3.2.1 Các kiến nghị nhằm kiềm chế lạm phát trong ngắn hạn.
Trên cơ sở phân tích trên về diễn biến lạm phát và nguy cơ suy thoái, Việt Nam vẫn cần vừa phải thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, vừa phải thực hiện các giải pháp
thúc đẩy tăng trưởng và hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới tác động vào nước ta.
- Thứ nhất, về chính sách tiền tệ: Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, ổn định hệ thống ngân hàng, ngăn chặn ảnh hưởng lan truyền của khủng hoảng nhằm đảm bảo vốn cho đầu tư phát triển, tăng tổng cầu và kiềm chế lạm phát.
NHNN nên tiếp tuc thực hiện các biện pháp ổn định hệ thống ngân hàng như hỗ trợ tái cấp vốn ngắn hạn cho các TCTD thông qua nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ tái cấp vốn khác, tập trung ưu tiên cho phát triển sản xuất, xuất khẩu, các dự án kinh tế trọng điểm quốc gia và cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn.
Thực hiện điều hành tỷ giá linh hoạt. trường hợp dòng vốn nước ngoài có xu hướng rút ra, ngoài việc bán ngoại tệ để ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát, NHNN cần phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ sản xuất, tránh để ảnh hưởng mạnh đến lãi suất trong nước và đầu tư cũng như sản lượng của nền kinh tế.
- Thứ hai, về chính sách tài khóa: tiếp tục kiểm soát chặt chẽ ngân sách nhà nước thông qua các biện pháp sau
+ Lựa chọn dự án đầu tư có hiệu quả, cắt giảm những công trình, dự án chưa cần thiết. biện pháp này nhằm tăng cung hàng hóa, giảm lạm phát và tăng thu nhập.
+ Thực hiện rà soát các khoản chi thường xuyên, tiết kiệm chi thường xuyên, các khoản chi tiếp khách, các đoàn đi nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách, giảm các chi phí cho các hoạt động kỷ niệm lễ hội, phấn đấu thu ngân sách nhà nước vượt dự đoán để tăng cường cho các quỹ xã hội. việc này có tác dụng làm giảm tổng cầu và kiềm chế lạm phát.
+ Rà soát các mức thuế xuất đối với các mặt hàng thiết yếu như sắt thép, xi măng trong trường hợp giá cả thế giới tăng cao. Tăng thuế đối với các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ phẩm, không thiết yếu cho đời sống kinh tế. Rà soát các loại phí để giảm chi phí cho doanh nghiệp nhằm khuyến khích đầu tư.
- Thứ ba, về chính sách thương mại đầu tư:
+ Đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, ngăn chặn kịp thời các hành động đầu cơ tăng giá, tình trạng gian lận thương mại, trốn lậu thuế và buôn lậu. Tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý giá.
+ Rà soát các thủ tục hành chính trong việc cấp giấy phép đầu tư, giảm thiểu các chi phí đầu tư cho doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích , tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong các hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng cung hàng hóa và hạ giá thành sản phẩm.
- Thứ tư, các biện pháp khác:
+ Tăng cường công tác dự báo nhằm đưa ra các giải pháp có hiệu quả. Tạo lòng tin của dân chúng về các giải pháp của chính phủ, qua đó giảm dần mức chênh lệch giữa lạm phát kỳ vọng và lạm phát thực tế để tăng sản lượng.
+ Thực hiện thông tin thường xuyên để ồn định tâm lý người dân, qua đó định hướng người dân và doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh, tiêu dùng, lượng hóa tỷ lệ lạm phát trong các hoạt động kinh tế nhằm giảm thiểu tác hại của lạm phát tới nền kinh tế theo lý thuyết kỳ vọng hợp lý về lạm phát.
3.2.2 Các kiến nghị nhằm kiềm chế lạm phát trong dài hạn.
Theo mô hình tổng cung, tổng cầu ta có: Y = Ȳ + α (P-Pe) với α >0 Y: sản lượng thực tế
Ȳ: sản lượng tiềm năng P: giá thực tế
Pe: giá kỳ vọng
Y sẽ chệch khỏi sản lượng tiềm năng nếu giá thực tế lệch so với giá kỳ vọng. Mục tiêu của chính phủ luôn là đảm bảo nâng cao đời sống nhân dân, tức là đảm bảo sản lượng thực tế đạt mức sản lượng tiềm năng. Vì vậy, về dài hạn, chính phủ phải sử dụng các biện pháp để P-Pe = 0.
Để đạt được mục tiêu này, hiện nay nhiều nước như Hàn Quốc, Malaysia, khu vực đồng tiền chung Châu Âu… đang áp dụng mô hình “ lạm phát mục tiêu”. Theo đó, Chính phủ sẽ phải lựa chọn mục tiêu về lạm phát nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chỉ tiêu được chọn là lạm phát mục tiêu thường là chỉ tiêu mà chính phủ có thể tác động như “lạm phát cơ bản”, theo đó đã loại bỏ các nhân tố ngoài khả năng tác động của chính phủ ( như biến động giá năng lượng thế giới, hoặc những mặt hàng có giá cả biến động đột biến do khách quan). Theo đó,định kỳ Chính phủ phải dự báo mức lạm phát sắp tới và
thông báo cho công chúng, đông thời sử dụng các công cụ điều tiết của mình để điều tiết mức lạm phát như mong muốn.
Đối với Việt Nam, về lâu dài để kiểm soát mức lạm phát như mong muốn, Chính phủ cần điều hành theo hướng “lạm phát mục tiêu”. Để thực hiện được điều này, Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống thông tin số liệu làm cơ sở tính toán, phân tích lựa chọn chi tiêu nào được đặt làm chi tiêu lạm phát hợp lý. Chỉ với hệ thống thông tin đầy đủ mới có thể dự báo chính xác mức độ lạm phát và đề xuất các giải pháp kịp thời.
Kết luận
Để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015 là đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, đưa GDP lên ít nhất gấp đôi 2010, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất tinh thần của nhân dân…đòi hỏi phải có chính sách tiền tệ thích hợp với từng thời kì phát triển của đất
nước. Và chính sách tỷ giá hối đoái và lạm phát là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên một chính sách tiền tệ hoàn thiện hơn. Do đó, đề án đã kết hợp nghiên cứu cơ sở lí luận gắn với thực tiễn, phân tích, so sánh… để làm rõ những nội dung cơ bản sau đây:
- Đã hệ thống những vấn đề có tính chất lí luận về tỷ giá hối đoái và lạm phát
- Khái quát tình hình mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát. Phân tích, đánh giá mối quan hệ đó, rút ra được một số tồn tại và nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất cập của tỷ giá hối đoái và gia tăng tỉ lệ lạm phát của Việt Nam.
- Đề án đã đưa ra một số hiến nghị cơ bản nhằm nâng cao vai trò của chính sách tỷ giá hối đoái và kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong những năm tới.
Hoàn thành đề tài này em mong muốn nâng cao hiểu biết của mình về mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát để đưa ra các kiến nghị tốt hơn. Tuy nhiên là một đề tài rộng và hết sức phong phú, với kiến thức còn hạn chế… do đó khó tránh khỏi sai sót và khuyết điểm. kính mong thầy cô giáo góp ý để em có thể hoàn thiện nội dung của đề tài và bổ sung kiến thức cho bản thân mình.