Tác động của thất nghiệp đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010-2013.

Một phần của tài liệu Tình hình lạm phát và thất nghiệp ở việt nam giai đoạn 2010 2013 (Trang 35 - 36)

Công ăn việc làm gắn liền với kinh tế thị trường. Khi không có việc làm, người ta sẽ trở thành thất nghiệp và điều đó tác động đến nền kinh tế như sau:

- Khi người lao động bị thất nghiệp, mức thu nhập của họ sẽ bị mất đi. Do đó, đời sống bản thân cũng như gia đình họ sẽ gặp khó khăn. Điều đó ảnh hưởng đến khả năng tự đào tạo lại để chuyển đổi nghề nghiệp, trở lại thị trường lao động, con cái sẽ gặp khó khăn khi đến trường, sức khỏe sẽ bị giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, chăm sóc bản thân và gia đình,…

- Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên, là sự lãng phí lao động xã hội, nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế xã hội.

- Làm cho nền kinh tế suy thoái do tổng thu nhập quốc dân thực tế thấp hơn tiềm năng. - Ảnh hưởng đến trật tự xã hội, thanh niên mới lớn không có việc làm dễ sinh bi quan, chán nản hoặc hận đời, xung đột với gia đình, dần dần nhiễm các thói hư, tật xấu, làm trầm trọng thêm các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút,… Số người ngoài tuổi thanh niên bị thất nghiệp thường là nguyên nhân của các cuộc tan vỡ gia đình, sa sút nhân cách,…

- Không thể tiến nhanh lên trình độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa khi thừa lao động và giải quyết việc làm.

- Tốn chi phí lớn để trợ cấp cho ngườ thất nghiệp, mở các lớp dạy nghề,… làm cho ngân sách bị thu hẹp, không thể mở rộng đầu tư, xây dựng các dự án kinh tế khác.

Một phần của tài liệu Tình hình lạm phát và thất nghiệp ở việt nam giai đoạn 2010 2013 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w