Thực trạng thị trường chứng khoán tại việt nam giai đoạn từ 2008 đến nay và một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường này . những vấn đề từ lý thuyết đến thực tiễn về Thực trạng thị trường chứng khoán tại việt nam giai đoạn từ 2008 đến nay và một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường này
Trang 1Mục lục
Trang
Danh mục các chữ viết tắt 3
Danh mục các hình vẽ và biểu đồ 4
Phần mở đầu 5
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán Việt Nam 1.1 Một số quan điểm về thị trường chứng khoán 7
1.2 Phân loại thị trường chứng khoán 8
1.2.1 Căn cứ theo tính chất pháp lý 8
1.2.2 Căn cứ vào quá trình luân chuyển chứng khoán 9
1.2.3 Căn cứ theo phương thức giao dịch 9
1.2.4 Căn cứ vào đặc điểm hàng hóa 10
1.3 Các chủ thể hoạt động trên thị trường chứng khoán 10
1.3.1 Chủ thể phát hành 10
1.3.2 Các nhà đầu tư 10
1.3.3 Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán 11
1.3.4 Các tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán 11
1.4 Nguyên tắc cơ bản về hoạt động của thị trường chứng khoán 12
1.4.1 Nguyên tắc trung gian 13
1.4.2 Nguyên tắc đấu giá 13
1.4.3 Nguyên tắc tập trung 13
1.4.4 Nguyên tắc công khai 13
1.5 Vai trò của thị trường chứng khoán 14
1.5.1 Thị trường chứng khoán thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế 14
1.5.2 Thị trường chứng khoán tạo điều kiện thu hút và kiểm soát vốn đầu tư
nước ngoài 14
1.5.3 Thị trường chứng khoán kích thích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
lành mạnh và có hiệu quả 15
1.5.4 Thị trường chứng khoán là phương tiện giúp Chính phủ thực hiện chính
sách kinh tế tài chính 15
1.5.5 Thị trường chứng khoán tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán 15
Trang 21.5.6 Thị trường chứng khoán là công cụ đánh giái hoạt động kinh doanh và
là phong vũ biểu của nền kinh tế 15
Chương 2: Thực trạng thị trường chứng khoán tại Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay 2.1 Mô hình thị trường chứng khoán Việt Nam 17
2.1.1 Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán 17
2.1.2 Sở giao dịch chứng khoán 17
2.1.3 Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ 18
2.1.4 Các tổ chức trung gian 19
2.2 Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt nam giai đoạn từ 2008 đến nay 20
2.2.1 Diễn biến thị trường chứng khoán Việt nam giai đoạn 2008 – 2011 20
2.2.2 Diễn biến thị trường chứng khoán Việt nam giai đoạn 2011 đến nay 27
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới 3.1 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời
gian tới 35
3.2 Một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong
thời gian tới 36
Kết luận 42
Danh mục tài liệu tham khảo 43
Danh mục các chữ viết tắt
Trang 3VN-Index: Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam
HASTC-Index: Chỉ số thị trường chứng khoán trên trung tâm giao dịch chứng
hoán Hà NộiHNX-Index: Chỉ số thị trường chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán
Hà Nội
TTLK CKVN: Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
Danh mục các hình vẽ và biểu đồ
Trang 4Biểu đồ 1: Diễn biến hai chỉ số VN-Index và HASTC-Index trong giai đoạn tháng
12/2007 đến tháng 07/2008 22
Biểu đồ 2: Chỉ số VN-Index và HASTC-Index trong năm 2008 22
Biểu đồ 3: Chỉ số VN-Index trong năm 2009 24
Biểu đồ 4: Chỉ số HNX-Index trong năm 2009 24
Biểu đồ 5: Biến động của VN-Index và HNX-Index trong năm 2010 28
Biểu đồ 6: Diễn biến chỉ số VN-Index và HNX-Index trong năm 2011 29
Biểu đồ 7: Chỉ số VN-Index và HNX-Index trong năm 2012 30
Biểu đồ 8: Diễn biến giao dịch chứng khoán trên sàn HNX và HOSE trong
năm 2013 33
Phần mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trang 5Ở những nước phát triển hiện nay như Mỹ, Nhật Bản…, thị trường chứng khoán đã
ra đời từ cách đây mấy thế kỷ và đang phát triển rất sôi động và lớn mạnh Còn ở ViệtNam, mặc dù ra đời vào khoảng đầu năm 2000, thế nhưng cho đến nay thì thị trườngchứng khoán Việt Nam đã là một trong những thị trường tiềm năng, đang được nhận
sự quan tâm rất lớn từ công chúng cho tới Chính phủ Bởi vì nó giữ vai trò quan trọngtrong việc huy động vốn, cung cấp môi trường đầu tư, tạo môi trường thuận lợi giúpChính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực
tiễn của vấn đề, em chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng thị trường chứng khoán tại Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến nay và một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường này”.
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán
Khảo sát, đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán tại Việt Nam giai đoạn từnăm 2008 đến nay
Kết hợp một số vấn đề lý luận, qua phân tích thực trạng, đề xuất một số kiến nghịnhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán, đánh giá thực trạng,
từ đó rút ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân để tìm ra giải pháp phát triển thịtrường chứng khoán Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu dựa trên những lý luận cơ bản về thị trường chứng khoán,nghiên cứu thống kê, phân tích số liệu, nắm bắt thông tin từ các phương tiện thông tinđại chúng
5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về thị trường chứng khoán
Chương 2: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến nay.Chương 3: Một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Namtrong thời gian tới
Trang 6Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán
1.1 Một số quan điểm về thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là một trong những thị trường hoạt động rất sôi nổi nênthu hút tài chính và đóng góp một phần lớn trong hoạt động đầu tư của nền kinh tế
Trang 7hiện nay Tuy nhiên, hiện nay tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về thị trường này, cóthể nói đến, đó là những quan điểm như sau:
Quan điểm thứ nhất: Cho rằng thị trường chứng khoán và thị trường vốn là một,
chỉ khác nhau tên gọi của cùng một khái niệm, đó là “Capital Market” Nếu xét về nộidung thì thị trường vốn biểu hiện các quan hệ bản chất bên trong của quá trình muabán các chứng khoán Thị trường chứng khoán là biểu hiện bên ngoài, là hình thứcgiao dịch vốn cụ thể Do đó các hai thị trường này không thể phân biệt, tách rời nhau
mà thống nhất và phản ánh các quan hệ bên trong và bên ngoài của thị trường tư bản
Quan điểm thứ hai: Đa số các nhà kinh tế cho rằng: “Thị trường chứng khoán
được đặc trưng bởi thị trường vốn chứ không phải đồng nhất là một” Như vậy theoquan điểm này thị trường chứng khoán và thị trường vốn là khác nhau, trong đó thịtrường chứng khoán chỉ giao dịch, mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạnnhư trái phiếu chính phủ, cổ phiếu và trái phiếu công ty Các công cụ tài chínhđược giao dịch trên thị trường tiền tệ, không thuộc phạm vi hoạt động của thị trườngchứng khoán
Quan điểm thứ ba: Dựa trên những gì quan sát được, tại đa số các Sở giao dịch
chứng khoán cho rằng “Thị trường chứng khoán là thị trường cổ phiếu”, hay là nơimua bán các cổ phiếu cổ phần được công ty phát hành ra để huy động vốn Theo quanđiểm này thì thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi thị trường mua bán các công
cụ tài chính mang lại quyền tham gia sở hữu
Các quan điểm trên đều được khái quát dựa trên những cơ sở thực tiễn và trongtừng điều kiện lịch sử nhất định
Tuy nhiên quan điểm rõ ràng và phù hợp với sự phát triển chung của thị trườngchứng khoán Việt Nam hiện nay được nêu trong khoản 18, điều 6 của Luật chứngkhoán năm 2006, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, quy định:
Thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin
để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán.
Theo khoản 1, điều 6 trong Luật chứng khoán sửa đổi năm 2010, có hiệu lực từngày 01 tháng 07 năm 2011 định nghĩa về chứng khoán như sau:
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữuđối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành
Trang 81.2 Phân loại thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán được phân loại theo những căn cứ sau:
Tại Việt Nam hiện nay có Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giaodịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
Thị trường chứng khoán phi chính thức hay còn gọi là thị trường OTC là thịtrường được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như thị trườngchứng khoán tập trung mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnhtranh và thương lượng giữa các công ty chứng khoán với nhau, thông qua một sự trợgiúp quyết định nhiều đến hiệu quả hoạt động, đó là phương tiện thông tin Việc giaodịch và thông tin được dựa vào điện thoại hoặc internet với sự trợ giúp của các thiết bịđầu cuối Thị trường OTC là nơi ít “kén” chứng khoán giao dịch hơn thị trường chứngkhoán tập trung Tuy nhiên chứng khoán giao dịch vẫn phải là loại đáp ứng các chuẩnmực và được phép giao dịch đại chúng Đặc biệt, đây là thị trường đảm nhận vai tròbán ra các chứng khoán phát hành mới, do công ty chào bán lần đầu
Tại Việt Nam có sàn UPCoM thuộc thị trường chứng khoán phi chính thức
Thị trường thứ ba: Đây là thị trường giao dịch các chứng khoán đã niêm yết tại
Sở giao dịch chứng khoán nhưng theo cơ chế OTC Ở Mỹ thị trường này được lập ra
do yêu cầu của các nhà đầu tư cần mua bán với số lượng lớn, có thể gọi là “mua sỉ”chứng khoán niêm yết thông qua thương lượng Các thương vụ được thu xếp bởi cáccông ty chứng khoán là nhà tạo giá của thị trường OTC, các công ty này phải đăng ký
và được phép mua bán lô lớn chứng khoán niêm yết
Thị trường thứ tư: Để tạo thuận lợi cho các tổ chức chuyên nghiệp có điều kiệntrực tiếp mua bán chứng khoán cho tổ chức chứng khoán của mình, các thị trường lớn
Trang 9có lập ra một mạng giao dịch nội bộ gọi là “INSTINET” phục vụ cho việc giao dịchcác khối lượng lớn chứng khoán giữa họ với nhau Cả loại niêm yết trên sàn hoặc loạimua bán OTC đều có thể đem ra giao dịch Các tổ chức tham gia vào mạng nàythường là các ngân hàng, các quỹ hỗ tương đầu tư, các đại diện quản lý quỹ hưu trí vànhiều tổ chức khác tùy theo quy định.
1.2.2 Căn cứ vào quá trình luân chuyển chứng khoán
Căn cứ vào quá trình luân chuyển chứng khoán có thị trường phát hành và thịtrường lưu thông:
Thị trường phát hành hay còn gọi là thị trường sơ cấp là nơi các chứng khoánđược phát hành lần đầu bởi các nhà phát hành được bán cho các nhà đầu tư Tại thịtrường này, giá cả của chứng khoán là giá phát hành Thông qua việc phát hành chứngkhoán, Chính phủ có thêm nguồn thu để tài trợ cho các dự án đầu tư hoặc chi tiêu củaChính phủ, các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường nhằm tài trợ cho các dự ánđầu tư
Thị trường lưu thông hay còn gọi là thị trường thứ cấp là nơi diễn ra các giaodịch mua bán chứng khoán sau khi đã giao dịch lần đầu Nói cách khác thị trường thứcấp là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã phát hành qua thị trường sơcấp, nhằm mục đích kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã hội
Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau Vềbản chất, mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp là mối quan hệ nộitại, biện chứng Nếu không có thị trường sơ cấp sẽ không có thị trường thứ cấp, vàđồng thời thị trường thứ cấp lại tạo điều kiện phát triển cho thị trường sơ cấp Mụcđích cuối cùng của các nhà quản lý là tăng cướng hoạt động huy động vốn trên thịtrường sơ cấp, vì chỉ tại thị trường này, vốn mới thực sự vận động từ người tiết kiệmsang người đầu tư, còn sự vận động của vốn trên thị trường thứ cấp không tác độngtrực tiếp tới việc tích tụ và tập trung vốn
1.2.3 Căn cứ theo phương thức giao dịch
Căn cứ theo phương thức giao dịch có thị trường giao ngay và thị trường tương lai:
Thị trường giao ngay là thị trường mua bán chứng khoán theo giá theo giá củangày giao dịch nhưng việc thanh toán và chuyển giao chứng khoán sẽ diễn ra tiếp theosau đó vài ngày theo quy định
Trang 10 Thị trường tương lai là thị trường mua bán chứng khoán theo một loạt hợp đồngđịnh sẵn, giá cả được thỏa thuận trong ngày giao dịch, nhưng việc thanh toán vàchuyển giao chứng khoán sẽ diễn ra trong một ngày kì hạn nhất định trong tương lai.
1.2.4 Căn cứ vào đặc điểm hàng hóa
Căn cứ vào đặc điểm hàng hóa có thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thịtrường phát sinh:
Thị trường trái phiếu là nơi mua bán các trái phiếu dài hạn kho bạc, trái phiếu
đô thị, trái phiếu công ty,…
Người phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp (trái phiếu trong trường hợp nàyđược gọi là trái phiếu doanh nghiệp), có thể là một tổ chức chính quyền như Kho bạcNhà nước (trường hợp này gọi là trái phiếu kho bạc), do chính quyền (trường hợp nàygọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ)
Thị trường cổ phiếu là nơi mua bán các cổ phiếu thường và cơ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhậnquyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó
Thị trường phát sinh là nơi mua bán các công cụ có nguồn gốc chứng khoánnhư giao dịch mua bán những hợp đồng về quyền lựa chọn, những giấy bảo đảmquyền mua cổ phiếu…
1.3 Các chủ thể hoạt động trên thị trường chứng khoán
Các tổ chức cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chia thành cácchủ thể sau:
Trang 111.3.1 Chủ thể phát hành
Chủ thể phát hành chứng khoán là tổ chức huy động vốn bằng cách bán chứngkhoán do mình phát hành cho nhà đầu tư Các chủ thể phát hành bao gồm:
Chính phủ và các địa phương là nhà phát hành các trái phiếu chính phủ và tráiphiếu địa phương, và trái phiếu kho bạc, nhằm tìm kiếm tài trợ cho những công trìnhlớn thuộc cơ sở hạ tầng, phát triển sự nghiệp văn hóa giáo dục, y tế hoặc bù đắp thiếuhụt ngân sách
Các doanh nghiệp: Doanh nghiệp phát hành chứng khoán để huy động vốn
và tăng vốn cho sản xuất kinh doanh bên cạnh nguồn vốn đi vay của ngân hàngthương mại
Các tổ chức tài chính như là nhà phát hành các công cụ tài chính như các tráiphiếu, chứng chỉ thụ hưởng… phục vụ cho hoạt động của họ
tư, công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ
1.3.3 Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán
Công ty chứng khoán: là các doanh nghiệp hoạt động trên quy định của Phápluật trên thị trường chứng khoán Tùy theo số vốn điều lệ và nôị dung trong đăng kíkinh doanh mà công ty chứng khoán có thể thực hiện một số nghiệp vụ kinh doanhnhư: môi giới chứng khoán, tự doanh, quản lí danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, tưvấn đầu tư và lưu ký chứng khoán
Các ngân hàng thương mại: ở một số nước các ngân hàng thương mại có thể sửdụng vốn tự có để tăng và đa dạng hóa lợi nhuận qua việc đầu tư vào chứng khoán ỞViệt Nam các ngân hàng thương mại thành lập các công ty con chuyên doanh tronghoạt động kinh doanh chứng khoán
Các trung gian tài chính khác như quỹ đầu tư…
Trang 121.3.4 Các tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán
Cơ quan quản lý Nhà nước: nhận thấy cần phải có một cơ quan bảo vệ lợi íchcủa nhà đầu tư và đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động một cách thông suốtcũng như việc thanh tra giám sát hoạt động của các chủ thể tham gia trên thị trườngchính là việc cần thiết phải có một cơ quan thực hiện các nhiệm vụ trên Ở Việt Nam
có Ủy ban chứng khoán nhà nước thuộc Bộ tài chính
Sở giao dịch chứng khoán là cơ quan thực hiện vận hành thị trường và ban hànhnhững quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên Sở, phù hợpvới quy định của pháp luật và Ủy ban chứng khoán
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức tự quản của các công tychứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán đượcthành lập và thực hiện một số chức năng chính sau: khuyến khích hoạt động đầu tư vàkinh doanh chứng khoán, ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sởcủa Pháp luật về chứng khoán, điều tra và giải quyết các tranh chấp giữa các thànhviên trong thẩm quyền, hợp tác với các cơ quan Nhà nước và các cơ quan khác để giảiquyết vấn đề có liên quan đến hoạt động chứng khoán
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán ra đời tại Việt Nam vào ngày14/05/2004 và đi vào hoạt động với các thành viên là các công ty kinh doanh chứngkhoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng chỉ định thanh toán trong cảnước Hiệp hội đã trở thành cầu nối giữa các nhà kinh doanh chứng khoán với các cơquan quản lý Nhà nước và công chúng đầu tư, cũng như tham gia vào việc ban hành cơchế, chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước Hiệp hội đã góp phần thúc đẩy thịtrường chứng khoán Việt Nam phát triển
Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán vàtiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán Ngân hàngthương mại và các công ty chứng khoán đáp ứng đủ điều kiện của ủy ban chứng khoán
sẽ thực hiện dịch vụ lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
Các tổ chức hỗ trợ là tổ chức được thành lập với mục đích khuyến khích mở rộng
và tăng trưởng của thị trường chứng khoán thông qua các hoạt động như cho vay tiền đểmua chứng khoán và cho vay chứng khoán để bán trong các giao dịch bảo chứng
Ở Việt Nam không tồn tại các tổ chức hỗ trợ, nên thị trường chứng khoán ViệtNam có phần chậm mở rộng và phát triển hơn các nước phát triển trên thế giới Điều
Trang 13này cũng là một bất lợi của thị trường chứng khoán Việt Nam so với thị trường cácnước khác
Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giánăng lực thanh toán khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn theo những điều khoản đã camkết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể Các mức hệ số tín nhiệm
vì thế được gắn với một đợt phát hành cụ thể chứ không phải cho công ty
Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có công ty đánh giá hệ số tín nhiệm, vì vậy cácdịch vụ của thị trường chứng khoán kém phát triển hơn các nước khác, hạn chế đếnhiểu biết của công chúng và người đầu tư và sự tham gia vào thị trường chứng khoáncũng bị hạn chế
1.4 Nguyên tắc cơ bản về hoạt động của thị trường chứng khoán
Hầu hết hoạt động trên thị trường chứng khoán tuân thủ theo 4 nguyên tắc cơ bản sau:
1.4.1 Nguyên tắc trung gian
Mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán đềuđược thông qua các trung gian hay còn gọi là các nhà môi giới Các nhà môi giới thựchiện theo lệnh của khách hàng và hưởng hoa hồng
Trên thị trường sơ cấp các nhà đầu tư không mua trực tiếp của nhà phát hành màmua từ các nhà bảo lãnh phát hành Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụmôi giới kinh doanh, các công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán giúp cho kháchhàng hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch chứngkhoán trên tài khoản của mình
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo các loại chứng khoán được giao dịch là chứng khoánthật và giúp thị trường hoạt động lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư
1.4.2 Nguyên tắc đấu giá
Giá chứng khoán được xác định thông qua việc đấu giá giữa lệnh mua và lệnh bán.Tất cả các thành viên tham gia thị trường đều không thể can thiệp vào việc xác địnhgiá này Có 2 hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp và đấu giá tự động:
Đấu giá trực tiếp là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn giao dịch và đấu giátrực tiếp
Đấu giá tự động là việc các lệnh giao dịch từ các nhà môi giới được nhập vào
hệ thống máy chủ của sở giao dịch chứng khoán Hệ thống máy chủ này sẽ xác địnhmức giá sao cho tại mức giá này chứng khoán giao dịch với khối lượng cao nhất
Trang 141.4.3 Nguyên tắc tập trung
Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên Sở giao dịch (thị trường chứng khoánchính thức) và trên thị trường OTC (thị trường chứng khoán phi chính thức) dưới sựkiểm tra giám sát của cơ quan quản lí nhà nước và các tổ chức tự quản
Thị trường OTC lớn hơn nhiều lần so với thị trường chính thức hay còn gọi là Sởgiao dịch Việc bán cổ phần cho công chúng ở bên ngoài Trung tâm giao dịch chứngkhoán (thị trường OTC) diễn ra khá sôi động, nhưng hiện chưa có quy định Pháp luậtkiểm soát hoạt động này Theo ước tính, số lượng doanh nghiệp huy động vốn cổ đông
từ công chúng trên thị trường phi chính thức gấp 30 lần doanh nghiệp niêm yết chínhthức Trong số khoảng 1000 doanh nghiệp đã được cổ phần hóa, chỉ có chưa tới 3%doanh nghiệp đã niêm yết Như vậy có thể nói rằng, một số lượng lớn cổ phiếu của cácdoanh nghiệp này được mua bán trên thị trường phi chính thức
Ở các nền kinh tế phát triển, thị trường OTC cũng có quy mô lớn hơn gấp nhiều lầnthị trường chính thức Thị trường này được kiểm soát bởi các luật lệ chặt chẽ nhằmbảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư Tuy nhiên ở Việt Nam, các luật lệ này vẫn chưa đượcthiết lập Chính ví vậy thị trường OTC có rủi ro cao hơn thị trường chính thức và cóthể gián tiếp làm tổn hại thị trường chính thức phát triển
1.4.4 Nguyên tắc công khai
Tất cả các hoạt động trên thị trường chứng khoán đều được công khai hóa về cácloại chứng khoán được đưa ra mua bán trên thị trường, cũng như tình hình tài chính vềkết quả kinh doanh của công ty phát hành và số lượng chứng khoán, giá cả từng loạiđều được công khai trên thị trường và trong các báo cáo Sở giao dịch chứng khoánthông báo các thông tin về giao dịch chứng khoán trên thị trường Các tổ chức niêmyết công khai các thông tin tài chính định kì hàng năm của công ty Các thông tin đượccông bố càng minh bạch thì càng thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trườngchứng khoán Nguyên tắc này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người mua và người bántrong mua bán chứng khoán và người mua chứng khoán dễ dàng chọn loại chứngkhoán theo sở thích của mình
Cả 4 nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho giá cả chứng khoán được hình thành một cách thống nhất, công bằng cho tất cả các bên giao dịch.
1.5 Vai trò của thị trường chứng khoán
Trang 15Hoạt động của thị trường chứng khoán đóng góp những vai trò cho nền kinh tế cụthể như sau:
1.5.1 Thị trường chứng khoán thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế
Thị trường có vai trò cơ bản là huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế và tăng tiết
kiệm quốc gia thông qua việc phát hành và luân chuyển chứng khoán có giá Việc mua
đi bán lại trên thị trường đã tạo điều kiện di chuyển vốn sang nơi thiếu vốn, tạo điềukiện chuyển hướng đầu tư từ ngành này sang ngành khác, từ đó góp phần điều hòa vốngiữa các ngành kinh tế Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty pháthành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đógóp phần mở rộng sản xuất xã hội Thông qua thị trường chứng khoán, Chính phủ vàchính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sửdụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ nhu cầu chung của xã hội
1.5.2 Thị trường chứng khoán tạo điều kiện thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài
Việc đầu tư vốn từ nước ngoài có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau,trong đó có đầu tư vốn thông qua thị trường chứng khoán Đây là hình thức đầu tư dễdàng và hữu hiệu Với nguyên tắc công khai, thị trường chứng khoán là nơi mà cácnhà đầu tư nước ngoài có thể theo dõi và nhận định một cách dễ dàng của các ngành,các doanh nghiệp trong nước Hơn nữa thị trường chứng khoán còn thu hút vốn thôngqua mua bán chứng khoán, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài
Họ chỉ cần bỏ vốn đầu tư bằng cách mua cổ phiếu hoặc trái phiếu trên thị trường
1.5.3 Thị trường chứng khoán kích thích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lành mạnh và có hiệu quả
Với nguyên tắc công khai của thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể theodõi, đánh giá, kiểm soát các công ty một cách dễ dàng Đồng thời, với sự tự do lựachọn của nhà đầu tư trong việc mua bán chứng khoán, loai chứng khoán của công tynào các doanh nghiệp muốn huy động được vốn và duy trì vốn hoạt động thông qua thị
trường chứng khoán phải tính toán, làm ăn đàng hoàng và có hiệu quả ngày càng cao.
Nếu không thì doanh nghiệp và ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ được quyết định bởithị trường
1.5.4 Thị trường chứng khoán là phương tiện giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế tài chính
Trang 16Với nguyên tắc công khai của thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể theodõi, đánh giá, kiểm soát các công ty một cách dễ dàng Đồng thời, với sự tự do lựachọn của nhà đầu tư trong việc mua bán chứng khoán, loại chứng khoán của công tynào các doanh nghiệp muốn huy động được vốn và duy trì vốn hoạt động thông qua thịtrường chứng khoán phải tính toán, làm ăn đàng hoàng và có hiệu quả ngày càng cao.Nếu không thì doanh nghiệp và ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ được quyết định bởithị trường.
1.5.5 Thị trường chứng khoán tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
Nhờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoáncủa họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khóan khác khi họ muốn Khả năngthanh khoản là một trong những đặc tính thu hút của chứng khoán đối với nhà đầu tư.Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư Thị trường chứng khoánhoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoángiao dịch trên thị trường càng cao
1.5.6 Thị trường chứng khoán là công cụ đánh giá hoạt động kinh doanh và là phong vũ biểu của nền kinh tế
Thị trường chứng khoán phản ánh tình trạng của các doanh nghiệp và của nền kinh
tế quốc gia Các thị giá chứng khoán được thể hiện thường xuyên trên thị trường đãphản ánh được giá trị phần tài sản có của doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá thực trạngcủa doanh nghiệp, mức độ đầu tư trạng thái kinh tế Chỉ có những doanh nghiệp làm
ăn lành mạnh có hiệu quả cao, hứa hẹn triển vọng tương lai tốt thì giá trị thị trường củacông ty mới cao và ngược lại
Ngoài sự đánh giá các doanh nghiệp, thị trường chứng khoán còn là phong vũ biểucủa nền kinh tế, giúp những người đầu tư và những người quản lý có cơ sở đánh giáthực trạng và dự đoán tương lai của nền kinh tế Diễn biến của thị giá chứng khoán vàkhái quát hơn là chỉ số chứng khoán đã phản ánh thông tin đa dạng và nhiều chiều chongười đầu tư trước diễn biến của các rủi ro tiền tệ và rủi ro tài chính Thị trường chứngkhoán còn phản ứng rất nhạy cảm trước các chính sách kinh tế vĩ mô, các biến độngcủa nền kinh tế Vì vậy các nhà hoạch định chính sách và quản lý thường thông qua thịtrường chứng khoán để phân tích, dự đoán đề ra các chính sách điều tiết kinh tế vàphương pháp kinh tế thích hợp, qua đó mà tác động tới các hoạt động của nền kinh tếquốc dân
Trang 17Tóm lại, thị trường chứng khoán là cầu nối giữa cung – cầu về vốn, giữa đầu cơ nâng giá và đầu cơ hạ giá chứng khoán, giữa nhu cầu vay vốn dài hạn và các hoạt động cho vay ngắn hạn mà nhiều nhà đầu tư ưa thích Rõ ràng với cách thức hoạt động linh hoạt, thị trường chứng khoán đã phát huy vai trò tích cực và có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường.
Chương 2: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam
giai đoạn 2008 đến nay2.1 Mô hình thị trường chứng khoán Việt Nam
UBCKNN
Trang 182.1.1 Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán
Đối với Việt Nam, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã được thành lập, là cơ quantrực thuộc bộ tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ tài chínhquản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, trực tiếp quản lý, giámsát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, quản lý các hoạt động dịch vụthuộc lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật
2.1.2 Sở giao dịch chứng khoán
Hiện nay tại Việt Nam có hai Sở giao dịch chứng khoán được đặt ở Hà Nội vàThành phố Hồ Chí Minh, đều thuộc sở hữu của Nhà nước, được tổ chức theo mô hìnhcông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên , hoạt động theo Luật Chứng khoán, LuậtDoanh nghiệp, Điều lệ của Sở giao dịch chứng khoán và các quy định khác của phápluật có liên quan
Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) tiền thân là Trung tâmgiao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được chuyển đổi theo quyết định 599/QĐ-TTg ngày 11/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) được thành lập theo quyết định số01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở chuyển đổi từ Trung tâm giaodịch chứng khoán Hà Nội
Mục tiêu chung của cả hai Sở giao dịch là tổ chức vận hành thị trường giao dịchchứng khoán hoạt động minh bạch, công bằng, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của nhà đầu tư, xây dựng Sở giao dịch theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao chấtlượng dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường, đưa thị trường chứng khoán trởthành một kênh huy động vốn chủ đạo và hiệu quả cho nền kinh tế, đóng góp vào sựbền vững của thị trường vốn Việt Nam và tăng trưởng thịnh vượng của nề kinh tế.Cho đến nay thì Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và T.p Hồ Chí Minh đã giànhđược rất nhiều thành tựu xuất sắc góp phần phát triển thị trường chứng khoán nói riêng
và nền kinh tế nói chung
2.1.3 Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ
Trang 19Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam được thành lập ngày 27/7/2005 theoquyết định 189/2005/QĐ –TTg của Thủ tướng Chính phủ và hoạt động với các chứcnăng như sau:
Cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán cho cácchứng khoán niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và các chứng khoán của công tyđại chúng chưa niêm yết phù hợp với quy định của pháp luật
Thực hiện cấp mã chứng khoán bao gồm mã chứng khoán trong nước và mãđịnh danh chứng khoán quốc tế (ISSIN) cho các loại chứng khoán niêm yết tại Sở giaodịch chứng khoán và chứng khoán của các công ty đại chúng
Tổ chức thực hiện quyền của người sở hữu chứng khoán cho các tổ chức pháthành là các công ty đại chúng, các tổ chức có chứng khoán niêm yết tại Sở gio dịchchứng khoán
Cung cấp dịch vụ đại lý thanh toán cổ tức và lãi trái phiếu cho các tổ chức phát
hành
Cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng và thực hiện chuyển quyền sở hữu đốivới các trường hợp chuyển nhượng chứng khoán không qua giao dịch mua bán chứngkhoán theo quy định pháp luật
Cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký và đại lý chuyển nhượng cho các loại chứngkhoán khác theo thỏa thuận với các tổ chức phát hành
Cung cấp các dịch vụ liên quan tới chứng khoán đăng ký tại Trung tâm lưu kýchứng khoán Việt Nam để hỗ trợ cho các giao dịch chứng khoán
Sử dụng các cơ chế quản trị rủi ro bao gồm cả việc quản lý Quỹ hỗ trợ thanhtoán để hỗ trợ kịp thời cho các thành viên lưu ký trong trường hợp thành viên lưu kýtạm thời mất khả năng thanh toán nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống thanh toánchứng khoán
Giám sát hoạt động của các thành viên lưu ký nhằm đảm bảo sự tuân thủ cácQuy chế hoạt động nghiệp vụ của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam nhằm bảo
vệ tài sản của người sở hữu chứng khoán
Quản lý tỉ lệ sở hữu của người đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật
Hỗ trợ phát triển thị trường thông qua việc cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng
kĩ thuật, thông tin nhằm mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán
Trang 20 Tham gia các chương trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và thịtrường chứng khoán trong khuôn khổ quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước và
cổ đông của quỹ
Ngoài ra hiện nay, Nhà nước còn cho phép hai loại doanh nghiệp tham gia kinhdoanh chứng khoán là công ty cổ phần và doanh nghiệp liên doanh
Trên thế giới có hai loại đầu tư chứng khoán, chủ yếu là quỹ đóng và quỹ mở.Trong thời gian đầu, Việt Nam dự kiến áp dụng hình thức quỹ đầu tư chứng khoándạng quỹ đóng (quỹ không mua lại cổ phần của cổ đông muốn rút vốn) để đảm bảo antoàn trong điều kiện khả năng thanh toán của thị trường còn thấp
Sau 14 năm ra đời và hoạt động, mô hình thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước đổi mới, phát triển để phù hợp với thời đại mới, theo kịp với thị trường chứng khoán phát triển mạnh của các nước trên thế giới Mỗi một tổ chức trong mô hình thị trường chứng khoán nước ta góp một phần chức năng và cùng tồn tại để thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển
2.2 Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ
2008 đến nay
2.2.1 Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2011
a Diễn biến thị trường chứng khoán năm 2008
Thị trường đi xuống là xu hướng chủ đạo trong năm 2008
Trong năm 2008, lượng cung được tiếp tục bổ sung đáng kể thông qua việc Chínhphủ đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô lớn, kinh
Trang 21doanh hiệu quả và việc bán bớt cổ phiếu Nhà nước trong các doanh nghiệp đã cổ phầnhóa, chưa kể hàng loạt Ngân hàng, công ty chứng khoán, doanh nghiệp… phát hànhtrái phiếu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ dẫn đến thị trường chứng khoán có nguy cơthừa “ hàng ”.
Khởi đầu năm 2008 VN-Index đã đón nhiều thông tin bất lợi từ chính sách tiền tệcủa Nhà nước nhằm khống chế lạm phát đang ở mức hai con số.Với các biện phápmạnh nhằm kiềm chế lạm phát, Ngân hàng nhà nước đã rút tiền mặt khỏi lưu thông,khiến các Ngân hàng thương mại thiếu tiền mặt buộc phải đẩy lãi suất huy động vốnlên cao Thị trường cổ phiếu lúc này vẫn đang theo xu hướng xuống giá, lãi suất caokhiến các nhà đầu tư rời bỏ thị trường, gửi tiền vào ngân hàng vừa có lợi nhuận caovừa an toàn
Giai đoạn nửa đầu năm 2008, thị trường chứng khoán giảm mạnh do tác động củakinh tế vĩ mô Khởi đầu năm tại mức điểm 921,07, VN-Index đã mất đi gần 60% giátrị và trở thành một trong những thị trường giảm điểm mạnh nhất trên thế giới trongkhoảng nửa đầu năm 2008 Trong 103 phiên giao dịch của giai đoạn này, có tới 71phiên VN-Index giảm điểm VN-Index rớt giá liên tục nên UBCKNN quyết định giảmbiên độ giao dịch đã khiến nhà đầu tư bớt hoảng loạn bán ra, thay vào đó là tâm lý đầu
cơ mua vào
Do nền kinh tế vĩ mô vẫn còn xấu, nên xu hướng tăng ngắn hạn đã nhanh chóngchấm dứt, VN-Index tăng liên tục 11 phiên đạt 522 điểm (tăng 11% so với đáy 496điểm) Thị trường quay trở lại xu hướng giảm giá dài hạn
Tính từ tháng 12/2007 đến tháng 07/2008 thì VN-Index giảm 52,92%, cònHASTC-Index giảm 65,17%