ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ NGOẠI TỆ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2014

25 1.1K 5
ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ NGOẠI TỆ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2014

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA KINH TẾ MÔN: CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN NGHÀNH ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ NGOẠI TỆ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 Giáo viên hướng dẫn: Trần Trọng Tín Sinh viên thực hiện: Lê Thị Kim Ngân MSSV: 1254020016 Lớp: Đại học Kế Toán Khóa 5 Hậu Giang, tháng 3 năm 2015 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN MỤC LỤC DANH MỤC BIỂU BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Tỷ giá ngoại tệ trong giai đoạn 2010 -2014 7 DANH MỤC HÌNH Số hiệu hình vẽ Tên Trang 1 Số liệu xuất nhập khẩu Việt nam trong giai đoạn 2010 - 2014 5 2 Thống kê Kiều hối trong giai đoạn 2010 - 2014 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Việt Nam đã mất 11 năm để chuẩn bị gia nhập WTO, bao gồm 8 năm đàm phán. Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam được thành lập ngày 31/1/1995 và đã gặp nhau 14 lần kể từ tháng 7/1998 tới tháng 10/2006. Và Việt Nam gia nhập WTO chính thức năm 2006, là thành viên thứ 150. Từ sự kiện này có thể nhận ra những ảnh hưởng lớn trên cả cấp vĩ mô và vi mô đối với Việt Nam. Đây cũng là việc chính thức đánh dấu công cuộc cải cách kinh tế của nước ta bằng những lợi ích lớn nhất mà Việt Nam có được từ hội nhập là mở rộng thị trường xuất khẩu thuận lợi cho Việt Nam, như việc xuất khẩu hàng hóa: gạo, hàng nông sản, may mặc và giày dép trong thị trường cạnh tranh kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, cũng như giữa nước ta với các nước trên thế giới. Tạo bước chuyển mới cho đất nước vốn có nền kinh tế đang phát triển (nghèo) bằng nhiều cơ hội lớn như phát triển về thương mại, tăng cường thu hút FDI, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh cải cách kinh tế trong nước và xây dựng nhà nước pháp quyền vững mạnh. Tỷ giá ngoại tệ là một biến số vĩ mô, ra đời bởi các hoạt động ngoại thương và cũng tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất nhập khẩu, cán cân thương mại của mỗi quốc gia, trong đó có Việt nam. Song song đó, tỷ giá ngoại tệ cũng chịu ảnh hưởng bởi sự chênh lệch lạm phát, mức độ tăng (giảm) thu nhập, mức chênh lệch lãi suất, những kỳ vọng về tỷ giá hối đoái trong tương lại, cũng như sự can thiệp của chính sách tỷ giá của mỗi quốc gia. Hiện tại, với nền kinh tế mở cửa của Việt thì lượng ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa, từ kiều hối ngày càng tăng. Cũng đồng nghĩa, sự ảnh hưởng của tỷ giá ngoại tệ ngày càng lớn, tác động tích cực lẫn tiêu cực đến nền kinh tế nước ta. Có thể ví tỷ giá ngoại tệ là con dao hai lưỡi đối với nền kinh tế hiện tại, bởi nó có thể giúp nền kinh tế phát triển hơn nhưng nếu không có những khống chế nhất định thì chính con dao hai lưỡi này sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế. Vì vậy để nghiên cứu vấn đề này, tác giả quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng của tỷ giá ngoại tệ đối với nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014” Nhưng vì thời gian có hạn nên tác giả chỉ đề cập đến tác động của sự thay đổi tỷ giá giữa USD và VND đến nền kinh tế trong giai đoạn 2010 – 2014 nói chung, và hoạt động xuất nhập khẩu, kiều hối nói riêng. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu của tác giả ở chủ đề này là sự ảnh hưởng của tỷ giá ngoại tệ lên nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2014 2.2. Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất là thực trạng tình hình các hoạt động thu về ngoại tệ như: xuất nhập khẩu hàng hóa, kiều hối để xác định lượng ngoại tệ trao đổi giữa nước ta với các nước trên thế giới, cụ thể là giữa USD và VND. Thứ hai là từ thực trạng đó, tác giả sẽ phân tích sự tác động của tỷ giá đến lượng ngoại tệ thu chi từ việc xuất nhập khẩu hàng hóa, kiều hối. Cũng như sự ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của tỷ giá như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam. Cuối cùng tác giả sẽ nêu ra những giải pháp thích hợp cho những ảnh hưởng xấu của tỷ giá ngoại tệ đối với nền kinh tế Việt Nam 3. Giới hạn nghiên cứu 3.1. Nội dung nghiên cứu: Tác giả chú trọng nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tỷ giá USD/VND lên nền kinh tế của nước ta. Từ những số liệu ngoại tệ thu vào và chi ra có bởi các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, kiều hối, sau quá trình phân tích sẽ nêu rõ ảnh hưởng của tỷ giá đối với nền kinh tế, cuối cùng sẽ nêu ra những giải pháp thích hợp. 3.2. Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 28/3/2015 – đến ngày 12/3/2015 3.3. Vùng nghiên cứu: Thành phố Cần Thơ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 1.1.1 Các khái niệm liên quan 1.1.1.1. Kiều hối: Về cơ bản, kiều hối là tiền của người Việt lao động tại nước ngoài gửi về Việt Nam. Cụ thể hơn theo định nghĩa của IMF thì có thể chia kiều hối làm 3 loại sau: tiền do người Việt Nam xuất khẩu lao động gửi về gia đình, họ hàng trong nước; khoản tiền bồi thường cho người lao động hoặc lương thưởng dưới dạng tiền hoặc tương đương trả cho cá nhân làm việc ở nước ngoài; và tiền do Việt Kiều sinh sống tại các quốc gia họ tị nạn gửi về. [1] 1.1.1.2. Kinh doanh xuất nhập khẩu: Đây là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán. Sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia khác nhau trên thế giới. Vậy xuất khẩu là việc bán hàng hoá (hàng hoá có thể là hữu hình hoặc vô hình) cho một nước khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm đồng tiền thanh toán. Tiền tệ có thể là tiền của một trong hai nước hoặc là tiền của một nước thứ ba (đồng tiền dùng thanh toán quốc tế). [2] 1.1.1.3. Tỷ giá – Tỷ giá hối đoái – Tỷ giá ngoại tệ: Khái niệm về tỷ giá: Tỷ giá chính là giá cả của một đơn vị tiền tệ một được biểu hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ của nước khác hay là bằng số lượng ngoại tệ nhận được khi đổi một đơn vị nội tệ hoặc bằng số lượng nội tệ nhận được khi đổi một đơn vị ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái còn được định nghĩa ở khía cạnh khác ,đó là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau . Một đồng tiền hay một lượng đồng tiền nào đó đổi được bao nhiêu đồng tiền khác được gọi là tỷ lệ giá cả trao đổi giữa các đồng tiền với nhau hay gọi tắt là tỷ giá hối đoái hay ngắn gọn là tỷ giá .Như vậy ,trên bình diện quốc tế ,có thể hiểu một cách tổng quát : tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị của các đồng tiền so với nhau. [3] Phương pháp yết giá: Theo tập quán kinh doanh tiền tệ, tỷ giá hối đoái thương được yết giá theo hai phương pháp sau: Phương pháp yết giá trực tiếp: lấy ngoại tệ làm đơn vị so sánh vơi đồng tiền trong nước. Phương pháp yết giá gián tiếp: lấy tiền trong nước làm đơn vị so sánh với tiền nước ngoài. Phân loại: Căn cứ vào ý nghĩa và tác động của tỷ giá hối đoái thì chia làm 3 loại: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là tỷ giá hối đoái được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mức tỷ giá hối đoái này được xác định dựa trên mức tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà Nước xác định. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đc sử dụng phổ biến trong các hợp đồng mua bán thương mại, thanh toán tín dụng, hợp tác đầu tư và là mức tỷ giá được sử dụng trong việc phân tích tác động của tỷ giá đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, cũng như khu vực và toàn bộ nền kinh tế thế giới. Tỷ giá hối đoái thực tế: là loại tỷ giá hối đoái được sử dụng để điều hành chính sách của Chính Phủ trong việc kiểm soát tiền tệ và điều hành thị trường ngoại hối, được xác định dựa trên mức tỷ giá hối đoái danh nghĩa và mức chỉ số giá trong nước và chỉ số giá quốc tế. Tỷ giá hối đoái thục tế = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa × chỉ số giá quốc tế / tỷ số giá trong nước Chỉ số giá(%)= Tỷ lệ lạm phát (%) + 100% Tỷ giá hối đoái ngang giá sức mua: được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị (chi phí sản xuất, giá thành hoặc giá cả) của cùng một lượng hàng hóa đó tính bằng đồng ngoại tệ ở thị trường nước ngoài. Để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia và xuất khẩu thì mức tỷ giá hối đoái danh nghĩa áp dụng trên thị trường cần phải cao hơn mức tỷ giá ngang giá sức mua. [4] Chế độ tỷ giá hối đoái: Chế độ tỷ giá hối đoái nói đơn giản là cách mà một đất nước quản lý đồng tiền của mình, nó liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối. Chế độ tỷ giá hối đoái ở mỗi nước và sau mỗi thời kỳ có thể khác nhau, song cớ bản là chế độ tỷ giá “thả nổi”, theo đó thị trường quy định những biến động của tỷ giá hối đoái. Hoặc ngược lại thì chế độ tỷ giá hoái đoái “cố định” là nhà nước sẽ can thiệp để tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền nước mình so với các nước khác không đổi, hoặc sẽ là một chế độ khá nằm giữa hai giải pháp trên. Từ đó chúng ta có khái niệm về chế độ tỷ giá thả nổi, hay còn gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt chính là chế độ mà trong đó giá trị đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền thẻ nổi. Nói chung, các nhà kinh tế điều cho rằng, trong phần lớn trường hợp, chế độ tỷ giá thả nổi sẽ tốt hơn chế độ tỷ giá cố định bởi vì tỷ giá thả nổi nhay cảm hơn với thị trường ngoại hối. Điều này cho phép làm dịu tác động của các chu kỳ kinh doanh nước ngoài và nó không bóp méo các hoạt động kinh tế. Còn về tỷ giá cố định (hay còn gọi là tỷ giá hối đoái neo, là một kiểu chế độ tỷ giá mà giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một ‘rổ’ các đồng tiền khác, hoặc với một thước đo giá trị khác, vị dụ như vàng. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định. Tỷ giá hối đoái cố định là một lựa chọn chế độ tỷ giá ngược hoàn toàn với tỷ giá hối đoái thả nổi. Mặc dù việc thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ hạn chế khả năng của chính phủ trong vận hành một chính sách tiền tệ nội địa độc lập nhằm duy trì ổn định kinh tế trong nước, song trong thực tế, nhiều chính phủ vẫn thích chế độ tỷ giá hối đoái cố định bởi nó tạo ra sự ổn định. Trong lịch sử, từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đã từng tồn tại hệ thống Bretton Woods cho phép Tây Âu và Nhật Bản có được tỷ giá cố định so với dollar Mỹ cho đến tận năm 1970. Gần đây, Trung Quốc, Hong Kong và Malaysia đã rất thành công trong việc duy trì tỷ giá hối đoái cố định để giữ ổn định kinh tế trong nước. Đồng euro hiện nay cũng có thể được xem là một chế độ tỷ giá hối đoái cố định giữa các quốc gia châu Âu tham gia. Nhiều quan điểm cho rằng tỷ giá hối đoái cố định quá cứng nhắc nên che mất những thông tin cần thiết cho thị trường hoạt động đúng hướng. Đó là vì đồng tiền không còn thể hiện giá trị thị trường thực của chúng. Sự che đậy thông tin này tạo ra tính không chắc chắn, kích thích các kẻ đầu cơ "tấn công" các đồng [...]... là mỗi năm lượng ngoại tệ mỗi tăng, điều này như đã nói từ phần mở đầu, lượng ngoại tệ tăng đồng nghĩa với tác động của nó lên nền kinh tế cũng ngày càng lớn CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ QUA THỰC TRẠNG THU CHI NGOẠI TỆ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 3.1 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỘNG CHO TỶ GIÁ NGOẠI TỆ: 3.1.1: Tỷ giá ngoại tệ biến động qua các năm: Năm 2010 Năm 2011 Năm... đổi của Chính sách nhà nước luôn luôn linh động sao cho phù hợp với nền kinh tế Thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng Tỷ giá ngoại tệ cũng là phương thức đánh giá nền kinh tế của một nước nào đó, với một nước nghèo như Việt Nam, tỷ giá còn là thước công cụ điều chỉnh nền kinh tế Tỷ giá được Ngân hàng Nhà Nước điều hành một cách linh hoạt, chủ động cùng với sự gia tăng của dự trữ ngoại. .. về ngoại hối, làm cho tỷ giá có thể đột biến tăng, giảm trên thị trường Ngoài ra, tỷ giá hối đoái còn phụ thuộc vào chính sách có liên quan tới quản lý ngoại hối, các sự kiện kinh tế - xã hội, các rủi ro bất khả kháng như chiến tranh, thiên tai [6] 3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ NGOẠI TỆ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU: 3.2.1 Ảnh hưởng tỷ giá đến việc xuất khẩu: 3.2.1.1 Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến. .. cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá Khi thâm hụt thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồng nội tệ giảm giá (đây là trường hợp nước ta hiện nay) 3.3.4 Ảnh hưởng của tỷ giá đến lãi suất: Lãi suất và tỷ giá hối đoái là hai trong số những công cụ quan trọng để Chính Phủ điều hành nền kinh tế vĩ mô của một nước Tuy hai công cụ khác nhau nhưng mối quan hệ của chúng... 2013 Năm 2014 USD/VND 18.544 20.618 20.828 21.036 21.246 Để tiện phân tích tác động của tỷ giá ngoại tệ đối với việc xuất nhập khẩu tác giả xin thống kê một số tỷ giá ngoại tệ bình quân liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà Nước, ở 6 tháng cuối mỗi năm giữa các năm trong giai đoạn với nhau như sau: Bảng 2.1: Tỷ giá ngoại tệ trong giai đoạn 2010 -2014 Với bảng này, ta dễ dàng nhận ra tỷ giá ngoại tệ USD/VND... quan hệ cung cầu ngoại tệ, thông qua đó tác động tới tỷ giá Khi cán cân thanh toán bội thu, theo tác động của quy luật cung cầu ngoại tệ sẽ làm cho đồng ngoại tệ mất giá, đồng nội tệ lên giá, tỷ giá hối đoái giảm Ngược lại, khi cán cân thanh toán quốc tế bội chi sẽ làm cho đồng ngoại tệ lên giá, đồng nội tệ mất giá, tỷ giá hối đoái tăng 3.1.2.4 Tình hình tăng trưởng hay suy thoái kinh tế: Nếu các yếu... tỷ giá không hoàn toàn phản ứng theo thị trường [5] 1.1.2 Lý thuyết nghiên cứu Trên lý thuyết, tỷ giá ngoại tệ tác động đến nhiều vấn đề của nền kinh tế Việt Nam như lạm phát, cán cân thương mại, đầu tư từ nước ngoài, vân vân Và từ những con số thống kê được trong thực tiễn những hoạt động thu về ngoại tệ của nước ta, sẽ xác định lại một lần nữa tác động tích cực, tiêu cực của tỷ giá ngoại tệ đến nền. .. mà vẫn khiến tỷ giá danh nghĩa thấp hơn tỷ giá thực thì đồng nội tệ vẫn bị xem là định giá cao hơn giá trị thực, tác dụng thúc đẩy xuất khẩu không nhiều 3.2.2 Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên tính cạnh tranh của nhập khẩu: 3.2.2.1 Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên kim ngạch nhập khẩu: Trên phương diện kim ngạch nhập khẩu, xu hướng chung thường thấy là khi giá đồng nội tệ tăng hay tỷ giá hối đoái... định được tỷ giá, đảm bảo thanh khoản của hệ thống các TCTD, góp phần kiểm soát lạm phát, tháo gỡ một bước khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý [9] PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1/ KẾT LUẬN: Tỷ giá ngoại tệ ảnh hưởng xuyên suốt tất cả hoạt động nền kinh tế nước ta, ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng tác động của nó là như nhau Nên tỷ giá ngoại tệ không... nghiệp trong nước chịu cảnh ế ẩm, doanh thu sụt giảm, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tắng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh . sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế. Vì vậy để nghiên cứu vấn đề này, tác giả quyết định chọn đề tài Ảnh hưởng của tỷ giá ngoại tệ đối với nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014 Nhưng. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA KINH TẾ MÔN: CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN NGHÀNH ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ NGOẠI TỆ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 Giáo viên hướng dẫn: Trần Trọng Tín Sinh. những ảnh hưởng xấu của tỷ giá ngoại tệ đối với nền kinh tế Việt Nam 3. Giới hạn nghiên cứu 3.1. Nội dung nghiên cứu: Tác giả chú trọng nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tỷ giá USD/VND lên nền kinh tế

Ngày đăng: 21/05/2015, 08:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

  • DANH MỤC BIỂU BẢNG

  • DANH MỤC HÌNH

  • PHẦN MỞ ĐẦU

    • 1. Đặt vấn đề

    • 2. Mục tiêu nghiên cứu

      • 2.1. Mục tiêu chung

      • 2.2. Mục tiêu cụ thể:

      • 3. Giới hạn nghiên cứu

        • 3.1. Nội dung nghiên cứu:

        • 3.2. Thời gian nghiên cứu:

        • 3.3. Vùng nghiên cứu:

        • PHẦN NỘI DUNG

          • CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

            • 1.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

              • 1.1.1 Các khái niệm liên quan

                • 1.1.1.1. Kiều hối:

                • 1.1.1.2. Kinh doanh xuất nhập khẩu:

                • 1.1.1.3. Tỷ giá – Tỷ giá hối đoái – Tỷ giá ngoại tệ:

                • 1.1.2. Lý thuyết nghiên cứu

                • 2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

                  • 2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

                  • 2.1.2. Phương pháp phân tích

                  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG THU VỀ NGOẠI TỆ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2014

                    • 2.1. THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM:

                    • 2.2. THỰC TRẠNG KIỀU HỐI TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2014:

                    • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ QUA THỰC TRẠNG THU CHI NGOẠI TỆ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2014

                      • 3.1. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỘNG CHO TỶ GIÁ NGOẠI TỆ:

                        • 3.1.1: Tỷ giá ngoại tệ biến động qua các năm:

                        • 3.1.2. Nguyên nhân tăng giảm tỷ giá:

                          • 3.1.2.1. Chênh lệch lạm phát của hai nước làm ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái

                          • 3.1.2.2. Chênh lệch lãi suất giữa các nước:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan