Ngân sách nhà nước (NSNN) là công cụ tài chính chủ yếu của nhà nước để đảm bảo về mặt vật chất cho bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng nhiệm vụ mà nhà nước đảm nhận.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Ngân sách nhà nước (NSNN) là công cụ tài chính chủ yếu của nhà nước để đảm bảo về mặt vật chất cho bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng nhiệm vụ mà nhà nước đảm nhận. Trong phạm vi địa phương, ngân sách địa phương (NSĐP) tồn tại như một tất yếu khách quan, là công cụ để chính quyền địa phương thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của mình. Trong bối cảnh hiện nay, với việc phát triển kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa hiện đại hóa được đặt ra rất nặng nề. Với nguồn thu ngân sách hạn hẹp, không ổn định, trong khi nhu cầu chi ngân sách ngày càng lớn, đòi hỏi phải tăng cường quản lý NSNN là nhiệm vụ lớn của phường Trung Tự trong hiện tại cũng như tương lai. Với hy vọng có thể góp một phần nhỏ bé vào việc tăng cường quản lý ngân sách nhà nước một cách hiệu quả hơn em đã chọn đề tài sau cho chuyên đề thực tập của mình: “Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình thu chi ngân sách phường Trung Tự thời kỳ 2003-2007” Kết cấu đề tài gồm 3 chương chính: Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG Chương 2: XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU CHI NSĐP Chương 3: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU CHI NSĐP Ở PHƯỜNG TRUNG TỰ (thời kỳ 2003-2007) Do thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự đánh giá và góp ý của các thầy cô giáo để cho đề tài của em hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cám ơn PGS-TS Nguyễn Công Nhự đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập cũng như giúp em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập! 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 1.1 Những vấn đề cơ bản 1.1.1 Ngân sách nhà nước (NSNN) 1.1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước NSNN là bộ phận chủ yếu cấu thành Tài chính Nhà nước (Tài chính công). Sự ra đời, tồn tại của NSNN nói riêng cũng như phạm trù Tài chính Nhà nước nói chung đều bắt nguồn từ sự ra đời, tồn tại của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ và sự xuất hiện của Nhà nước trong tiến trình lịch sử. Sau đây là khái niệm về NSNN theo luật NSNN năm 2002: - “ NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước ”(Điều 1, Luật NSNN). - “ NSNN là một bản dự toán thu, chi của Nhà nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm) được Quốc hội thông qua để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. (Luật NSNN) Quan niệm này chủ yếu xem xét NSNN ở thể tĩnh và ở hình thức biểu hiện bên ngoài, xuất phát từ cách nhìn nhận dưới góc độ của người làm kế hoạch, nó quy định tính pháp lý của NSNN (luật pháp hoá các quan hệ tài chính ngân sách) thông qua việc phê duyệt dự toán của Quốc hội. NSNN có hai nội dung rõ ràng là thu và chi ngân sách. Các nội dung thu chính là các dự đoán phát triển kinh tế có khả năng hình thành các nguồn thu cho ngân sách, đồng thời các nội dung chi cũng là những đòi hỏi Nhà nước phải tiến hành chi cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Trong thực tế nhìn bề ngoài hoạt động của Ngân sách Nhà nước biểu hiện đa dạng dưới hình thức các khoản thu và các khoản chi tài chính của Nhà nước ở các lĩnh vực 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 hoạt động kinh tế xã hội. Các khoản thu chi này được tổng hợp trong một bảng dự toán thu chi tài chính được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Các khoản thu mang tính chất bắt buộc của Ngân sách Nhà nước là một bộ phận các nguồn tài chính chủ yếu được tạo ra thông qua việc phân phối thu nhập được sáng tạo ra trong khu vực sản xuất kinh doanh và các khoản chi chủ yếu của Ngân sách mang tính chất cấp phát phục vụ cho đầu tư phát triển và tiêu dùng của xã hội .Như vậy, về hình thức có thể hiểu: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước có trong dự toán, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thực hiện trong một năm để đảm bảo việc thực hiện chức năng,nhiệm vụ của nhà nước. Tuy nhiên, hoạt động của Ngân sách Nhà nước là hoạt động phân phối các nguồn tài chính của xã hội gắn liền với việc hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung là Ngân sách nhà nước. Trong quá trình phân phối đó đã làm nảy sinh các quan hệ tài chính giữa một bên là nhà nuớc và một bên là các chủ thể trong xã hội. Những quan hệ tài chính này bao gồm: *Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các doanh nghiệp: Các quan hệ kinh tế này phát sinh trong quá trình hình thành nguồn thu của Ngân sách dưới hình thức các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Đồng thời, Ngân sách chi hổ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp dưới hình thức xây dựng cơ sở hạ tầng, hổ trợ vốn… *Quan hệ kinh tế giữa NSNN và các đơn vị hành chính sự nghiệp: Quan hệ này phát sinh trong qúa trình phân phối lại các khoản thu nhập bằng việc Ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho các đơn vị quản lý nhà nước. Đồng thời, trong cơ chế kinh tế thị trường các đơn vị có hoạt động sự nghiệp có các khoản thu phí và lệ phí, nguồn thu này một phần các đơn vị làm nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách, một phần trang trải các khoản chi tiêu của mình để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách. *Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các tầng lớp dân cư: Quan hệ này được thể hiện qua việc một bộ phận dân cư thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước bằng việc 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 nộp các khoản thuế, phí, lệ phí. Một bộ phận dân cư khác nhận từ ngân sách nhà nước các khoản trợ cấp theo chính sách qui định. *Quan hệ kinh tế giữa NSNN với thị trường tài chính: Quan hệ này phát sinh khi nhà nước tham gia trên thị trường tài chính bằng việc phát hành các loại chứng khoán của kho bạc nhà nước nhằm huy động vốn của các chủ thể trong xã hội để đáp ứng yêu cầu cân đối vốn của ngân sách nhà nước. Như vậy, đằng sau hình thức biểu hiện bên ngoài của Ngân sách nhà nước là một quỹ tiền tệ với các khoản thu và các khoản chi của nó thì Ngân sách nhà nước lại phản ảnh các quan hệ kinh tế trong quá trình phân phối. Từ sự phân tích trên cho thấy: Ngân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xã hội để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước . 1.1.1.2 Hệ thống NSNN ở Việt Nam NSNN là công cụ vật chất quan trọng để đảm bảo cho Nhà nước thực hiện các chức năng kinh tế- xã hội, NSNN ở Việt Nam và trên thế giới nói chung trong mỗi giai đoạn phát triển được xây dựng theo mô hình phù hợp với sự hình thành và phát triển của hệ thống chính quyền nhà nước các cấp và quá trình thực hiện phân cấp quản lý kinh tế- xã hội cho các cấp chính quyền trong giai đoạn đó nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng vốn có của Nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và trên toàn bộ vùng lãnh thổ của đất nước. Việc tương ứng mỗi cấp chính quyền với một cấp ngân sách đã thúc đẩy các cấp thực thi chức năng và nhiệm vụ theo thẩm quyền một cách chủ động và có hiệu quả. Ở nước ta, tổ chức hệ thống NSNN gắn bó chặt chẽ với việc tổ chức bộ máy nhà nước và vai trò, vị trí của bộ máy đó trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Theo Hiến pháp 1992, mỗi cấp chính quyền có một cấp ngân sách riêng cung cấp 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 phương tiện vật chất cho cấp chính quyền đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trên vùng lãnh thổ. Việc hình thành hệ thống chính quyền nhà nước các cấp là một tất yếu khách quan nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trên mọi vùng lãnh thổ của đất nước. Chính sự ra đời của hệ thống chính quyền nhà nước nhiều cấp là tiền đề cần thiết để tổ chức hệ thống NSNN nhiều cấp. Là một quốc gia thống nhất, dựa trên nguyên tắc phân chia hành chính lãnh thổ theo các cấp: trung ương, tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), huyện (và tương đương), xã (và tương đương). Các đơn vị hành chính lãnh thổ từ tỉnh xuống xã là những cấu trúc lệ thuộc theo nguyên tắc cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng trung ương. Do vậy, tổ chức hệ thống NSNN cũng đảm bảo tính tập trung thống nhất, phù hợp với hệ thống hành chính 4 cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã). Phù hợp với tổ chức bộ máy Nhà nước ta hiện nay, hệ thống NSNN được tổ chức thành một hệ thống thống nhất như sơ đồ ở Hình 1.1: 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Hình 1.1: Mối quan hệ giữa NSNN với tổ chức bộ máy chính quyền Bảng 1.1: Các khoản mục thu, chi Ngân sách nhà nước Nội dung của ngân sách hiện nay 6 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Chính quyền địa phương NS Trung ương Chính quyền Trung ương NS cấp tỉnh Tỉnh NS cấp huyện Huyện NS cấp xã Xã Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Thông qua Thông qua và được chấp hành Được chấp hành (không được công bố) I. Thu Ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản sau: 1. Thuế, phí và lệ phí của các tổ chức và cá nhân theo các quy định của luật. Thuế X Phí X X Lệ phí X X 2. Thu từ các hoạt động kinh tế của Nhà nước (DNNN) Lãi vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế; X Thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế; X Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi) X 3. Thu sự nghiệp X 4. Thu từ quỹ dự trữ nhà nước X 5. Thu sử dụng đất: Thu nhập từ tài sản và đất đai nhà nước X 6. Vốn đóng góp của các tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng X 7. Đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước X 8. Bất động sản Nhà nước được hưởng theo di chúc X X 9. Thu kết dư ngân sách năm trước. X X 10. Tiền bán hoặc cho thuê các tài sản Nhà nước trong các đơn vị hành chính sự nghiệp X 11. Tiền phạt và tịch thu X X 12. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật X X 13. Viện trợ không hoàn lại (bằng tiền mặt hoặc các hình thức khác) của các tổ chức, chính phủ và các cá nhân nước ngoài X 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 14. Vay trong và ngoài nước của Chính phủ nhằm bù đắp bội chi và vốn đầu tư trong nước được các tỉnh và thành phố trực thuộc Chính quyền trung ương huy động theo quy định tại Khoản 3, Điều 8 của Luật NSNN sẽ được sử dụng để cân đối ngân sách. X II. Chi Ngân sách nhà nước bao gồm các khoản sau: 1. Chi thường xuyên Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội,văn hoá thông tin, thể dục-thể thao, sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường, các sự nghiệp khác. X X Các hoạt động sự nghiệp kinh tế. X X Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội. X X X Hoạt động của các cơ quan Nhà nước X X Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt nam. X X Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Hội Cựu chiến binh, Liên hiệp Phụ nữ Việt nam và Hội Nông dân Việt nam X Trợ giá theo chính sách của Nhà nước. X Các chương trình mục tiêu quốc gia. X Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ. X Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội. X Trợ cấp cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật. X Trả lãi tiền do Chính phủ vay X Viện trợ cho các tổ chức và chính phủ nước ngoài X Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật X X 2. Chi đầu tư phát triển 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn. Huy động đóng góp của nhân dân địa phương không được thông qua. X X Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các DNNN, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật X Chi cho quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển đối với các chương trình và dự án phát triển kinh tế X Dự trữ Nhà nước X Cho vay chính phủ phục vụ đầu tư phát triển X 3. Chi trả nợ gốc các khoản vay của Chính phủ X 4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 50% được dùng để chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia ưu tiên nhưng cũng có thể dùng để làm ngân sách dự phòng X vv. 1.1.2 Ngân sách địa phương (NSĐP) Ngân sách nhà nước gồm Ngân sách trung ương (NSTW) và NSĐP. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ ban nhân dân (UBND) theo quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND theo quy định hiện hành. Theo đó, ứng với mỗi cấp chính quyền có HĐND thì có cấp NSNN tương ứng (Hình 1.2). Trong đó, NSĐP có ba cấp như sau: - Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách tỉnh) bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách huyện) bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã, phường, thị trấn. - Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã). Hình 1.2: Phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam hiện nay Như vậy, NSĐP là tên chung để chỉ các cấp ngân sách của các cấp chính quyền bên dưới phù hợp với địa giới hành chính các cấp, được giao nhiệm vụ đảm nhận các khoản thu và nhiệm vụ chi có tính chất địa phương (phản ánh nhiệm vụ thu chi theo lãnh thổ), đảm bảo tổ chức quản lý toàn bộ kinh tế - xã hội của chính quyền cùng cấp. 1.1.3 Vị trí, vai trò của NSĐP Xét trên phạm vi toàn lãnh thổ quốc gia, NSTW chi phối phần lớn các nguồn thu và các khoản chi quan trọng, là ngân sách của cả nước, tập trung đại bộ phận nguồn tài 10 NS Trung ương: - Bộ, ban, ngành - Đoàn thể TW NS địa phương NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ngân sách cấp tỉnh Ngân sách cấp huyện Ngân sách cấp xã [...]... tiêu một cách đầy đủ Vì thế, để có thể xây dựng một hệ thống chỉ tiêu thống kê tình hình thu chi ngân sách một cách khoa học, hợp lý, cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Xác định đúng bản chất, tiêu chuẩn đánh giá tình hình thu chi ngân sách - Số liệu thu thập được qua hệ thống chỉ tiêu thu chi ngân sách cho phép vận dụng được các phương pháp thống kê hiện đại và phương pháp toán học để nghiên cứu và phân tích. .. liên quan đến ngân sách nhà nước Website: http://www.docs.vn Email 22 : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Chương 2 XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU CHI NSĐP 2.1 Xác định hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình thu chi NSĐP Thống kê được coi là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, có vai trò cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách... lại toàn bộ các khoản thu địa phương để chi tiêu theo các kế hoạch ngân sách đã được phê duyệt Các khoản thu địa phương chủ yếu bao gồm thu nông nghiệp, thu nhà, đất, các khoản phí và thu môn bài và trước bạ, và thu thu nhập cá nhân Các khoản thu phân chia giữa trung ương và địa phương bao gồm thu xuất nhập khẩu, thu lợi tức và thu doanh thu Các khoản thu phân chia được phân chia giữa chính quyền... khoản chi khác theo quy định của pháp luật; *) Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư; *) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh; *) Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới; - Các chỉ tiêu phản ánh kết quả chi *) Tổng chi trên đầu người *) Cơ cấu các khoản chi 2.2 Xác định một số phương pháp thống kê phân tích thu chi NSĐP 2.2.1 Phương pháp phân tổ Khái niệm: Phân tổ thống kê là... hành thu, và chính quyền trung ương Mức phân chia được xác định bằng % tổng số thu dự kiến, là số tiền mà mỗi tỉnh cần có để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu theo kế hoạch đã được phê chuẩn, sau khi đã hạch toán số thu địa phương dự kiến Nếu tổng số thu phân chia thực tế thu được lớn hơn số thu phân chia dự kiến thì mỗi tỉnh, trước hết, vẫn phải chuyển vào kho bạc trung ương tỷ lệ % đã thống nhất của số thu. .. % đã thống nhất của số thu lớn hơn này mà trong thực tế là lớn hơn số cần có để trang trải các khoản chi tiêu đã được duyệt Các tỉnh được tuỳ ý sử dụng số thu vượt mức này ở một số tỉnh, nếu tổng số thu phân chia dự kiến không đủ để bù đắp thiếu hụt giữa số thu địa phương dự kiến và số chi theo kế hoạch của tỉnh đã được phê duyệt thì tỉnh được phép giữ lại 100 % số thu phân chia và chính phủ trung. .. của ngân sách nhà nước đòi hỏi phải xây dưng mô hình quản lý ngân sách thích hợp và phù hợp với thông lệ quốc tế, mô hình này cho phép xác định cơ cấu ngân sách với nội dung các khoản thu và chi để đảm bảo sự cân đối của ngân sách nhà nước Cụ thể đối với ngân sách địa phương quản lý ngân sách được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng: - Thu ngân sách từ thu , phí, lệ phí và một số. .. 0918.775.368 phân chia giữa trung ương và địa phương Các khoản thu trung ương bao gồm thu tiêu thụ đặc biệt, thu từ doanh nghiệp nhà nước và thu từ các khoáng sản chính như dầu, than (chi tiết xem ở Bảng 1.1) Các khoản thu này do Tổng Cục thu thu và được nộp vào kho bạc trung ương Các Sở thu ở mỗi tỉnh tiến hành thu các khoản thu địa phương và các khoản thu phân chia giữa trung ương và địa phương Các... phương được hưởng và các loại thu được phân chia giữa trung ương và địa phương Tổng Cục thu là cơ quan trung ương, tiến hành thu thuế thông qua các chi cục thu tỉnh và huyện Trong trường hợp số thu vượt chỉ tiêu được giao, các tỉnh được trung ương thưởng theo một tỉ lệ do Thủ tướng quyết định Có thể phân thành 3 loại thu ở Việt nam: thu trung ương, thu địa phương và thu Website: http://www.docs.vn... đáng kể số thu thuế nhà nước được thu ở tỉnh và tỉnh được giữ lại theo tỉ lệ qui định để trang trải cho các dịch vụ đã được Quốc hội thông qua Bộ Tài chính lập báo cáo cho tiêu vào cuối năm để báo cáo số chi thực tế từ ngân sách dự toán Một số tỉnh huy động được thêm nguồn thu thông qua việc có khả năng thu vượt số thu địa phương và thu phân chia và thông qua một số loại thu và phí đã được trung ương . chuyên đề thực tập của mình: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình thu chi ngân sách phường Trung Tự thời kỳ 2003-2007 Kết cấu đề tài. VỀ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG Chương 2: XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU CHI NSĐP Chương 3: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG