Tình hình lạm phát trong năm 2013

Một phần của tài liệu Tình hình lãi suất và lạm phát của việt nam trong giai đoạn 2010 2013 (Trang 46 - 63)

Năm 2013 là năm có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2013 tăng 6.6% so với bình quân năm 2012.

-0.5% 0.0% 0.5% 1.0% 1.5% T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Năm 2013 1.25% 1.32% -0.19% 0.02% -0.06% 0.05% 0.27% 0.83% 1.06% 0.49% 0.34% 0.51% Nguồn: Tổng cục Thống Kê

- Tháng 1/2013, CPI đã tăng tới 1.25%. CPI tháng 2 tuy chỉ tăng 1.32% so với tháng 1, nhưng tính chung 2 tháng đầu năm, CPI đã tăng 2.59% so với tháng 12/2012.

Lạm phát cơ bản tháng 2 tương tự như tháng 1 vẫn ở mức cao 12.6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 2, lạm phát cơ bản có điều chỉnh yếu tố mùa vụ so với tháng trước đã giảm 0.5% từ mức 0.9% của tháng 1. Lạm phát thực phẩm tháng 2 tăng nhẹ từ mức 1.3% của tháng 1 lên mức 1.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả là lạm phát thực phẩm tháng 2 có điều chỉnh mùa vụ so sánh theo tháng tăng 0.2% từ mức 0.6% trong tháng 1.

- CPI tháng 3/2013 trượt dốc, giẩm mạnh xuống mức âm 0.19%, bước sang tháng 4 lại tăng lên mức 0.02%.

- Sau khi giảm nhẹ ở tháng 5 thì CPI có xu hướng tăng nhẹ. CPI trong sáu tháng đầu năm 2013 tăng 2.4% và là mức tăng CPI thấp nhất so với cùng kỳ trong 10 năm qua.

- Tiếp đó, CPI tháng 7/2013 chỉ tăng 0.27% so với tháng trước và tăng 2.68% so với tháng 12/2012, chủ yếu do ảnh hưởng bởi giá xăng dầu được điều chỉnh tăng hai đợt vào giữa tháng 6 và cuối tháng 6/2013, làm chỉ số giá nhóm này tăng 2.38% so với tháng trước, đóng góp vào chỉ số giá chung 0.09%.

- CPI tháng 8/2013 tăng mạnh, lên mức 0.83% so với tháng trước, tăng 3.53% so với tháng 12/2012 và tăng 7.5% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, chỉ số giá đôla Mỹ tháng 8/2013 tăng 0.06% so với tháng trước; tăng 1.59% so với tháng 12/2012; tăng 1.63% so với cùng kỳ năm 2012.

Và Chỉ số giá vàng tháng 8/2013 tăng 0.32% so với tháng trước; giảm 20.17% so với tháng 12/2012; giảm 13.43% so với cùng kỳ năm trước.

- Chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục tăng lên mức 1.06% vào tháng 9, nhưng lại giảm xuống chỉ còn 0.49% ở tháng 10. Tháng 11, CPI tiếp tục giảm nhẹ xuống mức 0.34%.

- Cuối tháng 12/2013, tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế xã hội năm 2013, Tổng Cục Thống kê cho biết tăng trưởng kinh tế đã có tín hiệu phục hồi. Như vậy, GDP và lạm phát đều đạt được mục tiêu tổng quát đề ra từ đầu năm, phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng, GDP cao hơn và lạm phát thấp hơn năm 2012.

Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013 tăng 0.51% so với tháng trước và tăng 6.04% so với tháng 12/2012.

- Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ:

+ Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có chỉ số giá tháng 12/2013 so với tháng trước tăng cao nhất với mức tăng 2.31%;

+ Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0.57%;

+ Nhóm hàng ăn dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng 0.17%; + Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0.27%;

+ Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0.25%; + Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0.13%; + Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0.08%; + Và nhóm giáo dục tăng 0.02%;

+ Còn các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại thì chỉ số giá giảm, bao gồm: giao thông vận tải 0.23%, bưu chính viễn thông giảm 0.01%.

- Về tăng trưởng GDP, số liệu chính thức từ Tổng cục Thống kê cho biết, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5.42% so với năm 2012. Trong đó,

quý I tăng 4.76%, quý II tăng 5%, quý III tăng 5.54%, quý IV tăng 6.04%.

Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5.5% nhưng cao hơn mức tăng 5.25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi.

- Sau đây là tình hình lạm phát trong giai đoạn 2009-2013:

0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 18% 20% 2009 2010 2011 2012 2013

Hình 2.7. Diễn biến Lạm phát giai đoạn 2009 - 2013

6.52%

11.75%

18.58%

6.81% 6.04%

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Ta có thể thấy, trong hai năm 2010 và 2011, lạm phát tăng cao. Từ lạm phát một con số - mức 6.52% ở năm 2009 lên lạm phát hai con số - mức 11.75% ở năm 2010, và đặc biệt là năm 2011, tăng lên mức 18.58%. Đến năm 2012, lạm phát hạ nhiệt xuống mức một con số là 6.81%. Năm 2013, lạm phát tiếp tục giảm xuống còn 6.04% và đây là mức lạm phát thấp nhất trong 10 năm trở lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3. Tác động của lãi suất và lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2013

Lãi suất và lạm phát có ảnh hưởng quan trọng tới nền kinh tế, mức độ ảnh hưởng tùy mỗi ngành, mỗi lĩnh vực khác nhau. Trong giai đoạn 2010 - 2013, lãi suất và lạm phát

đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế, NHNN và Chính Phủ đã có những biện pháp nhằm ổn định nền kinh tế.

Dưới tác động của tình hình lãi suất, lạm phát, và các chính sách của Nhà nước, nền kinh tế giai đoạn 2010 - 2013 có những biến chuyển về nhiều mặt, cụ thể như sau:  Về tăng trưởng kinh tế:

So với năm 2010, GDP năm 2011 tăng 6.24%, năm 2012 tăng 5.25% và năm 2013 tăng 5.42%.

Bình quân 3 năm (2010 - 2013) thì GDP tăng 5.6%/năm. Đây là con số chưa đạt kế hoạch Nhà nước đề ra ban đầu cũng như chỉ tiêu đã điều chỉnh, nhưng cũng là mức tăng có thể chấp nhận được và có phần cao hơn chút ít so với mức bình quân của các nước trong khối ASEAN (5.1%/năm trong thời kỳ 2011 - 2013, theo IMF).

Tuy nhiên điều rất đáng lo ngại là khu vực sản xuất vật chất có xu hướng giảm dần tốc độ tăng trưởng.

Bảng 2.7. Tăng trưởng kinh tế chia theo khu vực trong giai đoạn 2011 - 2013

Năm GDP Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp và

xây dựng Dịch vụ

2011 6.24 4.02 6.68 6.83

2012 5.25 2.68 5.75 5.9

2013 5.42 2.67 5.43 6.56

Hình 2.8. GDP bình quân đầu người tính bằng USD của Việt Nam qua các năm trong giai đoạn 2010 - 2013 ( đơn vị: USD/người)

0 500 1000 1500 2000 2010 2011 2012 2013 1273 1517 1749 1960

Nguồn: Tổng cục Thống kê

- Điều đáng chú ý trong cơ cấu tăng trưởng GDP là doanh nghiệp Nhà nước đóng góp trên 33% tổng tăng trưởng GDP của cả nước, tính đến cuối năm 2013.

Nền kinh tế vĩ mô và lạm phát:

Trong 3 năm 2010-2013, Chính phủ kiên trì theo đuổi mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, áp dụng đồng bộ các biện phát. Điều này đã có kết quả như sau: CPI bình quân năm đã giảm từ 18.13% năm 2011 xuống còn 9.21% năm 2012 và năm 2013 lạm phát ở mức khoảng 6.04%.

Mặt bằng lãi suất huy động giảm từ mức 17-18% năm 2011 xuống còn 7-10%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay giảm còn 9-12%/năm. Tính đến cuối năm 2013, lãi suất cho vay khoảng 9-11.5%, đối với các lĩnh vực ưu tiên là 7-9%. Điều này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn vốn từ các Ngân hàng.

Bội chi ngân sách, nợ Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia vẫn trong giới hạn kiểm soát được.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn có xu hướng tăng. Năm 2011, số vốn đăng ký là 15.6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 11 tỷ USD. Đến năm 2012, có 16.3 tỷ USD vốn đăng ký và vốn thực hiện là 10.1 tỷ USD. Năm 2013, số vốn đăng ký lên tới 21.6 tỷ USD, vốn thực hiện là 11.5 tỷ USD.

Xuất nhập khẩu:

Trong giai đoạn 2010 - 2013, xuất khẩu Việt Nam có những điểm sáng. Dù phải đối mặt với những tác động xấu từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng Việt Nam vẫn là một trong số ít nền kinh tế giữ mức tăng trưởng trên 5% mỗi năm. Mức tăng trưởng này có phần quan trọng từ những thành tựu đã đạt được từ hoạt động xuất khẩu.

Hình 2.9. Tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu trong giai đoạn 2010 - 2013 (đơn vị: tỷ USD) 0 20 40 60 80 100 120 140 2010 2011 2012 2013 71.6 96.61 114.57 132.2 84 106.75 113.79 131.3 Tổng kim ngạch xuất khẩu Tổng kim ngạch nhập khẩu

- Năm 2010: Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 71.6 tỷ USD, tăng 25.5% so với năm 2009. Nhìn chung, tất cả kim ngạch của các mặt hàng đều vượt mục tiêu đặt ra. Về nhập khẩu cả nước đạt 84 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2009, giá trị tương đương tăng 14 tỷ USD. Một số hàng hóa cần nhập khẩu giảm khá mạnh trong năm 2010 là: xăng dầu giảm 28.6%, khí đốt hóa lỏng giảm 14%, phân bón giảm 22%, thép các loại giảm 10%,... Điều này chủ yếu do sản xuất trong nước phần nào đã đáp ứng được nhu cầu.

- Năm 2011: Trong điều kiện kinh tế gặp khó khăn, kinh tế thế giới suy giảm và cạnh tranh khốc liệt, nền kinh tế Việt Nam đã bị hưởng ảnh hưởng không nhỏ.

Tuy nhiên, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2011 đạt 96.61 tỷ USD, gấp 6.7 lần so với năm 2000. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đều hoàn thanh so với kế hoạch đề ra. Đặc biệt, năm 2011 nước ta xuất khẩu gạo đạt 7.105 triệu tấn, thu về 3.651 tỷ USD, thị trường xuất khẩu nông sản được mở rộng và giá cả thế giới tăng cao.

Còn tổng kim ngạch năm 2011 đạt 106.75 tỷ USD, tăng 25.8% so với năm 2010. - Năm 2012: xuất khẩu tiếp tục phát huy đà tăng của 2 năm trước với nhiều điểm nhấn tích cực hơn, tạo động lực thúc đẩy và nâng đỡ cho đà suy giảm kinh tế đất nước lúc bấy giờ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm 2012 đạt 114.57 tỷ USD, tăng 18.2%

so với năm 2011. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 113.79 tỷ USD, tăng 7.1% so với năm 2011. - Năm 2013: Với kim ngạch tăng trưởng 15.4%, tương đương 132.17 tỷ USD, năm 2013 là năm thứ hai liên tiếp xuất khẩu Việt Nam đạt xuất siêu.

Kim ngạch nhập khẩu năm 2013 đạt 131.3 tỷ USD, tăng 15.4% so với năm 2012.

Thu nhập bình quân:

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu, tập đoàn đầu tư phát triển Việt Nam

Thu nhập bình quân đầu người tăng khá cao trong 5 năm khủng hoảng, nhưng ngược lại là sự mất giá của đồng tiền khiến đời sống dân cư không hẳn có sự cải thiện tương ứng. Đồng VND mất giá khá mạnh so với USD trong giai đoạn này khiến thu nhập bình quân đầu người tính bằng USD tăng chậm.

Thất nghiệp:

Dường như tình hình lao động việc làm tại Việt Nam đã “miễn dịch” với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thậm chí trong những năm khó khăn nhất sau khủng hoảng, 2011 và 2012, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị còn cải thiện rõ nét. Điều này mẫu thuẫn với tình trạng phá sản của doanh nghiệp hay sa thải lao động đang diễn ra trong những năm gần đây.

Hình 2.11. Tỷ lệ thất nghiệp tính đến cuối tháng 6/2013 ở Việt Nam

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Theo số liệu thống kê chính thức, tình trạng thất nghiệp không phải là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam hiện nay. Tới thời điểm 6/2013, trong bối cảnh nền kinh tế và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở Việt Nam ở mức rất thấp, chỉ khoảng 2.28%.

Tính đến cuối năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2013 ước tính là 2.2%, tăng đáng kể so với mức 1.96% của năm 2012. Trong đó tỷ lệ thất nghiệp tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2013 ước tính 2.77%, tăng 0.03% so với 2012.

Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng lên do sản xuất vẫn gặp khó khăn làm ảnh hưởng đến việc làm của người lao động. Bên cạnh đó, năm 2013, các doanh nghiệp giải thể ngày càng tăng lên, các doanh nghiệp mới thành lập cũng tăng nhưng vốn đầu tư ngày càng giảm so với 3 năm trước đó. Nguyên nhân sâu xa cũng bởi thị trường lãi suất biến động mạnh, và lạm phát đang nóng dần lên trong những năm qua.

Hình 2.12. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2013 so với năm 2012 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0

Tỷ lệ thất nghiệp (%) Khu vực thành thị (%) Khu vực nông thôn (%)

1.96 3.21 1.39 2.2 3.58 1.58 2012 2013 Nguồn: Tổng cục thống kêDự trữ ngoại hối:

Ảnh hưởng của cuộc khoảng tài chính toàn cầu, cú đảo chiều của vốn ngoại tệ đã thể hiện rõ ở cân đối cán cân tổng thể thâm hụt năm 2010. Bên cạnh đó,dự trữ ngoại hối giảm mạnh từ năm 2009 và đặc biệt trong năm 2010.

Tuy nhiên, cán cân tổng thể đã thặng dư trở lại trong năm 2011 và gần với mức kỷ lục (năm 2007) vào năm 2012. Thuận lợi đó giúp dự trữ ngoại hối nhà nước phục hồi nhanh và mạnh.

Niềm tin đối với VND suy giảm:

Có nhiều nguyên nhân, song ảnh hưởng khủng hoảng với cú đảo chiều vốn ngoại tệ là yếu tố góp thêm sự căng thẳng, xáo trộn và biến động mạnh của tỷ giá USD/VND những năm 2010 - 2011. Phía sau đó là niềm tin đối với VND bị suy giảm. Nhưng với trạng thái thặng dư trở lại của cán cân tổng thể, cùng nhiều chính sách can thiệp của NHNN, tỷ giá USD/VND đã ổn định từ cuối 2011 cho đến năm 2013.

Hình 2.13. Mức tăng, giảm bình quân trong năm của tỷ giá USD/VND từ năm 2010 đến tháng 8/2013 -2% 0% 2% 4% 6% 8% 10% 2010 2011 2012 T8/2013 7.63% 8.47% -0.85% 2% Nguồn: Tổng cục thống kê

Số lượng doanh nghiệp:

Là những đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng, nhưng dường như tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ban đầu khá mờ nhạt, xét ở mức độ kinh doanh thua lỗ.

Dữ liệu khảo sát hàng năm của Tổng cục Thống kê cho thấy, tình trạng thua lỗ của các doanh nghiệp chỉ thực sự tăng cao từ năm 2011, đặc biệt là ở khối ngoài quốc doanh. Còn theo báo cáo của Tổng cục Thuế, trong quý I/2012 có đến 70% số doanh nghiệp báo cáo thua lỗ.

Nợ xấu:

Tốc độ tăng nợ xấu ở mức báo động, khi chỉ trong 9 tháng đầu năm 2012 đã tăng tới 66% so với cuối năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống đến cuối tháng 9/2012 là 8.82% trên tổng dư nợ và ước cả năm vào khoảng 8.5% - 10%.

Nợ xấu có tài sản đảm bảo bằng bất động sản và bất động sản hình thành trong tương lai chiếm đến hơn 70% tổng nợ xấu.

Nợ xấu tập trung ở nhóm các ngân hàng thương mại với 95.5% tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng trong nước (NHTM Nhà nước chiếm 50.5%).

Chương 3:

Dự báo tình hình lãi suất và lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới và những giải pháp cần thiết 3.1. Dự báo tình hình lãi suất và lạm phát trong thời gian tới

Từ việc phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của lạm phát và lãi suất đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2010 -2013, có thể thấy, năm 2014 nền kinh tế sẽ vẫn không thể ra khỏi giai đoạn trì trệ. Những khó khăn đặt ra trong năm 2013 vẫn sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2014. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, song tốc độ chậm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong năm 2013, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát sau khi Nhà nước thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu Tình hình lãi suất và lạm phát của việt nam trong giai đoạn 2010 2013 (Trang 46 - 63)