Cuộc đua lãi suất của các ngân hàng thương mại việt nam và sự can thiệp của ngân hàng nhà nước giai đoạn 2008 đến nay . Những vấn đề từ lý thuyết đến thực tiễn về Cuộc đua lãi suất của các ngân hàng thương mại việt nam và sự can thiệp của ngân hàng nhà nước giai đoạn 2008 đến nay . Những điều cấn biết về Cuộc đua lãi suất của các ngân hàng thương mại việt nam và sự can thiệp của ngân hàng nhà nước giai đoạn 2008 đến nay
Mục lục Danh mục phụ lục Danh mục các bảng và hình vẽ Danh mục các từ viết tắt Lời mở đầu Chương 1: Những vấn đề chung về Ngân hàng và Lãi suất 1.1 Những vấn đề chung về NHNN 1.1.1 Khái niệm NHNN 1.1.2 Chức năng, vai trò của NHNN 1.1.2.1 Phát hành tiền và điều tiết khối lượng tiền cung ứng 1.1.2.2 Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng của các ngân hàng 1.1.2.3 Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng của Chính phủ 1.2 Khái quát chung về NHTM 1.2.1 Khái niệm NHTM 1.2.2 Chức năng của NHTM 1.2.2.1 Chức năng trung gian tín dụng 1.2.2.2 Chức năng trung gian thanh toán và quản lí phương tiện thanh toán 1.2.2.3 Chức năng tạo phương tiện thanh toán 1.2.2.4 Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính 1.2.3 Các nhiệp vụ cơ bản của NHTM 1.2.3.1 Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn 1.2.3.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn 1.2.3.3 Một số nghiệp vụ khác 1.3 Một số vấn đề cơ bản về lãi suất 1.3.1 Khái niệm lãi suất 1.3.2 Phân loại lãi suất 1.3.2.1 Căn cứ vào tính chất của các khoản vay 1.3.2.2 Theo giá trị thực tế của khoản tiền lãi thu được 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường 1.3.3.1 Cung – cầu trái phiếu và quỹ cho vay 1.3.3.2 Lạm phát kì vọng 1.3.3.3 Bội chi ngân sách 1.3.3.4 Những thay đổi trong thuế: 1.3.3.5 T giỏ hi oỏi 1.3.3.6 Nhng thay i trong i sng Chng 2 : Cuc ua lói sut ca cỏc ngõn hng thng mi Vit Nam v s can thip ca NHNN giai on 2008 n nay 2.1 Cuc ua lói sut ca cỏc ngõn hng Thng mi Vit Nam giai on 2008 n nay 2.1.1 Thc trng cuc ua lói sut t nm 2008 n nay 2.1.1.1 Giai on 2008: Khi u cuc ua lói sut 2.1.1.2 Giai on 2009: Lói sut dn c n nh nhng vn tim n nguy c bin ng cao 2.1.1.3 Giai on 2010: Lói sut dn n nh 2.1.1.4 Giai on 2011: Lói sut gn lin vi lm phỏt 2.1.1.5 Nm 2012: Lói sut bt u h nhit 2.1.1.6 Giai on 2013: Lói sut tip tc gim nh 2.1.2 Nguyờn nhõn ca cuc chy ua lói sut 2.1.2.1 Ngoi nc 2.1.2.2 Trong nc 2.2 S can thip ca NHNN i vi cuc ua lói sut 2.2.1 Chớnh sỏch tỏc ng n cuc ua lói sut 2.2.2 Mt tớch cc v nhng hn ch ca chớnh sỏch lói sut ca NHNN 2.2.2.1 Mt tớch cc 2.2.2.2 Nhng hn ch, tn ti Chng 3 : Mt s vn t ra trong vic iu hnh lói sut ca NHNN Vit Nam 3.1 Một số giải pháp định hớng điều hành lãi suất ở Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới 3.1.1 Đổi mới cơ chế điều hành cơ chế lãi suất Ngân hàng 3.1.2 Hon thi n cụng c lói su t c a Chớnh sỏch ti n t 3.1.3 Đổi m i cơ chế quản lý của NHNN đối với NHTM và các tổ chức tín dụng (TCTD) 3.2 Mt s kin ngh 3.2.1 Đối với NHNN và Chính phủ 3.2.2 Đối với NHTM Kết luận Danh mục các bảng và hình vẽ Bảng 1: Lãi suất của 1 số NHTM tính đến 6 tháng đầu năm 2008 Bảng 2: Lãi suất huy động VNĐ và USD ( ĐVT: %) của các NHTM khối nhà nước và TMCP 8 tháng đầu năm 2009 Bảng 3: Bảng lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các NHTM ( tính đến cuối quý I năm 2010) Bảng 4: Lãi suất cho vay của một số NHTMCP ( 29/06/2010 ) Bảng 5: Lãi suất huy động và lãi suất cho vay Tài liệu tham khảo Giáo trình 1. Giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, NXB Thống kê, 2008 2. Giáo trình Tài chính tiền tề, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, NXB Tài Chính, 2011 Luận văn 1. Ponzi game và cuộc đua lãi suất ở Việt Nam, 76 trang 2. Cuộc đua lãi suất liệu đã đi đến hồi kết, 28 trang 3. Thực trạng thực hiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam từ những năm 90 trở lại đây Các trang web tham khảo 1. http://www.sbv.gov.vn 2. http://cafef.vn/ 3. http://vneconomy.vn/ Chương 1: Những vấn đề chung về Ngân hàng và Lãi suất 1.1 Những vấn đề chung về NHNN 1.1.1 Khái niệm NHNN Ngân hàng nhà nước là một định chế tài chính công cộng, thực hiện chức năng độc quyền phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của chính phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lí Nhà nước về các hoạt động tiền tệ, tín dụng cho các mục tiêu ổn định và phát triển đất nước. 1.1.2 Chức năng, vai trò của NHNN Ngân hàng Nhà nước liên quan đến ba chức năng cơ bản, đó là phát hành tiền tệ, ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của chính phủ. Tuy nhiên, không phải ngân hàng Nhà nước nào cũng mang đầy đủ ba chức năng này. 1.1.2.1 Phát hành tiền và điều tiết khối lượng tiền cung ứng Đó là chức năng cơ bản và quan trọng hàng đầu của Ngân hàng Nhà nước. Thực hiện chức năng này sẽ ảnh hưởng đến tình hình lưu thông tiền tệ của quốc gia, vì vậy nó ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế-xã hội. Việc phát hành tiền được tập trung tuyệt đối vào Ngân hàng nhà nước theo chế độ Nhà nước nắm độc quyền phát hành tiền. Giấy bạc ngân hàng và tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp duy nhất trong một quốc gia, nó có thể thực hiện chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán không hạn chế. Những truờng hợp phát hành tiền của ngân hàng Nhà nước: Phát hành tiền qua ngõ chính phủ Khi ngân sách thâm hụt, hoạt động ngân sách sẽ tác động đên chính sách tiền tệ. Bởi lẽ chính phủ với tư cách là chủ thể kinh tế, như mọi chủ thể kinh tế khác thì thiếu tiền chi tiêu sẽ phải đi vay tiền để bù đắp thiếu hụt. Hoạt động vay của ngân sách sẽ rơi vào một hoặc kết hợp hay đồng thời 3 phương thức sau: o Vay của công chúng thông qua việc phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc, công trái: phương thức này không ảnh hưởng đến mức cung ứng tiền của ngân hàng Nhà nước. Như vậy ngân hàng Nhà nước không phải phát hành thêm tiền. o Vay của nước ngoài. o Vay của ngân hàng Nhà nước. Phát hành tiền qua ngõ ngân hàng trung gian Ngân hàng Nhà nước cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian chủ yếu dưới 2 hình thức: o Chiết khấu hoặc tái chiết khấu. o Thế chấp hay ứng trước. Trong cả hai trường hợp trên, ngân hàng Nhà nước đều thực hiện việc phát hành tiền tệ. Kết quả là làm cho số lượng tiền tệ trong lưu thông gia tăng. Theo các nhà kinh tế học xem việc làm này là một nghiệp vụ thanh khiết, vì nó có khả năng tự thanh toán và theo đúng nguyên tắc tín dụng. Phát hành tiền qua ngõ thị trường mở Thông qua việc mua bán các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường mở, ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lưu lượng tiền mặt trong lưu thông. Với nghiệp vụ bán ngân hàng Nhà nước thu hẹp lượng cung tiền mặt trong lưu thông, lãi suất lại tăng lên. Bằng nghiệp vụ mua, tức là bơm tiền vào lưu thông. Lúc này lượng tiền lưu hành trên thị trường xã hội tăng lên tạo ra các động lực gây giảm lãi suất. Phát hành tiền qua ngõ thị trường vàng và ngoại tệ Bằng việc tung ra một lượng tiền mặt nhất định vào thị trường để mua một số ngoại tệ nào đó và vàng, ngân hàng nhà nước một mặt làm tăng dự trữ quốc gia, mặt khác nó làm tăng lưu lượng tiền mặt trong nền kinh tế, và đây chính là phương thức phát hành tiền qua ngõ thị trường vàng và ngoại tệ. Phát hành cân đối: Mỗi khi có sự gia tăng một cách không chủ động của các khoản mục bên tài sản có, buộc ngân hàng Nhà nước phải phát hành thêm tiền để cân đối nợ có trong bảng quyết toán của mình như o Chính phủ nhận được viện trợ phát triển của nước ngoài dưới dạng hàng hóa, vàng và ngoại tệ. o Chính phủ vay nợ nước ngoài để phát triển kinh tế. o Các tổ chức kinh tế, các ngân hàng trong nước vay nợ nước ngoài. o Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào tăng mạnh. o Nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn mức bình thường… 1.1.2.2 Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng của các ngân hàng Trên cơ sở nắm trong tay độc quyền phát hành tiền, ngân hàng phát hành trở thành ngân hàng nhà nước - tức là trở thành ngân hàng của các ngân hàng. Chức năng này được thực hiện với các đối tượng giao dịch chủ yếu trong nghiệp vụ nợ và nghiệp vụ có của Ngân hàng nhà nước là các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác trong nền kinh tế, cụ thể: a) Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian. Tiền gửi mà các ngân hàng trung gian gửi vào ngân hàng Nhà nước gồm hai loại: Tiền gửi dự trữ bắt buộc: Mục đích của việc bắt buộc dự trữ là để giới hạn tín dụng tối đa mà ngân hàng trung gian có thể cung cấp, tránh trường hợp các ngân hàng trung gian vì lợi nhuận, huy động bao nhiêu cho vay hết bấy nhiêu dẫn đến mất khả năng thanh toán, phương hại đến quyền lợi của người gởi tiền nói riêng và đến nền kinh tế nói chung và là phương tiện để ngân hàng Nhà nước có thêm quyền lực điều khiển hệ thống ngân hàng, thực thi chính sách tiền tệ. Tiền gửi thanh toán: mục đích là để đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên giữa các ngân hàng với nhau và để điều chỉnh mức dự trữ bắt buộc khi cần. Mặt khác, còn giúp ngân hàng Nhà nước có thể tận dụng được nguồn vốn tạm thời dư thừa của ngân hàng trunng gian để thực hiện các chức năng của mình. b) Ngân hàng Nhà nước cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng. Với chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng – ngân hàng, ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động của hệ thống ngân hàng, như là: Ngân hàng Nhà nước thẩm định và cấp giấy chứng nhận hoạt động cho ngân hàng trung gian. Điều tiết các hoạt động kinh doanh của ngân hàng trung gian bằng những biện pháp kinh tế và hành chính. Ví dụ, quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, ban hành chinh sách lãi suất, … 1.1.2.3 Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng của Chính phủ Ngay từ khi mới ra đời, ngân hàng Nhà nước đã được xác định là ngân hàng của nhà nước. Chức năng này của ngân hàng Nhà nước được thực hiện trên các mặt sau: Ngân hàng Nhà nước thuộc sở hữu nhà nước ( ở hầu hết các quốc gia trên thế giới). Ngân hàng Nhà nước tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, soạn thảo chính sách tiền tệ, kiểm tra và kiểm soát việc thực hiện chính sách tiền tệ. Bởi, với ưu thế nắm giữ nhiều thông tin kinh tế, ngân hàng Nhà nước có khả năng dự đoán và đề xuất các biện pháp quan trọng góp phần thiệt lập một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tối ưu. Với việc tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hôi, cho phép ngân hàng Nhà nước có thể soạn thảo được một chính sách tiền tệ khả thi, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa, chính sách quản lý nợ … nhằm đạt được các mục tiêu mà chiến lược kinh tế - xã hội đã đề ra. Trong quan hệ quốc tế, ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là người hướng dẫn, chỉ đạo và tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng quan hệ kinh doanh ngân hàng trên thị trường quốc tế, phát triển các dịch vụ thanh toán … nhằm phục vụ đắc lực cho tiến trình hội nhập kinh tế toàn câu. Ngân hàng thay mặt chính phủ ký kết các hiệp định tiền tệ, tín dụng và thanh toán với nước ngoài và tham gia với cương vị là thành viên của một số tổ chức tài chính – tiền tệ quốc tế như IMF, WB… Ngân hàng Nhà nước nhận tiền gửi của kho bạc nhà nước, tổ chức thanh toán giữa kho bạc với ngân hàng trung gian, làm đại lý phát hành các loại trái phiếu nhà nước, quản lý dự trữ quốc gia và cho chính phủ vay để cân bằng thu – chi ngân sách trong những trường hợp cần thiết. 1.2 Khái quát chung về NHTM 1.2.1 Khái niệm NHTM Theo Điều 4 luật Tổ chức tín dụng của Việt Nam ( Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2010) định nghĩa: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể thực hiện tất cả cá hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã. Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu sinh lợi và vì lợi ích của nền kinh tế 1.2.2 Chức năng của NHTM 1.2.2.1 Chức năng trung gian tín dụng Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: Huy động các nguồn vốn từ các chủ thể tiết kiệm, có vốn nhàn rồi trong nền kinh tế o Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, cá nhân dưới hình thái tiền tệ (nội tệ hoặc ngoại tệ). o Nhận tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức và cá nhân. o Phát hành kỳ phiếu ngân hàng để huy động vốn trong xã hội. Cấp tín dụng đầu tư đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế xã hội o Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân. o Chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá. o Cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp và các hình thức cấp tín dụng khác… Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại góp phần tạo lợi ích cho tất cả các chủ thể kinh tế tham gia và lợi ích chung cho nền kinh tế. 1.2.2.2 Chức năng trung gian thanh toán và quản lí phương tiện thanh toán Ngân hàng thực hiện chức năng trung gian thanh toán thông qua việc nhận tiền gửi và theo dõi các khoản thu, chi trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, từ đó làm cho nó trở thành thủ quỹ của khách hàng. Trên thực tế, khi việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giữa các chủ thể kinh tế gặp nhiều hạn chế và rủi ro cao do phải tập hợp, kiểm tra, vận chuyển làm cho chi phí thanh toán cao mà lại thiếu chính xác và không an toàn, đặc biệt khi hai đơn vị này cách xa nhau về mặt địa lý, điều này đã tạo nhu cầu và gia tăng khối lượng thanh toán qua ngân hàng. Trong chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng thực hiện các nhiệm vụ : Mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho khách hàng Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán khác nhau cho khách hàng như: giấy chuyển tiền, ủy nhiệm chi, séc, thư tín dụng … Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các khách hàng Chức năng trung gian thanh toán của ngân hàng có ý nghĩa rất lớn đối với các hoạt động của nền kinh tế. Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng góp phần tiết giảm chi phí và lượng tiền mặt trong lưu thông và đảm bảo an toàn trong thanh toán. Việc lựa chọn phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thích hợp cho phép khách hàng thực hiện thanh toán nhanh chóng và hiệu quả, điều này góp phần tăng tốc độ lưu thông hàng hóa, tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội. Mặt khác, việc cung ứng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho ngân hàng thu hút nhiều khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng và do đó tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn tiền gửi. 1.2.2.3 Chức năng tạo phương tiện thanh toán Xuất phát từ chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng vừa nhận tiền gửi lại vừa cho vay bằng chuyển khoản, làm điều kiện và tiền đề cho hệ thống ngân hàng thương mại có khả năng tạo tiền. Với khoản tiền gửi nhận được ban đầu thông qua cho vay bằng chuyển khoản kết hợp với thanh toán không dùng tiền mặt, nên ngân hàng thương mại có khả năng mở rộng tiền gửi không kỳ hạn gấp nhiều lần, do đó tạo thêm bút tệ cho lưu thông. Quá trình tạo tiền phụ thuộc vào hệ số nhân tiền gửi, mà hệ số nhân tiền gửi lại phụ thuộc vào tỷ lệ dự trũ bắt buộc, nghĩa là nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà càng thấp thì khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại càng cao và ngược lại, tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng cao thì khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại càng thấp. 1.2.2.4 Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính của ngân hàng được thực hiện dựa trên việc khai thác các lợi thế so sánh về cơ sở vật chất, tính chuyên nghiệp và tính chuyên môn hóa của đội ngũ nhân viên và ưu thế về thông tin. Các dịch vụ tài chính mà ngân hàng thương mại cung cấp cho thị trường tài chính bao gồm: Tư vấn tài chính. Môi giới tài chính. Dịch vụ ngân hàng điện tử. 1.2.3 Các nhiệp vụ cơ bản của NHTM 1.2.3.1 Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn Căn cứ vào tính chất kinh tế, nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại được chia thành hai bộ phận cơ bản, bao gồm : nguồn vốn tự có của ngân hàng và nguồn vốn huy động. Nguồn vốn tự có: đây là nguồn vốn ngân hàng có thể sử dụng dài hạn, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh, thường không quá 10% trong tổng nguồn vốn, nhưng nguồn vốn này có tính ổn định cao, có thể dùng để bù đắp tổn thất trong quá trình kinh doanh Nguồn vốn huy động: còn được gọi là tài sản nợ ngân hàng, bộ phận nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu nhất trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh. Nguồn vốn huy động gồm: o Tiền gửi: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm o Nguồn vốn đi vay: phát hành các chứng từ có giá, vay của các ngân hàng và các trung gian tài chính khác, vay của ngân hàng trung ương. 1.2.3.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn Phần lớn nguồn vốn của ngân hàng được sử đụng để cho vay.Một phần nguồn vốn của ngân hàng sẽ để lại dưới dạng dự trữ ngân hàng nhằm đảm bảo chi tiêu cho ngân hàng. Điều này góp phần mang lại sự an toàn cho ngân hàng trong quá trình hoạt động, song nếu dự trữ nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. 1.2.3.3 Một số nghiệp vụ khác Thực chất đây là các dịch vụ tài chính mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhưng không phải sử dụng vốn một cách trực tiếp, chẳng hạn như các nghiệp vụ trung gian thanh toán và ngân quỹ gồm: Mở tài khoản giao dịch cho khách hàng trong và ngoài nước. Cung ứng các phương tiện thanh toán cho khách hàng nư séc, ủy nhiệm chi, thẻ rút tiền ATM… Thực hiện các nghiệp vụ thu chi hộ. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán khác phục vụ cho các hoạt động phát hành kinh doanh chứng khoản trên thị trường tài chính…. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, giữa nghiệp vụ tạo vốn, nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ trung gian có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau đem lại thương hiêu, sự an toàn và lợi nhuận cho ngân hàng. 1.3 Một số vấn đề cơ bản về lãi suất 1.3.1 Khái niệm lãi suất Là giá cả tín dụng – quan hệ vay mượn về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng thức tài sản khác nhau hoặc giá cả của của quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. . đến lãi suất. Chương 2 : Cuộc đua lãi suất của các ngân hàng thương mại Việt Nam và sự can thiệp của NHNN giai đoạn 2008 đến nay 2.1 Cuộc đua lãi suất của các ngân hàng Thương mại Việt Nam giai. Nam giai đoạn 2008 đến nay 2.1.1 Thực trạng cuộc đua lãi suất từ năm 2008 đến nay 2.1.1.1 Giai đoạn 2008: Khởi đầu cuộc đua lãi suất Năm 2008 được coi là năm biến động lãi suất với các biến. tháng. Diễn biến lãi suất trong năm 2008 gồm 2 giai đoạn chính: cuộc đua tăng lãi suất của các ngân hàng vào nửa đầu năm 2008 và một cuộc đua khác theo chiều hướng ngược lại, cuộc đua giảm lãi suất, dù