Những vấn đề chung về Ngân sách Nhà nước, thu, chi Ngân sách Nhà nước. Phân tích tình hình thu, chi Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2013 – 2016. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp cần thiết nhằm giảm thiểu tình hình thâm hụt Ngân sách Nhà nước trong thời gian tới.
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Ngân sách Nhà nước (NSNN) đảm bảo điều kiện vật chất cho sự tồn tại, hoạt động của
hệ thống các cơ quan Nhà nước, cung cấp kinh phí cho các dự án Quốc gia Đặc biệt trongnền kinh tế thị trường, với rất nhiều khiếm khuyết đòi hỏi phải có sự can thiệp của Chínhphủ vào nền kinh tế và Ngân sách Nhà nước đã đóng góp một vai trò to lớn giúp Chínhphủ điều tiết vĩ mô nền minh tế
Đại hội Đảng lần VI năm 1986 đã đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triểnkinh tế của nước ta, Đảng và Nhà nước đã chủ trương chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấptập trung sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đặc biệt từ năm
1991 trở đi nền kinh tế nước ta đã thực sự bắt nhịp được theo cơ chế kinh tế mới, đấtnước cũng đã có nhiều sự thay đổi và phát triển trên nhiều phương diện, nhất là vai tròquản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế – xã hội của Nhà nước được đề cao hơn bao giờhết Và cho đến nay, kinh tế Việt Nam đã có những bước ngoặc thay đổi đáng kể Để hoànthành tốt được vai trò này, Nhà nước cần có những biện pháp và công cụ hữu hiệu để canthiệp vào hoạt động kinh tế Một trong những công cụ quan trọng để Nhà nước can thiệpđúng lúc và kịp thời một cách toàn diện vào nền kinh tế chính là NSNN
Song song với việc phát triển và tăng trưởng kinh tế từ khi đổi mới cho đến nay,NSNN đã thể hiện những vai trò nhất định và không thể phủ nhận những đóng góp tíchcực cho việc ổn định nền kinh tế nhằm thực hiện “can thiệp vào những thất bại của thịtrường” cũng như thực hiện chức năng “tái phân phối thu nhập” của mình một cách cóhiệu quả nhất Tuy nhiên, với sự bùng phát về mặt kinh tế của Việt Nam như hiện nay,tình hình thu, chi NSNN trở nên quan trọng và cấp bách hơn bao giờ hết trong việc kiểmsoát và kiểm tra theo đúng quy trình và kỷ luật tài chính tổng thể nhằm tránh việc đem lạinhững hậu quả nghiêm trọng trong việc chi vượt quá thu, ảnh hưởng đến mức độ tínnhiệm của Việt Nam, tình hình thâm hụt NSNN so với GDP cần được kiểm soát ở mứccho phép là điều không thể không nhắc đến
Chính vì vậy, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Phân tích tình hình thu, chi
Ngân sách Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2016”, thông qua đề tài,
Trang 2tác giả cho thấy được cơ cấu tổ chức của NSNN, cơ cấu thu chi của NSNN và cácgiải pháp cần thiết trong việc giảm thiểu thâm hụt NSNN trong thời gian tới.
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài thực hiện việc phân tích tình hình thu chi của Ngân sách Nhà nước giai đoạn
2013 – 2016, thông qua việc phân tích cụ thể chi tiết các khoản thu, chi, cơ cấu thu, chicủa Ngân sách Nhà nước Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp cần thiết nhằm giảm thiểuthâm hụt Ngân sách Nhà nước trong thời gian tới
Cụ thể, đề tài thực hiện những nhiệm vụ như:
- Những vấn đề chung về Ngân sách Nhà nước, thu, chi Ngân sách Nhà nước
- Phân tích tình hình thu, chi Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2013 – 2016
- Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp cần thiết nhằm giảm thiểu tình hìnhthâm hụt Ngân sách Nhà nước trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình thu, chi Ngân sách Nhà nước.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện việc phân tích dữ liệu thu, chi Ngân sách Nhànước Việt Nam
- Phạm vi thời gian: Dữ liệu phục vụ nghiên cứu từ năm 2013 – 2016
4 Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả thực hiện việc kết hợp giữa các vấn đề lýthuyết về Ngân sách Nhà nước, thu chi Ngân sách Nhà nước cùng với việc kết hợp và sửdụng các phương pháp phân tích định lượng (thống kê, so sánh) nhằm phân tích tình thu,chi Ngân sách Nhà Nước giai đoạn 2013 – 2016
Trang 35 Ý nghĩa của đề tài:
Với đề tài Phân tích tình hình thu chi Ngân sách Nhà nước Việt Nam giai đoạn
2013 – 2016, tác giả sẽ để lại những kết quả nhất định từ nghiên cứu của mình, các kết
quả đó có ý nghĩa cả về mặt học thuật lẫn thực tiễn
5.1 Ý nghĩa của nghiên cứu về mặt học thuật:
Các ý nghĩa về mặt học thuật mà đề tài đã gặt hái được đó là:
Các vấn đề lý thuyết, lý luận cơ bản về Ngân sách Nhà nước
Cơ cấu, hệ thống tổ chức Ngân sách Nhà nước
Trình bày cụ thể cơ cấu thu, chi của Ngân sách Nhà nước
5.2 Ý nghĩa của nghiên cứu về mặt thực tiễn:
Tình hình thu, chi Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2013 – 2016
Cơ cấu, tỷ trọng của các thành phần trong cơ cấu thu, chi Ngân sách Nhà nước
Cho thấy mức độ thâm hụt Ngân sách Nhà nước so với GDP qua các năm 2013 –2016
6 Cấu trúc đề tài:
Đề tài được chia thành 3 chương chính
Chương 1: Những vấn đề chung về Ngân sách Nhà nước Trong chương này tác
giả sẽ trình bày tổng quát các lý thuyết Ngân sách Nhà nước, cơ cấu tổ chức củaNgân sách Nhà nước và các thành phần chính của cơ cấu thu, chi Ngân sách Nhànước
Chương 2: Tình hình thu, chi Ngân sách Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2013 –
2016 Trong chương này, tác giả tiến hành phân tích cụ thể cơ cấu, tỷ trọng về thu,chi Ngân sách Nhà Nước giai đoạn 2013 – 2016
Chương 3: Đề xuất các giải pháp cần thiết trong việc giảm thiểu thâm hụt Ngân
sách Nhà nước trong thời gian tới
Trang 4Chương 1: Những vấn đề chung về Ngân sách Nhà nước
1.1 Tổng quan về Ngân sách Nhà nước
1.1.1 Khái niệm Ngân sách Nhà nước
Trong hệ thống tài chính thống nhất, Ngân sách Nhà nước (NSNN) là khâu tài chínhtập trung giữ vị trí chủ đạo NSNN cũng là khâu tài chính được hình thành sớm nhất, nó
ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời của hệ thống quản lý nhà nước và sựphát triển của kinh tế hàng hoá, tiền tệ
Cho đến nay, thuật ngữ NSNN được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ởnhiều quốc gia, tuy nhiên, quan niệm về NSNN thì lại chưa thống nhất Trên thực tế,người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về NSNN không giống nhau tuỳ theo quan điểm củangười định nghĩa thuộc các trường phái kinh tế khác nhau, hoặc tuỳ theo mục đíchnghiên cứu khác nhau
Theo quan điểm của những nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển, NSNN là một văn kiện tàichính, mô tả các khoản thu chi của chính phủ, được thiết lập hàng năm
Các nhà kinh tế học hiện đại cũng đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về NSNN Các
nhà kinh tế Nga cho rằng “NSNN là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một
giai đoạn nhất định của nhà nước”.
Tại Việt Nam, theo Luật Ngân sách Nhà nước ban hành ngày 25/06/2015 có quy định
rõ: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và
thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Trong một chừng mực nào đó, các định nghĩa trên đây có những sự khác biệt nhấtđịnh Tuy nhiên, nhìn chung, chúng đều thể hiện bản chất của NSNN là:
+ Xét về phương diện pháp lý: NSNN là một đạo luật dự trù các khoản thu, chi bằng
tiền của Nhà nước trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm Đạo luật này được cơquan lập pháp của quốc gia đó ban hành
+ Xét về bản chất kinh tế: Mọi hoạt động của NSNN đều là hoạt động phân phối các
nguồn tài nguyên quốc gia (phân phối lần đầu và tái phân phối) Và vì vậy về nội dung
Trang 5kinh tế, NSNN thể hiện các mối quan hệ kinh tế trong phân phối Đó là hệ thống cácquan hệ kinh tế giữa một bên là nhà nước với một bên là các tổ chức kinh tế, xã hội,các tầng lớp dân cư
+ Xét về tính chất xã hội: NSNN luôn luôn là một công cụ kinh tế của Nhà nước,
nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
1.1.2 Đặc điểm Ngân sách Nhà nước
Nhìn chung về mặt tổng thể, NSNN có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước, thuộc quyền quản lý của nhà nước,
chịu sự giám sát của nhân dân và phuc vụ cho quyền lợi của nhân dân
Phần lớn các khoản thu thuộc về ngân sách có tính chất bắt buộc, trong đó khoản
thu lớn nhất là thuế
Phần lớn các khoản chi mang tính chất cấp phát không hoàn lại.
Các hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ NSNN gắn chặt với quyền lực kinh tế, chính
trị của nhà nước và việc thực hiện các chức năng của nhà nước Nói một cách cụ thể hơn,
quyền lực của nhà nước và các chức năng của nó là những nhân tố quyết định mức thu,mức chi, nội dung và cơ cấu thu chi của NSNN
Các hoạt động thu, chi NSNN đều được tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất
định Đó là các Luật thuế, các chế độ thu, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu…do Nhà
nước ban hành Việc dựa trên cơ sở pháp luật để tổ chức các hoạt động thu, chi củaNSNN là một yếu tố có tính khách quan, bắt nguồn từ phạm vi hoạt động của NSNNđược tiến hành trên mọi lĩnh vực và có tác động tới mọi chủ thể kinh tế, xã hội
Nguồn tài chính chủ yếu hình thành nên NSNN, quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của
nhà nước là từ giá trị sản phẩm thặng dư của xã hội và được hình thành chủ yếu qua quá
trình phân phối lại mà trong đó thuế là hình thức thu phổ biến Sau các hoạt động thu, chi
NSNN là việc xử lý các mối quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích trong xã hội khi nhà nướctham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia
Xuất phát từ đặc điểm trên, ngân sách nhà nước nổi lên 2 đặc trưng cơ bản đó là:
+ Một là, tính cưỡng chế, tức là các khoản thu có tính bắt buộc được quy định bởi phápluật (trừ các khoản thu ngoài thuế và phí), các khoản chi chịu sự giám sát của pháp luật
Trang 6+ Hai là, tính không hoàn lại, tức là Nhà nước không mắc nợ khi thu và không đượchoàn trả khi chi (trừ các khoản ngân sách cho vay).
Ở nước ta với mô hình nhà nước thống nhất nên hệ thống ngân sách được tổ chức theohai cấp: ngân sách trung ương và ngân sách của các cấp chính quyền địa phương Trong
đó, ngân sách địa phương bao gồm các cấp ngân sách: ngân sách thành phố (hay tỉnh),ngân sách quận (huyện), ngân sách xã (phường)
Cơ cấu hệ thống NSNN được mô tả theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu hệ thống Ngân sách Nhà nước
Trang 7HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương
Ngân sách cấp tỉnh(Ngân sách Thành phố trực thuộc Trung ương)
Ngân sách thành phố thuộc tỉnhNgân sách Thị xãNgân sách cấp Huyện
Ngân sách Thị trấnNgân sách cấp xã, phường
Quan hệ giữa các cấp ngân sách được thực hiện theo nguyên tắc:
Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền được phân cấp nguồnthu và nhiệm vụ chi cụ thể
Nhiệm vụ chi thuộc cấp ngân sách nào do cấp ngân sách đó cân đối Trong trườnghợp cần ban hành chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách thì phải có giải phápbảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp
Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan nhà nướccấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó
Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm đối với các khoản thu phân chia giữa cáccấp và bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo công bằng, pháttriển cân đối giữa các vùng, các địa phương Tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu và
số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định từ 3 đến 5năm Số bổ sung từ ngân sách cấp trên được coi là khoản thu của ngân sách cấp dưới
Trang 8Ngoài cơ chế bổ sung nguồn thu và cơ chế uỷ quyền không được dùng ngân sáchcủa cấp này để chi cho các nhiệm vụ của cấp khác.
1.1.3.2 Nguyên tắc quản lý hệ thống Ngân sách Nhà nước
NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minhbạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm
Hệ thống NSNN Việt Nam được tổ chức và quản lý thống nhất theo nguyên tắc thốngnhất, tập trung và dân chủ, thể hiện cụ thể như sau:
Tính thống nhất: đòi hỏi các khâu trong hệ thống ngân sách phải hợp thành một
thể thống nhất, biểu hiện các cấp ngân sách có cùng nguồn thu, cùng định mức chi tiêu vàcùng thực hiện
Tính tập trung: thể hiện ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung các
nguồn thu lớn và các nhiệm vụ chi quan trọng Ngân sách cấp dưới chịu sự chi phốicủa ngân sách cấp trên và được trợ cấp từ ngân sách cấp trên nhằm đảm bảo cân đối củangân sách cấp mình
Tính dân chủ: dự toán và quyết toán ngân sách phải được tổng hợp từ ngân sách
cấp dưới, đồng thời mỗi cấp chính quyền có một ngân sách và được quyền chi phốingân sách cấp mình
1.1.3.3 Phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước
Phân cấp quản lý ngân sách là xác định quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp chính quyền nhà nước trong việc quản lý và điều hành hoạt động của NSNN Do hệ thống
NSNN gồm nhiều cấp ngân sách nên tất yếu cần phải phân định quyền hạn, nghĩa vụ, lợiích của các cấp chính quyền đối với các vấn đề liên quan đến NSNN Chính vì vậy nênnội dung phân cấp ngân sách bao gồm:
Phân cấp về quyền lực ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức tàichính
Phân cấp về vật chất (xác định các khoản thu và chi cho các cấp ngân sách)
Phân cấp về chu trình ngân sách (quan hệ về quản lý trong chu trình vận động củaNSNN)
Với những nội dung phân cấp ngân sách nêu trên thì phân cấp về vật chất hay là xácđịnh các mối quan hệ của chính quyền nhà nước các cấp trong việc phân giao nhiệm vụ
Trang 9chi và nguồn thu trong cân đối ngân sách thường là những quan hệ phức tạp và khó khăntrong quá trình thực hiện phân cấp ngân sách Do đó phải xác định rõ nhiệm vụ kinh tếchính trị của mỗi cấp chính quyền, khả năng tạo ra nguồn thu trên địa bàn mà chínhquyền đó quản lý, đồng thời nghiên cứu sử dụng các phương pháp điều hoà thích hợp.Phân cấp nhiệm vụ chi, nguồn thu cho từng cấp ngân sách luôn luôn phải ổn định và đảmbảo cho ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung những nguồn thu lớn để thựchiện những nhiệm vụ quan trọng trên phạm vi cả nước, đồng thời những nhiệm vụ nào ổnđịnh mang tính thường xuyên, có tính xã hội rộng phân cấp cho chính quyền địa phương.Dưới đây là việc phân cấp nguồn thu, chi của các cấp ngân sách:
a Phân cấp thu của các cấp ngân sách
Bản chất của việc phân định thu đó là đảm bảo cho các chính quyền có đủ nguồn lực tài chính thực hiện tốt cung cấp dịch vụ công trong phạm vi địa phương.
Các khoản thu 100%
Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đều có các khoản thu được hưởngtrọn 100%, đó là các khoản thu về thuế, phí, lệ phí, các khoản viện trợ và vay nợ.Nguyên tắc cơ bản để xác định nguồn thu 100% phân định cho các cấp ngân sách là dựavào sự phân cấp quản lý kinh tế giữa chính quyền trung ương và chính quyền địaphương Những nguồn thu gắn liền với những hoạt động kinh tế do chính quyền địaphương quản lý thì ngân sách địa phương hưởng trọn 100%
Các khoản thu được phân chia theo tỉ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương vàngân sách địa phương Các khoản thu này bao gồm một số khoản thuế, phí và lệ phí phátsinh trên diện rộng được phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phươngtheo một tỉ lệ trên tổng số thu và được ổn định trong thời gian từ 3 – 5 năm Tỷ lệ phânchia này Quốc hội quy định dựa vào cơ sở tổng nguồn thu và nhu cầu chi tiêu của từngđịa phương
b Phân cấp chi của các cấp ngân sách
Phân công quản lý nhà nước về kinh tế xã hội giữa các cấp chính quyền là cơ sở đểphân định chi giữa các cấp ngân sách Trong cơ chế thị trường, nhà nước sử dụng NSNNlàm công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thì phân cấp quản lý chi giữa các cấpngân sách được thực hiện theo các nguyên tắc:
Trang 10Ngân sách trung ương đảm nhận nhiệm vụ chi theo các chương trình quốc gia hoặccác dự án phát triển nhằm hình thành thế cân đối cho nền kinh tế và tạo môi trườngthuận lợi kích thích quá trình tích tụ và đầu tư vốn cho sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp và dân cư.
Ngân sách địa phương thực hiện các khoản chi gắn với việc thực hiện chức năng,nhiệm vụ của chính quyền địa phương
Yếu tố cơ bản nhất để có được sự thành công của một hệ thống phân cấp là đảmbảo nhiệm vụ chi được xây dựng phù hợp với trách nhiệm cung cấp các dịch vụ đượcgiao
Các tiêu thức sử dụng để giao chức năng, nhiệm vụ chi cho các cấp chính quyền là:
+ Hiệu quả kinh tế: Phải đủ lớn để đạt hiệu quả kinh tế theo quy mô và đủ nhỏ để
không làm mất hiệu quả kinh tế; các cấp chính quyền có thể cung cấp các dịch vụ vớigiá cả và chất lượng chấp nhận được; đảm bảo có thể điều chỉnh chính sách giá đối vớicác dịch vụ khi cần thiết
+ Công bằng về tài chính: Phải đủ lớn để có thể tạo ra lợi ích trong quá trình thực thi
chức năng, nhiệm vụ hoặc có thể bù đắp cho các khu vực khác khi có những yếu tố ngoạiứng; trên cơ sở các cấp chính quyền có đủ tiềm lực tài chính để trang trải cho nhiệm vụcung cấp dịch vụ và có thể giúp thực hiện các biện pháp để đạt được sự công bằng vềtài chính giữa các cấp chính quyền trong quá trình thực thi chức năng, nhiệm vụ
+ Trách nhiệm về chính trị: Đảm bảo cho các cấp chính quyền dễ tiếp cận, có thể
kiểm soát và có trách nhiệm đối với người dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; phảitạo cơ hội và điều kiện để người dân có thể tham gia một cách năng động và hiệu quảvào công việc của chính quyền
+ Hiệu lực hành chính quản lý: Phải đảm bảo để mỗi cấp có trách nhiệm trong
việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác nhau và có thể dung hoà được các xungđột về lợi ích
1.2 Tổng quan về thu, chi Ngân sách Nhà nước
1.2.1 Thu Ngân sách Nhà nước
a Khái niệm thu Ngân sách Nhà nước
Trang 11Thu NSNN là quá trình tạo lập nguồn thu của nhà nước thông qua quan hệ phân phối giữa nhà nước với các thành viên khác của xã hội bằng những công cụ thích hợp.
b Phân loại thu Ngân sách Nhà nước
Việc phân loại thu NSNN được căn cứ theo phạm vị, tính chất và nội dung của cáckhoản thu, cụ thể phân loại như sau:
c Nội dung thu Ngân sách Nhà nước
Thu NSNN được hình thành từ các nguồn sau:
Thuế
Thuế là hình thức động viên bắt buộc một phần thu nhập của cá nhân, doanh nghiệp cho Nhà nước nhằm đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
Thuế có những đặc trưng sau:
Là hình thức động viên một phần thu nhập của các cá nhân, doanh nghiệp choNhà nước Các cá nhân, doanh nghiệp là người được hưởng các lợi ích từ chi tiêu NSNN
và họ có thu nhập nên phải có nghĩa vụ trích một phần thu nhập nộp cho ngân sách Nhànước, có thể bằng hình thức trực tiếp (thuế đánh vào thu nhập) hoặc gián tiếp (thuếVAT, thuế xuất nhập khẩu…)
Là khoản đóng góp mang tính bắt buộc vì thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNNcho nhu cầu chi tiêu cho Nhà nước nhưng do tính chất không hoàn trả trực tiếp nênngười chịu thuế không tự giác nộp
Trang 12 Không hoàn trả trực tiếp mà hoàn trả gián tiếp và không tương đương dưới hìnhthức người chịu thuế được hưởng các hàng hoá, dịch vụ Nhà nước cung cấp không mấttiền hoặc với giá thấp và không phân biệt giữa người nộp thuế nhiều hay ít.
Như vậy, phí là một khoản thu mang tính chất bù đắp và bắt buộc đối với các thể nhân
và pháp nhân do được hưởng một lợi ích hoặc được sử dụng một dịch vụ (công cộng) nào
đó do Nhà nước cung cấp, phí có tính hoàn trả trực tiếp
Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước
Thu lợi tức từ hoạt động góp vốn liên doanh, cổ phần của Nhà nước vào các cơ sở
kinh tế như lãi từ cổ phần Nhà nước giữ lại tại các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phầnhoá
Thu tiền sử dụng vốn ngân sách Nhà nước từ các doanh nghiệp Nhà nước Khoản
thu này trích từ lợi nhuận của doanh nghiệp theo tỷ lệ từ 0,2% – 0,5% vốn NSNNcấp/tháng Vốn NSNN cấp gồm có vốn do ngân sách nhà nước cấp và vốn có nguồn gốc
từ ngân sách (như viện trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, các khoản lợi nhuận phải nộp ngânsách được phép giữ lại bổ sung vốn)
Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế, ví dụ tiền thu từ việc bán cổ
phần tại các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá, bán doanh nghiệp Nhà nước làm
Trang 13ăn yếu kém mà không cần thiết giữ lại.
Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi) từ các các tổ chức, cá nhân
trong nước vay qua Tổng cụ đầu tư phát triển hoặc qua hệ thống ngân hàng (ngân hànghưởng phí dịch vụ) và từ chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế
Thu từ hoạt động sự nghiệp
Các khoản thu do bán sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp như thu tiền bán sảnphẩm sản xuất thử cuả các đơn vị nghiên cứu khoa học, bán sách do trường tự in ấn…Các đơn vị sự nghiệp có cơ chế tài chính là dự toán ngân sách nên toàn bộ các khoản thuphải nộp vào ngân sách
Khoản chênh lệch giữa thu và chi của các đơn vị hoạt động sự nghiệp có thu, saukhi đơn vị đã trích lập vào các quỹ theo chế độ (quỹ đầu tư phát triển, dự trữ tài chính,khen thưởng, phúc lợi) Đơn vị sự nghiệp có thu là đơn vị cung cấp dịch vụ công cộngtheo giá Nhà nước quy định, nhưng thu nhập không phụ thuộc nhiều vào chi phí phátsinh Vì vậy để khuyến khích các đơn vị này tích cực thu nên đã áp dụng cơ chế tài chínhgắn thu bù chi Đơn vị sự nghiệp có thu là một dạng của doanh nghiệp Nhà nước hoạtđộng công ích
Tiền bán hoặc cho thuê tài sản không dùng (thuộc sở hữu Nhà nước) tại các đơn
vị hành chính, sự nghiệp
Thu tiền bán hàng hoá, vật tư từ quỹ dự trữ Nhà nước.
Tiền thu sử dụng đất khi Nhà nước giao quyền sử dụng đất, tiền thuê mặt đất, mặt
nước
Các khoản huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân bổ sung cho vốn đầu tư
xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng tại địa phương (cấp xã, thị trấn) Do khả năng chicủa ngân sách địa phương có hạn và người dân muốn đóng góp để xây dựng các côngtrình phục vụ trực tiếp cho họ
Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân ở trong và ngoài nước
như đóng góp cho quỹ an ninh, quỹ phòng chống thiên tai, ủng hộ đồng bào bão lụt…
Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, của các tổ chức, cá
nhân ở nước ngoài cho Chính phủ hoặc trực tiếp cho các cơ quan, doanh nghiệp Nhànước
Trang 14 Các khoản vay trong nước, vay nước ngoài của Chính phủ để bù đắp bội chi cho
đầu tư phát triển và khoản vay của chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngcho đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng
Vay trong nước được tiến hành dưới hình thức phát hành trái phiếu nhà nước, gồm:
Trái phiếu chính phủ, có 3 loại: tín phiếu kho bạc (có thời hạn dưới 1 năm), tráiphiếu kho bạc (có thời hạn từ 1 năm trở lên) và trái phiếu công trình Vay trái phiếu côngtrình do cơ quan chính phủ quản lí và sử dụng cho đầu tư một công trình nhất định Tráiphiếu, tín phiếu có thể phát hành qua hệ thống Ngân hàng Nhà nước hoặc kho bạc Nhànước
Trái phiếu chính quyền địa phương: dùng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuộcphần trách nhiệm của địa phương Nước nào có mức độ phân cấp quản lý ngân sách caothì trái phiếu địa phương phát triển hơn
Công trái: nhà nước phát hành khi đất nước gặp khó khăn do chiến tranh, khủnghoảng kinh tế… nên cần sự ủng hộ của người dân để vượt qua Công trái có lãi suất thấphơn thị trường và thời hạn vay dài
Vay nước ngoài dưới các hình thức sau:
Vay vốn ODA của chính phủ nước ngoài (song phương), của các tổ chức tài chínhtiền tệ quốc tế (đa phương) Viện trợ phát triển chính thức (ODA) thường gồm một phầnkhông hoàn lại, phần còn lại là vay ưu đãi Phần vay ưu đãi được tính vào khoản vaynước ngoài để theo dõi và có kế hoạch trả nợ
Phát hành trái phiếu chính phủ quốc tế (tại các thị trường vốn quốc tế)
Vay của các thương nhân, tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài
Các khoản thu khác như: khoản tiền phạt, tài sản tịch thu, di sản Nhà nước được
hưởng…
1.2.2 Chi Ngân sách Nhà nước
a Khái niệm chi Ngân sách Nhà nước
Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.
b Phân loại chi Ngân sách Nhà nước
Căn cứ vào tính chất khoản chi:
Trang 15 Chi thường xuyên: là các khoản chi cho tiêu dùng xã hội gắn liền với chức năng
quản lý xã hội của nhà nước Khoản chi này được phân thành hai bộ phận: một bộ phận
vốn được sử dụng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư về phát triển văn hoá xã hội,
và một bộ phận phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh tế xã hội chung của nhà nước
Chi đầu tư phát triển: là những khoản chi mang tính chất tích luỹ phục vụ cho quá
trình tái sản xuất mở rộng gắn với việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra môi trường
và điều kiện thuận lợi cho việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các lĩnh vực cần thiết, phù hợp với mục tiêu của nền kinh tế Nói cách khác, việc chi cho đầu tư phát triển
của NSNN nhằm mục đích tạo ra một sự khởi động ban đầu, kích thích quá trình vậnđộng các nguồn vốn trong xã hội để hướng tới sự tăng trưởng
Căn cứ vào nội dung khoản chi:
Chi đầu tư và phát triển: là khoản chi nhằm hoàn thiện và mở rộng nền sản xuấthàng hoá
Chi văn hoá xã hội: là các khoản chi cho y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội, văn họcnghệ thuật…
Chi quản lý hành chính: là khoản chi nhằm duy trì hoạt động của các cơ quanquản lý nhà nước thuộc chính quyền các cấp, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Việnkiểm soát nhân dân, Toà án nhân dân…
Chi an ninh quốc phòng: là khoản chi dành cho các lực lượng vũ trang và công tácbảo vệ trị an trong cả nước
Chi dự trữ và trả nợ: là khoản chi dành cho các mục đích dự trữ quốc gia và trả nợcủa chính phủ
c Nội dung chi Ngân sách Nhà nước
Chi thường xuyên: Chi thường xuyên của NSNN là các khoản chi gắn liền
với việc thực hiện chức năng quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước, phần lớn nhằm mục đích tiêu dùng.
Chi thường xuyên mang những đặc điểm sau đây:
+ Phần lớn các khoản chi thường xuyên đều có thời hạn tác động ngắn, mang tínhchất thường xuyên và có tính chất chu kỳ
Trang 16+ Các khoản chi thường xuyên phần lớn nhằm mục đích tiêu dùng, trang trải cho cácnhu cầu về quản lý hành chính, về an ninh quốc phòng, các hoạt động sự nghiệp, xãhội và các hoạt động này hầu như không tạo ra của cải vật chất.
+ Chi thường xuyên gắn liền với việc thực hiện chức năng quản lý xã hội của nhànước trong từng thời kỳ
Chi sự nghiệp: Bao gồm những khoản chi cho các dịch vụ và hoạt động xã hội phục
vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và nâng cao dân trí của dân cư Đây là các khoản chiquan trọng, nhu cầu chi rất lớn nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất kết hợp với sức laođộng có chất lượng cao
Chi sự nghiệp có ý nghĩa như:
- Tác động tới quá trình tái sản xuất mở rộng và quá trình tạo ra thu nhập quốc dân,nâng cao trình độ văn hoá, kỹ thuật và sức khoẻ của người lao động, phát triển sản xuất
và là cơ sở nâng cao năng suất lao động và hiệu suất công tác
- Chi sự nghiệp từ NSNN cho những mục đích nhất định góp phần nâng cao mứcsống và thu nhập thực tế của các tầng lớp dân cư Bên cạnh các khoản thu nhập từ laođộng, mỗi dân cư đứng về phía là thành viên của xã hội họ còn nhận được thu nhập docác hoạt động phúc lợi và dịch vụ cho dân cư mang lại Chính các khoản thu nhập phúclợi này đã giảm bớt sự chênh lệch về trình độ dân trí cũng như thu nhập giữa các thànhviên trong xã hội
Chi sự nghiệp kinh tế: Chi sự nghiệp kinh tế liên quan hầu hết đến các ngành kinh
tế và không mang tính chất kinh doanh, lợi nhuận, bao gồm các khoản chi: sự nghiệpđịa chính (điều tra đo đạc địa giới hành chính, đo vẽ bản đồ…) sự nghiệp giao thông, sựnghiệp nông nghiệp, sự nghiệp thuỷ lợi, sự nghiệp ngư nghiệp, sự nghiệp lâm nghiệp vàmột số hoạt động sự nghiệp khác
+ Nội dung chi sự nghiệp kinh tế:
- Chi về lương và phụ cấp lương cho viên chức đơn vị sự nghiệp
- Chi mua nguyên vật liệu dùng cho nghiên cứu sản xuất thử nghiệm
- Chi mua sắm, sửa chữa phương tiện, dụng cụ dùng trong hoạt động sự nghiệp và
một số các khoản chi khác
+ Ý nghĩa chi sự nghiệp kinh tế:
Trang 17- Đảm bảo điều kiện vật chất để duy trì và phát triển các hoạt động sự nghiệp kinh
tế như: sự nghiệp giao thông, sự nghiệp nông lâm ngư nghiệp, sự nghiệp công cộng…
- Góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, nền kinh tế vận hành một cách
trôi chảy, lành mạnh, ổn định và phát triển
Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo: Đây là khoản chi mà tầm quan trọng của nó là
nhằm nâng cao dân trí, trình độ chuyên môn kỹ thuật của mọi người dân trong xã hộigóp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
+ Nội dung chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo:
- Chi về giáo dục phổ thông
- Chi về đào tạo sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo
nghề và các hình thức đào tạo bồi dưỡng khác
- Chi cho các chương trình quốc gia về giáo dục và đào tạo (chương trình phổ cập
giáo dục tiểu học)
- Các khoản chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo khác
+ Ý nghĩa chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo:
- Đào tạo con người lao động toàn diện: có sức khoẻ, có trí tuệ, có trình độ học vấn
cao, nắm vững khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lao động
- Phát triển lực lượng sản xuất làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế.
Chi sự nghiệp y tế: Chi sự nghiệp y tế là khoản chi phục vụ công tác phòng bệnh và
chữa bệnh nhằm nâng cao mức sống cho mọi người dân trong xã hội
+ Nội dung chi sự nghiệp y tế:
- Các khoản chi nhằm duy trì sự hoạt động của hệ thống các bệnh viện, bệnh xá,
các viện nghiên cứu, phòng khám chuyên khoa
- Chi cho các chương trình quốc gia về y tế: chương trình phòng chống bướu cổ,
phòng chống sốt rét, dân số và kế hoạch hoá gia đình…
+ Ý nghĩa chi sự nghiệp y tế:
- Chăm lo đời sống sức khoẻ toàn dân của chính phủ cũng chính là đầu tư cho sự
phát triển nguồn vốn con người, nguồn lực quý nhất của xã hội
- Đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong việc chăm sóc sức khoẻ của nhân dân,
cung cấp những dịch vụ y tế cần thiết cho tất cả mọi người
Trang 18 Chi sự nghiệp văn hoá, nghệ thuật, thể thao: Là các khoản chi cho các hoạt động
văn hoá, nghệ thuật, thể thao, nhằm nâng cao tri thức và thẩm mỹ cho mọi tầng lớp dân
cư Các mục tiêu của các hoạt động này cho phép mỗi công dân phát triển toàn diện vềchính trị, tư tưởng và đạo đức
+ Nội dung chi sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật, thể thao:
- Các khoản chi cho hệ thống thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá, hệ thống phát
nhanh, truyền hình
- Chi cho sự nghiệp thể dục thể thao
- Chi cho các chương trình quốc gia về văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao…
+ Ý nghĩa chi sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật, thể thao:
- Góp phần nâng cao trí thức và thẩm mỹ cho tầng lớp dân cư.
- Góp phần phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng và đạo đức của mỗi người dân,
tạo nên những con người
Chi sự nghiệp xã hội: Là các khoản chi nhằm bảo đảm đời sống của người lao
động khi gặp khó khăn, tai nạn, già yếu, những người không có khả năng lao động đồngthời giải quyết những vấn đề xã hội nhất định
+ Nội dung chi sự nghiệp xã hội:
- Chi sự nghiệp những chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có
công với cách mạng
- Chi để giúp đỡ đời sống nhân dân ở những vùng xảy ra thiên tai và những sự cố bất
ngờ
- Chi cho các trại xã hội: trại trẻ mồ côi, trại nuôi dưỡng người già, các trại cải tạo
- Các khoản chi khác về xã hội…
+ Ý nghĩa chi sự nghiệp xã hội:
- Là các khoản chi nhằm đảm bảo đời sống của người lao động khi gặp khó khăn,
tai nạn, già yếu, những người không có khả năng lao động
- Thể hiện sự biết ơn, sự ưu tiên về đời sống vật chất văn hoá tinh thần đối với
những cá nhân gia đình có công lao với đất nước
Trang 19 Chi quản lý nhà nước (quản lý hành chính): Chi quản lý nhà nước bắt nguồn từ
sự tồn tại và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước Đây là khoản chi nhằmđảm bảo sự hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địaphương, hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và hoạt động của các tổ chức chính trị
xã hội
Chi quản lý nhà nước/hành chính bao gồm các khoản chi như sau:
- Chi lương và phụ cấp lương
- Chi về nghiệp vụ
- Chi về văn phòng phí
- Các khoản chi khác về quản trị nội bộ
Trong các khoản chi trên thì chi về tiền lương và phụ cấp lương là quan trọng nhất,chiếm tỷ trọng trên 50% khoản chi quản lý nhà nước Tuy nhiên hiệu suất hoạt độngcủa các cơ quan nhà nước vẫn chưa cao Do đó để thực hiện yêu cầu hiệu quả và tiếtkiệm trong chi quản lý nhà nước cần tiến hành đồng bộ hoá các biện pháp:
- Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của
nhà nước trong cơ chế thị trường
- Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý: tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức, viên chức
để bố trí nhân sự cho phù hợp với khả năng công tác và yêu cầu quản lý của bộ máyhành chính
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý hành chính.
Chi an ninh quốc phòng: An ninh và quốc phòng thuộc lĩnh vực tiêu dùng xã
hội, là những hoạt động bảo đảm sự tồn tại của nhà nước và cần thiết phải cấp phát tàichính cho các hoạt động này từ NSNN
Chi an ninh quốc phòng bao gồm các khoản chi như sau:
- Chi về tiền lương và phụ cấp lương cho toàn quân và lực lượng công an nhân dân.
- Chi về đào tạo huấn luyện cho bộ máy quốc phòng, an ninh và chi phí nghiên cứu
khoa học trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh
Trang 20- Chi mua sắm trang thiết bị, vũ khí và các phương tiện quân sự cho toàn quân và
lực lượng công an
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kỹ thuật phục vụ cho mục đích quốc
phòng và an ninh
- Các khoản chi khác…
Chi về an ninh quốc phòng phải căn cứ vào tình hình thực tế của đất nước trong từngthời kỳ Hàng năm nhà nước phải dành ra một phần kinh phí đáng kể từ ngân sách đểduy trì, củng cố lực lượng an ninh quốc phòng Nếu khoản chi này quá lớn thì sẽ hạnchế tăng trưởng kinh tế, ngược lại nếu quá ít sẽ không đảm bảo được sự tồn tại củanhà nước và trật tự an toàn xã hội Do đó, bố trí ngân sách an ninh quốc phòng một mặtphải đảm bảo những chi phí cẩn thiết cho phòng thủ và giữ gìn an ninh của đất nướctrên cơ sở đó ổn định về kinh tế xã hội, mặt khác phải thực hiện tiết kiệm và có hiệu quảtrong chi tiêu
Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư phát triển của NSNN là những khoản chi
mang tính chất tích luỹ phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng gắn với việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các lĩnh vực cần thiết, phù hợp với mục tiêu của nền kinh tế Nói cách khác, việc chi cho đầu tư phát triển của NSNN nhằm mục đích tạo ra
một sự khởi động ban đầu, kích thích quá trình vận động các nguồn vốn trong xã hội đểhướng tới sự tăng trưởng
Chi đầu tư phát triển được cấp phát chủ yếu từ ngân sách trung ương và một bộphận đáng kể của ngân sách địa phương và bao gồm các khoản chi cơ bản sau:
Chi đầu tư xây dựng cơ bản: Là khoản chi tài chính nhà nước được đầu tư cho
các công trình thuộc kết cấu hạ tầng (cầu cống, bến cảng, sân bay, hệ thống thuỷ lợi,năng lượng, viễn thông…) các công trình kinh tế có tính chất chiến lược, các công trình
và dự án phát triển văn hoá xã hội trọng điểm, phúc lợi công cộng nhằm hình thành thếcân đối cho nền kinh tế, tạo ra tiền đề kích thích quá trình vận động vốn của doanhnghiệp và tư nhân nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất,tinh thần cho người dân
Trang 21Chi đầu tư xây dựng cơ bản có tầm quan trọng trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹthuật cho nền kinh tế và xã hội, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý theo địnhhướng của nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao năng suấtlao động xã hội.
Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhà nước: Là khoản chi gắn với sự
can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực kinh tế Với khoản chi này một mặt nhà nước bảođảm đầu tư vào một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh cần thiết tạo điều kiện cho sự pháttriển kinh tế xã hội, mặt khác nhằm hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý
Trong nền kinh tế thị trường, các tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước được hìnhthành và tồn tại trong các ngành, các lĩnh vực then chốt như: khai thác tài nguyên thiênnhiên, năng lượng, các ngành công nghiệp cơ bản, an ninh quốc phòng, các ngànhphục vụ lợi ích công cộng… Với sự hoạt động của loại hình doanh nghiệp nhà nước đòihỏi NSNN phải cấp vốn đầu tư ban đầu, và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhà nước,khoản chi này hình thành nên vốn cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp nhà nước
Chi góp vốn cổ phần, vốn liên doanh vào các doanh nghiệp
Chi góp vốn cổ phần, vốn liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cầnthiết có sự tham gia của nhà nước Trong nền kinh tế thị trường, các công ty cổ phầnđược hình thành thông qua quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp quốc doanh hoặcthành lập mới Các doanh nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ sở liên doanh liênkết giữa các tổ chức kinh tế với nhau Các doanh nghiệp này tham gia vào nhiều lĩnhvực hoạt động kinh tế kể cả ở những lĩnh vực có vị trí trọng yếu ảnh hưởng lớn đến nềnkinh tế
Trong điều kiện đó đỏi hỏi nhà nước với vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh
tế phải tham gia vào các lĩnh vực thiết yếu đó bằng việc mua cổ phần của các công tyhoặc góp vốn liên doanh theo một tỷ lệ nhất định, tuỳ theo tính chất quan trọng củatừng lĩnh vực sản xuất kinh doanh đối với nền kinh tế nhằm thực hiện hướng dẫn,kiểm soát hoặc khống chế hoạt động của các doanh nghiệp này đi theo hướng phát triển
có lợi cho nền kinh tế
Chi cho các quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển
Trang 22Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển quốc gia là những tổ chứctài chính có tư cách pháp nhân, thực hiện chức năng huy động vốn và tiếp nhận cácnguồn vốn từ NSNN để cho vay đối với các chương trình, dự án phát triển các ngànhnghề thuộc diện ưu đãi và các vùng khó khăn theo quy định của chính phủ (chươngtrình đánh bắt xa bờ, chương trình phát triển kinh tế biển, phát triển rừng…) Trongquá trình hình thành và hoạt động của các quỹ này được NSNN cấp vốn điều lệ banđầu và bổ sung vốn hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Chi dự trữ nhà nước
Dự trữ quốc gia cho phép duy trì sự cân đối và ổn định trong phát triển kinh tế,giải quyết các vấn đề kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của nền kinh tế vàtrong những trường hợp nhất định cho phép ngăn chặn, bù đắp các tổn thất bất ngờ xảy
ra đối với nền kinh tế, xã hội Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của các quy luậtkinh tế có thể dẫn đến những biến động phức tạp không có lợi cho nền kinh tế hoặcxảy ra thiên tai đòi hỏi phải có một khoản dự trữ giúp nhà nước điều tiết thị trường,khắc phục hậu quả Khoản dự trữ này được hình thành bằng nguồn tài chính được cấpphát từ NSNN hàng năm
Dự trữ quốc gia được sử dụng cho hai mục đích:
- Điều chỉnh hoạt động của thị trường, điều hoà cung cầu về tiền, ngoại tệ và một
số mặt hàng thiết yếu: gạo, xăng, dầu… trên cơ sở đó đảm bảo ổn định cho nền kinhtế
- Giải quyết hậu quả các trường hợp rủi ro bất ngờ xảy ra làm ảnh hưởng đến sản
xuất và đời sống
1.3 Kinh nghiệm quản lý Ngân sách của các nước trên thế giới:
Ở các nước có nền kinh tế phát triển thường áp dụng các phương thức quản lýngân sách nhà nước (NSNN) như sau:
Thứ nhất, quản lý chi tiêu NSNN theo kết quả đầu ra.
Với phương thức này, việc xây dựng và phân bổ dự toán ngân sách phải có mốiliên hệ chặt chẽ giữa mức dự toán ngân sách dự kiến sẽ cấp với việc thực hiện mụctiêu, qua đó sẽ đạt được một kết quả đầu ra Phương thức quản lý này cũng đòi hỏi
Trang 23những thay đổi trong khuôn khổ luật pháp, thể chế, cách thức xây dựng và điềuhành kế hoạch ngân sách cũng như văn hóa quản lý theo hướng đảm bảo tráchnhiệm giải trình về kết quả hoạt động Điển hình như:
- Cộng hòa Liên bang Đức, từ năm 2000, thông qua Ủy ban Ngân sách của
Quốc hội Liên bang, nước này đã thí điểm thực hiện Dự án thử nghiệm độ tin cậy
và tác dụng của ngân sách dựa trên sản phẩm đầu ra như là một công cụ điều hànhđịnh hướng đầu ra
Ngân sách dựa trên đầu ra được coi như một phụ lục cho kế hoạch ngân sách và
nó có tác dụng cung cấp cho các nhà quản lý, các nghị sĩ những thông tin địnhhướng đầu ra Việc điều hành ngân sách theo định hướng kết quả đầu ra được xâydựng trên các điều luật nguyên tắc cơ bản, điều luật ngân sách Liên bang, quy địnhđiều hành ngân sách thông qua kết quả được định nghĩa cả về số lượng và chấtlượng
Tham gia dự án thí điểm này có 6 cơ quan của Liên bang Đức: Cục Thông tinbáo chí, Trường Cao đẳng quản lý công, Cục Thống kê, Cục Giao thông đường bộ,Cục Đường sắt, Phòng Hải quan và Thuế tiêu thụ trực thuộc Cục Thuế Hamburg
Ở cấp bang, phương thức điều hành mới trên được thí điểm tại bang Hessen với cơchế khoán chi dựa trên kết quả, trong đó bao gồm: Phân cấp và gắn trách nhiệmchuyên môn với trách nhiệm tài chính, định hướng theo mục tiêu và hoạt động của
cơ quan hành chính, cải cách ngân sách và kế toán…
Các đơn vị được giao nhiệm vụ xác định rõ ràng về trách nhiệm, kinh phí vàthẩm quyền để thực hiện theo một hệ thống phân cấp trách nhiệm cho đơn vị đótrong khuôn khổ tài chính của mình và với khối lượng kết quả quy định trước tựquyết định việc sử dụng kinh phí phù hợp nhu cầu về thời gian, bản chất và vềnguyên tắc không vượt quá khuôn khổ tài chính cho phép
Khi lập kế hoạch gắn với đầu ra, kế hoạch ngân sách bao gồm kế hoạch côngviệc, kế hoạch kết quả và kế hoạch tài chính Quyết toán ngân sách được thực hiệntrên cơ sở chế độ kế toán kép có tính toán chi phí và hiệu quả thông qua quyết toánkết quả, tài sản và tài chính được bổ sung trên báo cáo về công việc
Trang 24- NewZeland, Chính phủ nước này đã tập trung vào vấn đề hiệu quả hoạt động
của các tổ chức công từ cuối thập kỷ 80, với việc xác định rõ hơn trách nhiệm đốivới chi phí và kết quả hoạt động cuối cùng
Kinh nghiệm của NewZealand gắn việc phân bổ ngân sách với việc xác định cụthể các nhóm đầu ra tương đồng về cấp độ, trong đó các đầu ra thuộc cùng mộtnhóm phải tương đồng về bản chất hoặc đồng nhất; có đầy đủ thông tin về chấtlượng, số lượng, thời gian, chi phí cho đầu ra để đủ phục vụ việc ra quyết định; có
sự ràng buộc trách nhiệm giữa người cung cấp với các nhà quản lý và giữa nhàquản lý với người thực hiện hoạt động mua và các cơ quan, người dân có tráchnhiệm giám sát
Trước khi Quốc hội phê duyệt ban hành ngân sách, Chính phủ đưa ra nhữngtuyên bố về chính sách bao gồm những mục tiêu cho ngân sách năm tới và ít nhất 3năm tiếp theo Đây là căn cứ để các bộ xây dựng các chương trình ngân sách, trong
đó các chương trình mới được cân nhắc và thông qua, công bố rõ ràng trong báocáo cập nhật kinh tế và tài khóa ngân sách
Báo cáo đưa ra kế hoạch thu - chi tổng thể để thực hiện chiến lược Cùng với
đó, Chính phủ phải thông báo chiến lược tài khóa của mình, báo cáo về sự thốngnhất giữa các quyết định ngân sách so với chiến lược chính sách, báo cáo chiếnlược tài khóa phải đưa ra dự báo tài khóa về khoản thu - chi ngân sách trong 10năm tới
Thứ hai, quản lý ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung hạn.
Đây là một công cụ nhằm liên kết giữa chính sách, kế hoạch và ngân sách trongmột khoản thời gian trung hạn (3-5 năm) tại cấp độ chính quyền Trung ương.Công cụ này hướng đến 6 mục tiêu cụ thể như: Tăng cường kỷ luật tài chínhbằng việc ước tính số dư thực chất hơn đối với kinh tế vĩ mô; tích hợp thứ tự ưutiên chính sách khác nhau vào ngân sách năm, để đảm bảo tính thích hợp; giúpphân bổ nguồn lực giữa các ngành khác nhau và giữa các đơn vị trong cùng ngành;
dự toán ngân sách dài hơi hơn cho từng ngành bằng việc cung cấp tầm nhìn từ 3-5năm; thúc đẩy hiệu quả cho quá trình hoạt động và làm cho chất lượng tăng cùng
Trang 25chi phí giảm; nhấn mạnh đến trách nhiệm giải trình đối với các khoản chi tiêucông.
- Điển hình là tại Na Uy, nước này đã thiết lập mô hình quản lý ngân sách dựa
trên kết quả hoạt động, qua đó hướng đến việc thực hiện một cách nghiêm túc,mang tính kỷ luật tài chính cao liên quan đến khuôn mẫu kinh tế vĩ mô Dựa vào cơcấu tổ chức của các cơ quan thuộc chính phủ, Na Uy đã vận dụng mô hình quản lýngân sách dựa trên kết quả hoạt động cũng như mô hình quản lý ngân sách theo kếhoạch chi tiêu trung hạn vào quá trình quản lý NSNN và phản ánh trong hệ thống
kế toán của các đơn vị công với 6 công việc chính
Hình thành các mục tiêu về hoạt động của các tổ chức công có thể đo lườngđược; sử dụng quy trình lập dự toán ngân sách theo hướng từ trên xuống; phân cấpthực hiện ngân sách các đơn vị; phân cấp việc quản trị nguồn nhân lực và chínhsách quản lý số lượng, chất lượng nhân sự…
Từ phương thức quản lý ngân sách của một số nước, có thể thấy rằng: Quản lýNSNN theo kết quả đầu ra và quản lý ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung hạn lànhững phương thức quản lý mới đang được nhiều nước tiếp cận, trong đó có cảnhững quốc gia có nền kinh tế phát triển, nguồn lực ngân sách dồi dào và nhữngnước đang phát triển Thực tế này xuất phát từ yêu cầu phát triển của mỗi quốc gialuôn cao hơn nguồn lực ngân sách và đòi hỏi ngân sách phải được sử dụng hiệuquả và minh bạch, công khai
Quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra chính là để giải quyết nhu cầu trên, bằngcách lượng hóa được hiệu quả sử dụng ngân sách thông qua những kết quả đầu ra
cụ thể để mọi người dân đều có thể đánh giá, c được
Quản lý ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung hạn là một cơ chế giúp phân bổcác nguồn lực công giữa các ngành và các hoạt động của một ngành trong phạm vimức trần ngân sách xác định trước
Nói cách khác, quản lý ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung hạn giúp phân bổnguồn tài chính công hạn chế phù hợp với chính sách và các ưu tiên chiến lược củachính phủ trong một không gian tài khóa nhiều năm, có xét đến chi phí cơ hội của
Trang 26các quyết định Ưu điểm nổi bật của công cụ này là kế hoạch luôn được bổ sung,cập nhật hàng năm, làm cho kế hoạch sống động, mang tính khả thi hơn.
Đối với Việt Nam, đây là những phương thức mới, để đo lường hiệu quả quản lý
ngân sách bằng những kết quả đầu ra thì theo giới chuyên gia, thời gian tới nước tacần có hệ thống khuôn khổ pháp lý đầy đủ, hạ tầng công nghệ thông tin, đội ngũcán bộ quản lý với tư duy và trình độ đủ để tiếp cận với phương thức mới Trongbối cảnh nước ta đã quen áp dụng phương thức quản lý ngân sách truyền thống dựatrên yếu tố đầu vào, ngân sách vốn đã có quy mô nhỏ lại phải dàn trải và sử dụngkém hiệu quả
Trước mắt, cần tăng cường khoán chi và trao quyền tự chủ, chịu trách nhiệm vềbiên chế, kinh phí và sản phẩm, dịch vụ cho đơn vị sử dụng ngân sách, thực hiện ràsoát, đánh giá nghiêm túc kết quả thực hiện; Từng bước nghiên cứu việc áp dụngthí điểm phương thức quản lý ngân sách dựa trên kết quả đầu ra ở một số bộ, ngànhkhi đủ điều kiện
Việc kết hợp sử dụng tổng hợp các công cụ trên cho phép giải quyết mối quan
hệ giữa ngân sách hạn chế với yêu cầu cao về kết quả đầu ra, thể hiện bằng cácchương trình, dự án, các kết quả đầu ra phù hợp và nằm trong khuôn khổ trung hạn
để tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý chi ngân sách nhà nước
Trang 27Chương 2: Tình hình thu, chi Ngân sách Nhà nước Việt Nam
giai đoạn 2013 – 20162.1 Tình hình thu, chi Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2013 – 2016
2.1.1 Tổng quan tình hình thu, chi Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2013 – 2016:
Tình hình thu, chi NSNN có sự gia tăng trong giai đoạn 2013 – 2016, nâng mức tổngthu từ 816 nghìn tỷ đồng lên mức 1.014,5 nghìn tỷ đồng (đạt mức tỷ lệ gia tăng là24,33%); và mức chi NSNN từ mức 978 nghìn tỷ đồng lên mức 1.273,2 nghìn tỷ đồng(đạt mức tỷ lệ gia tăng là 30,18%) Tình hình thu NSNN vượt 32,85% so với dự toán vàonăm 2013 và vượt 44,45% so với dự toán vào năm 2014 Cùng với đó, tình hình chiNSNN vượt 30,65% so với dự toán vào năm 2013 và vượt 33,06% so với dự toán năm
2014 và tình hình thu, chi NSNN tiếp tục có sự vượt so với dự toán vào các năm 2015,2016
Bảng 2.1: Tình hình thu, chi NSNN giai đoạn 2013 – 2016 (tỷ đồng)
1 Tổng thu NSNN 816.000 782.700 911.100 1.014.500
2 Tổng thu NSNN 978.000 1.006.700 1.147.100 1.273.200
Nguồn: Số liệu thu, chi NSNN qua các năm (Bộ tài chính)
Tỷ lệ tăng thu NSNN trung bình giai đoạn 2013 – 2016 là 7,89%, tỷ lệ tăng cao nhấtvào năm 2015 đạt mức 16,4% và thấp nhất vào năm 2014 là -4,08% (tức tình hình thuNSNN năm 2014 có sự sụt giảm so với năm 2013)
Hình 2.1: Tỷ lệ tăng thu, chi NSNN giai đoạn 2013 – 2016 (%)
Trang 28Nguồn: Số liệu thu, chi NSNN qua các năm (Bộ tài chính)
Trong khi đó, tỷ lệ tăng chi NSNN trung bình giai đoạn 2013 – 2016 là 9,29%, tỷ lệ
cao nhất vào năm 2015 đạt mức 13,95% và thấp nhất vào năm 2014 là 2,93%
Bảng 2.2: Chi tiết các nguồn thu, chi NSNN giai đoạn 2013 – 2016 (tỷ đồng)
1 Thu nội địa 545.500 539.000 638.600 785.000
2 Thu từ dầu thô 99.000 85.200 93.000 54.500
3 Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 166.500 154.000 175.000 172.000
4 Thu viện trợ 5.000 4.500 4.500 3.000
1 Chi đầu tư phát triển 175.000 163.000 195.000 254.950
2 Chi trả nợ và viện trợ 105.000 120.000 150.000 155.100
3 Chi thường xuyên 658.900
704.400 767.000 823.995
4 Chi cải cách tiền lương 15.600 10.000 13.055
5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 100 100 100
6 Dự phòng 23.400 19.200 25.000 26.000
Nguồn: Số liệu thu, chi NSNN qua các năm (Bộ tài chính)
Trong tổng thu cân đối NSNN bao gồm các khoản thu nội địa, thu từ dầu thô, thu cân
đối từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu viện trợ; trong đó, tổng nguồn thu từ thu nội địa và
thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu có sự gia tăng qua các năm trong giai đoạn 2013
– 2016, trái ngược với sự sụt giảm từ 2 khoản nguồn thu từ dầu thô và viện trợ
Tình hình thu nội địa trong tổng nguồn thu NSNN tăng từ mức 545,5 nghìn tỷ đồng lên
mức 785 nghìn tỷ đồng, tức tăng 239,5 nghìn tỷ đồng (tăng 43,9%) trong giai đoạn 2013 –
2016
Tiếp theo là hoạt động thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng từ 166,5 nghìn tỷ
đồng lên mức 172 nghìn tỷ đồng, tức tăng 5,5 nghìn tỷ đồng (33,33%) trong giai đoạn
2013 – 2016
Trong khi đó, hoạt động thu từ dâu thô giảm 44,5 nghìn tỷ đồng và thu việc trợ giảm 2
nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2013 – 2016
Trang 29Hình 2.2: Các khoản thu NSNN trong giai đoạn 2013 – 2016 (nghìn tỷ đồng)
Nguồn: Số liệu thu, chi NSNN qua các năm (Bộ tài chính)
Ngoài các khoản thu đóng góp vào tổng thu cân đối NSNN, còn có khoản thu chuyểnnguồn NSTW năm trước chuyển sang, nếu như năm 2013 và 2014 không có khoản thu từNSTW chuyển sang, thì đến năm 2015 NSNN đã được hưởng đến 10 nghìn tỷ đồng từNSTW năm trước chuyển sang và năm 2016 là 4,7 nghìn tỷ đồng
Xét trong tổng chi cân đối NSNN bao gồm các khoản chi đầu tư phát triển, chi trả nợ
và viện trợ, chi thường xuyên, cải cách tiền lương, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính và chi
dự phòng, các khoản chi NSNN đều có sự gia tăng qua các năm (ngoại trừ chi bổ sungquỹ dự trữ tài chính không thay đổi qua các năm), với tỷ lệ tăng trung bình là20,08%/năm trong giai đoạn 2013 – 2016 Trong đó, tỷ lệ tăng cho chi đầu tư phát triển làcao nhất, đạt mức 14,51%/năm trong giai đoạn 2013 – 2016 (với tỷ lệ tăng cao nhất từnăm 2015 – 2016 là 30,74%, tương ứng tăng từ 195 nghìn tỷ đồng lên 254,95 nghìn tỷđồng Tiếp theo là các khoản chi trả nợ và viện trợ, từ mức cho 105 nghìn tỷ đồng năm
2013 lên mức 155,1 nghìn tỷ đồng, đạt mức tăng trung bình 14,23%/năm trong giai đoạn
2013 – 2016 Trong khi đó, các khoản chi thường xuyên và chi cải cách tiền lương, cho
dự phòng có mức tăng trung bình dưới 10%/năm, cụ thể: mức tăng chi thường xuyên vàcải cách tiền lương trung bình là 7,49%/năm; mức tăng trung bình của chi dự phòng là5,42%/năm trong giai đoạn 2013 – 2016
Trang 30Hình 2.3: Các khoản chi NSNN trong giai đoạn 2013 – 2016 (nghìn tỷ đồng)
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính Chi dự phòng
Nguồn: Số liệu thu, chi NSNN qua các năm (Bộ tài chính)
2.1.2 Cơ cấu thu, chi NSNN giai đoạn 2013 – 2016
2.1.2.1 Cơ cấu thu cân đối NSNN giai đoạn 2013 – 2016:
Bảng 2.3: Tình hình thu cân đối NSNN giai đoạn 2013 – 2016 (tỷ đồng)
Năm 2015
Năm 2016
1 Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước 174,236 184,599 220,842 256,308
2 Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 107,339 111,603 142,459 159,010
3 Thu từ khu vực công thương nghiệp - ngoài quốc doanh 120,248 107,252 119,546 143,488
4 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 28 32 33 31
5 Thuế thu nhập cá nhân 54,861 47,384 51,266 63,594
6 Lệ phí trước bạ 13,442 13,692 15,435 22,805
7 Thuế bảo vệ môi trường 14,295 12,569 12,939 38,472
8 Các loại phí, lệ phí 10,378 10,330 14,035 15,798
9 Các khoản thu về nhà, đất 45,707 42,469 46,590 62,664
a Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 1,257 1,234 1,330 1,398
b Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước 1 4,681 4,748 5,855 10,859
dụng đất mới được công nhận QSDĐ hay cấp giấy chứng nhận QSDĐ (thường phải nộp liền sau khi có thông báo của cơ quan thuế) thời gian sử dụng từ 50-70 năm hoặc lâu dài tùy từng mục
Trang 3110 Thu khác ngân sách 3,977 8,071 14,365 21,521
11 Thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản tại xã 989 999 1,090 1,308
1 Tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 237,500 224,000 260,000 270,000
a Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi
b Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu (tổng số thu) 156,478 150,080 176,600 179,000
2 Hoàn thuế giá trị gia tăng -71,000 -70,000 -85,000 -98,000
Nguồn: Số liệu thu, chi NSNN qua các năm (Bộ tài chính)
Trong cơ cấu thu NSNN giai đoạn 2013 – 2016, nguồn thu từ nội địa3 luôn chiếm tỷtrọng cao nhất, với mức trên 66%, tiếp đến là nguồn thu cân đối từ hoạt động xuất nhậpkhẩu, thu từ dầu thô và thu viện trợ
Bảng 2.4: Tỷ trọng cân đối thu NSNN giai đoạn 2013 – 2016 (%)
1 Thu nội địa 66.85% 68.86% 70.09% 77.38%
2 Thu từ dầu thô 12.13% 10.89% 10.21% 5.37%
3 Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 20.40% 19.68% 19.21% 16.95%
Nguồn: Số liệu thu, chi NSNN qua các năm (Bộ tài chính)
Các khoản nguồn thu cho NSNN, chỉ có tỷ trọng nguồn thu nội địa có sự gia tăng,trong khi đó, tỷ trọng nguồn thu của các nguồn thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu,thu từ dầu thô và thu viện trợ đều giảm Nguồn thu nội địa với mức tỷ trọng từ 66,85%trong năm 2013 tăng lên mức 77,38% trong năm 2016, tương ứng tăng thêm 10,53% tỷtrọng trong cơ cấu nguồn thu NSNN, thay vào đó là sự giảm sút về tỷ trọng của các nguồnthu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu từ dầu thô và thu viện trợ là 6,76%; 3,45%
và 0,31%
2 Tiền thuê đất có thể trả tiền thuê đất hàng năm hoặc cho cả thời hạn thuê (tùy từng đối
tượng) Nếu cùng thời gian sử dụng, cùng mục đích thì tiền sử dụng đất thường cao hơn tiền thuê đất.
bởi nguồn thu nội địa được cấu thành chính yếu từ các nguồn thu chính như thuế, phí, lệ phí, thu
từ các doanh nghiệp (đây là những khoản thu chính và lớn trong nguồn thu ngân sách của mỗi quốc gia).