1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thu chi ngân sách nhà nước trong năm 2010 đến nay

18 836 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 61,15 KB

Nội dung

Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2010 – nay . LÝ THUYẾT VỀ Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2010 – nay , THỰC TRẠNG VỀ Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2010 – nay ,GIẢI PHÁP VỀ Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2010 – nay

Trang 1

Mục lục

Trang 2

Dẫn nhập:

Ngân sách nhà nước hay ngân sách chính phủ là những khoản thu chi của chính phủ để cung cấp hàng hóa công cộng phục vụ cho dân chúng, điều tiết thị trường cũng như việc duy trì hoạt động bộ máy nhà nước Vậy thu chi ngân sách là những khoản thu nào chi nào và tình hình sử dụng các khoản chi đó phù hợp chưa đạt hiệu quả cao không, trong thời gian sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 thì có ảnh hưởng nhiều đến việc thu chi ngân sách nhà nước hay không Vì vậy sau đây là bài tiểu luận cho chúng ta thấy rõ hơn việc thu chi ngân sách nhà nước trong năm 2010 đến nay

Trang 3

Đặt vấn đề:

Ngân sách nhà nước ra đời và xuất hiện cùng với sự xuất hiện của bộ máy nhà nước vì đây là 1 khoản tài chính để duy trì hoạt động cũng như thực hiện các chức năng quản lí của bộ máy nhà nước Từ đó ngân sách nhà nước có thể hiểu là 1 công cụ

để khắc phục các vấn đề tiêu cực của thị trường, nhằm ổn định thị trường ổn định nền kinh tế, công bằng xã hội thong qua việ điều tiết thu nhập giữa các thành viên trong

xã hội Và để thực hiện những vấn đề đó thì nhà nước cần sử dụng thu ngân sách để rồi thực hiện các mục tiêu bang cách chi ngân sách nhà nước Các khoản thu như thuế, lệ phí, phí,…nhăm mục đích định hướng nên kinh tế, khuyến khích hay hạn chế sản xuất kinh doanh Chi các khoản ra để phục vụ cộng đồng như cung cấp y tế, giáo dục, đời sống văn hóa của người dân Vì vậy việc thu chi ngân sách như thế nào mang lại hiệu quả ra sao là điều rất quan trọng đối với nhà nước, việc thu có hợp lí chưa, chi

ra có đạt hiệu quả không đó là những vấn đề cần quan tâm

Bài tiểu luận gồm 2 phần:

Phần I: Khái quát chung về thu, chi ngân sách nhà nước

Phần II: Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước từ năm 2010 đến nay

Trang 4

Phần I

1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước:

Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước

Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện

và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân

1.2 Đặc điểm của ngân sách nhà nước:

Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế

- chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định

Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính,

nó thể hiện ở hai lãnh vực thu và chi của nhà nước

Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi ích chung, lợi ích công cộng

Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác Nét khác biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã định

Trang 5

Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu

1.3 Vai trò của ngân sách nhà nước:

Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế,

xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước Cần hiểu rằng, vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ

mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội

*Huy động các nguồn tài chính của ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước

Mức động viên các nguồn tài chính từ các chủ thể trong nguồn kinh tế đòi hỏi phải hợp lí nếu mức động viên quá cao hoặc quá thấp thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế,vì vậy cần phải xác định mức huy động vào ngân sách nhà nước một cách phù hợp với khả năng đóng góp tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế

*Quản lí điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền

Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững

*Về mặt kinh tế

kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo sự định hướng phát triển kinh tế xã hội thông qua các công cụ thuế và thuế suất của nhà nước sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp.ngoài ra nhà nước còn dùng ngân sách nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động

*Về mặt xã hội

vai trò điều tiết thu nhập giữa các tần lớp dân cư trong xã hội.Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp

Trang 6

xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt

*Về mặt thị trường

nhà nước sẽ sử dụng ngân sách nhà nước như một công cụ để góp phần bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát.Nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng những mặt hàng mang tính chất chiến lược Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế suất thuế xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia Thị trường vốn sức lao động: thông qua phát hành trái phiếu và chi tiêu của chính phủ Kiềm chế lạm phát: Cùng với ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ thích hợp NSNN góp phần điều tiết thông qua chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ

1.4 Thu,chi ngân sách nhà nước

1.4.1 Thu ngân sách nhà nước

Thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước

khoản thu NSNN bao gồm:

Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật

- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước

- Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân

- Các khoản viện trợ

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

*Đặc điểm thu ngân sách nhà nước

Thu ngân sách nhà nước là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước Mọi khoản thu của nhà nước đều được thể chế hóa bởi các chính sách, chế độ và pháp luật của nhà nước

Thu ngân sách nhà nước phải căn cứ vào tình hình hiện thực của nền kinh tế biểu hiển ở các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội GDP, giá cả, thu nhập, lãi suất, v.v

Thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu

Trang 7

*Yếu tố ảnh hưởng thu ngân sách nhà nước

Thu nhập GDP bình quân đầu người:đây là nhân tố quyết định đến mức động viên của NSNN

Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế:đây là chi tiêu phản ánh hiểu quả của đầu

tư phát triển kinh tế,tỉ suất này càng lớn thì nguồn tài chính càng lớn,do đó thu NSNN phụ thuộc vào mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước

Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên:đây là yếu tố làm tăng thu NSNN,ảnh hưởng đến việc năng cao tỉ suất thu

Tổ chức bộ máy thu ngân sách:nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu

1.4.2 Chi ngân sách nhà nước

Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng Do đó, Chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước

*Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước

Chi ngân sách nhà nước gắn với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ

Chi ngân sách nhà nước gắn với quyền lực nhà nước, mang tích chất pháp lí cao

Các khoản chi của ngân sách nhà nước được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô Các khoản chi của ngân sách nhà nước mang tính chất không hoàn trả trực tiếp

là chủ yếu

Các khoản chi của ngân sách nhà nước gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá trị khác như giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lương, tín dụng, v.v (các phạm trù thuộc lĩnh vực tiền tệ)

*Yếu tố ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước

Chế độ xã hội là nhân tố cơ bản

Sự phát triển của lực lượng sản xuất

Trang 8

Khả năng tích lũy của nền kinh tế.

Mô hình tổ chức bộ máy của nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ, sự biến động của các phạm trù giá trị (giá cả, tỉ giá hối đoái, tiền lương, )

*Phân loại chi ngân sách nhà nước

-Căn cứ vào mục đích, nội dung

Nhóm 1: Chi tích lũy của ngân sách nhà nước là những khoản chi làm tăng cơ

sở vật chất và tiềm lực cho nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế là những khoản chi đầu tư phát triển và các khoản tích lũy khác

Nhóm 2: Chi tiêu dùng của ngân sách nhà nước là các khoản chi không tạo ra sản phẩm vật chất để tiêu dùng trong tương lai bao gồm chi cho hoạt động sự nghiệp, quản lý hành chính, quốc phòng, an ninh

-Căn cứ theo yếu tố thời hạn và phương thức quản lý

Nhóm chi thường xuyên bao gồm các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của nhà nước

Nhóm chi đầu tư phát triển là các khoản chi dài hạn nhằm làm tăng cơ sở vật chất của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Nhóm chi trả nợ và viện trợ bao gồm các khoản chi để nhà nước thực hiện nghĩa vụ trả nợ các khoản đã vay trong nước, vay nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế

Nhóm chi dự trữ là những khoản chi ngân sách nhà nước để bổ sung quỹ dự trữ nhà nước và quỹ dự trữ tài chính

Trang 9

Phần II

2.1 Tình hình thu ngân sách nà nước năm 2010 đến nay

*thu ngân sách nhà nước năm 2010

-Thu nội địa:

Dự toán thu 271.700 tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt 377.030 tỷ đồng, vượt 15,1% so với dự toán, tăng 34% so với thực hiện năm 2009

- Thu từ dầu thô:

Dự toán thu là 66.300 tỷ đồng, trên cơ sở dự kiến sản lượng thanh toán là 14,41 triệu tấn, giá bán 68 USD/thùng Kết quả thực hiện đạt 69.179 tỷ đồng, chiếm 12,4% tổng thu ngân sách nhà nước, vượt 4,3% so dự toán, tăng 14,3% so với thực hiện năm

2009, trên cơ sở sản lượng thanh toán đạt xấp xỉ 13,8 triệu tấn và giá dầu thanh toán

cả năm đạt khoảng 79,7 USD/thùng, tăng 11,7 USD/thùng so với giá tính dự toán

- Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu

Dự toán thu 95.500 tỷ đồng, trong đó thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 130.351 tỷ đồng, hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là 36.000 tỷ đồng, tương ứng với kim ngạch xuất khẩu dự kiến tăng trên 6% và kim ngạch nhập khẩu dự kiến tăng 9%

- Thu viện trợ không hoàn lại: dự toán 5.000 tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt 11.868 tỷ đồng, vượt 10% so dự toán

Tóm lại, nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2010 hoàn thành vượt mức dự toán Quốc hội quyết định các khoản thu lớn đều vượt dự toán Để đạt được kết quả này, yếu tố quan trọng là sự phục hồi, phát triển của nền kinh tế, sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Chính phủ trong

tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, kịp thời có các giải pháp, chính sách để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc

độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra bên cạnh đó, là sự chủ động và quyết tâm phấn đấu cao của các Bộ, ngành, cấp uỷ và chính quyền địa phương, cộng đồng các doanh nghiệp

*thu ngân sách nhà nước năm 2011

- Thu nội địa:

Trang 10

Dự toán thu 382.000 tỷ đồng, ước cả năm đạt 443.731 tỷ đồng, vượt 11,3% so

dự toán, tăng 19,9% so thực hiện năm 2010 không kể thu tiền sử dụng đất (ước đạt 43.500 tỷ đồng, tăng 13.500 tỷ đồng so dự toán) thì vượt 8,4% so dự toán, tăng 22%

so thực hiện năm 2010

-Thu từ dầu thô:

Dự toán thu 69.300 tỷ đồng, với dự kiến sản lượng dầu thanh toán là 14,02 triệu tấn, giá bán 77 USD/thùng

Đánh giá thực hiện cả năm, về giá: hiện giá dầu thô thế giới đang tiếp tục biến động, dự kiến giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam bình quân cả năm sẽ đạt khoảng

102 USD/thùng, tăng 25 USD/thùng so giá xây dựng dự toán Về sản lượng, ước cả năm đạt 14,13triệu tấn, tăng 0,11 triệu tấn so kế hoạch Với mức giá và sản lượng dầu thô dự kiến này, ước thu ngân sách từ dầu thô cả năm đạt 110.250 tỷ đồng, vượt 40.950 tỷ đồng so dự toán, tăng 59,09% so với thực hiện năm 2010

-Thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu:

Dự toán thu 138.700 tỷ đồng, trên cơ sở dự toán tổng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 155.765 tỷ đồng, dự toán chi hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ là 42.000 tỷ đồng

Trên cơ sở dự kiến kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2011, ước tổng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu cả năm đạt 197.765 tỷ đồng, vượt 42,58% so dự toán, sau khi trừ ước chi hoàn thuế giá trị gia tăng 61.000 tỷ đồng

Thu viện trợ:

Dự toán 5.000 tỷ đồng, ước cả năm đạt 12.103 tỷ đồng, vượt 10% so dự toán

*Thu ngân sách nhà nước năm 2012

-Thu nội địa:

Dự toán là 494.600 tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt 467.430 tỷ đồng, bằng 94,5% dự toán 2012 trong đó thu tiền sử dụng đất đạt 45.109 tỷ đồng, tăng 21,9% so

dự toán đầu năm

Thực tế, hầu hết các khoản thu trực tiếp từ hoạt động sản xuất-kinh doanh trong năm 2012 đều không đạt dự toán Cụ thể, thu từ khu vực kinh tế quốc doanh đạt

Trang 11

92,3%, thu từ khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 84,8%, thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt 84,2%

-Thu từ dầu thô:

Dự toán là 87.000 tỷ đồng (trên cơ sở sản lượng 14,68 triệu tấn, giá bán 85 USD/thùng) Thực hiện cả năm đạt 140.107 tỷ đồng, vượt 61,0% (53.107 tỷ đồng) so với dự toán, trên cơ sở giá dầu bình quân năm đạt 116,5 USD/thùng, tăng 31,5 USD/thùng so với thời điểm dự toán đầu năm sản lượng thanh toán đạt 15,28 triệu tấn, tăng 530 nghìn tấn so kế hoạch

-Thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu:

Dự toán thu là 153.900 tỷ đồng, trên cơ sở dự toán tổng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 223.900 tỷ đồng, hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ là 70.000 tỷ đồng Thực hiện thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu cả năm đạt 197.828 tỷ đồng, bằng 88,4% dự toán, sau khi thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ 70.000 tỷ đồng, thu cân đối ngân sách cả năm đạt 127.828 tỷ đồng, bằng 83,1% (giảm 26.072 tỷ đồng) dự toán năm 2012

-Thu viện trợ không hoàn lại:

Dự toán 5.000 tỷ đồng, thực hiện cả năm đạt 7.825 tỷ đồng, tăng 56,5% (2.825

tỷ đồng) so dự toán Nguyên nhân chủ yếu là do phát sinh tăng khoản viện trợ của các chương trình, dự án cứu trợ xã hội, thực hiện ghi thu-ghi chi quản lý qua ngân sách

*Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2013

-Dự toán thu nội địa:

Thu 545.500 tỷ đồng, tăng 16,7% so ước thực hiện năm 2012 loại trừ thu tiền

sử dụng đất (39.000 tỷ đồng), thu nội địa là 506.500 tỷ đồng, tăng 19,9% so ước thực hiện năm 2012 loại trừ số gia hạn thu năm 2012 chuyển nộp năm 2013 khoảng 4.500

tỷ đồng và yếu tố giảm thu do dự kiến thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi (dự kiến có hiệu lực từ 1/7/2013) khoảng 5.200 tỷ đồng, tăng 17,6% so ước thực hiện năm 2012 Trong đó, dự toán thu từ khu vực kinh tế quốc doanh tăng 21,3% thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 29,5% thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh tăng 28,4% lệ phí trước bạ tăng 13,7%, thu thuế bảo

vệ môi trường tăng 12,7% so với ước thực hiện năm 2012

Ngày đăng: 01/03/2015, 14:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w