Kết quả của các biện pháp kiềm chế lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu đề tài “phân tích mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát của việt nam trong giai đoạn hiện nay” (Trang 51 - 53)

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tháng trước = 100%

3.5.2. Kết quả của các biện pháp kiềm chế lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

đoạn hiện nay.

Nhóm 7 giải pháp của Chính phủ đưa ra vào những năm đầu quý I năm 2008. Sau một thời gian dài thực hiện đã thu được kết quả sau đây :

Vượt xa những dự báo lạc quan nhất, chỉ số giá tiêu dùng (lạm phát) tháng 12 tiếp tục giảm tháng thứ 3 liên tiếp, giúp cho lạm phát cả năm 2008 chỉ dừng lại ở dưới 20%. Điều này tiếp tục khẳng định mục tiêu chống lạm phát đã đạt hiệu quả rõ rệt, và mục tiêu số một hiện nay là ngăn chặn suy thoái kinh tế.

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng 25/12 cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2008 giảm 0.68% so với tháng 11, và cả năm CPI tăng

19,89% so với tháng 12/2007.

Tính bình quân, chỉ số giá tiêu dùng năm 2008 tăng 22,97% so với năm 2007. Tất cả 10 nhóm mặt hàng trong rổ hàng hoá đều tăng giá, trong đó nhóm giáo dục tăng giá thấp nhất, chỉ 4,16%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất, tới 36,57%. Đặc biệt, chỉ duy nhất dịch vụ bưu chính viễn thông là nhóm nhỏ có sự giảm giá, với mức giảm tới 11,76% so với bình quân năm 2007.

Bước sang năm 2009. tình hình tiếp tục có nhiều dấu hiệu khả quan . Sau khi công bố CPI của tháng 12 tăng ở mức 1,38% so với tháng trước, Tổng cục Thống kê đã công bố CPI cả nước nước năm 2009 tăng 6,88%. Đây là con số khả quan khi Chính phủ đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2009 dưới 7%. Tuy nhiên vẫn còn nhiều lo ngại bởi xu hướng tăng giá nhanh của một số mặt hàng.

Theo quy luật, giá cả một số mặt hàng thiết yếu thường tăng giá trước Tết nguyên đán. Mức tăng này đã đẩy chỉ số giá mặt hàng lương thực tháng 12 tăng 6,88 % so với tháng trước và tăng 4,57% so với năm 2008.

Mặt hàng thực phẩm so với tháng trước không tăng mạnh nhưng so với năm 2008 lại có mức tăng cao 8,39%.

Sức tăng của 2 mặt hàng này đã đưa chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống trong tháng 12 tăng mạnh ở mức 2,06%. So với năm ngoái mức tăng này chênh cao 8,71%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng bao gồm: tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tháng 12 cũng tăng ở mức 1,4%. So với năm 2008, mức tăng này thấp hơn so với một số nhóm hàng khác.

Nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,97%, nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,81%. Một số nhóm khác có mức tăng không cao, đạt ở mức từ 0,07 đến 0,25% như nhóm văn hoá, giải trí, thiết bị và đồ dùng gia đình..

Một số chuyên gia nhận định, chỉ số giá năm 2009 đang nằm trong mức như mong đợi, tuy nhiên vẫn còn một số lo ngại bởi, so với cùng kỳ năm ngoái một số mặt hàng thiết yếu vẫn đang có xu hướng tăng cao, từ 8,53 đến 9,56% .

Như vậy có thể thấy những thành công trong chính sách vĩ mô kiềm chế lạm phát của Chính phủ là đáng ghi nhận. Nó đã thể hiện được tính hợp lý và hiệu quả trong thực tiễn. Tuy nhiên đó đã là giải pháp tối ưu hay chưa? Nó còn những hạn chế nào? Chương 4 sẽ đi vào phân tích cụ thể hơn.

Một phần của tài liệu đề tài “phân tích mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát của việt nam trong giai đoạn hiện nay” (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w