Tình hình lạm phát và thất nghiệp ở việt nam giai đoạn 2010 2013 . Những vấn đề từ lý thuyết đến thực tiễn về Tình hình lạm phát và thất nghiệp ở việt nam giai đoạn 2010 2013 . Những điều cần biết về Tình hình lạm phát và thất nghiệp ở việt nam giai đoạn 2010 2013
Trang 1Chương 2: Tình hình lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam 20 giai đoạn 2010-2013
2.1 Tình hình lạm phát trong giai đoạn 2010-2013 202.1.1 Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2010 202.1.2 Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2011 232.1.3 Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2012 272.1.4 Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2013 28
2.2 Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010-2013 302.2.1 Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam năm 2010 302.2.2 Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam năm 2011 312.2.3 Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam năm 2012 31
Trang
Trang 22.2.4 Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam năm 2013 33
2.3 Tác động của lạm phát và thất nghiệp đến nền kinh tế Việt Nam 34
Chương 3: Một số biện pháp nhằm kiềm chế tình hình lạm phát và 36
kiểm soát thất nghiệp ở Việt Nam trong những năm tới
3.1 Những biện pháp nhằm kiềm chế tình hình lạm phát 363.2 Những biện pháp nhằm kiểm soát tình hình thất nghiệp 38
Danh mục các hình vẽ
Trang 3Hình Nội dung Trang
2.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước năm 2010 202.2 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2010 so với năm 2009 212.3 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2011 so với năm 2010 242.4 Diễn biến CPI trong 10 tháng năm 2013 so với tháng 12/2012 292.5 Tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2012 322.6 Tỷ lệ thất nghiệp năm 2013 so với năm 2012 33
Phần mở đầu
1 Tính cấp thiết
Những nhân tố để đánh giá một nền kinh tế đó là dựa trên các chỉ tiêu vĩ mô củanền kinh tế như tăng trưởng kinh tế GDP, lạm phát, thất nghiệp và giá cả đồng tiền củaquốc gia đó Trong đó, hai chỉ tiêu được quan tâm nhiều nhất không chỉ của các nhà
Trang 4hoạch định chính sách mà còn của toàn bộ chủ thể trong nền kinh tế đó chính là lạmphát, thất nghiệp và mối quan hệ giữa chúng Nền kinh tế Việt Nam từ sau đổi mớinăm 1986 đã đạt được nhiều thành tựu to lớn song cũng mắc không ít những khó khăn,
có những năm nền kinh tế tăng trưởng cao và kéo dài song cũng có những năm lạmphát và thất nghiệp chỉ tỉ lệ cao gây tác động đến nền kinh tế - xã hội khiến đất nướcrơi vào vòng xoáy lạm phát và thất nghiệp mà hậu quả của nó là kéo theo các cuộckhủng hoảng kinh tế, chính trị trầm trọng Do đó, đây là chủ đề được mọi tầng lớp xãhội quan tâm
Xuất phát từ những lí do trên, em quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Tình hình lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010-2013”.
2 Mục tiêu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về lạm phát và thất nghiệp
- Đánh giá tình hình lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010-2013
- Kết hợp một số vấn đề lý luận, qua đánh giá tình hình, đề ra một số giải phápnhằm kiềm chế tình hình lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam trong những năm tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về tình hình lạm phát và thất nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về tình hình lạm phát và thất nghiệp ở ViệtNam giai đoạn 2010-2013
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng quát là phân tích, tổng hợp, đánh giá dựa trên những lí luận
cơ bản về lạm phát và thất nghiệp
- Phương pháp thống kê so sánh và khái quát hóa vấn đề cần nghiên cứu phân tích
Trang 55 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề án gồm có 3 chương:Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về lạm phát và thất nghiệp
Chương 2: Tình hình lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010-2013.Chương 3: Một số biện pháp nhằm kiềm chế tình hình lạm phát và kiểm soát thấtnghiệp ở Việt Nam trong những năm tới
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về lạm phát và thất nghiệp.
1.1 Những vấn đề cơ bản về lạm phát
1.1.1 Quan điểm về lạm phát
1.1.2 Khái niệm lạm phát
1.1.3 Phân loại lạm phát
- Căn cứ vào tốc độ của lạm phát
- Căn cứ vào nguyên nhân gây ra lạm phát
- Căn cứ vào tác động của lạm phát
1.1.4 Biểu hiện của lạm phát
1.1.5 Nguyên nhân của lạm phát
1.2.1 Khái niệm thất nghiệp
1.2.2 Phân loại thất nghiệp
Trang 61.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
1.3.1 Đường Phillips ban đầu
1.3.2 Đường Phillips mở rộng
1.3.3 Đường Phillips dài hạn
Chương 2: Tình hình lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010-2013 2.1 Tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010-2013.
2.2 Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010-2013.
2.3 Tác động của lạm phát và thất nghiệp đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn
Trang 7Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về lạm phát và
- Theo Milton Friedman: “ Lạm phát là việc đưa quá nhiều tiền vào lưu thônglàm cho giá cả tăng lên”
- Theo Jean Bodin: “Lạm phát trong mọi lúc mọi nơi đều là hiện tượng của lưuthông tiền tệ Lạm phát xuất hiện và chỉ có thể xuất hiện khi nào số lượng tiền tệ tronglưu thông tăng lên với nhịp độ nhanh hơn so với sản xuất”
- Trong khi đó, theo John Maynard Keynes, ông đưa ra hai quan điểm về lạmphát như sau:
+ Luận thuyết “lạm phát chi phí”: Lạm phát nảy sinh do mức tăng các chi phísản xuất kinh doanh nhanh hơn mức tăng năng suất lao động Mức tăng chi phí nàychủ yếu là do tăng tiền lương, giá các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu… đặc biệt từsau năm 1970 do giá dầu mỏ tăng ca, đã làm cho lạm phát tăng ở nhiều nước
+ Luận thuyết “lạm phát cơ cấu”: Lạm phát nảy sinh do sự mất cân đối sâu sắctrong chính cơ cấu của nền kinh tế (mất cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa côngnghiệp và nông nghiệp,…), chính vì sự mất cân đối này là một nhân tố cơ bản dẫn đến
sự phát triển không có hiệu quả của nền kinh tế
- Và theo Karl Marx: “Lạm phát là sự tràn ngập trong lưu thông một khối lượngtiền giấy quá thừa dẫn đến sự mất giá của tiền giấy, dẫn đến sự phân phối và phân phốilại thu nhập quốc dân có lợi cho giai cấp thống trị, làm thiệt hại đến quyền lợi củanhân dân lao động”
Trang 81.1.2 Khái niệm lạm phát
Với nhiều quan điểm lạm phát như vậy, các nhà kinh tế cũng đưa ra những kháiniệm khác nhau về lạm phát Tuy nhiên, khái niệm về lạm phát được phổ biến nhất đó
là: Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian.
Với khái niệm trên thì, mức giá trung bình được hiểu là mức giá chung của tất cảcác hàng hóa và dịch vụ Nó được biểu thị bằng chỉ số giá
- Chỉ số giá là chỉ tiêu phản ánh biến động của mức giá chung kỳ nghiên cứu sovới kỳ gốc
- Có 3 chỉ tiêu biểu thị chỉ số giá là:
+ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI - Cosumer Price Index): Là chỉ tiêu phản ánh chiphí nói chung của một người tiêu dùng điển hình khi mua hàng hóa và dịch vụ
+ Chỉ tiêu giá sản xuất (PPI - Producer Price Index): Là chỉ tiêu số giá bánbuôn, tức chi phí để mua một giỏ hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp
+ Chỉ số giảm phát (D): Là chỉ tiêu phản ánh biến động của giá cả tất cả cácloại hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế
Trong ba loại chỉ số giá nêu trên thì chỉ số giá CPI được sử dụng rộng rãi nhất, và làchỉ số được quan tâm nhiều nhất, vì nó gắn liền nhất với cuộc sống của người tiêu dùng
1.1.3 Phân loại lạm phát.
Căn cứ vào tốc độ của lạm phát, thì lạm phát được chia làm 3 loại, cụ thể như sau:
- Lạm phát thấp hay còn gọi là lạm phát vừa phải: Đây là loại lạm phát xảy ravới mức tăng trưởng chậm của giá cả, được giới hạn ở mức độ một con số hàng năm,
có nghĩa là chỉ số giá cả tăng dưới 10%/năm
- Lạm phát phi mã: Đây là loại lạm phát xảy ra khi chỉ số giá cả hàng hóa biếnđộng mạnh,tăng từ hai con số trở lên hàng năm, có nghĩa là chỉ số giá cả tăng từ 10%/năm đến 99%/năm
- Lạm phát siêu tốc hay còn gọi là siêu lạm phát: Đây là loại lạm phát xảy ra khichỉ số giá cả hàng hóa biến động rất mạnh, tăng từ ba con số trở lên hàng năm, cónghĩa là chỉ số giá cả tăng từ 100%/năm trở lên
Căn cứ vào nguyên nhân gây ra lạm phát, thì lạm phát được chia làm 2 loại, cụ
thể như sau:
- Lạm phát do cầu kéo: Đây là loại lạm phát xảy ra khi nhu cầu hàng hóa tăngquá cao vượt quá khả năng cung ứng hàng hóa của nền kinh tế
Trang 9- Lạm phát do chi phí đẩy: Đây là loại lạm phát xảy ra khi chi phí đầu vào chomột đơn vị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tăng, làm cho giá thành sản phẩm tăng lên nênđẩy giá cả hàng hóa tăng lên.
- Lạm phát ỳ: Đây là loại lạm phát chỉ tăng lên với một tỷ lệ không đổi hàng nămtrong một thời gian dài
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác
Căn cứ vào tác động của lạm phát, thì lạm phát được chia làm 4 loại, cụ thể như sau:
- Lạm phát cân bằng và có thể dự đoán được: Đây là loại lạm phát xảy ra khi giá cả tất
cả các loại hàng hóa đều tăng cùng một tốc độ và có thể dự đoán trước được
- Lạm phát không cân bằng và có thể dự đoán: Đây là loại lạm phát xảy ra khi tất cảcác loại hàng hóa tăng không đều, nhưng có thể dự đoán trước được
- Lạm phát cân bằng và không thể dự đoán: Đây là loại lạm phát xảy ra khi giá cả cácloại hàn hóa tăng đều nhau nhưng bất ngờ và không thể dự đoán trước được
- Lạm phát không cân bằng và không thể dự đoán trược: Đây là loại lạm phát xảy ra khigiá cả các loại hàng hóa tăng không đều nhau và bất ngờ, không dự đoán trước được
Và ngoài ra, còn có nhiều cách phân loại khác
1.1.4 Biều hiện của lạm phát.
Biểu hiện của lạm phát là:
- Tiền giấy bị mất giá
- Giá ngoại tệ tăng liên tục
- Giá cả của tất cả các loại hàng hóa kể cả hàng hóa tư liệu tiêu dùng, lẫn hànghóa tư liệu sản xuất và giá cả hàng hóa sức lao động đều tăng
- Giá cả của chứng khoán biến động mạnh
1.1.5 Nguyên nhân của lạm phát.
Để tìm hiểu cụ thể về lạm phát, các nhà kinh tế đưa ra các nguyên nhân về lạmphát Có thể nói lạm phát xuất phát từ nguyên nhân sau:
Trang 10Lạm phát do cầu kéo:
- Sự tăng lên của tổng cầu có thể do nhiều nhân tố tác động như: cung tiền tệtăng, thuế giảm, xuất khẩu ròng tăng,…, và một số nguyên nhân được xem xét cụ thểnhư sau:
+ Do bội chi ngân sách Nhà nước thường xuyên và kéo dài
+ Do việc kiểm soát khối lượng tiền trong lưu thông của ngân hàng trung ươngkhông chặt chẽ làm cho khối lượng tiền trong lưu thông vượt quá khối lượng tiền cầnthiết cho lưu thông trong một thời gian
+ Do chất lượng tín dụng kém, không thu hồi được vốn, làm mất cân đối quan
- Bản chất của lạm phát cầu kéo là do nhu cầu hàng hóa tăng nhanh vượt quá khảnăng cung ứng hàng hóa nên kéo giá cả hàng hóa tăng lên
Trang 11nhiều, để giữ chân người lao động các hãng tăng tiền lương, làm chi phí sản xuất tăngnên đẩy đường AS dịch chuyển sang trái Quá trình trên tiếp tục và kết quả dẫn đếnmức giá tăng lên liên tục theo thời gian từ P đến P’ và đến P” Chính phủ làm tăng tổngcầu, dịch chuyển đường tổng cầu sang phải, trong khi đó các đường AS lại dịch chuyểnsang trái và hậu quả là làm tăng liên tục mức giá Mức giá leo thang nhanh hay chậm còntùy thuộc vào độ dịch chuyển của đường AD và độ dốc của đường tổng cung AS.
Lạm phát do chi phí đẩy:
- Trong điều kiện hiện nay, xu hướng tăng giá cả các loại hàng hóa và tiền lươngcông nhân luôn luôn diễn ra trước khi nền kinh tế đạt được khối lượng công ăn việclàm nhất định Điều đó có nghĩa là chi phí sản xuất đã đẩy giá cả tăng lên ngay cả khicác yếu tố sản xuất chưa được sử dụng đầy đủ Lạm phát xảy ra như vậy nguyên nhân
là do sức đẩy của chi phí sản xuất
- Khi tốc độ tăng tiền lương nhanh hơn tốc độ của năng suất lao động sẽ đẩy chiphí sản xuất tăng lên Có nghĩa là chi phí tiền công trong một đơn vị sản phẩm tăng lên
đã đẩy giá cả hàng hóa tăng lên
- Các cuộc khủng hoảng về các loại nguyên liệu cơ bản như dầu mỏ, sắt thép,…, sẽlàm cho giá cả của các loại hàng hóa này tăng lên và làm cho chi phí sản xuất tăng lên
- Cũng có thể do sản xuất không có hiệu quả, vốn bỏ ra nhiều nhưng sản phẩmthu lại không tăng lên hoặc tăng chậm hơn tốc độ tăng của chi phí sản xuất
Trang 12Hình trên cho thấy một cú sốc về phía cung dịch chuyển đường tổng cung sangtrái (AS sang AS’), điểm cân bằng ngắn hạn E dịch chuyển về F, tại đây Y < Y* Tỷ lệthất nghiệp cao, chính phủ tác động vào làm tăng tổng cầu (AD sang AD’) tại E’để giữcho tỷ lệ thất nghiệp và sản lượng ở mức tự nhiên Quá trình trên tiếp tục và kết quảdẫn đến mức giá cả tăng lên liên tục theo thời gian từ P lên P’ và P”.
+ Làm nội tệ mất giá nhẹ so với ngoại tệ, tạo lợi thế cho doanh nghiệp, đẩymạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho nền kinh tế, khuyến khích sản xuất trong nướcphát triển
+ Doanh nghiệp gia tăng sản xuất, đẩy mạnh cạnh tranh đưa ra thị trường vớinhiều sản phẩm chất lượng cao
+ Lạm phát tương đồng với một tỷ lệ thất nghiệp, lao động sẽ nâng cao trình
độ chuyên môn, cạnh tranh chỗ làm việc
- Lạm phát gây ra tác động tiêu cực:
+ Khi có lạm phát những người làm thuê và những người gửi tiền là bị thiệt hại.+ Do tỷ lệ tăng giá hàng hóa trong khi lạm phát không giống nhau cho nênnhững doanh nghiệp sản xuất và tồn kho những hang hóa có tỷ lệ tăng giá chậm sẽ bịthiệt thòi
Trang 13+ Lạm phát với mức độ phi mã hoặc siêu tốc thì nợ nần của Chính phủ đượcgiảm bớt, song Chính phủ sẽ bị áp lực chính trị của đông đảo quần chúng, nhân dânlao động bị thiệt hại do lạm phát xảy ra.
+ Khi có lạm phát,vốn của hệ thống ngân hàng thương mại chủ yếu là ngânhàng của Nhà nước sẽ bị giảm dần cùng chiều với tốc độ của lạm phát, nên càng bổsung thêm vốn thì tốc độ lạm phát sẽ tăng lên nhanh chóng
+ Ngoài ra, lạm phát có thể tác động làm kém hiệu quả của việc sử dụngnguồn lực như: Làm biến dạng cơ cấu đầu tư, làm suy yếu thị trường vốn, làm sai lệchtín hiệu của giá, làm phát sinh chi phí điều chỉnh giá, làm lãng phí thời gian cho việcđối phó với tình trạng mất giá của tiền tệ, làm giảm sức cạnh tranh với nước ngoài,kích thích người nước ngoài rút vốn về nước
1.2 Những vấn đề cơ bản về thất nghiệp.
1.2.1 Khái niệm thất nghiệp.
Để đi đến khái niệm thất nghiệp, chúng ta cần tìm hiểu một số quan điểm liênquan đến thất nghiệp, cụ thể như sau:
- Người trong độ tuổi lao động: Là những người ở độ tuổi được Hiến pháp quyđịnh có nghĩa vụ và quyền lợi lao động
- Lực lượng lao động: Là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động thực tế cótham gia lao động và những người chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm
- Người có việc làm: Là những người làm một việc gì đó có được trả tiền công,lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc là những người tham gia vào cáchoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình khôngđược nhận tiền công hoặc hiện vật
- Tỷ lệ thất nghiệp: Là tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp trong tổng sốlực lượng lao động của nền kinh tế
Vậy thất nghiệp là tình trạng những người trong độ tuổi lao động, có sức khỏe, hiện đang chưa có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm hoặc đang chờ đợi trở lại làm việc.
1.2.2 Phân loại thất nghiệp.
Theo loại hình thất nghiệp, bao gồm:
- Thất nghiệp chia theo giới tính (nam, nữ)
- Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ
Trang 14- Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc.
- Thất nghiệp chia theo lứa tuổi
Theo lí do thất nghiệp, bao gồm:
- Mất việc dẫn đến thất nghiệp: Đó là người lao động không có việc làm do cácđơn vị sản xuất kinh doanh cho thôi việc vì một lí do nào đó
- Bỏ việc: Đó là người lao động tự ý xin thôi việc vì những lí do chủ quan củabản thân
- Nhập mới : Đó là những người đến độ tuổi lao động, những người đầu tiên bổsung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm và đang tích cực tìm kiếmviệc làm
- Tái nhập: Đó là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quaylại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm
Theo nguồn gốc thất nghiệp, bao gồm:
- Thất nghiệp tạm thời: Xảy ra khi có một người lao động đang trong thời gian tìmkiếm việc làm hoặc công việc làm khác tốt hơn, phù hợp với nhu cầu riêng của mình
- Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi có sự thay đổi cơ cấu kinh tế làm mất cân đốicung và cầu cục bộ trên thị trường lao động (ngành nghề, khu vực,…,) Đây là loại thấtnghiệp gắn với sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh của cung trên thịtrường lao động
- Thất nghiệp thiếu cầu (thất nghiệp kiểu Keynes): Xảy ra khi cầu chung về laođộng giảm xuống Nguyên nhân chính của hiện tượng này là có sự sụt giảm của tổngcầu Trong nền kinh tế hiện đại, loại thất nghiệp này gắn liền với suy thoái của chu kìkinh doanh, vì vậy nhiều khi còn gọi là thất nghiệp chu kì Dấu hiệu của loại thấtnghiệp này là thất nghiệp xảy ra ở mọi nơi, mọi lĩnh vực
- Thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển: Đây là loại thất nghiệp do có các yếu tốngoài thị trường gây ra Khi tiền công bị ấn định cao hơn mức tiền công cân bằng docác lực ngoài thị trường
Trang 15Theo tính chất thất nghiệp, bao gồm:
Thất nghiệp tự nguyện: Là những người tự nguyện không muốn làm việc do côngviệc và mức tiền công tương ứng chưa phù hợp với mong muốn của mình Đây chính
là khoảng cách giữa đường cung của thị trường lao động và đường quy mô của lựclượng lao động trên hình 1.3 với mức tiền công w0, đoạn thẳng AB là số lượng thấtnghiệp tự nhiên
Thất nghiệp không tự nguyện: Là những người muốn làm việc ở mức tiền cônghiện hành nhưng vẫn không có việc làm Thất nghiệp thiếu cầu xảy ra khi tổng cầugiảm, sản xuất bị đình trệ, lao động không có công ăn việc làm… Vì vậy, loại thấtnghiệp này là thất nghiệp không tự nguyện
Vậy:
Thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp do cơ cấu là thất nghiệp tự nguyện
Thất nghiệp thiếu cầu là thất nghiệp không tự nguyện
Ghi chú:
SL: Đường cung về lao động LF: Lượng lượng lao động W: Mức tiền lương L: Mức lao động DL: Đường cầu lao động
Trang 16Thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển được xét dưới hai góc độ:
- Đứng ở góc độ cá nhân người lao động thì đây là thất nghiệp không tựnguyện
- Đứng ở góc độ tập thể, góc độ toàn xã hội thì đây là thất nghiệp tự nguyện.Thất nghiệp tự nhiên là thất nghiệp khi thị trường đạt cân bằng Thất nghiệp tựnhiên bao gồm: thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu
Trong hình 1.3, tại mức công w0 số việc làm đạt cao nhất có thể được mà khôngphá vỡ thế cân bằng Khi số lượng lao động đạt tại L0, tiền công được ổn định bởi cânbằng của thị trường lao động Khi không có những cú sốc đối với tổng cung và tổngcầu ngắn hạn thì thị trường hàng hóa đạt cân bằng, giá cả ổn định, nền kinh tế khôngxảy ra lạm phát Cho nên, ở mức thất nghiệp tự nhiên còn được gọi là trạng thái toàndụng lao động (mức việc làm đầy đủ) Toàn bộ thất nghiệp tự nguyện ở đây được tínhvào thất nghiệp tự nhiên
phải chi phí rất nhiều tiền cho việc chống tội phạm làm xói mòn nếp sống lành mạnh,
có thể phá vỡ nhiều mối quan hệ truyền thống,…
+ Đối với cá nhân và gia đình người bị thất nghiệp: Thu nhập bình quân đầu người thấp, đời sống tồi tệ hơn, kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn bị quên dần, gây tổn thương về mặt tâm lý và niềm tin trong cuộc sống, nguy cơ bệnh tật gia tăng,
hạnh phúc gia đình bị đe dọa, con cái chịu nhiều thiệt thòi
Trang 17- Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phản ánh tình trạng cuộc sống của người lao động đãthay đổi, bởi vì một khi cuộc sống khấm khá lên người lao động thường hay thay đổicông việc, số người này tạo cho thị trường lao động luôn tồn tại một tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên
- Tổng số thất nghiệp thay đổi theo chu kỳ do vốn cố định thay đổi theo chu kỳ
Vì vậy, tồn tại một số lượng thất nghiệp sẽ làm cho việc sử dụng tiền vốn và nguồnnhân lực có hiệu quả hơn
1.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp.
Để xem xét mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp, các nhà kinh tế thường sửdụng đường Phillips ban đầu, đường Phillips mở rộng và đường Phillips dài hạn
1.3.1 Đường Phillips ban đầu:
Giáo sư A.W Phillips người Anh đã chỉ ra mối quan hệ có tính ổn định giữa mứcthất nghiệp và nhịp độ tăng tiền lương trung bình Thất nghiệp cao khi tiền lương tăngchậm và thất nghiệp giảm khi mức tiền lương tăng lên nhanh
Theo số liệu thống kê của Phillips , thì tỷ lệ thất nghiệp ở mức 2,5% nền kinh tế
có tỷ lệ lạm phát bằng 0 Khi tỷ lệ thất nghiệp lớn hơn 2,5% thì lạm phát nhỏ hơn 0 vàkhi tỷ lệ thất nghiệp nhỏ hơn 2,5% thì lạm phát lớn hơn 0
Đường Phillips ban đầu cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lạm phát và thấtnghiệp Tức là giữa lạm phát và thất nghiệp có sự đánh đổi
Mối quan hệ giữa tốc độ thay đổi tiền lương và thất nghiệp chu kì được biểu diễnqua công thức:
∆W/W = -β(u - u*)
Trong đó:
W: Tiền lương danh nghĩa
∆W: Gia tăng tiền lương danh nghĩa
∆W/W: Tốc độ thay đổi tiền lương danh nghĩa
β: Tham số phản ánh nhạy cảm giữa thất nghiệp và lạm phát
(u - u*): Thất nghiệp chu kì
Trang 18Nếu giả định ∆W/W là ổn định thì mức phần trăm thay đổi của tiền lương danhnghĩa sẽ bằng mức lạm phát:
gp = -β(u - u*)u - u*)
Phương trình hàm ý rằng, có thể đánh đổi lạm phát nhiều hơn để có một tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn và ngược lại.
Chính phủ cần phải quyết định xem họ có thể chịu đựng lạm phát ở mức nào đểgiải quyết công ăn việc làm Đường Phillips ban đầu thường được xem xét trong cácchính sách kinh tế ngắn hạn
Đường Phillips mở rộng thường được xem xét ở giác độ trung hạn
1.3.3 Đường Phillips dài hạn:
Trong dài hạn, lạm phát được dự tính một cách đầy đủ và hầu hết các biến sốdanh nghĩa được điều chỉnh theo lạm phát Điều này có nghĩa là (gp – gpe) sẽ tiến dầntới 0 Phương trình đường Phillips mở rộng được viết lại:
u = u*
Phương trình này hàm ý rằng, trong dài hạn, đối với mọi mức lạm phát thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế luôn ở mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên của nó Đường Phillips dài
Trang 19hạn là đường thẳng đứng song song với trục tung và cắt trục hoành tại mức tỷ lệ thấtnghiệp tự nhiên, không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp (hình 1.4).
gp Đường Phillips dài hạn
gpe
Đường Phillips mở rộng
u* u
Đường Phillips ban đầu
Hình 1.4 Quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Trang 20Chương 2: Tình hình lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam
giai đoạn 2010-2013
2.1 Tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010-2013.
2.1.1 Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2010.
Năm 2010, lạm phát cả nước ở mức 11,75% dù được dự báo dưới hai con số.
Con số này đã vượt qua mục tiêu 8% mà Quốc hội đã đề ra Dự báo trước đó của các
tổ chức cũng bị chệch hướng Vào đầu quý 2/2010, Ngân hàng phát triển Châu Á(ADB) đã dự báo, lạm phát trong năm này ở khoảng 10% Trong khi đó, Ngân hàngThế giới (WB) đã dự báo lạm phát cả năm 2010 của Việt Nam cũng chỉ ở mức 10,5%.Thể hiện qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong năm này biến động rõ rệt
Hình 2.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước năm 2010
Vào tháng 2, CPI tăng lên mức 1,96% Nhưng sau đó giảm mạnh ở tháng 3 vàtháng 4 xuống lần lượt là 0,75% và sau đó chỉ còn 0,14% Từ tháng 5 đến tháng 8, CPItăng giảm không nhiều, CPI thấp nhất trong năm là 0,05% vào tháng 7 Nhưng kể từtháng 8 đến cuối năm, CPI tăng mạnh, đạt đỉnh điểm 1,98% vào tháng 12 , tăng caonhất trong vòng 17 tháng trước đó Đóng góp chủ yếu vào con số này là mức tăng giá
ở dịch vụ ăn uống 3,31%, riêng lương thực tăng tới 4,67% Cũng trong tháng này, giánhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng mạnh tới 2,53
Trang 21Dưới đây là diễn biến CPI năm 2010 so với năm 2009 Mức CPI tăng tương đốicao so với năm 2009.
Hình 2.2 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2010 so với năm 2009
Diễn biến CPI năm 2010 tạo bởi mức chênh lệch giữa tháng tăng (đỉnh) và thánggiảm (đáy) lên đến hơn 1,5% Hai điểm cao nhất ở mức tăng xấp xỉ 2% của tháng 2 vàtháng 12, từ tháng 4 đến tháng 8 chỉ ở xung quanh mức 0%
Trong quý đầu năm, CPI tăng rất ít giữa các tháng, để rồi lại tăng ngược lên trongtháng 9, kéo dài mức tăng trên 1% liên tiếp ba tháng sau đó Diễn biến CPI năm 2010tạo nên sự thay đổi cảm nhận về lạm phát sau các cú sốc “lao dốc” và “bốc đầu” Năm 2010, lạm phát diễn biến qua 3 đột biến như sau:
Đột biến thứ nhất: Xuống chậm sau Tết.
Sau năm 2009, lạm phát tương đối ổn định, các mức tăng CPI hai tháng đầu nămđều trên 1% và tiến gần 2% Nhưng khác biệt trong năm này lại rơi vào tháng 3, khiCPI không xuống mạnh như các năm trước Chỉ số thị trường chứng khoán ở ViệtNam – VnIndex, từ điểm đáy đầu tiên vào ngày 22/1 là khoảng 477 điểm, VnIndex cómột chu kỳ vận động đi lên, đến ngày 15/3 , đạt khoảng 532 điểm (tăng xấp xỉ 10%).Tuy nhiên, tháng 3 bắt đầu hứng trọn các đột biến, khởi động cho hàng loạt nguyênnhân tác động này là việc Ngân hàng Nhà nước ngày 10/2 điều chỉnh tỷ giá bình quânliên ngân hàng giữa USD và VND tăng lên hơn 3% so với trước đó, đưa mức giá trầntheo quy định lên 19.100 VND/USD