1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH lạm PHÁT ở VIỆT NAM GIAI đoạn từ năm 2008 đến NAY

37 6,5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 175,49 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH lạm PHÁT ở VIỆT NAM GIAI đoạn từ năm 2008 đến NAY . NHỮNG VẤN ĐỀ TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH lạm PHÁT ở VIỆT NAM GIAI đoạn từ năm 2008 đến NAY . NỘI DUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH lạm PHÁT ở VIỆT NAM GIAI đoạn từ năm 2008 đến NAY

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài. Lịch sử đã chứng minh rằng trong quá trình phát triển kinh tế, các quốc gia đều đã từng đối mặt với lạm phát, nhưng không phải lúc nào lạm phát cũng gây ra những tác động tiêu cực, trong nền kinh tế thị trường, nhiều quốc gia còn sử dụng lạm phát một con số làm động lực để kích thích nền kinh tế phát triển. Lạm phát là một hiện tượng kinh tế xã hội gắn với nền kinh tế thị trường.Nó là một trong những hiện tượng quan trọng nhất của thế kỷ XXI và đụng chạm tới mọi hệ thống kinh tế dù phát triển hay không. Lạm phát được coi là một căn bệnh kinh niên của mọi nền kinh tế hàng hoá tiền tệ. Nó có tính thường trực, nếu không thường xuyên kiểm soát, không có những giải pháp chống lạm phát thường trực, đồng bộ và hữu hiểu thì lạm phát có thể xảy ra ở bất cứ nền kinh tế hàng hoá nào với bất kì chế độ xã hội nào. Nước ta đang trong giai đoạn chuyển từ nền kinh tế hàng hoá sang kinh tế thị trường,vì vậy nghiên cứu lạm phát đang là một vấn đề cấp thiết hiện nay để đánh giá sức khoẻ của nền kinh tế nước nhà. Cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo bao sự đổi thay của nền kinh tế Việt Nam trong những thập niên gần đây. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt để thu được lợi nhuận cao và đứng vững trên thương trường, các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanh chóng để tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới. Bên cạnh bao vấn đề cần có để kinh doanh còn là những vấn đề nổi cộm khác trong kinh tế. Một trong những vấn đề nổi cộm ấy là lạm phát. Lạm phát như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian trí tuệ mới có thể mong muốn đạt được kết quả khả quan. Chống lạm phát không chỉ là việc của các nhà doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của chính phủ. Lạm phát ảnh hưởng toàn bộ đến nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động ở nước ta hiện nay, chống lạm phát giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là một mục tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát đã được nhiều người quan tâm, nghiên cứu và đề xuất các phương án khác. Đã từ lâu tiền giấy xuất hiện và chẳng bao lâu sau đó diễn ra tình trạng giảm giá tiền và dẫn đến lạm phát. Nét đặc trưng nổi bật của thực trạng nền kinh tế khi có lạm phát, giá cả của hầu hết các hàng hóa đều tăng cao và sức mua của đồng tiền ngày càng giảm nhanh. Bài viết này với đề tài: “ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN NAY”. Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu lạm phát là cần thiết, cấp bách, đặc biệt thấy được tầm quan trọng của lạm phát. Vì vậy, với lực lượng kiến thức còn hạn chế, chúng em thiết nghĩ nghiên cứu đề tài này cũng là một phương pháp để hiểu nó một cách thấu đáo hơn, sâu sắc hơn 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nhằm mục đích nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lạm phát, tình hình lạm phát và lý luận về các biện pháp giảm thiểu lạm phát để ổn định và phát triển kinh tế. Từ đó tìm ra tính quy luật phổ biến của lạm phát ở một quốc gia đang phát triển như là nước ta, đặc biệt là đưa ra các đề xuất, các biện pháp can thiệp để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu : Những thông tin chung liên quan đến tình hình lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay. Những số liệu liên quan đến thực trạng lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về vấn đề lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 đến nay (tháng 04 năm 2014). 4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin là chủ yếu. - Xây dựng dàn ý nội dung nghiên cứu sơ lược. - Tìm hiểu vấn đề qua các nguồn tài liệu khác nhau như mạng internet, báo chí, truyền hình và các tài liệu liên quan về kinh tế, sau đó lựa chọn thông tin cần thiết phù hợp với bài nghiên cứu. Từ đó, bằng phương pháp tổng hợp, so sánh để phân tích, đánh giá. - Lập dàn ý nội dung chi tiết cho bài nghiên cứu, sắp xếp thông tin thành các phần, các luận điểm cho phù hợp. - Liên kết các bộ phận thông tin của bài dàn ý thành một bài nghiên cứu hoàn chỉnh. Chương I: Cơ sở lý luận về tình hình lạm phát 1.1 Khái niệm của lạm phát Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, nó xuất hiện khi các yêu cầu quy luật kinh tế hàng hóa không được tôn trọng, nhất là quy luật lưu thong tiền tệ. Ở đâu còn sản xuất hàng hóa, còn tồn lại những quan hệ hàng hóa thì ở đó con tiềm ẩn khả năng gây ra lạm phát và lạm phát chỉ xuất hiện khi các quy luật lưu thông tiền tệ bị vi phạm. Lạm phát đã trở thành mối quan tâm của nhiều người, do đó lạm phát được đề cập đến rất nhiều trong công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế. Mỗi người đều đưa ra khái niệm về lạm phát theo quan điểm, phương hướng nghiên cứu của mình Theo Các Mac: Việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn ở số lượng vàng hoặc bạc thực sự lưu thông nhờ các đại diện tiền giấy của mình: “Điều này có nghĩa là khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành lưu thông vượt qua số lượng vàng mà nó đại diện thì giá trị tiền của tiền giấy giảm xuống, giá cả tăng vột, tình hình lạm phát xuất hiện”. Từ đây ông cho rằng lạm phát là “ bạn đường “ của chủ nghĩa tư bản. Không những chủ nghĩa tư bản bóc lột người lao động bằng giá trị thặng dư mà còn gây ra lạm phát giảm tiền lương của người lao động - Nhà kinh tế học Samuelson cho rằng: “ Lạm phát xảy ra khi mức cung của giá cả và chi phí tăng – Giá bánh mì, xăng dầu, xe ô tô tăng, tiền lương, giá đất, tiền thuê tư liệu sản xuất tăng”. Ông cho rằng lạm phát chính là sự biểu thị sự tăng lên của giá cả - Còn Milton Friedman lại quan niệm khác: Lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài. Một số nhà kinh tế thuộc phái tiền tệ va phái Keynes đều tán thành ý kiến của Friedman. Họ cho rằng thị trường tiền tệ phát triển ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân của mỗi nước thì lạm phát có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào. Nó chính là hiện tượng tất yếu của tài chính tiền tệ. - Một khái niệm nữa về lạm phát do các nhà kinh tế học hiện đại đưa ra và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường:”Lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian. Tức là: + Chỉ số giá cả được sử dụng rộng rãi nhất là chỉ số giá cả hàng tiêu dùng CPI (Consmuner Price Index) và chỉ số điều chỉnh thu nhập quốc dân + CPI thể hiện sự thay đổi tính theo phần trăm trung bình của giá hàng tiêu dùng qua một thời gian nhất định. Do không thể tính tất cả giá hàng hóa trên thị trường. CPI được tính trên cơ sở bình quân gia trọng của tập hợp một số hàng hóa đại diện. VD: CPI ở Việt Nam được tính dựa vào 130 nhóm hàng tiêu biểu. Trong tập hơp tinh CPI, lương thực chiếm trọng số rất cao trong các nước nghèo nhưng lại thấp ở các nước giàu. + Chỉ số điều chỉnh GDP có thể phản ánh toàn diện hơn những thay đổi giá trong nền kinh tế. Chỉ số này xem xét không chỉ hàng tiêu dùng mà còn tư liệu sản xuất. + Còn có những dạng khác của lạm phát. Siêu lạm phát xảy ra khi CPI tăng hàng trăm phần trăm mỗi năm. Giảm lạm phát xảy ra khi CPI tăng nhưng với một tốc độ thấp hơn giai đoạn trước. 1.2 Phân loại lạm phát Có rất nhiều phương thức phân loại lạm phát, nhưng cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào tỷ lệ lạm phát. Căn cứ vào cách phân loại đó lạm phát bao gồm: - Lạm phát vừa phải + Lạm phát vừa phải còn được gọi là lạm phát một con số có tỉ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Lạm phát vừa phải có thể làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kỳ này nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của người lao động ổn định. Sự ổn định đó được biểu hiện: Giá cả tăng lên chậm, lãi suất tiền gởi không cao. Không xảy ra với tình trạng mua bán và tích trữ hàng hóa với số lượng lớn - Có thể lạm phát vừa phải tạo tâm lý an tâm cho người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập. Trong khoảng thời gian này các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro nên sẵn sàng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh Lạm phát vừa phải sẽ tạo hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế. Điều này đã được chứng minh. Nhà kinh tế đoạt giải Nobel James Tobin nhận định rằng lạm phát (tỷ lệ tăng giá mang giá trị dương) vừa phải sẽ có lợi cho nền kinh tế. Mức lạm phát vừa phải làm cho chi phí thực tế mà nhà sản xuất phải chịu để mua đầu vào lao động giảm đi. Điều này khuyến khích nhà sản xuất đầu tư mở rộng sản xuất. Việc làm được tạo thêm. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm. - Lạm phát phi mã + Lạm phát phi mã xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỉ lệ 2 hoặc 3 con số một năm. Ở mức phi mã lạm phát làm cho giá cả chung tăng nhanh chóng, gây biến động lớn về nền kinh tế, các hợp đồng được chỉ số hóa. Lúc này người đân tích trữ hàng hóa, vàng bạc, bất động sản không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường. Loại này khi đã vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng - Siêu lạm phát + Siêu lạm phát (mức độ tăng giá chung ở mức 3 chữ số hàng năm) xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ kinh khủng, giá cả tăng nhanh không ổn định, tiền lương thực tế bị giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị trường khác bị biến dạng và hoạt động kinh doanh rơi vào tình trạng rối loạn. Tuy nhiên siêu lạm phát rất ít xảy ra. Lịch sủ của lạm phát cũng chỉ ra rằng, lạm phát ở các nước đang phát triển diễn ra trong thời gian dài vì vậy hậu quả của nó trầm trọng hơn và phức tạp hơn. Vì thế các nhà kinh tế chia lạm phát thành 3 loại. Lạm phát kinh niên kéo dài trên 3 năm với tỉ lệ lạm phát dưới 50% một năm. Lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài trên 3 năm với tỉ lệ lạm phát trên 50%. Siêu lạm phát kéo dài trên 1 năm với tỉ lệ lạm phát trên 200% một năm 1.3 Biểu hiện của lạm phát - Sự mất giá của một số loại chứng khoán có giá. - Sự giảm giá của đồng tiền so với ngoại tệ và vàng. - Số lượng tiền ghi sổ tăng vọt nhanh chóng bên cạnh khối lượng tiền giấy phát hành ra trong lưu thông. - Lạm phát còn là công cụ chính sách của nhà nước nhằm kích thích sản xuất chống lại thất nghiệp bù đắp chi phí thiếu hụt của nhà nước. - Biểu hiện của lạm phát là tiền giấy bị mất giá, giá cả hàng hóa tăng. - Lúc đầu giá vàng tăng, sau đó lan rộng ra đối với giá cả các hàng hóa khác nhưng giá cả các loại hàng hóa tăng không đều nhau. - Lạm phát còn biểu hiện ở tỉ giá ngoại tệ bị tăng liên tục, điều này tạo ra lợi thế trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa . - Lạm phát diễn ra 2 giai đoạn: + Giai đoạn đầu: Tỉ lệ lạm phát (tỉ lệ tăng giá) nhỏ hơn tỉ lệ tăng trưởng tiền tệ, nói cách khác tốc độ mất giá của tiền giấy chậm hơn tốc độ tăng tiền. + Giai đoại sau: Đây là bước phát triển nguy hiểm hơn của lạm phát, tỉ lệ lạm phát (tỉ lệ tăng giá hay tỉ lệ mất giá thị trường của tiền tệ) cao hơn tỉ lệ tăng trưởng của tiền tệ, nói cách khác tốc độ mất giá của tiền giấy lớn hơn nhanh hơn tốc độ tăng tiền. 1.4 Tác động của lạm phát - Lạm phát tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế, cụ thể như lãi suất, thu nhập. + Lạm phát tác động tới mọi mặt của nền kinh tế chính trị và xã hội của một quốc gia. Đáng kể đầu tiên là tác động tới lãi suất. Với hệ thống ngân hàng, để duy trì và ổn định sự hoạt động của mình, nó luôn luôn cố gắn duy trì tính hiệu quả của cả tài sản nợ và tai sản có. Nghĩa là luôn luôn giữ cho lãi suất thực sự ổn định. Ta có: Lãi suất thực = Lãi suất thực – Tỉ lệ lạm phát Do đó khi tỉ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn giữ cho lãi suất thực ổn định không còn cách nào khác là lãi suất danh nghĩa phải tăng lên cùng với tỉ lệ lạm phát. Trong một nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế thị trường vấn đề lãi suất là cực kỳ quan trọng và có tác động mạnh mẽ. Tăng lãi suất danh nghĩa dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp tăng. + Mặc khác lạm phát còn tác động đến thu nhập. Trong trường hợp thu nhập danh nghĩa không đổi, lạm phát xảy ra sẽ làm giảm thu nhập thực tế của người lao động. Ví dụ như với 1000000 đồng tiền lương/ tháng một công nhân sẽ mua được 100kg gạo với giá 10000đ/kg. Vào năm sau nếu tiền lương công nhân nay không đổi, nhưng tỉ lệ lạm phát trong nền kinh tế tăng thêm 50% so với năm trước. Tức là giá gạo tăng lên 15000đ/kg, so với tiền lương nhân được trong 1 tháng người công nhân này chỉ mua được 66.6kg gạo. Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thực của những tài sản không có lãi (tức tiền mặt) mà còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi. Tức là giảm thu nhập thực tế từ các khoản lãi, các khoản lợi tức. Điều đó xảy ra là do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng cao những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỉ lệ lạm phát tăng cao, điều đó làm cho số tiền thuế thu nhập mà người có tiền cho vay phải nộp tăng cao, mặc dù thuế suất vẫn không tăng. Kết quả cuối cùng là thu nhập ròng (thu nhập sau thuế), thu nhập thực (sau khi đã loại trừ tác động của lạm phát) mà người cho vay nhận được giảm đi. Suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao đông trở nên khó khăn hơn, sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng đối với chính phủ. Từ đó, những hậu quả về chính trị xã hội có thể xảy ra. Nhìn một cách xác thực khi lạm phát xảy ra thì người bị thiệt hại là người làm công ăn lương, những người cho vay là bị thiệt hại, còn những người có tài sản, những người đang vay nợ là có lợi. Điều này tạo nên sự phân phối thu nhập không bình đẵng giữa người cho vay va người đi vay, giữa công nhân và nhà tư bản. Hơn thế nữa, nó còn thúc đẩy những người kinh doanh tăng cường thu hút tiền vay để đầu tư kiếm lợi. Do vậy càng tăng thêm nhu cầu tiền vay trong nền kinh tế đẩy lãi suất tăng cao. Để tránh thiệt hại đáng tiếc xảy ra thì chúng ta phải làm thế nào điều đó đã được một số nhà kinh tế đưa ra bài toán lãi suất cần phải được điều chỉnh sao cho phù hợp đúng với tỉ lệ lạm phát. Một cách tổng quan hơn là khi có dự đoán về lạm phát thì người làm ăn kinh tế ngầm dự trữ vàng, đầu tư vào bất động sản và ngồi chờ lạm phát xảy ra và nhờ bất động sản đã giàu lên nhanh chóng. Và ngược lại khi giá vàng bị đẩy lùi trở lại thì những kẻ dự trữ vàng vẫn không bị thiệt hại gì trong tình trạng lạm phát tăng cao, người thừa tiền và giàu có vơ vét và thu gom hàng hóa, tải sản. Khi ấy nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng mất cân đối nghiêm trọng quan hệ hàng hóa trên thị trường, giá cả hàng hóa cũng lên cơn sốt cao hơn. Còn những người làm công đã nghèo nay càng nghèo hơn. Họ thậm chí không mua nỗi những hàng hóa thiết yếu trong khi những kẻ đầu cơ càng giàu có hơn. Tình trạng lạm phát như vậy sẽ có thể gây ra những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập và mức sống của người nghèo và người giàu. - Lạm phát tác động tới công ăn việc làm và ngân sách nhà nước Khi có lạm phát xảy ra, nói chung nó tác động làm tăng trưởng kinh tế và tạo ra công ăn việc làm, đó là đối với nền kinh tế thị trường, nhưng đối với nền kinh tế bao cấp thì sao? Đó sẽ là điều hoàn toàn ngược lại, vì việc sản xuất nhiều hay ít đều do nhà nước quy định, chỉ tiêu giá cả được nhà nước ấn định, nên sự thúc đẩy của lạm phát với gia tăng sản xuất là không có. Nhìn chung ở giai đoạn hiện nay mọi người đều có chỗ làm cả nhưng không đủ việc để làm. Đây là một dạng thất nghiệp trá hình. Trong nền kinh tế thị trường, lạm phát đồng nghĩa với cung tín dụng lớn lên quá nhanh chóng, nó tạo cơ hội cho các nhà kinh doanh để đầu tư thêm, công ăn việc làm cũng được tạo ra. Nhưng khi lạm phát giảm thì lao động và vốn bị bỏ không, không sử dụng hết năng lực của nền kinh tế. Lúc này các món nợ của ngân hàng và các chủ nợ khác sẽ dễ dàng thu lại được, nhưng nếu là ngân hàng tư nhân họ sẽ không bị thiệt hại gì cả mà chỉ có người gởi tiền mới bị thiệt hại. Nhưng nếu ngân hàng là của nhà nước chủ yếu hoạt động bằng vốn ngân sách thì thật là mối nguy cơ khi có lạm phát, vốn được cấp sẽ bị hao mòn dần, càng bổ sung thêm vốn thì tốc độ lạm phát sẽ càng tăng nhanh. Tất nhiên lạm phát tăng lên thì có khuynh hướng tăng tiền lương và chi phí sản xuất. Những khoản chi tiêu công (tiền công, tiền lương) thường tăng nhiều và nhanh hơn những khoản thu nhập về thuế. Sự mất cân đối tự phát ấy của ngân sách nhà nước làm tăng sự phồng lên của tiền tệ do những đợt bơm tiền mặt kho bạc thực hiện. Trong điều kiện bao cấp do kinh tế phát triển không phù hợp với mức tăng của lạm phát nên tài sản quốc gia bị mất mát đáng kể va đến khi Nhà nước thực hiện các biện pháp để đẩy lùi lạm phát thì lập tức nhiều món tiền cho vay của nhà nước khó được hoàn trả (nợ khó đòi tăng lên). Tất nhiên Nhà nước cũng thấy qua tính toán thực là số tiền để trả nợ trong nước có nhỏ dần đi. Nhưng tầm quan trọng của sự giảm nhẹ này tùy thuộc vào số tiền nợ so với các khoản thu ngân sách. Và lạm phát kéo dài thì số nợ này càng bị cán mỏng thêm. Vậy lạm phát chỉ lúc đầu mang lại thu nhạp cho ngân sách qua cơ chế phân phối lại sản phẩm và thu nhập quốc dân. Sau đó ảnh hưởng nặng nề của lạm phát mà những nguồn thu của ngân sách (chủ yếu là thuế) ngày càng bị giảm do sản xuất bị sút kém, nhiều công ty giải thể…….trật tự an toàn xã hội bị phá vỡ nặng nề. Tóm lại: hậu quả mà lạm phát gây ra cho nền kinh tế là rất nặng nề và nghiêm trọng. Lạm phát gây hậu quả đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của một nước. Lạm phát làm cho việc phân phối thu nhập và sản phẩm xã hội trong nền kinh tế qua giá cả dã khiến quá trình phân hóa giàu nghèo nghiêm trọng hơn. Lạm phát làm cho một nhóm này thu được lợi lộc còn nhóm khác thì bị thiệt hại nặng nề. Nhưng suy nghĩ cho đến cùng gánh nặng lạm phát lại đè lên vai người lao động. Chính người lao động là người gánh chịu mọi hậu quả của lạm phát. 1.5 Nguyên nhân của lạm phát - Lạm phát tiền tệ + Kinh tế đi vào lạm phát, đồng tiền mất giá có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Chẳng hạn thời tiết không thuận lợi, mất mùa, nông dân thu hoạch thấp, giá lương thực tăng lên. Giá nguyên vật liệu tăng làm cho giá cả hàng tiêu dùng tăng lên. Khi tiền lương tăng chi phí sản xuất cũng tăng lên dẫn đến các mặt hàng cũng tăng. Tăng lương đẩy giá lên cao. Tóm lại, lạm phát là hiện tượng tăng liên tục mức giá chung và có thể giải thích theo 3 cách Theo học thuyết tiền tệ, lạm phát là hiện tượng tăng quá thừa mức cung tiền. + Theo học thuyết Keynes, lạm phát xảy ra do thừa cầu về hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. + Theo học thuyết chi phí đẩy, lạm phát xảy ra khi tăng chi phí sản xuất. Trên thực tế lạm phát là kết quả của tổng thể 3 nguyên nhân trên. Mỗi nguyên nhân có vai trò khác nhau ở mỗi thời điểm khác nhau. Mức cung tiền là một biến số duy nhất trong đẳng thức tỉ lệ lạm phát, mà dựa vào đó ngân hàng Trung ương tạo ra ảnh hưởng trực tiếp. Trong việc chống lạm phát các ngân hàng Trung ương luôn giảm sút việc cung tiền Tăng cung tiền có thể đạt được từ hai cách + Ngân hàng Trung ương in nhiều tiền hơn (khi lãi suất thấp, điều kiện kinh doanh tốt) + Ngân hàng thương mại có thể tăng tín dụng. Trong cả 2 trường hợp sẵn có lượng tiền nhiều hơn cho dân cư và chi phí. Về mặt trung hạn và dài hạn, điều đó dẫn tới cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng. Nếu cung không tăng tương ứng với cầu thì việc dư cầu sẽ bù đắp bằng việc tăng giá. Tuy nhiên giá cả sẽ không tăng ngay nhưng nó sẽ tăng sau đó 2-3 năm. In tiền để trợ cấp cho chi tiêu công cộng sẽ dẫn đến lạm phát nghiêm trọng Xét trong dài hạn lãi suất thực tế (i) và sản lượng thực tế (y) đạt mức cân bằng nghĩa là (i) và (y) ổn định. Mức cầu tiền thực tế không đổi nên M/P cũng không đổi. Suy ra khi lượng tiền danh nghĩa M tăng lên thì giá cả sẽ tăng lên với tỉ lệ tương ứng. Vậy lạm phát là một hiện tượng tiền tệ. Đây là lý do tại sao ngân hàng Trung ương rất chú trọng đến nguyên nhân này. - Lạm phát cầu kéo Hình 1: Lạm phát cầu kéo Sự gia tăng bền vững của tổng cầu dẫn đến sự gia tăng bền vững của mức giá chung. Lạm phát cầu kéo có thể được minh họa bằng những đường dịch lên trên của tổng chi tiêu vượt ra ngoài mức toàn dụng nhân công trong mô hình chi tiêu - thu nhập đơn giản, và vì vậy dẫn tới chênh lệch gây lạm phát, hoặc bằng những dịch chuyển của đường tổng cầu của nền kinh tế về bên phải ra ngoài mức sản lượng toàn dụng nhân công. Để lạm phát xảy ra do tăng tổng chi tiêu thì cung tiền tệ danh nghĩa phải thường xuyên được mở rộng. Bản thân việc tăng cung tiền tệ danh nghĩa có thể là nguyên nhân gây ra sự dịch chuyển sang phải của đường cầu, hoặc có thể chỉ tạo dư cầu của các khu Y R0 R1 AS0 AD1 AD0 Y0 Y1 vực khác. Những người theo trường phái Keynes nhấn mạnh sự tăng nhanh trong các khoản chi tiêu tự định, trường phái trọng tiền lại nhấn mạnh sự mất cân bằng trước trong cung tiền như là nguyên nhân đầu tiên của dư cầu. Đây chính là sự mất cân đối trong quan hệ cung cầu. Nguyên nhân chính là do tổng cầu tăng quá nhanh trong khi tổng cung không tăng hoặc tăng không kip. Tăng cung tiền không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến cầu về hàng hóa, dịch vụ. Tăng tiêu dùng, chi phí công cộng và tăng dân số là những nhân tố phi tiền tệ, sẽ dẫn đến tăng cầu. Áp lực lạm phát sẽ tăng sau 1 đến 3 năm, nếu cầu về hàng hóa vượt quá mức cung, song sản xuất vẫn không được mở rộng hoặc do sử dụng máy móc với công suất tiến tới giới hạn hoặc vì nhân tố sản xuất không đáp ứng được sự gia tăng của cầu. Sự mất cân đối đó sẽ được giá cả lấp đầy. Lạm phát do cầu tăng hay lạm phát cầu kéo được ra đời từ đó. Do đầu tư bao gồm đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp tăng, làm nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu và thiết bị công nghệ tăng. Thu nhập dân cư, kể cả thu nhập do xuất khẩu lao động và người than từ nước ngoài gởi về không được tính vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng tăng, làm xuất hiện một bộ phận dân cư những nhu cầu mới cao hơn. Biểu hiện rõ nhất của lạm phát cầu kéo là nhu cầu nhập khẩu lương thực trê thị trường thế giới tăng làm giá xuất khẩu tăng kéo theo cầu về lương thực trong nước cho xuất khẩu tăng. Trong khi đó nguồn cung trong nước do tác động của thiên tai, dịch bệnh không thể tăng kịp. Tất cả các yếu tố nói trên gây ra lạm phát cầu kéo, đẩy giá một số hàng hóa và dịch vụ, nhất là lương thực thực phẩm tăng theo. [...]... tại Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay Tình hình lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2010 Tình hình lạm phát ở Viêt Nam trong giai đoạn 2008- 2010 diễn biến khá phức tạp Để tìm hiểu rõ hơn diễn biến lạm phát trong giai đoạn này, ta tiến hành phân tích từng năm 2008, 2009, 2010 Hình 3: Diễn biến CPI trong giai đoạn 2008- 2010 2.1 2.1.1 Tình hình lạm phát trong năm 2008 Trong hơn nửa đầu năm 2008, lạm phát. .. đã hạ dự báo lạm phát của Việt Nam năm 2013 từ mức 8% xuống 7,2% Ngân hàng ANZ cho rằng, mức lạm phát trung bình của Việt Nam trong năm nay sẽ ở ngưỡng dưới của khoảng dự báo 6-8% Như vậy, về tổng thể, có thể khẳng định CPI năm 2013 chắc chắn là sẽ không quá 9% và sẽ giảm dần sau đó, ở mức 7% năm 2014 sẽ và giảm xuống 6,5% trong năm tiếp theo 2.3.2 Tình hình lạm phát trong đầu năm 2014 Hình 10: Diễn... giảm phát, song thực tế cho thấy không có tình trạng giảm phát xảy ra ở Việt Nam trong năm 2012 Trong năm 2013, có nhiều yếu tố chi phối đến chỉ số CPI ở Việt Nam đến cả từ bên trong và bên ngoài Đây là những yếu tố được xem xét gắn với quá trình phục hồi kinh tế Việt Nam từ góc độ các chính sách vĩ mô và những phản ứng từ phía doanh nghiệp Các yếu tố này có khả năng gây tăng nhẹ chỉ số CPI trong năm. .. 8,5% trong năm 2013, có thể khẳng định chỉ tiêu của Chính phủ đề ra là phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam 2.3.1 Tình hình lạm phát trong năm 2013 Hình 9: Diễn Biến CPI năm 2013 Năm 2013, áp lực lạm phát trong nước được cải thiện không chỉ bởi quyết tâm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát theo tinh thần Nghị quyết 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7-1-2013 của Chính phủ, bởi xu hướng... theo danh mục do Bộ Công Thương ban hành Tình hình lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2011 đến 2012 Nguyên nhân của tình trạng lạm phát cao trong năm 2011 về cơ bản là do tiền tệ đã được nới lỏng trong một thời gian dài So với các nước trong khu vực, tốc độ tăng cung tiền M2 của Việt Nam khá cao Tính trung bình giai đoạn 2000-2010, tốc độ tăng cung tiền M2 của Việt Nam dẫn đầu khu vực với mức tăng 31,4%,... năm, tăng trưởng cả năm không giảm sâu về tốc độ Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh t năm 2012 vẫn giảm năm thứ 2 liên tiếp 2.2.3 2012 Những chủ trương của nhà nước để kiềm chế lạm phát giai đoạn 2011 đến Những nguyên của lạm phát trong thời gian qua về cơ bản đã được nhận diện, vậy cần phải làm gì để lạm phát trong những năm tới được kiềm giữ ở mức mong muốn nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế... trợ thanh khoản cho ngân hàng thương mại qua thị trường mở) và sau đó bằng các biện pháp nghiệp vụ đã thu tiền về nhanh, làm cho việc cung tiền (qua M2) danh nghĩa thì lớn, nhưng tiền (nhất là tiền mặt) thực sự tham gia lưu thông thì ít hơn 2.2.1 Tình hình lạm phát trong năm 2011 Tình hình lạm phát từ đầu năm 2011 đến nay Bước vào năm 2011, tình hình trong nước và quốc tế đã xuất hiện những khó khăn,... lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2012 đến nay Nếu quan sát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam từ năm 2002 đến 2012 có thể thấy có sự biến động khá lớn Năm 2003 có CPI thấp nhất, với mức 3,01% Trong năm 2008 và 2011, chỉ số giá CPI đứng ở mức cao, 18-20% Tuy nhiên, năm 2012, chỉ số này là 6,81% thấp hơn so với mục tiêu của Quốc hội và Chính phủ là 8% Chỉ số CPI giảm thấp so với năm 2011 chịu tác... tháng trước 2.2.2 Tình hình lạm phát trong năm 2012 Hình 8: Diễn biến CPI năm 2012 Như dự báo trước của nhiều tổ chức, lạm phát của Việt Nam năm nay chỉ tăng 6,81%, thấp hơn nhiều so với ngưỡng dưới 10% mà Chính phủ đặt mục tiêu Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm nay tăng 0,27% so với tháng 11 và tăng 6,81% so với tháng 12/2011 CPI bình quân năm 2012 tăng 9,21%... nam Tốc độ tăng giá tiêu dùng liên tục tăng ở mức 2%/tháng với đỉnh điểm vào tháng 2 và tháng 5 (tăng 3,91 %) Hình 4: Diễn biến CPI trong năm 2008 (%) Vào tháng 6 /2008, giá hàng hóa trên thế giới bắt đầu giảm khiến tốc độ tăng lạm phát đã giảm xuống mức dưới 2%/tháng (tháng 7-8 /2008) và xấp xỉ 0%/tháng trong tháng 9 /2008 Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bước vào giai đoạn bùng phát vào tháng 9/2008 . II: Tình hình lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay 2.1 Tình hình lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2010 Tình hình lạm phát ở Viêt Nam trong giai đoạn 2008- 2010 diễn biến khá phức tạp quan đến thực trạng lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về vấn đề lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 đến nay (tháng 04 năm 2014). 4 Cơ sở. biến lạm phát trong giai đoạn này, ta tiến hành phân tích từng năm 2008, 2009, 2010. Hình 3: Diễn biến CPI trong giai đoạn 2008- 2010 2.1.1. Tình hình lạm phát trong năm 2008 Trong hơn nửa đầu năm

Ngày đăng: 27/11/2014, 11:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w