Năm 2013, lạm phát được ghi nhân là mức tăng thấp nhất trong suốt 10 năm qua với 6,04%.
Theo kết quả cuộc điều tra kỳ vọng lạm phát mới nhất do Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước thực hiện vào đầu tháng 8/2013 đối với toàn bộ các tổ chức tín dụng trong nước, đa số các tổ chức tín dụng đều cho rằng do tác động của việc điều chỉnh tăng giá điện, viện phí, giá xăng dầu và giá gas, giá thực phẩm tăng do mưa bão dồn dập, yếu tố mùa vụ khi khi học sinh cả nước chuẩn bị bước vào năm học mới. Vì vậy, CPI tháng 8 có thể tăng 7,19% so vơi cùng kỳ năm trước, đồng thòi nâng dự báo CPI năm 2013 tăng 6,77%, cao hơn kỳ vọng 6,55% được xác lập tại cuộc điều tra tháng 6/2013 và lạm phát mục tiêu 6-6,5% do Chính phủ đề ra. Điều này cho thấy, đạt được mục tiêu lạm phát trên của Chính phủ hiện đang là thách thức không nhỏ, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các bộ, ngành trong nước.
Điều chỉnh các mặt hàng do Nhà nước quản lý sẽ tiếp tục là yếu tố tác động mạnh nhất đến CPI trong quý 3 và cả năm 2013. Lãi suất cho vay ngắn hạn được kỳ vọng tiếp tục giảm, tỷ giá trung bình liên ngân hàng dự báo không đổi trong tháng 8/2013 và chỉ tăng 2-3% trong năm.
Sau đây là một số nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ảnh hưởng đến CPI trong 10 tháng đầu năm 2013, có thể chia thành 3 nhóm:
- Nhóm có giá giảm: Lương thực và bưu chính viễn thông, cùng giảm 0,54% trong 10 tháng qua.
- Nhóm có giá tăng cao hơn tốc độ tăng: Chủ yếu là thuốc và dịch vụ y tế (tăng 18,79%, trong đó dịch vụ y tế tăng 23,47%), giáo dục (tăng 11,57%, trong đó dịch vụ giáo dục tăng 12,71%), may mặc (tăng 5,23%), điện, than, xăng dầu, nước.
- Nhóm có giá tăng thấp: Đáng lưu ý là nhóm lương thực, thực phẩm chiếm tới 39,93% tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, đã tăng thấp trong 4 tháng liền, làm gia tăng nhập khẩu và gây khó khăn cho sản xuất ở trong nước.
Hình 2.4. Diễn biến CPI trong 10 tháng năm 2013 so với tháng 12/2012
Trong năm 2013, tổng cầu yếu do vốn đầu tư giảm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm nay tăng 5,3% so với cùng ký năm trước, nhưng vẫn còn thấp hơn năm trước (6,2%), hệ số giữa tốc độ tăng thương mại bán lẻ với tốc độ tăng GDP 9 tháng năm nay cũng thấp hơn năm trước ( 1,03 lần so với 1,24 lần).
Giá nhập khẩu tính bằng USD 9 tháng năm nay giảm s2,26% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi tốc độ tăng giá USD bình quân 10 tháng năm 2013 so với cùng kỳ năm trước tăng thấp (0,58%), nên giá nhập khẩu tính bằng USD cũng giảm. Tỷ giá thương mại 9 tháng năm 2013 giảm 1% so với cùng kỳ năm trước.
Tiền từ lưu thông vào ngân hàng tăng cao hơn tiền từ ngân hàng ra lưu thông (cuối tháng 9/2013 so với cuối năm 2012, tăng trưởng huy dộng tiền gửi đạt 9,5, cao hơn tăng trưởng tín dụng 6,5%), chứng tỏ tiền vẫn còn bị dồn ứ trong hệ thống ngân hàng.
Người tiêu dùng có thu nhập thấp thì chịu áp lực về mọi mặt trong cuộc sống, người khấm khá thì gửi tiết kiệm hoặc mua vàng theo thói quen mặc dù lãi suất tiết kiệm và giá vàng giảm. Doanh nghiệp làm ăn được, không vướng vào nợ xấu thì ngại vay. Ngược lại, doanh nghiệp muốn vay nhưng do có nợ xấu lớn thì ngân hàng ngại cho vay, sợ rủi ro, nợ xấu tăng cao. Từ đó, tâm lý co cụm, thủ thế xuất hiện và tồn tại không ít ở cả doanh nghiệp và ngân hàng.Diễn biến CPI trong năm đạt tín hiệu khả quan để CPI cả năm có thể ở mức tăng 7%, đạt chỉ tiêu đề ra.