Thu Hoài ,Tài nguyên thiên nhiên với tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở Việt Nam, Tạp chí Bảo vệ môi trường, số 12/2002.

Các tác giả đã nêu ra được khái niệm về phát triển, phát triển bền vững và phát triển bền vững về kinh tế Đồng thời, chỉ ra các mục tiêu của phát triển bền vững về kinh

tế đó là: Tăng trưởng cao và ổn định, tạo việc làm và cải thiện mức sống cho người lao động, bảo vệ môi trường sinh thái,

- Nguyễn Thị Lan, 2005, Xu hướng chuyển dịch luồng vốn FDI và cơ hội của Việt Nam, Tạp chí Thuế Nhà nước, 14, tr 32-38.

- Nguyễn Tấn Vinh, 2005, Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài tới quá trình phát triển kinh tế Việt Nam, Tạp chí Khoa học chính trị, số 1/2005.

 Các tác giả nêu ra được khái niệm, vai trò và ảnh hưởng của nguồn vốn FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư.

3 Mục Tiêu nghiên cứu

- Chỉ ra thực trạng của FDI với PTBV ở Việt Nam và các giải pháp phù hợp nhằm thu hút

và sử dụng FDI theo hướng PTKTBV

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

_Đối tượng : FDI vào phát triển kin tế bền vững

- Phạm vi

+ Không gian: Việt Nam

+ Thời gian: 2001-2014

5.Nhiệm vụ nghiên cứu

-Biết được thực trạng ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu của FDI đến tình hình phát triển kinh

tế bền vững ở nước ta

Trang 5

-Đề ra các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả FDI , hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực ,

duy trì phát triển kinh tế bền vững

*Câu hỏi giả thuyết

1.Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là gì ? - Là hoạt động đầu tư nhằm lợi ích lâu dài

- Hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác với nền kinh tế nước chủ đầu tư ,…

- FDI đem lại sự tiếp nhận công nghệ kỹ thuật mới cho nước được đầu tư

- Được thực hiện dưới các hình thức đa dạng ,

3.Vai trò của FDI đến phát triển kinh tế -Tác động trực tiếp đến cung cầu,sự ổn định

của nền kinh tế ,làm thay đổi cơ cấu,…

- Tăng khả năng trau dồi khoa học công nghệ…

4.Phát triển kinh tế bền vững là gì ? - Tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển

bền v -Chú trọng đến 3 nhân tố: kinh tế, xã hội, mội trường

5.FDI có chỉ đem lại lợi ích cho phát triển kinh tế

bền vững hay không ?

- Không

- Ngoài những lợi ích to lớn FDI đem lại cho phát triển bền vững kinh tế, xã hội ,môi trường,đi kèm với nó là một số những ảnh hưởng tiêu cực…

6.Nguyên nhân chủ yếu đem lại những ảnh hưởng

tiêu cực đó là gì ?

- Do công tác quy hoạch

- Chính sách và năng lực quản lý còn tồn tại hạn chế…

Trang 6

7.Giải pháp để phát huy tích cực,tối giản hạn chế

và tăng cường thu hút FDI là gì ?

- Cần một định hướng đúng đắn của chính phủ

- Việc thực hiện song song giữa thắt chặt và nới lỏng một số chính sách …

6.Phương pháp nghiên cứu

- Phân tích – tổng hợp

- So sánh đối chiếu

- Phương pháp mô tả

7 Dự kiến đóng góp của đề tài

- Đánh giá thực trạng về việc sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài vì phát triển bền vững

ở Việt Nam Phân tích nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong việc thu hút và sử

dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vì sự phát triển bền vững trong thời gian qua.

- Đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài vì

mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ

NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG

1.1 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1.1Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI )

Khái niệm

Theo khái niệm của IMF, FDI là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được

những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền

kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư

Phân loại FDI:

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

- Doanh nghiệp liên doanh

Trang 7

- Doanh nghiệp chuyển giao công nghệ hoặc doanh nghiệp cổ phần

Đặc điểm của FDI

• FDI mang lại tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao

• Tỷ lệ vốn quyết định phân chia lợi nhuận và nghĩa vụ các

chủ đầu tư

• Thông qua FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận công nghệ

kĩ thuật mới, học hỏi kinh nghiệm quản lí

• FDI được thực hiện dưới các hình thức như: Đóng góp vốn để xây dựng xí nghiệp mới; Mua lại toàn bộ hoặc từng phần xí nghiệp đang hoạt động; Mua

cổ phiếu để thôn tính hoặc sát nhập

Vai trò FDI

• Tác động trực tiếp đến cung cầu

• Tác đông trực tiếp đến sự ổn định kinh tế

• Tăng khả năng trau dồi khoa học và công nghệ

• Góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế

• Đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế

1.1.2 Khái niệm phát triển bền vững

Phát triển kinh tế bền vững là khái niệm thể hiện sự tăng trưởng không chỉ đơn thuần là tăng thu nhập bình quân đầu người mà phải gắn với phát triển bền vững, chú trọng tới cả 3 nhân tố kinh tế, xã hội và môi trường để duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn Tăng thu nhập phải gắn với tăng chất lượng cuộc sống hay tăng phúc lợi và xóa nghèo đói

1.1.3 FDI với phát triển bền vững

1.1.3.1 FDI phát triển bền vững về kinh tế

Cơ cấu kinh tế phải hợp lí, đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí phấn đâu cho tăng trưởng; cân bằng cán cân thương mại, cơ cấu đầu tư phát triển toàn diện các ngành; đảm bảo tiếp thu chuyển giao công nghệ

1.1.3.2 FDI phát triển bền vững về xã hội

Phát triển bền vững về xa hội trong đó chất lượng cuộc sống của dân cư được nâng cao không ngừng, chất lượng môi trường sống được đảm bảo, hạn chế phần

Trang 8

nào bất bình đẳng trong thu nhập, đem lại sự công bằng hơn cho mọi người trong

xa hội

FDI có thể đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập và giảm đói nghèo; tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao chất lượng lao động; nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí, sức khỏe, giảm bớt các tệ nạn xã hội…

1.1.3.3 FDI phát triển bền vững về môi trường

FDI cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bền vững về môi trường đối với nước nhận đầu tư: Các chủ dự án FDI có công nghệ sạch, áp dụng những chuẩn môi trường cao hơn so với yêu cầu của nước chủ nhà, do vậy khả năng gáp phần vào quá trình phát triển bền vững môi trường nước được đầu tư Tuye nhiên, quá trình tiến hàn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng chưa đựng những bất lợi tiềm tàng về môi trường: Gây ô nhiễm môi trường; làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học Do vậy, đạt bền vững môi trường là một mục tiêu đặc biệt quan trọng của hoạt đông đầu tư nước ngoài

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

_ Ở những nước đang trong quá trình công nghiệp hóa như Việt Nam, khi tỷ lệ tiết kiệm trong nước không đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư, thì FDI là nguồn vốn đầu tư quan trọng

_Việt Nam tính đến cuối năm 2013 tỉ lệ đói nghèo vào khoảng 7,6%,về dài hạn nguồn vốn đầu tư cho kinh tế sẽ gặp nhiều trở ngại do phải tập trung nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, đầu tư vào giáo dục và y tế

và giải quyết sinh kế cho người dân chính vì thế rất cần đến nguồn vốn FDI từ nước ngoài

_ Ngân hàng thế giới đánh giá nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Kinh tế bền vững như xây dựng, năng lượng, vận tải ở các nước đang phát triển ,trong đó có Việt Nam có thể lên tới 563 tỷ USD vào năm 2030 ,cùng với 100 tỷ USD để thích nghi với biến đổi khí hậu ,…

_ Chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới, Chính phủ đã

đề ra định hướng mới là coi trọng hơn cơ cấu, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã

Trang 9

hội của FDI, ưu tiên các dự án có công nghệ và dịch vụ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, ít phát thải khí các-bon và các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, có công nghệ thân thiện với môi trường, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần xây dựng kinh tế phát triển bền vững

_ Nhà nước đã chú trọng hơn đến yếu tố môi trường trong các dự án xin đầu tư mới vào Việt Nam Cụ thể

VD: Bình Dương, nơi có nhiều cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động, cho biết khoảng 8% số dự án xin đầu tư vào đây bị từ chối

do lo ngại ô nhiễm

VD : Kế hoạch thu hút nguồn vốn FDI năm nay của tỉnh Đồng Nai chỉ bằng 50% năm 2013 (từ 700 đến 900 triệu USD), bởi lãnh đạo tỉnh chủ trương

“xanh hóa” dòng vốn từ các dự án thân thiện môi trường,công nghệ cao

Kết Luận : Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài luôn luôn chiếm vi trí vô

cùng quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển bền vững ở Việt Nam

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ

BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 2.1 Thực trạng đầu tư FDI

2.1.1 Quy mô vốn FDI :

Tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên phạm vi toàn quốc thời điểm 31/12/2013 là 9093 doanh nghiệp, gấp 6 lần năm 2000, bình quân giai đoạn

2000-2013 mỗi năm tăng xấp xỉ 16%.Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 83% toàn bộ doanh nghiệp FDI , Doanh nghiệp liên doanh chiếm 17%

số doanh nghiệp FDI

Vốn FDI đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng và đạt kết quả cao Theo thông báo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 31/12/2013, cả

Trang 10

nước có 1.530 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký

là 14,48 tỷ USD, tăng 66,8% so với cùng kỳ năm 2012

2.1.2 Cơ Cấu đầu tư

* Cơ cấu theo ngành

Số doanh nghiệp FDI đang hoạt động thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng hiện chiếm tỷ lệ cao nhất với 73% (riêng ngành công nghiệp chiếm 66,4%) Tiếp đến là khu vực dịch vụ với 25,7% Trong khi số doanh nghiệp FDI hoạt động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,4%

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tính đến cuối năm 2013 chủ yếu thuộc ngành công nghiệp chế biến - chế tạo với 16,6 tỉ đô la Mỹ, chiếm 76,9% tổng vốn đăng

ký Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 2 tỉ đô la Mỹ, chiếm 9,4%; và các ngành còn lại đạt 3 tỉ đô la Mỹ, chiếm 13,7%

Đây cũng cơ cấu trong phát triển kinh tế mà nước ta đang hướng tới

* Cơ cấu theo lãnh thổ

FDI ngoài việc tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm thu hút nhiều vốn đầu tư FDI bấy lâu nay ở phía Nam , Bắc như TP Hồ Chí Minh,Hà Nội , Bình Dương,…

dòng vốn này đã bắt đầu đa dạng dòng chảy đến với các vùng công nghiệp khác

VD : Thái Nguyên trở thành địa phương thu hút nguồn vốn FDI cao nhất cả

nước , liền sau là Bình Thuận ; Hải Phòng; Bình Định,…Trong đó chính sách ưu đãi mới của chính phủ và chính quyền địa phương là một trong những nguyên nhân chính giúp thu hút được nguồn đầu tư FDI

* Cơ Cấu đầu tư theo quốc gia

Tính đến cuối năm 2013 thì trong số các quốc gia và cùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp phép mới tại Việt Nam thì Hàn Quốc có lượng đầu tư lớn nhất , tiếp theo đến Singapore , Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Mỹ,…

2.2 Ảnh hưởng của FDI đến phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam

2.2.1 Ảnh hưởng tích cực

Trang 11

2.2.1.1 FDI vì phát triển kinh tế bền vững

_Đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước.

Năm 2013 các doanh nghiệp FDI chiếm tới 45,4% tổng lợi nhuận và 30,5% tổng

số nộp ngân sách nhà nước của toàn bộ khu vực doanh nghiệp

Do tăng trưởng nhanh hơn các khu vực kinh tế khác nên khu vực FDI đóng góp tỷ trọng ngày càng tăng vào GDP Đóng góp 15,2% năm 2000 và tăng lên 19,6% năm 2013

_FDI không để lại gánh nặng nợ cho nước tiếp nhận ,hạn chế được rủi roc ho các

doanh nghiệp trong nước khi liên doanh.

_Thông qua tiếp nhận FDI ,Việt Nam có thể mở rộng thị trường quốc tế ,mở rộng thị trường xuất khẩu và thích nghi nhanh hơn với thị trường quốc tế ,giúp thúc đẩy quá trình hôi nhập

Khu vực FDI tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng xuất khẩu KNXK 5 tháng đầu năm 2014 của cả nước ước đạt 58,5 tỷ USD, tăng thêm 7,8 tỷ USD so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch của khu vực FDI (không

kể dầu thô) ước đạt 36,39 tỷ USD, tăng khoảng 5,7 tỷ USD (đóng góp khoảng 73% kim ngạch tăng thêm)

_Giúp giải quyết vấn đề về vốn lâu dài cho các nước đang phát triển mà cụ thể ở đây là Việt Nam

2.2.1.2 FDI vì phát triển xã hội :

_ Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo

Lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI tại thời điểm 31/12/2013 trên 3,2 triệu người, gấp gần 8 lần năm 2000, bình quân mỗi năm thu hút thêm 216,5 nghìn lao động, góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm của nền kinh tế Khu vực công nghiệp và xây dựng hiện thu hút lao động khu vực FDI đạt tỷ lệ cao nhất với 91% (riêng ngành công nghiệp 90,2%).

Ngày đăng: 25/12/2014, 17:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011, Báo cáo tổng hợp “Hỗ trợ nghiên cứu cơ chế chính sách thu hút vốn FDI vào đầu tư bảo vệ môi trường góp phần thay thế vốn ODA sau này” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỗ trợ nghiên cứu cơ chế chính sách thu hút vốn FDI vào đầu tư bảo vệ môi trường góp phần thay thế vốn ODA sau này
1. Bộ Công Thương, 04/06/2014, Doanh nghiệp FDI vẫn là điểm sáng trong xuất khẩu của Việt Nam Khác
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2004, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội Khác
4. Đặng Thị Thu Hoài, Tài nguyên thiên nhiên với tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở Việt Nam, Tạp chí Bảo vệ môi trường, số 12/2002 Khác
6. Nguyễn Thị Lan, 2005, Xu hướng chuyển dịch luồng vốn FDI và cơ hội của Việt Nam, Tạp chí Thuế Nhà nước, (14), tr32-38 Khác
7. Nguyễn Tấn Vinh, 2005, Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài tới quá trình phát triển kinh tế Việt Nam, Tạp chí Khoa học chính trị, số 1/2005 Khác
8. Tổng cục thống kê, 07/07/2014, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoan 2000-2013 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w