Thảo luận về các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ.

Một phần của tài liệu đề tài “phân tích mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát của việt nam trong giai đoạn hiện nay” (Trang 57 - 59)

Chương 4 Các kết luận, thảo luận và đề xuất về mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát

4.2.2. Thảo luận về các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ.

Nhà kinh tế học Milton Friendman cho rằng: “ Lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ”, tuy nhiên không có nghĩa là để kiềm chế lạm phát hiện nay, không thể chỉ trông chờ vào chính sách tiền tệ, mà phài là một hệ giải pháp mang tính chất đồng bộ.

Chính sách tiền tệ:

Đối với chính sách này, chúng ta cần phải xác định, điều hành và kiểm soát tốc độ tăng trưởng phương tiện thanh toán và cung ứng tín dụng ở mức hợp lý. Trên cơ sở đó áp dụng chính sách tiền tệ một cách thích hợp, thậm chí là chấp nhận lãi suất dương. Hạn chế tình trạng khát vốn giả tạo và phát triển tín dụng xấu, đồng thời chủ động mua ngoại tệ dự trữ đi liền với các biện pháp hút tiền về nhằm vô hiệu lượng tiền vào và lượng tiền ra mua ngoại tệ cho vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán.

Giải pháp mới là phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước, không chỉ là trái phiếu của Chính phủ mà còn cho phép các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp có uy tín có nhu cầu ngoại tệ chính đáng, được phép phát hành để huy động ngoại tệ trôi nổi trong nền kinh tế và cả lượng ngoại tệ mà các ngân hàng thương mại đang coi là thừa. Biện pháp này có tác dụng kép: vừa hút được USD về, vừa tránh đưa tiền đồng ra lưu thông, vừa ổn định được tỷ giá. Vấn đề đặt ra là cần có một mức lãi suất trái phiếu đủa sức hấp dẫn và phải sử dụng có hiệu quả lượng USD thu được từ trái phiếu.

Hiện nay, Ngân hàng nhà nước đang thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất cơ bản thêm 2%, và cho các ngân hàng tự ấn định lãi suất huy động , tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm giảm lượng cung tiền trên thị trường. Nhưng dường như chưa có tác động mạnh đối với sự tăng lên của mức giá, đây cững có thể do độ trễ của chính sách, tuy nhiên điều này đòi hỏi cần kết hợp nhiều chính sách đồng bộ, không thể chỉ trông chờ vào chính sách tiền tệ.

Chính sách từ phía Bộ tài chính:

Bộ tài chính tiếp tục duy trì chính sách tài chính trong việc điều hành thu chi ngân sách, mức bội chi ngân sách trong giới hạn mà Quốc hội cho phép, đồng thời kiểm soát chặt chẽ chi tiêu thường xuyên, đầu tư xây dựng cơ bản. Kiên quyết cắt giảm các dự án đầu tư không triển khai theo kế hoạch. Tiếp tục phát hành trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình giao thông thủy lợi theo kế hoạch được duyệt. Thực hiện lộ trình giá trị thị trường, khuyến khích cạnh tranh về giá đi liền với kiểm soát độc quyền và áp dụng chính sách hỗ trợ hợp lý đối với các đối tượng sản xuất, bộ phận dân cư nghèo, các đối tượng chính sách.

Hiện nay, một trong những giải pháp kiềm chế lạm phát đó là cắt giảm 25% vốn trái phiếu Chính phủ, tuy nhiên đây lại là nguồn đầu tư cho giao thông, thủy lợi, những công trình cấp bách và cho y tế tuyến huyện và giáo dục, nếu chúng ta không cẩn trọng trong việc cắt giảm vốn trái phiếu Chính phủ thì sẽ cắt giảm đúng vào những vấn đề thuộc về an sinh xã hội.

Về vấn đề cắt giảm chi tiêu công bao gồm chi đầu tư và chi thường xuyên, Chính phủ đã thống nhất cắt giảm 10% chi tiêu công, tuy nhiên cần đưa ra tiêu chí rõ ràng để sàng lọc các dự án cần cắt giảm, không thề áp đặt buộc giảm cái này hay cái kia mà cần rà soát từ các địa phương phụ thuộc vào từng yêu cầu cụ thể ví dụ như phụ thuộc vào yếu tố vùng miền.

Nhóm giải pháp tăng cung hàng hóa và dịch vụ:

Như đã phân tích ở trên các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát tác động tới tổng cầu đang tỏ ra kém hiệu quả bởi tác động trực tiếp tới mục tiêu tăng trưỏng kinh tế. Vì vậy, trong dài hạn cần có các chính sách tác động từ phía cung.

Thứ nhất, hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở khu vực tư nhân, cả về thể chế kinh tế lẫn ưu đãi tín dụng. Khi khu vực nhà nước bị thu hẹp tương đối, sức ép lạm phát sẽ giảm. Thứ hai, tiếp tục phát triển các thể chế hỗ trợ thị trường nhằm giúp thị trường vận hành tốt hơn. Thứ ba, việc nới lòng từ từ giá trị đồng USD nên được đi liền với các chính sách tái cấu trúc nền kinh tế, giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh bằng chất lượng thay vì cạnh tranh bằng giá. Việc tăng lương cơ bản đi liền với tỷ giá USD giảm, tất yếu sẽ khiến lao động Việt Nam đắt lên tương đối. Để đối phó với tình huống này trong dài hạn, cần có các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động để tăng sức cạnh tranh thông qua kỹ năng lao động cao chứ không phải chỉ chờ vào lao động giá rẻ.

Một phần của tài liệu đề tài “phân tích mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát của việt nam trong giai đoạn hiện nay” (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w