Tình hình lãi suất và lạm phát của việt nam trong giai đoạn 2010 2013 . Những vấn đề từ lý thuyết đến thực tiễn về Tình hình lãi suất và lạm phát của việt nam trong giai đoạn 2010 2013 . những điều cần biết về Tình hình lãi suất và lạm phát của việt nam trong giai đoạn 2010 2013
Trang 1MỤC LỤC
Phần Mở Đầu 5
Chương 1 7
Một số vấn đề cơ bản về lãi suất và lạm phát 7
1.1 Những vấn đề cơ bản về Lãi suất 1.1.1 Khái niệm 7
1.1.2 Phân loại 7
1.1.2.1 Căn cứ vào giá trị thực của tiền lãi thu được 8
lãi suất được chia thành 2 loại cụ thể như sau: 8
1.1.2.2 Căn cứ vào thời hạn cho vay 8
lãi suất được chia thành các loại như sau: 8
1.1.2.3 Căn cứ vào tính chất ổn định của lãi suất 9
chia lãi suất thành các loại như sau: 9
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường 10
1.1.3.1 Thu nhập bình quân 10
1.1.3.2 Lợi tức kỳ vọng 12
1.1.3.3 Rủi ro 12
1.1.3.4 Tỉnh lỏng 13
1.1.3.5 Chi phí thông tin 13
1.1.3.6 Lạm phát dự tính 14
1.1.3.7 Bội chi ngân sách Nhà nước 14
1.1.4 Tác động của lãi suất đến các yếu tố của nền kinh tế 15
1.2 Những vấn đề cơ bản về Lạm phát 1.2.1 Các khái niệm 16
1.2.2 Phân loại 17
1.2.3 Nguyên nhân dẫn tới lạm phát 18
1.2.4 Tác động của lạm phát 20
Như vậy lạm phát đã ảnh hưởng mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội Tuy lạm phát vừa ảnh hưởng tích cực, vừa ảnh hưởng tiêu cực, thì Nhà nước vẫn phải áp dụng những biện pháp thích hợp để kiểm soát, kiềm chế lạm phát 1.2.5 Các biện pháp kiểm soát và kiềm chế lạm phát 22
1.2.5.1 Những biện pháp cấp bách (biện pháp tình thế): mục đích giảm tức thời cơn sốt lạm phát, để có cơ sở áp dụng những biện pháp ổn định tiền tệ lâu dài Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát cao hay siêu lạm phát, để kiềm chế lạm phát thì các nước thường áp dụng các biện pháp tình thế sau: 22
1.2.5.2 Những biện pháp chiến lược: Đây là biện pháp nhằm tác động đồng bộ lên mọi mặt hoạt động của nền kinh tế, với ý tưởng tạo ra một sức mạnh tiềm lực kinh tế của đất nước, tạo cơ sở ổn định tiền tệ vững chắc Trong thực tiễn, những biện pháp thường được áp dụng là: 24
1.3 Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát 24
Chương 2 26
Tình hình lãi suất và lạm phát của Việt Nam 26
trong giai đoạn 2010 - 2013 26
2.1 Tình hình lãi suất ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2013 26
2.1.1 Tình hình lãi suất trong năm 2010 26
2.1.2 Tình hình lãi suất trong năm 2011 29
2.1.3 Tình hình lãi suất trong năm 2012 31
2.1.4 Tình hình lãi suất trong năm 2013 34
2.2 Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2013 36
2.2.1 Tình hình lạm phát trong năm 2010 36
2.2.2 Tình hình lạm phát trong năm 2011 39
2.2.3 Tình hình lạm phát trong năm 2012 42
2.2.4 Tình hình lạm phát trong năm 2013 46
Trang 22.3 Tác động của lãi suất và lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2010 -
2013 48
Chương 3: 56
Dự báo tình hình lãi suất và lạm phát ở Việt Nam 56
trong thời gian tới và những giải pháp cần thiết 56
3.1 Dự báo tình hình lãi suất và lạm phát trong thời gian tới 56
3.2 Một số kiến nghị Từ sự đánh giá tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2013 có thể thấy, năm 2014 nền kinh tế vẫn chưa thể ra khỏi giai đoạn trì trệ Những khó khăn đặt ra trong năm 2013 vẫn sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2014 Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, song tốc độ chậm Khu vực kinh tế trong nước vẫn còn tiếp tục khó khăn, đó là: 58
Kết Luận 62
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CPI Chỉ số giá tiêu dùng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng Thương mại
NSNN Ngân sách Nhà nước
TCTD Tổ chức tín dụng
TMCP Thương mại Cổ phần
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1 Bảng tổng kết chiều tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất thị trường 16 Bảng 2.1 Diễn biến lãi suất điều hành năm 2010 của NHNN 27
Bảng 2.2 Lãi suất huy động VND một số kỳ hạn tại một vài thời điểm trong năm 2010 28 Bảng 2.3 Lãi suất huy động USD một số kỳ hạn tại một vài thời điểm trong năm 2010 29 Bảng 2.4 Lãi suất LNH VND đối với vài mức kỳ hạn 31 Bảng 2.5 Bảng thống kê lãi suất trung bình 12 tháng của năm 2012 34 Bảng 2.6 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của các tháng trong năm 2011 40
Bảng 2.7 Tăng trưởng kinh tế chia theo khu vực trong giai đoạn 2013 50
Trang 42011-DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1 Thị trường trái phiếu 11
Hình 1.2 Thị trường quỹ cho vay 12
Hình 1.3 Ảnh hưởng của lạm phát trên thị trường trái phiếu 15
Hình 1.4 Ảnh hưởng của lạm phát trên thị trường quỹ cho vay 15
Hình 1.5 Lạm phát do cầu kéo 19
Hình 1.6 Lạm phát do chi phí đẩy 20
Hình 1.7 Lạm phát dự kiến 21
Hình 1.8 Đường cong Phillips 22
Hình 1.9 Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát 25
Hình 1.10 Mối quan hệ giữa lãi suất thực và tỷ lệ lạm phát 26
Hình 2.1 Diễn biến lãi suất trung bình 12 tháng của năm 2012 34
Hình 2.2 Một số loại lãi suất điều hành vào cuối năm 2011 và cuối năm 2012 35
Hình 2.3 Diễn biến CPI của năm 2009 và năm 2010 37
Hình 2.4 Diễn biến CPI các tháng trong 2 năm 2010 và 2011 41
Hình 2.5 Diễn biến CPI qua các tháng trong năm 2012 44
Hình 2.6 Diễn biến CPI của các tháng so với các tháng trước trong năm 2013 47
Hình 2.7 Diễn biến Lạm phát giai đoạn 2009-2013 49
Hình 2.8 GDP bình quân đầu người tính bằng USD của Việt Nam qua các năm trong giai đoạn 2010-2013 50
Hình 2.9 Tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu trong giai đoạn
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với chính sách phát triển của mỗi quốcgia, nó khẳng định ví trí tồn tại của quốc gia đó trên trường quốc tế Từ năm 2007 đếnnay, nền kinh tế thế giới diễn biến khá phức tạp và khó lường, nhất là cuộc khủnghoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động sâu rộng đến nền kinh tế củahầu hết các nước trên toàn thế giới, và nền kinh tế Việt Nam cũng không phải là ngoại
lệ Theo đó, tình hình biến động lãi suất ở Việt Nam hết sức phức tạp, ảnh hưởng rấtnhiều tới nền kinh tế chung của đất nước Đặc biệt, từ năm 2010 đến nay, lãi suất ViệtNam có những "bước nhảy" rất đáng quan tâm Đó là hiện tượng lãi suất kéo theo và
bị kéo theo nhiều yếu tố quan trọng khác, chẳng hạn như: lạm phát, mức cung tiền, cácchính sách kinh tế của Nhà nước Việc tìm hiểu về lạm phát yêu cầu chúng ta phải cónhững hiểu biết cơ bản về các vấn đề kinh tế trên và sẽ giúp ta nắm rõ hơn về tình hìnhdiễn biến phức tạp của nền kinh tế Việt Nam
Trong những năm gần đây, cơ chế thị trường đã có hồi chuông cảnh báo sự thayđổi của nền kinh tế Việt Nam Trong nền kinh tế thị trường hoạt động sôi nổi và cạnhtranh đầy gay gắt, để có vị trí vững chắc trên thương trường và thu được lợi nhuận caothì các nhà kinh tế cũng như các nhà doanh nghiệp phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắtnhững vấn đề mới của nền kinh tế
Trang 6Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rấtlớn đến đời sống kinh tế - xã hội Lãi suất ảnh hưởng tới phân phối thu nhập của dân
cư, đầu tư mở rộng sản xuất của doanh nghiệp và tỷ giá hối đoái Đối với các nhàkinh tế thì lãi suất là yếu tố then chốt để họ đưa ra quyết định đầu tư Đối với Nhànước và ngân hàng trung ương, lãi suất là công cụ nhạy bén và hiệu quả để điều tiếtmức cung tiền, thay đổi quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư, từ đó tác động đến quá trìnhđiều chỉnh cơ cấu tốc độ tăng trưởng, lạm phát Việc giải quyết và áp dụng lãi suất làmột bài toán khó đối với các nhà kinh tế Việt Nam trong thời gian hiện nay Bên cạnh
đó, lạm phát là vấn đề nhạy cảm và tác động đa chiều đến nền kinh tế - xã hội Tronglịch sử, đã có nhiều quốc gia rơi vào vòng xoáy lạm phát và hậu quả là kéo theo cáccuộc khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng chính trị Tuy nhiên, lạm phát là luôn tồntại ở mỗi quốc gia, là một vấn đề được mọi tầng lớp xã hội quan tâm
Có thể thấy lãi suất và lạm phát tác động đến nền kinh tế Việt Nam rất nhiều Việctìm hiểu về tình hình lãi suất, lạm phát, mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát ảnhhưởng tới nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây, đề ra một số giải pháp xử
lý đúng đắn, hiệu quả, điều này là vấn đề rất quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội
Đó là những gì em sẽ trình bày dưới đây với đề tài : " Tình hình lãi suất và lạm phát
của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2013 ".
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: tình hình lãi suất và lạm phát tại Việt Nam
- Phạm vi: nghiên cứu về lãi suất và lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2013
2010-4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu: các báo cáo, số liệu, biểu đồ trên internet, thông tin
Trang 7trên sách tham khảo, giáo trình môn Tài chính tiền tệ
- Phương pháp tổng quát: phân tích, tổng hợp, đánh giá dựa trên những lý luận cơ bản
về lãi suất và lạm phát
5 Kết cấu của luận văn
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về lãi suất và lạm phát
Chương 2: Tình hình lãi suất và lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2013 Chương 3: Dự báo tình hình lãi suất và lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới và
những giải pháp
Chương 1
Một số vấn đề cơ bản về lãi suất và lạm phát
1.1 Những vấn đề cơ bản về Lãi suất
1.1.1 Khái niệm
- Lãi suất là giá cả mà người đi vay phải trả cho việc sử dụng vốn của người cho vay
trong một khoảng thời gian nhất định Nếu gọi số tiền vay là tiền gốc, thì một tỷ lệphần trăm tính trên số tiền gốc mà người đi vay phải trả người cho vay được gọi là lãisuất Khi vay mượn vốn thực hiện trong thị trường tự do thì lãi suất sẽ phản ảnhnhững thay đổi của thị trường Lãi suất được xem là loại giá cơ bản của thị trường tàichính và có ảnh hưởng hết sức quan trọng tới các hoạt động kinh tế - tài chính
- Có hai cách giải thích sự tồn tại của lãi suất như sau:
+ Giá trị thời gian của tiền tệ: Lãi suất là sự thanh toán cho việc sử dụng tiền đi vaytheo thời gian
+ Chi phí cơ hội: Lãi suất có thể xem là chi phí cơ hội của người cho vay trong việc
sử dụng tiền theo thời gian
1.1.2 Phân loại
Việc phân loại lãi suất có thể dựa vào một số căn cứ sau:
Trang 81.1.2.1 Căn cứ vào giá trị thực của tiền lãi thu được
lãi suất được chia thành 2 loại cụ thể như sau:
- Lãi suất danh nghĩa: là loại lãi suất phải thanh toán (có tính đến yếu tố lạm phát)
Giả sử một người gửi tiền tiết kiệm 10 triệu đồng vào ngân hàng với kỳ hạn 1 năm vàlãi suất danh nghĩa 10%/năm Sau 1năm, số dư của người đó là:
Số dư = tiền gửi + tiền lãi = 10triệu + (10% x 10triệu) = 11 triệu đồng
- Lãi suất thực: là loại lãi suất đo lường sức mua của tiền lãi nhận được, được tính toán
bằng việc điều chỉnh lãi suất danh nghĩa có tính đến lạm phát
i r =i n - p
Trong đó, i r là lãi suất thực, i n là lãi suất danh nghĩa, p là tỷ lệ lạm phát.
Lãi suất thực phản ảnh chính xác thu nhập thực tế từ tiền lãi mà người cho vay nhậnđược hay chi phí thực của vay tiền Khi lạm phát tăng lên, lãi suất thực trở nên thấp,người ta có ý muốn đi vay hơn (vì chi phí thực tế chi trả cho khoản vay sẽ kém đi) và
ít ý muốn cho vay (vì tiền lãi thực tế nhận được bị ít đi) Vì vậy, lãi suất thực là chỉ sốtốt hơn so với lãi suất danh nghĩa để quyết định việc cho vay và đi vay
Ví dụ: Khi lạm phát tăng từ 10%/năm lên 11%/năm, lãi suất danh nghĩa vẫn ở mức
13%/năm thì theo công thức ir=in - p, lãi suất thực sẽ giảm từ mức 3%/năm xuống còn2%/năm Điều này nghĩa là tiền lãi trả cho người cho vay giảm Như vậy lợi ích củangười cho vay giảm, lợi ích của người đi vay sẽ tăng vì họ trả tiền lãi thấp hơn
1.1.2.2 Căn cứ vào thời hạn cho vay
lãi suất được chia thành các loại như sau:
- Lãi suất ngắn hạn: là loại lãi suất áp dụng cho các khoản huy động và khoản vay
ngắn hạn, có thời hạn dưới 1 năm Thường áp dụng đối với các khoản vay tiêu dùngngắn hạn, vay đầu tư ngắn hạn
- Lãi suất trung hạn: là loại lãi suất áp dụng cho các khoản huy động và khoản vay có
thời hạn từ 1 - 5 năm Thường áp dụng đối với các khoản vay tiết kiệm, vay đầu tư
trung hạn,
- Lãi suất dài hạn: là loại lãi suất áp dụng cho các khoản huy động và khoản vay có
thời hạn trên 5 năm Thường áp dụng đối với các khoản vay tiết kiệm, vay đầu tư dàihạn,
Trang 91.1.2.3 Căn cứ vào tính chất ổn định của lãi suất
chia lãi suất thành các loại như sau:
- Lãi suất cố định: là lãi suất được duy trì cố định trong toàn bộ thời gian vay, được ấn
định cụ thể trong hợp đồng vay vốn, không chịu tác động của những biến động lãi suấtthị trường Thông thường, loại lãi suất này sẽ áp dụng trong cho vay ngắn hạn
Lãi suất cố định có những ưu và nhược điểm như sau:
+ Ưu điểm:
Người đi vay có thể dự tính được chính xác số tiền phải trả cho người cho vaytrong suốt thời gian vay để tạo thuận lợi cho việc hoạch định và cân đối tài chính chohọ
Không bị tác động của biến động lãi suất thị trường nên trong trường hợp lãisuất thị trường thay đổi tăng lên trong thời điểm vay thì người đi vay sẽ có nhiều lợihơn, vì số tiền phải trả cho người cho vay vẫn được tính theo lãi suất cũ (lãi suất cốđịnh) - thấp hơn so với lãi suất hiện tại của thị trường
+ Nhược điểm:
Trường hợp lãi suất thị trường thay đổi giảm trong thời gian cho vay thì người đivay sẽ bất lợi, vì số tiền họ phải trả cho người cho vay được tính theo lãi suất cũ (cốđịnh trong hợp đồng) - cao hơn so với lãi suất thị trường hiện tại
- Lãi suất thả nổi: là lãi suất có thể thay đổi theo thị trường trong toàn bộ thời gian
vay, được thay đổi theo từng kỳ và biến đổi theo thời gian Mức điều chỉnh sẽ theothỏa thuận giữa người cho vay và người đi vay, quy định rõ trên hợp đồng vay Thôngthường thời gian điều chỉnh lãi suất là 3 tháng/lần, 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần Loạilãi suất này thường được áp dụng trong vay trung và dài hạn
Lãi suất thả nổi có ưu và nhược điểm sau đây:
Trang 10vì vậy người đi vay sẽ khó khăn trong việc chủ động về mặt tài chính.
Trường hợp lãi suất thị trường biến động tăng cao hơn so với thời điểm vaythì người đi vay sẽ gặp bất lợi, đó là họ phải trả số tiền lãi nhiều hơn (vì phải chịu mứclãi suất điều chỉnh cao hơn)
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường
1.1.3.1 Thu nhập bình quân
Người tiết kiệm (người cho vay) có thu nhập càng cao thì càng có khả năng đầu tư vàocác tài sản tài chính (bao gồm trái phiếu)
Hình 1.1 Thị trường trái phiếu
Ban đầu, thị trường trái phiếu ban đầu cân bằng tại điểm Eo , tương ứng mức giá Po
- Khi thu nhập bình quân của nền kinh tế gia tăng thì người tiết kiệm có khả năng mua
trái phiếu ở bất kỳ mức giá nào Kết quả là cầu trái phiếu tăng (đường cầu trái phiếudịch sang phải từ Bd0 đến Bd1) và giá trái phiếu sẽ tăng từ P0 lên P1 Điều này làm cholãi suất giảm thị trường giảm xuống để cân bằng lượng cung và cầu trái phiếu
Bên cạnh đó, trên thị trường quỹ cho vay: ban đầu cân bằng tại điểm E0 với mức lãisuất i0, thu nhập gia tăng thì người cho vay có khả năng cho vay ở bất kỳ mức lãi suất0
Giá trái phiếu
P: giá trái phiếu tại điểm cân bằng
B S : đường cung trái phiếu
B d : đường cầu trái phiếu
P1
P0
P2
Trang 11nào, điều này làm cho cung quỹ cho vay tăng, nghĩa là đường cung quỹ cho vay dịchsang phải từ Ls0 sang điểm Ls1 Tại mức cân bằng mới E0, lãi suất giảm từ i0 xuống i1.(Hình 1.2)
- Ngược lại, nếu nền kinh tế suy thoái, thu nhập giảm, đường cầu dịch chuyển sag trái,
đến Bd2 Lúc này điểm cân bằng tại E2, tương ứng mức giá trái phiếu giảm từ P0 xuốngđiểm P2 Điều này làm lãi suất tăng lên để thu hút vốn
Bên cạnh đó, thu nhập bình quân giảm thì khả năng cho vay của người cho vay giảm,đường cung trên thị trường quỹ cho vay khi đó sẽ dịch sang trái, từ Ls0 đến Ls2 Tạiđiểm cân bằng mới là E2, lãi suất tăng từ i0 đến i2
Tóm lại, khi thu nhập bình quân tăng thì lãi suất sẽ giảm Và ngược lại, khi thu nhập bình quân giảm thì lãi suất sẽ tăng.
Khả năng cho vay tăng
Ghi chú:
i: lãi suất
L d : đường cầu quỹ cho vay
L S : đường cung quỹ cho vay E: điểm cân bằng
Hình 1.2 Thị trường quỹ cho vay
Trang 121.1.3.2 Lợi tức kỳ vọng
- Trên thị trường trái phiếu, nếu lợi tức kỳ vọng của trái phiếu tăng thì trái phiếu trở
nên rất hấp dẫn cho đầu tư nên cầu trái phiếu sẽ tăng, và giá trái phiếu tăng lên Haynói cách khác, khi lợi tức kỳ vọng của các tài sản khác (cổ phiếu, bất động sản ) giảmthì nhu cầu mua trái phiếu tăng
Khi giá trái phiếu tăng, và lãi suất thị trường sẽ giảm xuống để cân bằng lượng cung cầu trái phiếu Bên cạnh đó, sự tăng tính hấp dẫn của thị trường cho vay sẽ làm cungquỹ cho vay tăng lên, dẫn đến lãi suất giảm
Ngược lại, khi lợi tức kỳ vọng của trái phiếu giảm thì cầu trái phiếu giảm và giá trái
phiếu giảm Hay lợi tức kỳ vọng của các tài sản khác tăng thì nhu cầu mua trái phiếu
sẽ giảm, tức là cầu trái phiếu giảm và kéo theo giá trái phiếu giảm Từ đó lãi suất thịtrường tăng lên
Bên cạnh đó, trên thị trường quỹ cho vay, sự giảm tính hấp dẫn của thị trường cho vay
sẽ làm cung quỹ cho vay giảm dẫn đến lãi suất tăng Tại điểm cân bằng mới, lãi suấtcao hơn làm thu hút người cho vay cung cấp vốn
Tóm lại, khi lợi tức kỳ vọng của trái phiếu tăng thì lãi suất sẽ giảm Và ngược lại, lợi tức kỳ vọng trái phiếu giảm thì lãi suất sẽ tăng.
1.1.3.3 Rủi ro
- Trên thị trường trái phiếu, một sự gia tăng rủi ro đầu tư trái phiếu sẽ làm giảm nhu
cầu trái phiếu, nên đường cầu trái phiếu dịch sang trái dẫn đến giá cả trái phiếu giảmxuống Điều này làm lãi suất thị trường tăng lên để thu hút vốn
Đồng thời, bất kỳ sự gia tăng rủi ro trái phiếu sẽ làm giảm đi khả năng cung cấp vốncủa người đi vay Đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang trái và lãi suất thị trườngtăng lên để bù đắp rủi ro tăng thêm mà người cho vay phải gánh chịu
- Ngược lại, một sự gia tăng rủi ro của loại tài sản khác sẽ làm trái phiếu trở nên hấp
dẫn hơn, từ đó đường cầu trái phiếu tăng (dịch sang phải) kéo theo giá cả trái phiếutăng lên Điều này làm giảm lãi suất thị trường
Đồng thời, bất kỳ một sự giảm đi rủi ro trái phiếu sẽ làm gia tăng khả năng cho vaytrong việc cung cấp vốn, đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang phải và làm giảmlãi suất thị trường
Tóm lại, khi rủi ro của việc đầu tư trái phiếu tăng thì lãi suất tăng Và ngược lại, khi rủi ro đầu tư trái phiếu giảm thì lãi suất cũng giảm.
Trang 131.1.3.4 Tỉnh lỏng
Tính lỏng (tính thanh khoản) là thuật ngữ chỉ khả năng có thể nhanh chóng chuyển đổi
thành tiền hay khả năng nhanh chóng mua bán trên thị trường mà không bị ảnh hưởngbởi yếu tố giá cả
- Nếu thị trường trái phiếu có tính lỏng cao thì công chúng sẵn lòng nắm giữ trái phiếu
nhiều hơn, điều này làm cầu trái phiếu tăng và kéo theo giá cả trái phiếu tăng Từ đó,lãi suất giảm xuống
Bên cạnh đó, khi các khoản nợ có thể được mua bán chuyển nhượng một cách dễ dàngtrên thị trường quỹ cho vay, chi phí thấp thì người cho vay sẵn lòng cung cấp vốn,điều này làm cho lượng cung vốn tăng nên lãi suất giảm
- Mặt khác, nếu tính lỏng của các tài sản khác tăng làm cho cầu trái phiếu giảm, dẫn
đến giá trái phiếu giảm và lãi suất thị trường trái phiếu tăng lên để thu hút vốn
Bên cạnh đó, khi các khoản nợ phải mua bán chuyển nhượng một cách khó khăn vàchi phí cao thì người cho vay không muốn cung cấp vốn, điều này làm cung vốn giảmdẫn tới lãi suất tăng
Tóm lại, đối với những tài sản có tính lỏng cao thì lãi suất giảm, ngược lại, những tài sản có tính lỏng thấp thì lãi suất sẽ tăng.
1.1.3.5 Chi phí thông tin
Chi phí thông tin mà nhà đầu tư phải thanh toán để đánh giá các tài sản có ảnh hưởngđến tính sẵn lòng của họ trong việc đầu tư vào các tài sản này
- Khi chi phí thông tin thấp thì trái phiếu hấp dẫn hơn so với các tài sản khác có chi
phí thông tin cao, điều này làm cầu trái phiếu tăng dẫn tới giá trái phiếu tăng và lãisuất thị trường trái phiếu giảm
Đồng thời, trên thị trường quỹ cho vay, chi phí thông tin càng thấp (thông tin minhbạch trên thị trường) thì cung quỹ cho vay tăng dẫn tới lãi suất giảm
- Ngược lại, khi chi phí thông tin cao, thì các loại tài sản khác có chi phí thông tin thấp
thì sẽ hấp dẫn hơn, làm cho cầu trái phiếu giảm nên giá trái phiếu giảm và lãi suất thịtrường trái phiếu tăng
Đồng thời, chi phí thông tin cao thì cung quỹ cho vay giảm, dẫn tới lãi suất cho vaytăng
Tóm lại, chi phí thông tin của trái phiếu tăng thì lãi suất cũng tăng Và ngược lại, chi phí thông tin của trái phiếu giảm thì lãi suất cũng giảm.
Trang 141.1.3.6 Lạm phát dự tính
Đối với người đi vay, người ta quan tâm đến chi phí thực vay vốn, còn người cho vaythì quan tâm đến tiền lãi thực mà họ nhận được Ta có công thức sau:
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát
- Với sự gia tăng lạm phát dự tính, chi phí thực vay vốn giảm, từ đó người đi vay
muốn vay nhiều hơn nên cầu quỹ cho vay tăng lên Đồng thời, tiền lãi thực của ngườicho vay giảm nên người cho vay không muốn cho vay, điều này làm cung quỹ chovay giảm, dẫn đến lãi suất thị trường quỹ cho vay tăng lên
Bên cạnh đó, trên thị trường trái phiếu, sự gia tăng lạm phát dự tính làm tăng cung tráiphiếu và giảm cầu trái phiếu dẫn đến giá trái phiếu giảm và lãi suất thị trường tráiphiếu tăng lên
Tóm lại, nếu lạm phát dự tính tăng thì lãi suất sẽ tăng Và ngược lại, nếu lạm phát dự tính giảm thì lãi suất cũng giảm.
1.1.3.7 Bội chi ngân sách Nhà nước
Như chúng ta đã biết, bội chi ngân sách hay còn được gọi là thâm hụt ngân sách làtình trạng khi tổng chi tiêu của NSNN vượt quá các khoản thu "không mang tính hoàntrả" của NSNN Thông thường, để bù đắp bội chi ngân sách, Chính phủ sẽ vay dânbằng việc phát hành trái phiếu (hình thức vay nợ), điều này làm lượng cung trái phiếutrên thị trường trái phiếu tăng lên nên giá trái phiếu sẽ có xu hướng giảm và điều nàylàm cho lãi suất thị trường tăng lên
Giá trái phiếu
(P)
Lãi suất (i%)
Trang 15* Ngoài ra, lãi suất còn chịu ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ (dự trữ bắt buộc, lãi suấttái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở) Chính sách tiền tệ của Chính phủ nhằm kiểmsoát lượng tiền cung ứng, kiểm soát lạm phát và tác động lãi suất nhằm thực hiện cácmục tiêu nhất định nên chính sách tiền tệ tác động mạnh tới lãi suất.
Như vậy, cần lưu ý rằng, cầu trái phiếu tương ứng cung quỹ cho vay.
Những yếu tố làm dịch chuyển đường cầu trái phiếu sang phải - kéo theo giá tráiphiếu tăng thì cũng làm dịch chuyển đường cung quỹ cho vay sang phải - kéo theo lãisuất giảm và ngược lại
Còn những nhân tố nào làm dịch chuyển đường cầu trái phiếu sang trái cũng làm thayđổi đường cầu quỹ cho vay nên những yếu tố làm đường cung trái phiếu sang trái (làmgiá giảm) thì cũng làm dịch chuyển đường cầu quỹ cho vay sang trái (làm lãi suấttăng) và ngược lại
Ta có bảng tổng kết chiều tác động của các nhân tố trên đến lãi suất thị trường nhưsau:
Bảng 1 Bảng tổng kết chiều tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất thị
5 Chi phí thông tin của Trái phiếu √
1.1.4 Tác động của lãi suất đến các yếu tố của nền kinh tế
Lãi suất chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố trong nền kinh tế Tuy nhiên, lãi suất cũng
có tác động ngược lại đối với các hoạt động kinh tế Khi lãi suất thay đổi sẽ ảnhhưởng trực tiếp đến nhiều yếu tố của nền kinh thế, cụ thể như sau:
- Tác động đến đầu tư: Khi lãi suất tăng thì việc sử dụng vốn vay trở nên bất lợi làm
Trang 16nhu cầu đầu tư bị thu hẹp, dẫn đến chi tiêu cho đầu tư giảm Và ngược lại, khi lãi suấtgiảm thì việc sử dụng vốn vay có lợi làm kích thích nhu cầu đầu tư nên chi tiêu đầu tư
sẽ tăng
- Tác động đến chi tiêu tiêu dùng: Khi lãi suất tăng thì chi phí cơ hội của việc nắm giữ
tiền tăng làm nảy sinh khuynh hướng tiết kiệm chi tiêu để cho vay kiếm lời, điều nàylàm chi tiêu tiêu dùng giảm Và ngược lại, khi lãi suất giảm thì chi phí cơ hội việc
nắm giữ tiền giảm nên chi tiêu tiêu dùng tăng lên
- Tác động đến xuất khẩu ròng: Khi lãi suất trong nước tăng thì việc sử dụng vốn vay
sẽ bất lợi, điều này làm giảm nhu cầu đầu tư cho xuất khẩu Mặt khác, khi lãi suấttăng sẽ tác động xấu tới tỷ giá hối đoái, gây bất lợi cho nhà xuất khẩu thì sẽ làm giảmxuất khẩu ròng Ngược lại, khi lãi suất trong nước giảm thì sử dụng vốn vay có lợi sẽkhuyến khích nhu cầu từ cho xuất khẩu Mặt khác, khi lãi suất giảm sẽ tác động tốttới tỷ giá hối đoái, có lợi cho nhà xuất khẩu thì xuất khẩu ròng tăng
- Tác động đến lạm phát: Sự thay đổi lãi suất tác động tới cung cầu quỹ cho vay, từ đó
tác động tới cung cầu tiền tệ NHTW có thể sử dụng công cụ tăng lãi suất để thực hiệnchính sách tiền tệ thắt chặt nhằm ổn định tiền tệ, bình ổn tỷ giá hối đoái, gia tăng sứcmua trong nước khi nền kinh tế bị lạm phát Hoặc NHTW giảm lãi suất tái chiết khấu
để thực hiện chính sách mở rộng nhằm kích cầu, chống giảm phát tiền tệ, chống suythoái kinh tế
Tóm lại, khi lãi suất tăng thì các yếu tố trong nền kinh tế (đầu tư, chi tiêu tiêu dùng, xuất khẩu ròng, lạm phát) sẽ giảm Và ngược lại, khi lãi suất giảm sẽ làm cho các yếu
tố trong nền kinh tế tăng lên
1.2 Những vấn đề cơ bản về Lạm phát
1.2.1 Các khái niệm
- Lạm phát là hiện tượng cung tiền tệ tăng lên làm cho mức giá cả chung tăng nhanh
trong một thời gian dài
- Trái ngược với tình trạng lạm phát, đó là tình trạng giảm phát Giảm phát là tình
trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong một khoảng thời gian
- Người ta đo lường lạm phát bằng tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ lạm phát là phần trăm thay đổi
chỉ số giá của thời kỳ nghiên cứu so với thời kỳ trước đó Công thức tính tỷ lệ lạmphát như sau:
= x 100%
gp t Pt - Pt -1
Trang 17Trong đó, gpt :tỷ lệ lạm phát năm t
Pt : mức giá trong năm t
Pt -1 : mức giá trong năm (t -1)
*Lạm phát liên hoàn có thể tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI hoặc chỉ số điều chỉnhCPI (DGDP) tương tự như tính bằng mức giá P
1.2.2 Phân loại
Để phân loại lạm phát, người ta căn cứ vào các yếu tố sau:
Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát, người ta chia lạm phát thành ba loại như sau:
- Lạm phát vừa phải: còn được gọi là lạm phát một con số, xảy ra khi giá cả hàng hóa
tăng chậm ở mức độ một con số hàng năm ( dưới 10%/năm), nên giá cả tương đối ổnđịnh, hầu như sự thay đổi của nó rất khó nhận biết Đây là loại lạm phát thường đượccác nước duy trì như một chất xúc tác để thúc đẩy nền kinh tế phát triển
- Lạm phát phi mã: còn được gọi là lạm phát cao, xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở
mức hai con số hoặc có thể tới ba con số hàng năm (từ 10%-100%, 200% một năm).Loại lạm phát này gây ra nhiều tác hại đến sự phát triển kinh tế - xã hội
- Siêu lạm phát: còn được gọi là lạm phát siêu tốc, xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở
mức ba con số hàng năm (trên 200%/năm) Không có điều gì tốt khi nền kinh tế xảy rasiêu lạm phát Người ta thường ví siêu lạm phát như "căn bệnh ung thư gây chếtngười", nó có những tác hại rất lớn đến nền kinh tế - xã hội
Căn cứ vào tác động của lạm phát, lạm phát có bốn loại cụ thể sau:
- Lạm phát cân bằng và có thể dự đoán được: xảy ra khi giá cả tất cả các loại hàng
hóa đều tăng cùng một tốc độ và có thể dự đoán trước được Loại lạm phát này khôngảnh xấu đến nền kinh tế, vì giá các loại hàng hóa đều tăng như nhau nên lưu thôngtiền tệ ít bị ảnh hưởng, sản xuất giữa các ngành tăng trưởng bình thường, ít gây ảnhhưởng đến các hoạt động kinh tế Tỷ lệ lạm phát được dự đoán trước và trở thành tỷ lệlạm phát trông đợi, người ta có thể chỉ số hóa vào các hành vi kinh tế, do đó thu nhậpquốc dân không bị phân phối lại
- Lạm phát không cân bằng và có thể dự đoán được: xảy ra khi giá cả các loại hàng
hóa tăng không đều, nhưng có thể dự đoán trước được Đây là loại lạm phát ảnhhưởng không tốt đến sự phát triển của nền kinh tế Giá cả hàng hóa tăng không đềulàm sản xuất mất cân đối, lưu thông tiền tệ bị rối loạn
Trang 18- Lạm phát cân bằng và không thể dự đoán: xảy ra khi giá cả các loại hàng hóa tăng
đều nhau nhưng bất ngờ và không thể dự đoán trước được Do tính chất bất ngờ,không dự đoán trước nên người ta không thể chỉ số hóa tỷ lệ lạm phát vào các hành vikinh tế được, làm thu nhập quốc dân bị phân phối lại
- Lạm phát không cân bằng và không thể dự đoán: xảy ra khi giá cả các loại hàng hóa
tăng không đều nhau và bất ngờ, không dự đoán trước được Vì không thể dự đoánđược nên đã làm phân phối lại thu nhập quốc dân và của cải xã hội một cách sâu sắc.Lưu thông tiền tệ rối loạn, sản xuất mất cân đối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến pháttriển kinh tế Loại lạm phát này khó kiểm soát, và có thể dẫn tới lạm phát phi mã vàsiêu lạm phát
Căn cứ vào nguyên nhân gây ra lạm phát thì lạm phát được chia thành 2 loại:
Lạm phát cầu kéo và Lạm phát chi phí đẩy Hai loại lạm phát này sẽ được trình bày cụ
thể ở nội dung sau (mục 1.2.3)
1.2.3 Nguyên nhân dẫn tới lạm phát
Nguyên nhân trực tiếp: có 4 nguyên nhân sau đây
- Lạm phát do cầu kéo: là hiện tượng lạm phát xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ
tại mức sản lượng đã đạt, vượt sản lượng tiềm năng
Lúc đầu, trạng thái cân bằng đạt tại điểm có mức sản lượng Y*(mức sản lượng tiềmnăng), mức giá P0 Trong ngắn hạn, khi tổng cầu AD0 tăng lên mức AD1 (AD0 dịchchuyển sang phải) thì mức giá tăng từ P0 lên P1 kéo theo sản lượng giảm xuống mức
Y1 Điều này đã dẫn đến lạm phát Còn trong dài hạn thì tổng cầu tăng lên, đồng thờitổng cung ASLR không đổi, điều này kéo theo mức giá tăng lên và sản lượng không đổi
Y: sản lượng P: giá cả
Trang 19nên gây ra lạm phát.
- Lạm phát do chi phí đẩy: xảy ra khi có những cú sốc bất lợi từ phía tổng cung làm
cho chi phí sản xuất tăng lên
Ban đầu, ở trạng thái cân bằng, giá ở mức P0, sản lượng cân bằng ở mức sản lượngtiềm năng Y* Khi có một cú sốc về tổng cung (chi phí sản xuất tăng lên) thì tổngcung trong ngắn hạn giảm (ASSR0 dịch sang trái đến ASSR1) nhưng tổng cầu AD khôngthay đổi, điều này làm giá tăng lên (từ điểm P0 tăng lên P1) đồng thời sản lượng tănglên mức sản lượng Y1 , từ đó gây ra lạm phát
- Lạm phát tiền tệ: xảy ra do cung tiền tăng nhanh hơn tốc độ tăng của sản lượng.
Phương trình trao đổi tiền tệ:
P = M x V
trong đó:
+ P : mức giá chung
+ M : mức cung tiền danh nghĩa do ngân hàng trung ương quy định
+ V : tốc độ lưu thông của tiền tệ (tính bằng số vòng quay/năm)
Trang 20lạm phát tiền tệ.
- Lạm phát do độ ì của nền kinh tế: (hay lạm phát dự kiến) xảy ra khi mức giá chung
của các hàng hóa và dịch vụ tăng đều đều với một tỷ lệ tương đối ổn định theo thờigian
Lúc đầu, trạng thái cân bằng tại điểm có mức giá P0 và sản lượng Y* Khi giá tăng lên
từ điểm P0 lên P1 rồi lên P2 thì tổng cung ngắn hạn giảm, tức là ASSR0 dịch sang trái (từđiểm ASSR0 dịch sang điểm ASSR1 rồi cuối cùng dịch sang điểm ASSR2), đồng thời tổngcầu tăng, tức AD0 dịch sang phải (từ điểm AD0 dịch sang AD1 và cuối cùng dịch sang
AD2) nhưng sản lượng vẫn không đổi, điều này làm xảy ra lạm phát
Nguyên nhân gián tiếp: Khi nền kinh tế quốc dân bị mất cân đối, sản xuất giảmsút, ngân sách quốc gia bị thâm hụt nên gây ra lạm phát
Trang 21ta sang nhóm phải đóng thuế cao hơn thì chính phủ thu được nhiều thuế hơn màkhông phải thông qua luật
+ Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, lạm phát vừa phải làm tăng tỷ giá hốiđoái Sự mất giá nhẹ của đồng tiền trong nước so với đồng ngoại tệ tạo điều kiện chohoạt động xuất khẩu, tăng thu ngoại hối, khuyến khích sản xuất trong nước pháttriển
+ Đối với phân phối thu nhập và của cải: tác động chính của lạm phát phát sinh từ sựkhác nhau trong các loại tài sản và nợ nần của nhân dân Khi lạm phát xảy ra, nhữngngười có tài sản, những người đang vay nợ là có lợi vì giá cả các loại tài sản nóichung đều tăng lên, còn giá trị đồng tiền thì giảm xuống Ngược lại, những người làmcông ăn lương, những người gửi tiền, những người cho vay thì bị thiệt hại
+ Đối với phát triển kinh tế và việc làm: Lạm phát vừa có tác động tích cực, vừa cótác động tiêu cực Trong điều kiện nền kinh tế chưa đạt mức toàn dụng, lạm phát vừaphải sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì nó có tác dụng làm tăng khối tiền tệ trong lưuthông, cung cấp thêm vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, kích thích sự tiêu dùngcủa chính phủ và nhân dân
Theo "Lý thuyết đánh đổi giữa lạm phát và việc làm" của W.Phillips thì giữa thấtnghiệp và lạm phát có mối quan hệ nghịch biến, nghĩa là: khi lạm phát tăng lên thì thấtnghiệp giảm và ngược lại khi lạm phát giảm thì thất nghiệp sẽ tăng lên
- Tác động tiêu cực:
+ Trong điều kiện lạm phát cao và không dự đoán trước được, cơ cấu nền kinh tế dễ
bị mất cân đối bởi vì khi đó các nhà kinh doanh thường đầu tư vào những khu vựchàng hóa có giá cả tăng lên cao, những ngành sản xuất có chu kỳ ngắn, thời gian thuhồi vốn nhanh, hạn chế đầu tư vào những ngành sản xuất có chu kỳ dài, thời gian thuhồi vốn chậm vì có nguy cơ gặp nhiều rủi ro
PC
% L
ạm phát
Thất nghiệp
Hình 1.8 Đường cong Phillips
Trang 22+ Trong lưu thông, khi vật giá tăng quá nhanh thì tình trạng đầu cơ, tích trũ hàng hóa
là hiên tượng phổ biến, điều này gây nên mất cân đối giả làm lưu thông càng thêm rốiloạn
+ Lạm phát cao và siêu lạm phát làm hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tìnhtrạng khủng hoảng Nguồn tiền gửi ngân hàng sụt giảm nhanh, nhiều NH bị phá sản
do mất khả năng thanh toán nên số lượng công việc cho người dân cũng giảm trongtrung và dài hạn
+ Lạm phát bào mòn giá trị thực của những khoán công phí gây thiệt hại cho NSNN + Ngoài ra, lạm phát cao kéo dài và không dự đoán trước được làm nguồn thu NSNNnước giảm do sản xuất bị suy thoái
+ Trong thời kỳ lạm phát giá cả hàng hóa - dịch vụ tăng lên vững chắc, đồng thời tiềnlương danh nghĩa tăng lên nên thu nhập thực tế của người lao động nói chung có thểgiữ vững, hoặc tăng, hoặc giảm chứ không phải bao giờ cũng giảm
Như vậy lạm phát đã ảnh hưởng mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội Tuy lạm phát
vừa ảnh hưởng tích cực, vừa ảnh hưởng tiêu cực, thì Nhà nước vẫn phải áp dụng những biện pháp thích hợp để kiểm soát, kiềm chế lạm phát
1.2.5 Các biện pháp kiểm soát và kiềm chế lạm phát
1.2.5.1 Những biện pháp cấp bách (biện pháp tình thế): mục đích giảm tức thời cơn
sốt lạm phát, để có cơ sở áp dụng những biện pháp ổn định tiền tệ lâu dài Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát cao hay siêu lạm phát, để kiềm chế lạm phát thì các nước thường áp dụng các biện pháp tình thế sau:
- Chính sách tài khóa: áp dụng biện pháp này có ý nghĩa quan trọng và then chốt vì
trong nhiều trường hợp NSNN bị thâm hụt là nguyên nhân chính gây ra lạm phát nêndập tắt nguyên nhân này thì tiền tệ sẽ ổn định, lạm phát được kiềm chế Khi có lạmphát phi mã hoặc siêu lạm phát, Nhà nước có thể thực hiên các biện pháp như sau: + Tiết kiệm triệt để trong chi tiêu ngân sách, giảm biên chế nhằm giảm bớt chitiêu quỹ tiền lương, giảm các khoản chi quốc phòng an ninh và các khoản chi tiêucông chưa cấp bách khác Hạn chế bội chi NSNN
+ Tăng thuế trực thu, đặc biệt là với những cá nhân và DN có thu nhập cao, chốngthất thu thuế
+ Kiểm soát các chương trình tín dụng nhà nước
- Biện pháp thắt chặt (hạn chế) tiền tệ: Để góp phần giảm lượng tiền thừa trong lưu
Trang 23thông, Nhà nước có thể thực hiện chính sách siết chặt lượng cung tiền tệ bằng nhiềubiện pháp:
+ Đóng băng tiền tệ: NHTW thắt chặt thực hiện các nghiệp vụ tái chiết khấu, táicấp vốn, cho vay theo hồ sơ tín dụng đối với các tổ chức tín dụng Mục đích là rútbớt tiền hay không cho tiền tăng thêm trong lưu thông Hoặc thậm chí dùng chínhsách giới hạn tăng trưởng tín dụng của các NHTM
+ Nâng lãi suất: Lãi suất tiền gửi tăng, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm có tác dụngthu hút tiền mặt của dân cư và DN vào NH Nếu lãi suất tiền gửi cao hơn lợi tức đầu
tư thì các nhà kinh doanh sẽ không đầu tư sản xuất mà tìm cách đưa vốn của mình vào
NH vì nó đem đến lợi tức cao mà không chịu rủi ro lớn Mặt khác, lãi suất cho vaytăng cũng làm giảm khả năng mở rộng tín dụng của các NH
+ Nâng cao tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hạn chế khả năng tạo tiền của các NHTM
- Kiềm chế giá cả: Để chống lại sự tăng giá hàng hóa, Nhà nước có thể thực hiện
chính sách kiềm giữ giá bằng nhiều biện pháp khác nhau như:
+ Nhập hàng hóa nước ngoài để bổ sung lượng hàng trong nước, tạo ra sự cân
bằng giữa cung và cầu hàng hóa Đây là biện pháp "chữa cháy" tuy rất hữu hiệu đểchặn đứng sự khan hiếm hàng hóa, nhưng có nhiều mặt hạn chế
+ Nhà nước bán vàng và ngoại tệ nhằm thu hút tiền mặt trong lưu thông, ổn địnhgiá vàng, ổn định tỷ giá hối đoái, từ đó tạo tâm lý ổn định giá cả các hàng hóa khác.+ Quản lý thị trường, chống đầu cơ tích trữ
- Biện pháp đóng băng lương và giá để kiềm chế giá: Trước hết cần có sự cam kết của
các lãnh đạo công đoàn chấp nhận đóng băng lương vì việc tăng lương không giúp ích
gì cho những người hưởng lương cố định, thông thường tăng lương thì giá cả cũngtăng
Mặt khác, đại diện hiệp hội các chủ DN cũng phải cam kết đóng băng giá Thỏa hiệp
đó phải được Nhà nước công nhận và Nhà nước phải cam kết cố gắng hết sức giữ cácyếu tố khác không diễn biến xấu hơn như không làm tăng thêm một số thiếu hụtNSNN Cố gắng giảm thiểu số thiếu hụt đó Đạt được một sự thỏa hiệp như vậy là yếu
tố rất quan trọng trong quá trình kiềm chế lạm phát
Trang 241.2.5.2 Những biện pháp chiến lược: Đây là biện pháp nhằm tác động đồng bộ lên
mọi mặt hoạt động của nền kinh tế, với ý tưởng tạo ra một sức mạnh tiềm lực kinh tế của đất nước, tạo cơ sở ổn định tiền tệ vững chắc Trong thực tiễn, những biện pháp thường được áp dụng là:
- Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, trong đó cần
chú trọng điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển ngành mũi nhọn xuất khẩu
- Đổi mới chính sách quản lý tài chính công: Phải khai thác và quản lý chặt chẽ nguồn
thu, tăng thu từ thuế chủ yếu dựa trên cơ sở mở rộng và nuôi dưỡng nguồn thu, chốngthất thu có hiệu quả NSNN phải đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm Thực hiện cânđối ngân sách tích cực làm cơ sở cho các cân đối khác trong nền kinh tế
- Thực hiện chiến lược thị trường cạnh tranh hoàn toàn: nếu quá trình cạnh tranh
được nâng lên ở mức hoàn hảo thì giá sẽ có xu hướng giảm xuống Mặt khác, cạnhtranh sẽ thúc đẩy các nhà kinh doanh cải tiến kỹ thuật, quản lý và từ đó sẽ giảm đượcchi phí sản xuất kinh doanh, giảm được giá bán hàng
1.3 Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát
- Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát được thể hiện qua Hiệu ứng Fisher.
- Hiệu ứng Fisher mô tả mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và hai loại lãi suất là lãi suất
thực và lãi suất danh nghĩa Ta có phương trình Fisher như sau:
Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát
Từ phương trình, ta có thể thấy lãi suất danh nghĩa có thể thay đổi do ba nguyên do: + Lãi suất thực thay đổi
+ Tỷ lệ lạm phát thay đổi
+ Cả hai yếu tố (lãi suất thực và tỷ lệ lạm phát) đều thay đổi
- Mối quan hệ 1:1 giữa tỷ lệ lạm phát và lãi suất danh nghĩa được gọi là Hiệu ứng
Trong trường hợp lãi suất thực không đổi, khi lãi suất
danh nghĩatăng thì tỷ lệ lạm phát sẽ tăng
Và ngược lại, khi lãi suất danh nghĩa giảm thì tỷ lệ
lạm phát sẽ giảm
Ví dụ: Với lãi suất thực không đổi là 8%, thì:
Khi lãi suất danh nghĩa là 10% thì lạm phát là 2%
Khi lãi suất danh nghĩa là 9% thì lạm phát là 1%
Khi lãi suất danh nghĩa là 11% thì lạm phát là 3%
i2
i0
i1
Trang 25Hình 1.9 Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa
Tỷ lệ lạm phát (%)
gp0 gp10
gp1 gp0 gp2
i1
i0
0
Trong trường hợp lãi suất danh nghĩa không đổi, thì
khi lãi suất thực tăng thì tỷ lệ lạm phát sẽ giảm
Và ngược lại, khi lãi suất thực giảm thì tỷ lệ lạm phát
sẽ tăng
Ví dụ: Với lãi suất danh nghĩa không đổi, là 12%,
Khi lãi suất thực là 8% thì tỷ lệ lạm phát là 4%
Khi lãi suất thực là 9% thì tỷ lệ lạm phát là 3%
Khi lãi suất thực là 7% thì tỷ lệ lạm phát là 5%
Trang 26Chương 2.
Tình hình lãi suất và lạm phát của Việt Nam
trong giai đoạn 2010 - 2013
2.1 Tình hình lãi suất ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2013
Tình hình biến động lãi suất ở Việt Nam hết sức phức tạp, ảnh hưởng rất nhiều tới nềnkinh tế chung của đất nước Từ năm 2010 đến nay, lãi suất Việt Nam có những "bướcnhảy" rất đáng quan tâm Đó là hiện tượng lãi suất kéo theo và bị kéo theo nhiều yếu
tố quan trọng khác, chẳng hạn như: lạm phát, mức cung tiền, các chính sách kinh tếcủa Nhà nước Và sau đây là thực trạng và đánh giá của sự biến động lãi suất ở ViệtNam trong giai đoạn 2010 - 2013:
2.1.1 Tình hình lãi suất trong năm 2010
- Năm 2010, một năm đầy biến động đối với thị trường trong nước cũng như thịtrường thế giới, một năm mà nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều vấn đề khó khắn tronggiai đoạn hồi phục sau những ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới trong những năm 2008
- 2009
- Diễn biến lãi suất năm 2010 đi theo "kịch bản" của năm 2009, đó là: lãi suất điềuhành ổn định với mức 8% trong suốt 10 tháng đầu năm và sau đó tăng lên 9% vào 2tháng cuối năm nhằm kiềm chế lạm phát Lãi suất thị trường có xu hướng giảm vàogiữa năm và chịu áp lực tăng cao sau đó, đặc biệt là vào những tháng cuối năm
Bảng 2.1 Diễn biến lãi suất điều hành năm 2010 của NHNN
Trang 27Thời gian Lãi suất cơ
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
- Trong năm 2010, NHNN đã ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN, Thông tư số
07/2010/TT-NHNN, Thông tư 12/2010/TT-NHNN cho phép các tổ chức tín dụng(TCTD) được cho vay bằng VND theo cơ chế lãi suất thỏa thuận Điều này nhằm tạođiều kiện cho thị trường tiền tệ hoạt động theo quy luật thị trường, có sự quản lý củaNhà nước, và để NHNN từng bước bỏ các quy định ràng buộc về các loại lãi suất củaTCTD
- Lãi suất thị trường vẫn ở mức cao, cụ thể như sau:
+ Đối với lãi suất huy động VND: Năm 2010, lãi suất huy động VND về cơ bản đãgia tăng vào những tháng đầu năm, sau đó giảm và duy trì ổn định trong quý II và quýIII, rồi gia tăng mạnh trong 2 tháng cuối năm Mặt bằng lãi suất huy động trung bìnhtại một số thời điểm trong năm 2010 như sau:
Bảng 2.2 Lãi suất huy động VND một số kỳ hạn tại một vài thời điểm trong năm 2010
(đơn vị: %)
Kỳ hạn
Ngày
1tháng
2tháng
3tháng
6tháng
9tháng
12tháng
18tháng
24tháng
36thángCuối tháng
12/2009 10.29 10.289 10.35 10.37 10.36 10.37 10.367 10.387 10.38Cuối tháng
6/2010 11.19 11.28 11.38 11.468 11.47 11.51 11.29 11.32 11.32Cuối tháng
12/2010 13.68 13.69 13.65 13.34 13.05 13.38 13.32 13.34 13.35
Trong vòng 6 tháng đầu năm 2010, từ cuối tháng 12/2009 đến cuối tháng 6/2010, lãisuất huy động VND kỳ hạn 12 tháng là tăng cao nhất so với các kỳ hạn khác (tăng1.14%)
Tính đến cuối tháng 12/2010, so với cuối năm 2009 thì lãi suất huy động VND kỳ hạn
Trang 282 tháng tăng cao nhất so với các kỳ hạn khác (tăng 3.401%).
Nhìn chung, không có sự khác biệt về lãi suất huy động giữa các kỳ hạn, và đặc biệtnhững tháng cuối năm 2010 thì lãi suất huy động ở các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 3tháng là tăng cao nhất
Bảng 2.3 Lãi suất huy động USD một số kỳ hạn tại một vài thời điểm trong năm 2010
(đơn vị: %)
Kỳ hạn
Ngày
1tháng
2tháng
3tháng
6tháng
9tháng
12tháng
18tháng
24tháng
36thángCuối tháng
12/2009 2.73 2.87 3.2 3.42 3.53 3.693 3.86 3.886 3.91Cuối tháng
Tính đến cuối tháng 12/2010, so với cùng năm trước thì lãi suất huy động USD kỳ hạn
3 tháng tăng cao nhất so với các kỳ hạn khác, tăng lên 1.36% trong vòng 1 năm Tiếp
+ Chịu sức ép từ chỉ số lạm phát do các chính sách của năm 2009 đã tác động trễ Cụthể: trong năm 2010, CPI chỉ giữ ổn định được từ tháng 3 đến tháng 8, các tháng còn
Trang 29lại biến động tăng cao đã ảnh hưởng đến nhiều mục tiêu kinh tế vĩ mô của Chính phủ
và các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN;
+ Sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của một vài tổ chức tín dụng đối với tâm lý, kỳ vọngngười dân
Dù mặt bằng lãi suất có nhiều biến động nhưng vẫn đảm bảo lợi ích của người nắmgiữ tiền trong bối cảnh lạm phát gia tăng vào cuối năm Vì vậy, tốc độ huy động vốnnăm 2010 đã được cải thiện rõ rệt so với những năm trước
- Những tháng cuối năm 2010, thị trường tiền tệ Việt Nam nhìn chung vẫn chưa có dấuhiệu ổn định: giá vàng trong nước vẫn ở mức cao, tỷ giá giao dịch trên thị trường LNHtăng 8.2% so với đầu năm, tín dụng tăng vượt chỉ tiêu, lãi suất huy động VND leothang đồng thời lãi suất cho vay cũng tăng lên 19-21% ở một số NHTM
2.1.2 Tình hình lãi suất trong năm 2011
Năm 2011 là năm diễn biến lãi suất diễn ra vô cùng phức tạp Sau đây là một vài diễnbiến về tình hình thị trường lãi suất Việt Nam năm 2011:
- Trong tháng đầu năm 2011, lãi suất huy động vốn đã ít biến động hơn so với cuốinăm 2010, ở mức 13.5-14%/năm Còn lãi suất cho vay thì tăng lên và duy trì ở mứcbình quân là 16.23%/năm, cụ thể: lãi suất cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nôngthôn và xuất khẩu ở mức 14-16%/năm, đối với lĩnh phi sản xuất là 18-22%/năm
Trước tình hình đó, NHNN đã ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN, quy định lãisuất huy động vốn bằng đồng Việt Nam tối đa đối với các tổ chức tín dụng và chinhánh ngân hàng nước ngoài Theo Thông tư này, tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huyđộng VND của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và các cá nhân là 14%/năm, riêngcác quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định lãi suất huy động VND thì không được vượtquá mức 14.5%/năm
Bên cạnh đó, thị trường huy động USD đã bắt đầu nóng lên Các NHTM lần lượt tăngmức lãi suất huy động USD lên, điều này xuất phát chủ yếu từ việc nhu cầu vay vốnbằng đồng đôla ở mức cao Từ đó cũng đã dẫn đến sự chênh lệch giữa lãi suất huyđộng VND và lãi suất huy động USD
- Tiếp đó, đầu tháng 3/2011, NHNN ban hành Quyết định số 379/QĐ-NHNN về lãisuất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toánđiện tử LNH và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đốivới các ngân hàng Theo Quyết định này, NHNN quy định các mức lãi suất tái cấp
Trang 30vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử LNH vàcho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngânhàng là 12%/năm, đây là lần thứ hai NHNN tăng một số loại lãi suất điều hành.
- Trong những ngày đầu tháng 4/2011, thị trường bắt đầu chứng kiến cuộc đua lãi suấttiền không kỳ hạn của hàng loạt các ngân hàng Chỉ trong ít ngày sau khi NHNN banhành quy định về các khoản tiền rút vốn trước hạn chỉ được hưởng lãi suất không kỳhạn thay vì để các ngân hàng tự quyết như trước thì một hiện tượng mới đã xuất hiệntrên thị trường lãi suất, đó là lãi suất huy động vốn không kỳ hạn bị đẩy lên nhữngmức rất cao (9-10%) thay cho mức 2-3% như trước đây
Như vậy, quy định của NHNN đã vô tình đẩy thị trường huy động vào một cuộc đuamới, gây rủi ro thanh khoản cho toàn bộ hệ thống ngân hàng Bởi vì nguồn vốn không
kỳ hạn chiếm tỉ trọng khá lớn trong cơ cấu huy động của một số ngân hàng
Bên cạnh đó, sau trạng thái "đường cong lãi suất" bị kéo thẳng nhiều lần ở tiền gửiVND thì hoạt động NH tại Việt Nam lại có thêm tình trạng tương tự ở lãi suất huyđộng USD
- Đến cuối tháng 4/2011, NHNN đã công bố quyết định điều chỉnh các lãi suất điềuhành quan trọng, đó là lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu Kể từ đầu tháng5/2011, lãi suất tái cấp vốn đã tăng lên 14%/năm thay cho mức 13%/năm như ở đầutháng 4/2011
Tuy nhiên, lãi suất vẫn còn ở mức rất cao: trung bình từ 18-19%/năm, cao nhất là ởmức 25%/năm
- Đầu tháng 7/2011, lãi suất LNH VND kỳ hạn qua đêm đã tăng lên mức 13.5%/năm trong khi các kỳ hạn khác không biến động nhiều mà được duy trì tươngđối ổn định:
13-Bảng 2.4 Lãi suất LNH VND đối với vài mức kỳ hạn (đơn vị: %/năm)
Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên đó là do những khoản vay tái cấp vốn đáo hạn bắtđầu từ cuối tháng 7, và bên cạnh đó NHNN đã hút ròng 9.000 tỷ đồng khi nhận thấy sự
dư thừa thanh khoản
Lãi suất LNH
Trang 31Tháng 7 đã ghi nhận việc vượt trần lãi suất của các ngân hàng, không chỉ trong huyđộng VND mà còn có cả huy động USD, cao hơn mức 3%/năm Lãi suất cho vay vẫn
ở mức rất cao, cụ thể là cho vay VND 25%/năm, cho vay USD lên đến 6-8%/năm.Điều này xảy ra từ nguyên nhân là lạm phát tăng cao nên lãi suất thực âm, khó huyđộng vốn hơn trước
- Đến đầu tháng 8/2011, lãi suất qua đêm trên LNH đã giảm xuống dưới mức11.64%/năm Điều này tiếp tục góp phần cho thấy thanh khoản của hệ thống ngânhàng đã tốt lên
- Cuối tháng 8/2011, lãi suất giảm dần, cụ thể là :
+ Lãi suất huy động ngầm từ 16-17%/năm
+ Lãi suất cho vay là 20-22%/năm
- Vào những ngày giữa tháng 10/2011, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổchức họp, 23 đơn vị cùng nhau ký cam kết thực hiện nghiêm trần lãi suất tiền gửiVND theo Thông tư 30, theo đó ấn định lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới
1 tháng là 6%/năm, lãi suất từ 1 tháng trở lên là 14%/năm
Đồng thời, mức lãi suất chỉ tính theo phương thức trả lãi cuối kỳ, mọi phương thức trảlãi khác đều phải quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ
- Ngay sau khi việc điều chỉnh một số lãi suất điều hành của NHNN có hiệu lực, lãisuất giao dịch trên thị trường LNH đã bắt đầu biến động mạnh sau một thời gian dài ổnđịnh
+ Lãi suất giao dịch trên thị trường LNH tại các kỳ hạn ngắn (qua đêm, 1 tuần ,1tháng) đều tăng rất mạnh so với trước đó: lãi suất qua đêm khoảng 16%/năm, lãi suất
kỳ hạn 1 tuần khoảng 18%/năm và kỳ hạn 1 tháng là khoảng 20%/năm
- Cuối năm 2011 ghi nhận sự biến động của lãi suất huy động vàng và ngoại tệ:
+ Mức lãi suất huy động vàng đã lên tới 3.2%/năm - mức cao nhất trên biểu niêm yết + Tại một số Ngân hàng Thương Mại Cổ phần, những mức lãi suất cao cũng đã được
áp dụng khá phổ biến cho chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn bằng vàng, đó là mức 2.7%/năm
2.5-Bên cạnh đó, tính đến cuối năm 2011 thì lãi suất tái chiết khấu ở mức 13%, lãi suất táicấp vốn ở mức 15%, còn lãi suất cơ bản là 14%
2.1.3 Tình hình lãi suất trong năm 2012
Năm 2012 là một năm rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam với nhiều cung bậc khác