Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam năm 2012.

Một phần của tài liệu Tình hình lạm phát và thất nghiệp ở việt nam giai đoạn 2010 2013 (Trang 31 - 33)

Năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam là 1,96% giảm 0,31% so với năm 2011.

Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi tại khu vực thành thị là 3,21%, khu vực nông thôn là 1,39% .

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 2,8%. Trong đó, khu vực thành thị là 1,58%, khu vực nông thôn là 3,35%.

Hình 2.5. Tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2012

Tổng cục Thống kê cho hay, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm năm 2012 giảm nhẹ so với các tỷ lệ tương ứng của năm 2011 nhưng tỷ lệ lao động phi chính thức năm 2012 tăng so với một số năm trước, từ 34,6% năm 2010 tăng lên 35,8% năm 2011 và 36,6% năm 2012. Điều này cho thấy mức sống của người dân còn thấp, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển mạnh nên người lao động không chịu cảnh thất nghiệp kéo dài mà chấp nhận làm những công việc không ổn định với mức thu nhập thấp và bấp bênh.

Tỷ lệ thiếu việc làm của cả nước diễn ra theo xu hướng cao ở những tháng đầu năm và thấp hơn ở những tháng cuối năm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các cơ sở sản xuất thường giãn việc vào đầu năm và đẩy mạnh sản xuất trở lại vào cuối năm.

Ở các thành phố lớn, số người thiếu việc làm thường ít hơn số người thất nghiệp. TP.HCM là địa phương có số người thất nghiệp lớn nhất cả nước với 117,6 nghìn người, trong khi Hà Nội là 65,9 nghìn người.

Theo số liệu thống kê, quý 4 năm 2012, số người thất nghiệp thanh niên trong độ tuổi 15-24 chiếm 45,7% trong tổng số người thất nghiệp, tỷ trọng này ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn. Tổng cục Thống kê đánh giá, mặc dù kinh tế tăng trưởng chậm nhưng tỷ lệ thất nghiệp của nước ta không biến động lớn. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thị quý 4 năm 2012 gần như không thay đổi so với quý 4 năm 2011 ( 2,88% và 2,99%).

Một phần của tài liệu Tình hình lạm phát và thất nghiệp ở việt nam giai đoạn 2010 2013 (Trang 31 - 33)