Tình hình tỷ giá hối đoái và lạm phát tại việt nam giai đoạn 2010 2013. Những vấn đề từ lý thuyết đến thực tiễn về Tình hình tỷ giá hối đoái và lạm phát tại việt nam giai đoạn 2010 2013 . Những điều cần biết về Tình hình tỷ giá hối đoái và lạm phát tại việt nam giai đoạn 2010 2013
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 3 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 5 1.1 Một số lí luận cơ bản về tỷ giá hối đoái 5 1.1.1 Khái niệm và cơ chế xác định tỷ giá 5 1.1.1.1 Khái niệm 5 1.1.1.2 Cơ chế xác định tỷ giá 5 1.1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái 6 1.1.3 Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế mở 7 1.1.4 Các nhân tố tác động đến tỷ giá 7 1.2 Một số lí luận cơ bản về lạm phát 9 1.2.1 Khái niệm về lạm phát 9 1.2.2 Phân loại lạm phát 9 1.2.3 Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế 11 1.2.4 Nguyên nhân của lạm phát 13 1.2.5 Hậu quả của lạm phát 16 CHƯƠNG 2 18 2.1 Tình hình tỷ giá hối đoái tại Việt Nam giai đoạn 2010-2013 18 2.2 Tình hình lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2010-2013 25 2.3 Mối quan hệ của TGHĐ và LP tại Việt Nam giai đoạn 2010-2013 31 CHƯƠNG 3 34 3.1 Một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của chính sách TGHĐ 34 3.1.1 Kiến nghị đối với NHNN và các cơ quan quản lí vĩ mô 34 3.1.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu 36 3.2 Một số kiến nghị nhằm kiềm chế lạm phát 36 3.2.1 Kiến nghị nhằm kiềm chế lạm phát trong ngắn hạn 36 3.2.1 Kiến nghị nhằm kiềm chế lạm phát trong dài hạn 38 PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………………………… 39 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1: Lạm phát do cầu kéo Hình 2: Lạm phát do chi phi đẩy Hình 3: Diễn biến tỷ giá hối đoái năm 2010 Hình 4: Biến động tỷ giá liên ngân hàng USD/VND trong năm 2011 Hình 5: Tốc độ tăng – giảm tỷ giá VND/USD trong năm 2012 (%) Hình 6: Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2012 Hình 7: Diễn biến tỷ giá USD/VND trong năm 2013 Hình 8: Diễn biến lạm phát năm 2010 Hình 9: Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng CPI năm Hình 10: Diễn biến CPI năm 2012 Hình 11: CPI tổng thể và CPI loại trừ yếu tố mùa vụ năm 2013 (%, so với cùng kì) DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại NHTW: Ngân hàng trung ương LP: Lạm phát TGHĐ: Tỷ giá hối đoái TCTD: Tổ chức tín dụng BQLNH: Bình quân liên ngân hàng DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách nhập môn tài chính tiền tệ của Sử Đình Thành 2. Sách kinh tế học của Lê Thế Giới (2007) 3. Tiền và hoạt động ngân hàng của Lê Vinh Danh 4. Luậnvăn.net.vn 5. Báo: Kinhdoanh.vnexpress.net 6. www.sbv.gov.vn (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) 7. www.doko.vn Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời kì hội nhập kinh tế thế giới thì giá trị thực của đồng tiền ngày càng được các quốc gia xem trọng, các nước trên thế giới đều mong muốn có được một nền kinh tế ổn định và phát triển vững mạnh.Nền kinh tế Việt Nam ta cũng không thoát khỏi xu thế chung càng ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Các vấn đề về hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài luôn luôn là các chủ điểm trong các cuộc hội thảo kinh tế. Do đó, cân bằng ngoại tệ của nền kinh tế nâng cao giá trị của đồng nội tệ là vấn đề đáng quan tâm của các nhà hoạch định. Việc nâng cao vai trò của tỉ giá hối đoái và kiểm soát được tỉ lệ lạm phát lại hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu này. Không chỉ vậy, tỷ giá hối đoái còn là công cụ để các doanh nhân và các nhà kinh tế phân tích, xác định cho mình đối sách thích hợp trong buôn bán quốc tế. Từ đó tạo nên khả năng dự trữ ngoại tệ cũng như mở rộng buôn bán ngoại tệ hình thành nên giá cả của các đồng tiền. Tùy vào điều kiện xuất phát và đặc điểm phát triển kinh tế của mỗi quốc gia mà xác định cho mình một chích sách tiền tệ khác nhau, thông qua đó Ngân hàng Trung ương sẽ thực hiện được chính sách thích hợp đối với thị trường ngoại hối để đạt được mục tiêu cuối cùng là ổn định giá trị đồng tiền, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm…Tuy nhiên muốn đưa ra một chính sách điều hành tỷ giá hối đoái và kiềm chế được lạm phát là vô cùng khó khăn. Vì vậy, nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát trong thời gian qua và tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng trong thời gian tới, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định tỷ giá và kiềm chế lạm phát là hết sức cần thiết. Do vậy em xin chọn đề tài “Tình hình tỷ giá hối đoái và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2010-2013” để thưc hiện đề án nhập môn tài chính tiền tệ. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về lý luận chung liên quan đến tỷ giá hối đoái và lạm phát. Đánh giá thực trạng chung của tỷ giá hối đoái và lạm phát, mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát giai đoạn 2010-2013. Trên cơ sở lý luận đánh giá đúng đắn thực trạng về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát, kết hợp với quá trình phân tích và căn cứ vào thực tiễn đề xuất một số giải pháp ổn định chính sách tỷ giá hối đoái và lạm phát ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng: Nghiên cứu về tỷ giá hối đoái và lạm phát. - Phạm vi: Nghiên cứu về tỷ giá hối đoái và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2010- 2013 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp tổng quát là phân tích, tổng hợp, đánh giá dựa trên những lí luận cơ bản về tỷ giá hối đoái và lạm phát. - Phương pháp thống kê so sánh và khái quát hóa vấn đề cần nghiên cứu phân tích. 5. Kết cấu của đề án: Nội dung đề tài gồm ba chương ngoài mở đầu và kết luận: Chương 1: Một số lý luận cơ bản về tỷ giá hối đoái và lạm phát. Chương 2: Tình hình mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010 Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của chính sách tỷ giá hối đoái và kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong những năm tới Chương 1: Một số lí luận cơ bản về tỷ giá hối đoái và lạm phát 1.1 Một số lí luận cơ bản về tỷ giá hối đoái. 1.1.1 Một số khái niệm và cơ chế xác định tỷ giá hối đoái. 1.1.1.1 Khái niệm Trong phạm vi thị trường của một nước, các phương tiện thanh toán quốc tế được mua và bán trên thị trường ngoại hối bằng tiền tệ quốc gia của một nước theo một tỉ giá nhất định. Đồng tiền của một nước là công cụ chi trả bắt buộc và chỉ có giá trị lưu thông trên lãnh thổ nước đó. Vì thế để có thể mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ trang trải nợ nần… giữa các nước, đòi hỏi phải chuyển đổi tiền tệ nước này ra tiền tệ nước khác. Hối đoái là việc đổi tiền nước này ra tiền nước khác và ngược lại. Muốn đổi tiền phải căn cứ vào quan hệ tỉ lệ nhất định để chuyển đổi gọi là tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh về giá trị (sức mua) giữa các ngoại tệ. Nói cách khác tỷ giá hối đoái là giá cả của ngoại tệ (giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng tiền tệ của nước khác). Có hai phương pháp biểu thị tỷ giá hối đoái: - Phương pháp thứ nhất: lấy ngoại tệ làm đơn vị so sánh với đồng tiền tệ trong nước (ngoại tệ/nội tệ). Rất nhiều nước yết giá theo phương pháp này, nên người ta gọi phương pháp yết giá này là phương pháp yết đa số 1 ngoại tệ = x nội tệ Vd: Tại Nhật Bản ngân hàng công bố: USD/JPY = 112,34 Tại Singapore ngân hàng công bố: USD/SGD =1,8345 - Phương pháp thứ hai: lấy tiền tệ trong nước làm đơn vị so sánh với tiền tệ nước ngoài (nội tệ/ngoại tệ). Ít nước yết giá theo phương pháp này nên người ta gọi phương pháp yết giá này là phương pháp thiểu số. 1 nội tệ = x ngoại tệ Vd: Tại Anh quốc ngân hàng công bố: GBP/USD = 1,7654 Tại Australia ngân hàng công bố: AUD/USD = 0,7482 1.1.1.2 Cơ chế xác định tỷ giá. Tùy theo cơ chế của mỗi quốc gia, thì tỷ giá sẽ chia thành những loại như sau: - Cơ chế thị trường: Tỷ giá cũng là một loại giá cả, nó dược xác định dựa trên các lực lượng cung cầu nội ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Thị trường ngoại hối là nơi mua bán trao đổi đồng nội và ngoại tệ. + Xuất hiện việc cung tiền của nước A trên thị trường ngoại hối so với đồng tiền nước B khi người dân nước A mua hàng nhập khẩu hoặc khi người dân nước A đầu tư sang nước B. Đường cung về tiền có độ dốc dương trong không gian hai chiều giữa tỷ giá và lượng cung tiền. + Xuất hiện về cầu tiền nước A trên B mua hàng xuất khẩu từ nước A hoặc khi người dân nước B đầu tư sang nước A. Đương cầu về có độ dốc âm trong không gian hai chiều giữa tỷ giá và lượng cung tiền. - Cơ chế hành chính: Ở những nước theo đuổi chính sách kiềm chế tài chính và kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn thường đưa ra một mức tỷ giá cố định. Tỷ giá này có thể thay đổi điều chỉnh song không phải do các lực lượng thị trường quyết định. Nó được ấn định lại khi các nhà quản trị cần thấy phải thay đổi nó nhằm một mục đích nào đó. 1.1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái - Căn cứ vào phương tiện di chuyển ngoại hối + Tỷ giá điện hối (Telegraphic transfer – T/T): là tỷ giá mua bán ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển ngoại hối bằng điện. + Tỷ giá thư hối (Mail transfer – M/T): là tỷ giá mua bán ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển ngoại hối đi bằng thư. - Căn cứ vào chế độ quản lí ngoại hối tỷ giá bao gồm: + Tỷ giá hối đoái chính thức: Là tỷ giá do ngân hàng trung ương của mỗi nước công bố. Tỷ giá này được công bố hàng ngày vào đầu giờ làm việc của ngân hàng trung ương. Dựa vào tỷ giá này các NHTM, các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi. +Tỷ giá kinh doanh: là tỷ giá dùng để kinh doanh mua bán ngoại tệ, tỷ giá này do các NHTM hay các tổ chức tín dụng đưa ra. Cơ sở xác định tỷ giá này do NHTW công bố xem xét đến các yếu tố liên quan đến kinh doanh như: quan hệ cung cầu ngoại tệ, tỷ suất lợi nhuận, tâm lý của người giao dịch đối với ngoại tệ cần mua hoặc bán. Tỷ giá kinh doanh bao gồm tỷ giá mua và bán. +Tỷ giá chợ đen (tỷ giá tự do): là tỷ giá được hình thành bên ngoài thị trường chính thức. - Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế + Tỷ giá séc: là tỷ giá mua bán loại séc ngoại tệ + Tỷ giá hối phiếu: gồm Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay: là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu trả tiền ngay bằng ngoại tệ Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn: còn gọi là tỷ giá trả sau, là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu có kỳ hạn bằng ngoại tệ. + Tỷ giá chuyển khoản: Là tỉ giá mua bán ngoại hối trong đó việc di chuyển ngoại hối không phải bằng tiền mặt, mà bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng. + Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc chuyển trả bằng tiền mặt. - Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối + Tỷ giá mua: là tỉ giá mà ngân hàng mua vào ngoại hối. + Tỷ giá bán: là tỷ giá mà ngân hàng bán ra ngoại hối. 1.1.3 Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế mở. Tỷ giá có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế. Sự vận động của nó có tác động sâu sắc tới mục tiêu, chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia: - Tỷ giá là phương tiện trao đổi thương mại quốc tế, nó qui định tỉ lệ trao đổi giữa các loại tiền. - Tỷ giá tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu.Vì vậy nó tác động tới cán cân thanh toán quốc tế: sự thâm hụt hoặc thặng dư cán cân. Khi đồng tiền của một nước tăng giá (so với đồng tiền của các nước khác) thì hàng hóa của nước dó ở nước ngoài trở nên đắt hơn. Ngược lại, hàng hóa nước ngoài ở nươc đó lại rẻ hơn. - Tỷ giá là công cụ điều tiết vĩ mô, ảnh hưởng đến tổng cầu, sản phẩm quốc dân, thất nghiệp…Tỷ giá góp phần vào việc cải thiện cung cầu về ngoại tệ, giải quyết vấn đề nợ nước ngoài. Song việc điều hành tỷ giá không tốt có thể dẫn tới lạm phát, khủng hoảng. 1.1.4 Các nhân tố tác động đến tỷ giá - Lạm phát: Theo thuyết ngang sức mua thì tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền sẽ được điều chỉnh phù hợp với mức giá cả hai nước. Chẳng hạn, khi mức lạm phát trong nước cao hơn mức lạm phát ở nước ngoài thì nhu cầu về hàng nội địa giảm khiến đồng nội tệ có xu hướng giảm giá để hàng nội địa có thể bán dược trên thị trường. - Lãi suất: Tác động tới tỷ giá theo thuyết ngang bằng lãi suất. Thuyết này nói lên rằng lãi suất thực giữa các nước là bằng nhau, sự khác nhau tạm thời của của lãi suất thực giữa các nước được bù đắp bởi sự thay đổi trong tỷ giá. Khi lãi suất trong nước tăng so với lãi suất nước ngoài sẽ dẫn đến nhu cầu đầu tư bằng đồng bản tệ tăng, ngoại tệ giảm, đồng bản tệ có xu hướng tăng giá và ngược lại. - Năng suất lao động: Nếu năng suất lao động của một nước cao hơn nước khác sẽ làm cho giá cả hàng nội địa rẻ hơn so với hàng ngoại. Do vậy, nhu cầu hàng nội địa tăng, đồng nội tệ có xu hướng tăng giá. Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế của một nước ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá thông qua quan hệ cung cầu. Khi cán cân thanh toán quốc tế thặng dư làm cho dự trữ ngoại tệ tăng, cung ngoại tệ tăng. Do đó đồng ngoại tệ có xu hướng giảm giá. Ngược lại, cán cân thanh toán quốc tế bị thâm hụt, nhu cầu ngoại tệ tăng làm cho ngoại tệ có xu hướng tăng giá. - Thay đổi mức cung tiền: Nếu lượng tiền tăng, về mặt dài hạn giá cả trong nước sẽ tăng, do đó tỷ giá có xu hướng tăng lên, đồng bản tệ mất giá và ngược lại - Thuế và Quota: Khi chính phủ đã ra hàng rào thuế quan, sẽ làm cho nhu cầu nhập khẩu giảm dẫn đến cầu ngoại tệ giảm và ngoại tệ có xu hướng giảm giá - Sự can thiệp của chính phủ trên thị trường hối đoái: Trong chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, Ngân hàng trung ương sẽ can thiệp trên thị trường ngoại hối khi tỷ giá có biến động quá mức để làm thay đổi cung cầu ngoại tệ. Khi ngân hàng trung ương bán ngoại tệ làm cho cung ngoại tệ trên thị trường tăng, tỷ giá giảm. Ngược lại, khi mua ngoại tệ cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá ngoại tệ tăng lên. Những can thiệp khác của chính như chính sách đầu tư nước ngoài, chính sách quản lý ngoại hối cũng tác động đến tỷ giá. - Yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá. Yếu tố này phụ thuộc vào việc dự đoán sự biến động của tỷ giá trong tương lai. Chẳng hạn, dự đoán USD tăng giá, mọi người muốn đầu tư USD làm cầu về USD tăng, dẫn đến sự tăng giá của USD thực sự. 1.2 Một số lí luận cơ bản về lạm phát 1.2.1 Khái niệm lạm phát Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, ở đâu còn sản xuất hàng hóa còn tồn tại những quan hệ hàng hóa tiền tệ thì ở đó còn tiềm ẩn khả năng xảy ra lạm phát. Vì thế có rất nhiều quan điểm về lạm phát như sau: - Nhà kinh tế học Samuelson cho rằng: “Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng – giá bánh mì, dầu xăng, xe ô tô tăng, tiền lương giá đất, tiền cho thuê nguyên vật liệu sản xuất tăng”. Ông thấy rằng lạm phát chính là sự biểu thị tăng lên của giá cả. - Còn Milton Friedman lại quan niệm khác :”Lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài”. Một số nhà kinh tế học thuộc phái tiền tệ và phái Keynes đều tán thành ý kiến đó của Friedman. Họ cho rằng khi thị trường tiền tệ phát triển ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân của mỗi nước thì lạm phát có thể xảy ra ở bất kì thời điểm nào. Nó chính là hiện tượng tất yếu của tài chính - tiền tệ. Tóm lại lạm phát có những đặc trưng sau: - Hiện tượng gia tăng quá mức của lượng tiền có trong lưu thông dẫn đến đồng tiền bị mất giá - Mức giá cả chung tăng lên. Chính vì vậy, khi tính mức độ lạm phát các nhà kinh tế sử dụng chỉ số giá cả. Chỉ số dung nhiều nhất là chỉ số tiêu dùng CPI (consumer price index). Ngoài ra người ta còn sử dụng các chỉ số khác nhau như chỉ số giá cả sản xuất, chỉ số “giảm lạm phát GDP”. Ví dụ, nếu GDP tăng theo mức cố định là 2% và theo mức giá danh nghĩa hiện hành là 5%, nó hàm ý mức lạm phát trong toàn bộ nền kinh tế là 3%. 1.2.2 Phân loại lạm phát Các nhà kinh tế có rất nhiều cách phân loại lạm phát nhưng do biểu hiện đặc trưng của lạm phát là sự tăng lên của giá cả hàng hóa, nên các nhà kinh tế thường dựa vào tỉ lệ tăng giá để làm căn cứ phân loại lạm phát ra thành ba mức độ khác nhau như sau: - Lạm phát vừa phải: Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng chậm ở mức độ một con số hàng năm (dưới 10% một năm). Lạm phát vừa phải còn được gọi là lạm phát nước kiệu hay lạm phát một con số. Loại lạm phát này thường được các nước duy trì như một chất xúc tác để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. - Lạm phát phi mã: Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ hai con số hàng năm (từ 10% đến 100% một năm). Lạm phát cao còn được gọi là lạm phát phi mã. Thật ra cũng có một số nhà kinh tế quan điểm cho rằng thuộc loại lạm phát phi mã bao gồm cả lạm phát ở mức độ ba con số (100%, 200% ) lạm phát phi mã gây ra nhiều tác hại đến sự phát triển kinh tế xã hội. - Siêu lạm phát Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ ba con số hàng năm trở lên. Siêu lạm phát này còn gọi là lạm phát siêu tốc. Không có điều gì là tốt khi nền kinh tế rơi vào tình trạng siêu lạm phát. Người ta thường ví siêu lạm phát như căn bệnh ung thư gây chết người, có tác hại rất lớn đến nền kinh tế - xã hội. Lịch sử lạm phát của thế giới đã ghi nhận tác hại của siêu lạm phát xảy ra ở Đức năm 1920-1923, ở Nga sau cách mạng tháng 10, ở Trung Quốc sau chiến tranh thế giới thứ 2 Ví dụ như ở Đức, từ tháng 1 năm 1992 đến tháng 11 năm 1923 chỉ số giá cả tăng 10.000.000 lần , vào thời kỳ đó một ngân phiếu có giá trị 30 triệu DEM , sau 2 năm 30 triệu DEM không mua nổi một chiếc kẹo cao su, vì vậy trong một khoảng thời gian ngắn từ năm 1921 đến năm 1923 mà kho tiền của nước Đức tăng 7.000 triệu lần. Ngoài cách phân loại trên, lạm phát còn được phân loại như sau: - Căn cứ vào tác động của lạm phát gồm: + Lạm phát cân bằng và có thể dự đoán được + Lạm phát cân bằng và không thể dự đoán + Lạm phát không cân bằng và có thể dự đoán được + Lạm phát không cân bằng và không thể dự đoán - Căn cứ vào nguyên nhân gây ra lạm phát gồm: + Lạm phát cầu kéo + Lạm phát do chi phí đẩy Lạm phát siêu tốc gây nên tác hại rất lớn cho nền kinh tế - xã hội, có thể tóm tắt qua một số điểm chính sau : - Nền kinh tế bị phá hoại một cách trầm trọng, vì lạm phát gia tăng nên lĩnh vực lưu thông bành tướng, trên cơ sở sản xuất không phát triển nên đẩy nền kinh tế thị trường đi theo hướng tiêu cực - Phá hoại các hoạt động của ngân hàng như : làm tê liệt mạng lưới thanh toán ; giảm số dư tiền gửi lưu động ; giảm dư nợ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cũng bị ảnh hưởng rất xấu. - Làm giảm mức thu nhập thực tế của ngân sách nhà nước nên không đảm bảo nhu cầu chi tiêu trong tài khóa. - Bần cùng hóa đời sống quần chúng nhân dân lao động, vì người lao động làm công ăn lương, trong khi tiền lương không tăng hoặc tăng không kịp so với tỉ lệ lạm phát. 1.2.3 Tác động của lạm phát đến nền kinh tế. Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế như thế nào là điều mà mọi giới xã hội luôn luôn quan tâm. Vì những tác động sau đây Lạm phát làm phân phối lại thu nhập và của cải giữa các giai cấp khác nhau Khi có lạm phát những người có tài sản, những người đang vay nợ là có lợi vì giá cả các loại tài sản, hàng hóa đều tăng lên còn giá trị tiền tệ lại giảm xuống. Những người làm công ăn lương chỉ có nguồn thu nhập chính là tiền lương và những người gửi tiền là bị thiệt hại. Vì vậy để tránh thiệt hại một số nhà kinh tế đưa ra bài tính đơn giản là lãi xuất cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với tỷ lệ lạm phát Ví dụ: lãi xuất thực tế là 5% năm, tỷ lệ trượt giá là 9% năm thì lãi xuất danh nghĩa phải là 14% năm. Tuy nhiên một sự điều chỉnh lãi xuất cho phù hợp với tỷ lệ lạm phát chỉ có thể thực hiện ở mức lạm phát thấp, lạm phát ở mức một con số hàng năm. Khuynh hướng chung là khi dự đoán có lạm phát người ta thường dự trữ vàng hoặc đầu tư vào bất động sản hoặc đầu tư các tài sản có giá trị khác. Nhìn chung những người dự trữ vàng vẫn có lợi nhất vì giá vàng so sánh với các loại hàng hóa cao cấp như: ô tô, xe máy kể cả các loại hàng hóa thông thường như: gạo, muối, đường…và ngoại tệ thì không suy giảm chút nào.Vì vậy trong thời kỳ giá vàng xuống mức thấp họ tăng cường mua vàng và bán ra khi giá vàng được nâng lên. Trong thời kì này những người gửi tiết kiệm là bị thiệt hại nhiều nhất [...]... việc kiểm soát lạm phát và giữ lạm phát ở mức độ vừa phải đã trở thành một trong những mục tiêu lớn của mọi nền kinh tế hàng hóa .Và nó là một công cụ giúp điều tiết và phát triển kinh tế hiệu quả Chương 2: Tình hình tỷ giá hối đoái và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2010- 2013 2.1 Tình hình tỷ giá hối đoái tại Việt Nam giai đoạn 2010- 2013 Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 và suy thoái kinh... được đảm bảo, lạm phát được kéo từ 18% xuống khoảng 7% Duy trì được tỷ giá ổn định lãi suất cũng giảm từ 20% xuống còn 10%, dữ trữ ngoại tệ từ 7 tỷ USD năm 2008 đến nay lên 218 tỷ USD, tạo lập cán cân thanh toán thặng dư và dự kiến năm 2014 trên 5 tỷ USD 2.2 Tình hình lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2010- 2013 - Diễn biến lạm phát năm 2010 Năm 2010, lạm phát cả nước ở mức 11,75% do chỉ số giá tiêu dùng... động trên sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia Quốc gia nào có tỉ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ của quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng Đối với nước ta hiện nay, lạm phát đang ở mức cao nên việc tăng tỷ giá là đều không tránh khỏi Mối quan hệ giữa chính sách tỷ giá hối đoái với lạm phát như sau: Xuất nhập khẩu ròng (NX) Tỷ giá danh nghĩa Tổng cầu... như: xác định tỷ giá qua rổ tiền tệ nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của đồng Việt Nam vào đô la Mỹ, các nghiệp vụ của thị trường ngoại hối để từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam - Chính sách tỷ giá hối đoái cần quan tâm kịp thời tới các đồng tiền của các nước ASEAN và tỷ giá hối đoái của chúng với đồng Việt Nam, tạo điều kiện cho sự phát triển ngoại... (M2) Lạm phát Giá hàng nhập khẩu Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào hai năm 2008 và 2009 đã góp phần làm giảm lạm phát vào năm 2009 và 2010 do giá cả hàng hóa quốc tế giảm cùng với tổng cầu giảm, đã giúp Việt Nam giảm được lạm phát Tuy nhiên - Vào năm 2010, cứ tăng tỷ giá danh nghĩa lên 1% thì lạm phát tăng khoảng 0,1% , vì Chính phủ đã thực hiện các gói kích cầu cùng với việc mở rộng cung tiền và. .. bình ổn tỷ giá và kiềm chế lạm phát, NHNN đã đưa ra các chính sách để quản lí thị trường ngoại hối và điều hành tỷ giá chặt chẽ phù hợp với cân đối vĩ mô và cán cân thanh toán quốc tế Tỷ giá chỉ vào khoảng 21,100 đồng, và lạm phát chỉ nằm ở mức 6,2 – 6,3% Tỷ giá giảm thì lạm phát cũng được kiềm chế Với con số này thì nền kinh tế Việt Nam đã có được thành công trong công tác ổn định nền kinh tế và thúc... những đột biến về giá dầu thô trên thị trường thế giới 2.3 Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 20102 013 Trên lý thuyết khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hóa dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nước ngoài Theo quy luật cung cầu, người dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng nước ngoài nhiều hơn vì giá rẻ hơn, điều... cho tỷ giá hối đoái cũng tăng Tương tự vì tăng giá cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn Hoạt động xuất khẩu giảm sút làm cho cung ngoại tệ trên thị trường giảm, đây cũng là nguyên nhân làm tỷ giá hối đoái tăng Như vậy, lạm phát ảnh hưởng đến cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát. .. ngoại hối bắt đầu đón nhận một cơn sốt thực sự của tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do và kéo dài cho đến hết năm Lúc này, trên thị trường tự do tỷ giá vượt qua mức 21,500 đồng/USD Chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do so với tỷ giá chính thức đến 10% Đây là mức lịch sử cao nhất trong thị trường tài chính Việt Nam từ năm 1990 Tuy nhiên một phần cũng nhờ vào giá vàng (ăn theo giá vàng thế giới và chịu... hối và tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành tỷ giá Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của chính sách tỷ giá hối đoái và kiềm chế lạm phát trong những năm tới 3.1 Một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của chính sách tỷ giá hối đoái trong những năm tới 3.1.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý vĩ mô Trong nhiều năm qua, NHNN đã cải cách cơ chế quản lý tỷ giá . điều tiết và phát triển kinh tế hiệu quả. Chương 2: Tình hình tỷ giá hối đoái và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2010- 2013 2. 1Tình hình tỷ giá hối đoái tại Việt Nam giai đoạn 2010- 2013 Khủng. của lạm phát 16 CHƯƠNG 2 18 2.1 Tình hình tỷ giá hối đoái tại Việt Nam giai đoạn 2010- 2013 18 2.2 Tình hình lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2010- 2013 25 2.3 Mối quan hệ của TGHĐ và LP tại Việt Nam. quan đến tỷ giá hối đoái và lạm phát. Đánh giá thực trạng chung của tỷ giá hối đoái và lạm phát, mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát giai đoạn 2010- 2013. Trên cơ sở lý luận đánh giá đúng