Tình hình lạm phát trong năm 2011

Một phần của tài liệu Tình hình lãi suất và lạm phát của việt nam trong giai đoạn 2010 2013 (Trang 39 - 42)

Dấu hiệu của tính quy luật chỉ còn rất mờ nhạt, diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong năm 2011 nổi trội ở hai đột biến, đến từ các mức tăng kỷ lục mới trong tháng 4. Mức chênh lệch giữa tháng tăng cao nhất với tháng tăng thấp nhất tới gần 3%.

còn thấp hơn chút ít so với 2008.

Lạm phát cả năm 2011 chốt ở mức tăng 18.58% ghi nhận sự "đi hoang" của dòng tiền, trong khi không tạo được đột phá về tăng trưởng nhưng lại thúc ép lạm phát đạt các kỷ lục mới. Lạm phát 2011 cao hơn nhiều so với mục tiêu mà Chính phủ đề ra, mặc dù thấp hơn mức lạm phát năm 2008 nhưng vẫn là rất cao trong khoảng 15 năm trở lại. Trong vài ngày cuối cùng của năm 2011, những tàn dư từ lạm phát như lãi suất còn cao, tỷ giá chưa thật ổn định, chính sách vĩ mô sẽ siết thêm năm nữa… khiến yếu tố lòng tin chưa dễ tạo dựng. Năm 2011, tồn tại trong một năm tăng trưởng hạn chế là hai trạng thái cảm nhận: lo âu tăng dần vào đầu năm và bất an cuối năm gắn với lạm phát đang có dấu hiệu trỗi dậy.

Bảng 2.6. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của các tháng trong năm 2011

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

CPI

(%) 1.74 2.09 2.17 3.32 2.21 1.09 1.17 0.93 0.82 0.36 0.39 0.53

Nguồn: Tổng cục Thống kê Hình 2.4. Diễn biến CPI các tháng trong 2 năm 2010 và 2011

0.0% 0.5% 1.0% 1.5% 2.0% 2.5% 3.0% 3.5% T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Năm 2010 Năm 2011

Nhìn chung, CPI qua các tháng trong năm 2011 cao hơn trong năm 2010.

CPI bốn tháng đầu năm 2011 tăng liên tục, tăng mạnh nhất là vào tháng 4, lên tới 3.32%. Nhưng đến tháng 5 và 6, CPI bắt đầu giảm mạnh xuống còn 2.21% vào tháng 5 và chỉ còn 1.09% vào tháng 6. Vào tháng 7, CPI tăng nhẹ, rồi lại tiếp tục giảm nhẹ qua

các tháng 8, 9, 10, trong đó tháng 10 là giảm nhiều hơn trong 3 tháng giảm liên tục đó. Tuy nhiên, CPI vào 2 tháng cuối năm lại tăng nhe.

Có thể thấy, diễn biến chỉ số giá năm 2011 không giống như năm 2009, 2010. Cụ thể là:

+ Năm 2009 và 2010, ba tháng đầu năm có sự biến động mạnh, 5 tháng tiếp theo dao động nhẹ trong khoảng CPI thấp nhất năm, và những tháng còn lại trong năm thì CPI có xu hướng tăng cao vào 2 tháng cuối năm.

+ Tuy nhiên, trong năm 2011, ba tháng đầu năm không có gì đặc biệt, nhưng đến bốn tháng tiếp theo thì CPI có những biến động mạnh, đó là sự tăng cao rồi giảm mạnh. Ba tháng tiếp theo (tháng 7 đến tháng 9) thì CPI năm 2011 dao động nhẹ ở mức thấp, rồi đến tháng 10 thì giảm nhiều hơn. Vào hai tháng cuối năm thì CPI cũng tăng nhưng chỉ là tăng nhẹ chứ không phải biến động mạnh như tháng 4.

- Với tình hình chỉ số giá như trên, diễn biến lạm phát năm 2011 cũng khá phức tạp, điều này thể hiện ở việc tăng cao vào những tháng đầu năm và giảm dần từ quý II. Trong 4 tháng cuối năm, lạm phát có dấu hiệu giảm tốc, chỉ tăng dưới 1% mỗi tháng. Trong năm 2011 đã trải qua hai giai đoạn, cụ thể là:

+ Giai đoạn 1 (6 tháng đầu năm 2011): CPI tăng sau Tết. Giữa tháng 2/2011, NHNN quyết định tăng mạng tỷ giá USD/VND tới 9.3%. Nguyên nhân của quyết định này là: nỗ lực ổn định tỷ giá của NHNN vào trước đó đã khiến dự trữ ngoại hối tại thời điểm quý I/2011 chỉ còn lại tương đương 3.5 tuần nhập khẩu, nhưng căng thẳng ngoại tệ vẫn không thuyên giảm, chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và chợ lên đến 10%. Nhiều doanh nghiệp cho rằng việc tăng tỷ giá hối đoái lên mức như vậy sẽ không có lợi cho kinh doanh, đồng thời lãi suất tăng cao đã trở thành mối lo ngại lớn thứ hai cho họ. Bên cạnh đó, vào cuối tháng 2/2011, tại cuộc họp của Chính Phủ với địa phương, giá xăng dầu đã được điều chỉnh tăng gần 20%, giá điện tăng 15.28%... Và hàng loạt chỉ tiêu đã được điều chỉnh như tăng trưởng tín dụng giảm xuống 20% thay vì 23%, tổng phương tiện thanh toán được áp dụng chỉ tiêu mới ở mức 15-16%, bội chi so với GDP từ mức 5.3% giảm về mục tiêu mới là 5%, chi tiêu thường xuyên giảm 10% trong 9 tháng cuối năm,...

Hệ quả sau đó là lạm phát liên tục bị đẩy lên, CPI tăng 2.17% vào tháng 3. Rồi tiếp đó, CPI lập tức đạt đỉnh vào tháng 4 ở mức 3.32%, cao nhất trong 3 năm trở lại. CPI tháng 4/2011 so với cuối năm 2010 đã tăng 9.64%, vượt xa mục tiêu 7% mà Chính Phủ đã

đặt ra trước đó, điều này đã hiện thực hóa nỗi lo lạm phát.

Vào tháng 5, CPI tăng 2.21% đã làm thị trường chứng khoán nóng lên. Bởi vì, dù hạ nhiệt ở những tháng trước đó nhưng mức độ tăng cao so với tháng 4 - đỉnh điểm lạm phát, thì không thể khiến nỗi lo không ngừng tăng lên.

Trước tình hình trên, theo NHNN, các chỉ tiêu của chính sách tiền tệ đã được áp dụng để kiềm chế lạm phát. Tổng phương tiện thanh toán tính đến cuối tháng 5 chỉ là 1.59% so với cuối năm 2010, rất thấp so với nhiều năm trước. Tín dụng tăng tương ứng 6.16%.

Phản ứng trước các điều chỉnh trên, CPI tháng 6 được xem là hạ nhiệt xuống mức tăng 1.09%, khép lại nửa năm đầu 2011 đầy sóng gió.

+ Giai đoạn 2 (6 tháng cuối năm 2011): nền kinh tế đứng trước những khó khăn trong việc quyết định thực thi con đường chấp nhận giảm tăng trưởng để kiềm chế lạm phát. Ở các cuộc họp thường kỳ Chính Phủ trong thời gian đó, một số điều chỉnh đã xuất hiện.

Kể từ tháng 7, bắt đầu có sự điều chỉnh trên thị trường LNH. Bên cạnh đó, tổng phương tiện thanh toán cũng tăng tốc hơn trước, trong khi tín dụng duy trì mức tăng trưởng thấp. Tính đến cuối năm 2011, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 10%, còn tín dụng thì tăng khoảng 12%.

Khi sản xuất tồn kho lớn, trước các cơ hội đầu tư đầy rủi ro, nhiều nhà đầu tư đã quay lưng lại, và dường như việc dòng tiền này đã chuyển ngược lên thị trường tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.

Hệ quả là ngay sau đó, lạm phát đã có sự đáp trả lại. CPI tháng 7 rẽ sang một hướng khác, đó là CPI lên mức tăg mới 1.17%. Tuy nhiên, sau đó thì CPI bắt đầu xuống thấy rõ.

Đến cuối năm, CPI hiện thực mong muốn đẩy lạm phát trở lại với mức tăng theo tháng của các giai đoạn ổn định như trước đây, với 3 tháng cuối năm 2011 tăng dưới 0.6%.

Một phần của tài liệu Tình hình lãi suất và lạm phát của việt nam trong giai đoạn 2010 2013 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w