3.2.1.1. Tình hình thu gom và vận chuyển CTRSH
Theo kết quả điều tra và khảo sát trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu hiện n a y khối lượng CTR nói chung và CTRSH nói riêng phát sinh ngày càng nhiều với khối lượng và thành phần phức tạp. Việc thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn huyện hiện tại mới chỉ thực hiện đối với CTRSH, chưa thực hiện với CTR nông nghiệp, CTR làng nghề, CTR y tế.Cho đến nay CTRSH trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu chưa được phân loại tại nguồn mà thường đổ lẫn vào nhau.
Hiện nay, toàn huyện có 33/33 xã (chiếm 100%) đã tổ chức thu gom chất thải rắn sinh hoạt tập trung.Trong đó 17 xã (Cầu Giát, Quỳnh Hồng, Quỳnh Thọ, Quỳnh Yên, Quỳnh Long, Quỳnh Nghĩa, An Hòa, Tiến Thủy, Quỳnh Lương, Quỳnh Bảng, Quỳnh Thạch, Quỳnh Thanh, Quỳnh Thắng, Sơn Hải, Quỳnh Hậu, Quỳnh Thuận) tiến hành hợp đồng với công ty TNHH Thái Bình Nguyên thu gom, vận chuyển đến bãi rác Ngọc Sơn của huyện để xử lý. Tần suất thu gom tại các xã là 3 lần/ tuần. Tỷ lệ thu gom CTRSH tại 17 xã này đạt từ 70% - 85%, trong đó tỷ lệ thu gom cao nhất tại Thị trấn Cầu Giát đạt 85%, tiếp đến là các xã Quỳnh Hồng, Quỳnh Hậu, Quỳnh Bảng, Sơn Hải, Quỳnh Thọ, An Hòa, Quỳnh Bảng, Tiến Thủy đạt 70%.
Nguồn kinh phí hoạt động cho các tổ thu gom được lấy từ nguồn đóng góp của nhân dân. Phí vệ sinh hàng tháng mà các hộ dân phải đóng là 20.000 – 25.000 đ/tháng.hộ. Tại các đơn vị, tổ chức mức phí thu 200.000 đ/ tháng do cơ quan thuế quy định. Các hộ nghèo, gia đình neo đơn, già cả được miễn giảm.Tại 17 xã này đều đã hình thành các tổ vệ sinh và tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, khu dân cư, trường học, cơ quan, chợ…
Tại các xã chưa hợp đồng với Công ty TNHH Thái Bình Nguyên thì xã tự đứng ra thành lập các tổ, đội thu gom rác thải sinh hoạt trên toàn xã. Sau đó vận chuyển về bãi rác tập trung Ngọc Sơn hoặc bãi rác của xã. Tần suất thu gom tại các xã: 3-6 lần/tháng tùy thuộc vào lượng rác phát sinh và đặc thù của từng xã.
Tại các xã: Ngọc Sơn, Quỳnh Lâm, Quỳnh Bá, Quỳnh Đôi, Quỳnh Hoa, Quỳnh Văn, Quỳnh Tân, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Châu, rác thải sinh hoạt sau khi được thu gom sẽ vận chuyển về bãi rác Ngọc Sơn của huyện để xử lý.
Các xã còn lại: Quỳnh Giang, Quỳnh Diện, Quỳnh Tam, Tân Thắng, Tân Sơn, Quỳnh Minh, Quỳnh Hưng, CTR sau khi được thu gom sẽ được tập trung về bãi tập kết rác thải của từng xã. Tại đây, CTRSH được xử lý bằng phương pháp đốt hoặc chôn lấp. Nhờ vậy, tình hình vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện đã được cải thiện rõ rệt.
Hàng tháng các xã, thị trấn đều tổ chức ngày ra quân làm sạch môi trường, thu gom xử lý rác thải khu vực công cộng, đường làng ngõ xóm (1-2 lần/tuần).
Hàng năm, huyện đoàn cùng đoàn xã và các trường học tổ chức các phong trào ra quân làm vệ sinh môi trường, thu gom rác thải. Tuy nhiên, tình trạng CTRSH đang bị vứt bừa bãi ra môi trường trên địa bàn nhiều xã còn rất phổ biến.
- Phương tiện thu gom vận chuyển
Hiện nay việc thu gom vận chuyển chất thải rắn ở Quỳnh Lưu chủ yếu do công ty TNHH Thái Bình Nguyên đảm nhận. Theo thống kê tại công ty TNHH Thái Bình Nguyên, các phương tiện thu gom vận chuyển rác thải tại công ty gồm có 100 xe đẩy tay có dung tích 400 lít, 2 xe chuyên dụng ép rác 10m3, và 01 xe vận chuyển rác tổng trọng tải (không kể tự trọng) hơn 60 tấn/chuyến.
Ngoài ra tại các tổ thu gom tại các xã không hợp đồng với công ty TNHH Thái Bình Nguyên thì Tại một số địa phương vận chuyển rác thủ công bằng xe đẩy tay, xe kéo, xe bò lốp, xe công nông với tổng số 42 xe.
- Bảo hộ lao động và dụng cụ sản xuất
Mỗi vệ sinh viên đều được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động và các dụng cụ lao động nhằm đảm bảo sức khỏe người công nhân cũng như giúp cho công tác thu gom nhanh chóng và hợp vệ sinh gồm: quần áo bảo hộ, quần áo mưa, găng tay, ủng, giầy vải, nón, mũ, khẩu trang. Dụng cụ t h u g o m c h ủ y ế u l à xẻng xúc, kẻng gõ, chổi, xe đẩy tay...
- Nhân lực
Tổng số nhân viên thu gom rác trên địa bàn huyện là 100 người. Trong đó, Công ty TNHH Thái Bình Nguyên có 70 người, các đơn vị khác là 30 người. Mức lương nhân viên thu gom và phụ cấp: 2.500.000 đồng/tháng.
3.2.1.2. Các hình thức xứ lý CTRSH
Các CTRSH trên địa bàn huyền Quỳnh Lưu chủ yếu được thu gom và chôn lấp ở các bãi rác khác nhau, chủ yếu vẫn là các bãi rác thông thường nhỏ lẻ ở các địa phương. Hiện nay huyện mới có 1 bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh được xây dựng tại xã Ngọc Sơn.
Tại các xã trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu đều có tổ thu gom CTRSH tuy nhiên do thói quen nên nhiều hộ dân vẫn còn thói quen vứt CTR sinh hoạt ra ao hồ, kênh
mương; tự đốt hoặc tự chôn lấp, thải bỏ trong vườn nhà hay bãi đất trống, ao hồ, kênh mương gây mất mỹ quan và gây nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước. Hình thức xử lý chủ yếu CTRSH địa bàn Huyện Quỳnh Lưu là hình thức chôn lấp rác. Các hình thức xử lý khác như đốt, tái chế chiếm tỷ lệ nhỏ (Hình 3.1).
52% 14%
11% 9%
8% 6%
Chôn lấp tại bãi rác Ngọc Sơn
Chôn lấp tại bãi rác xã Đốt
Xử lý tại gia Tái chế
Hình 3.1. Các hình thức xử lý CTRSH trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu
- Bãi rác hợp vệ sinh Ngọc Sơn- xóm 5, xã Ngọc Sơn
Năm 2011, UBND huyện Quỳnh Lưu đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng bãi chôn lấp rác thải tại xóm 5, xã Ngọc Sơn để xử lý CTRSH cho toàn huyện. Với quy mô diện tích 5 ha, xử lý CTRSH theo công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh. Lượng rác tối đa có thể tiếp nhận trong 1 năm là 40-50 tấn. Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND huyện Quỳnh Lưu, dự kiến đến cuối năm 2015 bãi rác Ngọc Sơn sẽ ngừng hoạt động.
Bãi rác này được UBND huyện Quỳnh Lưu ký hợp đồng với Công ty TNHH Thái Bình Nguyên xử lý. Hàng ngày công ty tiến hành vận chuyển CTRSH về tập kết đổ vào từng hồ chôn lấp sau đó san ủi, lăn lu ép và phun hóa chất xử lý mùi, côn trùng chế phẩm vi sinh EM rồi tiến hành chôn lấp. Qúa trình cứ tiếp diễn cho đến khi đầy từng hố chôn lấp. Tuy nhiên CTRSH chưa được phân loại trước khi chôn lấp, nước rỉ rác được lắng và lọc qua hệ thống 4 bể lọc đơn giản rồi chảy vào Hồ An Ngãi – nguồn cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới tiêu cho hàng ngàn hộ dân xóm 6, 11, 5, 3, 13… của xã Quỳnh Tân.
Kết quả phân tích nước tại bể lọc cuối cùng của Bãi rác trước khi chảy vào hồ An Ngãi có mức độ ô nhiễm khá cao. Đặc biệt là các chỉ số BOD, COD và tổng nitơ (Bảng 3.11). Các chỉ tiêu này trong nước thải từ bãi rác Ngọc Sơn đều vượt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải bãi chôn lấp chất thải rắn- QCVN 25:2009/BTNMT cột A. Cụ thể BOD5 vượt 7, 0 lần; COD vượt 3,42 lần, Tổng Nitơ vượt 3,7 lần, amoni vượt 1,1 lần. Để đảm bảo theo các tiêu chuẩn quy định, cần phải có các biện pháp xử lý nước thải từ bãi rác đạt QCVN 25:2009/BTNMT cột A trước khi xả thải vào môi trường.
Bảng 3.11. Chất lượng nước thải bãi rác Ngọc Sơn
TT Chỉ số Phương pháp Đơn vị Kết quả
QCVN 25:2009/BTNMT
(Cột A)
1 BOD5 TCVN 6001-1:2008 mg/l 210 30
2 COD Hach Method 8000 mg/l 171 50
3 Tỏng Nitơ Hach Method 10071 mg/l 55 15
4 Tổng
Photpho Hach Method 8190 mg/l 2,8 -
5 Amoni TCVN 6179 -11996 mg/l 5,5 5
6 Coliform TCVN 6187-1:2008 MNP/100ml 970 -
(Nguồn: Trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An T9/2014)
- Bãi chôn lấp rác thông thường của các xã:
Hầu hết CTRSH hoạt được chôn lấp tại các bãi rác thông thường, có quy mô
các bãi chôn lấp rác ở các xã Quỳnh Giang, Quỳnh Diện, Quỳnh Tam, Tân Thắng,
Tân Sơn, Quỳnh Minh, Quỳnh Hưng.
Tại các bãi rác của các xã này, rác thải được xử lý đốt lộ thiên và chôn lấp đơn giản bằng các hình thức thủ công. Chính quyền các xã đã cũng áp dụng nhiều biện pháp để quản lý, vận hành bãi rác của xã như định kỳ 1 lần/tháng tổ chức phun chế phẩm vi sinh EM để thúc đẩy quá trình phân hủy rác hữu cơ; 1 - 2 lần/năm tổ chức cào dồn, đầm nén phủ lớp đất chôn lấp theo lớp; lắp đặt các biển báo hướng dẫn đổ rác,... Tuy nhiên, nhìn chung tình trạng ô nhiễm môi trường tại các bãi rác vẫn luôn diễn ra do rác thải không được xử lý chôn lấp hợp vệ sinh, nước rỉ rác không được thu gom, xử lý và tình trạng đổ rác bừa bãi trên trục đường vào bãi rác vẫn đang diễn ra thường xuyên. Đây chính là nơi trú ngụ và sinh sôi của các loại sinh vật có khả năng gây bệnh cho con người như ruồi muỗi, rán, chuột,… Từ thực trạng này, cần nghiên cứu cụ thể hơn để có các phương án mới để xử lý CTRSH hiệu quả trên địa bàn các xã và dần xóa bỏ các bãi rác này.
3.2.2. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu
Như đã trình bày tại phần trên, hiện trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu đang có 01 bệnh viện đa khoa huyện Quỳnh Lưu, 01 trung tâm y tế huyện Quỳnh Lưu và 33 trạm y tế tại các xã, thị trấn. Chất thải rắn y tế thường được xử lý riêng, do các bệnh viện quản lý.
Bệnh viện đa khoa huyện Quỳnh Lưu có khối lượng phát sinh chất thải rắn 113 kg/ngày được thu gom, phân loại tại các khoa phòng. CTR sinh hoạt thông thường được tập kết và hợp đồng với công ty TNHH Thái Bình Nguyên thu gom vận chuyển và đưa đi xử lý. Riêng CTR y tế nguy hại bệnh viện xử lý bằng lò đốt Công nghệ đốt Chuwa Satr của Nhật công suất 20kg/h.
Trung tâm y tế huyện Quỳnh Lưu có khối lượng phát sinh chất thải rắn 28 kg/ngày được thu gom, chất thải này cũng được phân loại tại các khoa phòng và được hợp đồng với công ty TNHH Thái Bình Nguyên vận chuyển và xử lý. Trong
đó, các CTNH sẽ được thu gom từ các khoa, phòng và chuyển sang bệnh viện đa khoa huyện Quỳnh Lưu để xử lý theo hình thức đốt.
Ở các trạm y tế xã, thị trấn, các CTRSH và CTNH chưa được thu gom, phân loại và để lẫn với nhau, sau đó được thu gom, vận chuyển lẫn với CTR sinh hoạt và chôn lấp tại các bãi rác của từng xã.