Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR nông nghiệp trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu luận văn Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (Trang 65)

bàn huyện Quỳnh Lưu

CTR nông nghiệp phát sinh trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu tương đối lớn tuy nhiên không tổ chức thu gom tập trung hàng ngày như CTRSH. Tùy thuộc vào quy mô sản xuất và loại phụ phẩm nông nghiệp khác nhau mà các hình thức thu gom xử lý cũng rất khác nhau. Ví dụ như ở huyện Quỳnh Lưu có số lượng trâu, bò, lợn, gia cầm tương đối lớn. Tuy nhiên do quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, không tập

trung nên CTR từ các hoạt động chăn nuôi trên địa bàn không được xử lý mà được dùng để bón trực tiếp cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho cá tại các ao hồ trên địa bàn. Việc này làm ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe cộng đồng.

Đối với các phụ phẩm trồng trọt thường không được thu gom và đổ đúng nơi quy định. Trước đây, khi đời sống còn chưa phát triển, rơm rạ, thân, lá cây ngô, lạ thường được bà con nông dân tận dụng để đun nấu. Tuy nhiên những năm gần đây, đời sông được nâng cao, người dân chủ yếu chuyển sang sử dụng điện, than, gas... nên sau khi thu hoạch xong một phần nhỏ được thu gom về làm thức ăn chăn nuôi phần còn lại thường vứt ngay tại ngoài đồng ruộng hoặc các kênh mương và để tự phân hủy, hoặc khi lượng chất thải quá lớn thì người dân tự thu gom và đốt tại đồng ruộng. Việc này không những gây ô nhiễm không khí mà còn làm thất thoát một lượng lớn chất hữu cơ của đất.

Đáng chú ý là các CTNH từ các hoạt động nông nghiệp, chủ yếu bao gồm vỏ bao bì, chai lọ đựng hóa chất BVTV và thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng), hoạt động chăm sóc thú y (chai lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm, mổ). Với tổng diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện khoảng 19.395 ha, với định mức sử dụng trung bình từ 1,24 - 2,54kg/ ha. Như vậy khối lượng thuốc BVTV các loại được sử dụng: 36.656 tấn/năm. Như vậy mỗi năm thải ra môi trường khoảng 3,665 tấn thải lượng bao bì, chai lọ các loại tương đương 10 kg/ngày. Tuy nhiên do thói quen cũng như người dân chưa ý thức được tác hại của thuốc BVTV đối với sức khỏe và môi trường nên vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV các loại sau khi sử dụng xong thường vứt bừa bãi ngoài đồng ruộng.

Ngoài ra chai lọ đựng thuốc thú ý, dụng cụ tiêm mổ thường được thu gom và vận chuyển đi xử lý cùng với CTRSH.

Một phần của tài liệu luận văn Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (Trang 65)