Tác động của lạm phát đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010-2013.

Một phần của tài liệu Tình hình lạm phát và thất nghiệp ở việt nam giai đoạn 2010 2013 (Trang 34 - 35)

Ngoài trường hợp lạm phát thấp có tác động tích cực thì nói chung lạm phát đều tác động tiêu cực đến quá trình phát triển của nền kinh tế.

- Xã hội không thể tính toán hiệu quả và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của mình khi tiền tệ tăng giảm thất thường vào các năm 2010-2013.

- Làm mất lòng tin của người dân khi tiền bị mất giá, đặc biệt là năm 2010 và 2011. - Tác dụng điều chỉnh của thuế bị hạn chế khi mà các biểu thuế không thể điều chỉnh kịp mức độ tăng bất ngờ của lạm phát.

- Làm phân phối lại thu nhập của người dân, khiến cho người có các hàng hóa mà giá cả của chúng không tăng hoặc tăng chậm bị nghèo đi, còn người nắm giữ các hàng hóa có giá trị tăng đột biến giàu len nhanh chóng.

- Tình trạng khan hiếm hàng hóa xảy ra khi lạm phát là kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hóa, bất động sản, vàng bạc,…

- Xuyên tạc các yếu tố của thị trường làm cho các điều kiện của thị trường bị biến dạng. Hầu hết các thông tin kinh tế đều thể hiện trên giá cả hàng hóa, giá cả tiền tệ, giá cả lao động,… Một khi những giá cả này biến động liên tục thì các yếu tố của thị trường không thể tránh khỏi bị thổi phồng và bóp méo.

- Làm cho sản xuất phát triển không đều, vốn chạy vào những ngành có lợi nhuận cao.

- Bội chi ngân sách ngày càng tăng trong khi các khoản thu ngày càng giảm về mặt giá trị.

- Làm cho các hoạt động bình thường của ngân hàng bị phá vỡ, ngân hàng không thu hút được các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội.

- Làm giảm sức mua của nhân dân về hàng tiêu dùng, đặc biệt là đời ssoongs cán bộ công nhân viên ngày càng khó khăn.

Một phần của tài liệu Tình hình lạm phát và thất nghiệp ở việt nam giai đoạn 2010 2013 (Trang 34 - 35)