Cuối tháng 12/2012, Tổng cục Thống kê đã công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 0.27% so với tháng 11/2011, và tăng 6.81% so với tháng 12/2011. Bình quân cả năm 2012 tăng 9.02% so với cả năm 2011.
Mặc dù từ trước, các cơ quan dự báo và Chính phủ đều nhận định cho rằng, lạm phát năm 2012 sẽ được kiềm giữ ở 1 con số và sẽ dao động trong khoảng từ 7.5 - 8%, tuy
nhiên, con số lạm phát được công bố từ Tổng cục Thống kê lại thấp hơn nhiều, chỉ ở mức 6.81%, xấp xỉ mức tăng 6.52% của năm 2009.
Như vậy, lạm phát của năm 2012 đã dừng ở mức dưới 7%, đảm bảo được mục tiêu của Quốc hội đề ra, bằng 1/3 con số tương ứng của năm 2011.
- Diễn biến giá năm 2012 có phần nào giống với diễn biến giá năm 2009 khi cùng cán đích ở mức dưới 7% mặc dù năm trước đó là gần 20%. Đây chỉ là nhìn vào con số chung, còn diễn biến từng thành phần thì khác hẳn nhau về bản chất.
-0.5% 0.0% 0.5% 1.0% 1.5% 2.0% 2.5% T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Năm 2012 1.00% 1.37% 0.16% 0.05% 0.18% -0.26% -0.29% 0.63% 2.20% 0.85% 0.47% 0.27% Nguồn: Tổng cục Thống kê
CPI tăng vào tháng 2, sau đó giảm mạnh vào tháng 3. Tháng 4, tháng 5 CPI giảm rồi tăng nhẹ. Đến tháng 6, giảm mạnh, xuống mức âm và vẫn duy trì mức âm đó tới tháng 7. Bước sang tháng 8, CPI bắt đầu tăng mạnh, vượt xa mức ở tháng 3, rồi tiếp tục tăng mạnh và đạt đỉnh vào tháng 9. Nhưng trong ba tháng cuối năm 2012, CPI có xu hướng trượt dốc, đặc biệt giảm nhanh vào tháng 10.
- Năm 2012 là năm nền kinh tế diễn biến rất khác trong vòng hơn 10 năm trở lại, đặc biệt là sự bất thường của diễn biến giá. Cụ thể là:
+ Thị trường giá cả còn biến động mạnh do yếu tố lễ Tết và hàng loạt nhiên liệu thiết yếu như điện, than, xăng dầu chịu áp lực tăng giá trên thị trường thế giới. Nhằm giảm bớt áp lực tăng giá, cuối tháng 2/2012, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 25/2012/TT-BTC giảm thuế suất thuế nhập khẩu đồng loạt đối với nhóm hàng xăng dầu. Tuy nhiên, so với cuối năm 2011, CPI tháng 2 vẫn tăng tới 2.38%, trong đó, giá thực phẩm tăng tới 4.18% và giá nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 4.22%.
+ Giá xăng dầu chỉ ổn định được đến đầu tháng 3 rồi lại tăng từ cuối tháng 4/2012 với mức tăng tổng cộng tới 14.4%, đưa giá xăng dầu lên mức cao kỷ lục từ trước tới lúc đó. Nối tiếp tình hình đó, giá cước taxi và giá cả một số hàng hóa dịch vụ khác cũng có dấu hiệu tăng giá xăng dầu.
+ Trái hẳn với dự báo của một số chuyên gia, thị trường giá cả không chỉ trong tháng 3 mà kéo dài đến tận tháng 8/2012 lại diễn biến rất ổn định, thậm chí thay vì lo ngại lạm phát cao do biến động giá xăng dầu lại chớm mỗi lo nền kinh tế rơi vào giảm phát khi CPI hai tháng liên tiếp là tháng 6 và tháng 7 lần lượt giảm 0.26% và 0.29%. Đây điều bất thường vì CPI giảm sâu vào những tháng giữa năm. Và hàng năm, CPI thường tăng mạnh vào tháng Tết nhưng năm 2012 thì CPI tăng mạnh vào tháng 9. Xu thế lạm phát tính theo năm giảm dần kể từ mức đỉnh 23% vào tháng 8/2011 được khẳng định chắc chắn khi xuống đến mức đáy 5,04% vào tháng 8/2012. Sau 8 tháng, so với cuối năm 2011 lạm phát cả năm chắc chẳn ở mức một con số.
+ Diễn biến lạm phát ổn định liên tục suốt 6 tháng có sự đóng góp không nhỏ của việc 5 lần liên tiếp điều chỉnh giảm giá xăng dầu đưa về mức còn thấp hơn so với đầu năm 2012. Kết quả nổi bật của điều hành thị trường xăng dầu và điện là biến động giá cả của hai nhóm vốn thường xuyên dẫn đầu về tốc độ tăng giá trong mấy năm gần đây là nhóm giao thông và nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng đã tăng chậm hẳn lại.
+ Vào tháng 7/2012, so với cuối năm 2011, chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng chỉ tăng 2.89% và tháng 8 tăng 4.98% do giá điện bình quân tăng 5% kể từ đầu tháng 7/2012. Còn chỉ số giá nhóm giao thông tháng 8 thậm chí chỉ tăng 2.6% - thấp hơn cả mức tăng CPI chung.
Bên cạnh đó, chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng tới 17.2%, riêng chỉ số giá dịch vụ y tế tăng vọt 23.87% so với tháng trước. Mặc dù thuốc và dịch vụ y tế chỉ chiếm 5.61% trong giỏ hàng tính CPI, nhưng do mức điều chỉnh quá mạnh và đồng loạt ở nhiều địa phương nên CPI suốt 7 tháng đầu năm khiến cho hồi chuông lạm phát cao lại rung lên dữ dội.
+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2012 đã tăng 2.2% so với tháng 8 và 6.48% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam không rơi vào suy giảm sau hai tháng CPI liên tiếp âm.
+ Mặc dù, giá xăng dầu lại tăng liên tiếp 4 lần từ cuối tháng 7/2012 trước khi giảm nhẹ vào tháng 11/2012, nhưng CPI nhóm giao thông cả năm 2012 chỉ tăng 6.67% so
với cuối năm trước, đây là mức tăng thấp xa so với mức tăng tương ứng tới 19.04% của năm 2011.
+ Bên cạnh đó, việc trì hoãn tăng giá điện thêm 5% đến tận gần cuối tháng 12/2012 thay vì tăng ngay từ đầu quý IV/2012 cũng trực tiếp tác động làm chỉ số giá nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng cả năm 2012 chỉ tăng 9.18%, nghĩa là chỉ bằng hơn một nửa so với mức tăng tương ứng tới 17.29% của năm 2011.
+ Đáng chú ý là CPI nhóm hàng ăn và dịch ăn uống vốn chiếm tỷ trọng 39.39% trong giỏ hàng hóa - dịch vụ tính CPI lại tăng rất thấp trong năm 2012. So với cuối năm trước, CPI nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống năm 2012 chỉ tăng có 1.01%, trong đó giá thực phẩm tăng 0.95% còn giá nhóm lương thực giảm tới 5.66%. Đây là bức tranh hoàn toàn trái ngược với năm 2011 khi các chỉ số tương ứng lần lượt là 24.8%, 27.38% và 18.98%.
+ Nhờ sự chỉ đạo kiên quyết, kịp thời của Chính phủ mà thị trường giá cả quý IV/2012 đã nhanh chóng ổn định trở lại và nguy cơ tái lạm phát cao đã bị đẩy lùi. CPI 3 tháng cuối năm 2012 tăng chậm trở lại, góp phần tích cực vào thành tích CPI cả năm.
- Trong năm 2012 có tới 7 tháng CPI chỉ tăng dưới 1% và hầu hết các tháng chỉ tăng dưới 0.5%.
Vào cuối năm, nhóm hàng hóa có quyền số lớn nhất trong giỏ hàng hóa tính CPI là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống lần đầu tiên chỉ tăng 1% so với tháng 12 năm trước, đóng góp vào mức tăng chung của cả năm chỉ là 0.4%.
Xếp hạng đầu tiên trong năm 2012 và cũng chưa từng xảy ra từ trước đến nay khi nhóm thuốc và dịch vụ y tế có bước nhảy vọt lớn khi cả năm tăng tới 45.23%, đóng góp 2.5% trong tổng số 6.81% chung cả năm. Bên cạnh đó, nhóm giáo dục cũng tăng tới 16.97% và đóng góp thêm 1.14% tăng chung cả năm.
Các chỉ tiêu tiền tệ, sản xuất và tiêu dùng liên quan đã được công bố như tăng trưởng tín dụng cả năm 2012 chỉ khoảng 5% (gần bằng 1/6 năm 2009), giá trị sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2012 chỉ tăng 4.6% (gần bằng 1/2 năm 2009), tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội sau khi loại trừ yếu tố giá cũng chỉ tăng 4.6% (cũng gần bằng 1/2 năm 2009) mặc dù lạm phát cơ bản cũng ở con số gần 8%, tương đương năm 2009.
trước; tăng 0.4% so với tháng 12/2011. Chỉ số giá đôla Mỹ tháng 12/2012 tăng 0.03% so với tháng trước; giảm 0.96% so với tháng 12/2011.
Năm 2012 khép lại với sự bất ngờ của diễn biến lạm phát thấp hơn trong bối cảnh tăng trưởng suy giảm.