Kiến chuyên gia về các biện pháp kiềm chế lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu đề tài “phân tích mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát của việt nam trong giai đoạn hiện nay” (Trang 48 - 49)

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tháng trước = 100%

3.4.2.kiến chuyên gia về các biện pháp kiềm chế lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

trong giai đoạn hiện nay.

Bàn về các biện pháp kiềm chế lạm phát của Việt Nam-một vấn đề rất nóng và quan trọng, hầu hết các chuyên gia đều đưa ra ý kiến khá thận trọng. Trong đó ý kiến chủ đạo là ủng hộ các biện pháp mà chính phủ và Quốc hội đưa ra. Nhưng cũng có không ít ý kiến trái chiều :

Ý kiến thứ nhất : Nhận định rằng kiềm chế lạm phát ở nước ta là một công việc rất phức tạp. Nhiều chuyên gia nói rằng các biện pháp chống lạm phát thì đã có đầy trong các kho sách giáo khoa thế giới, chỉ cần có quyết tâm thì ta sẽ kiểm soát được lạm phát? E rằng nhận định này có thể không đúng ở nước ta.

Khác với hầu hết các nước, lạm phát có thể được NHTW đánh đổi bằng mục tiêu tăng trưởng. Nhưng đối với Việt Nam, ngay cả khi chính phủ cũng nhượng bộ phần nào với mục tiêu không đạt được tăng trưởng bằng mọi giá - để kiềm chế lạm phát - thì vẫn còn đó nhiều khả năng để lạm phát có thể vượt ngoài tầm kiểm soát của chính phủ.

Ý kiến thứ hai cho rằng lạm phát cao chủ yếu do tăng cung tiền và các biện pháp kiềm chế lạm phát của Việt Nam thiên về chính sách tiền tệ. Điều này hàm ý rằng chúng ta đeo đuổi một chính sách tiền tệ (CSTT) nới lỏng. Chính sách này có thể có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Nhưng trong trung hạn và dài hạn chính nó lại là yếu tố làm giảm tăng trưởng kinh tế do lạm phát cao thì lãi suất tăng lên, đầu tư giảm đi, hiệu quả của đầu tư cũng giảm.

Một số ý kiến khác lại cho rằng ở nước ta, kiểm soát giá cả với kỳ vọng sẽ đạt được hai mục đích: Chống độc quyền và chống lạm phát. Về lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tế của thế giới đã cho thấy không thể chống độc quyền bằng kiểm soát giá vì bản chất của độc quyền là lợi dụng vị trí thống lĩnh thị trường để tăng giá, trên cơ sở kiểm soát cung hàng hoá.

Vì vậy, không thể vừa duy trì độc quyền vừa kiểm soát giá cả mà về cơ bản phải xoá độc quyền, tăng cạnh tranh để ổn định giá. Còn việc kiểm soát giá để chống lạm phát chỉ có tác dụng nhất thời, bởi vì giá cả tăng kiểu lạm phát (tăng toàn tuyến) được quyết định bởi mức tăng tổng cầu cao hơn tổng cung. Chừng nào tổng cầu vẫn còn cao hơn nhiều so với tổng cung thì giá cả vẫn sẽ tiếp tục tăng, bất chấp kiểm soát giá kiểu gì, đó là quy luật của kinh tế thị trường...

Một phần của tài liệu đề tài “phân tích mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát của việt nam trong giai đoạn hiện nay” (Trang 48 - 49)