Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay...25
Trang 1BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Đề tài
“Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”
Trang 2Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu 6
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 6
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 6
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu 6
1.4 Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu 7
1.5 Phạm vi nghiên cứu 7
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu 7
1.7 Kết cấu của báo cáo 7
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về lạm phát và lãi suất, mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất 8
2.1 Một số khái niệm, định nghĩa cơ bản 8
2.1.1 Lạm phát 8
2.1.2 Lãi suất 11
2.2 Một số lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát 16
2.2.1 Một số lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất 16
2.2.2.Lý thuyết về kiềm chế lạm phát 18
2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới 20
2.4 Những nghiên cứu có liên quan 22
2.5 Mô hình nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài 23
Trang 3Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế
lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 25
3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu 25
3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 27
3.2.1 Đánh giá tổng quan tình hình 27
3.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường 27
3.2.2.1 Môi trường kinh tế thế giới 27
3.2.2.2 Môi trường kinh tế trong nước 28
3.3 Kết quả trắc nghiệm của mô hình nghiên cứu 30
3.3.1 Kết quả trắc nghiệm của mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất 30
3.3.2 Kết quả trắc nghiệm về các biện pháp kiềm chế lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 35
3.4 Kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia 46
3.5 Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp 49
Chương 4: Kết luận, thảo luận và các đề xuất về mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay……… 53
4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 53
4.2 Các thảo luận về các vấn đề đặt ra qua nghiên cứu 55
4.3 Các dự báo triển vọng về việc vận dụng mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất trong việc quản lý kinh tế của Nhà nước và việc hoàn thiện các biện pháp kiềm chế lạm phát của Việt Nam 59
Trang 44.3 Các đề xuất kiến nghị 61
4.4 Những hạn chế nghiên cứu và vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu 64
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 67
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo bao sự thay đổi của nền kinh tế Việt Nam trong những thập niên gần đây Trong nền kinh tế thị trường hoạt động đầy sôi nổi và cạnh tranh gay gắt, để thu được lợi nhuận cao và đứngvững trên thương trường, các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt những vấn đề mới của nền kinh tế mới Bên cạnh bao vấn đề cần có để kinh doanh còn là những vấn đề nổi cộm khác trong nền kinh tế Điển hình là diễn biến của hai chỉ số lạm phát và lãi suất Trong khi lãi suất có vai trò quan trọng trong việc quyết định đầu tư thì lạm phát lại là
“kẻ phá hoại” có tác động xấu đến các hoạt động kinh tế Liệu rằng giữa hai biến số kinh tế này có mối liên hệ với nhau như thế nào và Chính phủ sẽ hành động như thế nào trong cuộc chiến chống lạm phát Tất cả những vấn đề đó đã
thôi thúc chúng em đi vào nghiên cứu đề tài “Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”
Do trình độ và thời gian có hạn, trong quá trình nghiên cứu đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chúng em kính mong sự góp ý chân thành của thầy cô và bạn đọc để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 6
Lời cảm ơn
“Chúng em xin chân thành cảm ơn phòng Đào tạo, khoa
Kinh tế và bộ môn Kinh tế học vĩ mô đã cho chúng em cơ hội tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học này, qua đó củng cố thêm kiến thức và kỹ năng phục vụ cho quá trình học tập về sau.
Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Vũ Thị Minh Phương với sự hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình đã giúp chúng em hoàn thành đề tài.”
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Trang 7Chương 1:Tổng quan nghiên cứu đề tài
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài:
Trang 8Lạm phát và lãi suất là hai biến số kinh tế quan trọng của không chỉ của một quốcgia nào Lịch sử đã chứng minh sự ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng đến sự phát triển kinh tế Thế giới Không những lạm phát và lãi suất có thể tác động đến mọi hoạt động kinh tế mà chúng còn chiụ sự tác động qua lại lẫn nhau Sự tác động nàylàm cho diễn biến của chúng ngày càng biểu hiện khó lường, gây khó khăn cho công tác kiểm soát vĩ mô nền kinh tế của Chính Phủ.
Trước tình hình thế giới có nhiều thay đổi như hiện nay thì vấn đề ổn định nền kinh tế luôn là mục tiêu cấp thiết hàng đầu của các quốc gia Bởi vậy, nắm bắt được quy luật về mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất sẽ giúp cho chính phủ các nước có những chính sách kinh tế phù hợp, tạo nên một sự phát triển kinh tế ổn định và tích cực hơn
Lạm phát gia tăng là vấn đề cố hữu đối với nền kinh tế mới nổi như Việt Nam Kiềm chế lạm phát luôn là mục tiêu được chính phủ ưu tiên Nên việc nghiên cứu
và tìm ra các biện pháp kiềm chế lạm phát sẽ góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế Việt Nam
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài:
Từ tình hình bất ổn của nền kinh tế đòi hỏi chính phủ phải có biện pháp quản
lí hiệu quả hơn đối với công cụ lãi suất và điều chỉnh tỷ lệ lạm phát ở mức thích
hợp, chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Phân tích mối quan
hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu về mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất Biểu hiện cụ thể trong thực tiễn của mối quan hệ đó
Trang 9Đánh giá tình hình lạm phát của Việt Nam trong những năm gần đây Đưa ra các
ý kiến, đề xuất về các biện pháp kiềm chế lạm phát sao cho phù hợp với tình hình thực tế
1.4 Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu:
Lạm phát và lãi suất có mối quan hệ như thế nào? Biểu hiện thực tế của mối quan
hệ này trong nền kinh tế ra sao?
Tình hình lạm phát của Việt Nam trong những năm gần đây có gì biến động? Các biện pháp cụ thể để kiềm chế lạm phát là gì?
1.5 Phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: lạm phát và lãi suất
Thời gian nghiên cứu: Trong giai đoạn hiện nay
Không gian nghiên cứu: nền kinh tế Việt Nam
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu:
Bằng việc đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất cùng với việc đề ra các biện pháp kiềm chế lạm phát, chúng em mong muốn góp chút công sức để người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về nền kinh tế Việt Nam Và nếu được đánh giá cao thì có thể đây là tài liệu tham khảo cho việc quản lí kinh tế của Nhà nước
1.7 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục từ viết tắt đề tài được chia thành 4 chương:
Trang 10Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận về lạm phát và lãi suất, mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng mối quan
hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam tronggiai đoạn hiện nay
Chương 4: Các kết luận, thảo luận và đề xuất về mối quan hệ giữa lạm phát với lãisuất và các biện pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Chương 2 Tóm lược một số vấn đề lí luận về lạm phát và lãi suất, mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát
2.1 Một số khái niệm định nghĩa cơ bản:
2.1.1 Lạm phát:
2.1.1.1 Khái niệm về lạm phát:
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát
Nhà kinh tế học Samuelson cho rằng: lạm phát biểu thị sự tăng lên trong mức giá
cả chung Theo ông thì lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí giá bánh mì, dầu xăng, xe ô tô tăng, tiền lương, giá đất, tiền thuê tư liệu sản xuấttăng
Milton Friedman cho rằng: lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài.Còn Mác viết trong bộ tư bản rằng: lạm phát là việc tràn đầy các kênh, các luồng lưu thông các tờ giấy bạc thừa dẫn đến giá cả tăng vọt Ông cho rằng lạm phát luôn đồng hành cùng với chủ nghĩa tư bản, ngoài việc bóc lột chủ nghĩa tư bản bằng giá
Trang 11trị thặng dư, chủ nghĩa tư bản còn gây ra lạm phát để bóc lột người lao động một lần nữa, do lạm phát làm tiền lương thực tế của người lao động giảm xuống.
Như vậy mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát nhưng các nhà kinh
tế đều thống nhất “lạm phát là một sự tăng lên của giá cả một cách liên tục và khi
lạm phát xảy ra thì có sự dư thừa tiền trong lưu thông” Tóm lại,, lạm phát là sự
tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian.
2.1.1.2 Nguyên nhân gây ra lạm phát
+) Lạm phát do cầu kéo: lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh
mẽ tại mức sản lượng đã đạt hoặc vượt quá tiềm năng Biểu hiện rõ nhất của lạm phát cầu kéo là nhu cầu nhập khẩu lương thực trên thị trường thế giới tăng, làm giáxuất khẩu tăng (giá xuất khẩu gạo bình quân của nước ta năm 2007 tăng trên 15%
so với năm 2006) kéo theo cầu về lương thực trong nước cho xuất khẩu tăng Trong khi đó, nguồn cung trong nước do tác động của thiên tai, dịch bệnh không thể tăng kịp Tất cả các yếu tố nói trên gây ra lạm phát cầu kéo, đẩy giá một số hàng hoá và dịch vụ, nhất là lương thực thực phẩm tăng theo
+) Lạm phát do chi phí đẩy: nếu có một cú sốc về tổng cung (chi phí sản xuất tăng lên) làm cho đường AS dịch chuyển lên trên dẫn đến giá tăng, sản lượng giảm.Phổ biến nhất là sự tăng của giá xăng, thép… Giá nguyên liệu, nhiên liệu ( đặc biệt là xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu, thép và phôi thép…) trên thế giới trong những năm gần đây tăng mạnh Trong điều kiện kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu ( nhập khẩu chiếm đến 90% GDP ) giá nguyên liệu nhập tăng làm tăng giá thị trường trong nước
Đồ thị dưới sẽ minh hoạ cho 2 trường hợp trên
Trang 12Hình 2.1 Mô hình tổng cung và tổng cầu
+) Lạm phát do cung tiền tăng: Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ralạm phát
+) Lạm phát do dự kiến: lạm phát do dự kiến là tỷ lệ lạm phát hiện tại màmọi người dự kiến nó sẽ tiếp tục trong tương lai Tỷ lệ này thường được đưa vàocác hợp đồng kinh tế, các kế hoạch hay các thoả thuận khác Và chính vì mọingười đều đưa tỷ lệ lạm phát vào các hoạt động của mình nên cuối cùng nó trởthành hiện thực Một ví dụ cụ thể của hiện tượng lạm phát do quán tính là khi nềnkinh tế có lạm phát cao, mọi người có xu hướng chỉ giữ lại một lượng tiền mặt tốithiểu để chi tiêu hàng ngày, họ đem tiền đổi lấy các loại tiền mạnh khác, vàng haycác loại hàng hóa để tích trữ giá trị, làm tăng lượng tiền lưu thông trên thị trường,càng làm đồng tiền mất giá và tăng lạm phát
P
Trang 13Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác liên quan đến xuất nhập khẩu, do thiên tai…
2.1.1.3 Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế:
Lạm phát có lợi không và nó có thể gây ra những tác động gì tới nền kinh tế? Cóthể nói lạm phát tác động đến từng cá nhân, từng doanh nghiệp và cả chính phủ Lạm phát có thể làm sụp đổ cả một nền kinh thế vững mạnh cũng như có thể giúp cho một nền kinh tế đi lên nếu biết cách kiềm chế và giữ cho nó ở mức ổn định Nói chung lạm phát có cả điểm mạnh và điểm yếu
+) Ảnh hưởng tích cực: lạm phát ở mức độ vừa phải có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội Khi lạm phát vừa phải xảy ra nó làm cho đồng nội tệ mất giá nhẹ so với đồng ngoại tệ Đây là một lợi thế để các doanh nghiệp đẩy mạnh việc xuât khẩu hàng hóa, tăng thu ngoại hối, khuyến khích sản xuất trong nước phát triển…
Lạm phát ở Việt Nam trong những năm qua, dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước
đã kiềm chế được lạm phát ở mức 1 con số: năm 2003 là 3%, 2004 là 9,5%, 2005
là 8,4%, 2006 là 6%, với mức độ lạm phát như vậy nền kinh tế của nước ta trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể, tốc độ tăng trưởng cao
+) Ảnh hưởng tiêu cực: bên cạnh những tác động tích cực của lạm phát thì lạm phát cũng có những tác động không tốt nếu lạm phát ở mức độ quá cao (lạm phát phi mã và siêu lạm phát)
Ảnh hưởng đến đời sống của các tầng lớp dân cư: Người dân nhất là những
người làm công ăn lương, những hộ nghèo phải chiụ sự tác động trực tiếp nhất củalạm phát trong cơn bão tăng giá Lạm phát cũng làm giảm việc làm cho người dân trong trung và dài hạn Đời sống dân cư ngày càng trở nên khó khăn Ảnh hưởng đến sự phân phối lại thu nhập và của cải: do tác động của lạm phát làm mất cân đối giữa nợ và tài sản mà những người lao động sống bằng tiền lương thì tiền lương thực tế giảm trong khi mức giá cả tăng lên làm cho nền kinh tế suy giảm
Trang 14Ảnh hưởng nhiều đến khối doanh nghiệp: Lạm phát cũng gây ra tình trạng thiếu
tiền vì các doanh nghiệp không khai thác được nguồn tín dụng cho việc duy trì sảnxuất của mình Do đó, số lượng công việc cho người dân làm cũng giảm thiểu trong trung và dài hạn
Ảnh hưởng đến lĩnh vực tài chính Nhà nước: lạm phát làm cho nguồn thu ngân
sách Nhà nước ngày càng bị thu hẹp dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách ngày càng tăng
2.1.2.Lãi suất
2.1.2.1.Khái niệm lãi suất
Lãi suất là tỷ lệ tổng số tiền phải trả so với số tiền cho vay trong một khoảng thời gian nhất định Lãi suất là giá mà người vay phải trả để sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ vì lợi tức người cho vay có được do việc trì hoãn chi tiêu
Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế :
Lãi suất danh nghĩa (với hàm ý chưa điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát ) là lãi suất đã bao gồm cả những tổn thất do lạm phát gây ra do sự gia tăng của mức giá chung Quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế được biểu thị bằng các công thức sau:
(1 + r)(1 + i) = (1 + R) trong đó: r là lãi suất thực tế, i là tỷ lệ lạm phát và R
là lãi suất danh nghĩa
Trên thực tế, tỷ lệ lạm phát sau đó có thể khác với tỷ lệ lạm phát dự kiến nên không thể biết trước một cách chắc chắn được lãi suất thực tế còn lãi suất danh nghĩa thì có thể biết trước được một cách chắc chắn khi công bố
Lãi suất danh nghĩa (với hàm ý chưa điều chỉnh ảnh hưởng của việc tính lãi gộp
là lãi suất được công bố cho một kỳ nào đó của đơn vị thời gian cơ sở (đơn vị thời
Trang 15gian cơ sở thường là năm) Lãi suất được công bố sẽ không có ý nghĩa đầy đủ nếukhông đi kèm với số kỳ được tính gộp lãi Hai mức lãi suất danh nghĩa được công
bố với kỳ hạn khác nhau sẽ không thể so sánh được với nhau nếu không quy về cùng một kỳ được tính gộp lãi Lãi suất hiệu quả cho phép làm điều đó bằng cách quy đổi lãi suất danh nghĩa về lãi suất kép của một năm theo công thức sau:
Trong đó: r là lãi suất hiệu quả, i là lãi suất danh nghĩa và n là số kỳ được tính gộp lãi trong năm
Cách tính toán này khác về căn bản với cách tính lãi suất đơn giản hay thường được gọi là lãi suất đơn ở chỗ nó tính gộp cả lãi suất tính trên phần lãi được hưởng(lãi mẹ đẻ lãi con) Công thức trên cũng cho thấy khi số kỳ được tính gộp lãi lớn thì sự khác biệt giữa lãi suất hiệu quả và lãi suất danh nghĩa sẽ rất lớn Về bản chất, lãi suất hiệu quả cho biết tỷ lệ lãi thực tế trên một khoản cho vay hoặc đầu tư
mà người cho vay hoặc nhà đầu tư thu được trên giá trị của khoản vay hoặc đầu tư
đó Trong thực tế, các ngân hàng đều công bố lãi suất danh nghĩa và tính toán lãi suất hiệu quả dựa trên số kỳ tính gộp lãi
2.1.2.2.Một số loại lãi suất
Lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản prime rate, còn gọi là prime được các ngân hàng thương mại tầm
cỡ tại các trung tâm tài chính chủ lực của một nền kinh tế công bố và áp dụng đối với các khoản nợ dành cho các doanh nghiệp là khách hàng lớn
Lãi suất cơ bản được xem là một loại lãi suất tham khảo quan trọng trong thị trường Nhìn chung nó thay đổi chậm hơn hầu hết các lãi suất khác, do nó nằm trong tầm kiểm soát của các tổ chức cho vay
Lãi suất tiết kiệm
Lãi suất tiết kiệm là lãi suất được xác lập bởi hoạt động tiết kiệm giữa khách hàng
ký thác với ngân hàng hoặc các tổ chức phát triển gia cư Các định chế tài chính
Trang 16này được lập ra chủ yếu huy động vốn để cho vay phục vụ cho mục đích phát triểnbất động sản.
Lãi suất huy động nóng
Lãi suất huy động nóng hay có thể gọi làlãi suất qua đêm (federal funds rate) là loại lãi suất được xác lập bởi thị trường cho vay tạm thời các khoản nợ để đáp ứng cân đối dự trữ theo luật định mà các ngân hàng thương mại phải duy trì tại Ngân hàng Trung ương Những ngân hàng có cân đối dự trữ vượt yêu cầu có thể sử dụngkhoản vượt này để cho các ngân hàng bị hụt vay tạm
Lãi suất chiết khấu của Ngân hàng Trung ương
Lãi suất chiết khấu discount rate là lãi suất được thu trên các khoản tiền mà Ngân hàng Trung ương cho các ngân hàng thành viên trong hệ thống vay Đây là công cụ điều tiết vĩ mô thường được Mỹ và các nước phương tây sử dụng rất hiệu quả Các khoản vay đó được cầm cố bằng các chứng khoán của chính phủ hoặc các giấy tờ có giá đủ hiệu lực khác theo quy định Thỉnh thoảng Ngân hàng Trung ương có thể điều chỉnh lãi suất chiết khấu để khuyến khích hoặc hạn chế các ngân hàng thành viên vay mượn
(Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất mà ngân hàng nhà nước áp dụng khi cấp vốn cho các ngân hàng thương mại.)
Một số loại lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước VN
- Lãi suất cơ bản: 8.25%/năm
- Lãi suất tái cấp vốn: 6.5%/năm
- Lãi suất chiết khấu: 4.5%/năm
2.1.2.3.Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế
Vậy lãi suất ảnh hưởng đến tình hình của một nền kinh tế nói chung như thế nào? Lãi suất cho vay thể hiện tình trạng của nền kinh tế bằng cách ảnh hưởng đến nguồn và nguồn cầu về số lượng tiền gửi ngân hàng
Trang 17Lãi suất là biến số kinh tế nhạy cảm, sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động làm thay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng của xã hội Về phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn các nước đã chứng minh, sự thay đổi lãi suất thực sẽ có tác động nhạy cảm đến sản lượng và giá cả Vì vậy, Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) đã rất coi trọng việc điều tiết lãi suất nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ (CSTT) là kiềm chế lạm phát và góp phần tăng trưởng kinh tế.
Lý thuyết kinh tế học đã chứng minh, lãi suất thực tác động đến:
- Chi tiêu dùng và đầu tư: Một sự tăng lãi suất làm giảm sức hấp dẫn trong việcchi tiêu hiện tại hơn là chi tiêu trong tương lai của cá nhân và công ty Tín dụng trong nước, tổng lượng tiền và cầu thực tế đều giảm (nếu lãi suất giảm sẽ có tác động ngược lại): Khi lãi suất thực tăng lên, đối với hộ gia đình sẽ giảm nhu cầu mua sắm nhà ở hoặc các hàng tiêu dùng lâu bền do chi phí tín dụng để mua các hàng hoá này tăng lên Cùng với lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi thực cũng tăng lên Sự gia tăng lãi suất này tác động tới quyết định tiêu dùng của khu vực hộ gia đình theo hướng giảm tiêu dùng hiện tại và tăng tiết kiệm để cho tiêu dùng trong tương lai Đối với khu vực doanh nghiệp, sự gia tăng lãi suất làm tăng chi phí vốn vay ngân hàng Điều này đòi hỏi dự án đầu tư sử dụng vốn vay ngân hàng phải có tỷ lệ lợi nhuận lớn hơn và kết quả là số dự án đầu tư có thể thực hiện với mức lãi suất cao hơn này có thể giảm hay nói cách khác, đầu tư cố định có thể giảm Ngoài ra, lãi suất cao cũng làm tăng chi phí lưu giữ vốn lưu động (ví dụ nhưhàng trong kho) và do vậy, tạo sức ép các doanh nghiệp phải giảm đầu tư dưới dạng vốn lưu động
- Phân phối lại thu nhập: Lãi suất tăng cao hơn sẽ phân phối lại thu nhập từ người vay tiền sang người gửi tiền Điều này làm tăng sức chi tiêu của người tiết kiệm, nhưng sự chi tiêu này bị hạn chế bởi mức tiêu dùng cận biên (phần chi tăng thêm cho tiêu dùng trong mỗi giá trị thu nhập tăng thêm), do vậy người tiết kiệm
có xu hướng tăng chi tiêu dùng thấp hơn sự hạn chế chi tiêu đầu tư của người đi
Trang 18vay, nhất là khi lãi suất tăng cao vượt tỷ suất lợi nhuận đầu tư và các danh mục đầu tư và dự án, làm thu nhập của người đi vay giảm Do vậy, dẫn đến tổng chi tiêu giảm, GDP giảm Mặt khác, đối với các hộ gia đình nắm giữ nhiều cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất tăng sẽ làm giảm giá tài sản tài chính, do đó, giảm thu nhập, từ
đó tạo sức ép giảm tiêu dùng của các hộ gia đình
Tuy nhiên, tác động của lãi suất đến hành vi tiêu dùng và sản xuất của xã hội nhiều hay ít, nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, trong từng quốc gia thì mỗi giai đoạn phát triển của thị trường tài chính thì mức độ tác động của lãi suất cũng khác nhau
Đối với Việt Nam từ năm 2000-2007, tác động của lãi suất đến tăng trưởng và lạm phát có thể thấy được qua việc xem xét ảnh hưởng của lãi suất trên thị trường tiền tệ Việt Nam đối với hành vi của cá nhân và các doanh nghiệp, từ đó đánh giá ảnh hưởng của lãi suất đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát
2.2 Một số lí thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2.2.1 Các lí thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất
2.2.1.1.Hiệu ứng Fisher
Hiệu ứng Fischer do nhà kinh tế học người Mỹ Irving Fisher đưa ra vào thời kì đại khủng hoảng 1930-1939 Đây là một nội dung quan trọng trong thuyết số lượng tiền tệ của ông, nhằm mục đích lí giải hiện tượng khủng hoảng của nền kinh
tế Ông cho rằng nguyên nhân chủ chốt gây ra Đại khủng hoảng là tín dụng dễ dãi dẫn đến sự nợ nần quá mức, gây ra nận đầu cơ và các bong bong tài sản, và khi bong bong tài sản vỡ dẫn đến tài sản giảm giá trị, đói tín dụng, ảnh hưởng đến các ngành sản xuất, dẫn đến giảm phát
Trang 19Hiệu ứng Fisher mô tả mối quan hệ giữa tỉ lệ lạm phát và hai loại lãi suất là lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế: Khi tỉ lệ lạm phát tăng lên thì tỉ lệ lãi suất danhnghĩa cũng tăng lên cùng một tỉ lệ, trong khi tỉ lệ lãi suất thực tế không thay đổi Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực tế + Tỷ lệ lạm phát.
Ví dụ, nếu ngân hàng trả cho khoản tiền tiết kiệm mà bạn gửi trong một năm với lãi suất danh nghĩa là 8%, và tỉ lệ lạm phát trong thời gian đó là 6% thì lãi suất thực tế mà bạn nhận được sẽ chỉ là 2% Bởi vì theo hiệu ứng Fisher 8%- 6%=2% Như vậy khi mà tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì lãi suất danh nghĩa cũng tăng 1%, mối tương quan một- một giữa tỷ lệ lạm phát với lãi suất danh nghĩa được gọi là hiệu ứng Fisher
2.2.1.2 Sự ảnh hưởng của lãi suất đến tỷ lệ lạm phát thông qua cơ chế lan truyền tiền tệ
Lãi suất là một công cụ quan trọng bậc nhất của chính sách tiền tệ Nó được áp dụng nhất quán trong một lãnh thổ và được ngân hàng nhà nước điều hành chặt chẽ và mềm dẻo tuỳ theo từng thời kì cho phù hợp với nhu cầu huy động vốn và cung ứng vốn Như vậy chúng ta có thể thấy rằng lãi suất tác động làm thay đổi cầu tiền tệ trong dân cư, và làm thay đổi tỷ lệ lạm phát Thật vậy, khi có lạm phát Ngân hàng nhà nước sẽ tăng lãi suất tiền gửi Chính vì thế người dân và các công
ty sẽ đầu tư vào ngân hàng ( gửi tiền vào ngân hàng) có lợi hơn là đầu tư vào sản xuất kinh doanh Như vậy cầu tiền giảm do đó tổng đầu tư giảm, làm cho tổng cầu giảm dẫn tới giá giảm Nhưng theo hiệu ứng Fisher, chúng ta biết rằng :
Tỷ lệ lãi suất danh nghĩa = tỷ lệ lãi suất thực tế + tỷ lệ lạm phát
Do đó khi có lạm phát cao, áp dụng chính sách lãi suất ở đây chính là việc tăng tỷ
lệ lãi suất danh nghĩa cao hơn hẳn tỷ lệ lạm phát (để duy trì lãi suất thực dương ) qua đó mới tạo được cầu tiền danh nghĩa tương ứng với cầu tiền thực tế Tóm lại khi lãi suất tiền gửi cao thì động viên được nhiều người gửi tiền vào Ngân hàng thương mại ( NHTM ) và ngược lại NHTM mua tín phiếu NHNN với lãi suất kinhdoanh có lãi thì sẽ giảm được khối lượng tín dụng Nếu lãi suất tiền cho vay cao
Trang 20thì sẽ làm nản lòng người đi vay vì kinh doanh bằng vốn vay NHTM không có lợi nhuận Như vậy dùng công cụ lãi suất có thể tăng hoặc giảm khối lượng tín dụng của NHTM để đạt mục đích của chính sách tiền tệ - ổn định lạm phát Ở Việt Nam
đã áp dụng rất thành công chính sách lãi suẩt vào những năm cuối thập kỷ 80 trong việc giảm tỉ lệ lạm phát từ 3 con số xuống còn một con số do nền kinh tế ở nước ta lúc đó là nền kinh tế tuy đã mở cửa nhưng chưa mở hẳn, do đó chỉ có tác động trong nước bằng đầu tư vào Chính vì thế ngày nay không thể áp dụng chính sách lãi suất với tỷ lệ lãi suất rất cao để giảm tỷ lệ lạm phát mà phải quan tâm đến mối quan hệ giữa lãi suất trong nước và lãi suất thế giới Trong việc kiểm soát lạmphát đây là công cụ phổ điển, các nước ngày càng ít sử dụng hơn Tuy đây là một công cụ rất quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát, huy động vốn và cung cấp vốn
2.2.1.3 Tác động gián tiếp của lạm phát đối với lãi suất thông qua lĩnh vực tín dụng và tiền tệ
Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng , thương mại và ngân hàng bị thu hẹp Số tiền gửi vào ngân hàng giảm đi rất nhiều do giá trị đồng tiền bị giảm xuống Về phía hệthống ngân hàng, do lượng tiền gửi vào ngân hàng bị giảm mạnh nên không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay, cộng với việc sụt giá quá nhanh của đồng tiền,
sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi sao cho phù hợp với tỷ lệ lạm không làm an tâm những cá những cá nhân, doanh nghiệp đang có lượng tiền mặt nhàn rỗi trong tay Như vậy ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn, hệ thống ngân hàng phải cố gắng duy trì mức lãi suất ổn định Mà lãi suất thưc = lãi suất danh nghĩa –
tỷ lệ lạm phát, khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, muốn lãi suất thực ổn định thì lãi suất danh nghiã phải tăng lên cùng với tỷ lệ lạm phát
Trong khi đó người đi vay là những có lợi lớn nhờ sự mất giá đồng tiền nhanh chóng Do vậy hoạt động của hệ thống của ngân hàng không còn bình thường nữa.Chức năng kinh doanh tiền tệ bị hạn chế, không còn nguyên vẹn bởi khi có lạm phát thì chẳng có ai tích trữ tài sản dưới hình thức tiền mặt
Trang 212.2.2.Lý thuyết về kiềm chế lạm phát.
Do lạm phát tăng cao và kéo dài đã gây nên những hậu quả lớn trong đời sống của nhân dân lao động và cho tăng trưởng kinh tế, Chính phủ các quốc gia cần phải có những biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa và khắc phục lạm phát Lịch sử chống lạm phát của các nước cho thấy: Trong hoàn cảnh cụ thể, Chính phủ phải cần thiết áp dụng những biện pháp mang tính chiến lược
2.2.2.1 Kiềm chế lạm phát bằng cách giảm tổng cầu.
a) Chính sách tài khoá thu hẹp:
Có hai cách thức áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp là giảm tiêu dùng Chính phủ hay tăng thuế trực thu Nếu áp dụng chính sách giảm tiêu dùng Chính phủ thì
sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới tổng cầu về hàng hóa, dịch vụ; còn việc tăng thuế trực thu thì sẽ làm giảm thu nhập khả dụng, gián tiếp làm giảm tiêu dùng và kết quả là giảm tổng cầu
Khi Ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc tăng tỷ suất chiết khấu
sẽ làm giảm lượng cung tiền trong các ngân hàng trung gian, từ đó làm giảm đầu
tư, hạn chế lạm phát Mặt khác, nếu áp dụng chính sách này một cách cứng nhắc
sẽ làm ảnh hưỏng xấu đến sản xuất và xuất khẩu, có thể làm giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng
Trang 222.2.2.2 Chống lạm phát bằng cách tác động lên cung:
a) Phương pháp cắt giảm chi phí sản xuất:
Thực hiện phương pháp này tức là tìm mọi cách để giảm chi phí bỏ ra cho các yếu
tố đầu vào nhằm hạ giá thành sản phẩm Ví dụ như cắt giảm số lao động, sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả nguyên nhiên vật liệu dùng trong sản xuất…giá
cả thị trường sản xuất giảm xuống sẽ kiềm chế có hiệu quả lạm phát
b) Phương pháp gia tăng năng lực sản xuất trên cơ sỏ nâng cao hiệu quả sản xuất:
Thực hiện phương pháp này tức là tiến hành đầu tư nâng cao khoa học công nghệ,ứng dụng trong sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất…nhằm tăng sản lượng sản phẩm trong khi không tăng giá thành sản phẩm
Cả hai biện pháp này đang có ý nghĩa hết sức quan trọng trong các biện pháp kiềmchế lạm phát ở nước ta hiện nay, nhất là trong tình trạng giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng cao, nhưng tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC quyết định không tăng sản lượng làm giá hầu hết các yếu tố đầu vào đều tăng Đối với một số nước như Trung Quốc, Singapore…, năng lượng của họ không phụ thuộc vào nhiều vào dầu, bởi họ có nguồn năng lượng thay thế như năng lượng hạt nhân,năng lượng mặt trời, năng lượng sức gió…trong khi đó ở Việt Nam không có, cộng với ý thức sử dụng năng lượng chưa cao gây lãng phí Mặt khác, trình độ ứngdụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế, chính là nguyên nhân đẩy giá thành lên cao Chính vì thế, đầu tư trang thiết bị hiện đại, học tập cách quản lý
từ các nước tiên tiến, chính là cách giảm tác động của lạm phát tới nền kinh tế
2.2.2.3 Chống lạm phát do quán tính:
Sử dụng các thông tin đại chúng, các động thái của Chính phủ đúng lúc, và đúngmức nhằm chấn an các thành phần kinh tế, làm cho họ tin tưởng vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế, tin rằng lạm phát sẽ được khống chế có hiệu quả trong tương lai gần Do đó, họ loại bỏ trong kế hoạch của mình các yếu tố liên quan đến tốc độ lạm phát cao, và hạn chế được phần nào lạm phát Tất nhiên, việc sử dụng
Trang 23biện pháp này phải dựa trên những thành công của công tác phòng chống lạm phátbằng cách làm giảm cầu hay tác động lên cung.
2.3.Tổng quan tình hình khách thể và những nghiên cứu có liên quan ở Việt Nam và trên thế giới.
Liên quan đến vấn đề lãi suất, lạm phát đã có không ít các học giả, các cơ quan ban ngành quan tâm và đi sâu vào nghiên cứu Thông thường khía cạnh thu hút được nhiều sự quan tâm nhất là cơ chế điều hành lãi suất và tình hình lạm phát cũng như nguyên nhân, biện pháp kiềm chế lạm phát
Bàn về mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất thì chỉ có số ít công trình được công
bố Hầu hết các nghiên cứu liên quan đưa ra cách phân tích ít mang tính lí luận màchú trọng vào tình hình thực tế thông qua nghiên cứu các số liệu về tỉ lệ lạm phát
và lãi suất cụ thể
2.3.1 Tình hình khách thể nghiên cứu trong nước.
Nói đến mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất có lẽ không có nhiều ý kiến khác nhau và cũng không phải tranh luận nhiều nếu tất cả đều hiểu lãi suất là giá danh nghĩa của tiền tệ, nhưng sẽ có quy luật vận động ngược chiều với lạm phát Hiện nay các nhà nghiên cứu trong nước thường chỉ đưa ra các nhìn nhận đánh giá về diễn biến của hai biến số kinh tế quan trọng này trong thực tế chứ hầu như không
đi sâu vào nghiên cứu lí luận.Các báo cáo, nghiên cứu được liên tục cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc được xuất bản dưới dạng sách, báo, tạp chí tham khảo Ngoài ra một số nghiên cứu được công bố từ các tổ chức nghiên cứu khác nhau như tổng cục thống kê; ngân hàng Nhà nước hay bộ kế hoạch và đầu tư
2.3.2 Tình hình khách thể nghiên cứu trên thế giới.
Lạm phát và lãi suất không còn là vấn đề mới mẻ trên thế giới nữa mà nó đã thu hút được sự quan tâm của các học giả từ nhiều thế kỷ trước Nhận thấy tầm quan trọng và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của hai chỉ số này đến nền kinh tế, đã có không ít
Trang 24các nhà kinh tế học, các nhà khoa học và các nhà triết học đi sâu vào nghiên cứu
và chuyển thành các trường phái, các tư tưởng nổi tiếng
Người đầu tiên khái quát mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất một cách có hệ thống và đặt tiền đề cho các nghiên cứu về sau, đó là Irving Fisher với hiệu ứng Fisher mà chúng tôi đã trình bày ở trên Qua hiệu ứng Fisher, ta có thể thấy mối quan hệ tuyến tính giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ lãi suất Khi tỷ lệ lạm phát tăng lên thì lãi suất cũng tăng lên với cùng tỷ lệ
Bước tiếp theo tư tưởng của Irving Fisher, John Maynard Keynes, đã tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất Nhưng ông lại trình bày mối quan hệ này một cách gián tiếp khi cho rằng lãi suất là một công cụ quan trọng củachính sách tiền tệ và thông qua chính sách tiền tệ , Chính phủ sẽ tác động đến tổngcầu từ đó ảnh hưởng đến mức giá chung của nền kinh tế, tức là điều chỉnh tỷ lệ lạm phát
Ngoài các tư tưởng chủ đạo kể trên thì còn không ít các nhà kinh tế học tiếp tục xây dựng và hoàn thiện lý luận về mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất, như Milton Friedman với việc hoàn thiện lý thuyết tiền tệ hay các đóng góp lớn về học thuật trong các lý luận về chính sách tiền tệ và tài chính của James Tobin
Còn về nội dung kiềm chế lạm phát, có thể nói đây là lĩnh vực thu hút được không ít sự quan tâm của các các chuyên gia kinh tế
Theo John Maynard Keynes thì Chính phủ có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc điều tiết lạm phát thông qua các chính sách tiền tệ và tài khoá của mình Trước Keynes thì người thầy của ông Alfred Marshall cũng đã đề cập đến vai trò của Chính Phủ trong việc điều tiết lạm phát Có thể nói chính Marshall đã chỉ dẫn cho Keynes phát triển tư tưởng trọng cầu của mình
Cuối cùng phải kể đến nghiên cứu của nhà kinh tế học hiện đại David Begg Ông
là người đúc kết các tư tưởng kinh tế và chuyển hoá thành tác phẩm “ Kinh tế học”nổi tiếng Trong tác phẩm ấy ông đã chỉ ra các nguyên nhân gây ra lạm phát, chi phí của lạm phát và các biện pháp kiềm chế lạm phát Đây thực sự là tài liệu chính thống cho các nhà nghiên cứu sau này
Trang 252.4 Các nghiên cứu có liên quan.
2.4.1 Các ngiên cứu có liên quan về mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất.
Nếu đề cập đến các vấn đề liên quan đến lạm phát và lãi suất nói chung thì có thể nói đây là vấn đề đã được nghiên cứu từ lâu và rộng khắp
Trong nước, đã có không ít sách chuyên khảo, tham khảo bàn về lạm phát với lãi suất được xuất bản Đó là các công trình nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế đầu ngành trong nước nhằm đem lại một cách nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về hai biến số kinh tế quan trọng này Nhưng nhìn chung chủ đề liên quan đến mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất thì không có nhiều Các nghiên cứu thường chỉ xuất hiện dưới dạng một bài viết, chưa thật sự phản ánh hết được mọi mặt của tìnhhình Ví dụ như các chuyên gia thường nhận xét về chính sách điều hành CSTT trong nước, các giải pháp kiềm chế lạm phát bằng con đường lãi suất, hay rộng hơn nữa là mối quan hệ giữa lãi suất với các biến số kinh tế khác như tỷ giá hối đoái, hay lạm phát với tăng trưởng
Còn trên thế giới phạm trù lãi suất đã được các nhà kinh tế thời tiểu tư sản đã đề cập đến từ những thế kỷ XVII-XVIII Khi đó lãi suất mới chỉ được đề cập bằng cáitên “ lợi tức” đó là “khoản tiền thưởng cho việc nhịn chi tiêu ở hiện tại” Trải qua chiều dài lịch sử, các vấn đề liên quan đến lãi suất ngày càng thu hút được sự quantâm của các nhà kinh tế học và dần được khái quát thành hệ thống lý luận phục vụ cho việc vận dụng vai trò của lãi suất vào nền kinh tế Một đại biểu xuất sắc trong việc nghiên cứu lãi suất là John Maynard Keynes thông qua tác phẩm nổi tiếng “
Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ”- xuất bản 1936 Ông cho rằng “ lãi suất là khoản thù lao cho việc mất khả năng chuyển hoán trong một thời hạn nhất định, là việc đo lường sự tự nguyện của người có tiền không sử dụng tiền mặtcủa họ.” Ông đã đi sâu vào nghiên cứu lý thuyết số lượng tiền tệ Keynes cho rằng
“Lãi suất tỷ lệ nghịch với lượng tiền đưa vào lưu thông” Và việc đưa ra lý thuyết
sử dụng công cụ lãi suất để thực hiện các chính sách tiền tệ là một thành tựu đáng
kể của ông
2.4.2 Các nghiên cứu có liên quan về kiềm chế lạm phát.
Trang 26Lạm phát mới thực sự được mọi người quan tâm kể từ khi xảy ra cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 Sau thời kỳ đen tối ấy, các nước đã đề cao vai trò của việc kiểmsoát lạm phát và do đó các nhà kinh tế học bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu lạm phát cũng như các vấn đề liên quan đến lạm phát Nhưng từ trước đó, phạm trù lạm phát đã xuất hiện trong tư tưởng của các nhà khoa học Có thể kể nghiên cứu của Karl Marx, ông cho rằng “Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưuthông, vượt quá nhu cầu của lưu thông hàng hoá, dẫn tới sự mất giá của đồng tiền
và phân lại thu nhập quốc dân.” Nhưng vì điều kiện lịch sử lúc đó chưa cho phép Ông hiểu được hết nhưng diễn biến phức tạp của lạm phát nên ông mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một cách tổng quan Đỉnh cao về nghiên cứu lạm phát thuộc
về nhà kinh tế học Paul A.Samuelson Ông đã phân tích được đầy đủ các khía cạnhkhác nhau của lạm phát như các loại lạm phát, các chi phí của lạm phát , nguyên nhân gây ra lạm phát và các biện pháp kiềm chế lạm phát Về sau mọi nghiên cứu
có liên quan đều xuất phát dựa trên lý thuyết về lạm phát của ông
2.4 Mô hình nội dung nghiên cứu của đề tài.
Để nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất chúng tôi sử dụng mô hình
IS – LM, trong đó đường LM là đường cân bằng thị trường tiền tệ, là tập hợp các kết hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập sao cho cầu tiền thực tế bằng với cung tiền thực tế; đường IS là tập hợp các kết hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập sao cho tổng chi tiêu kế hoạch đúng bằng thu nhập
Lãi suất là một công cụ của chính sách tiền tệ Khi chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ nới lòng tổng cung tiền tăng, lãi suất giảm và qua đó kích thích đầu tư Ngược lại Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt khi giảm cung tiền, tăng lãi suất Thông qua mô hình IS-LM mục đích của chúng tôi là làm rõ được vai trò của lãi suất trong việc điều chỉnh tổng cầu qua đó có thể làm thay đổi tỷ lệ lạm phát
Trang 27Hình 2.2 Mô hình IS - LM
Một mô hình nữa được sử dụng nghiên cứu đó là mô hình tổng cung và tổng cầu
AD và AS Trong đó tổng cầu AD= C+ I + G + NX với C là chi tiêu của hộ gia đình; I là tổng đầu tư của các doanh nghiệp; G là chi tiêu của chính phủ và NX là xuất khẩu ròng
Tổng cung biểu thị cho khả năng sản xuất của đất nước trong một giai đoạn nhất định Trong dài hạn đường tổng cung là thẳng đứng còn trong ngắn hạn đường tổng cung dốc lên Thông qua mô hình tổng cung và tổng cầu chúng tôi muốn chỉ
ra nguyên nhân gây ra lạm phát và dựa vào nguyên nhân đó để tìm cách kiềm chế lạm phát
Yo
Trang 28Hình 2.3 Mô hình AD – AS
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu.
3.1.1 Phương pháp thu nhập số liệu
Sử dụng số liệu thu nhập được trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt
là trang web chính thức của tổng cục thống kê http://www.gso.gov.vn
Tham khảo các báo cáo định kì hàng quý và hàng năm của các tổ chức nghiên cứu,các cơ quan làm công tác dự báo và các trang báo điện tử như Tạp chí kinh tế và
dự báo : http://tapchikinhtedubao.mpi.gov.vn ; Bộ kế hoạch và đầu tư :
YO
Trang 29http://www.mpi.gov.vn ; Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam :
http://www.sbv.gov.vn…
3.1.2 Phương pháp phân tích số liệu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng kết hợp với chủ nghĩa duy vật lịch sử và các quan điểm về lạmphát, lãi suất của các nhà kinh tế hiện đại của nước ngoài và Việt Nam, các quanđiểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước về kiềm chế lạm phát ở ViệtNam để phân tích, lý giải các chỉ số và đề xuất các giải pháp can thiệp thông quacác phương pháp : Nghiên cứu tài liệu và sử dụng các phương pháp thống kê khác Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu là các phương phápthống kê sau :
1. Phương pháp đồ thị thống kê:
Đồ thị chúng tôi sử dụng là đồ thị đường gấp khúc.Đồ thị đường gấp khúc được dùng để biểu hiện quá trình phát triển của hiện tượng, biểu hiện tình hình phân phối các đơn vị tổng thể theo một tiêu thức nào đó, hoặc biểu thị tình hình thực hiện kế hoạch theo từng thời gian của các chỉ tiêu nghiên cứu
Trong một đồ thị đường gấp khúc, trục hoành thường được biểu thị thời gian,trục tung biểu thị mức độ của chỉ tiêu nghiên cứu Cũng có khi các trục này biểuthị hai chỉ tiêu có liên hệ với nhau, hoặc lượng biến và các tần số (hay tần suất)tương ứng Độ phân chia trên các trục cần được xác định cho thích hợp vì có ảnhhưởng trực tiếp đến độ dốc của đồ thị Đồ thị 3.1là đồ thị đường gấp khúc màchúng tôi đã sử dụng
2 Phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian
Căn cứ vào đặc điểm của dãy số biến động theo thời gian ta có thể vạch rõ xuhướng, tính quy luật phát triển của hiện tượng theo thời gian và từ đó có thể dựđoán khả năng hiện tượng có thể xảy ra trong tương lai
3 Phương pháp chỉ số
Chỉ số trong thống kê là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa các
Trang 30mức độ của một hiện tượng kinh tế - xã hội Chỉ số tính được bằng cách so sánhhai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian hoặc không gian khác nhau, nhằm nêulên sự biến động của hiện tượng qua thời gian hoặc không gian.
Chỉ số quan trọng nhất sử dụng ở đây là chỉ số CPI biểu thị tỷ lệ lạm phát củaViệt Nam Đó là một dãy số biến động theo thời gian và được tính theo phươngpháp chỉ số định gốc
3.2.Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn gần đây.
3.2.1 Đánh giá tổng quan tình hình.
Lạm phát là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có vị trí quan trọng hàng đầu trong điều hành hành chính của mỗi quốc gia, nó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người, đến guồng máy xã hội, chính trị cũng như nền kinh tế của mỗi nước Hiểu và nắm rõ được vấn đề này không phải là điều đơn giản đặc biệt là nền kinh tế Việt Nam đang vận hành theo nền kinh tế thị trường, có nhiều thay đổi và biến động khôn lường Giai đoạn vừa qua, đặc biệt là những năm từ 2000-2008, chúng ta đã được chứng kiến những diễn biến hết sức phức tạp của lạm phát và các biện pháp khắc phục của nước ta để thoát khỏi tình trạng lạm phát Đồng thời mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất đang có những biểu hiện cụ thể trong nền kinh tế Hai biến sốkinh tế này đều chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Chúng chi phối nhiều đến các hoạt động , các lĩnh vực và các chủ thể kinh tế khác nhau Điềunày đòi hỏi các nhà kinh tế cần hiểu rõ và vận dụng mối quan hệ này để thực hiện mục tiêu ổn định vĩ mô nền kinh tế
3.2.2 Môi trường kinh tế Thế giới.
Thứ nhất: Giá dầu và giá nguyên nhiên vật liệt đầu vào của sản xuất liên tục gia
tăng : Trong 4 năm từ 2003-2006 kinh tế toàn cầu liên tục tăng trưởng cao, đặc biệt là nhóm các nước mới nổi ở khu vực Châu Á, nhất là Trung Quốc đã đẩy nhu
Trang 31cầu năng lượng toàn cầu tăng cao đột biến, cùng với những bất ổn và xung đột chính trị quân sự tại khu vực Trung Đông là các nguyên nhân đẩy giá dầu lên cao chưa từng có trong lịch sử 110 USD/ thùng trong tháng 3/2008, đồng thời giá các nguyên vật liệu đầu vào khác như sắt thép, phân bón, xi măng cũng liên tục gia tăng Như vậy giá dầu đã tăng 72%, sắt thép tăng 114%, phân bón tăng 59,6%, khíhoá lỏng tăng 95% Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất đầu vào của doanh nghiệp Đây chính là hiện tượng lạm phát do chi phí đẩy.
Thứ hai : Giá lương thực, thực phẩm liên tục gia tăng : xuất phát từ quá trình biến
đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai dịch bệnh diễn ra liên tiếp cùng với những năm tăngtrưởng kinh tế mạnh trên thế giới – là những năm quá trình công nghiệp hoá được đẩy mạnh khiến diện tích đất sử dụng cho trồng trọt, chăn nuôi bị thu hẹp Tất cả những điều trên làm sản lượng lương thực-thực phẩm ngày càng giảm mạnh
Thứ ba : Cuộc đại khủng hoảng tài chính cuối năm 2008 diễn ra rộng khắp trên
phạm vi toàn thế giới đã đưa đến một hiện tượng là một khối lượng tiền lớn được đưa ra nền kinh tế toàn cầu Trước việc giá dầu và lương thực-thực phẩm liên tục tăng đã tạo nên cú sốc cung rất lớn đẩy lạm phát toàn cầu tăng cao, tình hình này
đã buộc các NHTW phải tăng các mức lãi suất chủ chốt để kiềm chế lạm phát, cụ thể : Nhật Bản tăng 1 lần từ 0,25%- 0,5%/năm; khu vực đồng Euro tăng 2 lần từ 3,5% - 3,75% - 4,0%/năm; Anh tăng 3 lần từ 5%- 5,5%/năm; Trung Quốc tăng 6 lần từ 6,12- 7,47%/năm
Việc các nước thực hiện thắt chặt tiền tệ thông qua tăng lãi suất chủ đạo cùng với việc giá dầu, giá lương thực- thực phẩm tiếp tục tăng cao chính là nguyên nhân cơ bản đã đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái vào những tháng đầu năm 2008,
ma biểu hiện là cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn của Mỹ bắt đầu từ tháng 7/2007 Trước bối cảnh lạm phát gia tăng và kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, cácNHTW không còn cách nào khác là phải bơm một lượng tiền khổng lồ để cứu vãn nền kinh tế, trong đó tính riêng Mỹ từ tháng 8/2007 đến nay đã phải đưa ra nền kinh tế trên 2.300 tỷ USD, trong đó có 800 tỷ USD tiền mặt để cứu vãn hệ thống ngân hàng, NHTW Châu Âu, Nhật Bản, Anh cũng phải đưa một lượng tiền lớn để
Trang 32cứư vãn nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng; cùng với việc một số NHTW phải thực hiện cắt giảm lãi suất từ tháng 8/2007 trở laị đây như Mỹ, Anh, Canada Việc cứu vãn nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái bằng biện pháp đưa hàng nghìn
tỷ USD ra nền kinh tế lại càng đẩy lạm phát toàn cầu tiếp tục tăng cao
3.2.3 Ảnh hưởng từ nội tại nền kinh tế Việt Nam.
Thứ Nhất: Chi phí sản xuất tăng cao Từ đầu năm 2007 đến hết Quý I/2008 giá
xăng dầu đã phải điều chỉnh tăng 4 lần, tính chung giá xăng dầu đã tăng tới 38%, giá thép tăng 91%; giá điện tăng 7,6%, giá than tăng 30%, giá xi măng tăng 15%, giá phân bón tăng 58%
Thứ hai: Giá lương thực- thực phẩm tăng cao : biến đổi khí hậu toàn cầu trên thế
giới không những tác động đến nhiều quốc gia mà Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề Chỉ trong tháng 10/2007, miền Trung phải hứng chịu 5 cơn bão liên tiếp, trong khi đó dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt như cúm gia cầm, lợn tai xanh,
lở mồm long móng ở lợn, vàng lùn ở lúa cùng với rét đậm, rét hại khiến cho nguồncung lương thực bị sụt giảm Điều này làm giá thực phẩm trong nước tăng cao ở mức 18,92% năm 2007 và 14,45% trong quý I/2008, cao gấp 5 lần so với mức tăng 4,18% của quý I/2007, trong khi đó nhóm này có quyền số 42,85%, lớn nhất trong rổ hàng hoá CPI, có thể nói đây là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến tốc độ giatăng của lạm phát
Thứ ba : Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ liên tục được mở rộng từ
2001-2006 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trong vòng mấy năm gần đây, kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng ở mức rất cao trên 8%, và mục tiêu của giai đoạn này đối với Chính phủ Việt Nam là ưu tiên tăng trưởng kinh tế Với mục tiêu này
đã khuyến khích cho “chính sách tài chính , tiền tệ nới lỏng đã thực hiện trong nhiều năm liền nhưng quản lý chưa chặt chẽ “ nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởngkinh tế, và đây cũng là ảnh hưởng chủ yếu khiến lái suất của NHNN liên tục hạ Tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế tăng mạnh trong một thời gian dài nhằm phục
vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế là một nguyên nhân quan trọng làm gia tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế Các ngân hàng cũ mở rộng tín dụng
Trang 33bằng việc nới lỏng điều kiện cho vay, cạnh tranh nhau bằng giảm lãi suất cho vay, tăng lãi suất huy động để tìm kiếm nguồn vốn cho vay, chuyển đổi mô hình, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn để tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới càng làm cho tín dụng của ngân hàng tăng cao trong suốt năm 2007 và 2008 Điều này đã gián tiếp ảnh hưởng gây sức ép rất lơn làm gia tăng lạm phát trong thời gian qua.
Thứ tư : Luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam gia tăng mạnh: bắt đầu từ cuối
năm 2006 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cùng với những cải cách về cơ chế chính sách và môi trường đầu
tư đã tạo điều kiện cho các luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh Năm 2007 luồng vốn FDI tăng 20.3 tỷ USD vốn đăng ký, cao hơn nhiều so với mức 10,2 tỷ USD của năm 2006, đặc biệt là luồng vốn đầu tư gián tiếp gia tăng mạnh mẽ trên khoảng 6 tỷ, gấp 5 lần con số của năm 2006 mà chủ yếu đổ vào thị trường chứng khoán, trái phiếu Đứng trước bối cảnh này, NHNN đã phai cung ứng một lượng tiền lớn VND để mua ngoạ tệ vào nhằm mục tiêu ổn định và phá giá nhẹ tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và điều này làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng cao, lãi suất tăng và lạm phát gia tăng
3.3.Kết quả trắc nghiệm của mô hình nghiên cứu
3.3.1.Kết quả trắc nghiệm của mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất.
Bước sang giai đoạn 2001-2009, chính sách lãi suất đã từng bước được đổi mới phù hợp với cơ chế thị trường Bước đầu lãi suất USD đã được tự do hoá (6/2001),sau đó đến lãi suất đồng Việt Nam được tự do hoá (6/2002) Mặc dù chính sách lãisuất được coi là tự do hoá nhưng vẫn tồn tại lãi suất cơ bản do NHNN công bố Lãi suất cơ bản được áp dụng từ tháng 8 năm 2000 và được xác định hàng tháng trên cơ sở tham khảo lãi suất cho vay của 15 NHTM áp dụng với khách hàng tốt nhất Tuy nhiên, nhiều khi lãi suất này có thể được quyết định bởi 4 NHTM nhà
Trang 34nước vì thị phần tín dụng của 4 ngân hàng này chiếm trên 70% thị trường trong nước Để dễ tính toán và so sánh chúng tôi chọn mức lãi suất tương đối trung bình,tức là lấy mức lãi suất tiền gửi ba tháng
Năm 2001, lãi suất thực dương quá cao nên đã đưa đến lạm phát thấp (lãi suất thực dương lớn gấp 5,75 lần tỷ lệ lạm phát) Năm 2002 tình hình lãi suất thực dương có giảm xuống, chỉ lớn bằng 0,5 lần tỷ lệ lạm phát nên lạm phát đã nhích lên ở mức hợp lý (4,0%) Năm 2007, lãi suất thực dương là âm nên tỷ lệ lạm phát tăng cao
Điều chú ý là năm 2004, khi tình hình kinh tế có biến động không tốt, lạm phát códấu hiệu tăng lên nhưng lãi suất lại không tăng lên tương ứng do đó lãi suất thực
bị âm và tỷ lệ giữa lãi suất thực âm này so với tỷ lệ lạm phát là 34,7% thể hiện giá của đồng tiền giảm xuống đáng kể Đây chính là một trong những căn nguyên để cho lạm phát tăng mạnh Vì người có tiền sẽ thiệt thòi khi gửi ngân hàng do đồng tiền của họ mất giá, do đó họ cố gắng giữ tiền trong lưu thông nên vòng xoáy lạm phát lãi suất thực âm diễn ra Hơn nữa năm 2007, lạm phát tăng cao nên lãi suất thực dương xuống thấp
Trong những tháng đầu năm 2008, tình hình lãi suất có những biến động, đầu nămlãi suất lên cao Đặc biệt là từ đầu tháng 2/2008 lãi suất huy động trên thị trường
đã biến động mạnh do các NHTM liên tục tăng lãi suất huy động VNĐ lên mức 13-14%/năm và đã đẩy lãi suất cho vay lên đến mức trên 1,5%/tháng vào tháng 3 năm 2008, có nơi còn cho vay với lãi suất xấp xỉ 20%/năm Đây là một sự chuyển động theo tín hiệu lãi suất thực dương Tuy nhiên, bên cạnh người gửi tiền phấn khởi vì lãi suất tiền gửi lên là người đi vay phải lo lắng cho việc không thể nào chịu đựng nổi lãi suất đi vay 15-17%/năm Các NHTM thì vẫn sử dụng chính sách huy động lãi suất cao và cho vay lãi suất cũng cao theo, tức là vẫn có lãi lớn trong trước mắt Thực tế đã có một số NHTM cổ phần với nhận thức như vậy đã cố tình đẩy lãi suất huy động lên làm cho thị trường tiền tệ có nhiều biến động mạnh
Trang 35Hình 3.1 Đồ thị biểu thị mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và lãi suất
Lãi suất thực dương cao có tác dụng kiềm chế lạm phát nhưng cao quá mức thì cóthể là một tai hoạ cho nền kinh tế trong các năm tiếp theo Việc cho vay với lãi suất quá cao 18-20% của một số NHTM cổ phần là một sự bảo đảm có lợi nhuận lớn cho các ngân hàng này vì chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động
là quá lớn 6-7%, trước đây ta chỉ cho mức chênh lệch này ở mức không quá
0,35% Lãi suất cho vay lên cao đã tạo ra gánh nặng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vì không có mấy hoạt động có thể có lãi trên 20%, tức là đủ trả lãicho NHTM cổ phần và một phần để cho doanh nghiệp
Tuy vậy, tại sao các NHTM cổ phần vẫn thiếu vốn cho vay và NHNN vẫn phải cho vay tái cấp vốn với lãi suất 0,9%/tháng? Chúng tôi cho rằng điều này NHNN phải nghiên cứu thật kỹ, kiểm tra thật chặt chẽ vì khả năng vay vốn đầu cơ nhiều hơn là cho sản xuất kinh doanh, hoặc những dự án đã trót triển khai thì bắt buộc phải vay, lãi suất cao bao nhiêu cũng chịu nhưng không lường và không tính đến khả năng không trả được nợ Bài học hơn 25 ngàn tỷ đồng nợ xấu không thu được phải xử lý của các NHTMNN trước đây vẫn còn trước mắt
Trang 36Việc NHNN tái cấp vốn với lãi suất 0,9%/tháng cho các NHTM cổ phần thiếu vốn cho vay thực tế là làm cho tiền trong lưu thông lại tăng lên và vòng tiếp theo
là lạm phát tăng cao Hành động này cũng khuyến khích các NHTM cổ phần cứ cho vay ra với lãi suất cao mà không có điểm dừng, hậu quả lạm phát cao và mất
ổn định hệ thống ngân hàng trong thời gian tới vì đến tháng 4/2008 dư nợ tín dụngcho nền kinh tế vẫn tăng ở mức 60,2% so với cùng kỳ năm 2007
Phần trên chúng tôi đã đề cập sâu đến mối tương quan trực tiếp giữa lạm phát với lãi suất thông qua kết quả trắc nghiệm trực tiếp trên thị trường tài chính- tín dụng của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Phần tiếp theo, chúng tôi sẽ chỉ ra rằng giữa lãi suất và lạm phát còn một mối tương quan gián tiếp khác Đó chính là sự tác động của lãi suất đến lạm phát thông qua cơ chế lan truyền tiền tệ Quan sát biểu đồ dưới chúng ta sẽ thấy rõ được mối tương quan này