1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

thực trạng thị trường chứng khoán việt nam

7 673 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 207,81 KB

Nội dung

thực trạng thị trường chứng khoán việt nam

1 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM, NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Trong 11 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trên các phương diện về tăng trưởng, cải thiện thu nhập người dân, sắp xếp đổi mới DNNN, phát triển hệ thống tài chính – ngân hàng. Đặc biệt, cùng với quá trình cải cách, đổi mới nền kinh tế đất nước, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã được hình thành và không ngừng phát triển. Cho đến nay, mặc dù cũng chịu nhiều ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 nhưng TTCK Việt Nam chưa để xảy ra đổ vỡ như một số nước, đồng thời cấu trúc và thể chế thị trường đã từng bước được xác lập và hoàn thiện. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế - thương mại thế giới suy giảm cũng như những khó khăn về kinh tế trong nước, TTCK Việt Nam đã gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. Bài tham luận này tập trung vào hai nội dung cơ bản, bao gồm: (i) ảnh hưởng của tình hình kinh tế - tài chính thế giới đến kinh tế Việt Nam và những vấn đề của kinh tế Việt Nam; (ii) thực trạng TTCK Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách. 1. Tình hình kinh tế thế giới và những vấn đề của nền kinh tế Việt Nam . Có thể nói, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu được tích tụ tại Mỹ nhiều năm trước khi chính thức nổ ra vào năm 2008 đã có tác động mạnh tới kinh tế, tài chính và thương mại thế giới. Để khắc phục đợt suy thoái kinh tế trong năm 2009, hầu hết các nước đã áp dụng chính sách kích thích kinh tế, nới lỏng tiền tệ và giá tiêu dùng tăng thấp, nhờ đó năm 2010 kinh tế thế giới đã đạt được tốc độ tăng trưởng 5,1%. Tuy nhiên, những khó khăn nội tại trong nền kinh tế thế giới vẫn chưa qua đi và hậu quả của khủng hoảng khủng hoảng cũng đã bộc lộ những vấn đề mới. Thứ nhất đó là vấn đề nợ công tại một số quốc gia Châu Âu đang là một nhân tố gây ra những bất ổn tài chính khu vực Châu Âu cũng như toàn cầu; thậm chí trong thời gian gần đây là Nhật Bản và Mỹ. Thứ hai, sự mất cân đối trong thương mại toàn cầu cũng cản trở khả năng điều chỉnh cân bằng kinh tế, tài chính toàn cầu; gây ra những rủi ro tiềm ẩn trong cân bằng tỷ giá hối đoái giữa các nền kinh tế lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Thứ ba, thất nghiệp tại nhiều nước phát triển như Mỹ và khu vực Châu Âu chậm cải thiện và dự báo sẽ còn dai dẳng cũng khiến cho đà phục hồi kinh tế thế giới còn khó khăn. Thêm vào đó, một loạt các vấn đề mới nảy sinh trong thời gian gần đây như giá lương thực, thực phẩm và giá dầu thế giới tăng cao, bất ổn tại khu vực Trung Đông – Bắc phi, thảm họa động đất, sóng thần tại Nhật Bản…đã khiến cho kinh tế thế giới đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Do vậy, nhiều tổ chức như WB, IMF đều đã điều 2 chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong thời gian gần đây như IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2011 đạt 4,3% sau khi đã điều chỉnh giảm 0,1% so với dự báo trước đó; WB dự báo tăng trưởng 3,2%, giảm 0,1% so với dự báo đầu năm 2011. Ngoài ra, thâm hụt ngân sách và nợ công tăng cao tại nhiều nước đang phát triển cũng như một số nước phát triển, lạm phát khiến dư địa để thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng ngày càng bị hạn chế. Nhiều nước mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil hay như tại khu vực Châu Âu, trong thời gian vừa qua đã phải thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt hoặc nâng lãi suất cơ bản nhằm kiềm chế lạm phát. Khó khăn chồng chất đã hạn chế sự đồng thuận về chính sách tại khu vực Châu Âu, Mỹ và giữa các nước lớn như Mỹ, Trung quốc, ảnh hưởng tới khả năng giải quyết các vấn đề lớn như nợ công, điều chỉnh cân bằng thương mại, tài khóa… Tình hình kinh tế nêu trên đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế Việt Nam, làm trầm trọng thêm các yếu kém nội tại của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế chậm lại trong vòng 3 năm trở lại đây, các năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 6,3%, 5,3% và 6,7%; 6 tháng đầu năm 2011, tăng trưởng ở mức 5,57% thấp hơn nhiều so với mức bình quân 8% trong 5 năm trước đó. Trong khi đó, lạm phát tăng cao tới mức 19,87% năm 2008, giảm xuống 6,52% năm 2009, tăng trở lại lên mức 11,75% năm 2010 và trong 6 tháng đầu năm 2011 tiếp tục tăng 13,29% so với cuối năm trước. Bảng 2 dưới đây thể hiện một số chỉ tiêu về tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 2004 trở lại đây. Bảng 1. Một số chỉ tiêu tình hình kinh tế Việt Nam Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 6 tháng 2011 Tăng trưởng (%) 7.79% 8.44% 8.23% 8.46% 6.31% 5.32% 6.78% 5.57% Lạm phát (%) 9.67% 8.71% 6.57% 12.75 % 19.87 % 6.52% 11.75 % 13.29% Nhập siêu/GDP (%) -7.6% -4.2% -4.6% - 15.9% - 15.2% - 10.4% -11.8% Tăng trưởng M2 (%) 29.45 % 29.74 % 33.59 % 46.12 % 20.31 % 28.99 % 25.30 % 2.45% Tăng trưởng tín dụ ng (%) 41.65 % 31.04 % 25.44 % 51.54 % 23.38 % 37.53 % 29.81 % 7.13% 3 Lãi suất cho vay bình quân (%) 9.72% 11.03 % 11.18 % 11.18 % 15.78 % 10.07 % 12.72 % 20% Nguồn: GSO, SBV, ADB Nhập siêu cao ở mức 17,3% so với xuất khẩu trong năm 2010 và tiếp tục ở mức cao trong 6 tháng đầu năm 2011 (15,7%) và cũng chiếm tỷ trọng cao so với GDP trong những năm trở lại đây. Cung tiền tăng mạnh trong năm 2007 do dòng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam nhưng không có các biện pháp trung hòa hiệu quả, sau đó được thắt chặt vào năm 2008 do vấn đề ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu. Năm 2009, cung tiền lại được nới lỏng nhằm thực hiện chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp và sau đó lại được kiểm soát ở mức độ nhất định trong năm 2010 nhằm kiềm chế lạm phát. Trong 6 tháng đầu năm 2011, chính sách tiền tệ tiếp tục theo hướng thắt chặt với tốc độ tăng trưởng tín dụng và cung tiền giảm thấp như trong Bảng 1 đã cho thấy. Lạm phát tăng cao cùng với chính sách tiền tệ thắt chặt và thanh khoản hệ thống ngân hàng có lúc gặp nhiều khó khăn đã khiến mặt bằng lãi suất tăng cao, với mặt bằng lãi suất cho vay lên tới 18%-22%. Hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các công ty niêm yết gặp nhiều khó khăn do thị trường bị thu hẹp trong khi chi phí đầu vào tăng cao (giá nguyên vật liệu đầu vào và lãi suất ngân hàng tăng), khó tiếp cận và huy động vốn trên cả thị trường tín dụng và TTCK. Theo thống kê trong quý I/2011, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (không kể khối ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) chỉ ở mức 3,8% (giảm so với mức 4,6% cùng kỳ năm trước); 10% các công ty thua lỗ trong quý I; 50% các công ty có lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái, Riêng ngành bất động sản, nợ vay tăng lên và tỷ lệ sinh lời sụt giảm mạnh (chỉ đạt 1,7% so với mức bình quân 3,8%). Trong bối cảnh đó, Chính phủ cũng đã có nhiều giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp. Trong năm 2011, các giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát được nêu tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 được đánh giá cao và hiện nay đã thu được những kết quả bước đầu như lạm phát đã giảm tốc, nhập siêu cũng chậm lại và mặt bằng lãi suất đã có tín hiệu giảm xuống. Tuy nhiên, khó khăn vẫn chồng chất, bất ổn vĩ mô và so sánh cơ hội đầu tư rất bất lợi cho chứng khoán đang khiến cho nguồn tiền vào TTCK bị suy kiệt. 2. Thực trạng TTCK Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách. 4 Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước như trên, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phản ánh khá xác thực tình hình kinh tế vĩ mô, đà tăng trưởng kinh tế, các tác động chính sách vĩ mô cũng như diễn biến TTCK quốc tế. Diễn biến TTCK Việt Nam từ đầu năm 2009 đến đầu tháng 7/2011 Trong năm 2009, TTCK Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ nhờ các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ, đặc biệt là chính sách hỗ trợ lãi suất, miễn giảm và hoãn thuế thu nhập. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2009 một mặt góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhưng cũng góp phần giúp TTCK tăng mạnh trở lại. Ngoài ra, lạm phát giảm bớt trong năm này cũng tạo thêm lòng tin về ổn định kinh tế vĩ mô. Năm 2010 do áp lực lạm phát và lãi suất tăng cao, nhập siêu cao, trong khi đó tăng trưởng tín dụng, cung tiền giảm so với năm 2009 nên chỉ số VNIndex đã giảm 2,04%. Mặc dù vậy, TTCK Việt Nam tiếp tục đạt được những kết quả rất tích cực trên các mặt quan trọng: giá trị vốn hóa đạt 39% GDP, tăng 17,1% so với năm 2009; huy động vốn thực tế đạt 98,7 nghìn tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm 2009; giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 2.480 tỷ đồng; dòng vốn nước ngoài vào thuần trên 1 tỷ USD; số lượng tài khoản các nhà đầu tư tăng 38% Trong những tháng đầu năm 2011, TTCK có xu hướng sụt giảm. Cho đến hết tháng 4, chỉ số VNIndex giảm 4,58 điểm, tương đương 0,9% nhưng riêng tháng 5 có sự sụt giảm mạnh, giảm 58,71 điểm tương đương 12,2% do lo ngại về vấn đề giải chấp nhằm đáp ứng yêu cầu về giảm dư nợ tín dụng phi sản xuất của Ngân hàng Nhà nước xuống 22% vào cuối tháng 6. Trong tháng 6, chỉ số có sự phục hồi so với tháng 5, VNIndex tăng 5,2% do áp lực giải chấp đã được giải tỏa phần nào. Tuy nhiên, tính từ đầu năm cho tới cuối tháng 6, VNIndex giảm 10,5% so với cuối năm 5 2010. Giá trị giao dịch bình quân cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mỗi phiên trong trong 6 tháng đầu năm là 1.164,6 tỷ đồng, bằng 47% so với mức bình quân năm 2010. Mức vốn hóa cuối tháng 6 đạt 686 nghìn tỷ đồng, giảm 40 nghìn tỷ đồng, tương đương trên 5,5% so với cuối năm 2010; mức vốn hóa so với GDP giảm xuống 36% từ mức 39% cuối 2010. Huy động vốn qua TTCK cũng gặp khó khăn do TTCK giảm sút và mặt bằng lãi suất cao. Tính chung 6 tháng, vốn huy động qua trái phiếu Chính phủ và Chính phủ bảo lãnh đạt 35,1 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2010, chiếm gần 90% tổng vốn huy động qua TTCK từ đầu năm. Tuy nhiên, vốn huy động qua phát hành thêm cổ phiếu chỉ đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 16% và vốn huy động qua đấu giá cổ phần hóa đạt 0,56 nghìn tỷ đồng, bằng 68% so với cùng kỳ năm trước. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng sụt giảm. Cho đến cuối tháng 6, có khoảng 46% các công ty niêm yết có giá thị trường thấp hơn mệnh giá và 74% các công ty niêm yết có giá thị trường thấp hơn giá trị sổ sách; có 45% các công ty niêm yết có hệ số P/E thấp hơn 5. Do giá chứng khoán và khối lượng giao dịch sụt giảm mạnh nên nhiều công ty chứng khoán thua lỗ; hoạt động tự doanh và hoạt động môi giới cũng không hiệu quả do thu không đủ bù chi; hoạt động tư vấn đầu tư, phát hành, niêm yết, bảo lãnh cũng bị thu hẹp. Khuyến nghị: 1. Trong bối cảnh như trên, chúng tôi đề xuất Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành thực hiện một cách quyết liệt và sát sao Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Đối với chính sách tài khóa, cần tiếp tục và kiên trì thực hiện chủ trương hạn chế đầu tư, kiên quyết cắt giảm và ngừng các dự án không hiệu quả, chưa thực sự cần thiết, cắt giảm chi tiêu thường xuyên để giảm bớt bội chi ngân sách, giảm bớt áp lực lạm phát và tăng lãi suất. Nếu chúng ta kiên trì thực hiện tốt Nghị quyết 11 thì các vấn đề kinh tế vĩ mô sẽ được cải thiện và TTCK sẽ có cơ hội phát triển bền vững. Chính sách tiền tệ cần có sự điều hòa linh hoạt theo tín hiệu thị trường, một mặt vẫn theo hướng chặt chẽ, thận trọng nhưng cũng vẫn bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 2. Ngân hàng Nhà nước rà soát lại để có bức tranh đúng về dư nợ tín dụng đối với TTCK, trên cơ sở đó có các quy định phù hợp, một mặt đáp ứng được yêu cầu chống lạm phát, mặt khác có lộ trình để các ngân hàng có thể điều chỉnh theo hướng tích cực. Cụ thể, không nên quy định một mức tiền cho vay hoạt động chứng khoán như nhau đối với các tổ chức tín dụng, mà cần phân loại và chỉ hạn chế đối với các tổ chức tín dụng không đạt các tiêu chí an toàn. 3. Các cấp hoạch định chính sách cần có cái nhìn công bằng hơn đối với TTCK. Thực tế phát triển TTCK 11 năm qua cho thấy TTCK đã trở thành 1 kênh phân phối và huy động vốn ngày càng hiệu quả cho doanh nghiệp, trong đó có các 6 ngân hàng. Chỉ tính riêng trong năm 2010, hệ thống ngân hàng đã huy động được hơn 45 nghìn tỷ để tăng vốn điều lệ theo quy định của Chính phủ. Không có TTCK thì những doanh nghiệp như STB, ACB, SSI, HAG, VIC không thể tăng trưởng quy mô nhanh chóng để trở thành doanh nghiệp tầm cỡ quốc gia và vươn ra khu vực như hiện nay. Do vai trò ngày càng được khẳng định của TTCK trong việc huy động vốn mà số lượng công ty niêm yết đã không ngừng tăng lên, qua đó làm tăng tính công khai minh bạch và chất lượng quản trị doanh nghiệp, dù còn chưa đáp ứng được mong đợi của nhà đầu tư 4. Có những giải pháp hợp lý về thuế nhằm hỗ trợ cho hoạt động của TTCK, cụ thể: Ngoài các giải pháp trước mắt nhằm miễn giảm tạm thời thuế TNCN từ chứng khoán mà Bộ Tài chính đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ để trình Quốc Hội, UBCKNN kiến nghị trong khi chưa đánh thuế vào tiền lãi ngân hàng thì nên bỏ thuế 5% trên thu nhập từ cổ tức do đây là thu nhập sau thuế của doanh nghiệp (đã chịu thuế TNDN), khi doanh nghiệp chi trả cổ tức (bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu) thì đều có tác động đến giá cổ phiếu giảm; Loại bỏ thuế đánh vào cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu vì thực chất đây là một hình thức tách cổ phiếu, không đem lại thu nhập cho cổ đông. Mặt khác, cần mở rộng diện không chịu thuế GTGT đối với các dịch vụ tài chính hợp pháp của các CTCK. 5. Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá các DNNN để cung cấp hàng hoá chất lượng cao cho thị trường (xử lý các vướng mắc như vấn đề thuê đất, chào bán cho NĐT nước ngoài ), Về phía cơ quan giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cũng đang triển khai các công việc trước mắt và các công việc mang tính dài hạn để TTCK phát triển một cách bền vững như sau : Thứ nhất, hoàn thiện khung khổ pháp lý nhằm tăng cường sự minh bạch và chất lượng hàng hoá để thu hút lòng tin của nhà đầu tư. Cụ thể, Nghị định quy định chi tiết Luật CK 2006 và luật sửa đổi bổ sung 2010 sẽ tập trung vào: - Nâng cao tiêu chuẩn niêm yết để tăng chất lượng hàng hoá ; - Thay đổi quy định về công bố thông tin theo hướng trách nhiệm công bố thông tin sẽ tăng theo quy mô và tính đại chúng của doanh nghiệp ; - Tạo điều kiện cho các sản phẩm và dịch vụ mới phát triển (như sản phẩm phái sinh, quỹ đầu tư BĐS ). Thứ hai, hoàn thiện, phát triển hệ thống thị trường giao dịch chứng khoán theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế và điều kiện kinh tế - xã hội trong nước: 7 - Tập trung nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ; từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của các SGDCK, TTLKCK và các thành viên thị trường. - Triển khai các giải pháp nhằm tăng cầu chứng khoán một cách cơ bản thông qua phát triển các nhà đầu tư tổ chức như các quỹ mở, quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán. Thứ ba, tăng cường công tác quản lý, giám sát thị trường và hoạt động của các định chế trung gian: - Quản lý, giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ căn cứ vào chỉ tiêu an toàn tài chính. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, an toàn tài chính, đạo đức nghề nghiệp trong các tổ chức KDCK thúc đẩy việc hợp nhất, sáp nhập hoặc giải thể những CTCK kém hiệu quả. - Tăng cường giám sát thị trường để kịp thời phát hiện các hành vi giao dịch không công bằng, thao túng giá cả. - Xử lý nghiêm theo pháp luật đối với các hành vi vi phạm, không tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về chứng khoán và TTCK. Thứ tư, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền công khai, minh bạch, xử lý kịp thời các thông tin không đúng sự thật, gây nhiễu loạn thị trường. . chỉ số có sự phục hồi so với tháng 5, VNIndex tăng 5,2% do áp lực giải chấp đã được giải tỏa phần nào. Tuy nhiên, tính từ đầu năm cho tới cuối tháng 6, VNIndex giảm 10,5% so với cuối năm 5. vỡ như một số nước, đồng thời cấu trúc và thể chế thị trường đã từng bước được xác lập và hoàn thi n. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,. và Trung Quốc. Thứ ba, thất nghiệp tại nhiều nước phát triển như Mỹ và khu vực Châu Âu chậm cải thi n và dự báo sẽ còn dai dẳng cũng khiến cho đà phục hồi kinh tế thế giới còn khó khăn. Thêm

Ngày đăng: 10/04/2014, 17:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w