Các dự báo về các biện pháp kiềm chế lạm phát của Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu đề tài “phân tích mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát của việt nam trong giai đoạn hiện nay” (Trang 60 - 61)

Chương 4 Các kết luận, thảo luận và đề xuất về mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát

4.3.2.Các dự báo về các biện pháp kiềm chế lạm phát của Việt Nam trong thời gian tới.

gian tới.

Trong thời gian tới, theo các chuyên gia đánh giá thì tình hình lạm phát trong nước sẽ có nhiều biến động mà xu hướng chủ yếu là lạm phát sẽ gia tăng.

Lạm phát Việt Nam có nguồn gốc từ chiến lược tăng trưởng chạy theo số lượng bắt đầu từ những năm 2000 đến 2008. Đỉnh điểm đến vào năm 2008 với lạm phát 28%. Nói đến dự báo lạm phát những năm sau này, phải đặt nó trong mối nhân quả giai đoạn 2000-2008 mới thấy hết những rủi ro khôn lường.

Rất may cho Việt Nam là những sai lầm trong chiến lược tăng trưởng méo mó và do đó dẫn đến lạm phát phi mã của thập niên đã tạm thời được che đậy bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sang năm 2010, khi kinh tế toàn cầu phục hồi rõ hơn, lạm phát có "quán tính" từ thập niên trước sẽ chuyển dần sang những năm sau đó - trừ phi ta có những thay đổi mang tính bước ngoặt trong thể chế.

Bởi vậy trong thời gian tới rất có thể các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ sẽ phải cải thiện để phù hợp hơn với tình hình thực tế. Chúng tin xin đưa ra một số dự báo như sau :

Thứ nhất, tập trung tăng năng lực sản xuất trong nước mà trọng tâm hàng đầu là tăng cường đầu tư để nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế. Các

chính sách của Nhà nước phải hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ; các ngân hàng thương mại phải dành ưu tiên cho các khoản vay để nâng cao trình độ công nghệ và doanh nghiệp phải coi hoạt động đổi mới là vấn đề sống còn của mình.

Thứ hai, phải luôn luôn duy trì sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và tài khoá trong điều hành nền kinh tế. Trước mắt, cả hai chính sách cần tập trung vào mục tiêu cắt giảm lạm phát. Trong thời gian tới, cần xây dựng lộ trình thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu và nguyên tắc cân đối thu chi ngân sách. Tăng cường hơn nữa vai trò của Ngân hàng Nhà nước bởi hai lý do: (1) trong điều kiện nền kinh tế mở và tỷ giá ngày càng nới lỏng theo cơ chế thị trường, chính sách tiền tệ ngày càng có tác động mạnh mẽ hơn đến các chỉ số kinh tế vĩ mô của nền kinh tế; (2) để tiến tới thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu, Ngân hàng Nhà nước phải thực sự có quyền hạn độc lập trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.

Thứ ba, các chính sách của Nhà nước, nhất là chính sách tiền lương phải cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra cách thực hiện phù hợp, nhằm định hướng cho dân chúng có kỳ vọng hợp lý, nhất là đối với vấn đề giá cả .

Một phần của tài liệu đề tài “phân tích mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát của việt nam trong giai đoạn hiện nay” (Trang 60 - 61)