Từ sự đánh giá tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2013 có thể thấy, năm 2014 nền kinh tế vẫn chưa thể ra khỏi giai đoạn trì trệ. Những khó khăn đặt ra trong năm 2013 vẫn sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2014. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, song tốc độ chậm. Khu vực kinh tế trong nước vẫn còn tiếp tục khó khăn, đó là: + Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giữ được lợi thế tăng trưởng, nhưng không có sự đột biến trong năm 2014.
khả năng tăng trưởng cao hơn năm 2013.
+ Khu vực dịch vụ sẽ tăng trưởng khá hơn năm 2013, nhưng chưa có khả năng thúc đẩy cả nền kinh tế. Tuy nhiên, bức tranh chung của nền kinh tế năm 2014 vẫn sáng hơn 2 năm 2012 và 2013.
Nhiệm vụ chính trong giai đoạn 2014 - 2015 vẫn là giữ ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và quan trọng nhất là khôi phục lại niềm tin của thị trường.
Trong giai đoạn 2011 - 2013, trước những khó khăn, nền kinh tế của Việt Nam đã phải trả giá cho những yếu kém nội tại của chính nền kinh tế trong nước với mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, năng lực cạnh tranh thấp, năng lực điều hành của nền hành chính yếu, thể chế kinh tế không phát huy được hiệu quả của các nguồn lực.
Để khắc phục được những hạn chế trên và giải quyết vấn đề ngắn hạn năm 2014-2015, em xin kiến nghị một số giải pháp sau:
- Về ngắn hạn, nhiệm vụ tập trung vẫn là giải quyết nợ xấu của NHTM để xử lý điểm tắc nghẽn của tín dụng, tạo điều kiện cho nền kinh tế hấp thụ vốn; trong đó phải xử lý một phần nợ xây dựng cơ bản, mà ngân sách đang nợ doanh nghiệp.
- Về dài hạn, cần một chương trình trung hạn phục hồi kinh tế kéo dài đến hết năm 2015, dựa trên các nội dung chính sau đây:
+ Chính sách chủ đạo của chương trình là thực hiện chính sách "lạm phát mục tiêu", với mức tăng CPI khoảng 7% mỗi năm trong 2 năm 2014-2015 và dưới 5% trong các năm tiếp theo. Có sự phối hợp giữa các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách thị trường hóa giá cả một số loại dịch vụ công, mà Nhà nước đang còn quy định giá và chính sách ngoại thương. Phải chuyển chính sách từ kiềm chế lạm phát bị động sang lạm phát chủ động. Mức lạm phát mục tiêu sẽ tạo ra điều kiện cho chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, cũng như quá trình điều chỉnh giá cả dịch vụ, hàng hóa công cộng, mà không gây ra lạm phát do chi phí đẩy.
+ Từ chính sách "lạm phát mục tiêu" nêu trên, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa phải phục vụ cho mục tiêu huy động tổng đầu tư xã hội từ 30-32% GDP trong 2 năm 2014-2015. Điều này đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa và qua đó huy động các nguồn lực bổ sung cho nhau nhằm bảo đảm tổng đầu tư xã hội.
động cho vay của các NHTM, sáp nhập và tái cơ cấu một số ngân hàng yếu kém, mua một số lượng đáng kể nợ xấu thông qua Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Đồng thời nới lỏng những quy định hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng trong nước và áp dụng các quy định mới về phân loại nợ, trích lập dự phòng, tiệm cận với chuẩn mực quốc tế.
+ Về tái cơ cấu đầu tư công, Chính phủ cần tích cực triển khai các giải pháp đó là: chuyển bớt vốn đầu tư từ khu vực hiệu quả thấp sang các khu vực khác như giáo dục, y tế, nông nghiệp, hỗ trợ các đối tượng khó khăn, thúc đẩy tổng cầu.
+ Về tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, Chính Phủ nên sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, hoạt động NH, đặc biệt là các quy định an toàn hoạt động NH để hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng; các cơ chế, chính sách, khuyến khích miễn giảm thuế, phí để hỗ trợ tổ chức tín dụng trong xử lý nợ xấu và các tài sản đảm bảo tiền vay, giảm thuế, phí liên quan đến các giao dịch sáp nhập, hợp nhất, mua lại. - Về chính sách lãi suất: tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất thấp (tương đương mức cuối 2013) để đảm bảo đồng thời ổn định vĩ mô và hỗ trợ doanh nghiệp. Do vậy cần tiếp tục phát huy hoạt động của thị trường mở hỗ trợ thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng, kết hợp công tác thanh tra giám sát để đảm bảo tính lành mạnh trong hoạt động huy động vốn. Khi thanh khoản toàn ngành và lạm phát đã đi vào ổn định, chỉ số CPI giảm về mức nhỏ hơn 7%, cần đưa ra quá trình cụ thể nhằm tự do hóa lãi suất, đảm bảo lãi suất cho vay và huy động được xác định trên cơ sở cung cầu vốn của thị trường. Cùng với quá trình tự do hóa lãi suất, các công cụ lãi suất chính sách cũng cần từng bước được đổi mới, dần phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo hình thành được các mức lãi suất chỉ đạo theo tín hiệu thị trường, nâng cao tính hiệu quả của cơ chế chuyển tải chính sách tiền tệ thông qua kênh lãi suất. Theo đó, cần thiết lập đường cong lãi suất chuẩn của thị trường đối với tất cả các kỳ hạn để các NHTM có cơ sở xác định lãi suất phù hợp.
Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng là mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ, do vậy để giữ vững kết quả ổn định vĩ mô năm vừa qua và hỗ trợ tăng trưởng năm sắp tới, xem xét xác định tỷ lệ tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế căn cứ kết quả thực hiện năm 2013 và nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng đồng thời đảm bảo chất lượng, an toàn tránh hệ quả đặt mục tiêu tăng trưởng cao (ảnh hưởng lạm phát) và tiềm ẩn phát sinh nợ xấu mới, mức tăng trưởng có thể từ 13% - 15%. NHNN nên tiếp tục duy trì
Kết Luận
Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, cạnh tranh là bản chất vốn có. Và sự cạnh tranh này ngày càng khốc liệt hơn đối với nền kinh tế Việt Nam khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) vào tháng 11 năm 2006, đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển của Việt Nam. Từ đó, trong việc quản lý nền kinh tế quốc gia, việc nắm bắt được quy luật biến động giữa lãi suất và lạm phát là hết sức quan trọng, nhằm giúp chính phủ quản lý nền kinh tế có hiệu quả hơn, đứng vững trên thị trường quốc tế. Xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế quốc gia, đề tài đã đưa ra một vài đề xuất đóng góp về việc sử dụng lãi suất như công cụ để tác động nền kinh tế, kiểm soát lượng tiền cung ứng và hệ thống các giải pháp kiềm chế lạm phát - một vấn đề không chỉ của riêng của lĩnh vực nào hay bộ phận nào, mà đó là vấn đề của cả toàn xã hội.
Lãi suất và lạm phát có ảnh hưởng tới nền kinh tế, hiện nay diễn biến sự biến động lãi suất và lạm phát khá phức tạp. Việc nghiên cứu về tình hình lãi suất, lạm phát, và mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát cùng với các biện pháp kiềm chế lạm phát thông qua những cơ sở lý luận đã giúp cho em phần nào hiểu được nhiều hơn về tầm quan trọng và ảnh hưởng của lãi suất và lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, có những cái nhìn tổng hợp hơn về bài học kiến thức của bản thân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình
- Nhập môn Tài chính tiền tệ, trường ĐH Kinh Tế TP.HCM, Khoa Tài chính Nhà Nước, PGS.TS.Sử Đình Thành & PGS.TS.Vũ Thị Minh Hằng, NXB lao động xã hội- 2008.
- Lý thuyết tài chính tiền tệ, TS.Lê Thị Mận, NXB lao động xã hội - năm 2011.
2. Mạng web
- Luanvan.net - Tapchitaichinh.vn - Dantri.net