Năm 2011 là năm diễn biến lãi suất diễn ra vô cùng phức tạp. Sau đây là một vài diễn biến về tình hình thị trường lãi suất Việt Nam năm 2011:
- Trong tháng đầu năm 2011, lãi suất huy động vốn đã ít biến động hơn so với cuối năm 2010, ở mức 13.5-14%/năm. Còn lãi suất cho vay thì tăng lên và duy trì ở mức bình quân là 16.23%/năm, cụ thể: lãi suất cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu ở mức 14-16%/năm, đối với lĩnh phi sản xuất là 18-22%/năm.
Trước tình hình đó, NHNN đã ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN, quy định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam tối đa đối với các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo Thông tư này, tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động VND của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và các cá nhân là 14%/năm, riêng các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định lãi suất huy động VND thì không được vượt quá mức 14.5%/năm.
Bên cạnh đó, thị trường huy động USD đã bắt đầu nóng lên. Các NHTM lần lượt tăng mức lãi suất huy động USD lên, điều này xuất phát chủ yếu từ việc nhu cầu vay vốn bằng đồng đôla ở mức cao. Từ đó cũng đã dẫn đến sự chênh lệch giữa lãi suất huy động VND và lãi suất huy động USD.
- Tiếp đó, đầu tháng 3/2011, NHNN ban hành Quyết định số 379/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử LNH và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng. Theo Quyết định này, NHNN quy định các mức lãi suất tái cấp
vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử LNH và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng là 12%/năm, đây là lần thứ hai NHNN tăng một số loại lãi suất điều hành.
- Trong những ngày đầu tháng 4/2011, thị trường bắt đầu chứng kiến cuộc đua lãi suất tiền không kỳ hạn của hàng loạt các ngân hàng. Chỉ trong ít ngày sau khi NHNN ban hành quy định về các khoản tiền rút vốn trước hạn chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn thay vì để các ngân hàng tự quyết như trước thì một hiện tượng mới đã xuất hiện trên thị trường lãi suất, đó là lãi suất huy động vốn không kỳ hạn bị đẩy lên những mức rất cao (9-10%) thay cho mức 2-3% như trước đây.
Như vậy, quy định của NHNN đã vô tình đẩy thị trường huy động vào một cuộc đua mới, gây rủi ro thanh khoản cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Bởi vì nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỉ trọng khá lớn trong cơ cấu huy động của một số ngân hàng.
Bên cạnh đó, sau trạng thái "đường cong lãi suất" bị kéo thẳng nhiều lần ở tiền gửi VND thì hoạt động NH tại Việt Nam lại có thêm tình trạng tương tự ở lãi suất huy động USD.
- Đến cuối tháng 4/2011, NHNN đã công bố quyết định điều chỉnh các lãi suất điều hành quan trọng, đó là lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu. Kể từ đầu tháng 5/2011, lãi suất tái cấp vốn đã tăng lên 14%/năm thay cho mức 13%/năm như ở đầu tháng 4/2011.
Tuy nhiên, lãi suất vẫn còn ở mức rất cao: trung bình từ 18-19%/năm, cao nhất là ở mức 25%/năm.
- Đầu tháng 7/2011, lãi suất LNH VND kỳ hạn qua đêm đã tăng lên mức 13- 13.5%/năm trong khi các kỳ hạn khác không biến động nhiều mà được duy trì tương đối ổn định:
Bảng 2.4. Lãi suất LNH VND đối với vài mức kỳ hạn (đơn vị: %/năm)
Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên đó là do những khoản vay tái cấp vốn đáo hạn bắt đầu từ cuối tháng 7, và bên cạnh đó NHNN đã hút ròng 9.000 tỷ đồng khi nhận thấy sự dư thừa thanh khoản.
Kỳ hạn 1 tuần 2 tuần 1 tháng
Lãi suất LNH
Tháng 7 đã ghi nhận việc vượt trần lãi suất của các ngân hàng, không chỉ trong huy động VND mà còn có cả huy động USD, cao hơn mức 3%/năm. Lãi suất cho vay vẫn ở mức rất cao, cụ thể là cho vay VND 25%/năm, cho vay USD lên đến 6-8%/năm. Điều này xảy ra từ nguyên nhân là lạm phát tăng cao nên lãi suất thực âm, khó huy động vốn hơn trước.
- Đến đầu tháng 8/2011, lãi suất qua đêm trên LNH đã giảm xuống dưới mức 11.64%/năm. Điều này tiếp tục góp phần cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã tốt lên.
- Cuối tháng 8/2011, lãi suất giảm dần, cụ thể là : + Lãi suất huy động ngầm từ 16-17%/năm. + Lãi suất cho vay là 20-22%/năm.
- Vào những ngày giữa tháng 10/2011, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức họp, 23 đơn vị cùng nhau ký cam kết thực hiện nghiêm trần lãi suất tiền gửi VND theo Thông tư 30, theo đó ấn định lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%/năm, lãi suất từ 1 tháng trở lên là 14%/năm.
Đồng thời, mức lãi suất chỉ tính theo phương thức trả lãi cuối kỳ, mọi phương thức trả lãi khác đều phải quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ.
- Ngay sau khi việc điều chỉnh một số lãi suất điều hành của NHNN có hiệu lực, lãi suất giao dịch trên thị trường LNH đã bắt đầu biến động mạnh sau một thời gian dài ổn định.
+ Lãi suất giao dịch trên thị trường LNH tại các kỳ hạn ngắn (qua đêm, 1 tuần ,1 tháng) đều tăng rất mạnh so với trước đó: lãi suất qua đêm khoảng 16%/năm, lãi suất kỳ hạn 1 tuần khoảng 18%/năm và kỳ hạn 1 tháng là khoảng 20%/năm.
- Cuối năm 2011 ghi nhận sự biến động của lãi suất huy động vàng và ngoại tệ:
+ Mức lãi suất huy động vàng đã lên tới 3.2%/năm - mức cao nhất trên biểu niêm yết. + Tại một số Ngân hàng Thương Mại Cổ phần, những mức lãi suất cao cũng đã được áp dụng khá phổ biến cho chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn bằng vàng, đó là mức 2.5- 2.7%/năm.
Bên cạnh đó, tính đến cuối năm 2011 thì lãi suất tái chiết khấu ở mức 13%, lãi suất tái cấp vốn ở mức 15%, còn lãi suất cơ bản là 14%.