Tình hình lạm phát trong năm 2010

Một phần của tài liệu Tình hình lãi suất và lạm phát của việt nam trong giai đoạn 2010 2013 (Trang 36 - 39)

- Cuối tháng 12/2010, Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 12 đã tăng tới 1.98%, kéo theo lạm phát năm 2010 lên mức 11.75%.

Mức lạm phát của Việt Nam trong năm 2010 là 2 con số. Mức 11.75% tuy không quá bất ngờ nhưng vẫn vượt so với chỉ tiêu được Quốc hội đề ra hồi đầu năm gần 5%. - Tháng 12 là tháng có chỉ số CPI tăng mạnh nhất trong năm 2010, ở mức 1.98%. Đóng góp chủ yếu vào con số này là mức tăng giá ở khu vực hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tăng 3.31% (riêng lương thực tăng tới 4.67%). Cũng trong tháng này, giá nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng mạnh tới 2.53%.

So với tháng 11/2010, chỉ số giá tháng 12/2010 của nhóm hàng tăng cao nhất là lương thực (tăng 4.67%), tiếp đến là thực phẩm (tăng 3.28%), nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (tăng 2.53%).

Còn nếu so với tháng 12/2009, thì tháng 12/2010 nhiều nhóm hàng đã có mức tăng rất mạnh như chỉ số giá vàng tăng 30%, đô-la Mỹ tăng 9.68%, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 16.18%, thực phẩm tăng 16.69%, hàng hóa và dịch vụ khác tăng 11.83%...

- Tính chung trong cả năm 2010, giá vàng đã tăng tới 30% trong khi mức tăng của đôla Mỹ chỉ xấp xỉ 10%.

- Cụ thể, diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2010 như sau:

-0.5% 0.0% 0.5% 1.0% 1.5% 2.0% 2.5% T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 0.32% 1.17% -0.17% 0.35%0.44% 0.55% 0.52% 0.24% 0.62% 0.37% 0.55% 1.38% 1.36% 1.96% 0.75% 0.14%0.27% 0.22% 0.06% 0.23% 1.31% 1.05% 1.86% 1.98% Năm 2009 Năm 2010 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nhìn chung, CPI năm 2010 cao hơn 2009 và sự thay đổi tăng giảm của CPI năm 2010 cũng gần giống như năm 2009, chỉ có khác nhau về sự thay đổi từ tháng 3 sang tháng 4, tháng 5 sang tháng 6 và tháng 7 sang tháng 8. Tức là: sang tháng 4/2009 thì CPI tăng so với tháng 3/2009, còn từ tháng 3/2010 sang tháng 4/2010 thì CPI lại giảm. Tương tự như vậy, tháng 6 so với tháng 5 trong năm 2009 thì CPI tăng, nhưng trong năm 2010 thì CPI lại giảm. Tháng 8/2009, CPI giảm so với tháng 7/2009 nhưng trong năm 2010 thì CPI tháng 8 tăng lên.

Ba tháng đầu năm, CPI năm 2010 cao hơn 2009. Trong 5 tháng tiếp theo (từ tháng 4 đến tháng 8) thì CPI năm 2010 giảm xuống thấp hơn so với năm 2009. Nhưng vào các tháng còn lại trong năm thì CPI năm 2010 cao hơn nhiều so với CPI năm 2009.

Năm 2010, CPI tháng 2 tăng lên 1.96% nhưng đến tháng 3 là giảm mạnh nhất trong năm, xuống còn 0.75%. Đến tháng 4/2010, CPI tiếp tục giảm. Tháng 8/2010, CPI là 0.23%, sau đó đến tháng 9 thì CPI tăng nhiều nhất trong năm 2010, lên mức 1.31%. Tháng 10, CPI lại giảm, và từ đó tới cuối năm, CPI bắt đầu tăng liên tục, mức CPI cao nhất năm 2010 là vào tháng 12 với 1.98%. Theo các số liệu, CPI của ba tháng 9,10,11 trong năm 2010 đã đạt kỷ lục trong 15 năm trở lại.

- Theo Bộ Công Thương, CPI năm 2010 tăng mạnh là do giá cả thế giới tăng, trong khi chúng ta vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân. Dịch bệnh trong chăn nuôi trong nước diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới tăng trưởng khu vực này; lũ lụt, hạn hán xảy ra ở nhiều nơi với mức độ nghiêm trọng gây thiệt hại lớn...

Tuy nhiên, tính chung trong cả năm 2010, giáo dục mới là nhóm tăng giá mạnh nhất trong giỏ hàng hóa tính CPI (gần 20%). Tiếp đó là hàng ăn (16.18%) và nhà ở - vật liệu xây dựng (15.74%). Bưu chính viễn thông là nhóm duy nhất giảm giá với mức giảm gần 6% trong năm 2010.

- Với tình hình diễn biến CPI năm 2010 như trên đã hình thành nên hai thời điểm thay đổi lạm phát, đó là những sự thay đổi tăng cao và giảm mạnh.

Ba tháng đầu 2010, CPI tăng rồi lại giảm, điều này là nguyên nhân của việc NHNN đã công bố điều chỉnh tỷ giá bình quân LNH vào đầu tháng 2/2010, đưa mức giá trần theo quy định lên 19,100VND/USD. Trong khi đó, những mặt hàng do Nhà nước quản lý cũng chính thức được cho phéo điều chỉnh lên mức giá mới, đồng loạt được áp dụng vào đầu tháng 3/2010: giá than bán cho điện tăng đến 47% tùy loại, giá điện tăng 6.8%.

Một tác động khác ảnh hưởng lớn đến giá cả và tâm lý người tiêu dùng đó là vào cuối tháng 2/2010, chỉ mới sau Tết thì giá xăng tăng đột ngột, tăng lên khoảng 3.6%. Tiếp đó, hàng loạt mặt hàng khác cũng kéo nhau tăng giá, như: gas, xi măng, sắt thép... Bên cạnh đó, nửa cuối tháng 3, thị trường chứng khoán xảy ra giai đoạn sụt giảm mạnh.

Vào năm tháng tiếp theo đó (tháng 4 đến tháng 8), lạm phát tương đối ổn định, không có sự thay đổi mạnh như ba tháng đầu năm. Xét về cao độ, các mức tăng CPI của 5 tháng này trong năm 2010 đã lập kỷ lục về độ thấp kể từ năm 2004 đến 2010.

Bốn tháng cuối năm 2010, chỉ số giá tiêu dnùg liên tục duy trì ở mức cao, có 3 tháng đạt kỷ lục về cao độ đã kể trên, điều này cho thấy sức nóng lạm phát đã ở gần. Trong các nguyên nhân ảnh hưởng tới lạm phát trong giai đoạn này thì nguyên nhân chủ quan không ít hơn nguyên nhân khách quan, cụ thể tình hình 4 tháng cuối năm như sau: + Vào tháng 8, chính sách Nhà nước đã đổi hướng, những động thái trên thực tế đã cho thấy việc kiểm soát lạm phát dường như đã ít được chú ý hơn, trong khi đó thì mục tiêu ưu tiên cho tăng trưởng lại trỗi dậy. Đầu tháng 8, giá xăng dầu sau một thời

gian dài được giữ cố định thì đã được điều chỉnh tăng lên khoảng 2.5%, đẩy CPI tháng 9 tăng nhanh. Tới giữa tháng 8, NHNN tiếp tục điều chỉnh tỷ giá bình quân LNH lên mức 18,932 VND/USD (tăng gần 2.1%).

Ngoài ra, khi Nghị định 49/NĐ-CP của Chính phủ cho phép điều chỉnh học phí có lộ trình được thực thi, các tỉnh và thành phố đã đồng loạt tăng học phí lên rất cao trong tháng 9, điều này cho thấy CPI trong tháng 9 tăng tới 0.7% cũng do nhóm giáo dục và đào tạo góp phần vào.

+ Bên cạnh đó, lũ lụt diễn ra nhiều ở miền Trung nước ta cũng kéo dài thêm chuỗi tác động vào CPI giai đoạn cuối năm.

+ Dưới tác động từ giá gạo thế giới, gạo xuất khẩu liên tục lên giá đã đẩy mặt bằng giá trong nước lên theo.

+ Cuối cùng, khoảng giữa tháng 10, thị trường đã ghi nhận đợt leo thang của giá vàng và USD trong bối cảnh xu hướng CPI đã bắt đầu tăng cao.

+ Điểm đáng chú ý trong giai đoạn này là chính sách tiền tệ đã được nới lỏng. Trong khi đó, thị trường chứng khoán đã trải qua giai đoạn đi ngang, nghĩa là giai đoạn bình ổn kéo dài. Nhưng trước sức nóng của lạm phát tăng cao, đến đầu tháng 11, tín hiệu thắt chặt tiền tệ lại xuất hiện: các lãi suất chủ chốt được điều chỉnh tăng, cung tiền và tín dụng cũng thu hẹp tốc độ tăng.

- Năm 2010, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam gấp rưỡi mức 6.52% của năm 2009. Mặc dù, bội chi NSNN đã được kéo xuống dưới 6%, nhưng nếu tính cả huy động trái phiếu, thì tỷ lệ vẫn còn ở mức 7%. Đây là mức rất cao, không những là một trong những nguyên nhân của lạm phát cao mà còn làm gia tăng nợ nần.

- Nhập siêu năm 2010 so với 2009 và so với kế hoạch năm thì đã giảm và thấp hơn cả về kim ngạch tuyệt đối cũng như tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu, nhưng nhập siêu liên tục, kéo dài và hiện ở mức khá cao. Điều này đã tác động tiêu cực tới cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và tạo sức ép lên tỷ giá. Giá USD trên thế giới giảm nhưng ở trong nước vẫn tăng, làm tăng thêm gánh nặng lạm phát....

Một phần của tài liệu Tình hình lãi suất và lạm phát của việt nam trong giai đoạn 2010 2013 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w